19 tháng 1, 2013

KỶ VẬT TRƯỜNG SA


AABC - Nhà báo Minh Thùy (Phòng Truyền hình, Báo Tuổi trẻ TP.HCM) là một trong những Nhà báo rất gắn bó với Trường Sa _DK1, nhiều lần ra Trường Sa thực hiện nhiệm vụ và trở thành người nhà của bộ đội Trường Sa, từ rất lâu.

Thân thiết và gắn bó, trong thật sự những chuyến công tác gian khổ, nên bộ đội đã tặng nhiều vật lưu niệm cho Minh Thùy.

Một trong những kỷ vật đó là cây hoa làm bằng những con ốc ngoài đảo, do chính tay người lính Hải quân tỉ mẩn tạo lên.

Hôm nay (17/1/2013), Nhà báo Minh Thùy đã tặng lại kỷ vật thiêng liêng này cho Chương trình Áo ấm biên cương, để bán đấu giá, dùng số tiền mua áo - ủng cho học sinh vùng núi cao biên giới xã Xín Mần (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang), trong chuyến hành trình thứ 5 (2012-2013) tới đây của Chương trình Áo ấm biên cương.
Trước khi chuyển kỷ vật cho Áo ấm biên cương, Nhà báo Minh Thùy (nick FB Xương Rồng Nguyễn) đã viết những dòng thân thương về nguồn gốc cây hoa ốc.

Trân trọng cảm ơn Nhà báo Minh Thùy và xin giới thiệu về nguồn gốc cây hoa ốc Trường Sa: Kỷ vật bán đấu giá, quyên góp tiền mua áo ấm, cho trẻ em biên giới Xín Mần (Hà Giang)...
*****
HOA TRƯỜNG SA

Anh là người đã có mặt tại Trường Sa ngay sau khi sự kiện 14/3/1988 xảy ra. Anh là người ra đó để chữa lành vết thương cho những người lính Hải quân vừa quên thân mình bảo vệ đảo.

Khi lính đảo phải ở trên những boong tông, quanh năm thiếu nước ngọt, rau xanh, thường xuyên phải đối diện với tình trạng táo bón, họ đã phải “giải quyết vấn đề” bằng cách… tìm thức ăn từ biển gây nên… bệnh tiêu chảy.

Có lẽ, nếu không trải qua những ngày tháng gian khổ ấy trên biển thì sẽ không thể nào kể được câu chuyện đương đầu với sóng gió, với nguy nan một cách hồn nhiên đến vậy.

Và anh đã có 20 năm ở trên gần hết Quần đảo làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho lính biển.

Đó là khi lính biển gặp tàu ra thì vui như tết, đó là mỗi lần nhận đến… một thùng thư vì 6 tháng mới có một chuyến tàu ra, đó là khi đọc thư nhà thì… cha già đã xanh cỏ

Với họ, chuyện không thể chịu tang người thân hay không được nhìn mặt con thơ khi chào đời là chuyện quá bình thường.

Có anh, khi về nhà còn bị con… đuổi, không cho nằm chung giường với mẹ nó…

Anh trải qua tất cả những cảm giác đó. Và anh kể cho tôi nghe khi tôi được lên đảo Đá Tây C vào mùa Xuân năm ấy.

Có rất nhiều phụ nữ đã ra Trường Sa từ những năm 1990, nhưng tất cả đều đi vào mùa “bà già đi biển” tức là khoảng tháng tư, tháng 5 dương lịch, là mùa mặt biển phẳng như gương, còn đi vào mùa tết để gói bánh chưng trên đảo, thì nghe mấy chú Hải quân bảo rằng tôi là người đầu tiên, và trong chuyến tàu ấy chỉ có mình tôi là phụ nữ.

Có lẽ vì thế mà khi tôi xuất hiện ở trên đảo của anh đến 30 phút rồi mọi người mới biết tôi là… phụ nữ. Do tôi ăn mặc như con trai, đội mũ tai bèo và… không cởi áo phao.

Đến khi biết tôi là phụ nữ thì hầu như tất cả mọi người đều rất vui. Có anh còn... tặng luôn cho tôi cái áo lính thủy mới tinh vừa được phát.

Và anh đã tặng cho tôi cành hoa ốc này. Loài hoa mà chỉ lính đảo Trường Sa mới có.

Nó được “mọc” lên từ lòng biển, tươi tốt trên bàn tay các anh.

Ngày ngày, sau những giờ làm việc, các anh lại xuống biển mò ốc, phơi vỏ, nhúng sơn để làm hoa.

Đài hoa là những mảnh bao bảo quản được tận dụng và với đôi tay khéo léo họ đã cắt ra, dán với ốc tạ thành hoa.

Nếu ai đã một lần đi Trường Sa chắc không lạ gì với khái niệm “bao bảo quản”.

Nó là thứ giúp bạn bỏ hết tư trang vật dụng cá nhân vào đó rồi buộc lại để di chuyển trên biển.

Loại bao này có một điểm đặc biệt là nó sẽ giữ cho đồ dùng của bạn không bị nhiễm mặn, tuyệt đối an toàn.

Tôi còn nhớ, khi tôi đi từ trong đảo ra tàu gặp mưa giông, các anh lính Hải quân đã nhanh tay… khoét một miếng trên cái túi bảo quản ấy cho tôi chui vào và thế là thành cái áo mưa, tôi đã được bảo vệ cho đến khi ra tới tàu mà cả người và máy móc không hề hấn gì.

Anh tặng cho tôi cành hoa với tất cả sự trân trọng và quí mến đất liền.

Tôi đã giữ cành hoa ấy suốt từ đó đến giờ, dù chuyển nhà vài lần, chuyển phòng cũng vài lần nhưng nó vẫn là thứ được tôi để trang trọng trên tủ làm việc của mình.

Hôm nay, tôi quyết định gửi nó góp vào Chương trình Áo ấm Biên cương cho trẻ em ở Hà Giang bởi tôi nghĩ điều đó cần thiết hơn.

Tôi bị mất điện thoại, nên mất số của anh, nhưng tôi tin là anh đồng ý.

Nhờ một đồng nghiệp chụp lại cành hoa này trước khi gửi nó ra Bắc, tham gia vào Chương trình đấu giá gây quĩ mua áo ấm cho trẻ em vùng cao.

Tôi xin giữ lại hình ảnh của cành hoa như lưu giữ tình cảm, tấm lòng của người lính biển.

Và tin rằng anh sẽ vui vì cành hoa ấy không chỉ có tác dụng làm vật trang trí, nó còn là áo ấm giúp trẻ em nghèo vượt qua cơn giá rét của mùa đông.
-----------------------------------

18 tháng 1, 2013

THẾ LÀ VÀO TRẠI "CHĂN KIẾN, ĐẾM CHUỘT"?..

Mai Thanh Hải - Hôm rồi, đọc Báo Người Cao tuổi, phản ánh việc lùng bùng tiền nong ở Báo Đại Đoàn kết, mình băn khoăn mãi về trường hợp của Nguyễn Minh Ngọc (nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn kết, nay phải chấp nhận làm Phó Ban bên Báo Nhân dân) và em Lê Kim Dung (Thủ quỹ Báo Đại Đoàn kết).

Em Dung, hồi mình ở Đại Đoàn kết, chuyên phát lương và nhuận bút. Cứ hôm nào có khoản gì đấy, là ời ời gọi anh em xuống lĩnh và để cẩn thận từng đồng nhuận bút (chết đói), trong khuôn dây chun có dính giấy ghi nguồn gốc khoản tiền ấy bên ngoài. Có ai đó ký sót hoặc quên không lĩnh, em Dung tỉ mẩn khoanh tròn đánh dấu, lọ mọ... "lăn" lên tận phòng làm việc, chìa ra bắt ký và bắt lĩnh lại. Người như thế, chả có cái kiểu ăn bẩn ăn thỉu như loại kền kên, nữa là Dung đi làm, chỉ cho vui vì ông chồng làm doanh nghiệp, đầy tiền.

Với Nguyễn Minh Ngọc, mình lại càng không tin. Mình biết Ngọc từ hồi còn bên Báo Lao động, dịp bên ý tổ chức Vinh quang Việt Nam, tuyên dương anh Mỵ mù trong Quảng Bình, từ bài báo "Nghe rọ trả lời" của bọ Vinh trên Lao động và bài "A lô! Biển gọi" của mình bên Báo Đầu tư.

Từ hồi ấy, Ngọc đã khiến Lao động nổi như cồn bởi những hoạt động - chương trình hỗ trợ cho tờ báo và khi mê muội "nhìn gà hóa cuốc" thảm chông thành... thảm đỏ, nghe lời rủ đểu về làm Phó Tổng Biên tập, Minh Ngọc cũng khiến Đại Đoàn kết nổi theo, trên mấy thể loại Chương trình - Hội thảo rầm rĩ, leng keng.

Ấy thế nhưng, Ngọc - dù hàm "sĩ quan cao cấp" (thực ra, mang tiếng Phó Tổng Biên tập phụ trách Tài chính - Kế hoạch - phát hành... nhưng hình như chỉ có quyền quyết định chi những khoản kiểu như giấy vệ sinh, chổi quét nhà và đến việc chủ trì họp giao ban khi Tổng đi lượn, Minh Ngọc cũng không được giao), cũng chả thể nhịn nhục, làm "ác ôn, tay sai" cho Tổng, cũng nằm trong số 25 người, phải dứt áo ra đi tìm nơi bấu víu mới, với cái chức vụ bé tý (Phó Trưởng Ban một tờ báo), trong cảnh không kèn không trống, đến bữa liên hoan, cũng mãi mới thấy lãnh đạo Báo cũ tổ chức, lèo tèo và hời hợt, như... ăn đám ma.

Người đã ra đi như thế, chả ham mấy đồng bạc gỉ và làm mấy trò mèo vài triệu bạc, bởi nếu muốn "làm tý", họ đã ở lại "thả câu" và nếu "có tý", chả dễ gì Tổng Lập cho đi, nhanh thun thút như thế.

Mãi hôm qua, mấy đồng nghiệp bên Đại Đoàn kết chuyển cho cái đơn tố cáo, chỉ rõ "đầu trò" vụ ăn uống đất cát bên Đại Đoàn kết, mới thấy linh cảm của mình đúng.

Quả thật, nếu như đơn từ này, mấy mống nhà đầu trò nên chuẩn bị sẵn túi quần áo, bàn chải - kem đánh răng mà vào trại, ngồi "chăn kiến, đếm chuột".

Và như vậy, mình cũng thở phào bởi linh cảm của mình về Ngọc - Dung là đúng, bởi ngay những người đã công tác lâu năm ở Đại Đoàn kết, nay đã nghỉ hưu cũng bảo: "Trần đời!. Chưa có thời nào, Báo bại hoại như thế, dưới tay phá của một con người, với sự... hót véo von, của vài người" và lắc đầu: "Những trò gắp lửa bỏ tay người, vứt rác sang nhà hàng xóm, sớm muộn cũng bị vạch mặt và sau này, bị quả báo đến mấy đời"...

Hờ! Hờ!.. Chả có nhẽ!. Nhể?..
------------------------------------------
Cộng hòa xã  hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
XEM XÉT HÀNH VI CHIẾM DỤNG VỐN TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ
CHO CBCNV BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT
TẠI KHU ĐỊNH CÔNG – ĐẠI KIM

Kính gửi:  - Chủ tịch Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban TƯMTTQ Việt Nam
- Đảng đoàn Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Đảng ủy Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy UBTWMTTQ Việt Nam
Ban Thường vụ Công đoàn UBTWMTTQ Việt Nam
Chi ủy, Ban Biên tập, Ban dự án, BCH Công đoàn Báo Đại Đoàn kết
- Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an
- A83 và A87 Bộ Công an
- Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP. Hà Nội
- Các cơ quan báo chí
Chúng tôi là những Cán bộ, Phóng viên, nhân viên và  những người đã từng  công tác tại Báo Đại Đoàn kết là những đối tượng đang tham gia dự án xây dựng nhà cho CBCNV tại khu Định Công – Đại Kim, cùng làm đơn này đề nghị các quý cơ quan xem xét, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm dụng vốn dự án của 2 chú cháu ông Đinh Đức Đức Lập, Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết và ông Đinh Quang Sơn, nguyên Phó Ban tài chính Báo Đại Đoàn kết (nay Phó ban Tuyên truyền – Quảng cáo – Phát hành Báo Đại Đoàn kết).

Theo thông báo của Ban Dự án và Ban Biên tập (BBT) Báo Đại  Đoàn kết, từ năm 2010 chúng tôi (hơn 80 ngừơi tham gia dự án) đã tiến hành nộp 3 đợt tiền để  thực hiện dự án, mỗi suất nộp trung bình là 80.000.000 đồng/lần (tổng cộng 3 lần nộp cho mỗi suất là khoảng 250.000.000 đồng/người. Có  phiếu thu).

Tuy nhiên, với vai trò là Tổng Biên tập Báo, ông Đinh Đức Lập đã chỉ đạo cháu ruột là ông Đinh Quang Sơn, nguyên Phó ban Kế hoạch Tài chính, thành viên Ban Dự án đã không nộp số tiền trên cho Chủ đầu tư dự án, mà  tự tiện sử dụng số tiền trên một cách bất hợp pháp.

Cụ thể, theo xác minh của chúng tôi: Đến năm 2011, ông Lập mới chỉ đạo cho ông Sơn nộp cho chủ đầu tư số tiền là 1.046.113.000 đồng (Một tỷ không trăm bốn mươi sáu triệu một trăm mười ba ngàn đồng) và 45.000.000 đồng tiền giải phóng mặt bằng.

Gần đây nhất, khi biết thông tin về hành vi chiếm dụng vốn của chú cháu mình bại lộ, ông Đinh Đức Lập mới chỉ đạo cháu mình là Đinh Quang Sơn nộp thêm 5 tỷ đồng cho chủ đầu tư (ngày 29/12/2012).

Với hành vi trên, cho thấy 2 chú  cháu ông Lập đã ngang nhiên chiếm dụng hơn 10 tỷ đồng của chúng tôi để sử dụng cho việc riêng của 2 chú cháu ông Lập.

Việc chiếm dụng vốn trên của hai chú cháu ông Đinh Đức Lập đã làm tiến độ dự án triển khai bị chậm, gây thiệt hại cho chúng tôi (đa số chúng tôi phải vay tiền Ngân hàng để tham gia dự án, phải chịu lãi suất).

Bằng đơn này, chúng tôi đề nghị các quý  cơ quan xem xét, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm dụng vốn của chúng tôi của chú cháu ông Đinh Đức Lập.

Chúng tôi sẵn sàng cung cấp thông tin (băng ghi âm làm việc với Chủ đầu tư xác nhận về việc nộp tiền dự án của Báo Đại Đoàn kết) về vụ việc trên cho các quý cơ quan khi các quý cơ quan có yêu cầu.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và mong nhận được sự vào cuộc của các quý cơ quan.

                                                                                            Hà Nội ngày 5 tháng 1 năm 2013

Nơi nhận                                                                                    Những người làm đơn
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để biết)
- Cục Báo chí Bộ TTTT (để biết)



*****
Điều 140, Bộ luật Hình sự:. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm :
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.



17 tháng 1, 2013

"THIẾU ÁO VƠI CƠM, MIỆNG VẪN CƯỜI"...

Mắt bọn trẻ con lúc nào cũng sáng bừng và trong trẻo, nhất là trẻ con miền núi.
Ở Pá Hu (Trạm Tấu, Yên Bái) cũng vậy, mắt tụi trẻ đẹp và ngây thơ, cứ bừng lên lấp lánh, khi được mặc áo, đội mũ, đi ủng - dép, nhận vở, nhai kẹo, ăn cơm với ruốc...của Chương trình Áo ấm biên cương tụi mình, trong chuyến hàng thứ 3, năm học 2012-2013
Soi vào mắt chúng, tự dưng thấy mình trẻ lại, cùng trong trẻo với hồn hậu tuổi thơ, dù giá rét - thiếu thốn, lo toan vất vả trước ngày Tết nhất... 
Gắng nén mọi thứ lại, để chia vui cùng tụi lít nhít và thấm thía thực tại của mấy chục triệu con người: "Thiếu áo, vơi cơm, miệng vẫn cười"...


16 tháng 1, 2013

ÁO ẤM ĐẤT LIỀN RA "TIỀN ĐỒN GIỮA BIỂN"


Mai Thanh Hải - Với vị trí rất quan trọng về an ninh- quốc phòng và phát triển kinh tế biển ở khu vực Vịnh Bắc bộ, Bạch Long Vĩ (TP. Hải Phòng) được xem là hòn đảo "Tiền đồn của Tổ quốc".

Hiện nay, ngoài các lực lượng vũ trang và các cơ quan của huyện đang làm nhiệm vụ, toàn đảo có khoảng 200 hộ dân với khoảng 1.000 nhân khẩu.

Nếu tính cả số người ở các tầu cá neo đậu xung quanh đảo mỗi khi tránh gió, trú bão thì cư dân trên đảo cũng có lúc lên tới khoảng trên dưới 4.000 người.

Bạch Long Vĩ (có nghĩa là đuôi rồng trắng), hòn đảo nằm giữa Vịnh Bắc bộ, đuợc xem là tiền đồn của Tổ quốc.

Hiện nay, quân và dân nơi đây đang phấn đấu xây dựng Bạch Long Vĩ trở thành huyện đảo giàu đẹp, phát triển về kinh tế- xã hội, vững mạnh về quốc phòng- an ninh.

Theo truyền thuyết, Vịnh Hạ Long được tạo thành bởi một con rồng hạ giới và Bạch Long Vĩ chính là nơi đuôi con rồng đó quẫy nước tạo thành.

Trước đây, Bạch Long Vĩ còn có tên là đảo Vô Thuỷ (nghĩa là không có nước) hoặc Phù Thuỷ Châu (hòn ngọc nổi trên mặt nước), nay vẫn còn di tích làng Thuỷ Châu trên đảo.

Sau khi tìm được nguồn nước ngọt, dân cư vùng Quảng Yên (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) đã di cư ra đảo sinh sống, lập nghiệp.

Năm 1937, chính quyền vua Bảo Đại phái người tới đảo lập đồn canh phòng.

20 năm sau, Bạch Long Vĩ trở thành một xã trực thuộc UBND TP.Hải Phòng. Cũng trong năm này, Hợp tác xã nông ngư đầu tiên trên đảo đã được thành lập.

Năm 1965, khi cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân Mỹ diễn ra ngày càng ác liệt, toàn bộ dân cư của đảo được sơ tán vào đất liền.

Từ năm 1965 cho đến 1992, trên đảo chỉ có lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ chiến đấu, canh phòng và bảo vệ đảo cùng vùng biển xung quanh.

Năm 1992, Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc TP. Hải Phòng. Hàng chục thanh niên xung phong và một số hộ ngư dân đã được đưa ra đảo làm việc và sinh sống...

Ngày 24/1/2013 tới đây, Chương trình Áo ấm biên cương sẽ được triển khai thực hiện tại tiền đồn Tổ quốc: Bạch Long Vĩ.

Đối tượng thụ hưởng của Chương trình gồm 46 học sinh Mầm non và gần 200 học sinh Tiểu học trên toàn huyện đảo, với mức độ - chủng loại hàng như các địa bàn biên giới vùng cao khác (khu vực đảo Bạch Long Vĩ, mùa đông rất lạnh và mỗi khi có gió mùa Đông Bắc, bị ảnh hưởng đầu tiên, ngoài ra liên tục chịu mưa bão - sương mù, ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập - sinh hoạt bình thường của học sinh - giáo viên): Áo khoác chống rét, mũ len, tất chân, ủng cao su, bánh kẹo, sách vở, quà Tết cho Giáo viên...

Ngoài ra, theo đề nghị của Phòng Chính trị, BTL Vùng 1 Hải quân, Chương trình cũng huy động, kêu gọi các tổ chức - cá nhân bạn đọc, đáp ứng một số mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho một số đơn vị quân đội làm nhiệm vụ trực canh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, dịp Tết cổ truyền Quý Tỵ này (có văn bản đề nghị của BTL Vùng 1 Hải quân, kèm theo).

Theo Kế hoạch, 24/1/2013, hàng hóa tặng học sinh - giáo viên - bộ đội trên đảo Bạch Long Vĩ sẽ được tập kết tại Quân cảng Hải Phòng.

Đại diện Chương trình Áo ấm biên cương sẽ theo tàu Hải quân ra đảo, thăm và tặng đồ ấm, đồ dùng học tập - sinh hoạt và quà Tết cho toàn thể học sinh Mầm non - Tiểu học và một số đơn vị quân đội làm nhiệm vụ trực canh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
(Tìm hiểu về chuyến đi: Ở đây và Ở đây)

Mọi sự ủng hộ, xin gửi:

Mai Thanh Hải
STK: 0011002663078, Sở Giao dịch, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK-VCB).

Hoặc:

MAI THANH HAI
Số Tài khoản: 68683388 001 (VND), 68683388 002 (USD), 68683388 003 (EUR).
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội
SWIF CODE: TPBVVNVX (dùng cho chuyển tiền từ nước ngoài về).

Hoặc: Cán bộ Phụ trách Tài Chính - Kế toán của Chương trình Áo ấm Biên cương:

- Mạc Thanh Huyền: Số Tài khoản 0011000093410, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) chi nhánh Trung ương
- Mạc Thanh Huyền: Số Tài khoản 10820538385013, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (TECHCOMBANK) chi nhánh Hoàn Kiếm
- Mạc Thanh Huyền: Số Tài khoản 101010004384952, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VIETTINBANK) Chi nhánh Đống Đa

(Đề nghị ghi rõ: Tặng quà đảo Bạch Long Vĩ).

CẬP NHẬT NHỮNG TẤM LÒNG HƯỚNG RA BẠCH LONG VĨ

7/ Anh Trần Khoa Thuấn (CHLB Đức): 5.000.000 VND.

6/ Quỹ Hỗ trợ Phát triển Giáo dục (EDF), TP.HCM: 20.000.000 (mua 2 giàn âm thanh - nghe nhìn).

5/ Chị Tuyết Nga (TP.Hồ Chí Minh): 10.000.000 VND (ĐN).

4/ Cty Rượu bia - Nước Giải khát AROMA (thương hiệu rượu VODKA MEN và SÂN ĐÌNH): 1 bộ âm thanh nghe nhìn và một số quà của Cty.

3/Đỗ Hương Ly (Hàng Đào, Hoàn Kiếm) và Phạm Thúy Hằng (Quán Sứ, Hoàn Kiếm): 2.000.000 VND (ĐN).

2/ PGS.TS Nguyễn Phương Tùng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam): 2.000.000 VND (ĐN).

1/ Chương trình Áo ấm Biên cương: 3.000.000 VND.



15 tháng 1, 2013

TẠI BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT: "ĂN DÀY, ĂN TẤT, ĂN CẢ ĐẤT XUNG QUANH"...

Mai Thanh Hải - Hồi mình làm Báo Đại Đoàn kết, thời anh Tổng Lập mới cầm quyền, anh ý háo hức triển khai các hoạt động kinh tế làm tiền, trong đó có việc huy động vốn từ ngay anh chị em cán bộ, phóng viên, công nhân viên trong Báo vốn đói thối mồm, nghèo kiết xác, để xây dựng nhà ở cho mọi người, tít dưới Khu Đô thị Đại Kim.

Dự án này, nghe đâu được vẽ ra từ hồi mấy cụ Tổng trước, cũng khối người đóng tiền, nhưng vẫn nằm im trên giấy. Tuy nhiên, đến thời anh Lập, nó được khai quật, móc lên và triển khai rầm rộ, với những lời hứa - chỉ đạo như sấm, như mật, khiến các Nhà báo đầu toàn sỏi to bằng nắm tay, cũng mụ mị, tìm mọi cách vay mượn để "nộp tiền nhà" và chí chóe tranh suất trên, suất dưới, vui như... Hội Lim.

Mình nghe anh Tổng Lập và các anh chém gió, chả tin nên cũng chả để ý đến việc "phân chia, co kéo" cái thứ nằm trên giấy.

Có lẽ vì vậy, các anh cũng lờ lớ lơ, nuốt luôn "phần nhà" (trên giấy) của mình.

Nghĩ lại, mới thấy là Trời thương, nếu không, đi vay lãi với giá cắt cổ, nộp cho các anh ý và bây giờ vẫn long đong kiếp thuê nhà, thì có mà về quê vặn răng - cắt tóc của cả "quan viên 2 họ", cũng chẳng đủ trả.

Hôm nay, đọc bài trên Báo Người Cao tuổi và nghe anh em đã trót nộp tiền kêu la rầm rĩ, nghiến răng kèn kẹt, mới biết là cái kiểu thu tiền xây nhà này là "ăn thịt nhau".

Ôi giời!. Chả biết các bác trên nghĩ như nào, mà cứ để cái ung nhọt "đại mất đoàn kết" nó sưng lâu đến thế.

Hết chuyện Tổng Lập bị tố cáo các thể loại trù úm, vô nguyên tắc, dung dưỡng, gia đình trị, gây mất đoàn kết... cho đến việc "ăn dày, ăn tất, ăn cả đất xung quanh" thế này, báo chí in ra, ai tin mà đọc và ai tin lời nói của cơ quan MTTQVN mà Báo Đại Đoàn kết là cơ quan ngôn luận?..

Hay là bác nào đấy cũng có suất nhà trong cái dự án trên giấy kia?. Suất tiền, trong số bị Báo Người Cao tuổi gọi là "chiếm dụng kia"?.

Chả có nhẽ, nhể?..
------------------------------------------------
Bài đăng trên Báo Người Cao tuổi:

TẠI BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT: KHUẤT TẤT TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VỐN XÂY DỰNG NHÀ Ở CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN

Dự án Khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng xây dựng nhà cho cán bộ, nhân viên Báo Đại Đoàn Kết đã có từ năm 2000, với tổng diện tích trên 4.000 mét vuông.

Mất 10 năm im lìm, năm 2010, dự án được “hâm nóng” khi Tổng Biên tập (TBT) Đinh Đức Lập đáp ứng nguyện vọng của tập thể cán bộ, công nhân viên (CBCNV) báo, ông đã chỉ đạo và thành lập Ban Dự án của báo. Đích thân TBT Đinh Đức Lập phụ trách và chủ trì đôn đốc việc huy động vốn.

Phó Trưởng ban phụ trách Ban Kế hoạch - Tài chính kiêm Kế toán trưởng Đinh Quang Sơn, cháu ruột ông Đinh Đức Lập được cử làm Phó ban Dự án trực tiếp kí các chứng từ huy động vốn.

Giữa năm 2010, Ban này thông báo mỗi CBCNV tham gia dự án nộp hơn 86 triệu đồng/người để hỗ trợ địa phương bị thu hồi đất xây dựng chợ, nhà văn hóa và 11 triệu đồng quỹ giao dịch.

Những người tham gia dự án từ năm 2000 được tính bù đắp thêm một khoản tiền chênh lệch để không bị thiệt thòi so với người mới tham gia dự án từ năm 2010.

Gần 80 người cả đang làm việc, đã về hưu, hay đã chuyển công tác nhưng tham gia dự án từ năm 2000 đều đã nộp tiền.

Tháng 5/2011, Ban Dự án của Báo Đại Đoàn Kết tiếp tục thông báo mỗi cá nhân tham gia dự án nộp theo tiến độ trên 78 triệu đồng/người.

Tháng 5/2012, Ban Dự án của Báo Đại Đoàn Kết lại thông báo mỗi người liên quan nộp tiếp theo tiến độ dự án trên 86 triệu đồng/người.

Ngoài ra, cuối năm 2012, những cá nhân tham gia dự án nhà thấp tầng (nhà vườn) nộp thêm 500 triệu đồng/căn ( 2-3 người/căn; 250 triệu đồng/người).

Ban Dự án của báo đã thu tiền đến bốn đợt, dù có người đã nộp được hai lần, người ba lần, người bốn lần nhưng ước tính số tiền đã thu hàng chục tỉ đồng.

Đóng tiền nhiều, mỗi cá nhân đã vài ba trăm triệu đồng nhưng chẳng thấy tiến độ dự án triển khai. Ban Dự án cho đến nay chưa từng một lần minh bạch tổng số tiền thu được.

Những ai đã nộp tiền và ai chưa nộp cũng không có bảng niêm yết. Và ngay cả việc công khai đã nộp bao nhiêu tiền cho chủ đầu tư cũng không hề công bố.

Dư luận trong Báo Đại Đoàn Kết bắt đầu rì rầm bàn tán, có hay không sự khuất tất?.

Giữa tháng 12/2012, một số cán bộ của báo đề nghị ông Mai Ngọc Tuyền, Trưởng ban Dân chủ, Pháp luật và Bạn đọc, Chủ tịch BCH Công đoàn báo, được cử làm Trưởng ban Dự án (thay ông Nguyễn Minh Ngọc, chuyển sang Báo Nhân Dân) phải công bố công khai minh bạch tài chính.

Thật bất ngờ khi ông Tuyền nói: “Tôi không nắm được, tôi vẫn chưa được bàn giao. Trước nay, tiền vẫn do bộ phận kế toán thu và giữ”.

Bức xúc vì không biết một khoản tiền rất lớn của tập thể đóng góp tham gia dự án đã được sử dụng như thế nào nên một số cán bộ, phóng viên Báo Đại Đoàn Kết đã làm đơn đề nghị gửi lên lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Tiếp đó, một số phóng viên của các báo cũng nắm được thông tin và tới gặp chủ đầu tư dự án lớn để tìm hiểu.

Ngày 7/1/2013, bà Lê Thị Kim Yến, Trưởng ban Quản lí Dự án Bắc Đại Kim ở phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã trả lời các câu hỏi của phóng viên.

Bà Yến cho biết: Tính từ năm 2010 đến nay, Báo Đại Đoàn Kết đã nộp số tiền theo các đợt như sau: 1.046.113.000 đồng tiền hỗ trợ địa phương xây dựng nhà văn hóa và chợ (năm 2011); công tác giải phóng mặt bằng cho quận Hoàng Mai là 45.000.000 đồng (năm 2012).

Và ngày 29/12/2012, ông Đinh Quang Sơn (cháu ruột của TBT Đinh Đức Lập) vội vàng mang 5 tỉ đồng tới nhà riêng của bà Yến để nộp. Nhưng bà Yến không nhận, và yêu cầu ông Sơn phải mang về trụ sở công ty tại huyện Thanh Trì nộp để bảo đảm nguyên tắc quản lí tài chính.

Như vậy, tính đến nay Ban Dự án của Báo Đại Đoàn Kết mới chỉ nộp cho chủ đầu tư số tiền 6.091.000.000 đồng.
Vậy thì tại sao lại thu vượt của các cá nhân tham gia dự án số tiền gấp nhiều lần? Hơn nữa, tại sao Ban Dự án lại thu “sớm” trước hai năm trong khi nhà đầu tư và Công ty của bà Yến không yêu cầu?.

Khi biết sự thật này, nhiều CBCNV của báo và những người khác ngoài báo tham gia dự án đều bất bình.

Bởi lẽ, nhiều người đã phải đi vay lãi suất cao để tham gia dự án.

Một số người trong và ngoài báo đã làm đơn đề nghị thanh tra tài chính trong dự án này gửi tới Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan báo chí.

Trưởng ban Dự án mới của báo Mai Ngọc Tuyền không biết về tổng số tiền thu, chi và sử dụng trong suốt thời gian từ năm 2010 đến 29/12/2012?..

Tại cuộc họp cơ quan sáng 11/1/2013, TBT Đinh Đức Lập thông báo:

Trong Ban Dự án cũ có 3 người đã giữ tiền huy động của tập thể là: Nguyễn Minh Ngọc, cựu Phó Tổng Biên tập, cựu Trưởng ban Dự án; Đinh Quang Sơn, Phó Trưởng ban Tuyên truyền, quảng cáo, phát hành; Lê Thị Kim Dung, thủ quỹ.

Hẹn trong vòng một tuần nữa, 3 người phải nộp hoàn trả đầy đủ khoản tiền đã chiếm dụng trái phép.

Việt Huy