Mai Thanh Hải - Ra Trường Sa, đến đâu cũng gặp tàu cá của ngư dân Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền Trung.
Ờ các đảo, tàu cá vào ra tấp nập tránh trú, nghỉ ngơi và nhất là tiếp nước - bơm dầu.
Thân thuộc đến mức, có những đảo chìm, ngư dân rành rẽ tên tuổi - quê quán của cán bộ chiến sĩ, y như cán bộ Quân lực và ngược lại, bộ đội cũng sẵn sàng nhường cho ngư dân từng can nước, hộp thịt, cân gạo nếu lỡ đường thiếu thốn.
Cái sự "trao đổi" là tình cảm, nhưng ngư dân cũng chẳng để bộ đội thiệt, tặng lại đủ thứ cá tôm, ốc sứa cho đến cả những thứ quý giá như hải sâm - vú nàng, lặn ngụp mò mẫm, mãi mới bắt được chút ít.
Đi biển, đằng đẵng bao ngày nhìn xung quanh trống không màu xanh chân trời, tự dưng thấy 1 chấm tàu thuyền bé tí, cũng tò mò nhao hết ra xem đoán.
Nếu những tàu thuyền đó là của mình, mang cờ đỏ sao vàng, cái sự mừng vui chào đón lan truyền khắp tàu, vẫy tay hò hét chào nhau, đến khản cả giọng.
Hôm rồi, tàu mình ngoài Trường Sa gặp 1 tàu ngư dân của Bình Định, gần 40 người lênh đênh câu mực gần 2 tháng trời, gần cạn hết nước ngọt.
Ngay lập tức, việc tiếp tế nước ngọt cho tàu cá ngư dân được thực hiện. Người trên cả 2 tàu dồn hết lên boong cười đùa, trò chuyện.
Tàu mình không chỉ cấp nước mà còn tặng cả lương thực - thực phẩm, thậm chí cả thùng bia 333 trong tủ cấp đông, còn lạnh cóng, lấm tấm nước đá. Tàu ngư dân cũng hào phóng tặng lại cả ôm mực sản phẩm, câu dưới biển lên, phơi lủng lẳng khắp tàu, khô đét lòng thòng.
Thấy ngư dân ôm mực, bộ đội tàu lắc đầu: "Xin vài nắm, nướng ăn chơi thôi. Để lại mà mang về bán, sắp hết chuyến câu rồi!"...
Trường Sa mọi mùa biển, tàu cá ngư dân treo cờ đỏ sao vàng ngược xuôi đè sóng, dưới nòng súng canh biển giữ trời của bộ đội đảo, bộ đội tàu.
Và nghề biển với nhiều người Việt, cũng phát đạt từ ngư trường truyền thống: Trường Sa.
-----------------
* Hình ảnh tàu cá của ngư dân Việt Nam đăng trong bài, được ghi lại trên vùng biển Trường Sa, tháng 5/2013.
Ờ các đảo, tàu cá vào ra tấp nập tránh trú, nghỉ ngơi và nhất là tiếp nước - bơm dầu.
Thân thuộc đến mức, có những đảo chìm, ngư dân rành rẽ tên tuổi - quê quán của cán bộ chiến sĩ, y như cán bộ Quân lực và ngược lại, bộ đội cũng sẵn sàng nhường cho ngư dân từng can nước, hộp thịt, cân gạo nếu lỡ đường thiếu thốn.
Cái sự "trao đổi" là tình cảm, nhưng ngư dân cũng chẳng để bộ đội thiệt, tặng lại đủ thứ cá tôm, ốc sứa cho đến cả những thứ quý giá như hải sâm - vú nàng, lặn ngụp mò mẫm, mãi mới bắt được chút ít.
Đi biển, đằng đẵng bao ngày nhìn xung quanh trống không màu xanh chân trời, tự dưng thấy 1 chấm tàu thuyền bé tí, cũng tò mò nhao hết ra xem đoán.
Nếu những tàu thuyền đó là của mình, mang cờ đỏ sao vàng, cái sự mừng vui chào đón lan truyền khắp tàu, vẫy tay hò hét chào nhau, đến khản cả giọng.
Hôm rồi, tàu mình ngoài Trường Sa gặp 1 tàu ngư dân của Bình Định, gần 40 người lênh đênh câu mực gần 2 tháng trời, gần cạn hết nước ngọt.
Ngay lập tức, việc tiếp tế nước ngọt cho tàu cá ngư dân được thực hiện. Người trên cả 2 tàu dồn hết lên boong cười đùa, trò chuyện.
Tàu mình không chỉ cấp nước mà còn tặng cả lương thực - thực phẩm, thậm chí cả thùng bia 333 trong tủ cấp đông, còn lạnh cóng, lấm tấm nước đá. Tàu ngư dân cũng hào phóng tặng lại cả ôm mực sản phẩm, câu dưới biển lên, phơi lủng lẳng khắp tàu, khô đét lòng thòng.
Thấy ngư dân ôm mực, bộ đội tàu lắc đầu: "Xin vài nắm, nướng ăn chơi thôi. Để lại mà mang về bán, sắp hết chuyến câu rồi!"...
Trường Sa mọi mùa biển, tàu cá ngư dân treo cờ đỏ sao vàng ngược xuôi đè sóng, dưới nòng súng canh biển giữ trời của bộ đội đảo, bộ đội tàu.
Và nghề biển với nhiều người Việt, cũng phát đạt từ ngư trường truyền thống: Trường Sa.
-----------------
* Hình ảnh tàu cá của ngư dân Việt Nam đăng trong bài, được ghi lại trên vùng biển Trường Sa, tháng 5/2013.