Mai Thanh Hải - Nói đến địa danh Y Tý, may ra có 1 số dân phượt và anh em Bộ đội Biên phòng Lào Cai biết.
Nói là xã phía tây của huyện Bát Xát (Lào Cai) thật đấy, nhưng cái xã vùng cao hun hút này (phía Nam giáp xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và phía Tây giáp với anh bạn láng giềng to xác tham lam Trung Quốc bằng con suối Lũng Pô, với chiều dài đường biên khoảng 17km), cách huyện lị Bát Xát (tiếng là huyện vùng biên nhưng hết thảy Huyện ủy - UBND và các Ban ngành đều ung dung nằm phía dưới, cách TP. Lào Cai chỉ chục km, khi có chuyện, chả hiểu họ "chỉ đạo - điều hành" và... đối phó, chống trả thế nào), khoảng gần 100 km về phía Tây bắc.
Xã Y Tý có tới 15 thôn bản, nằm hết ở những nơi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao và tự trung, cả xã nằm trên vùng núi đá có độ cao hơn 2000 m, mang tên Cao nguyên Y Tý. Lên Y Tý, ngoài một số anh em Bộ đội, giáo viên, cán bộ... là người Kinh, còn lại rặt đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì và đặc biệt là người Hà Nhì đen, một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam sinh sống.
Lần trước mình lên Y Tý, cứ hớt ha hớt hải bởi con đường từ Bản Vược chạy dọc theo bờ Sông Hồng đang làm dở dang, ngồi trên xe Uoat chuyên dụng của Bộ Tư lệnh Biên phòng, ngược hun hút lên núi cao, tim cứ nhảy loạn trong ngực.
Một ngày ở Đồn Biên phòng Y Tý (Đồn 273), loanh qua loanh quanh toàn chuyện tuần tra, đếm mốc và đẩy đuổi - đối phó với lũ trộm ngày, cướp đêm ở phía bên kia biên giới. Giải lao giữa giờ làm việc - nói chuyện, lại khề khà rượu thóc.
Mà đã "giải lao" với mấy ông Biên phòng vùng biên giáp Tàu, thì không "chết" cũng "hy sinh", bởi từ lãnh đạo đến chiến sĩ, đều uống như voi uống Philatop.
Mình uống 1 trận, đổ kềnh ra nhà, chả biết gì.
Sáng sau, tỉnh giấc đã thấy ngoài sân các ông ấy tỉnh như sáo sậu, trần trùng trục giữa sân xi măng lạnh cóng, nhảy rầm rập hô váng: "Khỏe! Bảo vệ Tổ quốc. Khỏe! Xây dựng Quân đội", cứ như chiều tối qua, cái chuyện uống phát hết vài cốc thủy tinh Liên Xô rượu, là chuyện ở mãi đâu đâu.
Nhắc chuyện uống rượu Y Tý, mấy ông Biên phòng Y Tý hồi ấy tỉnh bơ: "Không uống rượu thì biết làm gì, ở cái nơi đi vài ngày đường mới tới này?"...
Ngày Tết rộn ràng này trở lại Y Tý. Chả ngu gì đi cung đường khốn khổ, tổn thọ ngày trước, mà thẳng tiến từ Sa Pa - Pa Cheo - Mường Hum - Dền Thàng cho nó lành. Quả là có lành thật, nhưng nhiều lúc cũng muốn rớt tim vào hàng phở, làm cháo tim cật, bởi con đường be bét, lổn nhổn, sạt lở và bé tý giữa cao hút núi, thăm thẳm đèo, sầm sập dốc.
Gần đến Y Tý, trời lạnh khuyến mại thêm mấy ngày mưa, khiến tất cả chung chiêng trong mây mù, sương giá và lạnh xuống đến 3 độ C, có bị thằng đểu nào thò kéo cắt tai, chắc cũng chả biết.
Lạnh thì Y Tý vẫn vậy. Khổ thì Y Tý vẫn... thế. Cái xã điểm cao vùng biên xa xôi nhất tỉnh Lào Cai này, mình cảm giác như bị... lãng quên, từ khi kết thúc cuộc chiến trang giằng co biên giới 1979 - 1989.
Té ra, cũng không hẳn vì thế: May mà "Đảng - Chính phủ" vẫn nhớ, đầu tư cho con đường đi lại - tiện thể làm "đường Tuần tra biên giới", kéo từ huyện lỵ Bát Xát, lên A Mú Sung và tiếp tục ngược lên biên giới, giữ đất.
Cái may nữa và thiết thực nhất (lời của các thầy cô giáo và anh em Bộ đội Biên phòng), là cái Chương trình "Ơm Ịt" cũng lọ mọ bò được lên Y Tý và ngay lập tức được thực hiện bằng tiền mặt nhận tận tay, đồ ăn uống - nấu nướng - áo quần - trang thiết bị phục vụ việc ăn - dạy - học của bọn lít nhít Mầm non, cũng được chuyển đến tận nơi sử dụng, toàn đồ mới cứng - vẹn nguyên và không qua bất cứ bố con thằng trung gian nào cả.
"Ơm Ịt" - Khái niệm này, có lẽ hơi lạ với nhiều người. Nhưng với hàng vạn đứa trẻ con dưới 5 tuổi học Mẫu giáo ở khắp các thôn bản, xã huyện của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên... thì đó rất thân quen, bởi hàng ngày chúng vẫn ngọng nghịu gọi tên, từ "Cơm thịt".
Thiết thực lắm chứ: Mỗi người trong cộng đồng góp 1 tý tiền bạc, đồ dùng, công sức... thế là đều đặn hàng ngày, bao nhiêu "em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng" có 1 bữa ăn trưa theo đúng nghĩa, với cơm trắng và thịt lợn, có áo ấm 4 lớp dày khự và ủng đi núi, tất quấn chân, khăn quàng cổ, thảm lót lưng...
Ăn xong, cả đám chúng nó lại lăn ra thảm chống rét xanh đỏ của "Ơm Ịt", đắp chăn bông của "Ơm Ịt", ngáy khìn khịt như... lợn con say sữa và đầu giờ chiều tỉnh dậy, có sức hò hét - hát ca "Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta"...
Mình chả so sánh bọn lít nhít Mầm non của Y Tý với bọn lít nhít ở những nơi khác, mà "Ơm Ịt" đã... "phủ sóng hoạt động" căng đét:
Sao mà so sánh được, khi chúng sinh ra đang lớn lên ở cái nơi, mà đi đến đâu cũng được cắm biển "Khu vực Biên giới" và chỉ dấn vài bước chân, là sang đất láng giềng đang nghĩ ngợi 2 chữ "Hữu nghị"?.
So sánh sao được, khi nơi chúng ở chỉ toàn núi đá - rừng già, từng hạt gạo, nhúm muối, giọt dầu... cũng phải cõng lên tiếp tế, từ dưới xuôi?.
Không ai dám so sánh, khi chúng lụi hụi - cần mẫn đến trường học trong giời rét vài độ, với chân trần, áo mỏng và đường đá chỉ ngựa thồ mới dám cùng đi?..
Và sao có thể so sánh được với những gì chúng sẽ mang trên vai, trong thì tương lai, để giữ đất địa đầu, cho phía sau yên ả?..
Lên Y Tý ngày áp Tết, nhìn bọn lít nhít Mầm non hùng hục ăn cơm có thịt, tự cười nhẹ nhõm cùng bao nhiêu người đi bên mình, bao người góp công của cho 117 đứa trẻ dưới 5 tuổi trong các điểm trường của Mầm non xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) có "Ơm Ịt" ăn trong năm học 2011-2012. Tự dưng mình lại lẩn mẩn:
Đến bao giờ, tất cả bọn lít nhít vùng cao - miền núi - vùng sâu - vùng xa quen với việc ăn cơm có thịt?.
Giá như, cái số tiền 650 tỷ đồng Ngân sách mà Nhà nước giao cho Ngô Bảo Châu (Giáo sư mới nổi lềnh phềnh nhờ cái thuyết Bổ Đề, nói ra người ta ít biết hơn... chùa Bồ Đề), để thành lập, duy trì cái Viện Toán "làm gì thì làm"... Số tiền ấy được trích phần nhỏ, rất nhỏ thôi cho bọn lít nhít bát cơm - miếng thịt ban trưa, thì chúng cũng đỡ đói bụng, đỡ bỏ học và biết đâu, như thế lại góp phần cho "miền núi tiến núi tiến kịp miền xuôi", cho đất nước "công bằng - văn minh" hơn, nhỉ?..
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nói là xã phía tây của huyện Bát Xát (Lào Cai) thật đấy, nhưng cái xã vùng cao hun hút này (phía Nam giáp xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và phía Tây giáp với anh bạn láng giềng to xác tham lam Trung Quốc bằng con suối Lũng Pô, với chiều dài đường biên khoảng 17km), cách huyện lị Bát Xát (tiếng là huyện vùng biên nhưng hết thảy Huyện ủy - UBND và các Ban ngành đều ung dung nằm phía dưới, cách TP. Lào Cai chỉ chục km, khi có chuyện, chả hiểu họ "chỉ đạo - điều hành" và... đối phó, chống trả thế nào), khoảng gần 100 km về phía Tây bắc.
Xã Y Tý có tới 15 thôn bản, nằm hết ở những nơi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao và tự trung, cả xã nằm trên vùng núi đá có độ cao hơn 2000 m, mang tên Cao nguyên Y Tý. Lên Y Tý, ngoài một số anh em Bộ đội, giáo viên, cán bộ... là người Kinh, còn lại rặt đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì và đặc biệt là người Hà Nhì đen, một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam sinh sống.
Lần trước mình lên Y Tý, cứ hớt ha hớt hải bởi con đường từ Bản Vược chạy dọc theo bờ Sông Hồng đang làm dở dang, ngồi trên xe Uoat chuyên dụng của Bộ Tư lệnh Biên phòng, ngược hun hút lên núi cao, tim cứ nhảy loạn trong ngực.
Một ngày ở Đồn Biên phòng Y Tý (Đồn 273), loanh qua loanh quanh toàn chuyện tuần tra, đếm mốc và đẩy đuổi - đối phó với lũ trộm ngày, cướp đêm ở phía bên kia biên giới. Giải lao giữa giờ làm việc - nói chuyện, lại khề khà rượu thóc.
Mà đã "giải lao" với mấy ông Biên phòng vùng biên giáp Tàu, thì không "chết" cũng "hy sinh", bởi từ lãnh đạo đến chiến sĩ, đều uống như voi uống Philatop.
Mình uống 1 trận, đổ kềnh ra nhà, chả biết gì.
Sáng sau, tỉnh giấc đã thấy ngoài sân các ông ấy tỉnh như sáo sậu, trần trùng trục giữa sân xi măng lạnh cóng, nhảy rầm rập hô váng: "Khỏe! Bảo vệ Tổ quốc. Khỏe! Xây dựng Quân đội", cứ như chiều tối qua, cái chuyện uống phát hết vài cốc thủy tinh Liên Xô rượu, là chuyện ở mãi đâu đâu.
Nhắc chuyện uống rượu Y Tý, mấy ông Biên phòng Y Tý hồi ấy tỉnh bơ: "Không uống rượu thì biết làm gì, ở cái nơi đi vài ngày đường mới tới này?"...
Ngày Tết rộn ràng này trở lại Y Tý. Chả ngu gì đi cung đường khốn khổ, tổn thọ ngày trước, mà thẳng tiến từ Sa Pa - Pa Cheo - Mường Hum - Dền Thàng cho nó lành. Quả là có lành thật, nhưng nhiều lúc cũng muốn rớt tim vào hàng phở, làm cháo tim cật, bởi con đường be bét, lổn nhổn, sạt lở và bé tý giữa cao hút núi, thăm thẳm đèo, sầm sập dốc.
Gần đến Y Tý, trời lạnh khuyến mại thêm mấy ngày mưa, khiến tất cả chung chiêng trong mây mù, sương giá và lạnh xuống đến 3 độ C, có bị thằng đểu nào thò kéo cắt tai, chắc cũng chả biết.
Lạnh thì Y Tý vẫn vậy. Khổ thì Y Tý vẫn... thế. Cái xã điểm cao vùng biên xa xôi nhất tỉnh Lào Cai này, mình cảm giác như bị... lãng quên, từ khi kết thúc cuộc chiến trang giằng co biên giới 1979 - 1989.
Té ra, cũng không hẳn vì thế: May mà "Đảng - Chính phủ" vẫn nhớ, đầu tư cho con đường đi lại - tiện thể làm "đường Tuần tra biên giới", kéo từ huyện lỵ Bát Xát, lên A Mú Sung và tiếp tục ngược lên biên giới, giữ đất.
Cái may nữa và thiết thực nhất (lời của các thầy cô giáo và anh em Bộ đội Biên phòng), là cái Chương trình "Ơm Ịt" cũng lọ mọ bò được lên Y Tý và ngay lập tức được thực hiện bằng tiền mặt nhận tận tay, đồ ăn uống - nấu nướng - áo quần - trang thiết bị phục vụ việc ăn - dạy - học của bọn lít nhít Mầm non, cũng được chuyển đến tận nơi sử dụng, toàn đồ mới cứng - vẹn nguyên và không qua bất cứ bố con thằng trung gian nào cả.
"Ơm Ịt" - Khái niệm này, có lẽ hơi lạ với nhiều người. Nhưng với hàng vạn đứa trẻ con dưới 5 tuổi học Mẫu giáo ở khắp các thôn bản, xã huyện của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên... thì đó rất thân quen, bởi hàng ngày chúng vẫn ngọng nghịu gọi tên, từ "Cơm thịt".
Thiết thực lắm chứ: Mỗi người trong cộng đồng góp 1 tý tiền bạc, đồ dùng, công sức... thế là đều đặn hàng ngày, bao nhiêu "em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng" có 1 bữa ăn trưa theo đúng nghĩa, với cơm trắng và thịt lợn, có áo ấm 4 lớp dày khự và ủng đi núi, tất quấn chân, khăn quàng cổ, thảm lót lưng...
Ăn xong, cả đám chúng nó lại lăn ra thảm chống rét xanh đỏ của "Ơm Ịt", đắp chăn bông của "Ơm Ịt", ngáy khìn khịt như... lợn con say sữa và đầu giờ chiều tỉnh dậy, có sức hò hét - hát ca "Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta"...
Mình chả so sánh bọn lít nhít Mầm non của Y Tý với bọn lít nhít ở những nơi khác, mà "Ơm Ịt" đã... "phủ sóng hoạt động" căng đét:
Sao mà so sánh được, khi chúng sinh ra đang lớn lên ở cái nơi, mà đi đến đâu cũng được cắm biển "Khu vực Biên giới" và chỉ dấn vài bước chân, là sang đất láng giềng đang nghĩ ngợi 2 chữ "Hữu nghị"?.
So sánh sao được, khi nơi chúng ở chỉ toàn núi đá - rừng già, từng hạt gạo, nhúm muối, giọt dầu... cũng phải cõng lên tiếp tế, từ dưới xuôi?.
Không ai dám so sánh, khi chúng lụi hụi - cần mẫn đến trường học trong giời rét vài độ, với chân trần, áo mỏng và đường đá chỉ ngựa thồ mới dám cùng đi?..
Và sao có thể so sánh được với những gì chúng sẽ mang trên vai, trong thì tương lai, để giữ đất địa đầu, cho phía sau yên ả?..
Lên Y Tý ngày áp Tết, nhìn bọn lít nhít Mầm non hùng hục ăn cơm có thịt, tự cười nhẹ nhõm cùng bao nhiêu người đi bên mình, bao người góp công của cho 117 đứa trẻ dưới 5 tuổi trong các điểm trường của Mầm non xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) có "Ơm Ịt" ăn trong năm học 2011-2012. Tự dưng mình lại lẩn mẩn:
Đến bao giờ, tất cả bọn lít nhít vùng cao - miền núi - vùng sâu - vùng xa quen với việc ăn cơm có thịt?.
Giá như, cái số tiền 650 tỷ đồng Ngân sách mà Nhà nước giao cho Ngô Bảo Châu (Giáo sư mới nổi lềnh phềnh nhờ cái thuyết Bổ Đề, nói ra người ta ít biết hơn... chùa Bồ Đề), để thành lập, duy trì cái Viện Toán "làm gì thì làm"... Số tiền ấy được trích phần nhỏ, rất nhỏ thôi cho bọn lít nhít bát cơm - miếng thịt ban trưa, thì chúng cũng đỡ đói bụng, đỡ bỏ học và biết đâu, như thế lại góp phần cho "miền núi tiến núi tiến kịp miền xuôi", cho đất nước "công bằng - văn minh" hơn, nhỉ?..
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
"CƠM CÓ THỊT" BUỔI TRƯA, TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO Y TÝ (BÁT XÁT, LÀO CAI)
Các thành viên Chương trình "Cơm có thịt" chụp hình lưu niệm với các con Y Tý, nhá! |
Con lớn nhất lớp, nên con giúp cô chia cơm |
Thịt đây và trứng đây |
Mong đợi... thèm thuồng |
Ăn uống phải có trật tự |
Không được nói chuyện nên phải... nhìn trộm |
Đừng xúc miếng to, kẻo nghẹn con nhé |
Tiết kiệm là quốc sách: Không cho bất cứ hạt cơm nào vãi khỏi miệng |
Hi! Hi! Dính hạt cơm lên má con rồi |
Vẫn giữ thói quen cũ: Để dành thịt, chỉ ăn nhõn cơm không |
Còn con thì nâng niu, chắt chiu cắn từng miếng thịt nhỏ |
Mới thụ hưởng "Cơm có thịt" được vài tháng, con đã tăng 3kg rồi đấy |
Ăn hết bát, sẽ được thêm suất ngay |
Tớ chén nhanh chưa? Sắp hết rồi nè! |
Bát to hơn người |
Ăn hết cơm, mới chén đến... thịt trứng |
Con cũng vậy, nên gọi là: Ăn vã thịt |
Ai ăn xong, cũng xếp hàng cất bát nhá! |