9 tháng 1, 2012

"HÀNG XÉN" NGÀY MAI, LÊN SÀNG MA SÁO - DỀN THÀNG

Mai Thanh Hải -  Viết và post mấy bài của mình và chị Thùy Linh, Sống chậm, anh Trần Đăng Tuấn, Phạm Ngọc Tiến... về những gì lũ lít nhít trẻ con vùng cao biên giới đang phải chịu đựng, giữa cái rét mùa đông, đói cơm trời lạnh. Điện thoại và email của mình cứ rung lên bần bật vì những cuộc gọi, tin nhắn, thư từ. Mọi người thúc giục: "Mỗi người ủng hộ 1 chút, cho chúng nó đỡ co ro vì lạnh, lả người vì đói nhé!". 

Ối Giời! Sao giống nhau đến thế. Vậy thì anh em Quỹ "Cơm có thịt" và những người bạn tiến hành ngay thôi.

Và bây giờ, mọi thứ hàng cho vùng cao đã hòm hòm. Vất vả nhất là từ trưa qua, nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV Trần Đăng Tuấn, Nhà văn/Đạo diễn Phạm Ngọc Tiến, Tổng Giám đốc Đoàn Minh Khôi và mấy anh em nữa phải đi lùng mua cho đủ 3.000 chiếc áo rét, hiện hàng đang chất chật cứng, cao ngất nghểu trên chiếc xe 30 chỗ, về Hà Nội tập kết - đóng gói để sáng mai lên vùng cao.

Đợt này, phải gấp gáp vì trên đó đang rét đậm. Sẽ chia thành các nhóm đi: Pa Cheo, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo, Lao Chải... mang áo ấm, tất, mũ, ủng cho bọn lít nhít Mầm non, Tiểu học. Phải đi sớm kẻo chúng chịu rét không nổi và cũng sắp nghỉ Tết, có thêm đồ mới, oách xờ lách!.

Mình được phân công đi xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát). Học sinh trong xã cụ thể như sau:

A. Mầm non: Tổng 306 (nữ 135, nam 171). Cụ thể:
- 3 tuổi: 85 (nữ 38, nam 47)
- 4 tuổi: 93 (nữ 41, nam 52)
- 5 tuổi: 128 (nữ 49, nam 79).

B. Tiểu học: Tổng 575 (nữ 258, nam 317). Cụ thể:

- 6 tuổi : 109 (nu 47, nam 62)
- 7 tuổi : 145 (nu 69, nam 76)
- 8 tuổi: 117 (nu 52, nam 65)
- 9 tuổi: 102 (nu 42, nam 60)
- 10 tuổi: 101 (nu 48, nam 54).

Hiện tại, số quyên góp chưa được nhiều, nhưng Ban Điều hành Chương trình đã ứng trước tiền, mua đủ cho 881 đứa lít nhít ở Sàng Ma Sáo, mỗi đứa 1 chiếc áo khoác chống lạnh (loại 2 lớp dày, có mũ trùm).

Số 440 đôi tất chân của bạn Nguyễn Bình Phương (Đại lý vé máy bay VNA), sẽ phân phát đủ cho 306 bé Mầm non tại Sàng Ma Sáo, còn lại chuyển sang các bé Mầm non Dền Thàng.

Tương tự như vậy, tại xã Dền Thàng (Đọc "Đã bật khóc, ngay tại Dền Thàng"), 260 lít nhít Mầm non trong toàn xã cũng được tặng mỗi đứa 1 áo khoác chống lạnh, dày khự, có mũ trùm. Số này đã được sắm tất của cô Khanh (WHO tại Việt Nam) và ủng của TS. Lê Việt Đức (Thụy Sĩ), ngay tại chỗ (cô Khanh và TS Đức gửi tiền nhờ cô giáo mua, ngay khi Đoàn chứng kiến cảnh các con bị rét), nên 140 đôi tất của bạn Phương sẽ chuyển thêm cho các cháu Mầm non ở các điểm trường cao (lạnh nhiều). Cũng tại Dền Thàng, Ban Điều hành ứng tiền - huy động mua cho các cháu học sinh Tiểu học, mỗi đứa 1 chiếc áo khoác 2 lớp, có mũ trùm. Số lượng này, mọi người chờ cập nhật cụ thể nhé, vì hôm qua lu bu đóng hàng ở AVG, mình bị lạc đâu đó cuốn sổ ghi chép (tiện đây cũng nhắn, ai cầm giúp, báo mình với).

Số 100 áo nỉ nam nữ các màu dành cho Tiểu học - Mẫu giáo của bạn Thảo (Đà Nẵng) và 50 chiếc quần zin của bạn Thùy (chủ cửa hàng Thời trang, số 12 - Lý Thái Tổ), đã được chia đều cho các điểm trường trong mấy xã có Đoàn đến tặng áo, mỗi nơi vai chiếc, tùy theo số lượng lít nhít.

Sáng mai, chúng mình sẽ xuất phát từ Hà Nội lên Bát Xát lúc 19h30, ở đầu Đại lộ Thăng Long (trước cổng TTHNQG). Đoàn sẽ có sự tham gia của 20 Cán bộ - giảng viên - sinh viên Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội. Các thầy cô - sinh viên của Trường cũng đã quyên góp - ủng hộ 40 triệu để mua áo rét cho học sinh Sàng Ma Sáo (thông tin này mới được cập nhật vì bạn Khanh), cùng 1 số quà trực tiếp cho các cháu Mầm non - Tiểu học. Số lượng người này cũng là những tình nguyện viên bốc dỡ hàng, phân loại sắp xếp và mang lên, xỏ tận tay, trao tận mặt gần 1.000 lít nhít Sàng Ma Sáo.

Biết là dạo này mình đi nhiều, gia đình cũng rất lo lắng - phàn nàn. Biết là sắp đến Tếp và năm nay lại "ăn chực" ông bà. Biết là công việc dạo này bê trễ, cũng khiến lãnh đạo cơ quan không vừa lòng. Biết là tiêu tốn nhiều thứ của cá nhân, gia đình... Thế nhưng, cứ đau đáu trước bọn trẻ lít nhít bằng tuổi con mình, nhưng ăn không no, mặc không ấm như... mình ngày xưa; Cứ khắc khoải với lời hứa trước chúng hôm nào: "Các chú - bác sẽ lên lại" và cái vẫy tay rụt rè của chúng, sau tấm phên rách...

Sắp Tết rồi. Thôi! Cố gắng ngược chuyến "hàng xén" cuối, để chúng nó có mang áo, đôi tất, đôi ủng diện Tết, ra Giêng đi học. Trẻ con, đứa nào chẳng thích - khi Tết có quà!...

Xin được cập nhật đến 23 giờ 00, ngày 09/01/2012, ủng hộ mua áo rét, ủng, mũ, tất... chống rét cho trẻ con  xã Sàng Ma Sáo và xã Dền Thàng (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)

TIỀN:

1/ Nguyễn Đức Sơn (TK 15, xẹc 55 Nguyễn Cảnh Chân, P Cầu Kho, Quận 1): 1,000,000.00
2/ Nguyễn Phúc Ấn (Giảng viên Khoa Xây dựng và Điện, ĐH Mở, TP. Hồ Chí Minh): 500,000.00
3/ Vợ chồng Lý Quốc Thanh (Cty Serenity) + Tran Ho Lien Phuong (Cty Ambient) : 500,000.00
4/ Blogger Hãy Dành Thời Gian: 500,000.00
5/ Đoàn Thị Ngọc Thư (SV năm thứ 4, ĐH KHXH&NV): 100,000.00
6/ Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc: 50,000.00.
7/ Cô giáo PTTP (ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh): 1,000,000.00
8/ Cháu Thành (SV năm 2, Đại học Y Hà Nội): 200,000.00
9/ anh Trần Khoa Thuấn (CH Liên Bang Đức): 4,793,000.00
10/ Chị Nguyễn Kim Thành (Kim Mã, Hà Nội): 200 USD
11/ Anh Trung (0985500009, Hà Nội): 3,000,000.00
12/ Anh Bùi Việt (Praha, CH Séc): 4,203,200.00 (quy đổi tại Ngân hàng số tiền 200 USD anh Việt gửi)
13/ Chị Vũ Mai Hương (Văn Cao, Hà Nội): 2,000,000.00
14/ Anh Kim Long Biên (Nam Định): 200 USD
----------------------------------------------------------------------------
Tổng số tiền: 17,846,200.00 và 400 USD


Lúc 16h20 (09/01/2012): Nhận thêm 700 USD do Nhóm Giỏ Thị và Lana quyên góp được, cho gánh hàng xén lên Sàng Ma Sáo. Số tiền này để mua áo, ủng, tất, khăn... cho các cháu Mầm non, Tiểu học của xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai).


Số tiền này mới đủ 1/3 gánh hàng. Mọi người ơi! Giúp các cháu đi!..




HÀNG:

1/ Em Thảo (Đà Nẵng): 100 chiếc áo nỉ trẻ em (các màu, độ tuổi). Đã nhận buổi chiều nay
2/ Em Nguyễn Bình Phương (Đại lý vé máy bay VNA) và bạn bè: 440 đôi tất trẻ em.
3/ Em Thùy (Chủ cửa hàng thời trang, 12 - Lý Thái Tổ): Một số quần bò cho bé trai (khoảng vài chục chiếc, lát sẽ đếm và kiểm lại sau)
4/ Bạn đọc Dien (làm tại 1 BQL giao thông): 1 túi quần áo trẻ em cũ (chưa phân loại)

CÁC COMMENT, TIN NHẮN CỦA MỌI NGƯỜI ĐỀ NGHỊ ỦNG HỘ

1- Chao chu Hai, chau rat xuc dong khi doc bai viet ve nhung em be ngheo o vung sau. That long muon lam duoc nhieu hon de giup cac be ngoai viec ung ho ve tai chinh nhung dieu kien chua co nhieu, chau muon dong gop chut tien va nho chu chuyen giup toi cac be. Chu cho chau xin so tk hoac dia chi de chau chuyen tien nhe. Chau ten Phuong, hien o Sg. So dt cua chau 091 334 8818. Cam on chu!.

(Phuong Nguyen: phuong8818@yahoo.com)

2 - Gửi chú Hải,
Cháu vừa đọc bài viết của chú về các em ở Dền Thàng. Cháu
cũng muốn đóng góp chút ít cho quỹ "cơm có thịt" để giúp
đỡ các em. Chú có thể cho cháu xin địa chỉ liên lạc để đóng
góp được không ạ? Cháu đang là sinh viên, ở Hà Nội. Cháu
không có đủ điều kiện đóng góp nhiều nhưng cháu hy vọng sẽ
có ích.
Cám ơn chú vì đã chú ý.
Cháu,
Thành.

(Thành Trương Mậu: phoenix.24492@gmail.com)

3 - Mến gởi anh Hải,
Xin tự giới thiệu với anh..em là Dung, một độc giả thường xuyên của blog anh dù chưa bao giờ viết comment. Em được biết bác Trần Đăng Tuấn cùng với em anh blogger nhà báo đang làm chương trình Cơm có thịt, vợ chồng em cũng muốn đóng góp chút ít phụ với anh em giúp các bé nhưng em không biết gởi tiền như thê nào cho anh. Tụi em ở thành phố Toronto, Canada. Thông thường em hay gởi tiền về VN qua công ty Hải Vân, họ sẽ chuyển đến nhà người nhận bên VN. Em chưa bao giờ chuyển qua bank account bên VN cho nên không biết cách. Anh biết cách nào thì chỉ em với.

Cám ơn anh nhiều.

(Dung Nguyen dnguyen6@hotmail.com)

4 - Kính gửi Anh Mai Thanh Hải
tôi đã còm trên Blog của anh mà không được. Sau đó còm trên trang Anh Ba Sàm và được biết địa chỉ này.
Một người bạn tôi trong cuộc nhậu hôm nay, sau khi nghe tôi kể chuyện " Cơm có thịt: trong Blog của anh muốn biết mấy điều sau đây:
1. Một Tấn thịt lợn trên đó giá bao nhiêu? ( anh ấy muốn ủng hộ 1 tấn)
2.Có thể chuyển lên trên đó trước tết được không?
3.Địa chỉ lên hệ và số tài khoản để chuyển tiền? (anh ấy muốn chuyển vào đầu tuần tới)
Mong anh sớm trả lời thư này và có xác nhận trong trang Blog của anh là đủ (vì tôi là người trung gian và cũng muốn có bằng chứng rõ ràng, mong anh thông cảm)
Lời nhắn của tôi trong trang Ba Sàm ở "tin thứ 7" với Nic Mongun
Mong sớm nhận được hồi âm
Mongun

5 - Chao a Hai,

Em la Ngoc, o SG. Em xem blog cua anh cung khoc luon! Em muon gop chut it vao de mua them ao am cho cac be! A cho em so DT va so TK de em chuyen tien vao vao nhe! Thanks Anh!

Cty cua em chuyen ve sx hang mua dong day! A cho em so DT de em lien lac! Bay gio thi sx se ko kip nua, chac la se chuan bi cho mua dong 2012 vay!

Mong Anh hoi am som!

(Truong Bao Ngoc baongoc.truong@oxylane.com)

6 - Chào anh Hải,
mình muốn gởi tiền ủng hộ cho việc mua áo ấm cho các em nhỏ miền cao của anh.  Mình ở mỹ, nên xin anh một cái tên + địa chỉ + số phone để gửi tiền.  Thường thì họ sẽ gọi anh qua số điện thoại cho sẵn, rồi hẹn giờ giao tiền.  Nên có lẽ phiền hà cho anh một chút.

Ngoài cách này ra thì mình chỉ có thể gửi tiền cho anh qua paypal thôi.  Nên nếu anh có paypal account thì tiện hơn.

Nếu anh không ngại phiền thì cám ơn anh nhiều lắm!  :)

T.N.
(TT DN hoaicam1@gmail.com)

7 - Chi vao blog cua em doc tin ve bon tre thuong qua,em cho chi so dt cua em de chi gui 2 trieu mua them ao ret cho chung no nhe,chi muon gui tan tay vi biet bon em lai chuan bi di nua,so dt cua chi 0906231968,em goi luc nao chi se mang toi dua em,chi o kim ma.

(Nguyen Kim Thanh meouchip@yahoo.com)

8 - Chào Hải,
a đã đưa a Khôi 4 triệu, nhờ em và a Khôi ghi tên nguoi ủng hộ như sau:

Trần Thị Thu Hằng, công tác tại Geneve, Thụy Sĩ: 2.000.0000
Trần Thị Nhật Lệ, công tác tại Geneve, Thụy Sĩ:    2.000.0000

Thế nhé, đừng ghi dòng nào tên anh cả, để cho phấn khởi.

Chúc em moi việc thuận lợi. Chào em nhé, có dịp sẽ gặp lại.

(lai tran mai laitranmai@gmail.com)

9 - Em lại vừa gửi thêm 3 triệu mua áo ấm cho lít nhít vào TK của bác Tuấn. Anh nhắn các bác cứ mua áo ấm trước, cấp thiết hơn anh ạ. Cơm thịt từ từ lại tính tiếp

(em Thắng, Cty Pentax Việt Nam)

10 - Anh xin lỗi vì đã nhắn tin vào giờ nghỉ của em. Anh rất xúc động trước tấm lòng của em với trẻ em vùng cao Lào CaiKhi nào em ra Hà Nội, anh muốn gặp em để tham gia đóng góp cho các cháu ở Dền Thàng nhé. Anh tên là Trung, ở Hà Nội.

(anh Trung 0985500009)

11 - Nghe bác Tuấn nói tuần sau lại có chuyến lên vùng cao. Em vừa chuyển khoản qua ATM vào TK của bác Tuấn số tiền 1 triệu để để mua thêm quần áo ấm cho lít nhít vùng cao. Bác nhắn cho bác Tuấn hộ em nhé!. Em không có số của bác Tuấn. Bác giữ gìn sức khỏe. Gửi lời chào thân ái và quyết thắng cho bác Lưu giùm em.
(em Thắng, Cty Pentax Việt Nam).

12 - Em muốn gửi ít tiền cho Cơm có thịt, gửi vào mô anh?

(em Hiệp, TP. Vinh, Nghệ An).




MỖI NGÀY TỚI TRƯỜNG, CON NẮN NÓT: HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

Những cuốn vở này, sẽ bên cạnh 2 con gái của mình và bao nhiều bé con khác, trong suốt những ngày đến trường. Mình tin rằng: Mỗi khi học bài, mở cuốn vở và nhìn bản đồ Tổ quốc có in rành mạch 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, cùng câu nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "Chủ quyền Quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm"... mình tin là các con sẽ ghi nhớ, tạc dạ tên 2 quần đảo và ý thức được chủ quyền Tổ quốc. Và mình cũng tin: Mỗi 1 việc làm, dù là rất nhỏ, nhưng mang tính chất giáo dục ý thức con trẻ về Tổ quốc - Đất nước, đều rất cần thiết. Bởi đơn giản, trẻ con sẽ là người phán xét chúng ta sau này và cũng quyết định tương lai của Tổ quốc - Đất nước - Chế độ ta...
Bìa 1
Vạch trần cả tham vọng đường lưỡi bò, cho trẻ con rõ

8 tháng 1, 2012

MẤY ÔNG TỔNG BIÊN TẬP CHƯA TỪNG LÀM BÁO, HÃY VỀ VỚI NGHỀ TUYÊN GIÁO, TRẢ LẠI GHẾ CHO CHÍNH CÁC NHÀ BÁO

Trương Duy Nhất - Hoàng Khương bị giam, còn các Nhà báo thì cũng đang tự… giam nhốt mình. Thử hỏi từ nay, sẽ còn mấy ai dám chọn phương cách dấn thân như Khương?.

Nền báo chí vốn đã bị cái vòng kim cô siết chặt sau vụ PMU 18, đến nay sẽ bị trói cột tay chân như thế nào?.

Khoan bàn đến tính đúng sai của “phương pháp” Hoàng Khương, sự nhiệt tình và tính ngoan cường nghề nghiệp liệu có thêm một lần nữa bị dội gáo nước lạnh?

Phạm Đức Hải không thể dõng dạc như Lê Hoàng khi xảy ra vụ PMU 18: “Nguyễn Văn Hải sẽ mãi là người của Tuổi Trẻ, dù có bị giam cầm và lãnh án!”.

Cũng như khó thấy lại hình ảnh trang blog của các Nhà báo ở Tòa soạn Tuổi Trẻ khi đó, đồng loạt treo ảnh đồng nghiệp cùng dòng slogan “Nguyễn Văn Hải, chúng tôi luôn ở bên bạn”.
Bao giờ có người đọc báo thế này?.

Sự kiện Nguyễn Văn Hải đã không lặp lại với Hoàng Khương. Bởi Phạm Đức Hải không phải là Lê Hoàng, bởi Tuổi Trẻ và cả nền báo chí đã tuột phanh trôi quá xa so với thời PMU 18.

Thật ra không chỉ ông Hải.

Thời khắc này, bất cứ ông Tổng nào cũng sẽ “tác nghiệp” không khác gì ông. Tôi tin thế.

Một thế hệ Tổng mới theo mô tuýp Phạm Đức Hải, đã hình thành khá phổ biến trong làng báo từ sau vụ PMU 18 và trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng Thông tin - truyền thông (TTTT) Lê Doãn Hợp.

Nhớ khi mới lên ngồi ghế Bộ trưởng, ông Hợp đã lỡ miệng, tiết lộ về một chiến dịch thay máu cho làng báo: “Tổng biên tập là người của Bộ TTTT sau này cắm ở từng tờ báo”.

Có thể nói Lê Doãn Hợp là đời Bộ trưởng có công lớn trong chiến dịch “tuyên giáo hóa” làng báo. Không riêng Tuổi Trẻ, hàng loạt cán bộ Tuyên giáo bỗng dưng thành Tổng Biên tập.

Điều đáng nói là chiến dịch đổi mới hàng Tổng này đã vi phạm chính Luật Báo chí, ngang nhiên đưa hàng loạt những người chưa từng làm báo, chưa có Thẻ Nhà báo về cầm trịch các tờ báo lớn.
và những người mua báo?.

Chính những “Nhà báo” bất đắc dĩ, những ông Tổng được bổ nhiệm sai Luật Báo chí này, ngay tức khắc bẻ hướng các tòa báo… lao dốc!

Chiến dịch “tuyên giáo” hàng Tổng của ông Hợp chỉ qua một nhiệm kỳ đã hoàn thành mục tiêu phá hỏng hàng loạt tờ báo tên tuổi, thương hiệu.

Ông Hợp hưu rồi, nhưng chiến dịch “tuyên giáo hóa” hàng Tổng vẫn chưa dừng.

Nhiều tòa báo vẫn đang nằm trong tầm ngắm.

Nhiều cán bộ Tuyên giáo đang ngồi chơi xơi nước, đã được vào danh sách nguồn để sẵn sàng một hôm đẹp trời nào đó, bỗng dưng nhảy vào làng báo thành… Tổng Biên tập!
... và những người lựa chọn báo?.

Sáng nào cũng vói tay lấy hai tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Lấy theo thói quen, chứ nhiều hôm lướt ngang liếc dọc vài phút rồi… vứt!

Báo chí đã tuột dốc quá xa.

Muốn xốc lại kéo lên, không có cách nào hơn: mời hết đội ngũ “Tổng” này về lại với nghề Tuyên giáo của họ, trả lại cái ghế cho chính các Nhà báo.
-------------------------------------
* Tít bài viết, do MTH đặt, không phải tít bài nguyên bản của tác giả.
* Hình ảnh trong bài viết chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

ĐẾN GIỜ VẪN CHẢ THAY ĐỔI ĐƯỢC PHẬN NGHÈO

Hàng lên Pa Cheo
Nhà văn Thùy Linh - Lại thêm một chuyến lên với các lớp học trên đỉnh núi. Những lớp học vời vợi xa xôi, cách trở.

Đôi lúc mình lẩm cẩm tự hỏi: Ở nơi rừng xanh núi đỏ vắng lặng, cách xa với thế giới văn minh như thế này thì dạy và học làm gì nhỉ? Liệu có thay đổi được những kiếp nghèo nơi đây không?.

Liệu con chữ gieo xuống có gặt được ấm no, hạnh phúc không? Vì chữ nghĩa ở nước ta đâu có thiếu, bằng cấp nhiều như lá thu rơi, đường lối cũng lắm mà sao vẫn chỉ là nước đang phát triển? Không lẽ cứ tà tà ở đường băng và không thể cất cánh bay vào bầu trời thế giới?.

Trẻ con ở thành phố học quần quật, sinh viên du học khắp nơi, quan chức bằng cấp lắm mà đất nước vẫn chỉ ở dạng tiềm năng thôi sao? Dạy học gì, trẻ học gì khi bốn bề là núi, rừng, khổ, đói?.

Bảo học để thoát nghèo. Ừ!. Chả sai. Nhưng bụng đói học sao nổi? Không học nghèo đói hoàn nghèo đói, người ta bảo thế. Không lẽ là lỗi của họ vì không chịu học?..
Đường xuống điểm trường Hán Nắng

Lớp mẫu giáo cắm bản ở Xéo Pa Cheo (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai) cách đường quốc lộ chừng 8km. Bản ở tít trên núi cao, chìm trong mây mù đặc như sữa. Con đường vào bản toàn đá lổn nhổn, trơn khủng khiếp vì mấy hôm đó trời mưa. Mà không mưa thì cũng “quá mù ra mưa”…

Trai Mông đi xe máy giỏi cực. Các tổ lái ở Hà Nội chả là gì với các anh Mông này. Trình chắc ngang ngửa với tay đua công thức 1 chứ không bỡn. Nếu có cuộc đua xe máy thì nên tuyển các trai Mông.

Lúc vào bản lên dốc, người mình chỉ chực rớt tuột khỏi xe. Còn lúc rời bản xuống núi, người mình đổ dồn về phía trước. Cả mấy chục cân thịt hơi của mình dồn hết sức nặng vào người lái. Vậy mà tay lái lụa vẫn mượt mà vãi.

Xe lao phăm phăm làm mình lắm lúc thon thót. Một bên là vực thẳm lèn chặt mây mù. Mình hơi hốt khi nghĩ đến cảnh chả may lốp xe không ăn đường là tổ lái của mình bay như chim xuống vực.

Cô giáo nhờ là các trai Mông nhịêt tình đưa đón khách bằng xe máy ngay. Thấy áy náy nên đưa chút tiền để đổ xăng còn nhất định không nhận.
Phòng ở kiêm chỗ nấu ăn, sinh hoạt của 2 cô giáo Mầm non Hán Nắng

Nói mãi mới rụt rè: “mình xin nhé” với vẻ mặt không có gì quị lụy, hân hoan. Rất thích cách xưng hô của người Mông, mình thế này, mình thế kia…Giản dị, gần gũi, bình đẳng và thân tình.

Vào tới lớp, có 24 đứa trẻ từ 3 đến 5 tuổi ngồi ngoan đợi khách. Cô giáo nhắc chào khách là chúng đứng lên khoanh tay, ríu ran như chim.

Những mái tóc rối chắc chưa một lần chải. Những chiếc áo phong phanh trong cái lạnh 4,5 độ.

Lần lượt từng đứa lên nhận áo ấm, mũ ấm rồi lại quay về chỗ ngồi với vẻ bình thản. Không tranh nhau, không tị nạnh, so bì với các bạn về cái áo, cái mũ của mình.

Khác với trẻ con dưới xuôi luôn mừng rỡ khi được nhận quà, trẻ con vùng cao không quá chú tâm và hân hoan vào món quà được nhận.

Dường như cuộc sống ẩn dật trên núi cao mây mù đã dạy chúng hướng cái nhìn vào trong từ khi lọt lòng mẹ. Kể cả khi chúng cười thì đôi mắt vẫn như có làn mây che phủ, dịu dàng và buồn đến nao lòng. Con trai cũng vậy. Con gái cũng thế.
Bếp nấu cơm cho lũ trẻ Mầm non Hán Nắng ban trưa

Nhưng khi đống đồ chơi được đổ lên bàn thì chúng kéo ghế lại, ngồi quây quanh và những gương mặt bừng lên. Đôi mắt sáng long lanh vì được khám phá những đồ vật mà từ lúc sinh ra chúng chưa từng được thấy. Nào gấu bông, thỏ bông, tàu bay, ô tô, các con vật, những búp bê…Chao ôi là thương.

Lúc này chúng quên hết, cả cô giáo, cả khách, cả những bộ quần áo mới, mũ mới, cũng chả thiết các món ăn mà “gánh hàng xén Pa Cheo” đã chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước…

Dường như có một thế giới đầy màu sắc, vô cùng sinh động, hấp dẫn đã mở ra trước những đôi mắt núi u sầu, thăm thẳm

 Liệu những đồ chơi ấy có mở ra được thế giới cổ tích cho các bé không? Liệu thế giới ảo đó có giúp các bé tưởng tượng về một thế giới thực mà đáng lẽ các bé có quyền được hưởng không?..
Thưởng thức bánh mì chấm sữa

Đứng lớp trông coi hơn 20 đứa trẻ chỉ có một mình cô giáo Thực, sinh năm 1986. Thực đang mang thai đứa con đầu lòng. Chồng ở xa.

Hàng ngày cô làm mẹ của 24 đứa trẻ này. Đến giờ trưa lại lụi cụi nấu cơm cho các con ăn.

Trong lúc cô giáo nấu cơm, tụi trẻ tự trông nhau. Ngoan như đám gà con úp trong bu, chả cần cô giáo phải la mắng, quát nạt.

Bữa cơm trưa có thịt do quĩ “cơm có thịt” hỗ trợ. Rau thì bà con rong bản cho. Cũng tạm ấm lòng cho đám trẻ. Tạm để chúng lớn lên.

Hy vọng sẽ bớt bị suy dinh dưỡng nếu chương trình “cơm có thịt” được nối dài, nối dài mãi...

Rời Pa Cheo là Sàng Ma Sáo, cũng lẩn khuất trong núi cao. Cũng là trường “của em be bé, nằm lặng giữa rừng cây”. Vẫn là những cô nuôi dạy trẻ còn rất trẻ, má đỏ hây hây, hay cười…
Áo mới, thích quá

Nghe được vào một điểm trường trong bản, mình nhảy phắt lên xe của cô Huyền vừa xinh vừa dễ thương. Là đàn bà nhưng vẫn thích gái đẹp. Khổ thế!..

Huyền bảo chỉ hơn cây thôi. Hóa ra 6, 7 cây đường xóc ổ gà, toàn đá lót mấp mô, trơn tuồn tuột. Đến chân núi, vứt xe ở vệ đường và bắt đầu leo dốc hơn 1km nữa mới tới dãy nhà xây chơ vơ giữa trời đất, ngạo nghễ giữa đỉnh núi.

Lớp mẫu giáo chỉ là gian nhà gỗ kế bên. Hiện mẫu giáo đang mượn tạm lớp của tTểu học do học sinh quá vắng nên tạm đóng cửa. Lớp có 13 trẻ ngồi quây quanh cô giáo trẻ măng, xinh xắn.

Thuyết sinh năm 1990. Cô dạy và ở luôn trên dãy nhà đó trên đỉnh núi cùng hai cô giáo tiểu học. Mình chợt trộm nghĩ, thân gái hơ hớ như thế này mà ở một mình dưới xuôi thì không biết có chuyện gì xảy ra? Nhìn con bé thương thắt ruột. Mới 21 tuổi, không con bé là gì…

Vậy mà lên đây theo nghề dạy học. Hàng ngày cô trò luẩn quẩn bên nhau trong gian phòng nhỏ xíu, đầu chạm mây, chân cách xa mực nước biển dễ hơn 1000 mét…
Phụ huynh và các anh chị Tiểu học cũng vui cùng

Khi lên xe rời Sàng Ma Sáo, qua Y Tý, những tưởng sẽ thẳng một mạch về Hà Nội. Nhưng nghe anh trai Khôi rủ rê lại vượt núi sang Mường Khương.

Ngôi trường mấy anh em tới ở sâu trong núi có cái tên rất khó nhớ: Tả Gia Khâu.

Đường trơn xe ô tô không thể vào đến nơi nên các cô giáo đi xe máy ra đón. Các cô cũng toàn là tay lái lụa. Chả kém các trai Mông là mấy.

Lên đây có lẽ các cô giáo ít khi được đi giày cao gót làm duyên. Cô nào cũng đi đôi ủng to tướng để tiện lội bùn và đỡ trơn.

Mình vẫn không lí giải được lí do nào đã giữ chân các cô ở lại nơi thâm cao cùng cốc này để bám lớp, bám học trò như vậy?.

Mưu sinh ư?. Không thuyết phục lắm vì về quê hay dưới xuôi kiếm việc để đủ sống như các cô chắc không khó?.
Trường của cháu đây là trường Mầm non

Yêu nghề ư? Yêu mấy cũng khó mà vượt qua được sự cô đơn. Nhiều người đã bỏ về khi cầm quyết định phân công tới đây.

Có thể là tấm lòng chăng?…Họ yêu học trò, thương học trò, thương những số phận lầm lụi sống lẩn khuất trong mây, xa cách với cuộc sống của mọi người.

Những bàn chân thiếu nữ vượt núi, trèo đèo, tạm biệt người thân, xa rời phố thị, chấp nhận thiếu thốn đủ bề để bình tâm ở lại cùng đám trẻ. Những cô gái mới ngoài 20 tự bảo ban nhau làm nghề và hơn hết là làm người, ở nơi người ta chỉ đến để thấy vẻ đẹp của non cao và lại ra đi…

Thương những thân cò nơi đỉnh núi trẻ, đẹp, xinh xắn nhưng thật nhiều cô đơn, vất vả, thiếu thốn. Những thân cò lấy bơ vơ làm cuộc sống. Lấy tiếng người làm khao khát. Lấy gương mặt khách làm hạnh phúc. Không có thú vui gì ngoài giờ lên lớp ngoài cái ti vi cũ kĩ.

Khách đến mừng lắm. Đôi mắt như muốn cười bù cho nhiều tháng vắng vẻ.
Bé áo xanh dạy lại chữ cho 2 bạn

Cô giáo nào có con thì đành gửi về nhà cho ông bà. Họ đùa bảo: “Chúng em đẻ con cho ông bà ấy mà”. Xa chồng, xa con, xa quê, mọi sức lực và tâm trí dành hết cho đám học trò lít nhít. Đôi lúc còn phải đến tận nhà năn nỉ cha mẹ cho chúng đi học.

“Xin” được mấy đứa đến lớp, cô trò dắt díu nhau đi. Vượt dốc trơn, có bé ngã lăn mấy vòng rớt xuống dốc. Tay cô chỉ dắt được hai đứa bé nhất nên đành đứng nhìn theo, lo thắt ruột.

Bé ngã lại đứng dậy, mười ngón chân bám mặt dốc leo lên lại…Cứ thế, đi khắp bản “xin” hết đứa này đến đứa khác để lớp học ấm lên bởi tiếng trẻ bi bô học hát, đọc thơ, tập dạy học cho nhau

Cô cần trò và trò cũng cần hơi ấm từ cô. Cò lớn, còn bé lặn lội cùng nhau mò con chữ trên đỉnh núi.

Mặc cho thiếu thốn từ giọt nước dùng hàng ngày.

Mặc cho manh áo chẳng đủ che giá lạnh.
Nhà của cô giáo

Mặc cho đôi chân trần tím tái vì sương tuyết.

Những đứa trẻ lớn lên ở đây, sống ở đây, học ở đây chưa từng một lần đặt chân lên mảnh đất nào khác ngoài bản làng của chúng.

Những bàn chân đất bám chặt vào núi ngày ngày tự đến trường, dù mới chỉ 3, 4 tuổi đầu.

Bàn chân nhỏ không giày, không tất dù nhiệt độ bên ngoài 2,3 độ C, bám chặt lên mặt đất nhão nhoét, trơn trượt vượt 2, 3 km đến trường mẫu giáo.

Bị ngã lại đứng lên đi tiếp, chả có ai nâng đỡ, suýt xoa, lau chùi, an ủi…Như đám chuột nhắt cắn đuôi nhau dò dẫm đến lớp học.

Lớp học phần lớn chỉ là những gian nhà gỗ, phên nứa hở hoác, che tạm bằng các bao dứa đỡ gió lùa.

Mà gió núi thì ai từng lên miền núi biết rồi đấy. Tựa như những lưỡi dao lam kết vào nhau và quất thẳng vào mặt, vào người đau rát. Có áo ấm, chân ấm thì còn chịu đựng được.
Chân miền núi

Còn những đứa trẻ chân đất này thì cam phận dưới cái lạnh cắt da. Chả thể thay đổi được gió. Chả thể thay đổi được mùa đông. Đến giờ vẫn chả thay đổi được phận nghèo. Không lẽ mãi cam chịu?.

Chợt nhớ slogan “nâng niu bàn chân Việt” nói ầm ầm trên ti vi lâu nay…Vậy ai sẽ nâng niu bàn chân trần cho các bé, sống trên các đỉnh núi ngàn năm mây trắng này?..
---------------------------------
* Hình ảnh ghi lại tại một số điểm trường Mầm non của xã Pa Cheo (Bát Xát, Lào Cai)

TẢN MẠN CƠM THỊT ĐẦU NĂM

Lần đầu tiên biết bánh mỳ và sữa, nhưng vẫn không quên mời các cô chú cùng ăn
Phạm Ngọc Tiến - Đầu năm nhưng mắc mấy món nợ viết lách chẳng có thời gian thảnh thơi nên cứ phải tắt máy điện thoại để tập trung cho công việc. Nhưng mà nhớ.

Từ lâu cái máy kè kè bên mình như một người bạn không thể thiếu giờ triệt nó đi cứ trống trống vắng vắng thế nào ấy. Thành thử thi thoảng giải lao lại bật máy một lúc xem có ai gọi hoặc nhắn nhe gì cho mình không.

Buổi chiều vừa bật máy lên thì giật mình vì hồi chuông đổ giật. Sống Thật Chậm gọi. Cô chủ gánh hàng xén vừa đi Pa Cheo về đã gọi có việc gì thế này.

Hóa ra là lời mời buổi tối đến gặp gỡ cuối năm với mấy người bạn ở Sài Gòn cùng tham gia đi miền núi về. Sấp ngửa vơ mấy cuốn sách làm quà tặng rồi lặng lẽ đóng máy vi tính chuồn khỏi cơ quan.

Nhưng lại rung bần bật một bên túi. Đạo diễn trẻ Nguyễn Thế Anh gọi. Lạ nhỉ, tay này bỏ nghề rồi cơ mà. Mấy năm trước tương lai đạo diễn đang mở thênh thang thì xin thôi ra khỏi truyền hình. Nghe nói cu cậu chuyển về làm ở ngân hàng ACB thì phải. Chắc là ngứa nghề đạo diễn muốn xin kịch bản làm phim đây mà.
Đoàn xe "cơm thịt" chở đồ cho bọn trẻ

Nhưng không phải: "Chú Tiến ơi cháu Tròn ( là vì có cái mặt béo tròn) đây!. Nhóm thanh niên bên cơ quan cháu muốn đi miền núi một chuyến, chú cho cháu xin vài địa chỉ để chúng cháu tặng quà, tiện thể chú tư vấn cho cháu mua gì cho trẻ miền núi!". "Có khoảng bao nhiêu tiền?". "Chừng dăm chục triệu chú ạ!".

Tư vấn xong chợt ngẩn ngơ nghĩ. Cả hai cuộc điện thoại đều liên quan đến những đứa trẻ miền núi đang cần sự giúp đỡ.

Rồi lại nhớ đêm trước ngồi uống rượu với ông Trần Đăng Tuấn tại nhà ông ấy. Ngồi lâu lắm và suốt bữa là những cuộc điện thoại liên tục hỏi han thông báo trao đổi của những người đang tham gia chuyến đi của chương trình đến mấy trường Mầm Non ở Bát Xát, Lào Cai gọi về.

Người nọ chuyền người kia thành thử bữa rượu thành những cuộc điện thoại bất tận.

Cơm thịt - Ừ nhỉ!. Khái niệm này giờ đã thân quen chen vào đời sống của mình từ bao giờ rồi. Vậy là khởi động lại máy tính viết nhanh mấy dòng về nó. Cơm thịt đầu năm. Khekhe….
Không bao giờ quên đêm lở núi, phải ngủ trên xe, giữa rừng Sàng Ma Sáo

Cái đêm hôm đó mình vẫn nhớ như in, hơn ba tháng trước. Khuya khoắt vắng lặng, ông Trần Đăng Tuấn gọi điện bảo mở hộp thư xem bài viết ông ấy vừa viết nhân chuyến đi Suối Giàng về. Đọc chợt lặng đi.

Xúc cảm quá. Từng con chữ cứ mờ nhòe, cứ chập chờn rồi hiện lên một khung cảnh Suối Giàng chất chứa bao điều cần nói, cần làm.

Đọc lại. Vẫn là những cảm xúc quánh đặc trong những con chữ.

Bèn viết thư trả lời đại loại khen một câu, cảm ơn một câu, đồng ý với phương án giúp đám trẻ miếng thịt của ông Tuấn đề ra trong bài viết. Không ngủ được cứ ngồi vân vi nghĩ rồi manh nha trong mình cái ý định phải lập ngay cho ông Tuấn cái blog để post bài này lên.

Lúc đó chỉ thôi thúc trong cảm giác muốn chia sẻ bài viết với những người khác. Sáng hôm sau, đọc lại một lần nữa vẫn cay sè mắt, vẫn vẹn nguyên cảm giác trong đêm.
Danh sách học sinh được ăn cơm có thịt của các nhà hảo tâm

Gửi bài viết của ông Tuấn cho một cháu gái đọc và nhờ lập hộ blog và nhận ngay được khích lệ từ cô bé: "Hay quá chú Tiến ơi!. Cháu khóc sưng cả mắt!". Trong chiều ấy blog Trần Đăng Tuấn trình làng.

Và rất nhanh ngay lập tức được các blog bạn tiếp nhận chia sẻ. Lượng người truy cập và comment nhanh vùn vụt.

Đa số tán đồng phương án cơm thịt theo như cách tính của ông Tuấn.

Và chỉ vài ngày sau đó một tài khoản được ông Tuấn mở ra với câu nói mào đầu đúng với tính cách của ông, đại ý ông Tuấn khẳng định chịu trách nhiệm cá nhân trước những đồng tiền này, đảm bảo nó sẽ đến được nguyên vẹn tới tận tay các cháu.

Hơn ba tháng trời từ ngày ông Tuấn có blog cơm thịt, có tài khoản nếu tính xêm xêm cả phần đóng góp của Quỹ Thiện Tâm thì cơm có thịt đã nhận được trên một tỷ rưỡi đồng.
Háo hức chờ đến bữa được ăn cơm
Con số ấy chưa phải lớn nhưng bao nhiêu miếng thịt đã đến được với những đứa trẻ nghèo khó.

Bao nhiêu đứa đã được hưởng hơi lửa ấm áp từ những chiếc bếp chung thay vì phải riêng rẽ cực nhọc cơm đùm cơm nắm.

Đấy là chưa kể hàng ngàn chiếc áo rét, những dụng cụ tiện ích trị giá hàng trăm triệu đồng đã được bạn đọc chương trình hưởng ứng góp thêm bên ngoài mang đến cho các cháu miền núi.

Từ ngày đó, chương trình đã có những chuyến đi khảo sát và tài trợ đến những vùng sâu vùng xa, những tên đất tên vùng giờ trở nên thân quen.

Mù Cang Chải, Yên Bái, Bát Xát Lào Cai, Mường Nhé, Điện Biên…nhiều lắm. Không tính được, không kể hết những tấm lòng thơm thảo đã ghé vai gánh vác công việc làm sao đưa được miếng thịt, manh áo…đến đúng được điểm trường cần thiết.
Cơm không chỉ có thịt, mà còn có cả trứng

Mà cái này thì mình nghĩ trong tình cảnh hiện tại điểm trường nào cũng rất cần sự trợ giúp.

Chỉ là vài tháng trời, chương trình “Cơm có thịt” non trẻ đã gắn kết bao nhịp đập con tim cùng hướng đến cái đích chia sẻ tấm lòng cho các cháu miền cao có thêm được dù chỉ là miếng thịt bé nhỏ hay tấm áo bớt đi chút lạnh lẽo mùa đông giá rét.

Mình có thêm những người bạn mới. Không hề quen biết nhau nhưng đã cùng xắn tay vào lo việc.

Có những người từ phương Nam xa xôi nhưng cũng săng sái lượm từng chiếc áo, cái mũ, cân cá khô.

Một nhóm bạn lập ra cái Giỏ Thị dễ thương đóng góp dài kỳ, phân ra từng quý gửi vào tài khoản.

Bạn ở Quảng Ninh kỳ công tự mua cá về làm để có những cân cá khô tinh khiết nhất gửi cho các bé.

Người có xe ủng hộ xe cho những chuyến đi dài.
Cơm dính trên má kìa con
Nhiều nhà báo, nhà văn, doanh nhân, thậm chí là người lao động bình thường đã cùng góp sức. Không kể hết được sự nhiệt thành của các anh các chị.

Thật vui khi gặp gỡ bạn bè mình giới thiệu đây là anh Y, chị A đến từ chương trình cơm có thịt. Không quen biết nhưng giờ đây đã như chung một nhà thân thiện và tin tưởng.

Sống Thật Chậm, chủ gánh hàng xén Pa Cheo vừa về Hà Nội hôm qua. Tối nay đã tổ chức buổi tổng kết năm cho nhân viên công ty. Mình được mời tham dự và gặp được những thành viên từ miền Nam ra góp sức ở chuyến đi vừa rồi.

Thân mật, ấm cúng, trong bữa tiệc năm mới vẫn là những xuýt xoa về cái lạnh ở Pa Cheo, là những điểm trường đi bộ nhược người mới đến được.
Nâng niu cắn từng miếng thịt nhỏ. Khổ thân các con...

Và lại là những dự định tiếp theo. Mình không có chút cảm giác lạ lẫm nào giữa những người bạn mới quen.

Một cái gì đó ấm áp, thật ấm áp trong ngày lạnh đến nhức người này cứ mãi dâng lên. Cảm ơn các bạn.

Con đường đi Pa Cheo, đi Bát Xát và những điểm đến khác, mình biết sẽ có mặt chúng ta dài dài.

Máy điện thoại lại rung bần bật. Tin nhắn. Từ đoàn đi Lào Cai từ hôm mồng 2 Tết Dương lịch.

Đây là nhóm cùng đi Pa Cheo nhưng ở lại tiếp tục khảo sát một số điểm trường ở Bát Xát. Nhà văn Thùy Linh nhắn về đến Bảo Yên, tối quá phải ngủ lại. Mai mới tiếp tục. Không vội nhắn trả lời.

Thấy rộn rã một niềm vui khó tả. Năm mới 2012, mong cho chương trình thêm nhiều những chuyến đi thế này. Mong cho cơm có thịt, cho áo ấm đến được nhiều hơn những điểm trường.
Phút thảnh thơi, nhẹ lòng chụp hình với các con

Cơm có thịt, áo đủ ấm, và có nước để rửa mặt sạch sẽ…Mong sao mọi trường vùng cao đều như vậy.
Mình lại phải tắt máy thôi. Tiếp tục việc trả nợ bài vở.

Cho mình chúc sức khỏe tất cả mọi người đã đến với chương trình cơm thịt nhé. Bằng này sang năm con số của tài khoản sẽ là bao nhiêu?.

Mình chịu không đoán được chỉ có thể biết đó là những con số của niềm vui. Rất vui!..