13 tháng 2, 2012

GỬI VỀ HẢI PHÒNG: "CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU, KHI ĐÃ YÊN VỊ THÌ XAO NHÃNG, KHÔNG NẮM RÕ THỰC TRẠNG - THỰC TẾ...".

Xây dựng Đảng - Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã được đông đảo cán bộ, Đảng viên và nhân dân đồng tình.

Đây là cách nhìn thẳng vào thực trạng trong Đảng hiện nay, đi sâu mổ xẻ những vấn đề cấp thiết.

Đồng chí Tổng Bí thư nêu rõ: Trong ba vấn đề thực sự cấp bách, cần làm ngay với mong muốn tạo ra được những kết quả cụ thể, rõ rệt để củng cố niềm tin của cán bộ, Đảng viên và nhân dân có vấn đề: “Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu Cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể Cấp ủy, cơ quan, đơn vị”.

Về mặt Đảng, người đứng đầu Cấp ủy có vị trí rất quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo. Về chính quyền, người đứng đầu Cấp ủy thường là Thủ trưởng, hoặc phó thủ trưởng - vừa có quyền hành, vừa giữ vai trò quyết định liên quan đến hoạt động và phát triển của cơ quan, địa phương, đơn vị.

Tinh thần trách nhiệm, ý thức trước nhiệm vụ được giao của người đứng đầu Cấp ủy có tác dụng thúc đẩy và tạo lực cho những bước tiến hoặc lùi của cơ quan, đơn vị.

Là nhân vật chủ chốt nhất, người đứng đầu Cấp ủy không chỉ giữ vai trò quan trọng đối nội mà còn giữ vai trò đối ngoại nhằm mở rộng mối quan hệ giao lưu, giao tiếp với các đối tác, các mối liên hệ trong cộng đồng và xã hội, tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ.

Người đứng đầu Cấp ủy phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tác phong công tác, tấm gương về phẩm chất, năng lực để toàn cơ quan, đơn vị noi theo.

Người đứng đầu Cấp ủy còn là đầu mối tổ chức triển khai mọi hoạt động của cơ quan đơn vị theo Nghị quyết của Đảng bộ, Chi bộ.

Khi có hiện tượng tiêu cực hoặc xảy ra các vụ việc liên quan đến quản lý tài sản, tài chính, liên quan đến chính sách đối với cán bộ, nhân viên, người lao động, người đứng đầu Cấp ủy luôn luôn phải “đứng mũi chịu sào”, chịu trách nhiệm chính. Phát hiện, xử lý nhanh hay chậm, bỏ qua hay kịp thời khắc phục những mặt yếu kém, những nảy sinh mới, đều do người đứng đầu Cấp ủy.

Cho nên, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu Cấp ủy rất lớn, có tác dụng quyết định mọi thành, bại trong quá trình hoạt động, phát triển của cơ quan, đơn vị.


Vì vậy, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, nhất là đứng đầu Cấp ủy giữ vai trò tạo đà, thế, cơ hội cho sự phát huy những thế mạnh, khắc phục những mặt còn yếu kém của cơ quan, đơn vị.

Theo Điều 7, Nghị định 157/2007/NĐ-CP, “Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành công vụ, nhiệm vụ”: Trong mọi trường hợp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nặng hơn thuộc quyền, không những chỉ là liên đới trách nhiệm mà đây còn là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trọng trách lớn trước mọi thành công hay thất bại trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Trong Điều 6 của Nghị định này quy định rõ: "Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu trước hết phải chịu kỷ luật Đảng, sau đó là trách nhiệm trước pháp luật, chính quyền và nhân dân.


Một thực trạng đã tồn tại từ nhiều năm qua là có những người đứng đầu Cấp ủy không đề cao và phát huy trách nhiệm cá nhân trước tập thể, chưa thực sự là đầu tàu, gương mẫu về phẩm chất, lối sống, tác phong công tác và tác phong sinh hoạt, không thể hiện rõ về năng lực trong lãnh đạo, chỉ huy, điều hành.

Có những người đứng đầu khi đã yên vị  thì xao nhãng nhiệm vụ, buông lỏng vai trò, không làm tròn chức trách, công việc “khoán trắng” cho cấp phó hoặc cấp dưới thuộc quyền, “khoán trắng” cho bộ máy chuyên môn, cán bộ chuyên trách, từ đó sinh ra quan liêu, không hiểu rõ thực trạng, thực tế ở cơ quan, đơn vị.

Tình trạng đó thường dẫn tới hiện tượng  nắm công việc chung chung, không cụ thể, bị  cấp dưới “điều khiển ngược”, khi sinh ra vụ việc tiêu cực phải chịu trách nhiệm chính, lúc đó mới “bật ngửa ra” thì việc đã muộn.

Nhiều trường hợp, người đứng đầu Cấp ủy xem nhẹ việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, duy trì không nghiêm việc thực hiện Điều lệ Đảng, chế độ sinh hoạt Đảng, xem nhẹ đấu tranh phê bình và tự phê bình. Thậm chí né tránh vì hầu như những vấn đề cần đưa ra phê bình đều có sự dính dáng, liên quan đến bản thân.
Nhiều lần bỏ qua, né tránh như vậy, chính người đứng đầu Cấp ủy đã tự làm mất vũ khí đấu tranh tự phê bình, phê bình trong sinh hoạt Đảng, mất niềm tin với quần chúng trong cơ quan, đơn vị. Đã có những vụ việc liên quan đến tiêu cực, tham nhũng mà người người đứng đầu giữ cương vị “Trưởng Ban phòng chống tham nhũng” lại vi phạm nặng nhất.


Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu Cấp ủy, chính quyền là vấn đề  mấu chốt để phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trong lãnh đạo, quản lý. Khi công tác lãnh đạo, quản lý lỏng lẻo, không kiểm tra chặt chẽ, giám sát thường xuyên, thực hiện không đúng chế độ, chính sách và sai các quy định của pháp luật, để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, thất thoát, sử dụng tài sản công kém hiệu quả, sử dụng sai các nguồn tài chính… thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cao nhất, không thể được “bình thân” ngoài vòng pháp luật, tránh được các hình thức kỷ luật Đảng, chính quyền.


Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; tự mình phải chịu trách nhiệm chính trong việc ra các quyết định, chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Muốn phát huy và nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu Cấp ủy, trước hết tự bản thân người đứng đầu Cấp ủy phải xác định rõ vai trò, vị trí của mình trước tập thể.

Không những gương mẫu về mọi mặt, chuẩn mực trong cách sống, lối sống, tác phong công tác, người đứng đầu Cấp ủy phải biết tự vạch kế hoạch công tác cho bản thân và đề ra kế hoạch cho toàn cơ quan, đơn vị.

Việc tự mình biết tạo ra khả năng quán xuyến, khả năng tổng hợp, khái quát đòi hỏi người đứng đầu có năng lực nghe, nhìn phân tích mọi hiện tượng, sự việc trong cơ quan, đơn vị.

Nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan và chính xác những cán bộ, nhân viên thuộc quyền có tác dụng rất quan trọng đối với người đứng đầu Cấp ủy trong sử dụng, bố trí, bồi dưỡng, đạo tạo cán bộ, nhân viên. Nhu cầu này đặt ra cho người đứng đầu Cấp ủy phải có quan điểm, phương pháp khách quan, toàn diện và cụ thể.


Người đứng đầu Cấp ủy phải thường xuyên coi trọng tự phê bình và phê bình. Bản lĩnh nghe và tiếp nhận những ý kiến phê bình, những phản ứng của cấp dưới và quần chúng rất quan trọng.

Nếu bảo thủ, chủ quan, tự cao tự đại, tự mãn thì rất khó tiếp thu những lời chỉ trích, phê bình, những ý kiến trái chiều. Thậm chí nảy sinh hành động đối phó như tự biện minh, tranh đúng, tranh phải, trù úm người phê bình.


Người đứng đầu Cấp ủy phải thực sự là trung tâm đoàn kết, chủ động xây dựng đoàn kết, thống nhất cao trên cơ sở vì nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị. Khi đoàn kết được quan tâm thường xuyên xây dựng, giữ gìn thì sức mạnh của cơ quan, đơn vị được phát huy.


Để người đứng đầu cấp ủy phát huy được vai trò cá nhân với nhiệm vụ được giao và ngày càng có uy tín, được tập thể tin yêu, mến phục, tập thể cấp ủy, đơn vị có vai trò rất quan trọng. Phải mạnh dạn phê bình, không sợ sệt hoặc ích kỷ, hẹp hòi, an phận mà không dám mạnh dạn chỉ ra cái sai của người đứng đầu.

Khi người đứng đầu Cấp ủy không hoàn thành nhiệm vụ hoặc mắc sai lầm, khuyết điểm thì cũng có trách nhiệm của Cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Cấp trên trực tiếp cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của người đứng đầu cấp ủy, người lãnh đạo, chỉ huy ở cơ quan, đơn vị.

Người đứng đầu Cấp ủy có trách nhiệm cá nhân và vai trò như đầu tàu, quyết định cho tốc lực, chất lượng và hiệu quả vận hành của toàn cơ quan, đơn vị. Đầu tàu có khỏe, đoàn tàu chạy mới nhanh và an toàn.

Mong sao sau Hội nghị Trung ương, người giữ vai trò trọng trách đứng đầu Cấp ủy, chính quyền nhận thức sâu sắc và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ, để được nhân dân tin cậy.

Bùi Văn Bồng

11 nhận xét:

  1. Phân tích rất trúng. đánh rất đúng.

    Trả lờiXóa
  2. không biết đồng chí hiền bị gì mà giống lở mồm long móng nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hí! Hí! Ở HP, người ta gọi đó là bệnh... giời leo, bác ợ!..

      Xóa
  3. quan chức làm sai thì chả bị xử lý gì có xử lý thì xử qua loa xử như vậy thì bố thằng quan chức nào nó sợ vì vậy sản sinh ra thế hệ quan chức không làm được việc gì không có tâm trong công việc. còn dân đen thì chuyện bé nó xé ra to đủ thứ luật để trừng trị. Nguy hiểm hơn là luật pháp quốc gia thua lệ làng ( thôi thì mỗi vùng sẽ do 1 ông vua con cai trị không cần quốc hội họp hành ra luật này lệ nọ rách việc ).

    Trả lờiXóa
  4. Cấp ủy trong đại bách khoa từ điển là cái Zầy ?

    Trả lờiXóa
  5. "Hí! Hí! Ở HP, người ta gọi đó là bệnh... giời leo, bác ợ!.."
    Tếu quá ông Hải ơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Hải phòng gọi là "giời leo" thật

      Xóa
  6. Vậy là mấy "ông" ở các ảnh trên phải chịu trách nhiệm chính trong vụ "tiếng súng Đoàn Văn Vươn".

    Trả lờiXóa
  7. Đó là do ăn mặn đó bạn .

    Trả lờiXóa
  8. Đo la Noi Lao..bi gioi đanh dau vao Mom đay..he he

    Trả lờiXóa