30 tháng 11, 2012

ÁO ẤM BIÊN CƯƠNG

... Bạn? - Đã bao giờ đặt chân lên vùng cao biên giới phía Bắc và các tỉnh miền Trung vào mùa đông giá rét, biết thế nào là cái lạnh vùng biên, chui ra từ núi đá - khe suối - rừng già và gió mùa Đông Bắc, từ phía bên kia?.

...Bạn? - Bao nhiêu lần chứng kiến cảnh những đứa trẻ miền núi không mũ, không áo, không giày, xúm xít ngồi quanh đống lửa, tựa chặt vào nhau nhưng vẫn run lập cập, môi xám ngoét và nước mắt ròng ròng, vì hơi lạnh dưới 10 độ C?.

...Bạn? - Đã khi nào phải gạt nước mắt khi gặp cảnh cha mẹ cuống quýt ấp con vào ngực, để sưởi ấm, nhưng đã quá muộn, bởi sự sống nhỏ bé, đã bị giá rét cướp đi?.

Những việc làm của chúng tôi đã và đang làm, cũng giống như bao tấm lòng thơm thảo khác, mỗi mùa rét lại mang chăn ấm, áo dày lên cho bọn trẻ biên cương, cho chúng hết rét, biết ấm và không ngừng sự sống, vì rét - vì lạnh nữa.

Thế nhưng, tôn chỉ - mục đích của chúng tôi là: Những tấm chăn, manh áo này phải được trao tận tay từng em bé, ở những nơi đích thực biên giới Tổ quốc cực kỳ khó khăn, gian khổ. Để các em, anh chị các em, bố mẹ và người thân các em, có thêm hơi ấm đồng bào, hết lòng bảo vệ bờ cõi Ông Cha. 

... Bạn - Hãy cùng chúng tôi thực hiện ý tưởng cộng đồng này.

Mọi sự ủng hộ của các bạn, sẽ được chuyển thành áo chống rét, khăn ấm, chăn dày, mũ che gió, giầy ủng ấm chân và được các Thành viên - Tình nguyện viên trong Chương trình chuyển lên các xóm bản vùng cao biên giới cho học sinh, hàng tuần - hàng tháng. 

Mọi thông tin về Chương trình, xin tìm hiểu tại http://aoambiencuong.com 
hoặc https://www.facebook.com/AoAmBienCuong

29 tháng 11, 2012

NHỮNG "VIÊN XỈ" ĐỚN HÈN

Mai Thanh Hải - Không thể nén được câu chửi tục, khi thi thoảng lại thấy vài trường hợp của thứ "của nợ", được gọi là "nam sinh", có hành động bất thường, kiểu như "Quỳ dưới mưa, xin lỗi bạn gái", "rơi lệ đón thần tượng", mà không ít báo chí đăng tải, như thể cổ vũ.

Thật!. Nếu có mặt ở đó, mình sẽ cho loại "của nợ" này ăn đủ mấy viên gạch nửa..

Nói vậy, bởi mình nhớ đến những gương mặt thanh niên, đúng hoặc ít hơn tuổi bọn "của nợ", mà mình và bao người đã gặp, thường gọi thân yêu là... chúng nó.

 Mình nhớ những gương mặt lính Hải quân trẻ măng, ở ngoài đảo chìm Trường Sa, nhà giàn DK1, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, trên những tàu vận tải - chiến đấu...

Đứa nào cũng chung "thân phục" da sạm đen, mốc thếch, bong ra từng mảng bởi cháy nắng hút gió, môi khô cong thiếu nước, má nứt nẻ, râu tóc tua tủa như rễ tre...

Mới 18-20 thôi, hôm trước ở nhà còn làm nũng mẹ, đòi ngủ nướng, dỗi hờn từ món ăn, bát cơm nát... nhưng vào quân đội, ra đảo, chỉ sau vài tháng đã cứng cựa đàn ông vững chãi, ngày hùng hục huấn luyện, cởi trần bốc đá, xe cát, đêm thay nhau chong mắt trực canh bọn người lạ bò lên cướp đảo.

Đứa nào cũng già đến chục tuổi, nhưng đêm ngủ vẫn nhóp nhép môi, chảy nước dãi xuống gối và nằm mơ, gọi mẹ đến nao lòng...

Trong số chúng nó, nhiều đứa đã ngã xuống, mãi mãi hồn lênh đênh quanh đảo, khi vẫn còn trinh trẻ, chưa một lần cầm tay con gái, chưa 1 lần biết ấm môi mềm và gương mặt chúng hòa vào màu sao đỏ, bừng bừng trên cánh mộ Liệt sĩ, ngoài đảo - trong bờ.

Mình nhớ những "thằng cu cháu" trên những Đồn Biên phòng mình đã ngang qua, cheo leo - chênh vênh rừng già, núi thẳm. Cũng 18-20 thôi, nhưng da đã tái môi đã thâm bởi sốt rét rừng, hành hạ thường niên và đêm kẻng ngủ rồi vẫn còn lích rích trêu nhau, như lũ gà con.

Chúng nó: Ở nhà, còn rúm ró sợ ma, đi tè đêm còn líu ríu, nhưng khi vào bộ đội, ôm súng thức chong mắt luồn rừng sâu núi thẳm làm nhiệm vụ, chịu đói, chịu khát và chịu đựng cả cảnh cả năm quần áo ướt rượt sương, không nhìn thấy 1 bóng người qua cửa...
Và mình biết, rất nhiều đứa trong số chúng nó, khát khao khi rời quân ngũ, được vào ngồi giảng đường Đại học, tìm học cái chữ làm người...

Và mình cũng chắc: Chúng nó sẽ cho cái "của nợ" có tên gọi là "nam sinh", "fan cuồng" kia ăn gạch nửa ngay tức khắc, khi chứng kiến cảnh học đòi, yếu đuối "quỳ gối dưới mưa xin lỗi", "khóc nức nở đón Sao".

Bởi "của nợ nam sinh" ấy không thể được gọi là thanh niên, nữa là "Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh".

Không đâu xa, xung quanh những loại như của nợ "quỳ gối xin lỗi" hay "rơi lệ đón Sao"... cũng còn bao gương mặt cũng đang ngồi trên ghế nhà trường, mình đã gặp, đã nghe, đã chứng kiến và mình khâm phục họ - Những người trẻ nhưng bản lĩnh, trí tuệ và tâm hồn không hề trẻ:

Cắn răng rót bia, tiếp thị thuốc lá từ chiều đến đêm, kiếm vài chục ngàn ăn tối xong lại tất tưởi về nhà trọ, đèn sách, mai lên giảng đường;

Ríu rít mùa hè tình nguyện cùng sĩ tử hay quần quật lợp nhà, làm ruộng - Những việc có khi không bao giờ ở nhà phải đụng tay vào, ở tít những miền thung xa;

Góp từng đồng, xin xỏ từng hào, thành món quà mang lên vùng cao biên viễn, tặng cho những lít nhít con trẻ và cùng tạo trò chơi, chung vui cho các em, được lóe sáng vui 1 đêm;

Tất tưởi ngày nghỉ cuối tuần nấu nướng, Cặm cụi ngày nắng ngày mưa, ngồi vỉa hè chia từng xuất cơm 5.000 đồng cho người lao động nghèo, qua cơn đói lòng giữa âu lo cuộc sống...

Ai đó đã nói: Xã hội như một nhà máy thép, cho ra lò cả thép sáng lẫn xỉ đen.

Thế nhưng bây giờ, hình như bây giờ đám "xỉ đen", ngày càng làm ố màu thép sáng, bởi những hành động của chúng, khiến những người bình thường, không thể chấp nhận nổi...

Liệu, những "của nợ" này, có giúp được ích gì cho xã hội, khi chúng quên 1 điều cơ bản từ xa xưa: "Đàn ông chỉ quỳ trước bố mẹ - đấng sinh thành ra mình" và thể chế - đất nước có thể "sánh vai với các cường quốc 5 châu" được hay không, khi vẫn còn những "chủ nhân" tương lai chỉ biết quỳ - khóc đớn hèn?..
***
Bài viết: "Nam sinh quỳ dưới mưa, chờ tặng hoa xin lỗi bạn gái" (Đọc ở đây), được đăng tải trên http://kenh14.vn, thuật lại việc: Tại Trường ĐH Sân Khấu Điện Ảnh, sáng 26/11/2012 vừa qua, mặc cho trời mưa gió, rét buốt, 1 "nam sinh" quỳ giữa sân trường còn ướt mưa, chờ tặng hoa xin lỗi bạn gái. Kenh14.vn cũng cho biết: "Nam sinh" chưa biết mặt cô bạn gái, hai người chỉ mới nói chuyện với nhau qua điện thoại. Mới đây, 2 người có nhắn tin với nhau nhưng máy "nam sinh" hết tiền lúc đêm khuya, nên không tiện ra ngoài mua thẻ. Đúng lúc cô gái gọi lại thì "nam sinh" lại đang nghe điện thoại của người khác nên cô gái giận dỗi. Vì muốn xin lỗi cô gái nên "nam sinh" đã mặc mưa rét, cầm hoa quỳ dưới mưa...

Các "Fan nam" khóc khi đón T-Ara?.. 
Và quỳ dưới mưa...

28 tháng 11, 2012

THƯ GỬI TỪ ĐẢO XA

Ngô Tiến Mạnh - Từ Nhà Giàn anh viết gửi cho em
Người anh thân, anh thương... và nhớ.

Biển màu xanh, bút mực vênh nét lửa
Tổ Quốc vẹn tròn soi dáng đứng nghiêng trăng.

Em biết không, nơi chúng anh nằm
Thèm hương lúa, hương ngô, hút con đường bụi đỏ.

Thèm vạt cỏ, vụn rơm... bọ chó
Loang loáng chiều... thềm mắt ngó trông xa.

Mong lắm em ơi... nhưng em đừng có ra
Đừng thăm anh, kẻo cánh hải âu sẽ mỏi.

Ta thương nhau gửi gió từng câu nói
Hơi thở phương nào, cũng chẳng khác nhau đâu.

Em đừng buồn, đừng vắt khoé mắt sâu
Con nhìn thấy, nó cười cho đấy nhé.

Và em ơi nếu như có thể
Ta gặp lại mình mơ lớp sóng đan nhau.

Đừng khóc em ơi dẫu anh biết đêm thâu
Gió mùa đông, vờn trên bờ áo mỏng.

Phập phồng phía anh mỗi khi chiều tắt nắng
Hãy ôm con, ta chung mắt con cười

Đừng khóc em ơi khi Tổ Quốc ta vui
Xin giành nước mắt cho ngày gặp gỡ.

Nơi chúng anh cùng dáng đi hơi thở
Tấm lưng trần làm cột mốc quê hương.

Gửi cho em những nhớ cùng thương
Căn nhà mùa mưa, em hoá thành hai nửa.

Tấm liếp ơi đừng gọi trăng vào nữa
Để em vờn trên hoa sóng nơi anh.

Biển còn xanh- cánh sóng vươn mãi xanh
Anh viết cho em trên nền trời xứ sở.

Nếu có thể em ơi lòng vợi đi nỗi nhớ
Có những dòng thư chẳng cập bến bao giờ.

Muôn cánh hoa còn rịn máu dưới cờ
Nơi anh đứng, cứ mang mang hoa hồng hoa sữa.

Đồng đội quen tên gọi nhau chung mùi nhớ
Khắc khoải.. chòng chành... nét chữ... chẳng bơ vơ.
---
* Tác giả Ngô Tiến Mạnh là Thượng úy QĐNDVN, Phóng viên Báo Phòng không - Không quân

ĐỨA CON CỦA CẢ NƯỚC

Mai Thanh Hải - Ở xa Hà Nội, tối đang vơ vẩn, bỗng nghe điện thoại ực lên đổ chuông, bên đầu dây, tiếng Hoàng (Thượng úy Phan Văn Hoàng, QNCN Đảo Trường Sa Lớn, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) quánh lại giọng Nghệ: "Ngày mai Bệnh viện trả cháu về, vợ chồng em định qua thăm các anh chị, rồi cũng phải về thôi!"...

Gặng hỏi, nghẹn ngào và nghe nức nở mãi, rồi cũng biết: Con gái Phan Thu Hoài, mới bé tý 13 tháng tuổi, lăn lóc trên lưng mẹ, cùng nỗi trắc trở của bố từ ngoài Trường Sa, hơn 1 năm nay, ra đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương rồi đấy, nhưng Y học hàng đầu Việt Nam cũng đành chịu, bởi căn bệnh suy tủy bẩm sinh của cháu, phải trả về gia đình, mong sao cháu lớn được đến 4 tuổi, để làm phẫu thuật, giữ lại cháu sống với đời.
 Tự dưng cũng muốn khóc theo 2 vợ chồng, đằng đẵng 16 năm lấy nhau, mãi mới có mụn con qua thụ tinh ống nghiệm, bởi cả nhà chồng đi bộ đội đánh Mỹ, chất độc hóa học đeo đẳng, đến lượt chồng, đời binh nghiệp gian lao, suốt ngày tiếp xúc với đạn pháo, khi xét nghiệm, nồng độ chì theo đạn, tăng gấp mấy lần so với người bình thường... Bảo: "Đợi đấy, anh chạy về, chia tay cháu, trước khi về quê!"...

Đêm đầu đông, miền Bắc chúng mình trở gió.

Những cơn gió ngược, không thoát nổi, cứ cong người uất nghẹn, quật cả cây, cả lá, cả bụi và cả hơi lạnh đầu mùa, thốc lên con đường bụi đỏ mờ tít xa xa.

Gió!. Như thể uất ức, bất lực trước những điều có thể mà lại là không thể.

Đêm!. Tòa nhà đồ sộ, cao ngất nghểu của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương nằm trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, vốn là cánh đồng lúa của cư dân Trung Hòa, toàn ruộng nước và nghĩa địa, khiến tụi sinh viên ngày xưa chúng mình, đêm đi tắt từ Hà Đông sang Sư phạm sợ chết khiếp, nay vẫn giữ "truyền thống", im phăng phắc, đen kịt, như đổ hết xuống cái bóng bé nhỏ của Hoàng, so vai đợi ngoài cổng.

Dẫn nhau vào thăm bé Thu Hoài, con thẳng tưng chân tay nằm ngủ, lông mi dài cong vút, che rợp cả giấc mơ đêm và hình như, che luôn cả niềm hy vọng trong tim vợ chồng người lính, bao năm ròng giữ đảo.

Khổ thân con gái, từ khi mới oe oe chào cõi đời, đã vất vả. Nếu ngoài đảo, bố Hoàng có khẩu hiệu: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương" thì con, cũng gánh cảnh: "Giường bệnh là nhà, bệnh viện là quê hương", lênh bênh hết trong Nam ngoài Bắc, Viện này Khoa nọ, xét nghiệm - lấy máu thường lệ mỗi tuần, đến mức chân - tay - cổ, tím ngắt hết vì lấy ven tiêm.
 Hơn 1 năm trời bồng bế con bám trụ với Bệnh viện, cái căn nhà cấp 4 bé tý, đêm nào cũng 1 mẹ 1 con trong nhau, đèn đỏ bầm suốt đêm như muốn khóc, cũng phải bán đi, với giá 150 triệu đồng để lấy tiền chạy chữa...

Mẹ con lại lóc cóc đi thuê nhà, gần Căn cứ Cam Ranh, hòng lấy chỗ cất giữ nhúm đồ đạc xác xơ và có chỗ cho bố ngoài Trường Sa, giữ được khái niệm "quê nhà", khi mỗi năm 1 lần về lại đất liền.

Gồng gánh, bế bồng nhau ra Hà Nội, nằm trên Tầng 6 Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, câu chuyện của gia đình Hoàng - Hằng - Hoài chẳng mấy chốc mà lan nhanh khắp Viện, chỉ đơn giản: "Con gái của bộ đội Trường Sa". Chỉ mấy chữ giản dị mà thiêng liêng ấy, bao tấm lòng gần xa tìm đến sẻ chia và đồng cảm...

Một tối, trong chuyến đi phép ra chăm con (sau thời gian dài ở đảo), Hoàng gọi điện cho mình và mấy anh em ngồi trò chuyện, cho khuây khỏa.

Câu chuyện cứ quẩn quanh những gương mặt tuy xa lạ, nhưng lại rất quen thân, tìm đến con gái Thu Hoài: Những đồng đội ngoài đảo, chia lại đồng lương - phụ cấp bộ đội, dúi vào ba lô Hoàng, trước khi xuống tàu, vào đất liền thăm con; những đồng đội trong bờ, trong căn cứ Cam Ranh đầy cát nóng - súng đạn, từ Tiểu đoàn, đến Lữ đoàn rồi cấp Vùng, cũng lặng lẽ gom góp từng đồng, trao tay Hoàng trước khi lên xe đò, hun hút trong đêm chạy ra Bắc; những Thủ trưởng Quân chủng, Bộ Quốc phòng mang hàm cấp Tướng, cũng từ Hải Phòng lên, trong Thành ra, leo 6 tầng cầu thang, lên thăm con gái của cấp dưới - đồng đội, mới ngẩn ngơ Thượng úy QNCN... 

Và nhớ nhất trong tâm trí Hoàng là những cô bác, buổi sáng bay từ TP.Hồ Chí Minh ra thăm cháu, chiều lại tất tưởi bay vào, không kịp thăm gặp người thân ngoài Hà Nội; vợ chồng bác Cựu chiến binh ở ngoại thành Hà Nội, gần 80 tuổi vẫn lụi hụi dắt nhau đến chơi với cháu, cụ bà lẩn mẩn móc trong cạp quần 1 gói toàn tiền lẻ, bọc chặt trong nilong, gần đủ 500.000 đồng cho cháu rồi lại lần tường, ngồi xe ôm về quê; những em, những cháu sinh viên bạc mặt vì làm thêm kiếm sống, rón rén đến thăm em, chơi đùa với em và ngượng nghịu cho em tờ 50.000 cuối cùng, chấp nhận nhịn 2 bữa cơm bụi trong ngày hôm ấy...

Hoàng trầm giọng: "Nếu Y học bó tay, bé Thu Hoài cũng đã là con cháu của cả nước rồi, anh ạ!", khiến chúng mình, không thể nói thêm được câu gì, dù là an ủi.

Chia tay ngày đầu đông, thảng thốt trước cảnh cả gia đình đùm gói hết thảy đồ đạc, chuyển mọi thứ vật dụng được gọi là "nhà", trong 4 ba lô - túi xách về lại quê Nghệ An ở nhờ nhà ông bà vài hôm, rồi lại tất tưởi xuôi Nam, đọng lại trước Căn cứ Cam Ranh, tìm thuê nhà, cho bố yên tâm vào đơn vị, chuẩn bị ra đảo...

Nắm chặt vai, như thể những lần chia tay nhau ngoài Trường Sa, người ở lại giữ đảo, kẻ xuống tàu về lại đất liền, chợt thấy nước mắt mặn chát trên má. Vị mặn đắng này, giống muối biển Trường Sa.
***
Đọc thêm về hoàn cảnh gia đình Thượng úy Phan Văn Hoàng:
Thực "Góp đá xây Trường Sa"
- Trường Sa đang ở rất gần
- Chuyển tiền lần 2, giúp con người lính Trường Sa
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CẬP NHẬT CÁC KHOẢN GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH THƯỢNG ÚY PHAN VĂN HOÀNG
(Đã được VCB báo có trong Tài khoản của Mai Thanh Hải)

1/ Anh Trần Khoa Thuấn: 3.000.000 VND và 200 EUR (đổi tại Ngân hàng, thành 5.226.000 VND).
2/Chương trình Áo ấm Biên cương: 2.000.000 VND
3/ Bạn chị Nguyễn Kim Chi, Báo Phú Thọ: 1.000.000 VND
4/ Bạn chị Mạc Thanh Huyền: 500.000 VND

Ngày 26/11/2012

Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
26/11/2012N254 - 0000130+3,000,000.00 DANG THANH TAM VA CAC BAN (TAI, TRAN, DO MINH) TPHCM UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO T RUONG SA GD TIEN MAT

Ngày 23/11/2012
23/11/2012J633 - 0005140+500,000.00 Sender:01311001.DD:231112.SHGD:10000156.BO: PHAM ANH TUAN.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA

Ngày 19/11/2012
19/11/2012J633 - 0008915+500,000.00 Sender:79303001.DD:191112.SHGD:10001403.BO: VO DUY TUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG
14/11/2012VNCK - 0002841+300,000.00 IBVCB.1311120722301001.Ung ho anh Phan Van Hoang - Truong Sa

Ngày 12/11/2012
12/11/2012J633 - 0006777+500,000.00 Sender:01309001.DD:121112.SHGD:10000212.BO: NGUYEN MANH CUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HO ANG CHIEN SY DAO TRUONG SA LON

Ngày 09/11/2012
09/11/2012H402 - 0000137+1,000,000.00 NGUYEN HOANG KIM UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG - DAO TRUONG SA GD TIEN MAT

Ngày 08/11/2012
08/11/20124W91 - 0000017+1,000,000.00 TRAN THUONG UYEN - CHUYEN 500.000 C.TRINH AO AM BIEN CUONG, 500.000 UNG HO THUONG UY P HAN VAN HOANG, DAO TRUONG SA GD TIEN MAT

Ngày 07/11/2012
07/11/2012M170 - 0006169+1,000,000.00 /Ref:PALPML23763{//}/Ref:PALPML23763{//}ALPML23763 DOAN M HA TT UNGHOTHUONGUYPHANVANHO AN G D.Vi CHUYEN:DOAN M HA

Ngày 06/11/2012
06/11/2012J633 - 0010511+500,000.00 Sender:01310001.DD:061112.SHGD:10002537.BO: LE QUANG HAU.LE QUANG HAU UNG HO THUONG UY PHA N VAN HOANG DAO TRUONG SA
06/11/20124432 - 0000094+200,000.00 NGHIEM SI CUONG UNG HO THUONG UY PHAN VAN HONG DAO TRUONG SA GD TIEN MAT
06/11/2012B247 - 0006537+200,000.00 /Ref:P3082311321{//}/Ref:P3082311321{//}B/O:MR. BUI NGOC VIET UNG HO ANH HOANG, TRUONG SA
06/11/2012VNCK - 0031139+200,000.00 IBVCB.0611120640603001.Nguyen Tuan Anh - Pho Bi thu DTN Tong cuc Thue - Ung ho thuong uy Phan Van Hoang- Dao Truong Sa

Ngày 5/11/2012
Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
05/11/2012VNCK - 0087421+2,000,000.00 IBVCB.0411120087975001.Nho anh Hai gui giup gd anh Phan Van Hoang
05/11/2012J633 - 0011058+500,000.00 Sender:01310001.DD:051112.SHGD:10003249.BO: NGUYEN MINH TUAN.UNG HO BE HOAI. CON GAI THUON G UY PHAM VAN HOANG. DE NGHI DAU TEN. NG AY 05 11 2012. NGAY 05 11 2012
05/11/2012VNCK - 0004541+1,000,000.00 IBVCB.0511120016295001.YEN-XUAN UNG HO CON THUONG UY PHAN VAN HOANG (DAO TRUONG SA)

Ngày 3/11/2012
03/11/2012VNCK - 0074058+2,000,000.00 IBVCB.0311120360395002.Ung ho thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
03/11/2012VNCK - 0068049+200,000.00 IBVCB.0311120389209001.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG, DAO TRUONG SA

Ngày 2/11/2012
 
Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
03/11/2012VNCK - 0064527+500,000.00 IBVCB.0211120515457002.Nguyen Tan Hoang: Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
02/11/2012VNCK - 0057597+1,000,000.00 IBVCB.0211120017067006.Ga xinh chuyen ( Luu bich Hoai Than ung ho em be Truong Sa)

02/11/20120U36 - 0000100+1,000,000.00 PHAM VAN CUONG NOP TM- THUONG UY PHAN VAN HOANG "DAO TRUONG SA" GD TIEN MAT
02/11/2012VNCK - 0051748+3,000,000.00 IBVCB.0211120426049001.Ung hp Thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa. Huong Vu

Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
02/11/2012VNCK - 0046711+500,000.00 IBVCB.0211120196803001.em Luc ung ho thuong uy Phan Van Hoang - Truong Sa
02/11/2012VNCK - 0044921+500,000.00 IBVCB.0211120739719002.Huyen Pham Ung ho Thuong si Phan Van Hoang- Dao Truong Sa
02/11/2012VNCK - 0040284+1,400,000.00 IBVCB.0211120952865001.Ung ho thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
02/11/2012VNCK - 0040281+500,000.00 IBVCB.0211120787393001.HoangTuan nho a Hai chuyen toi gd anh Hoang

Ngày 1/11/2012
01/11/2012VNCK - 0004881+300,000.00 IBVCB.3110120819391001.Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Hoang Sa

01/11/2012VNCK - 0028519+500,000.00 IBVCB.0111120577043001.Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
01/11/2012I439 - 0000054+500,000.00 TRAN HUNG THIEN GUI ANH HOANG O TRUONGSA GD TIEN MAT
01/11/2012L333 - 0007981+500,000.00 Sender:79303001.DD:011112.SHGD:10002374.BO: VO DUY TUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
01/11/2012J633 - 0008854+500,000.00 Sender:01310001.DD:011112.SHGD:10001990.BO: PHAM QUYNH TRANG.PHAM QUYNH TRANG U/H T/U PHAN VAN HOANG. DAO HOANG S A CHO MAI THANH HAI
01/11/2012VNCK - 0018977+200,000.00 IBVCB.0111120415159001.Ung ho chau Thu Hoai con anh Hoang, quan dao TS

01/11/2012R597 - 0000101+400,000.00 TRAN TUYET CO NT// UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG - DAO TRUONG SA GD TIEN MAT
01/11/2012VNCK - 0011291+500,000.00 IBVCB.0111120643641001.Cac chau Hai Ha Long Tung ung ho chu Hoang bo doi Truong Sa

Ngày 31/10/2012
31/10/2012J633 - 0005218+200,000.00 Sender:01348002.DD:311012.SHGD:10000010.BO: NGO THE PHUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
31/10/2012VNCK - 0088424+500,000.00 IBVCB.3110120654223001.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
31/10/2012L333 - 0007753+1,000,000.00 Sender:79303001.DD:311012.SHGD:10001903.BO: VO DUY TUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
31/10/2012VNCK - 0001536+300,000.00 IBVCB.3110120330427001.ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, Dao Truong Sa
31/10/2012J633 - 0009270+500,000.00 Sender:01304001.DD:311012.SHGD:10000296.BO: DUY HOA.DUY HOA CT MAI THANH HAI TAI VIETCOMB ANK HA NOI TAI VIETCOMBANK HA NOI

Ngày 30/10/2012
30/10/2012VNCK - 0062170+300,000.00 IBVCB.3010120882631001.Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
30/10/2012VNCK - 0051686+200,000.00 IBVCB.3010120686435001.Ung ho anh Hoang o dao Truong sa

Ngày 29/10/2012
29/10/2012VNCK - 0041427+300,000.00 IBVCB.2910121000149001.UNG HO CON TRAI THUONG UY QNCN

* Số tiền mặt đã trao cho Thượng úy Phan Văn Hoàng, tại Viện Huyết học TMTW: 20.000.000 VND.

* Số tiền còn lại, sẽ dùng để tìm thuê nhà cho vợ con anh Hoàng và đóng trước 1 năm, còn lại sẽ trao bằng tiền mặt cho gia đình. Việc này, đã dược bàn thống nhất với gia đình và theo kế hoạch, giữa tháng 12/2012 tới đây, khi gia đình Thượng úy Phan Văn Hoàng trở lại Cam Ranh, đại diện Chương trình Áo ấm biên cương sẽ vào Nha Trang, cùng một số anh chị em báo chí Thường trú - đại diện tìm thuê nhà cho gia đình.


27 tháng 11, 2012

EM ĐI HOANG MỘT ĐỜI, DÃ QUỲ ƠI!..

Quỷ Cốc Tử - Bao năm qua, tôi đi nhiều nơi và chụp rất nhiều về các vùng đất khác, nhưng hiếm khi tôi chụp về dã quỳ quê tôi.

Bởi tôi tự nhủ rằng: "Thì nó vẫn còn đó!. Chứ có mất đâu mà sợ. Từ từ rồi cũng sẽ có thôi!".

Lần này khi về B'Lao đi tìm dã quỳ, tôi chợt nhận ra rằng chúng đang lụn tàn, xơ xác dần, bởi sự tàn phá của "lòng tham", nhưng chúng vẫn thủy chung ở đó, còn tôi đã bỏ chúng mà đi.

* Dã quỳ (hay còn có các tên khác là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Quỳ dại, Hướng dương dại, Hướng dương Mexico, Cúc Nitobe là một loài thực vật trong họ Cúc, hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2–3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa màu vàng cam.

Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Nó được trồng khi đó để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su.

Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt.

Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên.

Tên dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ thập niên 1970, trước đó người ta gọi nó là sơn quỳ.

Dã quỳ cũng đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12/2005.

Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên.


Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.
------------------------------------------------------------------