17 tháng 8, 2013
16 tháng 8, 2013
QUẢNG NGÃI: LÀM TIỀN TỪ "NGƯỜI RỪNG"...
Ông Lâm bày tài sản của cha con “người rừng” và hét giá khủng với mọi người. |
Dẫn vào thăm nhà “người rừng” 4 triệu đồng.
“Người rừng” đang bị mang ra kinh doanh?..
Huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn xôn xao sau sự kiện cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang, sống gần 40 năm trong rừng và trở thành “người rừng”.
Còn giờ đây, mọi người càng bất ngờ hơn khi cha con “người rừng”, lập tức trở thành món hàng kinh doanh “độc” của người thân trong họ hàng.
Sáng 15/8/2013, ông Hồ Minh Lâm, người cháu ruột của “người rừng” Hồ Văn Thanh đã tuyên bố trước đông đảo các nhà báo: “Hồi đầu tiên tôi cần nhà báo, bây giờ thì không cần nữa. Muốn phỏng vấn tôi nhà báo phải trả 500 ngàn, vài bữa nữa tăng lên 1 triệu đồng. Về “người rừng”, chỉ mình tôi được nói!”.
Hiện, ông Thanh vẫn đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Tây Trà.
Suốt ngày ông Lâm ngồi canh gác với ánh mắt dè chừng với mọi người qua lại.
Nếu nhà báo muốn có hình ảnh ông Lâm ngồi cạnh “người rừng” để quay phim, chụp ảnh phải “nói chuyện tiền nong”.
Còn không, ông Lâm sẵn sàng tiếp đón bằng ánh mắt trừng trừng và phất tay.
Ông già “người rừng” thỉnh thoảng liếc mắt sợ hãi nhìn người cháu như con gấu, đang ngồi khuỳnh tay trước khu hành lang.
Sáng 15/8, một số nhà báo thực hiện một cuộc “ngã giá” ngoạn mục trước ông Lâm về việc dẫn đoàn lên thăm nơi ở của “người rừng”.
Ban đầu ông Lâm hét giá 1,5 triệu đồng, rồi cố tình nấn ná, câu giờ để kéo dài thời gian.
Sau đó, các nhà báo mới hiểu ra, lý do câu giờ để ông Lâm đòi thêm 1,5 triệu đồng nữa tức thành 3 triệu đồng.
Quãng đường từ trung tâm huyện miền núi Tây Trà đến nơi ở của cha con “người rừng” đi bộ khoảng 4 giờ.
Một đồng bào trong xóm buồn rầu cho biết, “tôi mà dẫn nhà báo lên đó chỉ xin ngày công 100 ngàn đồng thôi, nếu nhà báo thương thì cho thêm 2 lít xăng nữa để đi. Thằng Lâm nó lấy nhiều tiền quá!”. Nói vậy, nhưng cuối cùng không ai dám dẫn đoàn đi. Vì, ông Lâm đã hăm doạ ai mà dẫn thì coi chừng!
Nhiều đoàn công tác từ Hà Nội vào, nghe hét giá cao nhưng cũng phải cắn răng chi tiền. Thật đáng thương khi “người rừng” bị con cháu mang ra kinh doanh.
THANH TRUNG
"NGƯỜI RỪNG", KHÔNG Ở TRONG RỪNG
Áo ấm biên cương - Là người yếu tim hoặc có tiền sử bệnh tim, bạn không nên xem tấm hình, bởi bạn sẽ rất sốc và phải đau đáu câu hỏi: "Anh chụp từ năm có nạn đói Ất Dậu - 1945 hoặc xa hơn là thời... nguyên thủy?".
Không! Đây là những con người thật, hoàn cảnh thật và cuộc sống thật, ở địa phương của đất nước ta, rất thật:
2 đứa trẻ này là con chị Mã Thị Trâư (dân tộc Mông, ở xóm Bản Nà, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng), được PV Tạ Hoài Phương - Đài PTTH Cao Bằng ghi trong ống kính cách đây 2 năm.
Chồng chị Mã Thị Trâư bỏ đi lấy người vợ khác từ năm 2010, để lại 3 mẹ con tự nuôi nhau trong hoàn cảnh cực khổ: Nương rẫy không có, đến cả trồng bắp ngô, củ sắn cũng phải nhờ đất của người em, hoặc hằng ngày đi làm việc giúp em chú, rồi đổi lấy bắp ngô để ăn cho qua bữa.
Hình chụp 2 đứa trẻ đang ăn trưa với món ăn truyền thống là... bã rượu được nấu bằng sắn (chứ không phải bằng gạo).
Dĩ nhiên, sau khi Truyền hình tỉnh phát hiện ra trường hợp khó khăn này, các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương đã góp tiền, dựng được 1 căn nhà cho 3 mẹ con ở, thay túp lều rách.
Thế nhưng không chỉ PV Tạ Hoài Phương, mà rất nhiều người ở Cao Bằng khẳng định: "Hiện tại, vẫn còn những trường hợp... rùng rợn hơn trường hợp này nhiều!".
Chẳng nói đâu xa, cách đây không lâu, ngay tại xã Mông Ân (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng), người ta đã phát hiện 3 bố con ông Sùng A Páo, sống trên hang đá tít rừng sâu. Dĩ nhiên, ngay sau đó chính quyền địa phương cùng với báo chí hớn hở tổ chức... "giải cứu", khiến 1 Giám đốc trung tâm Tình thương nhẹ dạ lên tận nơi đón về Hà Nội... dạy nghề. Dạy dỗ, kết quả ra sao chẳng biết nhưng bố con "người rừng" nằng nặc đòi về lại rừng, khiến nhà hảo tâm cũng chán, phải trả về địa phương...
Với mình, những chuyến đi vùng cao biên giới (mà chẳng cần phải lên nơi xa, ngay dưới đồng bằng - trung du - đô thị cũng gặp đầy), ngày càng gặp nhiều những hoàn cảnh đói cơm rách áo, nên cứ lẩn thẩn tự hỏi: Đất nước bao nhiêu năm đổi mới - phát triển, sao vẫn còn những "người rừng", sống nguyên bản như thời trung cổ, không ở rừng, thế này nhỉ?..
Không! Đây là những con người thật, hoàn cảnh thật và cuộc sống thật, ở địa phương của đất nước ta, rất thật:
2 đứa trẻ này là con chị Mã Thị Trâư (dân tộc Mông, ở xóm Bản Nà, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng), được PV Tạ Hoài Phương - Đài PTTH Cao Bằng ghi trong ống kính cách đây 2 năm.
Chồng chị Mã Thị Trâư bỏ đi lấy người vợ khác từ năm 2010, để lại 3 mẹ con tự nuôi nhau trong hoàn cảnh cực khổ: Nương rẫy không có, đến cả trồng bắp ngô, củ sắn cũng phải nhờ đất của người em, hoặc hằng ngày đi làm việc giúp em chú, rồi đổi lấy bắp ngô để ăn cho qua bữa.
Hình chụp 2 đứa trẻ đang ăn trưa với món ăn truyền thống là... bã rượu được nấu bằng sắn (chứ không phải bằng gạo).
Dĩ nhiên, sau khi Truyền hình tỉnh phát hiện ra trường hợp khó khăn này, các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương đã góp tiền, dựng được 1 căn nhà cho 3 mẹ con ở, thay túp lều rách.
Thế nhưng không chỉ PV Tạ Hoài Phương, mà rất nhiều người ở Cao Bằng khẳng định: "Hiện tại, vẫn còn những trường hợp... rùng rợn hơn trường hợp này nhiều!".
Chẳng nói đâu xa, cách đây không lâu, ngay tại xã Mông Ân (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng), người ta đã phát hiện 3 bố con ông Sùng A Páo, sống trên hang đá tít rừng sâu. Dĩ nhiên, ngay sau đó chính quyền địa phương cùng với báo chí hớn hở tổ chức... "giải cứu", khiến 1 Giám đốc trung tâm Tình thương nhẹ dạ lên tận nơi đón về Hà Nội... dạy nghề. Dạy dỗ, kết quả ra sao chẳng biết nhưng bố con "người rừng" nằng nặc đòi về lại rừng, khiến nhà hảo tâm cũng chán, phải trả về địa phương...
Với mình, những chuyến đi vùng cao biên giới (mà chẳng cần phải lên nơi xa, ngay dưới đồng bằng - trung du - đô thị cũng gặp đầy), ngày càng gặp nhiều những hoàn cảnh đói cơm rách áo, nên cứ lẩn thẩn tự hỏi: Đất nước bao nhiêu năm đổi mới - phát triển, sao vẫn còn những "người rừng", sống nguyên bản như thời trung cổ, không ở rừng, thế này nhỉ?..
15 tháng 8, 2013
LỚP HỌC Ở KA LĂNG
Nếu không có chú thích, khối người không thể tưởng tượng nổi: Đây là 1 lớp học dạy trẻ con cấp Tiểu học ở xã Ka Lăng (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu).
Không còn gì để nói về "điều kiện học tập" của thầy và trò nơi vùng cao biên giới, bằng những tấm hình, thực đến mức không còn gì thực hơn, để so sánh, thế này.
Cũng là 1 kiếp người, sao cứ tủi khổ mãi thế và nhớ đến 1 câu than thở của Nhà thơ Văn Công Hùng: "Chúng ta chiến đấu - xây dựng bao nhiêu năm, mà đất nước vẫn còn những cảnh khổ cùng cực, thế này ư?"...
(Nguồn hình: PV Hoàng Trường Giang, Báo Quân đội nhân dân).
Không còn gì để nói về "điều kiện học tập" của thầy và trò nơi vùng cao biên giới, bằng những tấm hình, thực đến mức không còn gì thực hơn, để so sánh, thế này.
Cũng là 1 kiếp người, sao cứ tủi khổ mãi thế và nhớ đến 1 câu than thở của Nhà thơ Văn Công Hùng: "Chúng ta chiến đấu - xây dựng bao nhiêu năm, mà đất nước vẫn còn những cảnh khổ cùng cực, thế này ư?"...
(Nguồn hình: PV Hoàng Trường Giang, Báo Quân đội nhân dân).
"TRƯỜNG RA TRƯỜNG, LỚP RA LỚP"?..
Áo ấm biên cương - Bao lần dặn mình không được cáu giận, bức xúc trước mỗi chuyến lên vùng
cao biên giới với tụi lít nhít học sinh hoặc bơ vơ thầy cô giáo. Thế nhưng, ít có chuyến nào không thốt lời... chửi bậy.
Ví như nhìn hình này, rất muốn chửi đám người nào đấy ngồi trong phòng lạnh dưới Thủ đô, nghĩ ra các loại khẩu hiệu kiểu như "Trường ra trường, lớp ra lớp", dán đầy khắp đâu đâu...
Bao nhiêu Chương trình - Dự án xây dựng, kiên cố Trường lớp học với số tiền hàng nghìn nghìn tỷ đồng, suốt bao nhiêu năm nay cứ kìn kĩn đưa lên miền núi, chả hiểu có đủ hoặc đến nơi không, mà năm học này, đến huyện miền núi biên giới nào, cũng gặp điểm "Trường Chị Dậu" nứa lá, tranh tre?..
Và hành trình của AABC trong mỗi chuyến, đều có vài chục mét vải bạt, vải nhựa hay đơn giản là tấm bạt pano - áp phích - quảng cáo xin từ dưới xuôi, mang lên các điểm Trường tranh tre để ngăn mưa, tránh gió cho các em trong những ngày đông buốt giá.
Vẫn biết chỉ mấy hôm là gió kéo rách bạt và chúng nó vừa học vừa run lẩy bẩy, nhưng ít nhất cũng tự an ủi lòng mình: "Bọn lít nhít đỡ được mấy ngày khỏi mưa gió, bớt mạng sống mong manh!"...
------
* Hiện tại, điểm Trường Mầm non Háng Gàng (xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), do Áo ấm biên cương tụi mình huy động kinh phí từ các nhà tài trợ trong và ngoài nước, đã được xây dựng xong.
Điểm trường là nhà lắp ghép, diện tích sử dụng 100 m2, gồm 3 gian (2 lớp học và 1 phòng ở giáo viên) mái tôn chống nóng, vách tôn ốp gỗ, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật xây lớp học và phù hợp điều kiện địa hình, khí hậu của địa phương.
Điểm trường sẽ được khánh thành đúng ngày khai giảng năm học mới, là niềm vui không chỉ cho 40 đứa trẻ tuổi Mầm non mà còn là niềm vui của những người Mông, bản xa tít đỉnh núi Háng Gàng.
Ai có lên chia vui với bọn trẻ, bao nhiêu năm từ khi thành lập nước, thoát khỏi lớp học tranh nứa xập xệ, dột nát, mưa gió, xem chúng nó cười vui thế nào, không nhỉ?..
cao biên giới với tụi lít nhít học sinh hoặc bơ vơ thầy cô giáo. Thế nhưng, ít có chuyến nào không thốt lời... chửi bậy.
Ví như nhìn hình này, rất muốn chửi đám người nào đấy ngồi trong phòng lạnh dưới Thủ đô, nghĩ ra các loại khẩu hiệu kiểu như "Trường ra trường, lớp ra lớp", dán đầy khắp đâu đâu...
Bao nhiêu Chương trình - Dự án xây dựng, kiên cố Trường lớp học với số tiền hàng nghìn nghìn tỷ đồng, suốt bao nhiêu năm nay cứ kìn kĩn đưa lên miền núi, chả hiểu có đủ hoặc đến nơi không, mà năm học này, đến huyện miền núi biên giới nào, cũng gặp điểm "Trường Chị Dậu" nứa lá, tranh tre?..
Và hành trình của AABC trong mỗi chuyến, đều có vài chục mét vải bạt, vải nhựa hay đơn giản là tấm bạt pano - áp phích - quảng cáo xin từ dưới xuôi, mang lên các điểm Trường tranh tre để ngăn mưa, tránh gió cho các em trong những ngày đông buốt giá.
Vẫn biết chỉ mấy hôm là gió kéo rách bạt và chúng nó vừa học vừa run lẩy bẩy, nhưng ít nhất cũng tự an ủi lòng mình: "Bọn lít nhít đỡ được mấy ngày khỏi mưa gió, bớt mạng sống mong manh!"...
------
* Hiện tại, điểm Trường Mầm non Háng Gàng (xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), do Áo ấm biên cương tụi mình huy động kinh phí từ các nhà tài trợ trong và ngoài nước, đã được xây dựng xong.
Điểm trường là nhà lắp ghép, diện tích sử dụng 100 m2, gồm 3 gian (2 lớp học và 1 phòng ở giáo viên) mái tôn chống nóng, vách tôn ốp gỗ, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật xây lớp học và phù hợp điều kiện địa hình, khí hậu của địa phương.
Điểm trường sẽ được khánh thành đúng ngày khai giảng năm học mới, là niềm vui không chỉ cho 40 đứa trẻ tuổi Mầm non mà còn là niềm vui của những người Mông, bản xa tít đỉnh núi Háng Gàng.
Ai có lên chia vui với bọn trẻ, bao nhiêu năm từ khi thành lập nước, thoát khỏi lớp học tranh nứa xập xệ, dột nát, mưa gió, xem chúng nó cười vui thế nào, không nhỉ?..
14 tháng 8, 2013
AI YÊU EM BÉ?..
Chuẩn bị lên với bọn trẻ con tít tịt biên giới Sì Lờ Lầu (Phong Thổ, Lai Châu), thi thoảng cô giáo Ngọc, thầy giáo Nam, Chính trị viên phó Học lại gọi điện về hỏi han tình hình và câu cuối, thế nào cũng lo lắng: "Các anh chị nhớ lên với bọn trẻ, nhé!", khiến mình có khi cũng tự ái: "Sao lại nói vậy, chắc chắn mà!".
Mọi người cười buồn, kể: "Rất nhiều cá nhân, tập thể lên xem xét - khảo sát, hứa sẽ tài trợ này khác. Nhưng về rồi, chả thấy hồi âm khiến cả giáo viên và anh em Biên phòng đưa đi, đều khó xử!".
Ừ! Không thể tránh khỏi những trường hợp như thế, bởi có không ít người cứ nghĩ đi làm thiện nguyện trên miền núi là đi chơi, chụp ảnh xâu hàng chân dài quần ngắn, khoe với thiên hạ: "Ta đã đến nơi này, ta đã làm việc kia..." và đến 1 lần là quên phứt luôn.
Ngay ở Aó ấm Biên cương, tụi mình cũng khốn đốn nhiều lần, đơn cử như ai đó hứa hẹn, thăm hỏi tặng bọn trẻ con đồ này đồ khác, nhưng rút cục khi TNV gọi điện - theo địa chỉ đến nhận đồ, dăm lần bảy lượt đều phải về không bởi người hứa, nại hết lý do này đến lý do khác..
Tự bảo nhau: "Những trường hợp như thế ít lắm, bé lắm so với những gì mọi người giúp đỡ - chung sức thật lòng" và lại cùng thấm thía câu thơ của ai đó, thuộc từ hồi bé tý: "Ai yêu em bé, thì làm được thôi!"...
Vậy nên, sao không thể không yêu, sao không thể không thật thà, khi lên vùng cao biên giới, gặp chúng nó ríu rít đến Trường, như thế này, nhỉ?..
-----------------
Tìm hiểu và cập nhật mọi sự ủng hộ cho Chương trình:
http://aoambiencuong.com
https://www.facebook.com/AoAmBienCuong
13 tháng 8, 2013
BỔ NHIỆM - CẤP THẺ NHÀ BÁO CHO TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT: SAI PHẠM?.
Hữu Nguyên - Việc bổ nhiệm ông Đinh Đức Lập vào vị trí lãnh đạo cao nhất của Báo Đại Đoàn kết (ĐĐK) - Một tờ báo có truyền thống vẻ vang, có một đội ngũ làm báo dạn dày kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, có uy tín cao trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, là một hành động hết sức khiên cưỡng.
Có nhiều ý kiến cho rằng đây là một trong những điển hình về chuyện “ngồi nhầm chỗ” trong công tác bổ nhiệm “sắp ghế” cho cán bộ ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), trong nhiều năm qua.
Chỉ cần đối chiếu với các quy định về tiêu chuẩn của tổ chức Đảng trong lĩnh vực bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí thôi là đã thấy có sai phạm.
Chưa xem xét quá trình công tác cũng như năng lực trình độ cán bộ mà đặc biệt là đạo đức của người cán bộ, Đảng viên trong vai trò lãnh đạo một cơ quan truyền thông có uy tín, có bề dày, một cơ quan trung ương của MTTQVN, như là Báo ĐĐK, đã từng có “tiền án tiền sự” gì về kỷ luật cán bộ hay có vi phạm về đạo đức cán bộ, đảng viên không?.
Khi còn ở Trung ương Đoàn, ông Đinh Đức Lập đã từng bị tố cáo và xử lý kỷ luật về chuyện xài bằng cấp “không học mà có”.
Có lẽ người ta sẽ không nhớ tới câu chuyện cũ của hơn 10 năm trước nữa nếu như không xảy ra câu chuyện “ngồi nhầm chỗ” tại Báo Đại Đoàn Kết và hành động này đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho tờ báo danh tiếng này.
Một tờ báo mang tên là ĐĐK đã trở nên cực kỳ mất đoàn kết, nhiều cán bộ Đảng viên liên tục vi phạm kỷ luật, nguyên tắc Đảng và pháp luật Nhà nước rồi “chìm xuồng”...
Một tờ báo với người đứng đầu và nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết tệ hại như vậy làm sao có thể thực hiện tốt vai trò, tôn chỉ mục đích, sứ mệnh cao đẹp của mình là một cơ quan ngôn luận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lên tiếng chống lại cái xấu, cổ vũ động viên cái tốt, ươm mầm cho tương lai tươi đẹp, vì xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, kết nối nhân tâm vì sự nghiệp phát triển đất nước phồn vinh và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tuyên truyền và thực hành xây dựng khối đại đoàn kết trước hết phải được làm ngay trong chính cơ quan truyền thông của tổ chức MTTQVN, một cơ quan báo chí mang tên Báo ĐĐK, như kỳ vọng của nhiều nhà cách mạng lão thành, lãnh đạo tiền bối đã kỳ vọng đặt tên cho nó với nhiều hoài bão cho bản thân tờ báo, cũng như cho sứ mạng của nó với cộng đồng, với dân tộc.
Theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 75/QĐ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (do ông Trương Tấn Sang, khi đó là Thường trực Ban Bí thư ký ngày 21/8/2007), một trong các tiêu chuẩn để bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan báo chí là đương sự phải có quá trình hoạt động báo chí ít nhất từ 3 năm trở lên.
Trên thực tế cho tới khi được bổ nhiện về lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết ông Đinh Đức Lập chưa từng làm việc cho bất kỳ cơ quan báo chí nào, chưa thực sự hoạt động trong môi trường báo chí nào với tư cách là nhà báo.
Do vậy ông Lập không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn phải có ít nhất từ 3 năm hoạt động báo chí trở lên theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Chính ông Lập cũng tự thừa nhận chuyện ông chưa từng làm báo trước khi về Đại Đoàn Kết trên nhiều tờ báo phỏng vấn ông về nghề báo.
Cụ thể là trả lời phỏng vấn trên tờ báo Nhà báo và Công Luận (số ra ngày 3/3/2011) ông Lập có vẻ “tự hào” khi cho biết ông vừa bước chân vào nghề báo là đã làm lãnh đạo Báo ĐĐK ngay (Xem tại đây).
Việc ông Đinh Đức Lập được cấp Thẻ Nhà báo cũng sai quy định của Thông tư 07/2007/TT-BVHTT (20/3/2007) về hướng dẫn cấp đổi và thu hồi Thẻ Nhà báo.
Vi phạm quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được cấp Thẻ Nhà báo phải: “Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 03 năm trở lên, tính từ thời điểm xét cấp thẻ”.
Ông Lập về Báo ĐĐK chỉ mới vài tháng, đã tự làm thủ tục cấp thẻ nhà báo là vi phạm nghiêm trọng theo quy định của pháp luật báo chí quy định về điều kiện được cấp Thẻ Nhà báo.
Trong thủ tục cấp Thẻ Nhà báo do Bộ TT&TT công bố, ở khoản 4.1 ghi cụ thể: “Người đứng đầu cơ quan báo chí duyệt văn bản, lập danh sách đề nghị cấp Thẻ Nhà báo cho những người có đủ điều kiện trong cơ quan báo chí mình và chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Thẻ Nhà báo”.
Tại Báo ĐĐK, ông Đinh Đức Lập là Tổng Biên tập (TBT), đương nhiên phải là người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Thẻ Nhà báo của Báo ĐĐK.
Thế nhưng ông Lập lại làm hồ sơ gian dối để được cấp thẻ cho chính mình, vì thế mức độ, tính chất sai phạm ở đây càng nghiêm trọng hơn.
Điều đáng nói là chỉ sau hơn 3 năm trở thành người đứng đầu tờ báo ĐĐK, TBT Đinh Đức Lập đã nhanh chóng đẩy tờ báo lâm vào “bước đường cùng” đang phải đối mặt với những nguy cơ mất uy tín chính trị, mất cân đối tài chính, hàng loạt cán bộ do ông Lập mang về, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đã vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc Đảng, quy chế cơ quan gây thiệt hại cho tập thể Báo ĐĐK và xã hội, một số khác chịu không nổi sự lãnh đạo thiếu “tâm và tầm” của ông Lập nên đã cương quyết ra đi, nội bộ báo hiện nay đang mất đoàn kết hết sức nghiêm trọng.
Kết quả đó hoàn toàn trái ngược với những gì mà TBT Đinh Đức Lập đã cam kết và hứa hẹn với tập thể Báo ĐĐK, cũng như kỳ vọng của Quý vị lãnh đạo UBTƯMTTQVN - cơ quan cấp trên chủ quản của Báo ĐĐK.
Điều đó rõ ràng cho thấy năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của TBT Đinh Đức Lập thực sự có vấn đề, trở thành vấn nạn đe dọa nghiêm trọng đến thành quả của biết bao thế hệ đã làm nên bề dày truyền thống của Báo ĐĐK.
Điều đó càng cho thấy các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành là có sự cân nhắc thận trọng, căn cứ vào tình hình thực tiễn và thể hiện tầm nhìn sáng suốt của những người làm hoạch định công tác tổ chức cán bộ của Đảng.
Thế nhưng, đáng tiếc là việc bổ nhiệm ông Đinh Đức Lập vào vị trí lãnh đạo cao nhất Báo ĐĐK đã bỏ qua hầu hết các quy định cơ bản của Đảng, của pháp luật Nhà nước.
Do vậy, những sai phạm của ông Đinh Đức Lập trong cương vị người đứng đầu cơ quan Báo ĐĐK và hậu quả nghiêm trọng mà ông gây ra do các sai phạm đó cho Báo ĐĐK cũng phần nào đó đã làm ảnh hưởng xấu tới uy tín chính trị của MTTQVM, ảnh hưởng xấu tới uy tín của những người đã từng tin cậy, đề xuất bổ nhiệm ông vào một vị trí mà ngày nay thực tế đã chỉ rõ là ông đã và đang “ngồi nhầm chỗ”.
Trong năm 2012 vừa qua, ông Đinh Đức Lập đã không còn tín nhiệm để tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành mới của Chi bộ Báo ĐĐK.
Từ một Bí thư chi bộ, nay ông chỉ còn tư cách một Đảng viên bình thường.
Tổng kết công tác Đảng năm 2012 của tòan thể Đảng bộ cơ quan UBTWMTTQVN, ông Đinh Đức Lập không được xếp loại tư cách Đảng viên do đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác, đã để cho tình hình Báo ĐĐK trở nên mất đoàn kết nghiêm trọng và đã không hoàn thành nhiệm vụ.
Hiện tại Lãnh đạo MTTQVN và tổ chức Đảng tại đây đang xúc tiến tổ chức việc kiểm điểm và xử lý kỷ luật Đảng viên, TBT Đinh Đức Lập căn cứ vào các sai phạm đã được xác minh, làm rõ qua các nội dung tố cáo của nhiều cán bộ, phóng viên Báo ĐĐK trong năm qua (chưa kể nhiều sai phạm nghiêm trọng khác mới phát sinh đang làm hoang mang dư luận tại Báo ĐĐK vì dính dáng tới chuyện chiếm dụng tiền đóng góp của cá nhân cho dự án chung cư Đại Kim của cán bộ phóng viên Báo ĐĐK đến nhiều tỷ đồng, có liên quan tới cháu ruột ông Lập hiện nay có dấu hiệu đã "bỏ chạy").
Các thông tin nói trên càng xác quyết hơn nữa về những hậu quả nghiêm trọng của việc bổ nhiệm một cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí của MTTQVN lại bỏ qua và coi thường các nguyên tắc, quy định của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực cán bộ.
Trong trường họp này, là câu chuyện ông Đinh Đức Lập đã và đang “ngồi nhầm chỗ” nên ông Lập cũng đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho tờ báo như một trong các nội dung tố cáo của cán bộ phóng viên Báo ĐĐK đã từng đề cập tới...
---------------------------------------------------------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả
* Một số hình ảnh chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Có nhiều ý kiến cho rằng đây là một trong những điển hình về chuyện “ngồi nhầm chỗ” trong công tác bổ nhiệm “sắp ghế” cho cán bộ ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), trong nhiều năm qua.
Chỉ cần đối chiếu với các quy định về tiêu chuẩn của tổ chức Đảng trong lĩnh vực bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí thôi là đã thấy có sai phạm.
Chưa xem xét quá trình công tác cũng như năng lực trình độ cán bộ mà đặc biệt là đạo đức của người cán bộ, Đảng viên trong vai trò lãnh đạo một cơ quan truyền thông có uy tín, có bề dày, một cơ quan trung ương của MTTQVN, như là Báo ĐĐK, đã từng có “tiền án tiền sự” gì về kỷ luật cán bộ hay có vi phạm về đạo đức cán bộ, đảng viên không?.
Khi còn ở Trung ương Đoàn, ông Đinh Đức Lập đã từng bị tố cáo và xử lý kỷ luật về chuyện xài bằng cấp “không học mà có”.
Có lẽ người ta sẽ không nhớ tới câu chuyện cũ của hơn 10 năm trước nữa nếu như không xảy ra câu chuyện “ngồi nhầm chỗ” tại Báo Đại Đoàn Kết và hành động này đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho tờ báo danh tiếng này.
Một tờ báo mang tên là ĐĐK đã trở nên cực kỳ mất đoàn kết, nhiều cán bộ Đảng viên liên tục vi phạm kỷ luật, nguyên tắc Đảng và pháp luật Nhà nước rồi “chìm xuồng”...
Một tờ báo với người đứng đầu và nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết tệ hại như vậy làm sao có thể thực hiện tốt vai trò, tôn chỉ mục đích, sứ mệnh cao đẹp của mình là một cơ quan ngôn luận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lên tiếng chống lại cái xấu, cổ vũ động viên cái tốt, ươm mầm cho tương lai tươi đẹp, vì xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, kết nối nhân tâm vì sự nghiệp phát triển đất nước phồn vinh và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tuyên truyền và thực hành xây dựng khối đại đoàn kết trước hết phải được làm ngay trong chính cơ quan truyền thông của tổ chức MTTQVN, một cơ quan báo chí mang tên Báo ĐĐK, như kỳ vọng của nhiều nhà cách mạng lão thành, lãnh đạo tiền bối đã kỳ vọng đặt tên cho nó với nhiều hoài bão cho bản thân tờ báo, cũng như cho sứ mạng của nó với cộng đồng, với dân tộc.
Theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 75/QĐ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (do ông Trương Tấn Sang, khi đó là Thường trực Ban Bí thư ký ngày 21/8/2007), một trong các tiêu chuẩn để bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan báo chí là đương sự phải có quá trình hoạt động báo chí ít nhất từ 3 năm trở lên.
Trên thực tế cho tới khi được bổ nhiện về lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết ông Đinh Đức Lập chưa từng làm việc cho bất kỳ cơ quan báo chí nào, chưa thực sự hoạt động trong môi trường báo chí nào với tư cách là nhà báo.
Do vậy ông Lập không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn phải có ít nhất từ 3 năm hoạt động báo chí trở lên theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Chính ông Lập cũng tự thừa nhận chuyện ông chưa từng làm báo trước khi về Đại Đoàn Kết trên nhiều tờ báo phỏng vấn ông về nghề báo.
Cụ thể là trả lời phỏng vấn trên tờ báo Nhà báo và Công Luận (số ra ngày 3/3/2011) ông Lập có vẻ “tự hào” khi cho biết ông vừa bước chân vào nghề báo là đã làm lãnh đạo Báo ĐĐK ngay (Xem tại đây).
Việc ông Đinh Đức Lập được cấp Thẻ Nhà báo cũng sai quy định của Thông tư 07/2007/TT-BVHTT (20/3/2007) về hướng dẫn cấp đổi và thu hồi Thẻ Nhà báo.
Vi phạm quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được cấp Thẻ Nhà báo phải: “Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 03 năm trở lên, tính từ thời điểm xét cấp thẻ”.
Ông Lập về Báo ĐĐK chỉ mới vài tháng, đã tự làm thủ tục cấp thẻ nhà báo là vi phạm nghiêm trọng theo quy định của pháp luật báo chí quy định về điều kiện được cấp Thẻ Nhà báo.
Trong thủ tục cấp Thẻ Nhà báo do Bộ TT&TT công bố, ở khoản 4.1 ghi cụ thể: “Người đứng đầu cơ quan báo chí duyệt văn bản, lập danh sách đề nghị cấp Thẻ Nhà báo cho những người có đủ điều kiện trong cơ quan báo chí mình và chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Thẻ Nhà báo”.
Tại Báo ĐĐK, ông Đinh Đức Lập là Tổng Biên tập (TBT), đương nhiên phải là người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Thẻ Nhà báo của Báo ĐĐK.
Thế nhưng ông Lập lại làm hồ sơ gian dối để được cấp thẻ cho chính mình, vì thế mức độ, tính chất sai phạm ở đây càng nghiêm trọng hơn.
Điều đáng nói là chỉ sau hơn 3 năm trở thành người đứng đầu tờ báo ĐĐK, TBT Đinh Đức Lập đã nhanh chóng đẩy tờ báo lâm vào “bước đường cùng” đang phải đối mặt với những nguy cơ mất uy tín chính trị, mất cân đối tài chính, hàng loạt cán bộ do ông Lập mang về, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo đã vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc Đảng, quy chế cơ quan gây thiệt hại cho tập thể Báo ĐĐK và xã hội, một số khác chịu không nổi sự lãnh đạo thiếu “tâm và tầm” của ông Lập nên đã cương quyết ra đi, nội bộ báo hiện nay đang mất đoàn kết hết sức nghiêm trọng.
Kết quả đó hoàn toàn trái ngược với những gì mà TBT Đinh Đức Lập đã cam kết và hứa hẹn với tập thể Báo ĐĐK, cũng như kỳ vọng của Quý vị lãnh đạo UBTƯMTTQVN - cơ quan cấp trên chủ quản của Báo ĐĐK.
Điều đó rõ ràng cho thấy năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của TBT Đinh Đức Lập thực sự có vấn đề, trở thành vấn nạn đe dọa nghiêm trọng đến thành quả của biết bao thế hệ đã làm nên bề dày truyền thống của Báo ĐĐK.
Điều đó càng cho thấy các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành là có sự cân nhắc thận trọng, căn cứ vào tình hình thực tiễn và thể hiện tầm nhìn sáng suốt của những người làm hoạch định công tác tổ chức cán bộ của Đảng.
Thế nhưng, đáng tiếc là việc bổ nhiệm ông Đinh Đức Lập vào vị trí lãnh đạo cao nhất Báo ĐĐK đã bỏ qua hầu hết các quy định cơ bản của Đảng, của pháp luật Nhà nước.
Do vậy, những sai phạm của ông Đinh Đức Lập trong cương vị người đứng đầu cơ quan Báo ĐĐK và hậu quả nghiêm trọng mà ông gây ra do các sai phạm đó cho Báo ĐĐK cũng phần nào đó đã làm ảnh hưởng xấu tới uy tín chính trị của MTTQVM, ảnh hưởng xấu tới uy tín của những người đã từng tin cậy, đề xuất bổ nhiệm ông vào một vị trí mà ngày nay thực tế đã chỉ rõ là ông đã và đang “ngồi nhầm chỗ”.
Trong năm 2012 vừa qua, ông Đinh Đức Lập đã không còn tín nhiệm để tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành mới của Chi bộ Báo ĐĐK.
Từ một Bí thư chi bộ, nay ông chỉ còn tư cách một Đảng viên bình thường.
Tổng kết công tác Đảng năm 2012 của tòan thể Đảng bộ cơ quan UBTWMTTQVN, ông Đinh Đức Lập không được xếp loại tư cách Đảng viên do đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác, đã để cho tình hình Báo ĐĐK trở nên mất đoàn kết nghiêm trọng và đã không hoàn thành nhiệm vụ.
Hiện tại Lãnh đạo MTTQVN và tổ chức Đảng tại đây đang xúc tiến tổ chức việc kiểm điểm và xử lý kỷ luật Đảng viên, TBT Đinh Đức Lập căn cứ vào các sai phạm đã được xác minh, làm rõ qua các nội dung tố cáo của nhiều cán bộ, phóng viên Báo ĐĐK trong năm qua (chưa kể nhiều sai phạm nghiêm trọng khác mới phát sinh đang làm hoang mang dư luận tại Báo ĐĐK vì dính dáng tới chuyện chiếm dụng tiền đóng góp của cá nhân cho dự án chung cư Đại Kim của cán bộ phóng viên Báo ĐĐK đến nhiều tỷ đồng, có liên quan tới cháu ruột ông Lập hiện nay có dấu hiệu đã "bỏ chạy").
Các thông tin nói trên càng xác quyết hơn nữa về những hậu quả nghiêm trọng của việc bổ nhiệm một cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí của MTTQVN lại bỏ qua và coi thường các nguyên tắc, quy định của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực cán bộ.
Trong trường họp này, là câu chuyện ông Đinh Đức Lập đã và đang “ngồi nhầm chỗ” nên ông Lập cũng đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho tờ báo như một trong các nội dung tố cáo của cán bộ phóng viên Báo ĐĐK đã từng đề cập tới...
---------------------------------------------------------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả
* Một số hình ảnh chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA?..
Mai Thanh Hải - Một ống cổng nằm chỏng chơ, nghếch lên giữa ruộng, giữa bề bộn rác thải và đất bùn, bên trong là tấm giát giường và túi nilon rách đựng mấy bộ quần áo cũ; một chiếc quần đùi rách, chằng đụp vết vá to bằng nắm tay, phơi bên cạnh; 3 "ông đầu rau" được kê tạm bợ từ 3 viên gạch chỉ, nhặt từ công trường xây dựng bên cạnh; 3 can nhựa đựng nước sinh hoạt, tắm rửa hàng ngày; bộ bơm - vá - chữa xe đạp xe máy trị giá khoảng 300.000 VND... - Đó là gia tài, đồng thời là nơi "sống - chiến đấu - lao động" của ông Nguyễn Hữu Định (sinh năm 1961, ở thôn Động Phí, xã Phương Tú, Ứng Hòa, TP. Hà Nội) từ nhiều năm qua, để kiếm từng đồng mỗi ngày, nuôi 4 đứa con đã và sắp học Đại học, suốt bao nhiêu năm qua, ngay cuối đường Lê Văn Lương, TP. Hà Nội.
4 người con của ông: Nguyễn Thị Huyền, SV năm cuối ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Huy, SV Cao đẳng Xây dựng và 2 cậu con trai sinh đôi năm 1995 là Nguyễn Hữu Tiến (vừa là thủ khoa 29,5 điểm Trường ĐH Y Hà Nội, vừa đỗ ĐH Dược với số điểm 27) và Nguyễn Hữu Tiền (đỗ ĐH Bách khoa khối A 26 điểm và ĐH Y Hà Nội với số điểm 25).
Dĩ nhiên, ông Nguyễn Hữu Định cũng có vợ ở "hậu phương vững chãi" là bà Hoàng Thị Thanh, nhưng "người hậu phương" cũng phải lăn lộn "chia lửa" chả khác gì... "tiền tuyến": 1 mình chăm sóc 9 sào ruộng, đi vặt lông vịt thuê từ 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau, với thù lao 2.500 đồng/con...
Câu chuyện về vợ chồng nghèo đến không còn gì để nghèo này, được báo chí phát hiện thông qua việc cậu Thủ khoa Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến cao chưa đến 1m60, nặng chưa đủ 50 kg, nhận được yêu cầu từ BCH Quân sự huyện "có mặt ở nhà để nhận lệnh nhập ngũ".
Và cũng dĩ nhiên, trước khi phát hiện gia cảnh của gia đình, dư luận chia làm 2 phe: Đi học và đi bộ đội. Thế nhưng, khi câu chuyện về người cha của Tiến được phát lộ, những ý kiến "vào bộ đội tu dưỡng, rèn luyện" đa số đều dừng lại (trong đó có mình), nhường cho sự thương cảm, sâu sắc.
Có thể không thương cảm được không, khi người đàn ông này, buổi sáng chỉ uống nước sôi để nguội, nhịn ăn sáng và chi tiêu tằn tiện dưới mức 20.000 VND/ngày (tức là chỉ bằng 2/3 bát phở bình dân - tầm thường, có giá 30.000 VND bán ở vỉa hè Hà Nội?.
Có đau xót không, khi người đàn ông này phải chọn đoạn đường Lê Văn Lương kéo dài mới mở, tít gần Thiên đường Bảo Sơn, lác đác xe cộ đi lại và hãn hữu lắm mới có người bơm vá xe, mà không dám mon men lên đoạn Lê Văn Lương không kéo dài, để hành nghề, bởi sợ bị "đồng nghiệp" đánh đập, Công an - Dân phòng đẩy đuổi, thu giữ, phạt tiền?..
Có chạnh lòng không, khi người đàn ông này, ở gần quê nhà đấy nhưng không dám về thăm 2 con trai, sợ miếng cơm - muôi canh trong mấy bữa của con ở nhà, bị bớt xén do thêm miệng ăn và ngay 2 con gái đang học ở Hà Nội, cũng ít dám đến, phần vì bố cấm, phần vì cũng tủi thân trước phận nghèo bố mẹ, giữa đô thị phồn hoa?..
Tất cả đều dừng lại trước cụm từ: Cùng quẫn nhưng Vĩ đại.
Cũng quẫn quá đấy chứ, khi cuộc sống thô sơ quá thời nguyên thủy, ngay trong lòng "Trái tim của cả nước"...
Vĩ đại quá đấy chứ, khi cùng quẫn đến thế nhưng vẫn nuôi cả bầy con ăn học đàng hoàng, không những thế còn học giỏi, vào hết Đại học, thậm chí là Thủ khoa của Trường Đại học danh tiếng nhất nhì toàn quốc, mà không một lời kêu ca oán thán trách móc, xin xỏ hỗ trợ từ người thân, xóm làng cho đến chính quyền... Tất cả chỉ cắn răng lại nhịn nhục, để nuôi con.
Bởi vì sự "Cùng quẫn nhưng Vĩ đại" đó, mà ngay từ khi những bài viết - hình ảnh về "người cha sống trong ống cống, nuôi 4 con học Đại học" được đăng tải (chủ yếu trên báo mạng và trang cá nhân), đã khơi dậy sự đồng cảm - chia sẻ trong toàn thể cộng đồng: Từ 1 học sinh cấp 2, vẫn mặc nguyên đồng phục, đeo khăn đỏ, tìm đến biếu vài trăm nghìn đồng tiền tiết kiệm cho đến 1 Doanh nhân có tiếng, tặng cả chục triệu đồng, giúp ổn định trước mắt; từ 1 nữ viên chức tằn tiện từng đồng lương, chở con đến tặng tấm Thẻ mua hàng cho đến 1 doanh nghiệp xin được nhận ông bố vào làm bảo vệ với mức lương 3.000.0000 VND tháng, giúp cả phần ở ăn; 1 phóng viên Truyền hình tập sự, xin ủng hộ cả nửa tháng lương cho đến 1 nhà hảo tâm, từ mãi tít miền Nam xa xôi, mong được giúp đỡ 2 tân sinh viên số tiền ăn ở mỗi tháng, cho đến khi ra trường...
Thế nhưng, cũng từ những thực tế đang diễn ra từ phút ở "ống cống" bây giờ, mới thấy rõ hơn bao giờ hết, cái gọi là "sự quan tâm - giúp đỡ" của chính quyền: Không 1 lời động viên, không 1 món quà, không một lời thăm hỏi, ngoại trừ ông Bí thư Đảng ủy xã rút ví cho riêng 2 tân sinh viên 500.000 VND và "vượt quyền", lệnh cho hệ thống loa truyền thanh trong xã phát lời biểu dương gia đình có 4 con vào Đại học, có 1 Thủ khoa Đại học lớn ở Thủ đô...
Người xưa có câu: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia".
Người ta cũng thường tự hào: "Thăng Long - Hà Nội là đất học, đất khoa bảng, chiêu hiền đãi sĩ".
Thế nhưng, với tất cả những gì diễn ra quanh câu chuyện "bố ở ống cống, mẹ nhổ lông vịt thuê nuôi 4 con học Đại học", dư luận có quyền đặt dấu hỏi về "hành động" của những người thường hay hô hào trên báo chí, truyền hình và Hội nghị về Khuyến học - Giáo dục.
Đất Ứng Hòa nguyên ở Hà Tây, không xa trung tâm Hà Nội, nên có thể chạy ù tý, về xem ngôi nhà tranh vách, lõm cả nền, để nhìn cậu bé được tạm gọi là thanh niên, chỉ cao hơn đứa trẻ học lớp 7 vài cm, có vác nổi khẩu AK-47, 3 cơ số đạn, 3 quả lựu đạn và quân tư trang, tổng trọng lượng 30 kg, bằng 2/3 trọng lượng cậu bé, khi hành quân dã ngoại?..
Ống cống xi măng ngoài bãi đất hoang, đối diện Khu Đô thị mới Dương Nội, ở cuối đường Lê Văn Lương kéo dài, lại càng gần hơn nữa, để rẽ xe biển xanh biển đỏ mới kính coong qua thăm người cha, đúng thật "người rừng" nơi phố thị, đang sống cuộc sống thời nguyên thủy, nuôi con...
Chuyện khuyến học và trọng dụng người tài, không chỉ dừng lại ở việc hô hào, tổ chức rình rang tặng quà nơi cụ Rùa Văn Miếu, mà rất cần những lời nói - hành động thực, đối với những gia đình thực, hoàn cảnh thực, công dưỡng dục - sinh thành thực...
Nếu quên điều này, chả chính thể nào giữ được người tài, nữa là đòi gọi "nguyên khí Quốc gia"...
--------------------------------------------------------------------------
Chiều ngày 12/8/2013, Nhà báo Lê Bình (Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam) đã đến tận nơi ông Nguyễn Hữu Định sinh hoạt và kiếm sống (vá xe, bơm xe và ở trong ống cống, cuối đường Lê Văn Lương - HN), trao số tiền 10.000.000 VND của Doanh nhân Trần Bắc Hà, giúp ông Định ổn định cuộc sống tạm thời, nuôi 4 con học Đại học (2 con gái đầu học ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội, Cao đẳng Xây dựng Hà Nội, con trai thứ 3 là Nguyễn Hữu Tiến vừa là thủ khoa 29,5 điểm Trường ĐH Y Hà Nội, vừa đỗ ĐH Dược với số điểm 27; con trai út Nguyễn Hữu Tiền đỗ ĐH Bách khoa (khối A, 26 điểm); thi ĐH Y Hà Nội với số điểm 25 điểm).
Hình: Nhà báo Lê Bình (bên phải), trao quà của Doanh nhân Trần Bắc Hà cho ông Định và 2 con trai Tiến - Tiền.
4 người con của ông: Nguyễn Thị Huyền, SV năm cuối ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Huy, SV Cao đẳng Xây dựng và 2 cậu con trai sinh đôi năm 1995 là Nguyễn Hữu Tiến (vừa là thủ khoa 29,5 điểm Trường ĐH Y Hà Nội, vừa đỗ ĐH Dược với số điểm 27) và Nguyễn Hữu Tiền (đỗ ĐH Bách khoa khối A 26 điểm và ĐH Y Hà Nội với số điểm 25).
Dĩ nhiên, ông Nguyễn Hữu Định cũng có vợ ở "hậu phương vững chãi" là bà Hoàng Thị Thanh, nhưng "người hậu phương" cũng phải lăn lộn "chia lửa" chả khác gì... "tiền tuyến": 1 mình chăm sóc 9 sào ruộng, đi vặt lông vịt thuê từ 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau, với thù lao 2.500 đồng/con...
Câu chuyện về vợ chồng nghèo đến không còn gì để nghèo này, được báo chí phát hiện thông qua việc cậu Thủ khoa Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến cao chưa đến 1m60, nặng chưa đủ 50 kg, nhận được yêu cầu từ BCH Quân sự huyện "có mặt ở nhà để nhận lệnh nhập ngũ".
Và cũng dĩ nhiên, trước khi phát hiện gia cảnh của gia đình, dư luận chia làm 2 phe: Đi học và đi bộ đội. Thế nhưng, khi câu chuyện về người cha của Tiến được phát lộ, những ý kiến "vào bộ đội tu dưỡng, rèn luyện" đa số đều dừng lại (trong đó có mình), nhường cho sự thương cảm, sâu sắc.
Có thể không thương cảm được không, khi người đàn ông này, buổi sáng chỉ uống nước sôi để nguội, nhịn ăn sáng và chi tiêu tằn tiện dưới mức 20.000 VND/ngày (tức là chỉ bằng 2/3 bát phở bình dân - tầm thường, có giá 30.000 VND bán ở vỉa hè Hà Nội?.
Có đau xót không, khi người đàn ông này phải chọn đoạn đường Lê Văn Lương kéo dài mới mở, tít gần Thiên đường Bảo Sơn, lác đác xe cộ đi lại và hãn hữu lắm mới có người bơm vá xe, mà không dám mon men lên đoạn Lê Văn Lương không kéo dài, để hành nghề, bởi sợ bị "đồng nghiệp" đánh đập, Công an - Dân phòng đẩy đuổi, thu giữ, phạt tiền?..
Có chạnh lòng không, khi người đàn ông này, ở gần quê nhà đấy nhưng không dám về thăm 2 con trai, sợ miếng cơm - muôi canh trong mấy bữa của con ở nhà, bị bớt xén do thêm miệng ăn và ngay 2 con gái đang học ở Hà Nội, cũng ít dám đến, phần vì bố cấm, phần vì cũng tủi thân trước phận nghèo bố mẹ, giữa đô thị phồn hoa?..
Tất cả đều dừng lại trước cụm từ: Cùng quẫn nhưng Vĩ đại.
Cũng quẫn quá đấy chứ, khi cuộc sống thô sơ quá thời nguyên thủy, ngay trong lòng "Trái tim của cả nước"...
Vĩ đại quá đấy chứ, khi cùng quẫn đến thế nhưng vẫn nuôi cả bầy con ăn học đàng hoàng, không những thế còn học giỏi, vào hết Đại học, thậm chí là Thủ khoa của Trường Đại học danh tiếng nhất nhì toàn quốc, mà không một lời kêu ca oán thán trách móc, xin xỏ hỗ trợ từ người thân, xóm làng cho đến chính quyền... Tất cả chỉ cắn răng lại nhịn nhục, để nuôi con.
Bởi vì sự "Cùng quẫn nhưng Vĩ đại" đó, mà ngay từ khi những bài viết - hình ảnh về "người cha sống trong ống cống, nuôi 4 con học Đại học" được đăng tải (chủ yếu trên báo mạng và trang cá nhân), đã khơi dậy sự đồng cảm - chia sẻ trong toàn thể cộng đồng: Từ 1 học sinh cấp 2, vẫn mặc nguyên đồng phục, đeo khăn đỏ, tìm đến biếu vài trăm nghìn đồng tiền tiết kiệm cho đến 1 Doanh nhân có tiếng, tặng cả chục triệu đồng, giúp ổn định trước mắt; từ 1 nữ viên chức tằn tiện từng đồng lương, chở con đến tặng tấm Thẻ mua hàng cho đến 1 doanh nghiệp xin được nhận ông bố vào làm bảo vệ với mức lương 3.000.0000 VND tháng, giúp cả phần ở ăn; 1 phóng viên Truyền hình tập sự, xin ủng hộ cả nửa tháng lương cho đến 1 nhà hảo tâm, từ mãi tít miền Nam xa xôi, mong được giúp đỡ 2 tân sinh viên số tiền ăn ở mỗi tháng, cho đến khi ra trường...
Thế nhưng, cũng từ những thực tế đang diễn ra từ phút ở "ống cống" bây giờ, mới thấy rõ hơn bao giờ hết, cái gọi là "sự quan tâm - giúp đỡ" của chính quyền: Không 1 lời động viên, không 1 món quà, không một lời thăm hỏi, ngoại trừ ông Bí thư Đảng ủy xã rút ví cho riêng 2 tân sinh viên 500.000 VND và "vượt quyền", lệnh cho hệ thống loa truyền thanh trong xã phát lời biểu dương gia đình có 4 con vào Đại học, có 1 Thủ khoa Đại học lớn ở Thủ đô...
Người xưa có câu: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia".
Người ta cũng thường tự hào: "Thăng Long - Hà Nội là đất học, đất khoa bảng, chiêu hiền đãi sĩ".
Thế nhưng, với tất cả những gì diễn ra quanh câu chuyện "bố ở ống cống, mẹ nhổ lông vịt thuê nuôi 4 con học Đại học", dư luận có quyền đặt dấu hỏi về "hành động" của những người thường hay hô hào trên báo chí, truyền hình và Hội nghị về Khuyến học - Giáo dục.
Đất Ứng Hòa nguyên ở Hà Tây, không xa trung tâm Hà Nội, nên có thể chạy ù tý, về xem ngôi nhà tranh vách, lõm cả nền, để nhìn cậu bé được tạm gọi là thanh niên, chỉ cao hơn đứa trẻ học lớp 7 vài cm, có vác nổi khẩu AK-47, 3 cơ số đạn, 3 quả lựu đạn và quân tư trang, tổng trọng lượng 30 kg, bằng 2/3 trọng lượng cậu bé, khi hành quân dã ngoại?..
Ống cống xi măng ngoài bãi đất hoang, đối diện Khu Đô thị mới Dương Nội, ở cuối đường Lê Văn Lương kéo dài, lại càng gần hơn nữa, để rẽ xe biển xanh biển đỏ mới kính coong qua thăm người cha, đúng thật "người rừng" nơi phố thị, đang sống cuộc sống thời nguyên thủy, nuôi con...
Chuyện khuyến học và trọng dụng người tài, không chỉ dừng lại ở việc hô hào, tổ chức rình rang tặng quà nơi cụ Rùa Văn Miếu, mà rất cần những lời nói - hành động thực, đối với những gia đình thực, hoàn cảnh thực, công dưỡng dục - sinh thành thực...
Nếu quên điều này, chả chính thể nào giữ được người tài, nữa là đòi gọi "nguyên khí Quốc gia"...
--------------------------------------------------------------------------
Chiều ngày 12/8/2013, Nhà báo Lê Bình (Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam) đã đến tận nơi ông Nguyễn Hữu Định sinh hoạt và kiếm sống (vá xe, bơm xe và ở trong ống cống, cuối đường Lê Văn Lương - HN), trao số tiền 10.000.000 VND của Doanh nhân Trần Bắc Hà, giúp ông Định ổn định cuộc sống tạm thời, nuôi 4 con học Đại học (2 con gái đầu học ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội, Cao đẳng Xây dựng Hà Nội, con trai thứ 3 là Nguyễn Hữu Tiến vừa là thủ khoa 29,5 điểm Trường ĐH Y Hà Nội, vừa đỗ ĐH Dược với số điểm 27; con trai út Nguyễn Hữu Tiền đỗ ĐH Bách khoa (khối A, 26 điểm); thi ĐH Y Hà Nội với số điểm 25 điểm).
Hình: Nhà báo Lê Bình (bên phải), trao quà của Doanh nhân Trần Bắc Hà cho ông Định và 2 con trai Tiến - Tiền.
12 tháng 8, 2013
THÊM THÌA MẮM, GIỌT DẦU?..
Trước mỗi chuyến đi của AABC, thường kêu gọi ủng hộ lương thực - thực phẩm, giúp cho bữa ăn trưa của học sinh Bán trú (Mầm non, Tiểu học), Nội trú (Tiểu học, THCS) những địa bàn vùng cao biên giới sắp đến...
Nhiều người nghe vậy, cứ nằng nặc không tin: "Ít nhất cũng được Nhà nước hỗ trợ 120.000 VND ăn trưa mỗi tháng, làm gì có chuyện đói cơm, thiếu muối?"...
Đúng! Nhà nước chăm lo rất nhiều cho vùng cao biên giới, đặc biệt là những học sinh đi học cái chữ và chuyện cấp gạo, phát tiền đã thực hiện từ lâu, trên địa bàn toàn quốc.
Thế nhưng có đi mới thấy: Tiền ăn hàng tháng nhưng có khi 6 tháng hay 1 năm mới được lĩnh và bố mẹ tụi lít nhít, có khoản tiền lớn trong tay, chi đủ mọi khoản chứ chả nghĩ tới bữa trưa của con cái; trên vùng cao, việc đi lại muôn và khó khăn và chi phí vận chuyển gấp vài lần miền xuôi, nên 120.000 VND nếu có lĩnh được, cũng chỉ mua được cân thịt lợn với gói muối, là hết..
Chính vậy, cái chuyện thiếu cơm dịp giáp hạt hoặc cơm thì có đấy, nhưng thứ lùa cơm vào miệng cho khỏi nghẹn, quanh năm suốt tháng vẫn chỉ là muối trắng dầm ớt, thêm nồi canh lõng bõng nước, lơ thơ rau, ăn nhếu nháo cho xong bữa, lấy sức để tồn tại...
Và ai thấu hiểu được cái sự cực khổ của con trẻ, bên bữa cơm nội trú chỏng chơ đến tội nghiệp thế này, thì góp cùng chúng mình gói mì chính, bột canh, chai dầu ăn, lít mắm, cân cá khô... cho bọn trẻ vùng cao biên giới luôn móp bụng, ê a "đất nước ta rừng vàng biển bạc, ruộng đất phì nhiêu", trên tít biên giới, nhé!..
--------------------------------
* NƠI NHẬN CÁC ĐỒNG DÙNG – VẬT DỤNG
HÀ NỘI
1/ Nhà NO2, Trần Quý Kiên, Cầu Giấy.
Liên hệ: Mr. Xuân Diệu 0987344358
2/ Công ty Vinalink, Số 14 – Láng Hạ, Ba Đình, TP. Hà Nội
Liên hệ: Ms. Thảo 01226252055
SÀI GÒN:
Công ty Cổ phần Chuyển Phát Nhanh Điện Hoa
29 đường B6, P12, Tân Bình, TPHCM
Liên hệ: Mr. Bùi Ngọc Quang 0903090568 - 0989501719
11 tháng 8, 2013
NGƯỜI DÂN TRỞ THÀNH "NGƯỜI RỪNG", GIỮA THẾ GIỚI VĂN MINH?..
Đào Tuấn - Thưa “người rừng” vừa được “giải cứu” và thưa những người văn minh vừa giải cứu “người rừng”, chúng tôi, những người mang danh “giải cứu” anh cũng đang cần được “giải cứu”.
Sau 40 năm sống trong rừng thẳm, Hồ Văn Loan, hay Lang- đã được những người văn minh “giải cứu”, để trở về với cuộc sống văn minh.
Khuôn mặt ngơ ngác con nai vàng, hoang dã đến không một nếp nhăn cùng với “bộ nhá đen một cách kinh điển” của “cậu bé 41 tuổi” chưa bao giờ phải lo toan, cũng chưa bao giờ biết đến cây bàn chải, ngay lập tức trở thành tâm điểm hiếu kỳ của dư luận từ Việt Nam, sang Trung Quốc, thậm chí cả Vương Quốc Anh…
Ồ!. Cha con anh sống trên một cây cổ thụ ở độ cao 6m, để tránh thú.
Sống bằng săn bắn, hái lượm.
Mặc áo vỏ cây.
Tự làm bác sĩ bằng những cây thuốc trong rừng.
Đối mặt với hiểm họa tự nhiên.Chạy trốn mỗi khi thấy người.
Một Robinson Crusoe thực thụ của thời hiện đại, thậm chí không thiếu cả một “Thứ Sáu”.
Dư luận có lý khi ca ngợi sức sống tuyệt với mà ngay cả Bear Grylls, chuyên gia sinh tồn hàng đầu thế giới của Discovery cũng phải cúi đầu bái phục.
Nhưng thưa người rừng!.
Rồi anh cũng sẽ phải chắp bái phục chúng tôi, vì những thử thách mà con người văn minh gặp phải hàng ngày, hàng giờ, còn khắc nghiệt gấp trăm ngàn lần.
Trong rừng, anh sẽ phải dựng lều cao 6m để để phòng thú hoang, mỗi khi tấn công sẽ gầm gừ báo trước.
Còn chúng tôi, không hề được báo trước, phải đối mặt với…đồng loại.
Thì đó, hôm nay, giả sử biết đọc, anh hiểu được nỗi kinh hoàng khi khắp nơi là tin về vụ xử kẻ chặt phăng tay đồng loại, chỉ vì một chiếc điện thoại.
Giữa rừng xanh núi đỏ, anh bỏ tất cả mọi thứ vào mồm khi đói mà không lo ngộ độc, không lo formon, không lo huỳnh quang, không lo melamine, hay Clostridium Botulinum - Những thứ không chỉ những “người rừng” mà cả người văn minh cũng chẳng thể trở thành “thông thái” được.
Còn chẳng hạn có bị đau bụng, anh sẽ nhận được sự công bằng bác ái từ thiên nhiên để chẳng bao giờ phải nhiễm bệnh của người khác, Thứ Sáu chẳng hạn.
Và tất nhiên, “người rừng” thì không thể tưởng tượng được việc phải trả tiền đều như vắt chanh ngay cả khi anh chỉ dùng duy nhất “động cơ chạy bằng cơm”…
|Thưa “người rừng” vừa được “giải cứu” và thưa những người văn minh vừa giải cứu “người rừng”, chúng tôi, những người mang danh “giải cứu” anh cũng đang cần được giải cứu.
Trong ngày đầu tiên, thật ngộ, người rừng được người ta “cho tiền”!!!.
Được gí cho một chiếc máy điện thoại, để chụp ảnh chẳng hạn.
Nhưng đêm văn minh đầu tiên “người rừng” đã mất ngủ.
Anh không hiểu tại sao có lá rừng mà người văn minh vẫn cần tiền?.
Anh thắc mắc vì sao chỉ vì một “cục gạch” mà người văn minh có thể chém đứt tay nhau?.
Anh cảm thấy lạc lõng “như bị lạc vào rừng”, hay đơn giản là vì anh “nhớ rừng”, một cuộc sống không có quá nhiều phức tạp?!.
Cũng trong đêm đó, có một “người rừng” khác đang sống giữa lòng xã hội văn minh cũng mất ngủ.
Ông là Nguyễn Hữu Định, hộ cận nghèo ở Phương Tú, Ứng Hòa, cha ruột của Thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến.
Không mất ngủ không được, bởi trong khi con người ta “ba điểm 9” cũng khóc ròng vì trượt ĐH, thì đứa con Thủ khoa của ông Định lại có nguy cơ không được nhập học.
Sau khi câu chuyện cậu bé thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến sẽ phải “đi lính” thay vì được nhập học, báo chí phát hiện ra rằng trong suốt 10 năm qua, người cha Nguyễn Hữu Định đã sống như “người rừng” bên một vỉa hè nào đó giữa thủ đô.
Cần câu cơm là một chiếc bơm xe, dăm chiếc cờ lê, mỏ lết cũ kỹ, hoen rỉ.
Và nơi trú thân, thật kinh khủng, là một ống cống bỏ hoang.
Tất cả những sự hoang dã đó là để hàng tháng khỏi phải trả tiền điện, tiền nhà, tiền nước, tiền xăng dầu, tiền…
Tất cả những khó nhọc đó chỉ là để dành tiền nuôi những đứa con với một giấc mơ Đại học.
Và 2 tuần qua, người cha mất ngủ, không phải vì muỗi, 10 năm qua ông ngủ không màn đã quen, không phải vì không quạt, không chăn, trong những ngày thủ đô vừa nắng 34 - 35 độ, vừa lụt lội khắp nơi.
Cũng không phải vì lo lắng cho tấm lưng thêm còng khi những đứa con nhập học.
Người cha mất ngủ vì chưa kịp mừng cho đứa con Thủ khoa đã phải buồn vì giấc mơ dang dở.
Điều gì sẽ xảy ra ngày mai?..
Cậu bé Thủ khoa con một “người rừng” sẽ nhập ngũ, thay vì giấc mơ đại học.
Còn “người rừng” ai sẽ “giải cứu” cho ông, hay có khi sẽ lại xảy ra câu chuyện “trách nhiệm lên tiếng không đúng chỗ”, rằng: “Ông đã vi phạm Nghị định 36/CP. Xin mời ông biến!”.
Biến về đâu? Về rừng.
Trong tác phẩm kinh điển của Daniel Defoe, Robinson Crusoe đã sống một cuộc sống thanh thản và hạnh phúc sau khi trở về từ hoang đảo.
Nhưng trong thực tế, nguyên mẫu của Robinson Crusoe, Alexander Selkirk, người đã từng sống 4 năm 4 tháng trên hoang đảo Mas-a-Tierra, từng được mô tả “mặc áo da dê, hoang dã hơn cả dê hoang”, sau khi được giải cứu để trở về “thế giới văn minh”, sau khi nổi tiếng khắp thế giới, đã không thể hòa nhập.
Ông trở lại với nghề cướp biển, cũng là lý do trước đó phải bỏ trốn ra hoang đảo.
Và năm 1721, Selkirk chết ở tuổi 45 vì bệnh sốt rét vàng da, một căn bệnh ông bị nhiễm khi về lại với… thế giới văn minh.
Thậm chí, bi thảm hơn, vị tu sĩ ẩn cư, nguyên mẫu của Thứ Sáu, thế giới hoàn toàn không rõ số phận của ông sau khi được thế giới văn minh “giải cứu”.
Để một người dân lưu lạc trong rừng, là một cái lỗi lớn của…xã hội.
Nhưng để những dân trở thành “người rừng” giữa thế giới văn minh, phải đối mặt với nỗi ấm ức không thể trả lời, thì có lẽ, không thể chỉ gọi là một cái lỗi được nữa.
Liệu có khi nào chúng ta sẽ đến gặp “người rừng” để xin chỉ lối vào hoang dã?..
----------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
Sau 40 năm sống trong rừng thẳm, Hồ Văn Loan, hay Lang- đã được những người văn minh “giải cứu”, để trở về với cuộc sống văn minh.
Khuôn mặt ngơ ngác con nai vàng, hoang dã đến không một nếp nhăn cùng với “bộ nhá đen một cách kinh điển” của “cậu bé 41 tuổi” chưa bao giờ phải lo toan, cũng chưa bao giờ biết đến cây bàn chải, ngay lập tức trở thành tâm điểm hiếu kỳ của dư luận từ Việt Nam, sang Trung Quốc, thậm chí cả Vương Quốc Anh…
Ồ!. Cha con anh sống trên một cây cổ thụ ở độ cao 6m, để tránh thú.
Sống bằng săn bắn, hái lượm.
Mặc áo vỏ cây.
Tự làm bác sĩ bằng những cây thuốc trong rừng.
Đối mặt với hiểm họa tự nhiên.Chạy trốn mỗi khi thấy người.
Một Robinson Crusoe thực thụ của thời hiện đại, thậm chí không thiếu cả một “Thứ Sáu”.
Dư luận có lý khi ca ngợi sức sống tuyệt với mà ngay cả Bear Grylls, chuyên gia sinh tồn hàng đầu thế giới của Discovery cũng phải cúi đầu bái phục.
Nhưng thưa người rừng!.
Rồi anh cũng sẽ phải chắp bái phục chúng tôi, vì những thử thách mà con người văn minh gặp phải hàng ngày, hàng giờ, còn khắc nghiệt gấp trăm ngàn lần.
Trong rừng, anh sẽ phải dựng lều cao 6m để để phòng thú hoang, mỗi khi tấn công sẽ gầm gừ báo trước.
Còn chúng tôi, không hề được báo trước, phải đối mặt với…đồng loại.
Thì đó, hôm nay, giả sử biết đọc, anh hiểu được nỗi kinh hoàng khi khắp nơi là tin về vụ xử kẻ chặt phăng tay đồng loại, chỉ vì một chiếc điện thoại.
Giữa rừng xanh núi đỏ, anh bỏ tất cả mọi thứ vào mồm khi đói mà không lo ngộ độc, không lo formon, không lo huỳnh quang, không lo melamine, hay Clostridium Botulinum - Những thứ không chỉ những “người rừng” mà cả người văn minh cũng chẳng thể trở thành “thông thái” được.
Còn chẳng hạn có bị đau bụng, anh sẽ nhận được sự công bằng bác ái từ thiên nhiên để chẳng bao giờ phải nhiễm bệnh của người khác, Thứ Sáu chẳng hạn.
Và tất nhiên, “người rừng” thì không thể tưởng tượng được việc phải trả tiền đều như vắt chanh ngay cả khi anh chỉ dùng duy nhất “động cơ chạy bằng cơm”…
|Thưa “người rừng” vừa được “giải cứu” và thưa những người văn minh vừa giải cứu “người rừng”, chúng tôi, những người mang danh “giải cứu” anh cũng đang cần được giải cứu.
Trong ngày đầu tiên, thật ngộ, người rừng được người ta “cho tiền”!!!.
Được gí cho một chiếc máy điện thoại, để chụp ảnh chẳng hạn.
Nhưng đêm văn minh đầu tiên “người rừng” đã mất ngủ.
Anh không hiểu tại sao có lá rừng mà người văn minh vẫn cần tiền?.
Anh thắc mắc vì sao chỉ vì một “cục gạch” mà người văn minh có thể chém đứt tay nhau?.
Anh cảm thấy lạc lõng “như bị lạc vào rừng”, hay đơn giản là vì anh “nhớ rừng”, một cuộc sống không có quá nhiều phức tạp?!.
Cũng trong đêm đó, có một “người rừng” khác đang sống giữa lòng xã hội văn minh cũng mất ngủ.
Ông là Nguyễn Hữu Định, hộ cận nghèo ở Phương Tú, Ứng Hòa, cha ruột của Thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến.
Không mất ngủ không được, bởi trong khi con người ta “ba điểm 9” cũng khóc ròng vì trượt ĐH, thì đứa con Thủ khoa của ông Định lại có nguy cơ không được nhập học.
Sau khi câu chuyện cậu bé thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến sẽ phải “đi lính” thay vì được nhập học, báo chí phát hiện ra rằng trong suốt 10 năm qua, người cha Nguyễn Hữu Định đã sống như “người rừng” bên một vỉa hè nào đó giữa thủ đô.
Cần câu cơm là một chiếc bơm xe, dăm chiếc cờ lê, mỏ lết cũ kỹ, hoen rỉ.
Và nơi trú thân, thật kinh khủng, là một ống cống bỏ hoang.
Tất cả những sự hoang dã đó là để hàng tháng khỏi phải trả tiền điện, tiền nhà, tiền nước, tiền xăng dầu, tiền…
Tất cả những khó nhọc đó chỉ là để dành tiền nuôi những đứa con với một giấc mơ Đại học.
Và 2 tuần qua, người cha mất ngủ, không phải vì muỗi, 10 năm qua ông ngủ không màn đã quen, không phải vì không quạt, không chăn, trong những ngày thủ đô vừa nắng 34 - 35 độ, vừa lụt lội khắp nơi.
Cũng không phải vì lo lắng cho tấm lưng thêm còng khi những đứa con nhập học.
Người cha mất ngủ vì chưa kịp mừng cho đứa con Thủ khoa đã phải buồn vì giấc mơ dang dở.
Điều gì sẽ xảy ra ngày mai?..
Cậu bé Thủ khoa con một “người rừng” sẽ nhập ngũ, thay vì giấc mơ đại học.
Còn “người rừng” ai sẽ “giải cứu” cho ông, hay có khi sẽ lại xảy ra câu chuyện “trách nhiệm lên tiếng không đúng chỗ”, rằng: “Ông đã vi phạm Nghị định 36/CP. Xin mời ông biến!”.
Biến về đâu? Về rừng.
Trong tác phẩm kinh điển của Daniel Defoe, Robinson Crusoe đã sống một cuộc sống thanh thản và hạnh phúc sau khi trở về từ hoang đảo.
Nhưng trong thực tế, nguyên mẫu của Robinson Crusoe, Alexander Selkirk, người đã từng sống 4 năm 4 tháng trên hoang đảo Mas-a-Tierra, từng được mô tả “mặc áo da dê, hoang dã hơn cả dê hoang”, sau khi được giải cứu để trở về “thế giới văn minh”, sau khi nổi tiếng khắp thế giới, đã không thể hòa nhập.
Ông trở lại với nghề cướp biển, cũng là lý do trước đó phải bỏ trốn ra hoang đảo.
Và năm 1721, Selkirk chết ở tuổi 45 vì bệnh sốt rét vàng da, một căn bệnh ông bị nhiễm khi về lại với… thế giới văn minh.
Thậm chí, bi thảm hơn, vị tu sĩ ẩn cư, nguyên mẫu của Thứ Sáu, thế giới hoàn toàn không rõ số phận của ông sau khi được thế giới văn minh “giải cứu”.
Để một người dân lưu lạc trong rừng, là một cái lỗi lớn của…xã hội.
Nhưng để những dân trở thành “người rừng” giữa thế giới văn minh, phải đối mặt với nỗi ấm ức không thể trả lời, thì có lẽ, không thể chỉ gọi là một cái lỗi được nữa.
Liệu có khi nào chúng ta sẽ đến gặp “người rừng” để xin chỉ lối vào hoang dã?..
----------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
GỬI BÀI VIẾT CŨ, NHÂN NGÀY CON LỚN THÊM 1 TUỔI
Nhớ bạn ấy quá, cứ có cơ hội là ngồi xe đò trốn ra thăm bạn ấy - đỏ hỏn như con chuột con và oe oe khóc, có lẽ vì xa bố.
Đến mức, mình bật máy ghi âm thu tiếng bạn ấy khóc và đêm đêm xa nhà, bật lên nghe cho đỡ nhớ, khiến anh em giao liên trong phòng cũng sốt ruột (đến mức bác Phạm Văn Miên vào kiểm tra, công tác, cũng thấy sốt ruột quá, nên cho ra cùng ôtô, tranh thủ thăm con luôn).
Năm 2008, mình đi Trường Sa, bạn ấy mới học lớp 2 và cùng mẹ đứng ngoài cổng, vẫy tay chào ba lên xe cơ quan ra sân bay. Nỗi nhớ và thương bạn ấy, cứ đằng đẵng dọc hải trình, để mình viết được vài dòng thôi, gửi cho bạn ấy, từ trong đất liền, cứ mỗi ngày lại bi bô gọi điện hỏi: "Ba đi đến đâu rồi?. Ba mệt không?. Nhanh về với con!"...
Bây giờ bạn ấy đã lớn, nhưng những lời bi bô của bạn ấy, mãi khắc ghi trong tâm khảm mình bởi bạn ấy thường gọi điện mỗi tối, khi mình đi công tác xa: "Ba uống ít thôi và đi đường cẩn thận, ba nhé!"...
Chúc mừng sinh nhật con gái yêu (11/8/2001-11/8/2013) và chẳng có gì, ngoài bài viết dành cho con, đăng lại để con mãi nhớ...
-------------------------------------
VIẾT CHO CON GÁI YÊU, TỪ TRƯỜNG SA
Gửi Mai Trần Tường Linh!..
Con gái yêu của Ba!
Ba đang ở đảo Cô Lin - nơi gọi là đảo chìm, nằm trên rặng san hô xa tít, thăm thẳm và xung quanh mây trời.
Nơi đây đúng 20 năm trước, gần 70 chú – bác bộ đội Hải quân đã hy sinh.
Gọi là hy sinh theo đúng câu chữ trong văn phạm và những giấy tờ hay trong các buổi lễ nghĩa.
Chứ nói đúng ra, các chú, các bác ấy bị lính Trung Quốc giết chết bằng đạn tiểu liên AK bắn gần, bởi lưỡi lê sắc nhọn, bởi báng súng nặng trịch và đại đa số đều chìm xuống biển, chết mất xác.
Các chú, các bác ấy nằm xuống cũng chỉ vì cái dải san hô xanh thẳm, xa hút ấy.
Nhìn trên bản đồ trong google và dù có phóng to đến cỡ nào thì con cũng khó mường tượng ra cái khoảng biển xanh đó. Chắc con sẽ hỏi: “Chỗ đó là cái gì?”.
"Chỗ đó" là đất đai của Tổ quốc mình, con ạ!.
Lát nữa (bây giờ là 11 giờ 30 phút), đúng 14 giờ, Ba và mọi người trong Đoàn công tác sẽ làm lễ thả hoa, tưởng niệm những người đã nằm xuống cách đây 20 năm trước.
Mọi người trong phòng ở của Ba trên tàu HQ 996 nói: Sẽ thả xuống biển, nơi những người đã nằm xuống đấy đủ cả bia, rượu, thuôc lá, ớt xanh, kẹo cao su… vì “trần sao, âm vậy”.
Ba cũng làm như vậy với mọi người và Ba cũng muốn thả xuống đấy cả tâm tình, tấm lòng của Ba mẹ, của con và em, của ông bà, cùng bao nhiêu người khác nữa ở đất liền, để những người trai trẻ đã nằm xuống đấy không uổng phí, không chạnh lòng.
Con chưa hiểu thế nào là Tổ quốc.
Con còn chưa học đến những bài văn, thơ trong sách Tiếng Việt nên chưa hiểu.
Thế nhưng, có bao nhiêu người quyền cao chức trọng, giàu có, cũng chẳng hiểu được khái niệm Tổ quốc.
Mù mờ và hồn nhiên, nhiều người còn ví: Tổ quốc chỉ đơn giản là những đêm hát Karaoke, đám con trai – con gái ôm nhau gào lên bài hát cách mạng hoành tráng trong hơi bia rượu, thuốc lá ngoại sặc sụa…
Buồn cười thế đấy nhưng đó lại là sự thật.
Ba chợt nhận ra vậy bởi những ngày sống ở đất liền, Ba cứ cắm đầu vào nỗi lo cơm áo gạo tiền, nỗi lo làm tròn trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ.
Việc viết lách luôn nhìn thấy mặt trái của cuộc sống và cũng luôn thất vọng, cay nghiệt.
Hở ra một chút là thở dốc, là ngủ vùi để sang hôm sau lại sấp ngửa đi làm, lo toan bề bộn.
Nhiều lúc, Ba cứ nghĩ mình là cái máy, chỉ biết làm việc, làm việc và làm việc.
Thế nhưng đến hôm nay, khi đã lênh đênh cả tuần trên biển.
Mở mắt là thấy biển, quay sang 4 phía đều thấy biển.
Đi ngủ ban đêm, tỉnh giấc tưởng có con đạp chân vào mặt ba cũng thấy biển.
Biển ngoài này xanh biếc hoà với trong vắt mây trời, mặn mòi mùi gió, Ba mới thấm thía thế nào là Tổ quốc.
Con à!. Tổ quốc đơn giản chỉ là bình minh đỏ rực trên đảo Song Tử, nơi có cây đèn biển nhẫn nại cả đêm chớp mắt sáng cho những con tàu tỏ đường thông lối;
Tổ quốc là màu xanh của biển cả dưới mạn tàu, nơi có những con cá chuồn thấy động, bay vút lên đầu ngọn sóng như thể mơ ước bay cao, bay xa cùng cánh hải âu bàng bạc;
Tổ quốc là hòn đảo nhỏ, nơi có các chú bộ đội ở cùng quê mình, cùng giọng nói nhà mình, có vợ và em bé cũng ở gần nhà mình;
Tổ quốc là nơi có màu xanh của câu phong ba, cây bàng vuông, cây tra biển trổ hoa trắng tinh, toả màu hương ngan ngát…
Xa hơn nữa, ba thấy Tổ quốc của mình ở góc phố Hà Nội, nơi đấy Ba thường ngồi đánh vật với câu chữ đến đêm khuya, nơi có 2 mặt trời nhỏ là con và em Khoai say nồng trong giấc ngủ thiên thân...
Tổ quốc gần gũi và thân thương, như thể những người gần nhất, cạnh bên nhất và bình dị nhất và không thể thiếu được, ở ngay bên mình, trong nhà mình con ạ!..
Ở đảo chìm Cô Lin này, qua mắt thường và qua độ zoom của ống kính máy ảnh Nhật (một cường quốc đã từng thua trận trên đất nước mình), Ba nhìn thấy chiếc tàu hiện đại của Trung Quốc đang ngang nhiên án ngữ trên biển.
Chiếc tàu ấy lớn quá, hiện đại quá. Nhưng dù có lớn và hiện đại thế nào thì nó cũng giống như chiếc tàu buôn gắn đại bác của Tây Dương đã từng lừng lững tiến vào Sài Gòn, khiến bao nhiêu người Việt mình khiếp đảm về cái gọi là “văn minh phương Tây” khi ấy.
Ban đầu là sợ, nhưng rút cục, những người Việt vẫn đánh chìm những thứ của “văn minh phương Tây” kềnh càng ấy.
Ông cha mình là vậy, Tổ quốc mình là vậy và những người Việt chân chính của chúng ta là vậy.
Hôm nay chúng ta có thể choáng ngợp, có thể ngập ngừng vì cái gọi là “định hướng”, đã ngăn cản ý nghĩ, việc làm của người ta.
Nhưng rút cục, cái cũ cũng sẽ bị đào thải để nhường chỗ cho cái mới…
Cái mới ấy, đơn giản là Ba muốn kể cho con gái yêu và rất mực thông minh của Ba.
Không lâu nữa, con sẽ cùng bạn bè chế tạo ra những con tàu hiện đại hơn, hoành tráng hơn để đánh đuổi những con tàu đang chắn trước mặt Ba và đồng độ của Ba hôm nay.
Con và bạn bè sẽ khẳng định được vị thế Tổ quốc, để không phải quỵ luỵ, nhường nhịn và nuốt nước mắt khi những người con lính bị bắn chết, bị đâm chết bằng lưỡi lê, bị ngắt quãng tuổi thanh xuân 19-20 bằng dao găm oan nghiệt…
Máu nào chẳng đỏ, nước mắt nào chẳng trong.
Ba hiểu điều ấy bởi ba đã gặp những người mẹ ở Quảng Bình - những người đẻ ra các chú, các bác đã nằm xuống ở ngay trên vùng biển Ba đang neo tàu.
Người mẹ nào chẳng xót xa, chẳng vật vã và không thể sống yên hàn khi đứa con mình rứt ruột đẻ ra lại hy sinh, khi vẫn còn qúa trẻ.
Càng không thể sống nổi khi những giọt máu đó chết vùi trong lòng biển vì đạn quân dụng, vì lưỡi lê, vì dao găm của những kẻ đang nhơn nhơn tươi cười trên màn hình tivi mỗi ngày, mỗi đêm…
Thế mới biết nỗi đau câm lặng, nén lại là đáng kính phục con ạ.
Như Ba - Đã từng câm lặng trước ngôi nhà dột nát, hoang tàn của bà mẹ Quảng Bình có người con độc nhất hy sinh trên vùng biển Trường Sa này.
Những lúc ấy, Ba chỉ nghĩ: Con phải học tốt hơn, giỏi hơn để Ba mẹ không tủi hổ, để những người con đất Việt không xấu hổ ngậm đắng nuốt cay và con sẽ giỏi để làm tiếp những gì mà ba và bè bạn của Ba đã, đang và sẽ làm cho đất nước này; cho Tổ quốc này và cho vùng biển đảo thân thương nơi xa tít, thăm thẳm này.
Con gái yêu của Ba nhé!..
Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma
12 giờ 2 phút ngày 24/4/2008.
(Trước lúc làm lễ tưởng niệm 67 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh ngày 14-3-1988).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)