Mình đặt tên cho tấm hình ngồ ngộ (lượm của bác nào đó, trên mạng) này là: Bán lưới và đề xuất đây là hình ảnh hay cuối tuần này - Một tuần có rất nhiều sự kiện, vấn đề được dư luận quan tâm... |
26 tháng 11, 2011
BÁN LƯỚI CHO CSGT...
25 tháng 11, 2011
NHÌN MÀ THÈM...
ĐÀ NẴNG, HƠN 30 NĂM TRƯỚC...
Thành phố ven sông Hàn |
Đò ngang trong phố |
Khu này bây giờ, chắc là quận Ngũ Hành Sơn |
Hình như là đường Phan Chu Trinh thì phải |
Núi Ngũ Hành Sơn, chưa bị gọt làm đá |
"TỘI NGHIỆP CHO CHÚNG TA"...
Đào Tuấn - Theo thông báo chính thức trên Website Quốc hội, ngày hôm nay, Chính phủ sẽ trình dự án luật Biển và Bộ Ngoại giao sẽ có báo cáo "thêm" về tình hình Biển Đông.
Tuy nhiên, báo chí hôm nay sướng, tự cho mình quyền được nghỉ ngơi, bởi đây là nội dung mà Quốc hội (QH) sẽ "họp riêng". Ngày mai cũng thế, khi Dự thảo Luật được các Đại biểu thảo luận.
Họp riêng, có nghĩa là chỉ số ít báo chí nhà nước được biết và đưa tin, cũng có nghĩa là nhân dân không được quyền biết, không cần biết, hoặc chỉ được biết thông qua trình tường thuật của vài phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.
Còn nhớ vào tháng 8/2011, khi Chính phủ có "báo cáo riêng" với QH về tình hình Biển Đông", Đại biểu QH Dương Trung Quốc đã có một bài phát biểu trang trọng trước QH chỉ trích, rằng: "Phải đến lúc dư luận và Đại biểu QH yêu cầu, thì QH mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo, không đầy 1 tiếng và không có thảo luận!".
Ông Dương Trung Quốc đã nhắc đến hai từ "tế nhị": "Cái gì cần tế nhị trong quan hệ Ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị, mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”. Đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có, giữa Chính phủ và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết!".
Hồi đó, rất nhiều người mắt chữ A, mồm chữ O không hiểu được cái mác "+18" của sự tế nhị.
Không có nhẽ QH (vẫn coi mình là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân), họp riêng là không tin cậy nhân dân?. Là cần ngoại giao mà không cần nội giao?. Là cảnh giác ngay cả với nhân dân mình?..
Còn nhớ vào ngày 21/7/2011, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng (Sau đó vài hôm là Chủ tịch QH) khẳng định: "Chúng ta cần hành động kiên quyết, kịp thời... huy động sức mạnh của toàn dân để bảo vệ vững chắc chủ Quyền quốc gia!".
Sau đó 4 ngày (chiều 25/7/2011), trong phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có một bài phát hiểu hùng hồn, làm nức lòng dân chúng: "Nước lớn có vị thế khác, nước nhỏ có vị thế khác. Chúng ta là nước nhỏ nên phải dựa vào sức mạnh của tập thể, của cộng đồng... để bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế. Đó là quan điểm dứt khoát!".
Và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong Lễ mít tinh Quốc gia nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011, cũng đã nói: "Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình... Đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta!".
3 trong 4 vị "Tứ trụ triều đình" đều đã dùng từ "Chúng ta".
Chúng ta, có lẽ không phải chỉ là các vị Ủy viên Bộ Chính trị, không phải chỉ là mấy trăm vị Đại biểu QH.
"Chúng ta" ở đây là nhân dân, với một thực tế lịch sử đã được kiểm chứng hàng ngàn năm, là máu xương của nhân dân, đã thấm đỏ từng tấc đất của Tổ quốc.
Tội nghiệp cho "chúng ta"!..
Ngay cả khi báo chí cũng không được biết, thì "chúng ta" làm sao biết được các vị Đại biểu do mình bầu, đã nói gì?.
"Chúng ta" làm sao biết được QH đang làm gì?.
"Chúng ta" lại càng không thể hiểu được tại sao một Dự án Luật liên quan đến chủ quyền Quốc gia lại là "tế nhị", lại bị đẩy đi đẩy lại suốt từ năm 1994 đến nay, thậm chí không hề xuất hiện một dòng, trên trang Web chính thức của cơ quan soạn thảo là Bộ Ngoại giao?.
Ngày 2/2/1992, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật Lãnh hải và vùng biển tiếp giáp, chính thức Luật hóa "Đường lưỡi bò", nhận vơ gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Luật này thậm chí còn "Giao trách nhiệm cho các lực lượng vũ trang phải bảo vệ lãnh thổ trên biển của Trung Quốc".
3 tháng sau đó, Trung Quốc cho Công ty Dầu khí Mỹ Crestone thăm dò đặc nhượng 25 155 km2 ở phía Tây quần đảo Trường Sa, cách TP.Hồ Chí Minh chỉ khoảng 300 km, ngay cạnh đặc nhượng Đại Hùng của Việt Nam.
5 tháng sau đó, tháng 7/1992, Trung Quốc đổ quân, cưỡng chiếm (thậm chí đặt cột mốc như đã từng làm năm 1988) trên một đảo đá ngầm của Việt Nam.
Còn Việt Nam?..
Bây giờ đã là năm 2011. Ngay cả đến một Dự thảo Luật cũng phải "họp riêng", "thảo luận riêng". Vì tế nhị, và nhạy cảm...
Điều gì tế nhị đến mức nhân dân không được quyền biết?. Điều gì nhạy cảm hơn cả chủ quyền Quốc gia?. Hơn cả máu xương của người dân đã, đang và sẽ đổ xuống?..
---------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài viết được cung cấp bởi Cục Chính trị, Vùng 4 Hải quân ghi lại trong năm 1988, sau sự kiện 14/3/1988 trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, báo chí hôm nay sướng, tự cho mình quyền được nghỉ ngơi, bởi đây là nội dung mà Quốc hội (QH) sẽ "họp riêng". Ngày mai cũng thế, khi Dự thảo Luật được các Đại biểu thảo luận.
Họp riêng, có nghĩa là chỉ số ít báo chí nhà nước được biết và đưa tin, cũng có nghĩa là nhân dân không được quyền biết, không cần biết, hoặc chỉ được biết thông qua trình tường thuật của vài phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.
Còn nhớ vào tháng 8/2011, khi Chính phủ có "báo cáo riêng" với QH về tình hình Biển Đông", Đại biểu QH Dương Trung Quốc đã có một bài phát biểu trang trọng trước QH chỉ trích, rằng: "Phải đến lúc dư luận và Đại biểu QH yêu cầu, thì QH mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo, không đầy 1 tiếng và không có thảo luận!".
Ông Dương Trung Quốc đã nhắc đến hai từ "tế nhị": "Cái gì cần tế nhị trong quan hệ Ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị, mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”. Đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có, giữa Chính phủ và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết!".
Hồi đó, rất nhiều người mắt chữ A, mồm chữ O không hiểu được cái mác "+18" của sự tế nhị.
Không có nhẽ QH (vẫn coi mình là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân), họp riêng là không tin cậy nhân dân?. Là cần ngoại giao mà không cần nội giao?. Là cảnh giác ngay cả với nhân dân mình?..
Còn nhớ vào ngày 21/7/2011, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng (Sau đó vài hôm là Chủ tịch QH) khẳng định: "Chúng ta cần hành động kiên quyết, kịp thời... huy động sức mạnh của toàn dân để bảo vệ vững chắc chủ Quyền quốc gia!".
Sau đó 4 ngày (chiều 25/7/2011), trong phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có một bài phát hiểu hùng hồn, làm nức lòng dân chúng: "Nước lớn có vị thế khác, nước nhỏ có vị thế khác. Chúng ta là nước nhỏ nên phải dựa vào sức mạnh của tập thể, của cộng đồng... để bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế. Đó là quan điểm dứt khoát!".
Và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong Lễ mít tinh Quốc gia nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011, cũng đã nói: "Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình... Đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta!".
3 trong 4 vị "Tứ trụ triều đình" đều đã dùng từ "Chúng ta".
Chúng ta, có lẽ không phải chỉ là các vị Ủy viên Bộ Chính trị, không phải chỉ là mấy trăm vị Đại biểu QH.
"Chúng ta" ở đây là nhân dân, với một thực tế lịch sử đã được kiểm chứng hàng ngàn năm, là máu xương của nhân dân, đã thấm đỏ từng tấc đất của Tổ quốc.
Tội nghiệp cho "chúng ta"!..
Ngay cả khi báo chí cũng không được biết, thì "chúng ta" làm sao biết được các vị Đại biểu do mình bầu, đã nói gì?.
"Chúng ta" làm sao biết được QH đang làm gì?.
"Chúng ta" lại càng không thể hiểu được tại sao một Dự án Luật liên quan đến chủ quyền Quốc gia lại là "tế nhị", lại bị đẩy đi đẩy lại suốt từ năm 1994 đến nay, thậm chí không hề xuất hiện một dòng, trên trang Web chính thức của cơ quan soạn thảo là Bộ Ngoại giao?.
Ngày 2/2/1992, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật Lãnh hải và vùng biển tiếp giáp, chính thức Luật hóa "Đường lưỡi bò", nhận vơ gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Luật này thậm chí còn "Giao trách nhiệm cho các lực lượng vũ trang phải bảo vệ lãnh thổ trên biển của Trung Quốc".
3 tháng sau đó, Trung Quốc cho Công ty Dầu khí Mỹ Crestone thăm dò đặc nhượng 25 155 km2 ở phía Tây quần đảo Trường Sa, cách TP.Hồ Chí Minh chỉ khoảng 300 km, ngay cạnh đặc nhượng Đại Hùng của Việt Nam.
5 tháng sau đó, tháng 7/1992, Trung Quốc đổ quân, cưỡng chiếm (thậm chí đặt cột mốc như đã từng làm năm 1988) trên một đảo đá ngầm của Việt Nam.
Còn Việt Nam?..
Bây giờ đã là năm 2011. Ngay cả đến một Dự thảo Luật cũng phải "họp riêng", "thảo luận riêng". Vì tế nhị, và nhạy cảm...
Điều gì tế nhị đến mức nhân dân không được quyền biết?. Điều gì nhạy cảm hơn cả chủ quyền Quốc gia?. Hơn cả máu xương của người dân đã, đang và sẽ đổ xuống?..
---------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài viết được cung cấp bởi Cục Chính trị, Vùng 4 Hải quân ghi lại trong năm 1988, sau sự kiện 14/3/1988 trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa.
24 tháng 11, 2011
"NHƯ THẾ MỚI LÀ ĐÀN ÔNG"...
Bình sinh, cho đến bây giờ đã sang bên kia dốc cuộc đời, mình vẫn thường tự cho mình là kẻ không đến nỗi phải xấu hổ, với danh phận của một thằng đàn ông.
Trong mắt vợ, mình là một người đàn ông đích thực, đáng để chăm sóc yêu chiều. Trong mắt mình, mình là thằng đàn ông hơn rất nhiều thằng đàn ông khác.
Mặc kệ chuyện thiên hạ thờ ơ với thiên phận đàn ông, riêng mình, thầm tự đắc về cái chất đàn ông của mình.
Ấy thế mà bỗng có một ngày đẹp trời, trên một phiên chợ vùng cao, mình bị choáng váng vì tự thấy xấu hổ với mình, khi ngồi nghe trộm câu chuyện của hai người đàn ông xa lạ.
Bên một chiếc bàn gỗ mốc thếch, mình ngồi uống rượu với một người bạn.
Anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc, vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng, xuất sang Trung Quốc.
Bàn bên cạnh, có hai người đàn ông mặc quần áo chàm, vừa nốc từng bát rượu đầy, vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau.
Ngồi né ra xa một chút, là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo không biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng.
Suốt đến gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ thấy có một anh chàng nói, khi thì giận dữ khi thì nghẹn ngào, có lúc lại đắm chìm trong ưu tư như bị men rượu nhấn chìm.
Can rượu to trên bàn đã vơi quá nửa, bỗng hai người đàn ông ôm chầm lấy nhau, nức lên rưng rức.
Cái bàn ọp ẹp chao nghiêng làm hai bát rượu đổ tóe ra sàn.
Lẳng lặng nhìn hai gã đàn ông quá say, người đàn bà cúi xuống, nhặt những chiếc bát đặt lên bàn, rồi lẳng lặng mở nút cái can nhựa cao đến hai gang tay, nghiêng can rót rượu đầy tràn hai miệng bát.
Xong xuôi, lại trở về chỗ, lẳng lặng nhìn bâng quơ ra rặng núi giăng ngang trước mặt.
Thấy cảnh lạ lùng, mình thì thầm hỏi anh bạn xem chuyện gì đang xảy ra.
Thì ra hai gã đàn ông này chính là “tình địch” của nhau, theo cái cách định nghĩa ngu ngốc của người dưới xuôi chúng ta. Một anh là chồng, còn một anh là người yêu cũ của người đàn bà đang ngồi đây.
Nhìn kỹ ra thì cô vẫn còn khá trẻ, nhưng vẻ tiều tụy và cam chịu, làm cho ta nghĩ rằng đấy đã là một thiếu phụ nhan sắc đang tàn.
Chiều tối ngày hôm qua họ đã xuống đến chợ. Như nhiều đôi khác, hai vợ chồng này buộc ngựa vào một góc bên quán, ăn một bữa no nê rồi chia tay nhau.
Sáng hôm nay, họ lại tìm về quán cũ theo lệ thường, để rồi sẽ lại ăn một bữa, trước khi túc tắc dắt ngựa đi về.
Thế nhưng lần này, cô vợ không về quán một mình, mà dẫn theo anh người yêu cũ.
Thế là ba người ngồi cùng nhau. Hai người đàn ông và một người đàn bà.
Anh bạn mình ngồi xây mặt ra cửa, nhưng căng tai về phía bàn bên để nghe và cố hạ giọng dịch cho mình nghe, từng câu nhát gừng đứt quãng của người đàn ông, đang vừa nói vừa uống một cách đầy bức xúc.
Anh bạn mình còn phải tóm tắt cả câu chuyện đã xảy ra trước khi tôi hỏi, thế nhưng vẫn theo kịp được khúc sau, vì anh kia cứ nói một câu lại uống một hớp, rồi lại gật gật cái đầu, như đang cố vắt ra các ý nghĩ lộn xộn, nằm đâu đó bên trong óc mình.
Mình vừa nín thở để nghe và cố sắp xếp các lời dịch của anh bạn. Cuối cùng, thì mình hiểu được đại khái câu chuyện giữa hai người đàn ông: Một người chỉ nói, vừa nói vừa nghẹn ngào, một người cúi gằm mặt xuống vừa nghe vừa cắn chặt hàm răng. Bỏ qua những câu vòng vo mà mình không nhớ, mà cũng không hiểu hết ý, thì tóm tắt lại là như sau:
- Thằng Xín Thau kia, mày uống hết cái bát ấy đi rồi nghe tao nói. Suốt đêm qua tao đau tức cái tim, đau quặn cái ruột. Tao đi theo vợ mày về đây tìm mày!.
- ............
- Cái ngày bố mày theo ông thầy cúng, đưa mày đến đón vợ mày về, tao buồn muốn chết. Tao đã bắn hết cả một túi thuốc, nhồi hết đạn chì thì nhồi sỏi sạn vào mà bắn. Đáy nòng vỡ ra, sẹo trên má tao vẫn còn đây này!.
- ............
- Sau khi cưới, vợ mày nó bảo rằng tao đừng buồn, mày thương vợ lắm. Tao tin nó quá, thế là tao vui!.
- ..............
- Phiên chợ trước, tao được tin nhắn là phiên này vợ chồng nhà mày sẽ đi. Tao đắp vội mấy khúc bờ ruộng cho xong, tao bỏ cái đám cưới trong bản để ra đây gặp vợ mày!.
- .............
- Mày phải biết. Khi đi ra chợ tao vui quá, bỏ không bắn hai con chim to trên cành, bỏ không bắn một con nhím to trong bụi. Tao chỉ nghĩ đến cái lúc được gặp vợ mày. Thật đấy. Tao vẫn còn thương con vợ mày lắm mà!.
- .............
- Đến lúc tao tìm được con vợ mày, tao vui đến chảy cả nước mắt. Tao lại hát lại cái bài, mà ngày xưa lần đầu, tao hát vào bên tai con vợ mày, cái đêm đầu tiên tao gặp được nó!.
- ..............
- Thế mà, dắt nhau đi rồi, đèn tao chiếu vào tận mặt, mà tao không còn nhận ra nó là cô con gái đẹp nhất bản. Giàng ơi!. Ngày xưa cái mặt ấy tròn như trăng rằm, hai cái vú nó tròn to như hai quả dưa chín, cái tay nó đẹp như mình con trăn trên cây, tiếng nó cười hay như chim hót làm nắng cũng cười theo, cái váy nó thơm như hoa rừng làm bướm cũng bay theo!.
- ..............
- Giàng ơi!. Đêm qua tao chỉ thấy mặt nó cong méo như trăng hạ tuần, ngực nó nhăn như hai quả bí héo. Nó không cười, nó chỉ muốn khóc. Tao đau cái tim tao quá!. Giàng ơi!.
- ................
- Mày nói đi!. Là thằng đàn ông, mắt mày có nhìn thấy vợ mày nó khổ hay không? Là thằng đàn ông, mày có thấy vợ mày nó buồn hay không?.
- ...............
- Mày là thằng tốt số nhất đời!. Mày sinh vào lúc nào mà mày lấy được vợ mày?. Mày thật là có cái tội to!. Hôm nay tao định đánh mày, tao thương con vợ mày quá!.
- ................
- Lần này tao mang hai bao ngô giống. Tao không bán nữa. Mày mang về đi mà trồng. Phiên chợ sau tao gửi phân bón vào cho!.
- .................
- Đến kỳ ngô ra bắp tao bảo mày cách đặt bẫy. Tao có bài thuốc, bẫy sập là lợn rừng ngấm thuốc không chạy được đâu!. Tao sẽ cho mày!. Nếu nhím sập bẫy, mày bắt nguyên cả con mang ra chợ. Có người mua ngay. Ba cái dạ dày nhím sống, là đổi được một con lợn giống to!..
- ................
- Mày không được lười. Mày đói thì tao kệ mày, nhưng vợ mày thiếu thóc, thiếu ngô là tao đánh mày đấy!.
- ..............
- Thằng Xín Thau kia!. Mày có phải là thằng đàn ông hay không?..
- ..............
Nhìn hai gã đàn ông gục đầu vào nhau, rưng rức khóc trên hai bát rượu đã cạn khô, mình thấy thật là khó tả.
Nhìn sang người đàn bà lẳng lặng ngồi bên, tôi không đọc được những ý nghĩ gì đang ẩn hiện trong đầu cô ta.
Phải chăng là vừa hạnh phúc vừa tủi thân, phải chăng là vừa ái ngại vừa thương xót cho cả hai gã đàn ông của cô?...
Rất lâu về sau, một lần mình đem câu chuyện này kể cho vợ nghe.
Vợ mình thở dài, cầm cái điều khiển tắt phụt màn hình vô tuyến, đang lải nhải vô duyên và bâng quơ nói:
- Đàn ông như thế mới là đàn ông!..
(Sưu tầm).
---------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết và được lấy từ Diễn đạt phuot.vn, do các thành viên của Diễn đàn ghi lại, trong các chuyến đi.
Trong mắt vợ, mình là một người đàn ông đích thực, đáng để chăm sóc yêu chiều. Trong mắt mình, mình là thằng đàn ông hơn rất nhiều thằng đàn ông khác.
Mặc kệ chuyện thiên hạ thờ ơ với thiên phận đàn ông, riêng mình, thầm tự đắc về cái chất đàn ông của mình.
Ấy thế mà bỗng có một ngày đẹp trời, trên một phiên chợ vùng cao, mình bị choáng váng vì tự thấy xấu hổ với mình, khi ngồi nghe trộm câu chuyện của hai người đàn ông xa lạ.
Bên một chiếc bàn gỗ mốc thếch, mình ngồi uống rượu với một người bạn.
Anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc, vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng, xuất sang Trung Quốc.
Bàn bên cạnh, có hai người đàn ông mặc quần áo chàm, vừa nốc từng bát rượu đầy, vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau.
Ngồi né ra xa một chút, là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo không biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng.
Suốt đến gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ thấy có một anh chàng nói, khi thì giận dữ khi thì nghẹn ngào, có lúc lại đắm chìm trong ưu tư như bị men rượu nhấn chìm.
Can rượu to trên bàn đã vơi quá nửa, bỗng hai người đàn ông ôm chầm lấy nhau, nức lên rưng rức.
Cái bàn ọp ẹp chao nghiêng làm hai bát rượu đổ tóe ra sàn.
Lẳng lặng nhìn hai gã đàn ông quá say, người đàn bà cúi xuống, nhặt những chiếc bát đặt lên bàn, rồi lẳng lặng mở nút cái can nhựa cao đến hai gang tay, nghiêng can rót rượu đầy tràn hai miệng bát.
Xong xuôi, lại trở về chỗ, lẳng lặng nhìn bâng quơ ra rặng núi giăng ngang trước mặt.
Thấy cảnh lạ lùng, mình thì thầm hỏi anh bạn xem chuyện gì đang xảy ra.
Thì ra hai gã đàn ông này chính là “tình địch” của nhau, theo cái cách định nghĩa ngu ngốc của người dưới xuôi chúng ta. Một anh là chồng, còn một anh là người yêu cũ của người đàn bà đang ngồi đây.
Nhìn kỹ ra thì cô vẫn còn khá trẻ, nhưng vẻ tiều tụy và cam chịu, làm cho ta nghĩ rằng đấy đã là một thiếu phụ nhan sắc đang tàn.
Chiều tối ngày hôm qua họ đã xuống đến chợ. Như nhiều đôi khác, hai vợ chồng này buộc ngựa vào một góc bên quán, ăn một bữa no nê rồi chia tay nhau.
Sáng hôm nay, họ lại tìm về quán cũ theo lệ thường, để rồi sẽ lại ăn một bữa, trước khi túc tắc dắt ngựa đi về.
Thế nhưng lần này, cô vợ không về quán một mình, mà dẫn theo anh người yêu cũ.
Thế là ba người ngồi cùng nhau. Hai người đàn ông và một người đàn bà.
Anh bạn mình ngồi xây mặt ra cửa, nhưng căng tai về phía bàn bên để nghe và cố hạ giọng dịch cho mình nghe, từng câu nhát gừng đứt quãng của người đàn ông, đang vừa nói vừa uống một cách đầy bức xúc.
Anh bạn mình còn phải tóm tắt cả câu chuyện đã xảy ra trước khi tôi hỏi, thế nhưng vẫn theo kịp được khúc sau, vì anh kia cứ nói một câu lại uống một hớp, rồi lại gật gật cái đầu, như đang cố vắt ra các ý nghĩ lộn xộn, nằm đâu đó bên trong óc mình.
Mình vừa nín thở để nghe và cố sắp xếp các lời dịch của anh bạn. Cuối cùng, thì mình hiểu được đại khái câu chuyện giữa hai người đàn ông: Một người chỉ nói, vừa nói vừa nghẹn ngào, một người cúi gằm mặt xuống vừa nghe vừa cắn chặt hàm răng. Bỏ qua những câu vòng vo mà mình không nhớ, mà cũng không hiểu hết ý, thì tóm tắt lại là như sau:
- Thằng Xín Thau kia, mày uống hết cái bát ấy đi rồi nghe tao nói. Suốt đêm qua tao đau tức cái tim, đau quặn cái ruột. Tao đi theo vợ mày về đây tìm mày!.
- ............
- Cái ngày bố mày theo ông thầy cúng, đưa mày đến đón vợ mày về, tao buồn muốn chết. Tao đã bắn hết cả một túi thuốc, nhồi hết đạn chì thì nhồi sỏi sạn vào mà bắn. Đáy nòng vỡ ra, sẹo trên má tao vẫn còn đây này!.
- ............
- Sau khi cưới, vợ mày nó bảo rằng tao đừng buồn, mày thương vợ lắm. Tao tin nó quá, thế là tao vui!.
- ..............
- Phiên chợ trước, tao được tin nhắn là phiên này vợ chồng nhà mày sẽ đi. Tao đắp vội mấy khúc bờ ruộng cho xong, tao bỏ cái đám cưới trong bản để ra đây gặp vợ mày!.
- .............
- Mày phải biết. Khi đi ra chợ tao vui quá, bỏ không bắn hai con chim to trên cành, bỏ không bắn một con nhím to trong bụi. Tao chỉ nghĩ đến cái lúc được gặp vợ mày. Thật đấy. Tao vẫn còn thương con vợ mày lắm mà!.
- .............
- Đến lúc tao tìm được con vợ mày, tao vui đến chảy cả nước mắt. Tao lại hát lại cái bài, mà ngày xưa lần đầu, tao hát vào bên tai con vợ mày, cái đêm đầu tiên tao gặp được nó!.
- ..............
- Thế mà, dắt nhau đi rồi, đèn tao chiếu vào tận mặt, mà tao không còn nhận ra nó là cô con gái đẹp nhất bản. Giàng ơi!. Ngày xưa cái mặt ấy tròn như trăng rằm, hai cái vú nó tròn to như hai quả dưa chín, cái tay nó đẹp như mình con trăn trên cây, tiếng nó cười hay như chim hót làm nắng cũng cười theo, cái váy nó thơm như hoa rừng làm bướm cũng bay theo!.
- ..............
- Giàng ơi!. Đêm qua tao chỉ thấy mặt nó cong méo như trăng hạ tuần, ngực nó nhăn như hai quả bí héo. Nó không cười, nó chỉ muốn khóc. Tao đau cái tim tao quá!. Giàng ơi!.
- ................
- Mày nói đi!. Là thằng đàn ông, mắt mày có nhìn thấy vợ mày nó khổ hay không? Là thằng đàn ông, mày có thấy vợ mày nó buồn hay không?.
- ...............
- Mày là thằng tốt số nhất đời!. Mày sinh vào lúc nào mà mày lấy được vợ mày?. Mày thật là có cái tội to!. Hôm nay tao định đánh mày, tao thương con vợ mày quá!.
- ................
- Lần này tao mang hai bao ngô giống. Tao không bán nữa. Mày mang về đi mà trồng. Phiên chợ sau tao gửi phân bón vào cho!.
- .................
- Đến kỳ ngô ra bắp tao bảo mày cách đặt bẫy. Tao có bài thuốc, bẫy sập là lợn rừng ngấm thuốc không chạy được đâu!. Tao sẽ cho mày!. Nếu nhím sập bẫy, mày bắt nguyên cả con mang ra chợ. Có người mua ngay. Ba cái dạ dày nhím sống, là đổi được một con lợn giống to!..
- ................
- Mày không được lười. Mày đói thì tao kệ mày, nhưng vợ mày thiếu thóc, thiếu ngô là tao đánh mày đấy!.
- ..............
- Thằng Xín Thau kia!. Mày có phải là thằng đàn ông hay không?..
- ..............
Nhìn hai gã đàn ông gục đầu vào nhau, rưng rức khóc trên hai bát rượu đã cạn khô, mình thấy thật là khó tả.
Nhìn sang người đàn bà lẳng lặng ngồi bên, tôi không đọc được những ý nghĩ gì đang ẩn hiện trong đầu cô ta.
Phải chăng là vừa hạnh phúc vừa tủi thân, phải chăng là vừa ái ngại vừa thương xót cho cả hai gã đàn ông của cô?...
Rất lâu về sau, một lần mình đem câu chuyện này kể cho vợ nghe.
Vợ mình thở dài, cầm cái điều khiển tắt phụt màn hình vô tuyến, đang lải nhải vô duyên và bâng quơ nói:
- Đàn ông như thế mới là đàn ông!..
(Sưu tầm).
---------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết và được lấy từ Diễn đạt phuot.vn, do các thành viên của Diễn đàn ghi lại, trong các chuyến đi.
THÔI! ĐỪNG BUỒN NỮA NHÉ!..
Không có gì buồn hơn, khi một người đàn ông ôm mặt khóc. Càng buồn hơn, khi nhìn vào khuôn mặt của người phụ nữ, ngồi bên cạnh, trong tấm hình này. Mình hình như được chia sẻ, bởi có những lúc, mình cũng buồn và tuyệt vọng như vậy, nhưng mình không khóc nổi và không thể làm những chuyện dại dột nổi, bởi bên cạnh mình còn rất nhiều người thân, đang sẻ chia - động viên mình, giống như gương mặt người đàn ông thứ 3 trong hình, đang động viên - khuyên nhủ người ngồi khóc. Một tấm hình mà xem xong, thấy lòng mình chùng lại, thấm thía những gì đã trải qua và tin vào những điều tốt đẹp, thương yêu, gần gũi, ngay bên cạnh mình. Tự nhiên lại dặn mình: Mọi giông bão, khó khăn và mệt mỏi qua rồi. Thôi! Đừng buồn nữa nhé!.. (Nguồn hình: phuot.vn) |
ANH THĂNG ƠI! EM BAY VỚI!..
Tuân Phẹt - (Ghi lại cuộc phỏng vấn - trò chuyện giữa "Phóng viên" Phot_Phet và anh La #)
Phot_Phet: Khiếp!. Ngó anh khai mào phiên điều trần sáng nay trước Quốc hội, mà thương cho anh quá!.
La #: Mày dùng từ chuẩn lại đi, ở ta gọi là chất vấn. Sao thương?. Mặt tao có nhọ à?.
Phot_Phẹt: Không anh ạ!. Mặt anh không nhọ nhưng trông căng thẳng quá. Chả khác gì mặt cậu học trò bị cô giáo gọi lên bảng truy bài mà không thuộc!.
La #: Tao cũng đã trình bày rồi!. Tao mới ngồi ghế nóng, đít hẵng còn chưa ấm, lại là người đầu tiên. Lúng túng là phải!.
Phot_Phet: Em cũng thông cảm với anh!. Nhưng có vẻ anh không phải là người giỏi diễn đạt, trình bày!.
La #: Chả riêng tao đâu!. Ở ta, lãnh đạo ai cũng thế. Rất kém kỹ năng này. Nhiều ông rời “phao” ra là... “chìm” hẳn!.
Phot_Phet: Có hai kỹ năng tối quan trọng để làm lãnh đạo là thuyết trình và hành động, mà hỏng mất một thì làm gì, anh?.
La #: Đồng ý với mày!. Tao chỉ là người của hành động. Tao vẫn hơn khối các ông không nói và cũng chẳng làm!.
Phot_Phet: Thế họ làm gì, thưa anh?.
La #: Mày hỏi khó quá!. Không nhẽ tao lại nói thẳng ra là họ chỉ có mỗi việc ngậm miệng và ... ăn tiền!.
Phot_Phet: À, vâng!. Nói về chuyện hỏi han, em thấy nhiều vị Đại biểu Quốc hội hỏi anh khó quá. Tỷ như, khi nào thì hết ách tắc, bao giờ hết tai nạn giao thông?.
La #: Đúng là nhiều ông hỏi lấy được, làm ra vẻ!. Tao là người chứ đâu phải thánh nhân, thày bói hay chiêm tinh gia, mà bắt tao trả lời những việc, không phải của ngày hôm nay?. Nói thật với mày, việc tao trả lời đã là thụ động, lúng túng rồi, nhưng việc người ta chủ động đặt câu hỏi, cũng chả nên hồn?.
Phot_Phet: Thì đấy! Người ta vẫn than thở chất lượng hỏi và trả lời chất vấn là rất kém. Là do đâu, thưa anh?.
La #: Tao mượn lời người xưa mà nói với mày rằng, tại cái xứ ta nó thế. Hay như lời người nay nói, ông nào thì tao quên rồi, rằng thì nước ta không hẳn là nước đang phát triển hay chậm phát triển, mà là nước rất... khó phát triển!.
Phot_Phet: Gay go thế cơ ạ. Thưa anh?.
La #: Đúng thế!. Nên tao kêu gọi phải hành động. Luôn và ngay. Không thể trù trừ, chậm trễ!.
Phot_Phet: Em đồng ý. Nhưng cụ thể chúng ta phải làm gì?.
La #: Xin được cho tao giữ kín kế hoạch và lộ trình. Nói ra, người ta biết mà đối phó, xỏ xiên là rất mệt. Nhưng như mày cũng thấy, tới đây tao cấm bớt xe, dẹp vỉa hè và kiện toàn cũng như nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với giao thông!.
Phot_Phet: Gần mà xa, anh nhỉ?.
La #: Xa và gần thì đúng hơn!. À! Mà tao mới "chém hai tướng dưới trướng" để an lòng quân - dân, mày biết chưa?.
Phot_Phet: Em cũng có nghe qua. Em còn biết anh ban lệnh cắm trại tuyền doanh, không cho tướng sĩ dưới trướng luyện môn uýnh Góp!.
La #: Đúng thế!. Trò đó vô bổ. Rảnh rang ăn tiết canh vịt, uống Ba-len-thai, hòa tình tướng sĩ, anh em nhẽ ngọt ngào hơn!.
Phot_Phet: Anh làm em nhớ đến chuyện “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”!.
La #: Tao không biết chuyện đó!. Nhưng thú thực với mày, tao rất khoái món tiết canh vịt nhắm với rượu Ba-len-thai!.
Phot_Phet: Đông - Tây hội ngộ, anh nhỉ?.
La #: Chuyện!. Tiết canh nó vừa hồng vừa chuyên, gia giảm có thêm hành - lạc, lại vừaa bổ, vừa mát. Kết với cái anh Ba-len-thai nồng nàn, hăm mấy năm. Tuyệt!.
Phot_Phet: Em nghe đâu bên Tàu, người ta còn ăn cả nhau thai lẫn thai nhi, nhắm với X.O dòng V.S.O.P thượng hạng!.
La #: Tao không thích ăn thịt người. Trừ hàng tươi sống, giống cái!.
Phot_Phet: He! He!. Em cứ tưởng anh thích ăn mỗi tiết canh vịt!.
La #: Mày đểu nó vừa vừa thôi. Tao đang trẻ thế này mà ăn mỗi thứ đấy thì chết à?. Bề trên của tao, quá lai hy rồi, mà còn tranh thủ “gặm” được “cỏ” chiều xuân nữa là!...
Phot_Phet: Ai mà phúc đức và khỏe mạnh thế ạ?.
La #: Mày lại hỏi khó!. Nói ra cho thiên hạ nó bắt trước à?. Mày có thể chửi tao ngu, tao“ đánh mìn”!. Nhưng tao mà nói cho mày biết đấy là ai, thì phạm vào tội tiết lộ... bí mật Quốc gia đấy, hiểu chưa?.
Phot_Phet: Nghe nghiêm trọng, anh nhỉ?. Chiều nay, anh có phải đăng đàn giả nhời nốt chất vấn không ạ?.
La #: Mày chả hiểu đéo gì về Quốc hội. Đó là Trường thi. Ông Chủ tịch là Chánh Chủ khảo, các Đại biểu là người ra đề. Tao tuy thân Bộ trưởng, nhưng cũng không hơn phận thằng học trò, như mày nói. Tao thi xong buổi sáng rồi!..
Phot_Phet: Thế Giám thị là ai ạ?.
La #: Mày ngu bỏ mẹ!. Là nhân dân chứ còn ai nữa?.
Phot_Phet: Thảo nào các anh thi đỗ hết!. Có trượt, thì cũng được Chánh Chủ khảo phúc tra, nâng điểm cho đỗ vớt!.
La #: Mày nói thế là sao?.
Phot_Phet: Vì Giám thị thì đứng ngoài và chả có quyền hành mẹ gì cả!.
La #: Thì cái xứ ta nó thế!..
-----------------------------------------------------------
* Hình ảnh chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Phot_Phet: Khiếp!. Ngó anh khai mào phiên điều trần sáng nay trước Quốc hội, mà thương cho anh quá!.
La #: Mày dùng từ chuẩn lại đi, ở ta gọi là chất vấn. Sao thương?. Mặt tao có nhọ à?.
Phot_Phẹt: Không anh ạ!. Mặt anh không nhọ nhưng trông căng thẳng quá. Chả khác gì mặt cậu học trò bị cô giáo gọi lên bảng truy bài mà không thuộc!.
La #: Tao cũng đã trình bày rồi!. Tao mới ngồi ghế nóng, đít hẵng còn chưa ấm, lại là người đầu tiên. Lúng túng là phải!.
Phot_Phet: Em cũng thông cảm với anh!. Nhưng có vẻ anh không phải là người giỏi diễn đạt, trình bày!.
La #: Chả riêng tao đâu!. Ở ta, lãnh đạo ai cũng thế. Rất kém kỹ năng này. Nhiều ông rời “phao” ra là... “chìm” hẳn!.
Phot_Phet: Có hai kỹ năng tối quan trọng để làm lãnh đạo là thuyết trình và hành động, mà hỏng mất một thì làm gì, anh?.
La #: Đồng ý với mày!. Tao chỉ là người của hành động. Tao vẫn hơn khối các ông không nói và cũng chẳng làm!.
Phot_Phet: Thế họ làm gì, thưa anh?.
La #: Mày hỏi khó quá!. Không nhẽ tao lại nói thẳng ra là họ chỉ có mỗi việc ngậm miệng và ... ăn tiền!.
Phot_Phet: À, vâng!. Nói về chuyện hỏi han, em thấy nhiều vị Đại biểu Quốc hội hỏi anh khó quá. Tỷ như, khi nào thì hết ách tắc, bao giờ hết tai nạn giao thông?.
La #: Đúng là nhiều ông hỏi lấy được, làm ra vẻ!. Tao là người chứ đâu phải thánh nhân, thày bói hay chiêm tinh gia, mà bắt tao trả lời những việc, không phải của ngày hôm nay?. Nói thật với mày, việc tao trả lời đã là thụ động, lúng túng rồi, nhưng việc người ta chủ động đặt câu hỏi, cũng chả nên hồn?.
Phot_Phet: Thì đấy! Người ta vẫn than thở chất lượng hỏi và trả lời chất vấn là rất kém. Là do đâu, thưa anh?.
La #: Tao mượn lời người xưa mà nói với mày rằng, tại cái xứ ta nó thế. Hay như lời người nay nói, ông nào thì tao quên rồi, rằng thì nước ta không hẳn là nước đang phát triển hay chậm phát triển, mà là nước rất... khó phát triển!.
Phot_Phet: Gay go thế cơ ạ. Thưa anh?.
La #: Đúng thế!. Nên tao kêu gọi phải hành động. Luôn và ngay. Không thể trù trừ, chậm trễ!.
Phot_Phet: Em đồng ý. Nhưng cụ thể chúng ta phải làm gì?.
La #: Xin được cho tao giữ kín kế hoạch và lộ trình. Nói ra, người ta biết mà đối phó, xỏ xiên là rất mệt. Nhưng như mày cũng thấy, tới đây tao cấm bớt xe, dẹp vỉa hè và kiện toàn cũng như nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với giao thông!.
Phot_Phet: Gần mà xa, anh nhỉ?.
La #: Xa và gần thì đúng hơn!. À! Mà tao mới "chém hai tướng dưới trướng" để an lòng quân - dân, mày biết chưa?.
Phot_Phet: Em cũng có nghe qua. Em còn biết anh ban lệnh cắm trại tuyền doanh, không cho tướng sĩ dưới trướng luyện môn uýnh Góp!.
La #: Đúng thế!. Trò đó vô bổ. Rảnh rang ăn tiết canh vịt, uống Ba-len-thai, hòa tình tướng sĩ, anh em nhẽ ngọt ngào hơn!.
Phot_Phet: Anh làm em nhớ đến chuyện “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”!.
La #: Tao không biết chuyện đó!. Nhưng thú thực với mày, tao rất khoái món tiết canh vịt nhắm với rượu Ba-len-thai!.
Phot_Phet: Đông - Tây hội ngộ, anh nhỉ?.
La #: Chuyện!. Tiết canh nó vừa hồng vừa chuyên, gia giảm có thêm hành - lạc, lại vừaa bổ, vừa mát. Kết với cái anh Ba-len-thai nồng nàn, hăm mấy năm. Tuyệt!.
Phot_Phet: Em nghe đâu bên Tàu, người ta còn ăn cả nhau thai lẫn thai nhi, nhắm với X.O dòng V.S.O.P thượng hạng!.
La #: Tao không thích ăn thịt người. Trừ hàng tươi sống, giống cái!.
Phot_Phet: He! He!. Em cứ tưởng anh thích ăn mỗi tiết canh vịt!.
La #: Mày đểu nó vừa vừa thôi. Tao đang trẻ thế này mà ăn mỗi thứ đấy thì chết à?. Bề trên của tao, quá lai hy rồi, mà còn tranh thủ “gặm” được “cỏ” chiều xuân nữa là!...
Phot_Phet: Ai mà phúc đức và khỏe mạnh thế ạ?.
La #: Mày lại hỏi khó!. Nói ra cho thiên hạ nó bắt trước à?. Mày có thể chửi tao ngu, tao“ đánh mìn”!. Nhưng tao mà nói cho mày biết đấy là ai, thì phạm vào tội tiết lộ... bí mật Quốc gia đấy, hiểu chưa?.
Phot_Phet: Nghe nghiêm trọng, anh nhỉ?. Chiều nay, anh có phải đăng đàn giả nhời nốt chất vấn không ạ?.
La #: Mày chả hiểu đéo gì về Quốc hội. Đó là Trường thi. Ông Chủ tịch là Chánh Chủ khảo, các Đại biểu là người ra đề. Tao tuy thân Bộ trưởng, nhưng cũng không hơn phận thằng học trò, như mày nói. Tao thi xong buổi sáng rồi!..
Phot_Phet: Thế Giám thị là ai ạ?.
La #: Mày ngu bỏ mẹ!. Là nhân dân chứ còn ai nữa?.
Phot_Phet: Thảo nào các anh thi đỗ hết!. Có trượt, thì cũng được Chánh Chủ khảo phúc tra, nâng điểm cho đỗ vớt!.
La #: Mày nói thế là sao?.
Phot_Phet: Vì Giám thị thì đứng ngoài và chả có quyền hành mẹ gì cả!.
La #: Thì cái xứ ta nó thế!..
-----------------------------------------------------------
* Hình ảnh chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
HOANG TƯỞNG VÀ... TÂM THẦN
Nguyễn Thế Thịnh - Hai ông nghị là Thạc sỹ Kinh doanh Quốc tế Hoàng Hữu Phước và Bác sĩ, Tiến sĩ, Nhà văn Nguyễn Minh Hồng với những phát biểu “rùng rợn” giữa nghị trường khiến bàn dân thiên hạ một phen ê mặt.
Khỏi phải nhắc lại chuyện là thế nào, vì nhắc lại càng thêm nhục nhã.
Chỉ nói cái mà bàn dân thiên hạ chưa nói: Đó là vì sao các ông ấy nói, mà chúng ta lại bị ê mặt?.
Là vì các ông ấy, do các lá phiếu bầu nên, mà phiếu bầu là của cử tri. Vậy thì cử tri bị nhầm lẫn hay vì lý do gì?.
Chúng ta đã biết: Quy trình Hiệp thương Bầu cử trải qua nhiều cửa ải, nhưng các ông ấy vẫn lọt vào danh sách cuối cùng để bỏ phiều.
Đó là điều lạ thứ nhất.
Khi bỏ phiếu, các ông ấy vẫn trúng. Đó là điều lạ thứ hai.
Thôi thì bỏ qua vấn đề hiệp thương, vì đó là chuyện của Mặt trận. Mà Mặt trận lại do Đảng lãnh đạo (lý ra thì Đảng là một Đoàn thể phải nằm trong Mặt trận). Nhưng mà cử tri thì sao?.
Chỉ có thể lý giải là họ bầu cho xong chuyện.
Hoặc có thể họ tin vào cái lý lịch tự sướng.
Hoặc nữa là họ tin vào những phát biểu hoang đường với một tâm lý mong muốn có sự thay đổi nào đó…cho vui.
Lý nào đi nữa thì cử tri ta nói chung và nói riêng trong những trường hợp này đều vô trách nhiệm với bản thân mình (chứ chưa nói với Quốc gia) và vì thế đến bây giờ họ phải trả giá.
Nhớ lại câu chuyện một người đàn bà ngoại tình bị dẫn ra giữa làng, theo luật thì phải ném đá cho đến chết.
Lúc đó, Chúa xuất hiện và nói: "Trong số các người, ai chưa từng ngoại tình thì ném viên đá đầu tiên!". Nghe xong, mọi người lẳng lặng ra về. Và Chúa nói với người đàn bà: "Thôi, ngươi về đi!".
Theo đó, nếu Hội đồng Bầu cử triệu tập cử tri Tổ Bầu cử hai ông này lại và hỏi: "Ai trước đây không bỏ phiếu cho ông Hồng và ông Phước, thì giơ tay lên, để bãi miễn hai ông?".
Tất nhiên đã là số ít và Hội đồng nói: "Hai ông vẫn đương nhiên tồn tại!".
Bài học này mới đau đớn làm sao!..
Cá nhân tôi không trực tiếp bỏ phiếu cho hai ông này (vì thuộc khu vực Bầu cử khác mà thôi!) nhưng tôi nghĩ: "Hai ông này phải được mang đi giám định tâm thần, để có cơ sở pháp lý mà đưa hai ông vào nhà thương điên, điều trị chứng hoang tưởng!"...
--------------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Khỏi phải nhắc lại chuyện là thế nào, vì nhắc lại càng thêm nhục nhã.
Chỉ nói cái mà bàn dân thiên hạ chưa nói: Đó là vì sao các ông ấy nói, mà chúng ta lại bị ê mặt?.
Là vì các ông ấy, do các lá phiếu bầu nên, mà phiếu bầu là của cử tri. Vậy thì cử tri bị nhầm lẫn hay vì lý do gì?.
Chúng ta đã biết: Quy trình Hiệp thương Bầu cử trải qua nhiều cửa ải, nhưng các ông ấy vẫn lọt vào danh sách cuối cùng để bỏ phiều.
Đó là điều lạ thứ nhất.
Khi bỏ phiếu, các ông ấy vẫn trúng. Đó là điều lạ thứ hai.
Thôi thì bỏ qua vấn đề hiệp thương, vì đó là chuyện của Mặt trận. Mà Mặt trận lại do Đảng lãnh đạo (lý ra thì Đảng là một Đoàn thể phải nằm trong Mặt trận). Nhưng mà cử tri thì sao?.
Chỉ có thể lý giải là họ bầu cho xong chuyện.
Hoặc có thể họ tin vào cái lý lịch tự sướng.
Hoặc nữa là họ tin vào những phát biểu hoang đường với một tâm lý mong muốn có sự thay đổi nào đó…cho vui.
Lý nào đi nữa thì cử tri ta nói chung và nói riêng trong những trường hợp này đều vô trách nhiệm với bản thân mình (chứ chưa nói với Quốc gia) và vì thế đến bây giờ họ phải trả giá.
Nhớ lại câu chuyện một người đàn bà ngoại tình bị dẫn ra giữa làng, theo luật thì phải ném đá cho đến chết.
Lúc đó, Chúa xuất hiện và nói: "Trong số các người, ai chưa từng ngoại tình thì ném viên đá đầu tiên!". Nghe xong, mọi người lẳng lặng ra về. Và Chúa nói với người đàn bà: "Thôi, ngươi về đi!".
Theo đó, nếu Hội đồng Bầu cử triệu tập cử tri Tổ Bầu cử hai ông này lại và hỏi: "Ai trước đây không bỏ phiếu cho ông Hồng và ông Phước, thì giơ tay lên, để bãi miễn hai ông?".
Tất nhiên đã là số ít và Hội đồng nói: "Hai ông vẫn đương nhiên tồn tại!".
Bài học này mới đau đớn làm sao!..
Cá nhân tôi không trực tiếp bỏ phiếu cho hai ông này (vì thuộc khu vực Bầu cử khác mà thôi!) nhưng tôi nghĩ: "Hai ông này phải được mang đi giám định tâm thần, để có cơ sở pháp lý mà đưa hai ông vào nhà thương điên, điều trị chứng hoang tưởng!"...
--------------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
23 tháng 11, 2011
HẬU BÌNH CHỌN HẠ LONG: "NGU THÌ CHẾT CHỨ BỆNH TẬT GÌ?"..
Ghi lại cuộc trao đổi giữa 3 nhân vật, về chủ đề đang nổi tiếng...
Halong bay: Chuyện mày hạ tao từ đẳng Di sản xuống cấp Kỳ quan, tao cho qua. Nhưng chuyện mày lừa dân tao, thì tao phải xử!.
N7WC: Tao không lừa. Tự chúng mày chui đầu vào!.
Halong bay: Láo!. Nếu như mày không đan bẫy và bỏ pho mát vào thì ai chui?.
N7WC: Tao không đặt bẫy, và càng không có miếng pho mát nào ở trỏng!.
Halong bay: Đừng có già mồm. Ý mày là chúng tao tự đánh lừa, tự đặt bẫy chúng tao à?.
N7WC: Chuẫn không cần chĩnh!..
Halong bay: Bỏ cái lối ăn nói chệu chạo ấy đi!. Tao ở Quảng... Linh chứ không ở Thanh Hóa nhá!. Đéo hay ho gì đâu!..
N7WC: Kể cả mày ở Hà... Lội, thì vẫn lói ngọng như thường. Huống chi ba cái hỏi – ngã?.
Halong bay: Già mồm!. Đã thế còn tham. Người ta đang tố cáo sự tham và thủ đoạn của mày đấy!.
N7WC: Tao không tham và thủ đoạn như mày nói. Đó chỉ là một phép thương mại bình thường mà bất cứ thằng nào có tư duy kiếm tiền, đều có thể nghĩ ra!.
Halong bay: Vấn đề là mày Marketing và PR quá láu cá!..
N7WC: Đó cũng là một phép đơn thuần trong kinh doanh và bán hàng. Quảng cáo chỉ là...quảng cáo, và đó là việc của bọn tao. Nghe theo quảng cáo và mua hàng là việc của chúng mày!..
Halong bay: Mày giỏi lắm. Biện bạch cứ như thày cãi!.
N7WC: Tao coi đây như lời khen!. Đéo như chúng mày, há mồm là mắc quai. Ú ớ như Việt gian!.
Halong bay: Tao cũng nghĩ thế. Bọn nhắn tin bầu chọn cho tao giờ cũng đang ấm ức rủa thầm. Bọn chọc ngoáy, xỏ xiên thì tha hồ khua chiêng, gõ trống. Mỗi bọn lãnh đạo là...im lặng, dù chúng là kẻ nổ súng xung phong!.
N7WC: Ngu thì chết chứ binh tật gì!.
Halong bay: Mày bỉ ổi vừa thôi và huyênh hoang chớ vội. Tao sẽ nhờ anh Phot_Phet, luật sư danh giá nhất An-nam kiện để đòi lại danh dự cho tao và lợi ích cho quốc dân tao!.
N7WC: Tao thách mày đấy. Chấp cả Luật sư của mày liên danh với thằng Luật sư xứ Nam Dương đang dọa kiện tao đấy. Mày nên nhớ, luật chơi do tao đặt ra, và rất tiếc, nó lại rất...đúng luật. Luật của thế giới văn minh chứ đéo phải cái thứ luật rừng tởm lợn, của xứ thiên đàng chúng mày!.
Halong bay: A!. Mày giỏi nhỉ!. Mày tin là thần công lý đứng trên vai bảo trợ cho mày chắc?.
N7WC: Tao tin, nên tao chấp hết!. Không như chúng mày, đức tin thất lạc và công lý như diễn viên hài!.
Halong bay: Đừng tỉa đểu. Để tao gọi anh Phot_Phet, Luật sư danh giá nhất An-nam ra chọi với mày!.
N7WC: Nó là thằng nào? Tao gặp chưa?.
Halong bay: Anh í đây!.
Phot_Phet: Anh đéo hơi đâu đi kiện mày. Mà anh sẽ kiện thằng nào đem danh giá chú em Halong bay đây, cũng như danh dự quốc gia của xứ An-nam khốn khổ ra làm trò hề và trục lợi. Anh chửi chúng nó phát cho mát bẹn!.
N7WC: Đấy!. Người thông tuệ như ông anh đây, khẩu khí nó khác hẳn!.
Halong bay: Thế là sao hả anh Phẹt?.
Phot_Phet: Chú đi mà hỏi Đảng - Đoàn và Mặt trận í!.
Halong bay: Họ trốn tiệt rồi. Chả thấy bóng dáng ai!.
Phot_Phet: Đào mả cha chúng nó lên mà hỏi!.
N7WC: Là hành vi gì vậy, thưa anh?.
Phot_Phet: À!. Là việc khai quật các xác chết ấy mà!.
N7WC: Lạy chúa tôi!. Thật là một hành vi tàn nhẫn!.
Phot_Phet: Nhưng đó là với các xác chết. Còn tàn nhẫn gì hơn khi những kẻ như anh, đồng bào anh cũng như chú Halong bay đây đang bị chúng đánh bả, để làm món giả cầy. Ngoài món đó, xương chúng đem ninh măng, lòng mề đổ dồi, đánh tiết, chân hầm thuốc bắc, cặc hấp muối tiêu!..
N7WC: Ôi anh!. Em sợ!.
Halong bay: Em cũng thăng đây!.
Phot_Phet: Đi cả đi!. Để anh còn họp... Chi bộ ("họp Chi bộ" - Tiếng lóng, nghĩa là... đánh bạc).
---------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Nguồn: Tuân Phẹt
ĂN CỖ NGƯỜI THÁI
Mai Thanh Hải - Đến Quỳnh Nhai (Sơn La), con đường từ Thuận Châu vào phố huyện mới đúng là kinh hoàng với núi cao dốc ngược, cua tay áo thoắt mở, thoắt khép và nhất là con đường nhỏ tý, sống trâu gồ ghề, chỉ cần sểnh tay lái, là cả xe lẫn người lao xuống vực sâu hun hút.
Ấy thế mà, con đường này mình đi lại trong 2 tháng nay, dễ có đến 3-4 lần, thành ra cũng... quen và thấy tay lái của mình, lên cơ rõ rệt.
Buổi sáng tỉnh dậy ở Nhà khách huyện Quỳnh Nhai, vừa thò đầu khỏi chăn đã vội vàng rúc ngược trở lại, vì khí lạnh luồn qua khe cửa, hung hăng trong phòng đến buốt ruột.
Lười thế đấy, nhưng cứ phải lục tục trở dậy, mạnh dạn phi ra ngoài cửa nhìn xuống thung lũng người Thái, đang cựa mình trong nắng vàng lóe trên đầu núi và mỏng mảnh khói bếp buổi sáng, thơm nức mùi nếp mới, đựng trong giỏ tre, bên hông người lên nương buổi sớm...
Bữa sáng ào ào xong sớm, để hùng hục chạy xuống bến phà Pá Uôn, lên thuyền lạch tạch lòng hồ Thủy điện Sơn La.
Quá trưa, cái thuyền cũ đến không thể cũ, mới lạch tạch đưa lại về bến, cho cả bọn rũ rượi lên bờ, bụng sôi ùng ục vì đói.
Vừa ngồi vừa thở, tất cả lại cùng "Ơ!" lên với nhau: ?Mấy chuyến này, chả biết món ăn người Thái, là sao nhỉ?".
Cậu chuyên viên UBND huyện đi cùng đoàn từ sáng đến giờ, nhoay nháy móc điện thoại: "Để em gọi đặt cơm" và chỉ vài phút sau, quay lại cười hớn hở: "Có rồi! Về lại Thị trấn thôi!".
Ừ! Đúng là "thổ công", chỉ gần 1 tiếng sau, tụi mình đã có mặt ở căn nhà ven thị trấn, nằm dưới chân đồi xanh mướt và rất lâu rồi, mới lại được "ăn cỗ người Thái", mà ít ai có thể tưởng tượng ngon, đặc sắc đến chừng nào...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ấy thế mà, con đường này mình đi lại trong 2 tháng nay, dễ có đến 3-4 lần, thành ra cũng... quen và thấy tay lái của mình, lên cơ rõ rệt.
Buổi sáng tỉnh dậy ở Nhà khách huyện Quỳnh Nhai, vừa thò đầu khỏi chăn đã vội vàng rúc ngược trở lại, vì khí lạnh luồn qua khe cửa, hung hăng trong phòng đến buốt ruột.
Lười thế đấy, nhưng cứ phải lục tục trở dậy, mạnh dạn phi ra ngoài cửa nhìn xuống thung lũng người Thái, đang cựa mình trong nắng vàng lóe trên đầu núi và mỏng mảnh khói bếp buổi sáng, thơm nức mùi nếp mới, đựng trong giỏ tre, bên hông người lên nương buổi sớm...
Bữa sáng ào ào xong sớm, để hùng hục chạy xuống bến phà Pá Uôn, lên thuyền lạch tạch lòng hồ Thủy điện Sơn La.
Quá trưa, cái thuyền cũ đến không thể cũ, mới lạch tạch đưa lại về bến, cho cả bọn rũ rượi lên bờ, bụng sôi ùng ục vì đói.
Vừa ngồi vừa thở, tất cả lại cùng "Ơ!" lên với nhau: ?Mấy chuyến này, chả biết món ăn người Thái, là sao nhỉ?".
Cậu chuyên viên UBND huyện đi cùng đoàn từ sáng đến giờ, nhoay nháy móc điện thoại: "Để em gọi đặt cơm" và chỉ vài phút sau, quay lại cười hớn hở: "Có rồi! Về lại Thị trấn thôi!".
Ừ! Đúng là "thổ công", chỉ gần 1 tiếng sau, tụi mình đã có mặt ở căn nhà ven thị trấn, nằm dưới chân đồi xanh mướt và rất lâu rồi, mới lại được "ăn cỗ người Thái", mà ít ai có thể tưởng tượng ngon, đặc sắc đến chừng nào...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Đĩa rau sống tươi roi rói, đủ các mùi vị - màu sắc với rất nhiều loại rau, mới hái trên rừng, ven suối |
Thịt ba chỉ trộn gia vị, băm nhỏ và bọc lá chuối, nướng bằng than củi, mở ra khói nghi ngút, thơm nức |
Cá trắm lòng hồ Sông Đà, được nhồi rau thơm - gia vị và nướng bằng cật tre tươi |
Măng tươi luộc với chút nước dấm, vừa thơm vừa giòn |
Khăn trải bàn cũng đặc trưng người Thái |
Phải có tý rượu trắng chứ |
Ngon từ cách bày bát đĩa |
Nậm Pịa đặc trưng cho ẩm thực của người Thái Sơn La |
Không thể nhịn được, nên phải chén trước 1 miếng thịt nướng |
GIa vị chấm đây, cũng toàn rau cỏ - gia vị trộn muối ớt |
Sững sờ: Mắt chữ O, mồm chữ A |
1 mình 1 mâm, nhá! |
Gà đồi nấu măng chua |
1,2,3... Dô nào! |
Ăn no, lại vác máy tính ra, cắm 3G của Vịt teo làm việc thui!.. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)