20 tháng 1, 2012

NHÂN CHUYỆN TIÊN LÃNG HUY ĐỘNG BỘ ĐỘI CƯỠNG CHẾ, NHỚ CHUYỆN TÂY NGUYÊN 2004

Văn Công Hùng - Nhiều người đang thắc mắc tính đúng sai của việc huyện Tiên Lãng (được sự đồng ý của cấp trên - tất nhiên), sử dụng Bộ đội cưỡng chế vụ Đoàn Văn Vươn.

Chợt nhớ 1 chuyện xảy ra từ hồi bạo loạn Tây Nguyên năm 2004.

Hồi ấy, số người bạo loạn (tạm gọi thế) đã chiếm một số Trụ sở xã (rút kinh nghiệm năm 2001, lần này ta chặn từ làng), trong đó có 1 Trụ sở xã ở huyện Chư Sê.

Ta điều công nhân cao su Chư Sê (lúc này với danh nghĩa là Tự vệ), đến giải vây. Xe chở số Tự vệ này (mặc đồng phục Tự vệ) bị phục kích, bị dân làng đổ ra đánh.

Họ đông hơn, lại liều mạng hơn, Tự vệ ít hơn, lại nhát gan, kết quả là Tự vệ bị oánh nhừ tử.

Vấn đề là lúc ấy có một đơn vị Bộ đội do một Thượng úy chỉ huy đang ở ngay đấy. Một số Nhà báo có mặt đã yêu cầu số Bộ đội này ra tay cứu anh em công nhân cao su - Tự vệ.

Viên Sĩ quan trả lời: "Chúng tôi là Quân đội, có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc và không được phép tham gia vào những việc như thế này!". Anh này hô: "Cả Trung đội!. Nghiêm!". Vũ khí sẵn sàng nhưng... đứng yên.

Số Nhà báo rất lo lắng, hò hét inh ỏi nhưng không giải quyết được vấn đề.

May thay ngay lúc ấy, thì Cảnh sát Cơ động ập đến, giải vây cho số công nhân - Tự vệ này.

Số Bộ đội vẫn án binh bất động, không tham gia.

Trong cuộc họp sau đó, một số Phóng viên có phản ảnh việc này, và đồng chí lãnh đạo Quân đội có mặt đã giải thích: "Đấy là việc làm đúng của Quân đội!".

Mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng căn dặn: "Nhiệm vụ chủ yếu của Quân đội là bảo vệ chủ quyền quốc gia".

Hoan hô Tổng Bí thư căn dặn rất đúng và rất... bài bản.

Kể để thấy rằng: Có khi huyện Tiên Lãng huy động Bộ đội đi cưỡng chế dân, cũng là để... "bảo vệ chủ quyền quốc gia". Và cũng có thể, do Công an không biết việc.

Chả biết giải thích thế nào, bèn kể lại chuyện xưa...
----------------------------------------------------
* Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

29 NGƯỜI LÍNH, NẰM LẠI LENG SU SÌN

Mai Thanh Hải - Buổi chiều cuối năm, chạy trên cung đường A Pa Chải về thị trấn Mường Nhé (Điện Biên), cách Thủ đô đến nửa nghìn cây số, cứ ngơ ngẩn vì "hương rừng thơm đồi vắng, nước dưới khe thầm thì" và hơi thở mùa Xuân nồng nàn bên vai áo.

Qua Leng Su Sìn - Chung Chải, con đường thẹn thùng co mình dưới lấm tấm hoa đào rừng phớt hồng trên núi đá và òa rộng trước mố cầu bê tông, mới mở cạnh Đồn Biên phòng Leng Su Sìn (Đồn 405, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên).

Dừng xe trước cổng đồn cũ kỹ như vẫn nguyên vẹn từ mấy chục năm trước, với "di tích" hàng rào chống hổ vẹn nguyên, mắt dịu lại trước màu xanh vườn thuốc nam bộ đội và cây đào đá chênh vênh cạnh vọng gác vệ binh. Lại ngơ ngẩn vì điều gì đó, chưa thể định hình lại được.

Nhìn ra xa hút rừng núi, mắt bỗng vướng lại vì ngôi sao vàng trên chóp lá.

À!. Đó là phải dừng lại, thắp nén hương thơm, châm 1 điếu thuốc cho những người lính đã nằm xuống nơi ngã 3 biên giới Việt - Lào - Trung.

Mảnh đất yêu thương và linh thiêng này, đã thấm đẫm máu đào của rất nhiều người giữ đất, giữ nước, giữ toàn vẹn lãnh thổ.

Nhưng chỉ riêng những người lính mang quân hàm xanh biên phòng, mới gượng nhẹ, cầu kỳ thồ từng bao cát, túi xi măng, cây sắt để xây lên tấm bảng ghi tên - đền thờ những Liệt sĩ trong lực lượng Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), để ghi nhớ, để tri ân và để nhìn hàng ngày, làm niềm tin giữ từng tấc đất biên giới.

Mảnh đất này, ngày xưa mang tên Mường Tè, Lai Châu. Nay đổi thành Mường Nhé, Điện Biên. Nhưng biên cương thì vẫn còn như thế!.

Những dòng này, xin được coi như nén nhang, mãi nhớ đến 29 người lính đã nằm xuống và tên của họ, vẫn ghi rành mạch trên bia tưởng niệm, nằm cạnh Đồn Biên phòng Leng Su Sìn.

Trong số họ, có đến 15 người hy sinh năm 1979, khi kiên cường đánh trả quân Trung Quốc xâm lược. Họ nằm xuống ở độ tuổi 18-20. Đáng nhớ hơn, trong số 29 người ngã xuống vì biên cương Tổ quốc, có 8 người lính là con của ngay đất Mường Tè, Lai Châu (cũ) và 7/8 người lính, chính là con của đất Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên) hôm nay. Ai đi qua đây, nhớ dừng lại thắp cho các anh, vài nén hương cho đỡ cô quạnh nhé!. Nhất là trong những ngày Xuân như thế này...

DANH SÁCH CÁC LIỆT SĨ BIÊN PHÒNG HY SINH TẠI NGÃ BA BIÊN GIỚI 
(1961-1995)

1. Trần Văn Thọ, 1935-1961, Quê quán: Việt Thành, Trấn Yên, Yên Bái
2. Trần Văn Tạm, 1944-1967, Quê quán: Chí Hòa, Duyên Hà, Thái Bình
3. Nguyễn Văn Cảnh, 1945-1967, Hiệp Lực, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
4. Lại Hợp Duyên, 1942-1968, Độc Lập, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
5. Đặng Văn Lờ 1945-1968, Gia Phú, Bảo Thắng, Lao Cai.


6. Lê Xuân Phương, 1947-1968, Quang Hưng, Phủ Cừ, Hưng Yên
7. Mai Xuân Cương 1943 – 1970, Phan Sào Nam, Phủ Cừ, Hưng Yên
8. Hoàng Văn Sử 1961-1979, Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ
9. Vàng Lò Xá, 1952-1979, Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu
10. Hà Minh Dân, 1960 – 1979, Xuân Đài, Thanh Sơn, Phú Thọ.


11. Hà Văn Đức, 1960 – 1979, Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ
12. Nguyễn Hoàng Sơn, 1959 – 1979, Tu Vũ, Tam Thanh, Phú Thọ
13. Hoàng Văn Luyên, 1960-1979, Đinh Quả, Thanh Sơn, Phú Thọ
14. Đỗ Mạnh Hùng, 1960-1979, Tân Phương, Tam Thanh, Phú Thọ
15. Đỗ Công Dong, 1959-1979, Xuân Lộc, Tam Thanh, Phú Thọ.


16. Khổng Văn Đinh, 1961-1979, Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ
17. Hà Trần Thành, 1961-1979, Xuân Đài, Thanh Sơn, Phú Thọ
18. Trần Văn Tương, 1960-1979, Định Quả, Thanh Sơn, Phú Thọ
19. Hoàng Văn Bộ, 1958-1979, Gia Sinh, Hoàng Long, Ninh Bình
20. Phạm Văn Bay, 1957-1979, Quỳnh Thọ, Quỳnh Phụ, Thái Bình

21. Phan Văn Thoa, 1941-1968, Đồng Nguyên, Tiên Sơn, Hà Bắc
22. Đỗ Văn Chí, 1975-1995, Hiền Đa, Sông Thao, Phú Thọ
23. Lý Xóng Xè, hy sinh 1967, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
24. Pờ Gia Lồng,hy sinh 1967, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
25. Pờ Gia Chờ,hy sinh 1967, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu

26. Lỳ Gô Lồng, hy sinh 1969,Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
27. Sừng Lù Ky,hy sinh 1969, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
28. Sao Ché Lồng, hy sinh 1979,Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
29. Pờ Quang Tơ,hy sinh 1979, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu.

(Danh sách các Liệt sĩ được chép lại từ Bảng ghi công, trước cửa Đồn 405, BĐBP Điện Biên).

THĂM CÁC ANH, CHIỀU CUỐI NĂM

Rất khó châm hương, vì gió thiêng ràn rạt

Bát hương ở đây, bộ đội chủ yếu thay hương thơm bằng thuốc lá

Trực ban cũng thắp

Lặng cúi đầu


Mấy thân đại mới trồng

Họ tên từng người lính

Xếp theo lối hàng

Bên kia đường là Đồn

Đường mới làm, chạy lên A Pa Chải
Ngồi bên cột mốc
Đường tuần tra, lội ngang qua suối

19 tháng 1, 2012

NGÀY XƯA CÓ TẾT!..

Mai Thanh Hải - Hồi bé, cứ đến gần Tết là háo hức lắm. Lớn rồi, cái háo hức của mình chuyển sang con trẻ và để lại nỗi lo cơm áo gạo tiền, đáo đôn sắm Tết.

Sáng nay dậy sớm, Gái chị được nghỉ học nhưng vẫn thò cổ ngoài chăn, nhắc chuyện đi chơi chợ hoa Tết.

Gái em thì phải đi học buổi cuối, phụng phịu lắm nhưng vẫn thò cổ vào phòng trêu chị: "Cả nhà đi học, đi làm, ở nhà 1 mình buồn nhể?" khiến con chị nguýt môi cay cú.

Mình thì vẫn phải đi làm đến hết ngày mai. Vẩn vơ đi bộ trên vỉa hè quen thuộc sang bãi xe, tự nhiên thấy trong đầu rỗng tuếch, mệt mỏi. Muốn có điều gì đó hứng khởi, vui thú những ngày cuối năm này, mà khó quá.

Một năm vật lộn với bao nhiều khó khăn, khổ ải cả về vật chất lẫn tinh thần. Cứ tưởng cuối năm này, sẽ được thở phào nhẹ nhõm bên tập thể cơ quan mới, nhưng thật ra vẫn còn những phiền muộn thường trực, mà chỉ khi hết công việc, về đến nhà nằm nghe thạch sùng tặc lưỡi trên mái, mới thấy thấm thía.

Tết ngày xưa! Ừ! Ngày xưa: Chạy đến đứt hơi ra đường làng đón mẹ về chợ Tết, xi xao với tấm áo manh quần mới thơm nức mùi vải; nuốt nước bọt ừng ực mỗi khi đi qua bàn thờ, len lén ngước mắt nhìn chiếc bánh chưng, hộp mứt, đĩa thịt luộc đang co mình trong hương thơm bảng lảng cuối năm;  chập chờn giấc ngủ đêm giao thừa, nghe bập bõm tiếng đài hết pin chờ sang năm mới, râm ran tiếng pháo; hục mặt bới từng đống xác pháo hồng, mót những quả xịt và nâng niu cất làm của riêng, xúm xít đốt với nhau...

Ngày xưa! Gian khó nhưng đủ đầy gia đình, ấm áp tình thương và ứ tràn hạnh phúc con trẻ.

Ngày nay! Ừ! Ngày nay: Cứ đến Tết là cảm giác cô độc hình như đã chờ sẵn mình cả năm, đến lúc Tết mới rụt rè ùa về. Chả thế mà bao năm nay, cứ lúc giao thừa là mình có thói quen ôm 1 chai bia, đốt điếu thuốc và co ro ngoài cửa, ngẫm nghĩ và thấm thía. Hình như mình đã già, đã biết nhấm nháp niềm riêng, sau những lúc ồn ã - vật lộn.

Mình không muốn tuổi già sầm sập lao đến sớm và mình cũng không muốn cảm giác cô độc cứ "trực chiến" trong đầu mãi thế này. Có lẽ Tết năm nay, phải ôm tay lái chạy đi đâu cho đầu óc thanh thản. Và trước hết, ép mình phải dẹp mọi phiền muộn, chán ngán bằng không khí Tết, của những ngày xưa!..

Hoa tươi trong làng Ngọc Hà
Chợ hoa thời bao cấp

Pháo cối sẽ nổ đì đùng
Đào bích Nhật Tân

Bánh chưng - giò chả
Đi chơi Tết

Không thể thiếu... Mừng Đảng - Mừng Xuân
Chỉ mấy hàng hoa, cũng thành chợ Tết

Giã giò gói giò
Gánh gồng vào phố hoa

Xe lam cũng vào phố hoa
Thèm ơi là thèm

Xin lộc đầu năm
Áo mới pháo mới

Đi chùa Quán Sứ
Các bà chúc mừng nhau xong, cho mẹ con cháu xin mấy đồng nhá

Sành điệu bởi hàng hiệu
Mứt gừng đón khách

Nguồn hình ảnh: Corbis

SƠ KẾT GÁNH HÀNG LÊN SÀNG MA SÁO


Gần Tết, chạy cong người vì tỷ thứ việc. Đã vậy, chuyến đi miền núi vừa rồi lại kéo dài cả tuần trong rừng với thiệt hại đáng kể là laptop của mình bị rơi, hỏng bét, chả làm ăn gì được. Về tới Hà Nội, lại mất béng mật khẩu hộp thư, Blog và hì hục, vật vã mãi mới lấy lại được.

Tĩnh trí lại, tối 17/1 và trưa nay mới sơ kết lại chuyến hàng cuối năm lên Sàng Ma Sáo, xin công bố với mọi người

I/ Địa điểm: 12 điểm trường Mẫu giáo, Tiểu học của xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai)

II/ Số lượng học sinh

1. Mầm non: Tổng 307 (nữ 135, nam 172). Cụ thể:
- 3 tuổi: 85 (nữ 38, nam 47)
- 4 tuổi: 93 (nữ 41, nam 52)
- 5 tuổi: 128 (nữ 49, nam 79).

2. Tiểu học: Tổng 575 (nữ 258, nam 317). Cụ thể:

- 6 tuổi : 109 (nữ 47, nam 62)
- 7 tuổi : 145 (nữ 69, nam 76)
- 8 tuổi: 117 (nữ 52, nam 65)
- 9 tuổi: 102 (nữ 42, nam 60)
- 10 tuổi: 101 (nữ 48, nam 54).

III/ Số lượng, chủng loại hàng cung cấp

1/ Mầm non:
- Áo khoác: 307 chiếc
- Ủng cao su: 307 đôi
- Tất: 307 đôi
- Áo nỉ: 100 chiếc (chia đều cho các điểm trường, làm đồ dự phòng cho các con)
- Quần nỉ: 100 chiếc (chia đều cho các điểm trường, làm đồ dự phòng cho các con)
- Mũ len: 50 chiếc (chia đều cho các điểm trường, làm đồ dự phòng cho các con)
- Chăn bông: 10 chiếc (chia cho 10 điểm trường xa)
- Bánh kẹo, đồ chơi, sữa hộp...

2/ Tiểu học:
- Áo khoác: 575 chiếc
- Bánh kẹo, đồ chơi, sữa hộp

IV/ Các khoản đóng góp, ủng hộ:
 
TIỀN:

1/ Nguyễn Đức Sơn (TK 15, xẹc 55 Nguyễn Cảnh Chân, P Cầu Kho, Quận 1): 1,000,000.00
2/ Nguyễn Phúc Ấn (Giảng viên Khoa Xây dựng và Điện, ĐH Mở, TP. Hồ Chí Minh): 500,000.00
3/ Vợ chồng Lý Quốc Thanh (Cty Serenity) + Tran Ho Lien Phuong (Cty Ambient) : 500,000.00
4/ Blogger Hãy Dành Thời Gian: 500,000.00
5/ Đoàn Thị Ngọc Thư (SV năm thứ 4, ĐH KHXH&NV): 100,000.00
6/ Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc: 50,000.00.
7/ Cô giáo PTTP (ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh): 1,000,000.00
8/ Cháu Thành (SV năm 2, Đại học Y Hà Nội): 200,000.00
9/ anh Trần Khoa Thuấn (CH Liên Bang Đức): 4,793,000.00
10/ Chị Nguyễn Kim Thành (Kim Mã, Hà Nội): 200 USD
11/ Anh Trung (0985500009, Hà Nội): 3,000,000.00
12/ Bé Minh Tâm (Praha, CH Séc): 4,203,200.00 (quy đổi tại Ngân hàng số tiền 200 USD anh Việt gửi)
13/ Chị Vũ Mai Hương (Văn Cao, Hà Nội): 2,000,000.00 (Lana nhận và đã ghi có trong nhóm Giỏ Thị)
14/ Anh Kim Long Biên (Nam Định): 200 USD (Lana nhận và đã ghi có trong nhóm Giỏ Thị)
15/ Nhận lúc 10h23 ngày 10/1/2012 qua TK TCB: "Ung ho tre em vung cao chong ret"; 500,000.00
16/ Nhận lúc 17h59, ngày 13/1/2012 qua TK TCB: "Trinh Thanh Thuy LP VNMG56973 MAI THANH HAI UNG HO TRE EM VUNG CAO"; 5,000,000.00
17/ Nhận lúc 18h08, ngày 16/1/2012 qua TK VCB: "Ref Sender 79303001.DD 160112.SHGD10005236. BO SBR.NGUYEN DUNG CHUYEN TIEN KIEU HOI": 4,120,000.00
18/ Nhận lúc 18h28, ngày 17/1/2012 qua TK TCB: "Le Thanh Chien CT Mai Thanh Hải ủng hộ Chương trình Com co thit"; 1,500,000.00
19/ Nhận lúc 10h36, ngày 18/1/2012 qua TK VCB: "Dong gop tu thien cho tre em - Dinh Thi Anh Thu (Cong ty...)"; 500,000.00
20/ Nhận lúc 10h38, ngày 18/1/2012 qua TK VCB: "Dong gop tu thien cho tre em - Pham Dang Khoa (Canada)"; 2,060,000.00.

21/ Nhận lúc 14h31, ngày 19/1/2012 qua TK VCB: "Mai Phong Phu chuyen GD tien mat..."; 500,000.00
22/ Nhận lúc 14h58, ngày 19/1/2012 qua TK TCB: "TRAN KHANH HAI Phương Nguyen SaiGon ung ho Quy Com co thit"; 1,000,000.00
23/ Nhận chiều tối ngày 20/1/2012 từ chị Thanh (Kim Mã, Hà Nội): Gia đình bé Tu Ti (Luân Đôn, Vương quốc Anh); Ủng hộ mua áo ấm cho trẻ em vùng cao; 2,500,000.00
24/ Nhận chiều tối ngày 20/1/2012 từ chị Thanh (Kim Mã, Hà Nội): Trịnh Thị Sáu (TP. Sơn La, tỉnh Sơn La); Ủng hộ mua áo ấm cho trẻ em vùng cao; 1,000,000.00
----------------------------------------------------------------------------
Tổng số tiền:  34,526,000.00 và 200 USD.


(Không tính số 2,000,000.00 của chị Vũ Mai Hương và 200 USD của anh Kim Long Biên, do nhận tại sân AVG hôm đóng hàng nên chuyển thẳng cho nhóm Giỏ Thị ứng mua 575 chiếc áo cho Học sinh Tiểu học Sàng Ma Sáo ĐỌC TẠI ĐÂY).


Số tiền này sẽ góp cùng nhóm Giỏ Thị, để trả hết số tiền mà anh Trần Đăng Tuấn - Đoàn Minh Khôi ứng ra mua trước 575 áo khoác cho trẻ em Tiểu học Sàng Ma Sáo. Nếu thừa ra, sẽ chi mua sắm đồ dùng cho học sinh miền núi Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai (hoặc Hà Giang), trong chuyến đi sau Tết (Sẽ có Kế hoạch cụ thể và xin ý kiến mọi người).

 Vợ chồng bạn Dung Nguyễn (Maple, ON, Canada) ủng hộ $200.00 CAD qua Cty chuyển tiền. Tuy nhiên, do có chút trục trặc tại Cty nên số tiền chuyển muộn. Hiện tại, đã có mã số nhận tiền nhưng do các Ngân hàng đã nghỉ Tết, nên số tiền này chưa rút ra được. Thành thật xin lỗi vợ chồng bạn Dung Nguyễn, do ngày hôm qua (20/1) tôi chưa về tới Hà Nội, nên chứ kịp rút. Đành phải để sau Tết. 
 
HÀNG:

1/ Em Thảo (Đà Nẵng): 100 chiếc áo nỉ trẻ em (các màu, độ tuổi). Đã nhận buổi chiều nay
2/ Em Nguyễn Bình Phương (Đại lý vé máy bay VNA) và bạn bè: 440 đôi tất trẻ em.
3/ Em Thùy (Chủ cửa hàng thời trang, 12 - Lý Thái Tổ): Một số quần bò cho bé trai (khoảng vài chục chiếc, lát sẽ đếm và kiểm lại sau)
4/ Bạn đọc Dien (làm tại 1 BQL giao thông): 1 túi quần áo trẻ em cũ (chưa phân loại)
5/ Cháu Linh (TP. Yên Bái): 10 chăn bông, 50 quần nỉ, 20 mũ len.

Các bác, cô chú nào đã gửi ủng hộ, nhưng không có tên trong danh sách trên thì báo với nhà cháu để nhà cháu rà soát, kiểm tra lại. Thành thật xin lỗi mọi người vì lu bu quá, không tránh khỏi sai sót - nhầm lẫn.

18 tháng 1, 2012

ĐÃ LÂU, KHÔNG THẤY NÓI "DÂN TỘC VIỆT NAM ANH HÙNG"

Mai Tiến Nghị - Những ngày này cách đây chẵn 38 năm (17-19 tháng 1 năm 1974), "Láng giềng gần" ăn cướp Hoàng Sa. Xin được đăng lại chuyện kể về cái ngày ấy khi mình đang ở Quảng Nam. Chuyện này mình đã đăng hồi tháng 7/2011.

Tháng Giêng năm 1974

Bọn mình đang đánh nhau ở Tiên phước Quảng Nam.

Suốt ngày L19 vè vè trên đầu kêu gọi "cán binh Cộng sản bỏ súng quay về Bắc với cha già vợ dại con thơ". Rồi tiếng ru con eo éo, tiếng trẻ con khóc u oa, cải lương lâm li, ong ong bên tai. Điên hết cả người!

Một hôm không thấy ru eo éo, không thấy u oa, không thấy cải lương… Mà lại thấy bản tin đặc biệt: "Hỡi các cán binh cộng sản! Bọn giặc Trung Cộng đã ngang nhiên xâm lược nước Việt nam, ngang nhiên dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa... Chính phủ "..." bán nước công nhận Hoàng Sa là của… Trung cộng. Là người Việt Nam cùng nhau lên tiếng bảo vệ chủ quyền đất đai Tổ quốc!".

Cánh lính mình đều nghe thấy hết. Nhưng không đứa nào dám hỏi gì. Phải đến vài hôm sau, mình mới mạnh dạn hỏi Chính trị viên. Lão ta bảo: "Thằng ngụy nó nói bậy, tin thế chó nào được!".


Mấy hôm nữa thì Chính ủy Trung đoàn xác nhận là có thật cái việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.

Nhưng ông này nói thêm: "Các đồng chí Trung Quốc giúp ta lấy Hoàng Sa, sau này sẽ giao lại cho mình. Lo cái gì?. Đây là việc làm mang tầm chiến lược!".

Mình là thằng lính trơn, tuổi mới 20, chẳng biết thế nào là "chiến lược, chiến thuật", nhưng nghe vậy thì tin ngay vì “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông”.

Trước khi đi bộ đội, mình thấy khối nhà còn treo ảnh Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ bên cạnh ảnh Cụ Hồ. Sinh hoạt Đại đội, vẫn có thằng đứng lên hát “Ra khơi nhờ tay lái vững, làm cách mạng nhờ tư tưởng Mao Trạch Đông”, "Ta hai jang xing kháo tua sâu oản ù sâng tì quó thi thái jang" ("giữa đại dương lướt sóng, chắc tay chèo lái"…), và Chính ủy đã nói là phải đúng.

Năm 1975, không thấy nó trả Hoàng Sa. Mình nghĩ: "Chả nhẽ Chính ủy nói phét!".

Năm 1976, cả đơn vị phải đi đánh nhau biên giới Tây Nam.

Rồi 1979, thằng Tàu đánh biên giới phía Bắc.

Lúc bấy giờ lại thấy Chính ủy bảo: "Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm!".

Thì ra các ông ở trên cũng dớ dẩn…

Năm 1988 nó xả súng giết 64 chiến sĩ tại Trường Sa.

Mấy năm sau lại thấy khẩu hiệu "Đồng chí 4 tốt, 16 chữ vàng"...

Rồi thấy bắt giam những người biểu tình bày tỏ Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Vào mạng Bauxit và một số trang hô hào "Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam", thì lại bị ngăn tường lửa.

Vừa rồi vụ biển Đông, giặc Tàu xâm phạm chủ quyền, các Báo Nhà nước ú ớ nói chả ra đầu ra đũa.

Xem trên tivi, cái cô Phương Nga Phương Nghiếc vừa phản đối vừa làm duyên, mặt tươi như người mẫu trình diễn áo tắm. Chắc là nói mấy câu cho qua lượt.

Được mỗi hôm rồi lại im thin thít.

Mình hỏi mấy ông Bí thư Chi bộ: "Có biết chuyện biển Đông vừa rồi không?". Ông nào cũng không biết, ông nào cũng há hốc mồm nghe, xong lại còn hỏi ngược lại: "Thật á?. Thật á?. Chả có nhẽ?"… Sau đó, lại khen phim trạng sư Mộng Cát của Tàu hay thật(!)

Hôm nay nghe Philippin gọi hẳn Đại sứ quán Tàu quở trách. Cái anh Phi vậy mà gớm! Chả như mình!.

À!. Phải rồi!. Đã lâu, không thấy đài báo nói đến cụm từ “dân tộc Việt Nam anh hùng”.

Ừ nhỉ?. Chỉ thấy phim Tàu, tin Tàu tràn ngập tivi từ Trung ương đến cấp tỉnh và người Tàu thì nhan nhản mọi nơi trên đất Việt Nam. Nhiều đến nỗi nếu có tai nạn như vụ Dìn Kí, thì Ba Tàu cũng góp mặt số đông…

Chợt nhớ một cái đề cho học sinh điền vào dấu ba chấm (…)

"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm.
Tổ quốc ta có bao giờ… thế này chăng".

Sao mà ra đề ác thế, khó thế!!! Điền không đúng ý thì liệu thần hồn!..

THEO DÕI VỤ TIÊN LÃNG, NHỚ LẠI CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG XIN "GIẢI CỨU" CHO CẤP DƯỚI SAI PHẠM ĐẤT ĐAI

Khi vụ cưỡng chế đất đai ở xã Quang Vinh (huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) trở thành tiêu điểm, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, thì Thành ủy - UBND TP lại có những động thái rất bất thường, lúng túng và dường như đang quanh co, che đậy sai phạm của cấp dưới.

Đặc biệt, cho đến giờ phút này, người ta tuyệt nhiên không thấy tăm hơi của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành - Một quan chức đã trải qua các chức vụ lãnh đạo trong Công an TP, UBND TP và biết khá nhiều phương cách xử lý các vụ lình xình về đất đai, nhà cửa.

Nhiều người đặt câu hỏi: "Để xảy ra vụ cưỡng chế và cách giải quyết hậu quả của cấp dưới Đỗ Văn Thoại, tại cuộc giao ban báo chí vừa qua, có trách nhiệm chính của Bí thư Nguyễn Văn Thành?".

Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi trong liên tiếp vài năm qua, Hải Phòng xảy ra khá nhiều vụ tiêu cực đất đai (Đồ Sơn; Quán Nam; Sân bay Cát Bi...) và các vụ này đều "dưới trướng" ông Thành.
Bí thư Nguyễn Văn Thành (cà vạt xanh)

Đặc biệt, trong vụ tiêu cực trong cấp đất tại thị xã Đồ Sơn, ông Nguyễn Văn Thành (khi đó là Phó Chủ tịch UBND TP) đã ký 2 văn bản, nhằm "giải cứu" cho cấp dưới (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Chu Minh Tuấn; nguyên Chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn Hoàng Anh Hùng) vi phạm.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề "nhà đất" tại Hải Phòng bao nhiêu năm qua và cách hành xử, bao che của từ lãnh đạo TP cho đến cán bộ thôn xã, xin giới thiệu lại câu chuyện này. Bài viết đã được đăng trên Báo Tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh và đang lưu trữ tại Vietbao.vn
-----------------------------------------------------------------------------------
Vụ tiêu cực trong cấp đất tại thị xã Đồ Sơn:

 LÃNH ĐẠO HẢI PHÒNG: "RĂN ĐE LÀ CHÍNH"?
Người dân theo dõi phiên tòa xử vụ Đồ Sơn
Có hay không việc lãnh đạo TP Hải Phòng bằng những công văn “giải cứu” cho cấp dưới sai phạm?. TS xin giới thiệu hai bản công văn do Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Thành ký gửi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC) và Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) - Bộ Công an trong quá trình giải quyết vụ án Đồ Sơn.

Chưa gây ra hậu quả

Trong công văn số 5775/UBND-NC của UBND TP Hải Phòng ngày 21/10/2005 gửi 2 cơ quan trên, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Thành cho biết “sau khi nhận quyết định khởi tố bị can, ngày 6/10/2005, đồng chí Chu Minh Tuấn có đơn gửi Thành ủy, UBND TP đề nghị xem xét, có ý kiến đề nghị các cơ quan pháp luật miễn xử lý hình sự đối với cá nhân”.

Công văn dành một dung lượng lớn để trình bày các thành tích của ông Chu Minh Tuấn. Sau đó, công văn nêu tiếp: “Mặc dù có vi phạm nhưng xét quá trình công tác, những thành tích đóng góp tích cực trên các nhiệm vụ được giao và hoàn cảnh, tình hình sức khỏe của đồng chí Chu Minh Tuấn, UBND TP Hải Phòng đề nghị Cơ quan CSĐT - Bộ Công an, Viện KSND tối cao xem xét chiếu cố trong quá trình giải quyết, miễn xử lý hình sự đối với đồng chí Chu Minh Tuấn, đảm bảo vừa đạt được yêu cầu giáo dục, răn đe đối với cán bộ, đảng viên là chính, vừa thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật”.
Bí thư Nguyễn Văn Thành (bên phải)


Tới ngày 9/3/2006, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Thành tiếp tục có công văn số 1819/UBND-ĐC đề nghị xem xét, miễn xử lý trách nhiệm hình sự cho ông Chu Minh Tuấn.

Trong công văn dài 4 trang này, lãnh đạo UBND TP khẳng định trong vụ án Đồ Sơn “sai phạm chỉ xảy ra trong khâu xét duyệt đối tượng giao đất, danh sách đề nghị duyệt đối tượng giao đất tái định cư, giao đất dân cư do UBND thị xã Đồ Sơn và Sở Tài nguyên - môi trường trình UBND TP Hải Phòng phê duyệt có nhiều trường hợp không đúng đối tượng”.

Đối với hai văn bản giao đất của UBND TP là quyết định 1381 (ngày 23/6/2003) và quyết định 807 (ngày 2/4/2004), một thì chưa tiến hành giao đất trên thực địa, một thì bị đình chỉ và thu hồi.

Căn cứ vào đó, UBND TP Hải Phòng cho rằng sai phạm của một số cá nhân trong vụ Đồ Sơn “chưa gây ra hậu quả”, nhất là hậu quả về kinh tế. “Các cá nhân có sai phạm đã được xử lý về hành chính kịp thời, bộ máy cán bộ đã được kiện toàn, tình hình địa phương đã ổn định, dư luận đồng tình (!?)”, công văn nêu rõ. Vì vậy, UBND TP tiếp tục đề nghị Viện KSND tối cao “xem xét miễn xử lý các cá nhân có liên quan đến vụ án theo trình tự tố tụng hình sự”.

Công văn 1819 cũng dành một dung lượng lớn để UBND TP “báo cáo thành tích” của bị can Hoàng Anh Hùng, nguyên chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn. Còn với vi phạm của ông Hoàng Anh Hùng, theo UBND TP đánh giá, là vi phạm lần đầu và chưa xảy ra hậu quả về kinh tế. Vì vậy, UBND TP cũng đề nghị Viện KSND tối cao xem xét miễn xử lý hình sự đối với ông này.

15 dự án "bùng nhùng"

Không chỉ riêng vụ Đồ Sơn, Hải Phòng còn “bùng nhùng” với 15 dự án đầu tư liên quan tới sử dụng đất trong thời kỳ 2001-2004, khi ông Chu Minh Tuấn đảm nhiệm cương vị giám đốc Sở Tài nguyên -môi trường.

Tháng 10-2005, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo kết quả thanh tra đối với 15 dự án này gửi Thủ tướng, trong đó báo chí quan tâm nhất là dự án giao đất làm nhà ở tại khu Quán Nam, xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải.

Theo kế hoạch được duyệt, đối tượng giao đất chủ yếu là người dân của xã Dư Hàng Kênh và huyện An Hải, nhưng trên thực tế hầu hết đối tượng được giao đất đều là cán bộ các ban, ngành của Thành ủy, HĐND và UBND TP. Cơ quan thanh tra đã chỉ rõ trong số 848 hộ được giao đất, 420 hộ thuộc các cơ quan của thành phố, 35 hộ của Viện Qui hoạch (thuộc Sở Xây dựng), 152 hộ của UBND huyện An Hải…

Với hàng loạt vụ việc sai phạm nghiêm trọng về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn mấy năm qua, không phải là điều quá khó hiểu khi các cấp lãnh đạo thành phố Hải Phòng đang cố “bịt”, không để “mùi” của các vụ việc này lan rộng…

N.V.HẢI - TRỌNG PHÚ