(Trần Triều, Báo PNTP) - “Con gái tôi sẽ rạng ngời xinh tươi, khả ái múa ballet trên sân khấu. Tôi sẽ rất tự hào với mọi người về con gái của mình”- Nghĩ như vậy nên anh Trần Khương (quê Quảng Ngãi, ngụ phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) đặt tên cho con cô con gái đầu lòng là Trần Lê Khả Ái. Cô con gái chào đời với nét mặt thanh tú, người cha đầy mơ mộng ấy càng ngập tràn hy vọng về những dự định đẹp đẽ mình dành cho con.
Con gái được 29 tháng tuổi, anh thấy phản xạ âm thanh của con có gì đó không ổn, đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng II để khám. Bế con về, mọi thứ như sụp đổ, những vòng xe đạp loạng choạng trên con đường dài dưới nắng trưa. Đời anh chưa bao giờ đạp xe chở vợ con khó nhọc đến vậy. Bác sĩ vừa kết luận thiên thần của anh bị câm điếc bẩm sinh.
Vỡ òa với “tiếng người” đầu tiên
Vợ chồng anh Khương mưu sinh bằng nghề may gia công tại nhà. Tuy không được học cao nhưng anh yêu thích thơ văn, thường viết những câu văn vẻ và có cuộc sống đầy mơ mộng. Nhìn nét mặt trắng trẻo, xinh xắn của con, nghĩ về những ước mơ đã gửi hết vào con, anh không cam lòng. “Dù đã rất cố gắng, tôi vẫn không tài nào làm quen được với ý nghĩ con mình sẽ là một đứa bé không thể nghe, không biết nói và trải qua một cuộc sống tật nguyền”- Gương mặt đen sạm của người đàn ông nghèo co lại, đôi mắt rưng rưng khi anh nhắc lại chuyện cũ.
Tình cờ, anh biết có một đoàn từ thiện người nước ngoài đến Sài Gòn giới thiệu máy trợ thính cho người câm điếc bẩm sinh, nó có giá đến 5 cây vàng- tương đương một chiếc xe Dream Thái của nhà giàu cách đây 17 năm. Nhưng người cha nhà nghèo như anh Khương vẫn vét hết tài sản, vay nợ thêm để mua máy cho bằng được..
Gắn máy trợ thính lên tai cho con, vợ chồng anh Khương bước vào hành trình như một “chiến binh” để cùng con tìm lại “tiếng của loài người”. Với máy trợ thính, bé chỉ nghe được khoảng 30% so với người bình thường. Bé cần được nói chậm, nói to kết hợp với khẩu hình, ngôn ngữ cơ thể để làm quen với ngôn ngữ. Mỗi tuần hai lần, người cha gầy gò ấy lại đạp xe chở vợ con từ quận 12 lên tận Trung tâm Khuyết tận TP.HCM ở quận 3 (gần 20 km) để học các kĩ năng rèn luyện nghe- nói. Tiếng là đưa con đi học, nhưng chủ yếu là cha mẹ tiếp thu. Với những bài học ấy, khi về nhà, anh sẽ truyền lại cho ông bà nội ngoại. Cả nhà đều phải nắm kĩ năng cơ bản để thay nhau tiếp cận bé. Suốt ba năm như thế, nỗ lực miệt mài của anh Khương và những người thân như đi vào tuyệt vọng bởi bé chỉ phát ra tiếng ú ớ. Việc tác động để một người câm điếc bẩm sinh có tiến triển tốt chỉ có kết quả sau thời gian tính bằng năm. Nhưng bao nhiêu năm?
Khi những thành viên khác đã dần bỏ cuộc, anh Khương vẫn kiên cường. Anh văn vẻ: “Hai cha con đang chơi một trò kéo co với số phận với sợi chỉ mỏng manh, có thể đứt hết hy vọng bất kì lúc nào”. Dù nói gì con cũng ú ớ, nhưng anh tin con đang từng ngày có sự tiến triển nào đó mà anh chưa nhận ra. Suốt 5 năm ròng rã, anh vẫn không bỏ cuộc, vẫn chuyện trò, hỏi han, đùa giỡn với con dù người ngoài nhìn vào chẳng khác gì anh đang chơi với một pho tượng. Rồi trong tiếng ú ớ như vô thức của con gái, anh thấy con dần chuyển qua được âm “a”. Linh cảm của một người cha tin rằng con gái đang gọi “ba” nhưng chưa tròn vành.
Thường thì mỗi buổi chiều, anh thường bế con ra ngắm máy bay, mỗi lần có một chiếc bay ngang, anh đều chỉ cho con và hét to lên là “máy bay”. Tất nhiên, con anh vẫn câm lặng.
Rồi một ngày, bế con ra xem máy bay, ba chưa kịp lên tiếng thì con đã bảo “bay”, “bay”, “bay”. Anh vỡ òa, rụng rời, suýt đánh rơi con.
Lần đầu nghe con gái nói được “tiếng người”, người cha bật khóc vì sung sướng.
“Đừng sợ, có ba đây”
“Tiếng người” đầu tiên như chìa khóa, mở ra những chữ tiếp theo mà Ái có thể phát âm. Tuy nhiên, do sức nghe quá kém, Ái nói rất khó khăn.
Thông thường, một đứa trẻ câm điếc bẩm sinh như Ái được đưa vào học trường chuyên biệt nhưng cha em không muốn vậy. Anh “tha” con đến trường mầm non công lập để xin học cho con, dĩ nhiên là bị từ chối và các trường chưa có tiền lệ nhận trẻ câm điếc. Anh không bỏ cuộc, kì công lục lại các quy định, nghị định của nhà nước về việc khuyến khích trẻ khuyết tật được hòa nhập trong học tập. Trường chưa dám nhận, anh lên quận để trình bày, rồi xin gặp hiệu trưởng ngày này qua ngày khác để giải thích, bày tỏ nguyện vọng. Cuối cùng, Trường mầm non Bông Hồng (phường An Phú Đông, quận 12) cũng đồng ý nhận.
Cũng với hành trình gian nan ấy, anh xin được cho con vào Trường tiểu học Phạm Văn Chiêu. Anh thừa biết hai cha con phải đối diện một núi khó khăn, bởi lời cô giáo giảng, bé chỉ nghe loáng thoáng, làm sao để học? Vậy là, anh quyết định “đi học cùng con”. Con vào lớp, cha cũng xin phép nhà trường để đứng lấp ló ngoài cửa. Con nghe chưa kịp lời cô thì cha chép lại. Buổi tối, hai cha con lại ngồi với nhau, cha nhẫn nại giảng lại những lời cô giảng ở lớp đến hàng chục lần con mới “nghe lọt”.
Trong những tiếng nói tròn vành hiếm hoi xen lẫn với ú ớ của con hằng đêmbên bàn học ấy, người cha cảm thấy hạnh phúc vô ngần khi con mình rồi cũng biết đọc chữ, làm toán. Lên lớp Hai, sợ con bỏ cuộc vì nản, cha đã phải bày ra đủ thứ trò chơi để “dụ” con. Những lúc buồn bực, con rút phăng máy trợ thính ra vứt, cha vui vẻ dỗ dành. Khi thấy con không theo kịp bạn bè, cha đã đặt ra bậc thang thấp cho con đi: “Nếu con không học được như các bạn, cha con mình có thể cùng nhau học hai hoặc ba năm mới lớp cũng tốt, miễn là không bỏ học”.
Những tháng ngày thập thò ngoài cửa sổ để học cùng con của người cha nghèo rồi cũng được đền đáp. Ái lên lớp đều đặn, khi thi chuyển cấp vào lớp 6, Ái đạt 9 điểm Toán và 5 điểm Văn, đủ điểm để vào Trường TCS An Phú Đông. Lên cấp 2, Ái đối diện với khó khăn mới: 13 môn học có 13 giáo viên khác nhau, mỗi cô có giọng địa phương riêng khiến khả năng nghe của Ái còn kém hơn trước. Cứ đi học về là một trận khóc như mưa diễn ra vì “con không biết cô dạy gì cả”. Đỉnh điểm là giờ học nhạc, cô giáo mời Ái đứng lên hát một bài. Tiếng ú ớ của Ái khiến cả lớp cười ồ, Ái bật khóc và nhất quyết không đi học nữa. “Đừng sợ, có ba đây” tự bao giờ đã trở thành câu cửa miệng của anh Khương. Ái vẫn tiếp tục đến trường nhưng anh phải tính cách khác bởi không thể đi học cùng con như thời con học cấp 1 nữa. Anh đóng bảng đen tại nhà, mời cô giáo dạy Văn (môn Ái đang yếu nhất) về nhà dạy kèm. Thu nhập từ việc may gia công không đủ trả cho cô, anh đi khắp xóm vận động những học sinh học lớp 6 như con mình đến học thêm cùng để chia gánh nặng. Cô giáo dạy Văn thương Ái, giới thiệu thêm thầy dạy Toán. Cứ như vậy, cô học trò có dáng mảnh khảnh này lên được cấp 3, có năm còn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Anh Khương khoe: “Tôi đề nghị các thầy cô không nâng đỡ Ái bằng điểm số, có sao chấm vậy để con tôi biết mình ở đâu mà phấn đấu. Suốt cấp 2, Ái chỉ được 1,5 điểm trở xuống đối với môn Văn. Nhưng khi thi chuyển cấp vào lớp 10, Ái đạt đến 3,5 điểm. Với bao người, 3,5 là số điểm quá tệ nhưng với cha con chúng tôi, đó là một kì tích!”. Đồng thời, Ái đạt 5,5 điểm Toán và 4,5 điểm Anh văn. Thiếu 1 điểm để vào trường công, có người gợi ý làm đơn xin chế độ đặc biệt cho người khuyết tật để vào trường công nhưng anh Khương lắc đầu: “Trung thực với bản thân đã làm cho cha con mạnh mẽ được như vậy đến ngày hôm nay, tôi không muốn làm khác”.
Ái may mắn được Trường THPT dân lập Lý Thái Tổ nhận vào và giảm 50% học phí- trường hợp chưa có tiền lệ ở trường. Khó kể hết được khó khăn và nỗi vất vả của các thầy cô, bạn bè ở đây khi cưu mang Ái. Cô Trần Thị Nhung (chủ nhiệm lớp 10 của Ái) không kiềm được xúc động: “Tôi và các thầy cô khác khổ sở với Ái lắm, em ấy hầu như không nghe cô giảng gì, còn phát âm thì chữ được chữ mất mà chậm đến sốt ruột. Nhưng em ấy thật tuyệt vời, tôi chưa phải khẳng định như vậy. Em ấy đã nỗ lực quá sức tưởng tượng của tôi. Câm điếc bẩm sinh mà theo được chương trình như học sinh bình thường là quá tài”. Ái đạt học sinh khá qua các năm, giờ đang theo học lớp 12 và luôn là trung tâm của câu chuyện họp hội đồng sư phạm bởi mọi người phải xúm vào giúp mới giữ được con đường học chông gai đó của em. Hiện trường phải cử một học sinh khác ngồi bên cạnh Ái để ghi lại những điều cô giảng mà Ái không nghe thấy để tối về học lại.
Nhìn lại quãng đường hai cha con đã trải qua, người lạc quan nhất cũng không nghĩ được cô bé câm điếc ngày nào bây giờ đang đường hoàng là học sinh lớp 12 và hào hứng với ước mơ vào đại học, sẽ thi ngành mĩ thuật!
Rời ngôi nhà đơn sơ, tôi bị ám ảnh bởi chuyện anh Khương kể: “Tội lắm. Giờ thì Ái rất ham học , đang ôn thi tốt nghiệp và đại học nên học càng nhiều hơn trước. Mỗi đêm, vì sợ không nghe được chuông báo thức để dậy học bài, Ái nắm chặt điện thoại trong tay để ngủ. Khi điện thoại rung trên tay là bật dậy”.
Ái nắm chặt điện thoại báo thức như nắm chặt ước mơ của mình, số phận chắc khó giật mất ước mơ của Ái thêm một lần nữa, như lúc em vừa chào đời.
TRẦN TRIỀU
Con gái được 29 tháng tuổi, anh thấy phản xạ âm thanh của con có gì đó không ổn, đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng II để khám. Bế con về, mọi thứ như sụp đổ, những vòng xe đạp loạng choạng trên con đường dài dưới nắng trưa. Đời anh chưa bao giờ đạp xe chở vợ con khó nhọc đến vậy. Bác sĩ vừa kết luận thiên thần của anh bị câm điếc bẩm sinh.
Vỡ òa với “tiếng người” đầu tiên
Vợ chồng anh Khương mưu sinh bằng nghề may gia công tại nhà. Tuy không được học cao nhưng anh yêu thích thơ văn, thường viết những câu văn vẻ và có cuộc sống đầy mơ mộng. Nhìn nét mặt trắng trẻo, xinh xắn của con, nghĩ về những ước mơ đã gửi hết vào con, anh không cam lòng. “Dù đã rất cố gắng, tôi vẫn không tài nào làm quen được với ý nghĩ con mình sẽ là một đứa bé không thể nghe, không biết nói và trải qua một cuộc sống tật nguyền”- Gương mặt đen sạm của người đàn ông nghèo co lại, đôi mắt rưng rưng khi anh nhắc lại chuyện cũ.
Tình cờ, anh biết có một đoàn từ thiện người nước ngoài đến Sài Gòn giới thiệu máy trợ thính cho người câm điếc bẩm sinh, nó có giá đến 5 cây vàng- tương đương một chiếc xe Dream Thái của nhà giàu cách đây 17 năm. Nhưng người cha nhà nghèo như anh Khương vẫn vét hết tài sản, vay nợ thêm để mua máy cho bằng được..
Gắn máy trợ thính lên tai cho con, vợ chồng anh Khương bước vào hành trình như một “chiến binh” để cùng con tìm lại “tiếng của loài người”. Với máy trợ thính, bé chỉ nghe được khoảng 30% so với người bình thường. Bé cần được nói chậm, nói to kết hợp với khẩu hình, ngôn ngữ cơ thể để làm quen với ngôn ngữ. Mỗi tuần hai lần, người cha gầy gò ấy lại đạp xe chở vợ con từ quận 12 lên tận Trung tâm Khuyết tận TP.HCM ở quận 3 (gần 20 km) để học các kĩ năng rèn luyện nghe- nói. Tiếng là đưa con đi học, nhưng chủ yếu là cha mẹ tiếp thu. Với những bài học ấy, khi về nhà, anh sẽ truyền lại cho ông bà nội ngoại. Cả nhà đều phải nắm kĩ năng cơ bản để thay nhau tiếp cận bé. Suốt ba năm như thế, nỗ lực miệt mài của anh Khương và những người thân như đi vào tuyệt vọng bởi bé chỉ phát ra tiếng ú ớ. Việc tác động để một người câm điếc bẩm sinh có tiến triển tốt chỉ có kết quả sau thời gian tính bằng năm. Nhưng bao nhiêu năm?
Khi những thành viên khác đã dần bỏ cuộc, anh Khương vẫn kiên cường. Anh văn vẻ: “Hai cha con đang chơi một trò kéo co với số phận với sợi chỉ mỏng manh, có thể đứt hết hy vọng bất kì lúc nào”. Dù nói gì con cũng ú ớ, nhưng anh tin con đang từng ngày có sự tiến triển nào đó mà anh chưa nhận ra. Suốt 5 năm ròng rã, anh vẫn không bỏ cuộc, vẫn chuyện trò, hỏi han, đùa giỡn với con dù người ngoài nhìn vào chẳng khác gì anh đang chơi với một pho tượng. Rồi trong tiếng ú ớ như vô thức của con gái, anh thấy con dần chuyển qua được âm “a”. Linh cảm của một người cha tin rằng con gái đang gọi “ba” nhưng chưa tròn vành.
Thường thì mỗi buổi chiều, anh thường bế con ra ngắm máy bay, mỗi lần có một chiếc bay ngang, anh đều chỉ cho con và hét to lên là “máy bay”. Tất nhiên, con anh vẫn câm lặng.
Rồi một ngày, bế con ra xem máy bay, ba chưa kịp lên tiếng thì con đã bảo “bay”, “bay”, “bay”. Anh vỡ òa, rụng rời, suýt đánh rơi con.
Lần đầu nghe con gái nói được “tiếng người”, người cha bật khóc vì sung sướng.
“Đừng sợ, có ba đây”
“Tiếng người” đầu tiên như chìa khóa, mở ra những chữ tiếp theo mà Ái có thể phát âm. Tuy nhiên, do sức nghe quá kém, Ái nói rất khó khăn.
Thông thường, một đứa trẻ câm điếc bẩm sinh như Ái được đưa vào học trường chuyên biệt nhưng cha em không muốn vậy. Anh “tha” con đến trường mầm non công lập để xin học cho con, dĩ nhiên là bị từ chối và các trường chưa có tiền lệ nhận trẻ câm điếc. Anh không bỏ cuộc, kì công lục lại các quy định, nghị định của nhà nước về việc khuyến khích trẻ khuyết tật được hòa nhập trong học tập. Trường chưa dám nhận, anh lên quận để trình bày, rồi xin gặp hiệu trưởng ngày này qua ngày khác để giải thích, bày tỏ nguyện vọng. Cuối cùng, Trường mầm non Bông Hồng (phường An Phú Đông, quận 12) cũng đồng ý nhận.
Cũng với hành trình gian nan ấy, anh xin được cho con vào Trường tiểu học Phạm Văn Chiêu. Anh thừa biết hai cha con phải đối diện một núi khó khăn, bởi lời cô giáo giảng, bé chỉ nghe loáng thoáng, làm sao để học? Vậy là, anh quyết định “đi học cùng con”. Con vào lớp, cha cũng xin phép nhà trường để đứng lấp ló ngoài cửa. Con nghe chưa kịp lời cô thì cha chép lại. Buổi tối, hai cha con lại ngồi với nhau, cha nhẫn nại giảng lại những lời cô giảng ở lớp đến hàng chục lần con mới “nghe lọt”.
Trong những tiếng nói tròn vành hiếm hoi xen lẫn với ú ớ của con hằng đêmbên bàn học ấy, người cha cảm thấy hạnh phúc vô ngần khi con mình rồi cũng biết đọc chữ, làm toán. Lên lớp Hai, sợ con bỏ cuộc vì nản, cha đã phải bày ra đủ thứ trò chơi để “dụ” con. Những lúc buồn bực, con rút phăng máy trợ thính ra vứt, cha vui vẻ dỗ dành. Khi thấy con không theo kịp bạn bè, cha đã đặt ra bậc thang thấp cho con đi: “Nếu con không học được như các bạn, cha con mình có thể cùng nhau học hai hoặc ba năm mới lớp cũng tốt, miễn là không bỏ học”.
Những tháng ngày thập thò ngoài cửa sổ để học cùng con của người cha nghèo rồi cũng được đền đáp. Ái lên lớp đều đặn, khi thi chuyển cấp vào lớp 6, Ái đạt 9 điểm Toán và 5 điểm Văn, đủ điểm để vào Trường TCS An Phú Đông. Lên cấp 2, Ái đối diện với khó khăn mới: 13 môn học có 13 giáo viên khác nhau, mỗi cô có giọng địa phương riêng khiến khả năng nghe của Ái còn kém hơn trước. Cứ đi học về là một trận khóc như mưa diễn ra vì “con không biết cô dạy gì cả”. Đỉnh điểm là giờ học nhạc, cô giáo mời Ái đứng lên hát một bài. Tiếng ú ớ của Ái khiến cả lớp cười ồ, Ái bật khóc và nhất quyết không đi học nữa. “Đừng sợ, có ba đây” tự bao giờ đã trở thành câu cửa miệng của anh Khương. Ái vẫn tiếp tục đến trường nhưng anh phải tính cách khác bởi không thể đi học cùng con như thời con học cấp 1 nữa. Anh đóng bảng đen tại nhà, mời cô giáo dạy Văn (môn Ái đang yếu nhất) về nhà dạy kèm. Thu nhập từ việc may gia công không đủ trả cho cô, anh đi khắp xóm vận động những học sinh học lớp 6 như con mình đến học thêm cùng để chia gánh nặng. Cô giáo dạy Văn thương Ái, giới thiệu thêm thầy dạy Toán. Cứ như vậy, cô học trò có dáng mảnh khảnh này lên được cấp 3, có năm còn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Anh Khương khoe: “Tôi đề nghị các thầy cô không nâng đỡ Ái bằng điểm số, có sao chấm vậy để con tôi biết mình ở đâu mà phấn đấu. Suốt cấp 2, Ái chỉ được 1,5 điểm trở xuống đối với môn Văn. Nhưng khi thi chuyển cấp vào lớp 10, Ái đạt đến 3,5 điểm. Với bao người, 3,5 là số điểm quá tệ nhưng với cha con chúng tôi, đó là một kì tích!”. Đồng thời, Ái đạt 5,5 điểm Toán và 4,5 điểm Anh văn. Thiếu 1 điểm để vào trường công, có người gợi ý làm đơn xin chế độ đặc biệt cho người khuyết tật để vào trường công nhưng anh Khương lắc đầu: “Trung thực với bản thân đã làm cho cha con mạnh mẽ được như vậy đến ngày hôm nay, tôi không muốn làm khác”.
Ái may mắn được Trường THPT dân lập Lý Thái Tổ nhận vào và giảm 50% học phí- trường hợp chưa có tiền lệ ở trường. Khó kể hết được khó khăn và nỗi vất vả của các thầy cô, bạn bè ở đây khi cưu mang Ái. Cô Trần Thị Nhung (chủ nhiệm lớp 10 của Ái) không kiềm được xúc động: “Tôi và các thầy cô khác khổ sở với Ái lắm, em ấy hầu như không nghe cô giảng gì, còn phát âm thì chữ được chữ mất mà chậm đến sốt ruột. Nhưng em ấy thật tuyệt vời, tôi chưa phải khẳng định như vậy. Em ấy đã nỗ lực quá sức tưởng tượng của tôi. Câm điếc bẩm sinh mà theo được chương trình như học sinh bình thường là quá tài”. Ái đạt học sinh khá qua các năm, giờ đang theo học lớp 12 và luôn là trung tâm của câu chuyện họp hội đồng sư phạm bởi mọi người phải xúm vào giúp mới giữ được con đường học chông gai đó của em. Hiện trường phải cử một học sinh khác ngồi bên cạnh Ái để ghi lại những điều cô giảng mà Ái không nghe thấy để tối về học lại.
Nhìn lại quãng đường hai cha con đã trải qua, người lạc quan nhất cũng không nghĩ được cô bé câm điếc ngày nào bây giờ đang đường hoàng là học sinh lớp 12 và hào hứng với ước mơ vào đại học, sẽ thi ngành mĩ thuật!
Rời ngôi nhà đơn sơ, tôi bị ám ảnh bởi chuyện anh Khương kể: “Tội lắm. Giờ thì Ái rất ham học , đang ôn thi tốt nghiệp và đại học nên học càng nhiều hơn trước. Mỗi đêm, vì sợ không nghe được chuông báo thức để dậy học bài, Ái nắm chặt điện thoại trong tay để ngủ. Khi điện thoại rung trên tay là bật dậy”.
Ái nắm chặt điện thoại báo thức như nắm chặt ước mơ của mình, số phận chắc khó giật mất ước mơ của Ái thêm một lần nữa, như lúc em vừa chào đời.
TRẦN TRIỀU