17 tháng 9, 2011
16 tháng 9, 2011
CHÉP LẠI BÀI THƠ, TỪ VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
Mai Thanh Hải Blog - Biên giới lúc nắng lúc mưa. Sáng tỉnh dậy, mây luồn qua khe cửa, vào tận đỉnh màn, như thể thanh niên trong cả bản cùng hút thuốc lào và tròn miệng, thổi trêu trêu, về phía mình.
Sương mây thế đấy, nhưng gần trưa, nắng bỗng bừng lên rực rỡ, tầm mắt thênh thang tìm màu trời xanh ngắt, qua những tán lá, giống như ai vừa dùng chiếc sào khổng lồ, đẩy những tảng mây u ám, lên cao.
Mà cũng lạ lắm nhé! Chiều biên giới sập xuống nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác.
Nhoắng cái, màn đêm đã trùm lên mênh mông rừng núi, dìm bản làng trong màn đêm đen đặc.Sự hiện diện của con người, chỉ bằng những ánh đèn dầu le lói qua vách cửa của những ngôi nhà trong bản; tiếng lọc cọc mõ trâu cựa quậy đuổi muỗi; hồi kẻng báo họp thôn, nơi Trạm Công tác Biên phòng chốt giữ...
Trên miền biên giới 4 mùa trong 1 ngày này, khi còn nắng, thấp cao lội bộ dọc đường tuần tra Biên phòng, mù đường đi, ngả lưng trên sàn lá bản đồng bào, ai cũng kêu nhớ nhà tha thiết. Đêm trằn trọc khó ngủ, biến điện thoại thành đài phát thanh, lảnh lót lời hát: "Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa!", tự dưng thấy nhẹ lòng và nhớ. Nhớ đến nao lòng!..
--------------------------------------------------------------------------------
BÀI THƠ CHIA TAY NGƯỜI HÀ NỘI
Bùi Thanh Tuấn
Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa
Cái lạnh đầu đông giật mình bật khóc
Hoa sữa thôi rơi sau giờ tan học
Cổ Ngư xưa lạnh lẽo dấu chân buồn
Trúc Bạch giận hờn phí cuối hoàng hôn
Để con nước thả trôi câu lục bát
Quán cóc vẹo xiêu dăm ba tiếng nhạc
Phía Hồ Tây vọng lại một câu Kiều
Hà Nội trời buồn nhớ mắt người yêu
Nhớ góc phố, con đường, hàng me bao kỷ niệm
Nhớ buổi chia tay mắt đầy hoa tím
Ngõ hoa giờ hút dấu vết hài xưa
Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa
(TP. Hồ Chí Minh - 1992)
Bùi Thanh Tuấn
CÓ PHẢI "MÃI LỘ" KHÔNG, NHỈ?
NGƯỜI VIỆT NGHIỆN BLOG, DO ĐÂU?..
Võ Chung/bay vut.com.au - Xét về độ phủ, đa dạng về thông tin, thì các blog không thể bằng các báo, nhưng để đọc được bài phân tích chuyên sâu, phải nhờ đến các blog.
“Với tôi các blog đang hay hơn các báo”, Gia Vinh - một hướng dẫn viên du lịch ở TP.HCM nhận xét.
Vinh cho biết: Anh không có thời gian để đọc tất cả, mà chỉ đọc những blog viết về các vấn đề xã hội, gai góc mà mình thích, như blog của: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện; các nhà văn Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập; nhà báo như Đào Tuấn, Mai Thanh Hải; đến các blog của Người buôn gió, mẹ Nấm…
Nhiều blog tại Việt Nam có số truy cập mỗi ngày từ vài nghìn, chục nghìn, đến cả trăm nghìn, lớn hơn nhiều tờ báo chính thống. Độc giả chỉ lướt qua các tờ báo mạng, nhưng lại sẵn sàng ngồi đọc nghiêm túc các blog và gởi bình luận.
Cty nghiên cứu Internet ComScore vừa công bố bản khảo sát trong 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy: người dùng blog ở Việt Nam trung bình mỗi ngày dành hơn 30 phút để đọc, viết, gởi ý kiến… và đứng thứ 6 thế giới về ‘nghiện’ món blog.
“Blog hay hơn báo”
Một số tờ báo chính thống trong nước đã gọi các trang blog có lượng truy cập đông ở Việt Nam là “luồng gió độc”. Khổ nỗi càng cấm, càng đánh sập, thì thiên hạ lại càng truy cập đông.
Đình Thư, Phóng viên chính trị xã hội tại một tờ nhật báo ở Sài Gòn, nói: “Mỗi buổi sáng, khi mở máy tính, tôi luôn vào điểm blog anhbasam trước tiên. Sau đó, còn thời gian tôi mới vào những tờ báo mạng khác”. Theo Thư, trang blog này có nhiều bài viết sâu sắc khó tìm được trên các báo, bên cạnh đó phần điểm báo của anhbasam thì không trang nào bì kịp ở sự chọn lọc, thông tin đa dạng và bình luận sắc sảo.
Xét về độ phủ, đa dạng về thông tin thì các blog không thể bằng các báo, nhưng để đọc được bài phân tích chuyên sâu thì phải nhờ đến các blog.
“Với tôi các blog đang hay hơn các báo”, Gia Vinh - một hướng dẫn viên du lịch ở TP.HCM nhận xét.
Vinh cho biết anh không có thời gian để đọc tất cả mà chỉ đọc những blog viết về các vấn đề xã hội, gai góc mà mình thích, như blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện; các nhà văn Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập; nhà báo như Đào Tuấn, Mai Thanh Hải; đến các blog của Người buôn gió, mẹ Nấm…
Đề tài trong các blog đôi khi không mới, có thể đã được các báo phản ánh, tuy nhiên các blogger luôn có một góc nhìn phản biện, dí dỏm. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, cũng là một blogger có tiếng, cho rằng: “Đọc blog sinh động hơn đọc báo, người viết thể hiện được cá tính qua bài viết”. Chính điều này đã làm cho các blog luôn có một lượng độc giả trung thành.
“Tất nhiên có nhiều bài viết, điều tra, phóng sự trên các tờ báo lớn như Tuổi trẻ, Thanh niên rất có chất lượng. Để viết được những bài như vậy, ngoài nhạy bén đề tài, không thể thiếu tư cách pháp nhân, sự đầu tư công sức, điều mà các blogger khó có thể làm được”, anh Thông - Một nhân viên kinh doanh ‘nghiện’ blog nhìn nhận.
Cần thông tin hay tâm lý tụ tập?
Xã hội Việt Nam hiện nay không phải như những năm thế kỷ 20 trở về trước: Quan nói gì, dân chỉ biết nghe, tin và làm. Với sự phát triển của Internet, xã hội Việt Nam đã trở thành một xã hội đa kiểm chứng. Người dân cần kiểm chứng thông tin và muốn được chia sẻ với mọi người.
Trong bối cảnh đó, các blog xuất hiện ngày càng đông và có chất lượng. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cũng là một blogger rất nổi tiếng ở Việt Nam, cho rằng: “Báo chí trong nước còn nhiều bất cập so với lượng thông tin người dân cần, do vậy họ phải tìm đến blog”.
Nhiều nhà văn, nhà báo, người am hiểu đã sử dụng blog như sân sau, khi không thể truyền tải những điều mình biết lên các công cụ xuất bản chính thống.
Nhà văn đồng thời cũng là một blogger nổi tiếng Nguyễn Quang Lập, tâm sự: “Blog có tính riêng tư, không bị biên tập, kiểm duyệt, nên ở đó người ta dễ nói thật hơn, dễ viết hơn”.
Blogger culangcat ngoài đời là một nhà báo lại chia sẻ: viết blog là cách hoàn thiện, chia sẻ giá trị cuộc sống, gây cảm hứng cho những đề tài nghiêm túc. Anh bắt đầu viết blog khi hai trận lũ lịch sử năm 2010 tràn qua quê hương mình (Quảng Bình) làm 74 người chết.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhìn nhận: “Chính cách viết sắc sảo, nhờ kinh nghiệm và vốn sống phong phú, ít né tránh các vấn đề, cập nhận thông tin nhanh, có tránh nhiệm đã khiến nhiều blog thu hút đông đảo người đọc”.
TS. Huỳnh Văn Thông, Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, còn cho rằng: Người Việt Nam có tính tụ tập và thích tung hô, thể hiện, điều này cũng được mang vào trong văn hóa sử dụng blog.
TS.Thông dẫn chứng: Yahoo 360 trước đây, trên thế giới rất bình thường, nhưng ở Việt Nam rất ‘hot’.
Kênh xuất bản
Tiến sĩ Thông nhận định: Thế giới Internet đang có sự phân công, như các diễn đàn phục vụ nhu cầu chia sẻ, trao đổi về chuyên môn, còn mạng xã hội giải quyết nhu cầu giao tiếp, kết nối. So với các nước, điều kiện xuất bản của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nên nhiều người đã dùng chính blog của mình để làm kênh xuất bản.
Nhà văn Quyễn Quang Lập cho biết: Có đến 60% bài viết của ông không đăng ở đâu ngoại trừ blog của mình. Do vậy blog như kho tài liệu, công cụ xuất bản của tác giả.
Theo TS. Thông, blog không cần chạy theo số lượng người truy cập, mà cần định hướng đối tượng quan tâm. Những ý kiến hay, bình luận nghiêm túc, sẽ tạo nên tính đồng sáng tạo và làm tăng giá trị của blog.
“Với tôi các blog đang hay hơn các báo”, Gia Vinh - một hướng dẫn viên du lịch ở TP.HCM nhận xét.
Vinh cho biết: Anh không có thời gian để đọc tất cả, mà chỉ đọc những blog viết về các vấn đề xã hội, gai góc mà mình thích, như blog của: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện; các nhà văn Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập; nhà báo như Đào Tuấn, Mai Thanh Hải; đến các blog của Người buôn gió, mẹ Nấm…
Nhiều blog tại Việt Nam có số truy cập mỗi ngày từ vài nghìn, chục nghìn, đến cả trăm nghìn, lớn hơn nhiều tờ báo chính thống. Độc giả chỉ lướt qua các tờ báo mạng, nhưng lại sẵn sàng ngồi đọc nghiêm túc các blog và gởi bình luận.
Cty nghiên cứu Internet ComScore vừa công bố bản khảo sát trong 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy: người dùng blog ở Việt Nam trung bình mỗi ngày dành hơn 30 phút để đọc, viết, gởi ý kiến… và đứng thứ 6 thế giới về ‘nghiện’ món blog.
“Blog hay hơn báo”
Một số tờ báo chính thống trong nước đã gọi các trang blog có lượng truy cập đông ở Việt Nam là “luồng gió độc”. Khổ nỗi càng cấm, càng đánh sập, thì thiên hạ lại càng truy cập đông.
Đình Thư, Phóng viên chính trị xã hội tại một tờ nhật báo ở Sài Gòn, nói: “Mỗi buổi sáng, khi mở máy tính, tôi luôn vào điểm blog anhbasam trước tiên. Sau đó, còn thời gian tôi mới vào những tờ báo mạng khác”. Theo Thư, trang blog này có nhiều bài viết sâu sắc khó tìm được trên các báo, bên cạnh đó phần điểm báo của anhbasam thì không trang nào bì kịp ở sự chọn lọc, thông tin đa dạng và bình luận sắc sảo.
Xét về độ phủ, đa dạng về thông tin thì các blog không thể bằng các báo, nhưng để đọc được bài phân tích chuyên sâu thì phải nhờ đến các blog.
“Với tôi các blog đang hay hơn các báo”, Gia Vinh - một hướng dẫn viên du lịch ở TP.HCM nhận xét.
Vinh cho biết anh không có thời gian để đọc tất cả mà chỉ đọc những blog viết về các vấn đề xã hội, gai góc mà mình thích, như blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện; các nhà văn Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập; nhà báo như Đào Tuấn, Mai Thanh Hải; đến các blog của Người buôn gió, mẹ Nấm…
Đề tài trong các blog đôi khi không mới, có thể đã được các báo phản ánh, tuy nhiên các blogger luôn có một góc nhìn phản biện, dí dỏm. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, cũng là một blogger có tiếng, cho rằng: “Đọc blog sinh động hơn đọc báo, người viết thể hiện được cá tính qua bài viết”. Chính điều này đã làm cho các blog luôn có một lượng độc giả trung thành.
“Tất nhiên có nhiều bài viết, điều tra, phóng sự trên các tờ báo lớn như Tuổi trẻ, Thanh niên rất có chất lượng. Để viết được những bài như vậy, ngoài nhạy bén đề tài, không thể thiếu tư cách pháp nhân, sự đầu tư công sức, điều mà các blogger khó có thể làm được”, anh Thông - Một nhân viên kinh doanh ‘nghiện’ blog nhìn nhận.
Cần thông tin hay tâm lý tụ tập?
Xã hội Việt Nam hiện nay không phải như những năm thế kỷ 20 trở về trước: Quan nói gì, dân chỉ biết nghe, tin và làm. Với sự phát triển của Internet, xã hội Việt Nam đã trở thành một xã hội đa kiểm chứng. Người dân cần kiểm chứng thông tin và muốn được chia sẻ với mọi người.
Trong bối cảnh đó, các blog xuất hiện ngày càng đông và có chất lượng. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cũng là một blogger rất nổi tiếng ở Việt Nam, cho rằng: “Báo chí trong nước còn nhiều bất cập so với lượng thông tin người dân cần, do vậy họ phải tìm đến blog”.
Nhiều nhà văn, nhà báo, người am hiểu đã sử dụng blog như sân sau, khi không thể truyền tải những điều mình biết lên các công cụ xuất bản chính thống.
Nhà văn đồng thời cũng là một blogger nổi tiếng Nguyễn Quang Lập, tâm sự: “Blog có tính riêng tư, không bị biên tập, kiểm duyệt, nên ở đó người ta dễ nói thật hơn, dễ viết hơn”.
Blogger culangcat ngoài đời là một nhà báo lại chia sẻ: viết blog là cách hoàn thiện, chia sẻ giá trị cuộc sống, gây cảm hứng cho những đề tài nghiêm túc. Anh bắt đầu viết blog khi hai trận lũ lịch sử năm 2010 tràn qua quê hương mình (Quảng Bình) làm 74 người chết.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhìn nhận: “Chính cách viết sắc sảo, nhờ kinh nghiệm và vốn sống phong phú, ít né tránh các vấn đề, cập nhận thông tin nhanh, có tránh nhiệm đã khiến nhiều blog thu hút đông đảo người đọc”.
TS. Huỳnh Văn Thông, Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, còn cho rằng: Người Việt Nam có tính tụ tập và thích tung hô, thể hiện, điều này cũng được mang vào trong văn hóa sử dụng blog.
TS.Thông dẫn chứng: Yahoo 360 trước đây, trên thế giới rất bình thường, nhưng ở Việt Nam rất ‘hot’.
Kênh xuất bản
Tiến sĩ Thông nhận định: Thế giới Internet đang có sự phân công, như các diễn đàn phục vụ nhu cầu chia sẻ, trao đổi về chuyên môn, còn mạng xã hội giải quyết nhu cầu giao tiếp, kết nối. So với các nước, điều kiện xuất bản của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nên nhiều người đã dùng chính blog của mình để làm kênh xuất bản.
Nhà văn Quyễn Quang Lập cho biết: Có đến 60% bài viết của ông không đăng ở đâu ngoại trừ blog của mình. Do vậy blog như kho tài liệu, công cụ xuất bản của tác giả.
Theo TS. Thông, blog không cần chạy theo số lượng người truy cập, mà cần định hướng đối tượng quan tâm. Những ý kiến hay, bình luận nghiêm túc, sẽ tạo nên tính đồng sáng tạo và làm tăng giá trị của blog.
15 tháng 9, 2011
ĐỐI PHƯƠNG SẼ DÙNG VŨ KHÍ GÌ, KHI TẤN CÔNG VIỆT NAM?
Triumfvn - Nếu chiến tranh tương lai (xảy ra), đối với đất nước Việt Nam, đối phương sẽ sử dụng phương thức tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao là chủ yếu.
Phương thức tiến công này nhằm mục đích giành quyền làm chủ trên không, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đánh quỵ khả năng chống trả của quân đội, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đường không và các hoạt động bạo loạn lật đổ của lực lượng phản động nội địa trong nước, gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong nhân dân.
Qua đó gây sức ép về chính trị, để đạt mục tiêu chính trị, hoặc buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện chính trị, do đối phương đặt ra.
Nếu chiến tranh xảy ra, có thể xuất phát từ nhiều hướng: Trên bộ, trên không, từ biển vào...
Có thể diễn ra cùng một lúc ở chính diện và trong chiều sâu, trên phạm vi toàn quốc với một nhịp độ cao, cường độ lớn ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh.
Tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao của đối phương vào Việt Nam (nếu xảy ra), có thể là một giai đoạn trước khi đưa quân đổ bộ đường biển hoặc đưa quân tiến công trên bộ, với quy mô và cường độ ác liệt từ nhiều hướng, vào nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Đánh phá ác liệt từng đợt lớn, dồn dập, kết hợp với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm, có thể kéo dài vài giờ hoặc nhiều giờ, có thể đánh phá trong một vài ngày hoặc nhiều ngày,...
Nghiên cứu một số cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, vũ khí công nghệ cao được sử dụng ngày càng nhiều (vùng Vịnh lần thứ nhất vũ khí công nghệ cao 10%, chiến dịch "Con Cáo sa mạc" 50%, Nam Tư 90%).
- Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh (ngày 17/1/1991) Mỹ phóng 45 quả tên lửa hành trình Tomahawk (có 7 quả bị hỏng, 1 quả bị lực lượng phòng không bắn rơi), thì 37 quả trúng mục tiêu, tỉ lệ: 67%.
Trong chiến dịch "Con Cáo sa mạc" (từ 16-19/12/1998), Mỹ phóng 415 quả tên lửa hành trình, trong đó có 325 quả tên lửa Tomahawk phóng từ tàu biển, 90 quả AGM-86 phóng từ máy bay (xuất kích tổng cộng 650 lần/chiếc máy bay), dự kiến khả năng 100/147 mục tiêu của Irắc bị phá huỷ. Tuy nhiên tên lửa hành trình của Mỹ và liên quân chỉ đánh trúng khoảng 20%, vì Irắc đã có kinh nghiệm phòng tránh.
- Chiến tranh Irắc lần hai (2003) chỉ sau 27 ngày đêm tiến công, Mỹ - Anh đã thực hiện 34.000 phi vụ, phóng hơn 1000 quả tên lửa hành trình các loại, trong đó có hơn 800 quả tên lửa Tomahawk, hơn 14.000 bom đạn có điều khiển chính xác.
Từ những khảo sát thực tế trên, rút ra một số điểm mạnh và yếu của vũ khí công nghệ cao như sau:
- Điểm mạnh:
+ Độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, tầm hoạt động xa.
+ Có thể hoạt động trong những vùng nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày, đêm, đạt hiệu quả cao hơn hàng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường.
+ Một số loại vũ khí công nghệ cao, được gọi là vũ khí "thông minh", có khả năng nhận biết địa hình và đặc điểm mục tiêu, tự động tìm diệt...
- Điểm yếu:
+ Thời gian trinh sát, xử lí số liệu để lập trình phương án đánh phá phức tạp, nếu mục tiêu "thay đổi" dễ mất thời cơ đánh phá.
+ Dựa hoàn toàn vào các phương tiện kĩ thuật, dễ bị đối phương đánh lừa.
+ Một số loại tên lửa hành trình có tầm bay thấp, tốc độ bay chậm, hướng bay theo quy luật... dễ bị bắn hạ bằng vũ khí thông thường.
+ Tác chiến công nghệ cao không thể kéo dài vì quá tốn kém. Dễ bị đối phương tập kích vào các vị trí triển khai của vũ khí công nghệ cao.
+ Dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết, khí hậu dẫn đến hiệu quả thực tế khác với lí thuyết.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Tít bài được thay đổi lại, mệnh đề "địch" (trong bài viết nguyên bản) được thay đổi thành "đối phương", để người đọc dễ hiểu. Do công tác biên tập, thành thật xin lỗi tác giả việc thay đổi mệnh đề này.
* Hình ảnh minh họa trong bài là công tác huấn luyện, bảo quản vũ khí - trang thiết bị, sẵn sàng chiến đấu của một số đơn vị, thuộc Quân chủng PKKQ,QĐNDVN
Phương thức tiến công này nhằm mục đích giành quyền làm chủ trên không, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đánh quỵ khả năng chống trả của quân đội, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đường không và các hoạt động bạo loạn lật đổ của lực lượng phản động nội địa trong nước, gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong nhân dân.
Qua đó gây sức ép về chính trị, để đạt mục tiêu chính trị, hoặc buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện chính trị, do đối phương đặt ra.
Nếu chiến tranh xảy ra, có thể xuất phát từ nhiều hướng: Trên bộ, trên không, từ biển vào...
Có thể diễn ra cùng một lúc ở chính diện và trong chiều sâu, trên phạm vi toàn quốc với một nhịp độ cao, cường độ lớn ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh.
Tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao của đối phương vào Việt Nam (nếu xảy ra), có thể là một giai đoạn trước khi đưa quân đổ bộ đường biển hoặc đưa quân tiến công trên bộ, với quy mô và cường độ ác liệt từ nhiều hướng, vào nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Đánh phá ác liệt từng đợt lớn, dồn dập, kết hợp với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm, có thể kéo dài vài giờ hoặc nhiều giờ, có thể đánh phá trong một vài ngày hoặc nhiều ngày,...
Nghiên cứu một số cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, vũ khí công nghệ cao được sử dụng ngày càng nhiều (vùng Vịnh lần thứ nhất vũ khí công nghệ cao 10%, chiến dịch "Con Cáo sa mạc" 50%, Nam Tư 90%).
- Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh (ngày 17/1/1991) Mỹ phóng 45 quả tên lửa hành trình Tomahawk (có 7 quả bị hỏng, 1 quả bị lực lượng phòng không bắn rơi), thì 37 quả trúng mục tiêu, tỉ lệ: 67%.
Trong chiến dịch "Con Cáo sa mạc" (từ 16-19/12/1998), Mỹ phóng 415 quả tên lửa hành trình, trong đó có 325 quả tên lửa Tomahawk phóng từ tàu biển, 90 quả AGM-86 phóng từ máy bay (xuất kích tổng cộng 650 lần/chiếc máy bay), dự kiến khả năng 100/147 mục tiêu của Irắc bị phá huỷ. Tuy nhiên tên lửa hành trình của Mỹ và liên quân chỉ đánh trúng khoảng 20%, vì Irắc đã có kinh nghiệm phòng tránh.
- Chiến tranh Irắc lần hai (2003) chỉ sau 27 ngày đêm tiến công, Mỹ - Anh đã thực hiện 34.000 phi vụ, phóng hơn 1000 quả tên lửa hành trình các loại, trong đó có hơn 800 quả tên lửa Tomahawk, hơn 14.000 bom đạn có điều khiển chính xác.
Từ những khảo sát thực tế trên, rút ra một số điểm mạnh và yếu của vũ khí công nghệ cao như sau:
- Điểm mạnh:
+ Độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, tầm hoạt động xa.
+ Có thể hoạt động trong những vùng nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày, đêm, đạt hiệu quả cao hơn hàng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường.
+ Một số loại vũ khí công nghệ cao, được gọi là vũ khí "thông minh", có khả năng nhận biết địa hình và đặc điểm mục tiêu, tự động tìm diệt...
- Điểm yếu:
+ Thời gian trinh sát, xử lí số liệu để lập trình phương án đánh phá phức tạp, nếu mục tiêu "thay đổi" dễ mất thời cơ đánh phá.
+ Dựa hoàn toàn vào các phương tiện kĩ thuật, dễ bị đối phương đánh lừa.
+ Một số loại tên lửa hành trình có tầm bay thấp, tốc độ bay chậm, hướng bay theo quy luật... dễ bị bắn hạ bằng vũ khí thông thường.
+ Tác chiến công nghệ cao không thể kéo dài vì quá tốn kém. Dễ bị đối phương tập kích vào các vị trí triển khai của vũ khí công nghệ cao.
+ Dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết, khí hậu dẫn đến hiệu quả thực tế khác với lí thuyết.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Tít bài được thay đổi lại, mệnh đề "địch" (trong bài viết nguyên bản) được thay đổi thành "đối phương", để người đọc dễ hiểu. Do công tác biên tập, thành thật xin lỗi tác giả việc thay đổi mệnh đề này.
* Hình ảnh minh họa trong bài là công tác huấn luyện, bảo quản vũ khí - trang thiết bị, sẵn sàng chiến đấu của một số đơn vị, thuộc Quân chủng PKKQ,QĐNDVN
Ở HÀ NỘI, MỖI NGƯỜI CÓ MỘT THÚ VUI
CHUYỆN VỀ BẠN
Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Thằng Phỉ - nhân vật chính – chơi với mình khá lâu. Nhiều khi muốn viết về gã, bởi lắm chuyện quái thai quái gở. Nhưng rồi nghĩ, nếu chỉ nêu mỗi cái tên rồi gắn vào truyện thì ai đọc cũng khó hình dung. Entry này coi như vắn tắt vài nét sơ lược về gã.
Thằng Phỉ tướng ngũ đoản. Bụng phệ. Lúc đi thì ngần ngật, chân kéo lạng dạng, lúc chạy lại hùng hục giống con trâu đang phi. Mắt Phỉ nhỏ, môi dày như hai con đỉa voi.
Mình chơi với hắn lâu, chưa bao giờ thắc mắc vì sao biệt danh hắn là Phỉ, vì thấy hợp quá, như một lẽ đương nhiên. Có thể gọi thế do công việc gã làm trong ngành khai khoáng, hoặc do gã là giống ăn tục ở tạp.
Phỉ làm xuất nhập khẩu thiết bị khai khoáng, có Văn bằng hai là Đại học Ngoại ngữ.
Phỉ thích thịt chó, sang Mỹ, nhìn hộp Hotdog, sướng ci củm. Nghĩ Mỹ cũng có thịt chó nóng, liền tha một mớ hộp.
Mở ra thấy xúc xích, chửi thằng Mỹ lừa có bài có bản.
Phỉ về Việt Nam, kể: “Tao nói, bọn Mỹ nghe chả hiểu. Bọn Mỹ nói, tao nghe cũng chả hiểu!”, xong kết luận: “Chứng tỏ dân Mỹ ngu tiếng Anh!”.
Phỉ đi Hạ Long, thuê riêng một tàu ra biển chơi, thấy hòn đảo có bãi cát thì bảo nhà tàu cập vào.
Phỉ cởi truồng lồng nhồng. Lũ bạn đi cùng (có cả mình) cũng lồng nhồng tụt quần theo.
Tàu du lịch chạy qua, chị em đứng chi chít trên boong, Phỉ tót lên mỏm đá, cầm quần vẫy,... ngúc ngúc ngoáy ngoáy…
Một lát có thuyền nhỏ cập đảo, trên thuyền là mấy thằng Tây, nhìn bọn mình nhăn nhở cười, vẻ sướng lắm. Phỉ chạy ra xì xồ,... rồi mấy thằng Tây cũng tụt quần vẫy.
Tắm chán, Bọn mình lên tàu vào bờ, còn lại lũ Tây.
Về đất liền, ngồi ăn ngoài quán. Một lúc sau có mấy nhân viên Quản lý Trật tự cũng vào.
Nghe lỏm chuyện thấy nói: Gặp mấy Thằng tây tắm truồng, bắt nó mặc quần, nó không nghe, cãi là sao người mình cởi truồng được mà chúng nó lại không, mới lôi về phạt.
Hỏi Phỉ: “Mày nói gì với lũ Tây?”, Phỉ đáp: “Tao nói nude beach!” rồi thêm: “Ngày trước chúng nó cũng lừa mình hotdog!”.
Phỉ có hai con giai, một bốn tuổi, một bẩy tuổi, khôi ngô học giỏi.
Vợ hắn cao lớn, xinh, dáng dấp giống quí bà.
Hai thằng con đi với mẹ thì ngoan, đẹp như trẻ in lịch; đi với bố biến thành phỉ con.
Phỉ lái xe vào mỏ, quẳng con ngồi băng sau ô tô. Đường xóc, xe gầm thấp, hai đứa lăn nảy lông lốc, khóc.
Phỉ bảo: “Nín, khẩu hiệu bố dạy thế nào!”. Hai thằng mếu máo gào: “Trâu mà đi được là mình đi được!”. Gào một lúc rồi nín.
Vợ đi vắng, Phỉ kéo bạn bè về nhà nhậu trên tầng thượng. Hai thằng con cũng ngồi đó, ăn mì xào.
Hai thằng không có thìa, Phỉ lại đang mải nhậu, lười xuống nhà lấy, bèn bảo con: “Ăn mà có thìa ai chả ăn được. Không có thìa mà vẫn ăn được mới giỏi”.
Hai thằng liền trèo lên bàn, lúi húi bốc, nhét mồm, một lúc sạch đĩa, sợi mì dây rớt lòng thòng cổ, thòi cả lỗ mũi.
Vợ Phỉ về, hỏi con ai dạy ăn kiểu này, hai thằng chỉ bố. Vợ bảo: “Ngày xưa anh bùa bả gì, mà em lại lấy anh nhỉ?!".
Phỉ có dáng lạng dạng lạch bạch, khi mặc sịp, bụng ưỡn tròn như cái vại, đùm dưới lồi, trễ.
Một lần đi tắm biển, y nói với bà chủ quán trên bãi biển, nơi Phỉ vừa ngồi uống nước: “Thằng kia nó thủ của u lon Bò húc!”.
Bà chủ quán te tái chạy theo chỉ đùm dưới Phỉ: “Cậu cho u xin!...”, vợ Phỉ đi cạnh vội bảo: “Xin cái gì thì xin, chứ cái này không được xin!”.
Mình, lúc đó chợt nghĩ: “Bùa bả của gã là đấy chứ còn đâu nữa!”...
-------------------------------------------------------------
* Tiêu đề bài viết do Mai Thanh Hải Blog đặt lại
* Hình ảnh minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết
Thằng Phỉ tướng ngũ đoản. Bụng phệ. Lúc đi thì ngần ngật, chân kéo lạng dạng, lúc chạy lại hùng hục giống con trâu đang phi. Mắt Phỉ nhỏ, môi dày như hai con đỉa voi.
Mình chơi với hắn lâu, chưa bao giờ thắc mắc vì sao biệt danh hắn là Phỉ, vì thấy hợp quá, như một lẽ đương nhiên. Có thể gọi thế do công việc gã làm trong ngành khai khoáng, hoặc do gã là giống ăn tục ở tạp.
Phỉ làm xuất nhập khẩu thiết bị khai khoáng, có Văn bằng hai là Đại học Ngoại ngữ.
Phỉ thích thịt chó, sang Mỹ, nhìn hộp Hotdog, sướng ci củm. Nghĩ Mỹ cũng có thịt chó nóng, liền tha một mớ hộp.
Mở ra thấy xúc xích, chửi thằng Mỹ lừa có bài có bản.
Phỉ về Việt Nam, kể: “Tao nói, bọn Mỹ nghe chả hiểu. Bọn Mỹ nói, tao nghe cũng chả hiểu!”, xong kết luận: “Chứng tỏ dân Mỹ ngu tiếng Anh!”.
Phỉ đi Hạ Long, thuê riêng một tàu ra biển chơi, thấy hòn đảo có bãi cát thì bảo nhà tàu cập vào.
Phỉ cởi truồng lồng nhồng. Lũ bạn đi cùng (có cả mình) cũng lồng nhồng tụt quần theo.
Tàu du lịch chạy qua, chị em đứng chi chít trên boong, Phỉ tót lên mỏm đá, cầm quần vẫy,... ngúc ngúc ngoáy ngoáy…
Một lát có thuyền nhỏ cập đảo, trên thuyền là mấy thằng Tây, nhìn bọn mình nhăn nhở cười, vẻ sướng lắm. Phỉ chạy ra xì xồ,... rồi mấy thằng Tây cũng tụt quần vẫy.
Tắm chán, Bọn mình lên tàu vào bờ, còn lại lũ Tây.
Về đất liền, ngồi ăn ngoài quán. Một lúc sau có mấy nhân viên Quản lý Trật tự cũng vào.
Nghe lỏm chuyện thấy nói: Gặp mấy Thằng tây tắm truồng, bắt nó mặc quần, nó không nghe, cãi là sao người mình cởi truồng được mà chúng nó lại không, mới lôi về phạt.
Hỏi Phỉ: “Mày nói gì với lũ Tây?”, Phỉ đáp: “Tao nói nude beach!” rồi thêm: “Ngày trước chúng nó cũng lừa mình hotdog!”.
Phỉ có hai con giai, một bốn tuổi, một bẩy tuổi, khôi ngô học giỏi.
Vợ hắn cao lớn, xinh, dáng dấp giống quí bà.
Hai thằng con đi với mẹ thì ngoan, đẹp như trẻ in lịch; đi với bố biến thành phỉ con.
Phỉ lái xe vào mỏ, quẳng con ngồi băng sau ô tô. Đường xóc, xe gầm thấp, hai đứa lăn nảy lông lốc, khóc.
Phỉ bảo: “Nín, khẩu hiệu bố dạy thế nào!”. Hai thằng mếu máo gào: “Trâu mà đi được là mình đi được!”. Gào một lúc rồi nín.
Vợ đi vắng, Phỉ kéo bạn bè về nhà nhậu trên tầng thượng. Hai thằng con cũng ngồi đó, ăn mì xào.
Hai thằng không có thìa, Phỉ lại đang mải nhậu, lười xuống nhà lấy, bèn bảo con: “Ăn mà có thìa ai chả ăn được. Không có thìa mà vẫn ăn được mới giỏi”.
Hai thằng liền trèo lên bàn, lúi húi bốc, nhét mồm, một lúc sạch đĩa, sợi mì dây rớt lòng thòng cổ, thòi cả lỗ mũi.
Vợ Phỉ về, hỏi con ai dạy ăn kiểu này, hai thằng chỉ bố. Vợ bảo: “Ngày xưa anh bùa bả gì, mà em lại lấy anh nhỉ?!".
Phỉ có dáng lạng dạng lạch bạch, khi mặc sịp, bụng ưỡn tròn như cái vại, đùm dưới lồi, trễ.
Một lần đi tắm biển, y nói với bà chủ quán trên bãi biển, nơi Phỉ vừa ngồi uống nước: “Thằng kia nó thủ của u lon Bò húc!”.
Bà chủ quán te tái chạy theo chỉ đùm dưới Phỉ: “Cậu cho u xin!...”, vợ Phỉ đi cạnh vội bảo: “Xin cái gì thì xin, chứ cái này không được xin!”.
Mình, lúc đó chợt nghĩ: “Bùa bả của gã là đấy chứ còn đâu nữa!”...
-------------------------------------------------------------
* Tiêu đề bài viết do Mai Thanh Hải Blog đặt lại
* Hình ảnh minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết
"XE 80B"... ĐÁNH GIẦY!
Đánh giầy, bán lót chân, khâu giầy, đóng đế... |
Ghế ngồi vắt vẻo, dành cho "Thượng đế" |
Ai cũng tò mò ngắm nhìn |
Ngay bên hè phố Mộc Châu (tỉnh Sơn La) |
14 tháng 9, 2011
BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Người Lữ hành kỳ dị - Mùa này nước nổi ở Đồng Tháp Mười. Năm nay, nước lên chậm hơn mọi năm. Nhưng bông Điên Điển thì vẫn đúng hẹn, vàng rực bờ.
Bữa nhậu với bạn miền Tây ở Sài Gòn, bạn hỏi: "Mầy ăn bông Điên Điển không?. Tao gửi qua. Bông Điên Điển mới hái dưới kinh đem lên còn vàng ươm, nhà tao nhiều lắm!".
"Ờ! Cảm ơn mầy!. Ăn canh bông Điên Điển thì phải ăn ở miền Tây mới ngon. Chớ ngồi ở Sài Gòn mà ăn canh cá rô bông Điên Điển, coi bộ hổng đúng điệu chút nào!".
Cây Điên Điển cũng như cây dại, mọc theo bờ nước. Thân gỗ, bông búp vàng rực. Trái chín ra, hạt lại rớt xuống nước, xuống bùn, mùa nước nổi năm sau lại mọc cây mới.
Bông Điên Điển nấu canh rất ngon. Ngon miệng và và ngon mắt vì cái màu vàng của bông, khi nấu chín vẫn còn rực rỡ. Cây Điên Điển mọc nhiều nhất ở vùng Đồng Tháp Mười, ở khắp miền Tây chỗ nào cũng có.
Cây thân gỗ nhưng chụm lửa rất dở vì mau cháy, cây thân gỗ nhưng bộ rễ cạn quèo, người mạnh có thể dùng nắm tay nhổ được cả cây lớn.
Riết rồi ở miền Tây, cái gì không được tốt, cái gì không được bền, người ta hay sánh với rễ cây Điên Điển. Nói trại riết, lâu dần thành dấu ngã thành dấu hỏi, chủ yếu dùng để kêu mấy thằng rể: "Rể Điên Điển".
Mấy thằng rể cưới được con gái người ta, rồi không chịu làm ăn nuôi vợ con, làm biếng thăm viếng hỏi han cha mẹ vợ, không biết bà con bên vợ, kêu bằng "thằng rể Điên Điển".
Người vùng khác không biết cây Điên Điển, không nghe tích này, không hiểu so sánh ấy là khen hay chê. Nhe răng cười, càng giống... "thằng rể Điên Điển".
Tôi ăn canh cá rô bông Điên Điển lâu rồi, đâu mùa nước năm 1997. Hồi đó chúng tôi có một nhóm, gồm 4 cặp năm nữ, vẫn thường đi chu du đây đó bằng xe máy.
Một lần chúng tôi đi sâu vào vùng Đồng Tháp, đến một xã vùng sâu.
Sâu đến nỗi ở đây chưa hề có điện, không có sóng điện thoại, kể cả tín hiệu tivi hay radio cũng rất yếu.
Chúng tôi men theo những con đường quê nhỏ, lầy lội bùn đất, băng qua những cây cầu nhỏ xíu nhưng lại cao ngất ngưỡng và đi hai lần đò mới đến được chỗ đó.
Buổi chiều khi vừa đến, chúng tôi cởi đồ nhảy xuống sông tắm, bơi ngang bơi dọc, mấy người chèo ghe cười, hỏi: "Dân thành phố mà lội giỏi quá đa!".
Lúc lên bờ, ngồi chơi cho khô ráo, một lớp phù sa mỏng bám đầy trên tóc, trên da tôi.
Ở vùng nước nổi, nhà ở thường không có móng, dân làm nhà bằng cây, có nhiều cột chống xuống đất.
Mùa khô dân khiêng nhà ra mé sông, kê lên sát mặt nước để tiện cặp ghe ra vô.
Mùa nước nổi, dân khiêng nhà sâu vô gò cao, nước lên tới đâu, kê nhà lên tới đó. Tiện vô cùng.
Mỗi đợt khiêng nhà thì cả xóm cùng khiêng, nhà nhỏ khiêng trước, nhà lớn khiêng sau, không phải công cán gì.
Dân ở đây, nhứt là đàn ông, hầu như không ai biết guốc dép gì cả. Bàn chân thường to bè, chai sần phía dưới, điều đặc biệt là ngón chân cái thường bị xoãi ra, trông rất kỳ dị.
Họ dùng ngón chân cái này để bám thành ghe, bám sàn cây, để bấu xuống bùn, lâu dần thành tật, ai cũng vậy.
Chúng tôi được đãi ăn một bữa thịnh soạn, cá rô đồng chiên dòn rưới mắm chua ngọt và canh chua cá rô bông Điên Điển.
Chúng tôi ăn bữa cơm ấy giữa Đồng Tháp Mười, trên một sàn cây, bên một con sông nằng nặng phù sa và với vợ chồng người nông dân có ngón chân cái xoãi ra một cách kỳ dị.
Nếu một người Mỹ được mời vào nhà Trắng dùng bữa tối với ông Obama mà cảm thấy vinh hạnh như thế nào, thì chúng tôi lúc ấy cảm thấy hơn thế một trăm lần, nói vậy để bạn hiểu...
Buổi tối chúng tôi đốt một đống lửa lớn ở ngoài sân, lửa đốt bằng cây Điên Điển khô và tàu dừa, đốt lửa để xua đàn muỗi.
Những con muỗi vùng này như những chiếc máy bay tiêm kích cảm tử, chúng chích vào người phe một tiếng “phực” và một cảm giác đau nhói.
Chúng tôi lấy rượu ra uống. Nhưng da thịt bọn thành phố thơm tho, máu bọn chúng lại nhiều và ngọt (tôi nghe đàn muỗi kháo nhau thế).
Chẳng trách đàn muỗi ngày càng đông, quơ tay có thể nắm một chục con trong lòng bàn tay. Bữa rượu mất vui vì muỗi.
Chúng tôi trải chiếu rồi đem một cái mùng lớn, cắm cây và giăng mùng gần đống lửa, chúng tôi chuyển bàn nhậu vô trong mùng. Đó là một kỷ niệm đáng nhớ, bốn người đàn ông ngồi nhậu trong mùng để tránh muỗi.
Đàn muỗi tức tối bám đen cả cái mùng, nhậu xong chúng tôi đẩy mọi thứ ra ngoài và lăn ra ngủ ngay trong mùng, bạn tôi nằm ngoài cùng, cánh tay, bàn chân để cạnh vách mùng bị muỗi chích đỏ rực.
…
Năm nay ở Đồng Tháp Mười, nước lên chậm hơn mọi năm nhưng bông Điên Điển thì vẫn đúng hẹn, vẫn vàng rực.
Nhớ tô canh cá rô bông Điên Điển ở Đồng Tháp Mười. Con cá rô mề mùa nước nổi dai thịt, ngọt ngay, bông Điên Điển nấu chín vẫn rực rỡ.
Đàn ông thanh niên chưa vợ ăn tô canh nầy một lần, chắc chắn sẽ lấy vợ miền Tây.
Mà nếu có lấy vợ miền Tây thì tôi dặn trước: Nhớ ăn ở cho phải, đừng để người ta kêu bằng "Thằng rể Điên Điển".
Bữa nhậu với bạn miền Tây ở Sài Gòn, bạn hỏi: "Mầy ăn bông Điên Điển không?. Tao gửi qua. Bông Điên Điển mới hái dưới kinh đem lên còn vàng ươm, nhà tao nhiều lắm!".
"Ờ! Cảm ơn mầy!. Ăn canh bông Điên Điển thì phải ăn ở miền Tây mới ngon. Chớ ngồi ở Sài Gòn mà ăn canh cá rô bông Điên Điển, coi bộ hổng đúng điệu chút nào!".
Cây Điên Điển cũng như cây dại, mọc theo bờ nước. Thân gỗ, bông búp vàng rực. Trái chín ra, hạt lại rớt xuống nước, xuống bùn, mùa nước nổi năm sau lại mọc cây mới.
Bông Điên Điển nấu canh rất ngon. Ngon miệng và và ngon mắt vì cái màu vàng của bông, khi nấu chín vẫn còn rực rỡ. Cây Điên Điển mọc nhiều nhất ở vùng Đồng Tháp Mười, ở khắp miền Tây chỗ nào cũng có.
Cây thân gỗ nhưng chụm lửa rất dở vì mau cháy, cây thân gỗ nhưng bộ rễ cạn quèo, người mạnh có thể dùng nắm tay nhổ được cả cây lớn.
Riết rồi ở miền Tây, cái gì không được tốt, cái gì không được bền, người ta hay sánh với rễ cây Điên Điển. Nói trại riết, lâu dần thành dấu ngã thành dấu hỏi, chủ yếu dùng để kêu mấy thằng rể: "Rể Điên Điển".
Mấy thằng rể cưới được con gái người ta, rồi không chịu làm ăn nuôi vợ con, làm biếng thăm viếng hỏi han cha mẹ vợ, không biết bà con bên vợ, kêu bằng "thằng rể Điên Điển".
Người vùng khác không biết cây Điên Điển, không nghe tích này, không hiểu so sánh ấy là khen hay chê. Nhe răng cười, càng giống... "thằng rể Điên Điển".
Tôi ăn canh cá rô bông Điên Điển lâu rồi, đâu mùa nước năm 1997. Hồi đó chúng tôi có một nhóm, gồm 4 cặp năm nữ, vẫn thường đi chu du đây đó bằng xe máy.
Một lần chúng tôi đi sâu vào vùng Đồng Tháp, đến một xã vùng sâu.
Sâu đến nỗi ở đây chưa hề có điện, không có sóng điện thoại, kể cả tín hiệu tivi hay radio cũng rất yếu.
Chúng tôi men theo những con đường quê nhỏ, lầy lội bùn đất, băng qua những cây cầu nhỏ xíu nhưng lại cao ngất ngưỡng và đi hai lần đò mới đến được chỗ đó.
Buổi chiều khi vừa đến, chúng tôi cởi đồ nhảy xuống sông tắm, bơi ngang bơi dọc, mấy người chèo ghe cười, hỏi: "Dân thành phố mà lội giỏi quá đa!".
Lúc lên bờ, ngồi chơi cho khô ráo, một lớp phù sa mỏng bám đầy trên tóc, trên da tôi.
Ở vùng nước nổi, nhà ở thường không có móng, dân làm nhà bằng cây, có nhiều cột chống xuống đất.
Mùa khô dân khiêng nhà ra mé sông, kê lên sát mặt nước để tiện cặp ghe ra vô.
Mùa nước nổi, dân khiêng nhà sâu vô gò cao, nước lên tới đâu, kê nhà lên tới đó. Tiện vô cùng.
Mỗi đợt khiêng nhà thì cả xóm cùng khiêng, nhà nhỏ khiêng trước, nhà lớn khiêng sau, không phải công cán gì.
Dân ở đây, nhứt là đàn ông, hầu như không ai biết guốc dép gì cả. Bàn chân thường to bè, chai sần phía dưới, điều đặc biệt là ngón chân cái thường bị xoãi ra, trông rất kỳ dị.
Họ dùng ngón chân cái này để bám thành ghe, bám sàn cây, để bấu xuống bùn, lâu dần thành tật, ai cũng vậy.
Chúng tôi được đãi ăn một bữa thịnh soạn, cá rô đồng chiên dòn rưới mắm chua ngọt và canh chua cá rô bông Điên Điển.
Chúng tôi ăn bữa cơm ấy giữa Đồng Tháp Mười, trên một sàn cây, bên một con sông nằng nặng phù sa và với vợ chồng người nông dân có ngón chân cái xoãi ra một cách kỳ dị.
Nếu một người Mỹ được mời vào nhà Trắng dùng bữa tối với ông Obama mà cảm thấy vinh hạnh như thế nào, thì chúng tôi lúc ấy cảm thấy hơn thế một trăm lần, nói vậy để bạn hiểu...
Buổi tối chúng tôi đốt một đống lửa lớn ở ngoài sân, lửa đốt bằng cây Điên Điển khô và tàu dừa, đốt lửa để xua đàn muỗi.
Những con muỗi vùng này như những chiếc máy bay tiêm kích cảm tử, chúng chích vào người phe một tiếng “phực” và một cảm giác đau nhói.
Chúng tôi lấy rượu ra uống. Nhưng da thịt bọn thành phố thơm tho, máu bọn chúng lại nhiều và ngọt (tôi nghe đàn muỗi kháo nhau thế).
Chẳng trách đàn muỗi ngày càng đông, quơ tay có thể nắm một chục con trong lòng bàn tay. Bữa rượu mất vui vì muỗi.
Chúng tôi trải chiếu rồi đem một cái mùng lớn, cắm cây và giăng mùng gần đống lửa, chúng tôi chuyển bàn nhậu vô trong mùng. Đó là một kỷ niệm đáng nhớ, bốn người đàn ông ngồi nhậu trong mùng để tránh muỗi.
Đàn muỗi tức tối bám đen cả cái mùng, nhậu xong chúng tôi đẩy mọi thứ ra ngoài và lăn ra ngủ ngay trong mùng, bạn tôi nằm ngoài cùng, cánh tay, bàn chân để cạnh vách mùng bị muỗi chích đỏ rực.
…
Năm nay ở Đồng Tháp Mười, nước lên chậm hơn mọi năm nhưng bông Điên Điển thì vẫn đúng hẹn, vẫn vàng rực.
Nhớ tô canh cá rô bông Điên Điển ở Đồng Tháp Mười. Con cá rô mề mùa nước nổi dai thịt, ngọt ngay, bông Điên Điển nấu chín vẫn rực rỡ.
Đàn ông thanh niên chưa vợ ăn tô canh nầy một lần, chắc chắn sẽ lấy vợ miền Tây.
Mà nếu có lấy vợ miền Tây thì tôi dặn trước: Nhớ ăn ở cho phải, đừng để người ta kêu bằng "Thằng rể Điên Điển".
BÁC SĨ TRUNG QUỐC "CẮM BẢN" Ở VÙNG NGƯỜI MÔNG?..
"BS Trung Quốc" khám răng tại Mộc Châu, Sơn La |
Ngày lễ Tết, cuối tuần, đồng bào Mông từ trên vùng núi cao ngất ngưởng Phù Yên kéo xuống, rủ nhau từ Bắc Yên, Yên Châu sang, vượt đường xa đến từ Thanh Hóa, băng đèo cao từ mạn Hòa Bình...
Thậm chí ở tít tận bên Lào, nhưng cũng sang tụ họp với cộng đồng Mông cùng trang phục, thổ ngữ...
Những ngày ấy, thị trấn tràn ngập sắc áo Mông, tiếng khèn Mông và chẳng thế mà bao năm nay, những ngày Văn hóa của dân tộc Mông, toàn tổ chức được ở phố thị Mộc Châu, Sơn La - điểm trung tâm của người Mông Tây Bắc...
Công cụ hành nghề đơn giản, cơ động |
Đầu tháng 9, đến Mộc Châu, hòa cùng dòng người Mông xuống chợ, thăm phố. Giật mình trước cảnh gian hàng của "Bác sĩ người Trung Quốc Chung Hang Hường" chình ình giữa chợ, với dịch vụ nha khoa "nhổ răng, chữa sâu răng, trồng răng" và đồng bào xếp hàng, chờ lượt khám...
Tò mò dò hỏi, mới biết: Không chỉ phục vụ ở thị trấn, Bác sĩ Trung Quốc và đồng nghiệp còn đến các bản Mông để "thăm khám, chữa"...
Giật mình: Y tế cơ sở đâu? Quân dân Y đâu? Sao lại để người nước ngoài "chiếm lĩnh" địa bàn, người dân?.. Liệu đằng sau việc "khám chữa", người Trung Quốc còn làm gì, ở vùng đồng bào Mông Tây Bắc? Hoạt động này, có được quản lý và địa phương, ngành chức năng có biết?.. Hình như: Hết Tây Nguyên, Tây Nam, bây giờ đến lượt Tây Bắc, có người Trung Quốc, len lỏi...
Không cần găng tay Y tế, cũng chẳng dùng đến khẩu trang |
13 tháng 9, 2011
YÊU SÀI GÒN THÌ CÒN NHIỀU, NHIỀU LẮM...
Đàm Hà Phú - Hẻm chật, lại đông đúc, chủ yếu là dân lao động, nhà lụp xụp san sát.
Có một đoạn giữa hẻm phình ra, rộng hơn mấy chỗ khác được chiếm dụng làm một cái quán phở nhỏ.
Chủ quán là ba mẹ con (chính xác là bà ngoại, mẹ và đứa con gái trạc mười lăm mười sáu tuổi), hai người lớn đều bị chồng bỏ theo vợ bé, chuyện đó cả hẻm ai cũng biết.
Quán phở rất đông khách, nhất là buổi sáng trước giờ đi làm và buổi chiều tối. Chủ yếu là bưng đến tận nhà cho khách. Nhưng cũng có khi khách đến bàn ngồi, có lẽ là để có dịp nói chuyện với chủ quán, vốn rất sởi lởi và hay chuyện.
Quán chỉ có hai bàn, được gọi tên là bàn số Ba và bàn số Sáu. Hỏi bà chủ: "Sao đặt kỳ vậy?", bả cười lớn: "Vậy cho nó xôm!". Buổi tối nghe bà chủ nói chuyện sang sảng, thỉnh thoảng lại hét cô con gái: "Tái bàn Ba nè!", hoặc "Gân bàn Sáu, sao chưa bưng?"…
Khoảng sau 10 giờ đêm thì quán mới thực sự đông. Lúc này nồi phở đã cạn, thịt bánh cũng đã hết, chỉ còn chút nước lèo, xí quách.
Lúc này khách ăn phở đã vắng, chỉ còn khách đến nói chuyện, đây là những khách hàng đặc biệt, hầu hết họ đều được ăn miễn phí. Có người bưng tô cơm nguội ra xin chan chút nước lèo ngồi ăn, có người ngồi gặm xí quách hoặc ăn mấy miếng gân còn dư chấm với tương đen.
Đó là những phụ nữ bán hàng đêm về, vài chị công nhân vệ sinh, mấy bà già bán vé số… Họ xúm vào ăn uống, chuyện trò rồi cùng phụ chị chủ quán dọn dẹp, rửa tô, chùi nồi.
Những người khách đặc biệt ấy, họ kể cho bà chủ quán nghe chuyện này chuyện nọ, chuyện của họ hoặc chuyện họ thấy trên đường.
Thỉnh thoảng thấy bà cười ha hả, có lúc thì ngậm ngùi, đôi lúc chưa nghe dứt chuyện đã chửi ỏm tỏi: "ĐM! Thằng đó gặp tao hả?. Chết mẹ nó!"…
***
Bạn Thắm thỉnh thoảng vẫn đi taxi, thường chỉ đi đoạn ngắn, sau đây là hai chuyện liên quan đến taxi mà bạn Thắm góp vô.
Chuyện 1:
Lên xe gặp bác tài lớn tuổi, chào hỏi, kể chuyện rôm rả. Bác tài hỏi: "Coi Thúy Nga không?. Để tui mở coi! Đĩa mới nè!. Đĩa gốc luôn đó!". Hỏi: "Sao bác có đĩa gốc?".
Kể rằng: Hổi nãy có bốn đứa nhỏ mướn xe đi chơi, mấy đứa thiệt là dễ thương, đưa cái đĩa DVD gốc mở nhạc coi. Đi một vòng hết 205 ngàn, tụi nó đưa 250 ngàn luôn, lại còn cảm ơn bác tài và tặng lại cái đĩa.
Kết luận: "Nghề này cực khổ lắm, thỉnh thoảng gặp khách dễ thương cũng an ủi phần nào!".
Xe đến nơi, chỉ có 30 ngàn nhưng bạn Thắm chỉ còn 20 ngàn lẻ. Bạn Thắm loay hoay định đi tìm chỗ đổi tiền thì bác tài nói: "Thôi! Đưa hai chục được rồi cô!. Coi như mấy đứa nhỏ hồi nãy phụ cô chỗ còn thiếu!".
Chuyện 2:
Một hôm bạn Thắm đi chợ giữa trưa, ra đến chợ và chọn hàng xong thì mới nhớ là mình quên mang tiền.
Khó xử vì hàng thì cần mua gấp mà chả lẽ lại phải quay lại công ty lấy tiền vì món hàng cũng không lớn.
Bạn Thắm bước ra đường, vẫy một chiếc taxi và nói với bác tài: "Anh có thể cho em mượn tiền trả tiền đồ, rồi lát chở em về lấy tiền luôn thể!". Bác tài vui vẻ móc ví được hơn 200 ngàn đưa cho bạn Thắm. Bạn Thắm cầm tiền bước vô chợ mà cứ thắc mắc: Sao anh tài xế lại dễ tin người thế nhỉ. Rủi người ta lừa ảnh thì sao?..
Lúc ra, lên xe hỏi anh tài xế: "Có sợ tui lừa lấy hết tiền không?". Anh chỉ cười.
3.
Có một con đường nhỏ, hơi xuôi dốc, thường khá vắng nhưng lại nối hai con đường tấp nập ở trung tâm thành phố, nơi được mệnh danh là phố Nhật, với rất nhiều nhà hàng Nhật và khách sạn dành cho khách Nhật.
Hai bên đường thường làm chỗ đậu xe hơi, chủ yếu cũng là xe của các xếp Nhật đến ăn uống hoặc làm việc.
Trước ở đây có một quán café cóc, chủ yếu phục vụ cánh tài xế vẫn đậu xe trên đường này.
Quán có rất nhiều ghế nhựa, loại nhỏ và nhiều màu để cho khách ngồi hoặc đặt mấy ly café, vài tờ báo. Café giá bình dân, chủ quán cũng dễ thương, trà đá miễn phí, khách ngồi bao lâu cũng được, đọc báo hoặc bắt chuyện lẫn nhau.
Quán có một cái ghế gỗ nhỏ, có lẽ được làm từ gỗ tốt nhưng đã cũ kỹ và xộc xệch. Chiếc ghế này được đặt ở sát vỉa hè và chủ quán thường không cho ai lấy ngồi cả, cứ để nó nằm ngoài nắng ngoài mưa vậy thôi. Một việc hơi lạ.
Một tài xế ngồi gần đó cho tôi hay: đó là cái ghế bắt cướp. Bọn cướp giật rất hay ra tay khu này, nạn nhân chủ yếu là các du khách người Nhật, các bà và các cô, chúng giật túi xách, điện thoại, camera của họ và phóng xe chạy rất nhanh.
Chủ quán để cái ghế đó, ai ngồi gần hoặc ai thấy trước thì dùng nó mà ném vào xe bọn cướp, có khi bắt được có khi không, lúc trước thì bắt được nhiều, sau này thì ít dần.
Có lẽ bọn cướp đã ngại cái ghế nên chuyển địa bàn. Các bà các cô người Nhật cũng yên tâm hơn.
4.
Có nhiều chuyện về dân nhậu, chủ yếu là chuyện xấu, nhưng nhậu ở Sài Gòn cũng nhiều bữa vui, đa số là vui.
Mới đầu buổi chiều chỉ có hai anh em ngồi uống bia nói chuyện đá banh.
Bàn bên kia cũng nói chuyện tương tự.
Vậy là hai bàn gom lại làm một, lát sau thì cái tụ nhậu đó đã thành một vòng tròn lớn.
Uống đi, bữa nay vui, tiền thì lát nữa “cam bu chia” sau. Mấy ông mặt đỏ phừng phừng tranh nhau làm HLV cho đội tuyển Việt Nam.
Rồi cuối buổi nhậu, lại trở thành một ban nhạc cổ động bóng đá ầm ĩ, lúc này thì tất cả các bàn trong quán, đều hát chung hoặc cùng nâng ly.
Có lần một anh bạn tôi uống say quá, được một bạn nhậu chở về tận nhà. Quay tới quay lui tìm đường cuối cùng thì cũng gõ cửa đúng nhà để giao lại anh bạn tôi cho gia đình.
Khi vô nhà gặp chị vợ, anh bạn nhậu tốt bụng còn bàn giao phiếu gửi xe, bóp tiền, điện thoại cho chị vợ rồi mới cáo từ.
Sáng hôm sau anh bạn tôi tỉnh rượu mới kể chuyện này cho tôi nghe, anh nói thực ra người đưa anh về nhà hôm qua là một người không hề quen biết.
Anh chỉ gặp anh ta lúc cùng đi vệ sinh. Khi ra về, người kia thấy anh quá xỉn, nên đã kêu anh gửi xe lại quán và hỏi địa chỉ để chở anh về nhà.
Chẳng phải bạn bè chi đâu.
5.
Xin phép dừng chủ đề này vì đã cạn vốn, bạn nào có chuyện hay thì bổ sung thêm.
Tôi sống gần 20 năm ở Sài Gòn, tất nhiên cũng biết lắm chuyện để kể, những “chuyện nhỏ” mà nghe để vui, để yêu đời và yêu Sài Gòn thì còn nhiều, nhiều lắm. Hãy cùng kể nhau nghe nhé!...
Có một đoạn giữa hẻm phình ra, rộng hơn mấy chỗ khác được chiếm dụng làm một cái quán phở nhỏ.
Chủ quán là ba mẹ con (chính xác là bà ngoại, mẹ và đứa con gái trạc mười lăm mười sáu tuổi), hai người lớn đều bị chồng bỏ theo vợ bé, chuyện đó cả hẻm ai cũng biết.
Quán phở rất đông khách, nhất là buổi sáng trước giờ đi làm và buổi chiều tối. Chủ yếu là bưng đến tận nhà cho khách. Nhưng cũng có khi khách đến bàn ngồi, có lẽ là để có dịp nói chuyện với chủ quán, vốn rất sởi lởi và hay chuyện.
Quán chỉ có hai bàn, được gọi tên là bàn số Ba và bàn số Sáu. Hỏi bà chủ: "Sao đặt kỳ vậy?", bả cười lớn: "Vậy cho nó xôm!". Buổi tối nghe bà chủ nói chuyện sang sảng, thỉnh thoảng lại hét cô con gái: "Tái bàn Ba nè!", hoặc "Gân bàn Sáu, sao chưa bưng?"…
Khoảng sau 10 giờ đêm thì quán mới thực sự đông. Lúc này nồi phở đã cạn, thịt bánh cũng đã hết, chỉ còn chút nước lèo, xí quách.
Lúc này khách ăn phở đã vắng, chỉ còn khách đến nói chuyện, đây là những khách hàng đặc biệt, hầu hết họ đều được ăn miễn phí. Có người bưng tô cơm nguội ra xin chan chút nước lèo ngồi ăn, có người ngồi gặm xí quách hoặc ăn mấy miếng gân còn dư chấm với tương đen.
Đó là những phụ nữ bán hàng đêm về, vài chị công nhân vệ sinh, mấy bà già bán vé số… Họ xúm vào ăn uống, chuyện trò rồi cùng phụ chị chủ quán dọn dẹp, rửa tô, chùi nồi.
Những người khách đặc biệt ấy, họ kể cho bà chủ quán nghe chuyện này chuyện nọ, chuyện của họ hoặc chuyện họ thấy trên đường.
Thỉnh thoảng thấy bà cười ha hả, có lúc thì ngậm ngùi, đôi lúc chưa nghe dứt chuyện đã chửi ỏm tỏi: "ĐM! Thằng đó gặp tao hả?. Chết mẹ nó!"…
***
Bạn Thắm thỉnh thoảng vẫn đi taxi, thường chỉ đi đoạn ngắn, sau đây là hai chuyện liên quan đến taxi mà bạn Thắm góp vô.
Chuyện 1:
Lên xe gặp bác tài lớn tuổi, chào hỏi, kể chuyện rôm rả. Bác tài hỏi: "Coi Thúy Nga không?. Để tui mở coi! Đĩa mới nè!. Đĩa gốc luôn đó!". Hỏi: "Sao bác có đĩa gốc?".
Kể rằng: Hổi nãy có bốn đứa nhỏ mướn xe đi chơi, mấy đứa thiệt là dễ thương, đưa cái đĩa DVD gốc mở nhạc coi. Đi một vòng hết 205 ngàn, tụi nó đưa 250 ngàn luôn, lại còn cảm ơn bác tài và tặng lại cái đĩa.
Kết luận: "Nghề này cực khổ lắm, thỉnh thoảng gặp khách dễ thương cũng an ủi phần nào!".
Xe đến nơi, chỉ có 30 ngàn nhưng bạn Thắm chỉ còn 20 ngàn lẻ. Bạn Thắm loay hoay định đi tìm chỗ đổi tiền thì bác tài nói: "Thôi! Đưa hai chục được rồi cô!. Coi như mấy đứa nhỏ hồi nãy phụ cô chỗ còn thiếu!".
Chuyện 2:
Một hôm bạn Thắm đi chợ giữa trưa, ra đến chợ và chọn hàng xong thì mới nhớ là mình quên mang tiền.
Khó xử vì hàng thì cần mua gấp mà chả lẽ lại phải quay lại công ty lấy tiền vì món hàng cũng không lớn.
Bạn Thắm bước ra đường, vẫy một chiếc taxi và nói với bác tài: "Anh có thể cho em mượn tiền trả tiền đồ, rồi lát chở em về lấy tiền luôn thể!". Bác tài vui vẻ móc ví được hơn 200 ngàn đưa cho bạn Thắm. Bạn Thắm cầm tiền bước vô chợ mà cứ thắc mắc: Sao anh tài xế lại dễ tin người thế nhỉ. Rủi người ta lừa ảnh thì sao?..
Lúc ra, lên xe hỏi anh tài xế: "Có sợ tui lừa lấy hết tiền không?". Anh chỉ cười.
3.
Có một con đường nhỏ, hơi xuôi dốc, thường khá vắng nhưng lại nối hai con đường tấp nập ở trung tâm thành phố, nơi được mệnh danh là phố Nhật, với rất nhiều nhà hàng Nhật và khách sạn dành cho khách Nhật.
Hai bên đường thường làm chỗ đậu xe hơi, chủ yếu cũng là xe của các xếp Nhật đến ăn uống hoặc làm việc.
Trước ở đây có một quán café cóc, chủ yếu phục vụ cánh tài xế vẫn đậu xe trên đường này.
Quán có rất nhiều ghế nhựa, loại nhỏ và nhiều màu để cho khách ngồi hoặc đặt mấy ly café, vài tờ báo. Café giá bình dân, chủ quán cũng dễ thương, trà đá miễn phí, khách ngồi bao lâu cũng được, đọc báo hoặc bắt chuyện lẫn nhau.
Quán có một cái ghế gỗ nhỏ, có lẽ được làm từ gỗ tốt nhưng đã cũ kỹ và xộc xệch. Chiếc ghế này được đặt ở sát vỉa hè và chủ quán thường không cho ai lấy ngồi cả, cứ để nó nằm ngoài nắng ngoài mưa vậy thôi. Một việc hơi lạ.
Một tài xế ngồi gần đó cho tôi hay: đó là cái ghế bắt cướp. Bọn cướp giật rất hay ra tay khu này, nạn nhân chủ yếu là các du khách người Nhật, các bà và các cô, chúng giật túi xách, điện thoại, camera của họ và phóng xe chạy rất nhanh.
Chủ quán để cái ghế đó, ai ngồi gần hoặc ai thấy trước thì dùng nó mà ném vào xe bọn cướp, có khi bắt được có khi không, lúc trước thì bắt được nhiều, sau này thì ít dần.
Có lẽ bọn cướp đã ngại cái ghế nên chuyển địa bàn. Các bà các cô người Nhật cũng yên tâm hơn.
4.
Có nhiều chuyện về dân nhậu, chủ yếu là chuyện xấu, nhưng nhậu ở Sài Gòn cũng nhiều bữa vui, đa số là vui.
Mới đầu buổi chiều chỉ có hai anh em ngồi uống bia nói chuyện đá banh.
Bàn bên kia cũng nói chuyện tương tự.
Vậy là hai bàn gom lại làm một, lát sau thì cái tụ nhậu đó đã thành một vòng tròn lớn.
Uống đi, bữa nay vui, tiền thì lát nữa “cam bu chia” sau. Mấy ông mặt đỏ phừng phừng tranh nhau làm HLV cho đội tuyển Việt Nam.
Rồi cuối buổi nhậu, lại trở thành một ban nhạc cổ động bóng đá ầm ĩ, lúc này thì tất cả các bàn trong quán, đều hát chung hoặc cùng nâng ly.
Có lần một anh bạn tôi uống say quá, được một bạn nhậu chở về tận nhà. Quay tới quay lui tìm đường cuối cùng thì cũng gõ cửa đúng nhà để giao lại anh bạn tôi cho gia đình.
Khi vô nhà gặp chị vợ, anh bạn nhậu tốt bụng còn bàn giao phiếu gửi xe, bóp tiền, điện thoại cho chị vợ rồi mới cáo từ.
Sáng hôm sau anh bạn tôi tỉnh rượu mới kể chuyện này cho tôi nghe, anh nói thực ra người đưa anh về nhà hôm qua là một người không hề quen biết.
Anh chỉ gặp anh ta lúc cùng đi vệ sinh. Khi ra về, người kia thấy anh quá xỉn, nên đã kêu anh gửi xe lại quán và hỏi địa chỉ để chở anh về nhà.
Chẳng phải bạn bè chi đâu.
5.
Xin phép dừng chủ đề này vì đã cạn vốn, bạn nào có chuyện hay thì bổ sung thêm.
Tôi sống gần 20 năm ở Sài Gòn, tất nhiên cũng biết lắm chuyện để kể, những “chuyện nhỏ” mà nghe để vui, để yêu đời và yêu Sài Gòn thì còn nhiều, nhiều lắm. Hãy cùng kể nhau nghe nhé!...
12 tháng 9, 2011
XIN KÍNH CẨN NGHIÊNG MÌNH TRƯỚC ANH LINH CỤ: VÕ CHÍ CÔNG
PTTg Nguyễn Xuân Phúc thăm cụ Võ Chí Công tại TP.HCM (1/2011) |
Một cuộc cách mạng đúng nghĩa đen, các giá trị sống truyền lưu từ hàng trăm đời của người nông dân, chỉ vài năm của cuộc cách mạng đó, đã bị đảo ngược xáo trộn toàn bộ. Di hại đến tận bây giờ chưa thể cân bằng trở lại.
Những năm từ 75 đến 79, cuộc cách mạng thứ hai với hai tác giả chính, Đỗ Mười ở miền Nam và Mười Hương ở miền Bắc và đối tượng của nó là các nhà tư sản công-thương. Mục đích nhắm tới, giống hệt cuộc cách mạng đầu.
Cụ Võ Chí Công (phải) tại chiến trường Khu V |
Cải cách ruộng đất, chỉ nghe qua lời kể lại.
Cải tạo tư sản, chứng kiến tận mắt.
Tan tác và xác xơ. Người làm leo lên ngồi cùng bàn ông bà chủ.
Khu Năm bình yên trước sóng gió, vì có Cụ che chắn.
Không kịp thắp nhang. Tận đáy lòng xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Cụ: Võ Chí Công
-----------------------------------------------------------------
* Tít bài viết, do Mai Thanh Hải Blog đặt
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)