QBĐT - Liên tục phải gánh chịu hai cơn bão cùng mưa lũ và gió lốc, gần một tháng qua, nhiều người dân tỉnh ta đã phải đối mặt với chồng chất khó khăn. Và trong gian khó, đã có rất nhiều những tấm lòng thiện nguyện từ khắp nơi trong cả nước đến với tỉnh Quảng Bình, chia sẻ cùng người dân những mất mát, đau thương...
Sự sẻ chia kịp thời ấy đã làm ấm lòng bao người trong bão lũ. Những tấm lợp, thùng mì tôm, nước uống, áo quần... đã mang lại niềm vui không chỉ của người nhận, mà cả người cho cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì món quà của mình đã đến được với người thật sự cần và góp phần giúp họ vượt qua cơn bĩ cực.
Còn nhớ trong dịp trao tiền hỗ trợ sau bão số 10 tại xã Nhân Trạch, trong số 5 hộ được trao, có 1 hộ ở xã khác chỉ mới về địa phương tạm trú chưa đầy một năm nhưng vẫn được đưa vào danh sách cứu trợ.
Khi chúng tôi hỏi, làm như thế liệu có bị các hộ dân địa phương “kiện” không, thì nhận được câu trả lời rằng, dù là người ở đâu nhưng đang sống trên địa bàn của mình mà gặp khó khăn thì nên quan tâm hỗ trợ... Trong gian khó, mọi người dường như xích lại gần nhau hơn, đầy cảm thông và ấm áp tình người....
Thế nhưng bên cạnh những niềm vui ấy, vẫn còn nhiều chuyện buồn khi cứu trợ.
Anh Lê Quang Toán, cán bộ Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh kể: Sau bão số 10, cùng với một nhóm tình nguyện, anh đã nhanh chóng mang quà cứu trợ gồm tiền và các nhu yếu phẩm cho một địa phương vùng nam huyện Quảng Trạch. Trước khi cứu trợ, đoàn đã làm việc với các trưởng thôn có những hộ bị thiệt hại để thống nhất danh sách các hộ.
Khi việc trao quà hỗ trợ cho bà con gần xong thì xuất hiện một người tự xưng là “Phó Chủ tịch Mặt trận xã kiêm Trưởng Ban nhận hàng cứu trợ”. Ông này bảo: "Các anh đi cứu trợ mà không thông qua tôi là không được, đề nghị dừng việc cứu trợ lại ngay!".
Mặc dù việc phát hàng cứu trợ sau đó vẫn tiếp tục tiến hành, nhưng thái độ và những lời nói của ông cán bộ nọ đã khiến cho nhiều thành viên của nhóm tình nguyện cảm thấy bất bình...
Tương tự như trên, sau cơn lũ ngày 17-10, đơn vị nọ đã về một địa phương của huyện Bố Trạch để cứu trợ. Biết người dân đang rất cần cái ăn, họ đã đề nghị xã cùng phối hợp trong việc cung cấp danh sách các hộ khó khăn nhất để kịp thời mang quà đến cho bà con.
Thế nhưng cán bộ xã lại tỏ ý muốn mang số hàng cứu trợ “nhập kho” để sau này xã tính toán. Thuyết phục mãi vẫn không nhận được sự hợp tác, cuối cùng đoàn đành mang hàng trực tiếp cho bà con...
Và đến thời điểm này, vẫn còn một số ngôi nhà của người dân ở huyện Bố Trạch bị tốc mái từ bão số 10 nhưng vẫn chưa được lợp lại khiến nhiều hộ phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Hỏi lý do thì được biết, sau bão, có một doanh nghiệp sản xuất tôn đã về địa phương, tiến hành đo đạc tại các gia đình bị tốc mái rồi hứa sẽ chuyển tôn về cho bà con lợp. Thế rồi đợi mãi đến giờ vẫn chưa thấy nên bà con vẫn tiếp tục phải đợi trong khi trời liên tục mưa...
Những hành động của ông cán bộ tự xưng là “Phó Chủ tịch Mặt trận xã kiêm trưởng ban nhận hàng cứu trợ” và cán bộ xã nọ, bên cạnh việc gây khó khăn và mất niềm tin cho người tham gia hoạt động cứu trợ, còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân sau bão lũ.
Trong khi lẽ ra họ phải cảm ơn sự quan tâm của những người tình nguyện và phối hợp tích cực, thì ngược lại họ lại gây khó dễ.
Chứng kiến chuyện này, không ít người cho rằng, có lẽ những ông cán bộ nọ có những toan tính cá nhân nên mới hành động như thế.
Còn trong câu chuyện thứ hai, việc doanh nghiệp nọ có ý định hỗ trợ tấm lợp cho bà con là tốt, thế nhưng quá trình tiến hành chậm trễ khiến cho người dân đã khổ vì thiên tai, nay lại khổ vì chờ đợi...
Để công tác cứu trợ thực sự mang lại hiệu quả, giúp người dân vượt qua khó khăn và mang lại niềm vui cho cả người cho và người nhận, thì cần lắm những tấm lòng.
Trong trường hợp một số cá nhân “đục nước béo cò” mưu lợi cho bản thân trong quá trình cứu trợ, cần phải xử nghiêm để giữ vững niềm tin cho những tấm lòng thiện nguyện đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người dân...
Ngọc Mai
------------
* Hình ảnh ghi tại 1 điểm tiếp nhận hàng cứu trợ bão lũ, ngay trong trụ sở UBND xã của 1 địa phương miền Trung.
Sự sẻ chia kịp thời ấy đã làm ấm lòng bao người trong bão lũ. Những tấm lợp, thùng mì tôm, nước uống, áo quần... đã mang lại niềm vui không chỉ của người nhận, mà cả người cho cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì món quà của mình đã đến được với người thật sự cần và góp phần giúp họ vượt qua cơn bĩ cực.
Còn nhớ trong dịp trao tiền hỗ trợ sau bão số 10 tại xã Nhân Trạch, trong số 5 hộ được trao, có 1 hộ ở xã khác chỉ mới về địa phương tạm trú chưa đầy một năm nhưng vẫn được đưa vào danh sách cứu trợ.
Khi chúng tôi hỏi, làm như thế liệu có bị các hộ dân địa phương “kiện” không, thì nhận được câu trả lời rằng, dù là người ở đâu nhưng đang sống trên địa bàn của mình mà gặp khó khăn thì nên quan tâm hỗ trợ... Trong gian khó, mọi người dường như xích lại gần nhau hơn, đầy cảm thông và ấm áp tình người....
Thế nhưng bên cạnh những niềm vui ấy, vẫn còn nhiều chuyện buồn khi cứu trợ.
Anh Lê Quang Toán, cán bộ Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh kể: Sau bão số 10, cùng với một nhóm tình nguyện, anh đã nhanh chóng mang quà cứu trợ gồm tiền và các nhu yếu phẩm cho một địa phương vùng nam huyện Quảng Trạch. Trước khi cứu trợ, đoàn đã làm việc với các trưởng thôn có những hộ bị thiệt hại để thống nhất danh sách các hộ.
Khi việc trao quà hỗ trợ cho bà con gần xong thì xuất hiện một người tự xưng là “Phó Chủ tịch Mặt trận xã kiêm Trưởng Ban nhận hàng cứu trợ”. Ông này bảo: "Các anh đi cứu trợ mà không thông qua tôi là không được, đề nghị dừng việc cứu trợ lại ngay!".
Mặc dù việc phát hàng cứu trợ sau đó vẫn tiếp tục tiến hành, nhưng thái độ và những lời nói của ông cán bộ nọ đã khiến cho nhiều thành viên của nhóm tình nguyện cảm thấy bất bình...
Tương tự như trên, sau cơn lũ ngày 17-10, đơn vị nọ đã về một địa phương của huyện Bố Trạch để cứu trợ. Biết người dân đang rất cần cái ăn, họ đã đề nghị xã cùng phối hợp trong việc cung cấp danh sách các hộ khó khăn nhất để kịp thời mang quà đến cho bà con.
Thế nhưng cán bộ xã lại tỏ ý muốn mang số hàng cứu trợ “nhập kho” để sau này xã tính toán. Thuyết phục mãi vẫn không nhận được sự hợp tác, cuối cùng đoàn đành mang hàng trực tiếp cho bà con...
Và đến thời điểm này, vẫn còn một số ngôi nhà của người dân ở huyện Bố Trạch bị tốc mái từ bão số 10 nhưng vẫn chưa được lợp lại khiến nhiều hộ phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Hỏi lý do thì được biết, sau bão, có một doanh nghiệp sản xuất tôn đã về địa phương, tiến hành đo đạc tại các gia đình bị tốc mái rồi hứa sẽ chuyển tôn về cho bà con lợp. Thế rồi đợi mãi đến giờ vẫn chưa thấy nên bà con vẫn tiếp tục phải đợi trong khi trời liên tục mưa...
Những hành động của ông cán bộ tự xưng là “Phó Chủ tịch Mặt trận xã kiêm trưởng ban nhận hàng cứu trợ” và cán bộ xã nọ, bên cạnh việc gây khó khăn và mất niềm tin cho người tham gia hoạt động cứu trợ, còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân sau bão lũ.
Trong khi lẽ ra họ phải cảm ơn sự quan tâm của những người tình nguyện và phối hợp tích cực, thì ngược lại họ lại gây khó dễ.
Chứng kiến chuyện này, không ít người cho rằng, có lẽ những ông cán bộ nọ có những toan tính cá nhân nên mới hành động như thế.
Còn trong câu chuyện thứ hai, việc doanh nghiệp nọ có ý định hỗ trợ tấm lợp cho bà con là tốt, thế nhưng quá trình tiến hành chậm trễ khiến cho người dân đã khổ vì thiên tai, nay lại khổ vì chờ đợi...
Để công tác cứu trợ thực sự mang lại hiệu quả, giúp người dân vượt qua khó khăn và mang lại niềm vui cho cả người cho và người nhận, thì cần lắm những tấm lòng.
Trong trường hợp một số cá nhân “đục nước béo cò” mưu lợi cho bản thân trong quá trình cứu trợ, cần phải xử nghiêm để giữ vững niềm tin cho những tấm lòng thiện nguyện đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho người dân...
Ngọc Mai
------------
* Hình ảnh ghi tại 1 điểm tiếp nhận hàng cứu trợ bão lũ, ngay trong trụ sở UBND xã của 1 địa phương miền Trung.