12 tháng 5, 2012
11 tháng 5, 2012
CON CHÓ VÀ NHÀ BÁO
Thuy Cuc FB - Có một nhà báo và một con chó bị bọn ăn cướp đánh chết, hồn xuống âm phủ gặp Diêm Vương kêu oan.
Diêm Vương liền phán hỏi:
- Chúng mày ra chỗ ăn cướp để làm gì mà bị đánh chết?.
Cả hai đều thưa:
- Dạ! Chúng con ra đấy làm nhiệm vụ ạ!.
Diêm Vương hỏi tiếp:
- Thế có giấy tờ gì không?.
Chó thưa:
- Con là phận chó, thấy quân trộm cướp thì ắt phải chạy đến, chứ làm gì có giấy tờ ạ!
Diêm Vương phán:
- Ừ!. Chó mà bị ăn cướp đánh chết, thì đương nhiên là đang thi hành công vụ rồi!.
Còn nhà báo thì thưa:
- Con đúng là được cơ quan cử ra đấy, nhưng khi chết không ai biết mà đốt giấy tờ theo, nên giờ không có đây ạ!.
Diêm Vương phán:
- Thiếu giấy tờ thì mày chết là không oan, ai bảo hiếu kỳ mà làm gì?.
Diêm Vương lại xét hỏi tiếp:
- Chúng mày nói là bị đánh, vậy có bằng chứng gì không?. Nếu nhà báo thì phải có máy quay, đưa ngay cái băng gốc ta xử cho?.
Nhà báo thưa:
- Dạ! Con bị chúng nó xúm vào đánh hội đồng tới tấp, làm sao mà quay được ạ!
Chó nhanh trí đáp:
- Bây giờ là thời đại công nghệ thông tin, ngài cứ lên mạng xem ắt là có ngay đấy!.
Diêm Vương gật gù khen phải, đoạn sai người lên trần gian tải băng trên mạng về xem, xong xuôi liền phán:
- Đúng là có cảnh bọn cướp hành hung thật, đánh như vậy trông phản cảm quá! Nhưng cần phải xác định xem có đúng là chúng mày ở trong đoạn băng đó không?.
Quỷ sứ đứng cạnh liền tâu:
- Bẩm Diêm Vương, thần xem băng kỹ lắm! Con chó bị đánh, nó chìa mặt ra nên nhìn rõ, đúng là chó này rồi!. Còn người bị đánh trong băng nó ngu quá, cứ cúi mặt ôm lấy đầu, nên chả biết được thằng nào cả!.
Diêm Vương lại hỏi tiếp:
- Thế nghe nói trên đó nhà báo oai lắm mà!. Khi bị đánh, sao không xưng danh ra mà dọa bọn nó?.
- Dạ bẩm, con đã xưng danh nhưng còn bị bọn nó còn chửi cho. Bậy lắm, không nói ra được ạ! – Nhà báo thưa.
- Cứ nói đi, ta không bắt tội đâu – Diêm Vương bảo.
- Dạ nó chửi: “Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi!”.
Diêm Vương nghe vậy bèn thôi không xét hỏi nữa, Ngài xem kỹ lại đoạn băng một lần nữa, xong liền phán:
- Ta chẳng nghe được gì cả, hình như chỉ có tiếng ồn như chó sủa mà thôi. Đấy!. Cứ sủa nhanh như chó giờ có phải đỡ hơn không?. Nay ta thấy đúng là chó chết oan thật, nên cho đầu thai lại làm chó cảnh. Còn thằng nhà báo chết là phải rồi, lại còn khai gian. Bay đâu! đem nó bỏ vào vạc dầu cho ta!.
Hồn nhà báo nghe vậy liền quỳ xuống, vừa khóc vừa nói:
- Xin Ngài đình cho một đêm, để con về dặn vợ ở nhà: Con cái lớn lên thì thà cho đi làm chó, chứ đừng làm nhà báo mà khổ nhục lắm!..
--------------------------------------------------------------
* Hình ảnh (sưu tầm trên FB) chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung trong bài viết gốc.
Diêm Vương liền phán hỏi:
- Chúng mày ra chỗ ăn cướp để làm gì mà bị đánh chết?.
Cả hai đều thưa:
- Dạ! Chúng con ra đấy làm nhiệm vụ ạ!.
Diêm Vương hỏi tiếp:
- Thế có giấy tờ gì không?.
Chó thưa:
- Con là phận chó, thấy quân trộm cướp thì ắt phải chạy đến, chứ làm gì có giấy tờ ạ!
Diêm Vương phán:
- Ừ!. Chó mà bị ăn cướp đánh chết, thì đương nhiên là đang thi hành công vụ rồi!.
Còn nhà báo thì thưa:
- Con đúng là được cơ quan cử ra đấy, nhưng khi chết không ai biết mà đốt giấy tờ theo, nên giờ không có đây ạ!.
Diêm Vương phán:
- Thiếu giấy tờ thì mày chết là không oan, ai bảo hiếu kỳ mà làm gì?.
Diêm Vương lại xét hỏi tiếp:
- Chúng mày nói là bị đánh, vậy có bằng chứng gì không?. Nếu nhà báo thì phải có máy quay, đưa ngay cái băng gốc ta xử cho?.
Nhà báo thưa:
- Dạ! Con bị chúng nó xúm vào đánh hội đồng tới tấp, làm sao mà quay được ạ!
Chó nhanh trí đáp:
- Bây giờ là thời đại công nghệ thông tin, ngài cứ lên mạng xem ắt là có ngay đấy!.
Diêm Vương gật gù khen phải, đoạn sai người lên trần gian tải băng trên mạng về xem, xong xuôi liền phán:
- Đúng là có cảnh bọn cướp hành hung thật, đánh như vậy trông phản cảm quá! Nhưng cần phải xác định xem có đúng là chúng mày ở trong đoạn băng đó không?.
Quỷ sứ đứng cạnh liền tâu:
- Bẩm Diêm Vương, thần xem băng kỹ lắm! Con chó bị đánh, nó chìa mặt ra nên nhìn rõ, đúng là chó này rồi!. Còn người bị đánh trong băng nó ngu quá, cứ cúi mặt ôm lấy đầu, nên chả biết được thằng nào cả!.
Diêm Vương lại hỏi tiếp:
- Thế nghe nói trên đó nhà báo oai lắm mà!. Khi bị đánh, sao không xưng danh ra mà dọa bọn nó?.
- Dạ bẩm, con đã xưng danh nhưng còn bị bọn nó còn chửi cho. Bậy lắm, không nói ra được ạ! – Nhà báo thưa.
- Cứ nói đi, ta không bắt tội đâu – Diêm Vương bảo.
- Dạ nó chửi: “Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi!”.
Diêm Vương nghe vậy bèn thôi không xét hỏi nữa, Ngài xem kỹ lại đoạn băng một lần nữa, xong liền phán:
- Ta chẳng nghe được gì cả, hình như chỉ có tiếng ồn như chó sủa mà thôi. Đấy!. Cứ sủa nhanh như chó giờ có phải đỡ hơn không?. Nay ta thấy đúng là chó chết oan thật, nên cho đầu thai lại làm chó cảnh. Còn thằng nhà báo chết là phải rồi, lại còn khai gian. Bay đâu! đem nó bỏ vào vạc dầu cho ta!.
Hồn nhà báo nghe vậy liền quỳ xuống, vừa khóc vừa nói:
- Xin Ngài đình cho một đêm, để con về dặn vợ ở nhà: Con cái lớn lên thì thà cho đi làm chó, chứ đừng làm nhà báo mà khổ nhục lắm!..
--------------------------------------------------------------
* Hình ảnh (sưu tầm trên FB) chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung trong bài viết gốc.
MÙA HOA GẠO THÁNG BA KHÔNG CHỊU NỞ...
Mai Thanh Hải - Cô gái có cái nick gây rất nhiều sự tò mò "Nồng nàn phố" sống và làm việc trong Sài Gòn, tuy chưa gặp mặt bao giờ, nhưng là bạn với mình trên FB, Blog.
Cô "Nồng nàn phố" vừa sáng tác 1 bài thơ, khi xem những tấm hình mình chụp 2 con gái về quê ven Sông Đà, nhẩn nha chơi với hoa gạo, bờ sông, cây đa, bến nước.
Cuối tuần rồi, sao không đọc những câu trong Mùa hoa gạo tháng Ba không chịu nở để mãi nhớ về quê hương bình dị, nhỉ?...
-------------------------------------------
Em nhặt hoa gạo tháng ba về ủ dầm thành nỗi nhớ
Trái cà con rụng rốn cuối mùa…
Chú cóc mập ú ụ khản cổ gọi mưa
Y như người hát rong đang oằn mình rên trên vỉa hè phố thị
Em nhặt hoa gạo tháng ba cho chị
Đan chuỗi vòng rất dài rất thắm nỗi yêu thương
Rắc lá me chua xanh khắp nẻo đường
Dẫm nhòe mùa bỏ xứ
Em nhặt hoa gạo tháng ba cất vào phía vô hồn tự nhủ
Sẽ không bao giờ ngước mắt như xưa
Tít mắt ngóng chờ
Bông hoa đẹp nhất chắc đanh chạm vào tim chị
Em nhặt hoa gạo tháng ba ngơ ngẩn nhìn chùm phượng vĩ
Sao lại đỏ thắm như nhau
Cầu xin cứ bạc lòng không màu
Để một lần tim em thôi đau đáu
Chiều nay có chú cóc ú ụ khóc bên bờ dậu
Trái cà con thâm nắng mất rồi
Hoa gạo tháng ba lì lợm chẳng rơi
Để em nhặt nỗi buồn dắt vào khe tim trống hoác
Người hát rong cười nhạt
Chị quên xứ đúng mùa tháng ba hoa gạo… không chịu nở...
Cô "Nồng nàn phố" vừa sáng tác 1 bài thơ, khi xem những tấm hình mình chụp 2 con gái về quê ven Sông Đà, nhẩn nha chơi với hoa gạo, bờ sông, cây đa, bến nước.
Cuối tuần rồi, sao không đọc những câu trong Mùa hoa gạo tháng Ba không chịu nở để mãi nhớ về quê hương bình dị, nhỉ?...
-------------------------------------------
MÙA HOA GẠO THÁNG BA KHÔNG CHỊU NỞ
Em nhặt hoa gạo tháng ba về ủ dầm thành nỗi nhớ
Trái cà con rụng rốn cuối mùa…
Chú cóc mập ú ụ khản cổ gọi mưa
Y như người hát rong đang oằn mình rên trên vỉa hè phố thị
Em nhặt hoa gạo tháng ba cho chị
Đan chuỗi vòng rất dài rất thắm nỗi yêu thương
Rắc lá me chua xanh khắp nẻo đường
Dẫm nhòe mùa bỏ xứ
Em nhặt hoa gạo tháng ba cất vào phía vô hồn tự nhủ
Sẽ không bao giờ ngước mắt như xưa
Tít mắt ngóng chờ
Bông hoa đẹp nhất chắc đanh chạm vào tim chị
Em nhặt hoa gạo tháng ba ngơ ngẩn nhìn chùm phượng vĩ
Sao lại đỏ thắm như nhau
Cầu xin cứ bạc lòng không màu
Để một lần tim em thôi đau đáu
Chiều nay có chú cóc ú ụ khóc bên bờ dậu
Trái cà con thâm nắng mất rồi
Hoa gạo tháng ba lì lợm chẳng rơi
Để em nhặt nỗi buồn dắt vào khe tim trống hoác
Người hát rong cười nhạt
Chị quên xứ đúng mùa tháng ba hoa gạo… không chịu nở...
HỌP PHỤ HUYNH
Doãn Dũng - 5 năm trước, mình đi họp phụ huynh cho cu nhớn. Đến đúng giờ, ngồi ngay ngắn nghe cô giáo đăng đàn mà không ngủ gật, thấy mình hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Hôm sau đi học về, cu nhớn trách: "Bố nói dối con, bố không đi họp phụ huynh. Cô giáo hôm nay nhắc!".
Mình bảo: "Cô giáo mày láo. Bố còn ngồi bàn một cho gần bảng!".
Cu nhớn thấy mình gân cổ cò thì cũng chờn, cứ lầm rầm cái gì đó trong miệng.
Bỗng nhiên nó nhướn mắt hỏi: "Mà bố có họp đúng lớp con không đấy?". Mình sửng cồ: "Nhầm thế nào được!".
Nó nhắc lại cho thêm phần chắc chắn: "4A1 chứ?". Đến lúc này thì mình lầm rầm, yếu hẳn: "Ừ!. Chả 4A1!". Ôi!. Nó lớn thế rồi à? Mình cứ tưởng nó mới đang học lớp 3. He! He!.
Lần này vợ lại đi vắng, mình được đi họp cho cô thứ hai.
Đề phòng nhầm nhọt như lần đầu, vợ và cô Hai đều dặn: "Lớp 4A1 nhé!". Mình bảo: "Biết rồi!".
Cô Hai lại hỏi: "Tầng mấy bố biết không?". Mình cười: "Bố đi vòng quanh thế giới còn bò được về nhà. Chả lẽ không tìm được lớp học của con!".
Có vẻ chưa yên tâm, hôm nay tan học cô Hai chưa về nhà ngay, đứng ở cổng trường đợi bố rồi dắt tay lên tận cửa lớp.
Mình vào họp ngay ngắn, tập trung phát biểu, không nói chuyện riêng giống như hồi đi học.
Cuộc họp chia làm 3 phần: Tình hình hoạt động của nhà trường nói chung, kết quả học tập của các cháu lớp 4A1 nói riêng, cuối cùng là đóng tiền.
Rất nhiều phụ huynh chăm chú nghe và ghi chép lia lịa.
Mình nghĩ: Có cái đéo gì mà phải ghi chép nhỉ?..
Một là vô bổ. Hai là có vài ý đơn giản lẽ nào không nhớ nổi. Mình tò mò quá.
Cuối buổi họp, các phụ huynh lục tục ra về. Những ghi chép đều bỏ lại trên bàn. Gió thổi bay lả tả.
Mình chợt hiểu: Họ là ngườiNnhà nước - Một loại người khác với loại người như mình. Họ là những người hay phải họp. Họp là phải ghi chép để thể hiện sự mẫn cán. Chép xong rồi thì để đấy chứ làm gì?
Hầy dà!..
10 năm nữa mình sẽ lại đi họp phụ huynh cho cậu Út khi cậu ấy học lớp 4. Xem có gì mới lại không nào.
Hôm sau đi học về, cu nhớn trách: "Bố nói dối con, bố không đi họp phụ huynh. Cô giáo hôm nay nhắc!".
Mình bảo: "Cô giáo mày láo. Bố còn ngồi bàn một cho gần bảng!".
Cu nhớn thấy mình gân cổ cò thì cũng chờn, cứ lầm rầm cái gì đó trong miệng.
Bỗng nhiên nó nhướn mắt hỏi: "Mà bố có họp đúng lớp con không đấy?". Mình sửng cồ: "Nhầm thế nào được!".
Nó nhắc lại cho thêm phần chắc chắn: "4A1 chứ?". Đến lúc này thì mình lầm rầm, yếu hẳn: "Ừ!. Chả 4A1!". Ôi!. Nó lớn thế rồi à? Mình cứ tưởng nó mới đang học lớp 3. He! He!.
Lần này vợ lại đi vắng, mình được đi họp cho cô thứ hai.
Đề phòng nhầm nhọt như lần đầu, vợ và cô Hai đều dặn: "Lớp 4A1 nhé!". Mình bảo: "Biết rồi!".
Cô Hai lại hỏi: "Tầng mấy bố biết không?". Mình cười: "Bố đi vòng quanh thế giới còn bò được về nhà. Chả lẽ không tìm được lớp học của con!".
Có vẻ chưa yên tâm, hôm nay tan học cô Hai chưa về nhà ngay, đứng ở cổng trường đợi bố rồi dắt tay lên tận cửa lớp.
Mình vào họp ngay ngắn, tập trung phát biểu, không nói chuyện riêng giống như hồi đi học.
Cuộc họp chia làm 3 phần: Tình hình hoạt động của nhà trường nói chung, kết quả học tập của các cháu lớp 4A1 nói riêng, cuối cùng là đóng tiền.
Rất nhiều phụ huynh chăm chú nghe và ghi chép lia lịa.
Mình nghĩ: Có cái đéo gì mà phải ghi chép nhỉ?..
Một là vô bổ. Hai là có vài ý đơn giản lẽ nào không nhớ nổi. Mình tò mò quá.
Cuối buổi họp, các phụ huynh lục tục ra về. Những ghi chép đều bỏ lại trên bàn. Gió thổi bay lả tả.
Mình chợt hiểu: Họ là ngườiNnhà nước - Một loại người khác với loại người như mình. Họ là những người hay phải họp. Họp là phải ghi chép để thể hiện sự mẫn cán. Chép xong rồi thì để đấy chứ làm gì?
Hầy dà!..
10 năm nữa mình sẽ lại đi họp phụ huynh cho cậu Út khi cậu ấy học lớp 4. Xem có gì mới lại không nào.
10 tháng 5, 2012
CHỊ BÁN BÁNH CHUỐI Ở ĐƯỜNG ĐỒNG KHỞI
(Nhật Quang) - Đi dạo ở Sài Gòn, gặp chi bán bánh chuối ở đường Đồng Khởi. Chạy lại sau lưng chị, khều nhẹ, nói: "Có Công an kìa!". Chị hốt hoảng lụp chụp chuẩn bị chạy, quay lại thấy mình, chị nhăn mặt "Trời ơi! Hết hồn!. Mấy bữa ni bị Công an Dân phòng dí dữ quá, bữa ni ngồi lén đó, em làm chị hết hồn!". Hỏi thăm chị hổm rày buôn bán làm sao, chị nói,: "Bữa giờ bị Công an dí dữ quá!". Chị bảo: Ngày mốt về Quảng Ngãi rồi. Về để mua cho đứa con gái lớp 11, 1 chiếc xe đạp, để nó đi học. Chiếc xe đạp cũ hư lên hư xuống, đi học toàn bị trễ giờ, nên chị về mua cho nó xe mới. Chị có 5 đứa con, thằng con lớn đang học Đại học ở Đà Nẵng. 4 đứa còn lại, 2 cô con gái học lớp 10, 11, còn 2 cu cậu còn lại học lớp 7, lớp 8. Chị kể tiếp, đứa con gái học lớp 11 của chị ngoan lắm, mỗi sáng chị cho nó 7 - 8 ngàn để ăn sáng, hắn không ăn, hắn để dành tiền để mua tập, mua sách. Còn đứa lớp 10 thì ham chơi hơn, cho bao nhiêu xài bấy nhiêu. Chị nói kì này về quê, mua chiếc xe tốt tốt, chứ như lần trước, mua xe rẻ tiền, hắn hư lên hư xuống, nhất là gặp trời mưa ở miền Trung, hắn mưa dầm dề cả ngày, nhìn thấy con gái đạp xe cọc cạch đi học, chị thấy thương hắn quá!.. Câu chuyện vội vội vàng vàng, chị gánh hàng bánh của chị tất tả qua nhà sách Nguyễn Huệ để tranh thủ bán tiếp, kiếm thêm một ít tiền để về quê ... |
NHÀ BÁO?..
Nhà thơ Thanh Thảo -
Khi kẹt giữa hai làn đạn
anh đi lấy bằng chứng nhân dân chống cường quyền
Cường quyền nện dui cui đầu anh
có thể nhầm
chắc hơn, chẳng bao giờ nhầm cả!
Đi lề nào cũng tơi tả
chắc hơn, thử đi cửa giữa
cũng không xong
Nhà báo
đi về đâu bây giờ?..
Nhân dân đông nhưng thân cô thế cô
Cường quyền đông mà độc ác
Đi giữa đường gặp đạn lạc
Nhà báo
nhiều lúc muốn viết bút hết mực
muốn chụp ảnh máy hết pin
Muốn thoát dùi cui không thoát được
Muốn ẳng lên chứng tỏ mình yêu nước
cũng không xong
Nhà báo
cứ nhùng nhằng
vất vơ
tả tơi
như số phận
Nếu bạn chưa một lần bị đánh
xin đừng trách Nhà báo
Chưa một lần bị sỉ nhục
xin đừng trách Nhà báo
Chưa một lần bơ vơ không biết tấp lề nào
xin đừng trách Nhà báo
Nếu bạn chỉ cười trên mạng khóc bên ngoài hiểm nguy
xin đừng trách Nhà báo
Khi được tập luyện
mỗi cú dùi cui là rất có trọng lượng
bạn có muốn làm Nhà báo ngay lúc ấy?..
Cuối cùng
“chính nhân dân đã cứu tôi”
Tiếng reo
của người tìm ra lửa
----------- 10/5/2012
* Bài thơ do Nhà thơ Thanh Thảo gửi trực tiếp cho Mai Thanh Hải. Xin trân trọng cảm ơn Nhà thơ!..
Khi kẹt giữa hai làn đạn
anh đi lấy bằng chứng nhân dân chống cường quyền
Cường quyền nện dui cui đầu anh
có thể nhầm
chắc hơn, chẳng bao giờ nhầm cả!
Đi lề nào cũng tơi tả
chắc hơn, thử đi cửa giữa
cũng không xong
Nhà báo
đi về đâu bây giờ?..
Nhân dân đông nhưng thân cô thế cô
Cường quyền đông mà độc ác
Đi giữa đường gặp đạn lạc
Nhà báo
nhiều lúc muốn viết bút hết mực
muốn chụp ảnh máy hết pin
Muốn thoát dùi cui không thoát được
Muốn ẳng lên chứng tỏ mình yêu nước
cũng không xong
Nhà báo
cứ nhùng nhằng
vất vơ
tả tơi
như số phận
Nếu bạn chưa một lần bị đánh
xin đừng trách Nhà báo
Chưa một lần bị sỉ nhục
xin đừng trách Nhà báo
Chưa một lần bơ vơ không biết tấp lề nào
xin đừng trách Nhà báo
Nếu bạn chỉ cười trên mạng khóc bên ngoài hiểm nguy
xin đừng trách Nhà báo
Khi được tập luyện
mỗi cú dùi cui là rất có trọng lượng
bạn có muốn làm Nhà báo ngay lúc ấy?..
Cuối cùng
“chính nhân dân đã cứu tôi”
Tiếng reo
của người tìm ra lửa
----------- 10/5/2012
* Bài thơ do Nhà thơ Thanh Thảo gửi trực tiếp cho Mai Thanh Hải. Xin trân trọng cảm ơn Nhà thơ!..
VIẾNG MỘ CON TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA
(Báo ĐắkNông-27/7/2011) - Trung tuần tháng 6 vừa qua, trong đoàn thân nhân thăm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang công tác, sinh sống trên huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), bên cạnh những người vợ khát khao được ở bên chồng, những người mẹ, người cha mong ngóng gặp con cho thỏa nỗi nhớ thương, thì còn có những người cha, người bác ra đảo với nỗi niềm riêng: Thắp hương, viếng mộ phần của con, cháu mình đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc.
Chúng tôi cùng đoàn thân nhân lên thăm cán bộ, chiến sỹ đảo Sơn Ca, và thật cảm động khi đến viếng và thắp hương trên phần mộ các liệt sỹ: Phạm Văn Thế và Đỗ Khánh Hưng.
Hai phần mộ các anh xây gần bên bờ biển, xung quanh rợp bóng cây phong ba, bàng vuông và cả những cây bàng mang ra từ đất liền.
Các ông Phạm Văn Thuật, bố của liệt sỹ Thượng úy Phạm Văn Thế và ông Nguyễn Thanh Xuân, là anh trai của mẹ liệt sỹ Đỗ Khánh Hưng được đoàn ưu tiên đi trên chuyến ca-nô tăng bo đầu tiên từ tàu HQ936 vào đảo Sơn Ca để có thời gian viếng con, cháu nhiều hơn.
Sau khi bày lễ, thắp hương trên phần mộ con trai cả, ông Phạm Văn Thuật tâm sự với chúng tôi: Thế hy sinh ngày 6-9-2006, khi vừa tròn 28 tuổi.
Lúc hy sinh, vợ Thế đang mang thai, nay con trai của Thế đã hơn 4 tuổi mà người thân trong gia đình mới có dịp ra viếng mộ và thắp hương trên phần mộ ngoài đảo!.
Trong lễ thắp hương cho con trai và đồng đội của con, ngoài rượu, thuốc lá, bánh kẹo còn có quả bưởi ông Thuật hái từ vườn nhà mang ra đảo. Ông Thuật bảo: Ngày ở nhà, Thế thích ăn bưởi lắm !
Không cầm được nước mắt khi thắp hương cho đứa cháu trai, ông Nguyễn Thanh Xuân khấn mà cứ như tâm sự với cháu khi cháu còn sống: “Cháu đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, cả gia đình, dòng họ tự hào về cháu. Vì xa xôi cách trở, nay hơn 7 năm sau ngày cháu hy sinh, bác mới thay mặt gia đình ra viếng cháu, cháu ơi!”.
Trong đoàn thân nhân ra thăm Trường Sa đợt này, còn có Trung tá Hoàng Đức Tuấn, ra đảo Nam Yết thắp hương viếng liệt sỹ Hoàng Thế Anh (tên thật là Đặng Hoàng Hùng), là con trai duy nhất hy sinh khi chưa đầy 21 tuổi và chưa kịp lập gia đình.
Một gia đình có ba thế hệ, với 5 người là bộ đội hải quân, trong đó có 2 liệt sỹ, đó là gia đình Trung tá Hoàng Đức Tuấn, công tác tại Nhà máy X56 (Cục Kỹ thuật Hải quân).
Lần này, Trung tá Hoàng Đức Tuấn ra đảo Nam Yết hương khói trên mộ phần của con, cũng là để an ủi, xoa dịu nỗi đau mất mát của cả gia đình, dòng họ. Bởi liệt sỹ Đặng Hoàng Hùng là con trai duy nhất trong gia đình.
Hùng hy sinh ngày 25-2-2004, khi cứu xuồng và hàng. Vậy là gần 7 năm kể từ ngày Hùng hy sinh, bố Tuấn mới ra được phần mộ để hương khói cho Hùng.
Nhìn mộ phần của con được đồng đội chăm chút, khói hương chu đáo, lòng Trung tá Hoàng Đức Tuấn ấm lại và trào dâng tình yêu thương những lính đảo ngày đêm vật lộn với phong ba bão táp, sẵn sàng hy sinh máu xương bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.
Hôm ông Nguyễn Sơn, từ xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tới đảo Nam Yết, thắp hương bên phần mộ con trai là liệt sỹ Nguyễn Văn Hà, hy sinh khi 21 tuổi đúng vào ngày giỗ đầu của Hà.
Ông Sơn tâm sự: “Tính đến hôm nay, Hà mất được 1 năm 7 ngày rồi. Trước lúc bác rời quê ra đảo thăm mộ Hà, gia đình cũng đã làm mâm cơm cúng giỗ đầu cho Hà!”.
Thương xót đứa con trai đầu lòng ngoan hiền, hiếu thảo, ông Sơn cứ nấn ná bên mộ của con mãi, hình như ông muốn tâm sự với con nhiều điều, trên gương mặt cương nghị, rắn rỏi của ông như toát lên niềm kiêu hãnh, tự hào về người con đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền biển đảo quê hương.
Trên các đảo Sơn Ca và Nam Yết, cả đoàn công tác kính cẩn nghiêng mình dâng những nén hương thơm trước phần mộ của các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Các anh mãi mãi là tấm gương sáng cho tuổi trẻ cả nước noi gương học tập.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh gia đình, các tập thể - cá nhân thăm viếng Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng (1984-2004)
Chúng tôi cùng đoàn thân nhân lên thăm cán bộ, chiến sỹ đảo Sơn Ca, và thật cảm động khi đến viếng và thắp hương trên phần mộ các liệt sỹ: Phạm Văn Thế và Đỗ Khánh Hưng.
Hai phần mộ các anh xây gần bên bờ biển, xung quanh rợp bóng cây phong ba, bàng vuông và cả những cây bàng mang ra từ đất liền.
Các ông Phạm Văn Thuật, bố của liệt sỹ Thượng úy Phạm Văn Thế và ông Nguyễn Thanh Xuân, là anh trai của mẹ liệt sỹ Đỗ Khánh Hưng được đoàn ưu tiên đi trên chuyến ca-nô tăng bo đầu tiên từ tàu HQ936 vào đảo Sơn Ca để có thời gian viếng con, cháu nhiều hơn.
Sau khi bày lễ, thắp hương trên phần mộ con trai cả, ông Phạm Văn Thuật tâm sự với chúng tôi: Thế hy sinh ngày 6-9-2006, khi vừa tròn 28 tuổi.
Lúc hy sinh, vợ Thế đang mang thai, nay con trai của Thế đã hơn 4 tuổi mà người thân trong gia đình mới có dịp ra viếng mộ và thắp hương trên phần mộ ngoài đảo!.
Trong lễ thắp hương cho con trai và đồng đội của con, ngoài rượu, thuốc lá, bánh kẹo còn có quả bưởi ông Thuật hái từ vườn nhà mang ra đảo. Ông Thuật bảo: Ngày ở nhà, Thế thích ăn bưởi lắm !
Không cầm được nước mắt khi thắp hương cho đứa cháu trai, ông Nguyễn Thanh Xuân khấn mà cứ như tâm sự với cháu khi cháu còn sống: “Cháu đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, cả gia đình, dòng họ tự hào về cháu. Vì xa xôi cách trở, nay hơn 7 năm sau ngày cháu hy sinh, bác mới thay mặt gia đình ra viếng cháu, cháu ơi!”.
Trong đoàn thân nhân ra thăm Trường Sa đợt này, còn có Trung tá Hoàng Đức Tuấn, ra đảo Nam Yết thắp hương viếng liệt sỹ Hoàng Thế Anh (tên thật là Đặng Hoàng Hùng), là con trai duy nhất hy sinh khi chưa đầy 21 tuổi và chưa kịp lập gia đình.
Một gia đình có ba thế hệ, với 5 người là bộ đội hải quân, trong đó có 2 liệt sỹ, đó là gia đình Trung tá Hoàng Đức Tuấn, công tác tại Nhà máy X56 (Cục Kỹ thuật Hải quân).
Lần này, Trung tá Hoàng Đức Tuấn ra đảo Nam Yết hương khói trên mộ phần của con, cũng là để an ủi, xoa dịu nỗi đau mất mát của cả gia đình, dòng họ. Bởi liệt sỹ Đặng Hoàng Hùng là con trai duy nhất trong gia đình.
Hùng hy sinh ngày 25-2-2004, khi cứu xuồng và hàng. Vậy là gần 7 năm kể từ ngày Hùng hy sinh, bố Tuấn mới ra được phần mộ để hương khói cho Hùng.
Nhìn mộ phần của con được đồng đội chăm chút, khói hương chu đáo, lòng Trung tá Hoàng Đức Tuấn ấm lại và trào dâng tình yêu thương những lính đảo ngày đêm vật lộn với phong ba bão táp, sẵn sàng hy sinh máu xương bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.
Hôm ông Nguyễn Sơn, từ xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tới đảo Nam Yết, thắp hương bên phần mộ con trai là liệt sỹ Nguyễn Văn Hà, hy sinh khi 21 tuổi đúng vào ngày giỗ đầu của Hà.
Ông Sơn tâm sự: “Tính đến hôm nay, Hà mất được 1 năm 7 ngày rồi. Trước lúc bác rời quê ra đảo thăm mộ Hà, gia đình cũng đã làm mâm cơm cúng giỗ đầu cho Hà!”.
Thương xót đứa con trai đầu lòng ngoan hiền, hiếu thảo, ông Sơn cứ nấn ná bên mộ của con mãi, hình như ông muốn tâm sự với con nhiều điều, trên gương mặt cương nghị, rắn rỏi của ông như toát lên niềm kiêu hãnh, tự hào về người con đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền biển đảo quê hương.
Trên các đảo Sơn Ca và Nam Yết, cả đoàn công tác kính cẩn nghiêng mình dâng những nén hương thơm trước phần mộ của các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Các anh mãi mãi là tấm gương sáng cho tuổi trẻ cả nước noi gương học tập.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh gia đình, các tập thể - cá nhân thăm viếng Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng (1984-2004)
9 tháng 5, 2012
QUẬN NGÔ QUYỀN (HẢI PHÒNG) ĐỒNG Ý NHẬN MỘ LIỆT SĨ TRƯỜNG SA
Mai Thanh Hải - Vậy là hôm nay, UBND Quận Ngô Quyền đã đồng ý cho gia đình đưa hài cốt Liệt sĩ - Hạ sĩ, Khẩu đội trưởng Hoàng Đặng Hùng (sinh ngày 17/5/1984, hy sinh ngày 25/7/2004 tại Đảo Đá Lớn A, Trường Sa, Khánh Hòa) từ đảo Nam Yết, về chôn cất tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Buổi sáng, anh em báo chí làm việc với lãnh đạo Quận Ngô Quyền, nghe họ hứa "sẽ tìm cách giải quyết ngay trong ngày", không tin lắm bởi hình như, họ đã làm mất sạch niềm tin của không chỉ chúng mình, mà còn của rất rất nhiều người.
Thế nhưng, khi ngồi ở nhà Hùng, tỉ mẩn đọc thư, xem ảnh của em, trong xót xa nước mắt của bố mẹ em: Trung tá Hoàng Đức Tuấn và Trung tá Nguyễn Thị Thúy (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân), chợt thấy điện thoại của Quận, Phường tíu tít gọi đến gia đình, nhiệt tình xử lý mọi việc giấy tờ - đề nghị, mới thấy tạm yên tâm..
Buổi tối, rũ rượi chạy từ Hải Phòng lên Hà Nội sau 2 đêm không ngủ, nghe điện thoại của mẹ Hùng - Trung tá Nguyễn Thị Thúy, mới nhẹ được chút hòn đá trong ngực, bởi cán bộ Quận Ngô Quyền- Phường Đồng Quốc Bình đã quá bộ đến tận gia đình, đưa hồ sơ giấy tờ, ký tá hoàn tất, cho những ngày tới, gia đình vào Cam Ranh, ra Trường Sa đưa hài cốt em về.
Chỉ qua một ngày thôi, cái lý do "chưa bố trí được phần mộ tại nghĩa trang" mà ông Bùi Công Đoàn, Trưởng phòng Lao động TB&XH Quận Ngô Quyền đưa ra tại văn bản số 68/LĐTB&XH-TrL (08/5/2012) đưa ra, đã được thay đổi và em đã có phần mộ, ngay tại nghĩa trang đó, khi có sự tác động của dư luận - báo chí.
Sự việc này sẽ không dừng ở đây, bởi mọi người Việt có lương tri, không tha thứ cho sự vô cảm, đi ngược truyền thống "đền ơn đáp nghĩa", gây tác động xấu đến chính sách hậu phương Quân đội... mà trách nhiệm thuộc về những cán bộ có trách nhiệm của Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Đây là bài học cho không chỉ Quận Ngô Quyền, không chỉ TP. Hải Phòng mà còn cho nhiều địa phương khác và bài học này, không thể quên lãng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Hùng ơi! Vậy là ngôi sao đỏ tuổi 20 của em, sẽ được cháy yên lành, trong vòng tay gia đình, người thân, đồng đội, đất liền. Mọi người đang chờ em về, từ xa xôi biên đảo Trường Sa.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Di ảnh Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng do MTH chụp lại từ tư liệu gia đình.
Buổi sáng, anh em báo chí làm việc với lãnh đạo Quận Ngô Quyền, nghe họ hứa "sẽ tìm cách giải quyết ngay trong ngày", không tin lắm bởi hình như, họ đã làm mất sạch niềm tin của không chỉ chúng mình, mà còn của rất rất nhiều người.
Thế nhưng, khi ngồi ở nhà Hùng, tỉ mẩn đọc thư, xem ảnh của em, trong xót xa nước mắt của bố mẹ em: Trung tá Hoàng Đức Tuấn và Trung tá Nguyễn Thị Thúy (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân), chợt thấy điện thoại của Quận, Phường tíu tít gọi đến gia đình, nhiệt tình xử lý mọi việc giấy tờ - đề nghị, mới thấy tạm yên tâm..
Buổi tối, rũ rượi chạy từ Hải Phòng lên Hà Nội sau 2 đêm không ngủ, nghe điện thoại của mẹ Hùng - Trung tá Nguyễn Thị Thúy, mới nhẹ được chút hòn đá trong ngực, bởi cán bộ Quận Ngô Quyền- Phường Đồng Quốc Bình đã quá bộ đến tận gia đình, đưa hồ sơ giấy tờ, ký tá hoàn tất, cho những ngày tới, gia đình vào Cam Ranh, ra Trường Sa đưa hài cốt em về.
Chỉ qua một ngày thôi, cái lý do "chưa bố trí được phần mộ tại nghĩa trang" mà ông Bùi Công Đoàn, Trưởng phòng Lao động TB&XH Quận Ngô Quyền đưa ra tại văn bản số 68/LĐTB&XH-TrL (08/5/2012) đưa ra, đã được thay đổi và em đã có phần mộ, ngay tại nghĩa trang đó, khi có sự tác động của dư luận - báo chí.
Sự việc này sẽ không dừng ở đây, bởi mọi người Việt có lương tri, không tha thứ cho sự vô cảm, đi ngược truyền thống "đền ơn đáp nghĩa", gây tác động xấu đến chính sách hậu phương Quân đội... mà trách nhiệm thuộc về những cán bộ có trách nhiệm của Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Đây là bài học cho không chỉ Quận Ngô Quyền, không chỉ TP. Hải Phòng mà còn cho nhiều địa phương khác và bài học này, không thể quên lãng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Hùng ơi! Vậy là ngôi sao đỏ tuổi 20 của em, sẽ được cháy yên lành, trong vòng tay gia đình, người thân, đồng đội, đất liền. Mọi người đang chờ em về, từ xa xôi biên đảo Trường Sa.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HÌNH ẢNH CHIẾN SĨ HOÀNG ĐẶNG HÙNG, KHI HUẤN LUYỆN - CÔNG TÁC TẠI CAM RANH
Chiến sĩ Hoàng Đặng Hùng (ngồi đầu tiên, từ phải qua trái) trong thời gian huấn luyện tân binh, tại Căn cứ Cam Ranh (Vùng 4, Hải quân) |
Đón Tết tại đơn vị - Cái Tết đầu tiên xa nhà, trong đời quân ngũ ngắn ngủi |
Lính rất trẻ, nên rất nhiều kiểu nghịch ngơm (hình chụp tại doanh trại D2, F146) |
Trên bãi biển trong căn cứ Cam Ranh, trước lúc ra đảo chìm công tác |
Dòng thư cuối cùng gửi cho gia đình, trước khi ngã xuống và không quên dành dụm, tiết kiệm, gửi về tặng bố mẹ "mấy cóng thịt hộp", dù ngoài đảo rất khổ cực, thiếu thốn. |
* Di ảnh Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng do MTH chụp lại từ tư liệu gia đình.
HÙNG ƠI! EM SẼ NẰM ĐÂU?..
Mai Thanh Hải - Sẽ không ai nói được gì hơn nữa, như mình tối nay khi ngồi trước vợ chồng anh Tuấn - chị Thúy, đều đeo cấp hàm Trung tá, hiện đang công tác tại Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân, khóc uất ức bởi thi hài của con mình (Chiến sĩ Hoàng Đặng Hùng, tức Hoàng Thế Anh, hy sinh tại đảo Đá Lớn, ngày 25/7/2004, khi mới tròn 20 tuổi), bị Phòng Lao động thương binh xã hội Quận Ngô Quyền từ chối, không cho chôn cất hài cốt tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quận Ngô Quyền (TP. Hải Phòng), tại văn bản mới ban hành sáng (8/5/2012).
Hùng ơi! Em hy sinh anh dũng, khi bơi ra cứu xuồng giữa lúc sóng to gió lớn, ở đảo chìm và thân xác em, được đồng đội nén nước mắt, đưa về đảo Nam Yết.
Năm 2008, anh đã ngồi với em - một đồng hương Hải Phòng để viết những câu chữ đau xót, thương nhớ đến cùng cực, có tiêu đề Máu vẫn đổ, ở Trường Sa.
Em là đứa con trai duy nhất trong gia đình lính biển, làm đơn xung phong vào quân đội, ra công tác ở đảo Trường Sa, những mong tiếp bước bố mẹ đang tại ngũ, ông ngoại đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Vậy mà...
Xin được đưa lên những dòng trong đơn của bố mẹ em, viết kêu cứu xin được đưa em về với Đất Mẹ.
Xin lãnh đạo TP. Hải Phòng đọc những dòng này và cho em được chôn cất tại Nghĩa trang Liệt sĩ của Quận Ngô Quyền, để gần với gia đình - người thân.
Xin mọi người nhớ một chút thôi, về khái niệm HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI và em tôi, Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng, đang nằm ở đảo Nam Yết, trẻ mãi tuổi 20.
Hùng ơi! Gia đình, các Nhà báo, đồng đội và nhân dân sẽ làm tất cả, để vong linh em khỏi tủi hờn, đau xót và để nước mắt buồn tủi không còn chảy tràn trên gương mặt bố mẹ em, như tối nay, khi kể về em - MỘT NGƯỜI LÍNH, ĐÃ HY SINH TẠI BIÊN ĐẢO TRƯỜNG SA.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Kính gửi:………………………………………………………………………………………
Tôi tên là Hoàng Đức Tuấn, cấp bậc: Trung tá QNCN cùng vợ là Nguyễn Thị Thúy, cấp bậc: Trung tá QNCN, công tác tại Nhà máy X56 – Cục kỹ thuật Quân chủng Hải Quân, hiện ĐKHK và thường trú tại số nhà 2+3, dãy 13 gian, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng làm đơn này khẩn thiết kêu cứu đến Qúy Báo sự việc sau đây:
Hai vợ chồng chúng tôi đều là quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong Quân chủng Hải Quân.
Cả cuộc đời phấn đấu, rèn luyện trong quân đội, chúng tôi đã hết lòng tận tụy đóng góp sức lực, trí tuệ và cả xương máu của đứa con trai duy nhất cho sự nghiệp Bảo vệ Tổ Quốc.
Con trai chúng tôi là: Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng (tức Hoàng Thế Anh), Sinh ngày 17 tháng 5 năm 1984, là chiến sỹ thuộc Lữ đoàn146, Vùng 4 – Hải Quân, đóng quân tại Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đã anh dũng hy sinh ngày 25-7-2004 tại đảo Đá Lớn, hiện đang yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sỹ đảo Nam Yết, thuộc Quần đảo Trường Sa.
Từ sau khi cháu Hoàng Đặng Hùng hy sinh, lãnh đạo Quân chủng Hải Quân, đơn vị Lữ đoàn 146 cùng đồng chí, đồng đội và gia đình luôn chăm sóc hương khói cho linh hồn cháu được ấm cúng tại đảo.
Hình ảnh liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng chiến đấu hy sinh anh dũng cũng như mộ phần của liệt sỹ ở đảo Nam Yết – Trường Sa đã nhiều lần được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có trang thông tin của Ban Biên giới Chính phủ, như là một biểu tượng về tinh thần chiến đấu dũng cảm, quyết hy sinh tính mạng của người chiến sỹ Hải Quân nhân dân, để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, góp phần chống lại và đập tan mọi thế lực ngoại xâm nhòm ngó, xâm chiếm biển đảo nước ta.
Từ đó đến nay, 8 năm đã trôi qua đã đến thời hạn cất bốc hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ địa phương.
Chính vì vậy, ngày 10-1-2012, Lữ đoàn 146 – Vùng 4 Hải Quân đã có công văn gửi gia đình chúng tôi, đề nghị gia đình chuẩn bị điều kiện, làm thủ tục để đơn vị hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng về đất liền vào đầu tháng 5 năm 2012 cho phù hợp với điều kiện thời tiết biển đảo.
Vợ chồng chúng tôi cũng có nguyện vọng đưa hài cốt của cháu về Nghĩa trang liệt sỹ của quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, cách nơi vợ chồng chúng tôi đang sinh sống chỉ hơn 1km, để tiện việc chăm sóc, hương khói cho cháu (cháu Hoàng Đặng Hùng hy sinh lúc mới tròn 20 tuổi, chưa kịp có vợ con), khi chúng tôi tuổi già sức yếu.
Ngày 15-3-2012, gia đình chúng tôi đã làm đơn xin di chuyển hài cốt liệt sỹ gửi đồng chí Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền và phường Đồng Quốc Bình, đề nghị cho phép di chuyển hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng từ đảo Nam Yết – quần đảo Trường Sa về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền.
Đơn của chúng tôi đã được đại tá Phạm Thanh Sơn, Chính ủy X56 – Cục kỹ thuật Hải Quân xác nhận, đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ.
Tuy nhiên, từ lúc gửi đơn đi, chúng tôi đã bị chính quyền địa phương gây khó dễ, từ chối không cho phép gia đình di chuyển hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng về nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền.
Cụ thể là, sau hàng chục lần đi lại, cán bộ LĐ-TB&XH phường Đồng Quốc Bình chỉ xác nhận (viết tay, không dám ký tên, đóng dấu ủy ban) việc gia đình chúng tôi đang hưởng trợ cấp tử tuất liệt sỹ tại phường.
Cũng sau nhiều lần trình bày tại trụ sở tiếp dân UBND quận, gặp lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH quận, ngày 8-5-2012, gia đình chúng tôi được cán bộ có trách nhiệm của UBND quận Ngô Quyền trả lời: chính thức từ chối tiếp nhận hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng với lý do: Quận Ngô Quyền chỉ tiếp nhận hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ của quận với những trường hợp hy sinh từ năm 1998 trở về trước(?).
Kính thưa Qúy Báo!
Nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền, hiện ở địa bàn phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, chỉ cách gia đình chúng tôi hơn 1km.
Trong nghĩa trang hiện còn một diện tích đất rộng rãi, với trên 200 ngôi mộ liệt sỹ “lưu không”, có nghĩa là không có hài cốt bên trong.
Vậy thì việc UBND quận Ngô Quyền từ chối không tiếp nhận hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng về yên nghỉ tại nghĩa trang của quận với lý do vì cháu hy sinh năm 2004 (sau năm 1998) là không thuyết phục, là xúc phạm vong linh liệt sỹ hy sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa, đi ngược lại chế độ chính sách đãi ngộ với quân nhân có công với đất nước.
Do vậy, chúng tôi làm đơn này, khẩn thiết kêu cứu đến Qúy báo, kính mong Qúy báo quan tâm, cử phóng viên sớm điều tra, xác minh, viết bài đưa lên công luận, phản ánh việc làm tắc trách của UBND quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng; yêu cầu UBND quận Ngô Quyền tiếp nhận hài cốt con trai duy nhất của chúng tôi là liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng (tức Hoàng Thế Anh), hy sinh ngày 25-7-2004, đang yên nghỉ tại đảo Nam Yết – quần đảo Trường Sa, về Nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
Gia đình chúng tôi xin gửi kèm theo đơn các giấy tờ, tài liệu liên quan và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về sự thật của vụ việc này.
Gia đình chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 7 tháng 5 năm 2012
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Hoàng Đức Tuấn
--------------------------------------------------------------
Hùng ơi! Em hy sinh anh dũng, khi bơi ra cứu xuồng giữa lúc sóng to gió lớn, ở đảo chìm và thân xác em, được đồng đội nén nước mắt, đưa về đảo Nam Yết.
Năm 2008, anh đã ngồi với em - một đồng hương Hải Phòng để viết những câu chữ đau xót, thương nhớ đến cùng cực, có tiêu đề Máu vẫn đổ, ở Trường Sa.
Em là đứa con trai duy nhất trong gia đình lính biển, làm đơn xung phong vào quân đội, ra công tác ở đảo Trường Sa, những mong tiếp bước bố mẹ đang tại ngũ, ông ngoại đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Vậy mà...
Xin được đưa lên những dòng trong đơn của bố mẹ em, viết kêu cứu xin được đưa em về với Đất Mẹ.
Xin lãnh đạo TP. Hải Phòng đọc những dòng này và cho em được chôn cất tại Nghĩa trang Liệt sĩ của Quận Ngô Quyền, để gần với gia đình - người thân.
Xin mọi người nhớ một chút thôi, về khái niệm HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI và em tôi, Liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng, đang nằm ở đảo Nam Yết, trẻ mãi tuổi 20.
Hùng ơi! Gia đình, các Nhà báo, đồng đội và nhân dân sẽ làm tất cả, để vong linh em khỏi tủi hờn, đau xót và để nước mắt buồn tủi không còn chảy tràn trên gương mặt bố mẹ em, như tối nay, khi kể về em - MỘT NGƯỜI LÍNH, ĐÃ HY SINH TẠI BIÊN ĐẢO TRƯỜNG SA.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
ĐƠN KÊU CỨU CỦA GIA ĐÌNH LIỆT SỸ TRƯỜNG SA
Hải Phòng, ngày 8 tháng 5 năm 2012
- Kính gửi:………………………………………………………………………………………
Tôi tên là Hoàng Đức Tuấn, cấp bậc: Trung tá QNCN cùng vợ là Nguyễn Thị Thúy, cấp bậc: Trung tá QNCN, công tác tại Nhà máy X56 – Cục kỹ thuật Quân chủng Hải Quân, hiện ĐKHK và thường trú tại số nhà 2+3, dãy 13 gian, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng làm đơn này khẩn thiết kêu cứu đến Qúy Báo sự việc sau đây:
Hai vợ chồng chúng tôi đều là quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong Quân chủng Hải Quân.
Cả cuộc đời phấn đấu, rèn luyện trong quân đội, chúng tôi đã hết lòng tận tụy đóng góp sức lực, trí tuệ và cả xương máu của đứa con trai duy nhất cho sự nghiệp Bảo vệ Tổ Quốc.
Con trai chúng tôi là: Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng (tức Hoàng Thế Anh), Sinh ngày 17 tháng 5 năm 1984, là chiến sỹ thuộc Lữ đoàn146, Vùng 4 – Hải Quân, đóng quân tại Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đã anh dũng hy sinh ngày 25-7-2004 tại đảo Đá Lớn, hiện đang yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sỹ đảo Nam Yết, thuộc Quần đảo Trường Sa.
Từ sau khi cháu Hoàng Đặng Hùng hy sinh, lãnh đạo Quân chủng Hải Quân, đơn vị Lữ đoàn 146 cùng đồng chí, đồng đội và gia đình luôn chăm sóc hương khói cho linh hồn cháu được ấm cúng tại đảo.
Hình ảnh liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng chiến đấu hy sinh anh dũng cũng như mộ phần của liệt sỹ ở đảo Nam Yết – Trường Sa đã nhiều lần được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có trang thông tin của Ban Biên giới Chính phủ, như là một biểu tượng về tinh thần chiến đấu dũng cảm, quyết hy sinh tính mạng của người chiến sỹ Hải Quân nhân dân, để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, góp phần chống lại và đập tan mọi thế lực ngoại xâm nhòm ngó, xâm chiếm biển đảo nước ta.
Từ đó đến nay, 8 năm đã trôi qua đã đến thời hạn cất bốc hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ địa phương.
Chính vì vậy, ngày 10-1-2012, Lữ đoàn 146 – Vùng 4 Hải Quân đã có công văn gửi gia đình chúng tôi, đề nghị gia đình chuẩn bị điều kiện, làm thủ tục để đơn vị hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng về đất liền vào đầu tháng 5 năm 2012 cho phù hợp với điều kiện thời tiết biển đảo.
Vợ chồng chúng tôi cũng có nguyện vọng đưa hài cốt của cháu về Nghĩa trang liệt sỹ của quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, cách nơi vợ chồng chúng tôi đang sinh sống chỉ hơn 1km, để tiện việc chăm sóc, hương khói cho cháu (cháu Hoàng Đặng Hùng hy sinh lúc mới tròn 20 tuổi, chưa kịp có vợ con), khi chúng tôi tuổi già sức yếu.
Ngày 15-3-2012, gia đình chúng tôi đã làm đơn xin di chuyển hài cốt liệt sỹ gửi đồng chí Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền và phường Đồng Quốc Bình, đề nghị cho phép di chuyển hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng từ đảo Nam Yết – quần đảo Trường Sa về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền.
Đơn của chúng tôi đã được đại tá Phạm Thanh Sơn, Chính ủy X56 – Cục kỹ thuật Hải Quân xác nhận, đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ.
Tuy nhiên, từ lúc gửi đơn đi, chúng tôi đã bị chính quyền địa phương gây khó dễ, từ chối không cho phép gia đình di chuyển hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng về nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền.
Cụ thể là, sau hàng chục lần đi lại, cán bộ LĐ-TB&XH phường Đồng Quốc Bình chỉ xác nhận (viết tay, không dám ký tên, đóng dấu ủy ban) việc gia đình chúng tôi đang hưởng trợ cấp tử tuất liệt sỹ tại phường.
Cũng sau nhiều lần trình bày tại trụ sở tiếp dân UBND quận, gặp lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH quận, ngày 8-5-2012, gia đình chúng tôi được cán bộ có trách nhiệm của UBND quận Ngô Quyền trả lời: chính thức từ chối tiếp nhận hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng với lý do: Quận Ngô Quyền chỉ tiếp nhận hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ của quận với những trường hợp hy sinh từ năm 1998 trở về trước(?).
Kính thưa Qúy Báo!
Trung tá Tuấn, bên cạnh những ngôi mộ "lưu không" NTLS Quận Ngô Quyền |
Trong nghĩa trang hiện còn một diện tích đất rộng rãi, với trên 200 ngôi mộ liệt sỹ “lưu không”, có nghĩa là không có hài cốt bên trong.
Vậy thì việc UBND quận Ngô Quyền từ chối không tiếp nhận hài cốt liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng về yên nghỉ tại nghĩa trang của quận với lý do vì cháu hy sinh năm 2004 (sau năm 1998) là không thuyết phục, là xúc phạm vong linh liệt sỹ hy sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa, đi ngược lại chế độ chính sách đãi ngộ với quân nhân có công với đất nước.
Do vậy, chúng tôi làm đơn này, khẩn thiết kêu cứu đến Qúy báo, kính mong Qúy báo quan tâm, cử phóng viên sớm điều tra, xác minh, viết bài đưa lên công luận, phản ánh việc làm tắc trách của UBND quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng; yêu cầu UBND quận Ngô Quyền tiếp nhận hài cốt con trai duy nhất của chúng tôi là liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng (tức Hoàng Thế Anh), hy sinh ngày 25-7-2004, đang yên nghỉ tại đảo Nam Yết – quần đảo Trường Sa, về Nghĩa trang liệt sỹ quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
Gia đình chúng tôi xin gửi kèm theo đơn các giấy tờ, tài liệu liên quan và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về sự thật của vụ việc này.
Gia đình chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 7 tháng 5 năm 2012
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Hoàng Đức Tuấn
--------------------------------------------------------------
Trung tá Nguyễn Thị Thúy, mẹ LS Hoàng Đặng Hùng |
Trung tá Hoàng Đức Tuấn, bố LS Hoàng Đặng Hùng |
Trung tá Hoàng Đức Tuấn, giữa những "mộ lưu không" trong NTLS Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng |
Phần mộ LS Hoàng Đặng Hùng (MTH chụp tháng 4/2008) MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ LIỆT SĨ HOÀNG ĐẶNG HÙNG, ĐĂNG TRÊN BÁO CHÍ: - Báo Quân đội nhân dân 2010: đọc ở đây - Báo Quân đội nhân dân 2011: đọc ở đây - Tạp chí Xây dựng Đảng: đọc ở đây - Báo An ninh Thủ đô: đọc ở đây Hình ảnh anh Tuấn, chị Thúy được chụp tại Nhà khách Hải quân (TP. Hải Phòng), tối 8/5/2012 |
7 tháng 5, 2012
ĐIỆN BIÊN VẪN THẾ!
Mai Thanh Hải - Cuối 2011 đến nay, mình liên tục đi Điện Biên, Sơn La bằng đủ các loại tàu bay, tàu bò, tàu thủy lạch tạch sông Đà... và chuyến nào cũng nhớ chuyện ngày xưa. Lạ thế chứ!. Có lẽ là già...
Cái lần đầu tiên trong đời đi công tác Tây Bắc, mình khoác ba lô lên tàu hỏa lên Lào Cai, lọ mọ tiếp ra bến xe khách, sang cái tỉnh lỵ Lai Châu mới thành lập mù mịt bụi, lơ thơ dãy phố mặt đường quốc lộ, cứ đi huyện về tối muộn là... nhịn đói, không có gì để ăn.
Một tuần ở Lai Châu, mình khoác ba lô lên Sì Lờ Lầu (huyện Phong Thổ) ở luôn với anh em Biên phòng, mấy ngày sau lại đi xe ôm ra ngã ba, đón xe về Điện Biên.
Vẫn nhớ như in cái cảnh nửa ngày trời đứng lúp xúp dưới bóng cây ven đường mà không có 1 chuyến xe nào chạy qua.
Sau đó, mình phải đi bộ gần chục km mới đến 1 Trạm xăng, ở đó qua đêm, chờ đến khi có 1 chiếc xe tải vào đổ xăng và mình cùng chú bán xăng, trình bày - nói khó đến sùi bọt mép, mới được cho "quá giang" về TP. Điện Biên.
Bao năm xuôi ngược Tây Bắc, đã khá mòn chân ở Điện Biên, thế nhưng quả thật mình chưa bao giờ đi hết những di tích, ghi dấu một thời oanh liệt "lên vành hoa đỏ, lên thiên sử vàng".
Có lẽ, nỗi lo "cơm áo gạo tiền" thường nhật thường làm con người ta không nghĩ được gì thêm, không còn muốn quan tâm gì thêm, chỉ hướng đến tương lai "cơm ăn 3 bữa, quần ào mặc cả ngày", rất thật.
Bây giờ lên Điện Biên, tìm đến các di tích chiến tranh, mình cứ lẩn mẩn tự hỏi: "Quá khứ "56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt" liệu sẽ được hậu thế nhắc lại ra sao, khi mà việc giữ gìn chứng tích bao năm qua vẫn mòn mỏi ở việc trông coi cái hầm, thi thoảng lợp lại túp lán, dăm hôm kiểm tra lại đống xác máy bay xe tăng, xem có bị đồng nát khuân đi mảnh nào không?." và tự an ủi: Những ngày này, may mà vẫn có những đoàn khách tìm đến hầm Đờ Cát, lán Mường Phăng. Cho dù, họ chỉ đến chụp hình lưu niệm, chứ ít người quan tâm đến những câu chuyện xưa như trái đất, quen thuộc như... con chão chuộc, mà cô hướng dẫn viên du lịch đọc làu làu, hơn cả cháo chảy, hồi các cụ đào hào vây lấn, đánh gục Cứ điểm Điện Biên...
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cái lần đầu tiên trong đời đi công tác Tây Bắc, mình khoác ba lô lên tàu hỏa lên Lào Cai, lọ mọ tiếp ra bến xe khách, sang cái tỉnh lỵ Lai Châu mới thành lập mù mịt bụi, lơ thơ dãy phố mặt đường quốc lộ, cứ đi huyện về tối muộn là... nhịn đói, không có gì để ăn.
Một tuần ở Lai Châu, mình khoác ba lô lên Sì Lờ Lầu (huyện Phong Thổ) ở luôn với anh em Biên phòng, mấy ngày sau lại đi xe ôm ra ngã ba, đón xe về Điện Biên.
Vẫn nhớ như in cái cảnh nửa ngày trời đứng lúp xúp dưới bóng cây ven đường mà không có 1 chuyến xe nào chạy qua.
Sau đó, mình phải đi bộ gần chục km mới đến 1 Trạm xăng, ở đó qua đêm, chờ đến khi có 1 chiếc xe tải vào đổ xăng và mình cùng chú bán xăng, trình bày - nói khó đến sùi bọt mép, mới được cho "quá giang" về TP. Điện Biên.
Bao năm xuôi ngược Tây Bắc, đã khá mòn chân ở Điện Biên, thế nhưng quả thật mình chưa bao giờ đi hết những di tích, ghi dấu một thời oanh liệt "lên vành hoa đỏ, lên thiên sử vàng".
Có lẽ, nỗi lo "cơm áo gạo tiền" thường nhật thường làm con người ta không nghĩ được gì thêm, không còn muốn quan tâm gì thêm, chỉ hướng đến tương lai "cơm ăn 3 bữa, quần ào mặc cả ngày", rất thật.
Bây giờ lên Điện Biên, tìm đến các di tích chiến tranh, mình cứ lẩn mẩn tự hỏi: "Quá khứ "56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt" liệu sẽ được hậu thế nhắc lại ra sao, khi mà việc giữ gìn chứng tích bao năm qua vẫn mòn mỏi ở việc trông coi cái hầm, thi thoảng lợp lại túp lán, dăm hôm kiểm tra lại đống xác máy bay xe tăng, xem có bị đồng nát khuân đi mảnh nào không?." và tự an ủi: Những ngày này, may mà vẫn có những đoàn khách tìm đến hầm Đờ Cát, lán Mường Phăng. Cho dù, họ chỉ đến chụp hình lưu niệm, chứ ít người quan tâm đến những câu chuyện xưa như trái đất, quen thuộc như... con chão chuộc, mà cô hướng dẫn viên du lịch đọc làu làu, hơn cả cháo chảy, hồi các cụ đào hào vây lấn, đánh gục Cứ điểm Điện Biên...
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tượng đài chiến thắng Điện Biên, khối chú phải ngồi tù, vì cái khu này đấy |
Hạ nòng thôi, đừng bắn xe tớ |
Cả chiếc máy bay, bây giờ chỉ còn dư thế này |
Hầm Đờ Cát |
Mình làm chỉ huy, chỉ đạo toàn... đàn bà, trẻ con. Hu! Hu!.. |
Toàn vịt giời đạp lên đầu, không ra hàng mới lạ |
Tự tình mà vẫn cầm cờ ư? |
Xe đời mới cạnh tăng đời cũ |
2 ông này vác cơm hộp lên nóc tháp pháo, mới oách |
Pháo đẫy tay! Ôi sướng thế! |
Cóc cụ trong bánh xích |
Trâu lườm xe tăng |
Vào Mường Phăng |
Trắng gì mà sáng thế? |
Bà con bán hàng, cho du khách nhưng toàn lá lẩu và đồ Tàu |
Hội trường này, toàn liền bà và trẻ con |
Nơi mổ trâu bò |
Lũ nhỏ ở Mường Phăng, rất tội |
Chuyện 3 người! Hí! Hí!.. |
Người mẫu và nhiếp ảnh gia |
Chả biết ai là tâm điểm |
Viết bậy và gạch xóa |
Rừng Mường Phăng, bao năm rồi vẫn vậy |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)