27 tháng 6, 2012

TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐE DỌA CÁN BỘ DƯỚI QUYỀN?..

Mai Thanh Hải -Ở Báo Đại Đoàn kết, có tấm bảng treo trước cửa Hội trường Báo, màu vàng hoa sói hoa hòe, dán ảnh ghi tên: "Một số cá nhân xuất sắc của Báo Đại Đoàn kết trong 6 tháng đầu năm 2011".

Trong đó, đứng đầu bảng là Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập (TBT) Báo, nhưng bị ai đó dùng bút bi gạch xóa, đâm thẳng vào mặt, trông như... khoan cắt bê tông.

Cũng ở Báo Đại Đoàn kết, chưa khi nào mà số cán bộ - phóng viên phải dứt áo ra đi, trong chưa đến 1 nhiệm kỳ TBT, như thời Đinh Đức Lập (về ôm ghế từ 2008), hiện lên đến 20 người (và chắc chắn hơn nữa, nếu Lập còn cầm quyền) bởi không chịu nổi cách o ép, tư duy lãnh đạo gia trưởng - cửa quyền...

... và cũng ở Báo Đại Đoàn kết, hơn 70 năm, kể từ khi thành lập đến nay, chưa khi nào Báo rơi vào "thảm cảnh", bi bét, xấu hổ như hiện nay, với những "chắc án" đưa hối lộ, giả mạo công tác, lợi dụng chức vụ quyền hạn và những "nghi án" tham nhũng, vi phạm về quản lý kinh tế... đặc biệt là những chuyện "lình xình" của người đứng đầu tờ báo, vốn có dớp vào vào từ hồi xài Bằng cấp giả, cho đến khi chả có chữ báo chí nào trong đầu, cũng nhảy tót lên ghế lãnh đạo tờ báo, đi đâu cũng bi bô dạy đời, như hiện nay...

Hôm trước ngày Báo chí Việt Nam (21/6/2012), Nhà báo Hữu Nguyên, Phó Ban Đại diện tại TP.HCM của Báo Đại Đoàn kết, chịu không thấu và thay mặt tất cả những người đã, đang công tác tại Báo Đại Đoàn kết, kể một số những chuyện "chịu không nổi" của đương kim TBT Đinh Đức Lập (đọc ở đây).

Khi thư của anh Hữu Nguyên được đăng trên Blog cá nhân và mình đăng lại trên trang của mình, mọi người cung cấp thông tin, cho ý kiến, cứ gọi là đầy chật, phải cất 1 số vào Spam để lưu trữ, thi thoảng moi ra... nghía phát.

Mấy bác lãnh đạo thì gọi điện thẳng cho mình, bức xúc: "Nó mới là đứa bôi nhọ Đảng - Chính phủ - Mặt trận, chứ còn ai nữa?" và thở dài: "Phải... thay máu chỗ ấy thôi, cho chúng tao đỡ xấu hổ!".

Buồn cười nhất là Bọ Lập Quê Choa gọi mình: "Thế nó vẫn còn làm TBT à?". Mình ú ớ chả hiểu gì, Bọ cười: "Ngày xưa làm Đoàn, phòng làm việc của tao cạnh phòng nó, lạ gì?" khiến mình lăn ra: "Ối Giời!. Ngày xưa Bọ cũng làm Đoàn á?".

Cười nữa là chuyện: Chả hiểu "móc nối" thế nào mà BTV Phòng Chính trị, Ban Thời sự VTV sang quay, phỏng vấn Đại Đoàn kết về vấn đề... "Đạo đức báo chí" và phát trên Bản tin 19h tối hình tờ Báo Đại Đoàn kết xếp cạnh tờ Người Cao tuổi, chả hiểu ý gì?.. Sáng hôm sau, giao ban Đài, mọi người rầm rầm đưa việc "đạo đức báo chí" của TBT Đinh Đức Lập và câu chuyện hiện thời giữa 2 báo, khối người mới ớ ra: "Nó vớ vẩn thế, sao vẫn nằng nặc đưa lên, để phí sóng làm gì nhỉ?"...

Hôm nay, lại thấy anh Hữu Nguyên thông báo trên Blog về "Hành xử kỳ lạ của TBT Đinh Đức Lập", đọc và dẫn lại lời của một Nhà báo lão thành: "TBT Báo này có phải là con cháu Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội không mà chuyên quyền và vô đạo lý thế?".

Mình đành phải trả lời hộ: TBT Đinh Đức Lập không phải con cháu ai cả, không đại diện cho 1 thế lực nào cả. Ngay cả với anh Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch Thường trực - Tổng Thư ký UBTWMTTQVN, TBT Đinh Đức Lập cũng chỉ là quan hệ công tác, không phải ruột rà máu mủ - tiền bạc gái gú gì cả. Đừng thấy "quăng lựu đạn" mà nghĩ oan cho các bác ấy. Thật đấy!...

Đăng lại chuyện của Nhà báo Hữu Nguyên, khi bị "TBT Đinh Đức Lập bày tỏ thái độ đe dọa", sau khi anh Hữu Nguyên gửi lá thư đến các vị lãnh đạo cao cấp của MTTQVN, nói về tình hình đáng lo ngại của Báo Đại Đoàn kết, liên quan đến trách nhiệm cá nhân của TBT Đinh Đức Lập (đọc ở đây).
------------------------------------------------------------------------------------------------

Hành xử kỳ lạ của TBT Đinh Đức Lập

Sau khi gởi lá thư “như một lời tâm sự buồn” đề ngày 17/6/2012 nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam cho các vị lãnh đạo cao cấp của MTTQVN, nói về tình hình đáng lo ngại của Báo Đại Đoàn kết có liên quan tới trách nhiệm cá nhân của TBT Đinh Đức Lập, thì ngày 20/6/2012 trong cuộc họp giao ban chuyên môn hàng ngày, TBT Đinh Đức Lập đã bày tỏ thái độ đe dọa với tôi.

Trong cuộc họp này, TBT Đinh Đức Lập đã lớn tiếng bác bỏ toàn bộ những vấn đề mà tôi đã đề cập tới trong thư.

Ông Lập hồ đồ cho rằng “toàn bộ những vấn đề nêu trong bức thư 16 trang của Hữu Nguyên là hoàn toàn sai sự thật”.

Ông tiếp tục rêu rao giữa cuộc họp rằng chủ trương làm kinh tế báo chí bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức nghề nghiệp theo quan điểm Đinh Đức Lập mà tôi phê phán trong lá thư là đúng đắn và cần thiết cho Báo Đại Đoàn kết.

Từ đó ông Đinh Đức Lập lên giọng quan liêu đe nẹt, rằng “tái cơ cấu” Ban Đại diện TP.HCM trong thời gian tới là một yêu cầu cần thiết, khách quan để thực hiện nhiệm vụ làm kinh tế báo chí theo  nhận thức kỳ lạ của ông.

Thiết tưởng trong lúc nóng giận không làm chủ được mình, ông Đinh Đức Lập phát biểu chưa kịp cân nhắc, suy nghĩ thận trọng nên ông đã  mắc sai lầm nghiêm trọng đến mức thô bạo trước sự thật khách quan và cả  trong nhận thức chân lý, như thể ông có đủ uy quyền để “lấy bàn tay che được cả mặt trời”.

Thế nhưng, hôm nay (27/6/2012) tôi nhận được công văn số 03 đề ngày 24/7/2012 thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng biên tập Đinh Đức Lập “mời” tôi ra Hà Nội để “trao đổi và làm rõ những nội dung trong lá đơn của ông (tức Hữu Nguyên) phản ánh gởi Chủ tịch Huỳnh Đảm và các Phó Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam”.

Cách hành xử này thực ra đã phản ánh đúng bản chất chủ quan, áp đặt và hành xử tùy tiện của TBT Đinh Đức Lập như tôi đã từng phản ánh trong lá thư gởi các vị lãnh đạo MTTQVN ngày 17/6/2012. Nay công bố các văn bản liên quan và quan điểm của tôi về cách hành xử này của TBT Đinh Đức Lập để rộng đường dư luận.

 ------------------------------------------------------
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 6 năm 2012


Kính gởi: Ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết

Đồng kính gởi:

- Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Tổng biên tập
- Ông Chu Ninh - Trưởng Ban Đại diện TP. Hồ Chí Minh


Tôi đã nhận được công văn số 03/BBT.ĐĐK ngày 24/6/2012 thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết mời tôi ra tòa soạn tại số 66 Bà Triệu - Hà Nội để làm việc vào sáng thứ hai ngày 02/7/2012 với nội dung: “Trao đổi và làm rõ những nội dung trong lá đơn ông (tức Hữu Nguyên) phản ánh gửi Chủ tịch Huỳnh Đảm và các Phó Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam”.

Về việc này tôi xin có ý kiến như sau:

1. Lá thư đề ngày 17/6/2012 do tôi đứng tên phản ánh một số tình hình đáng lo ngại của báo Đại Đoàn Kết có liên quan tới trách nhiệm của người đứng đầu là Tổng biên tập Đinh Đức Lập ghi rất rõ là gởi cho các vị Lãnh đạo của UBTƯMTTQVN, thư này không gởi cho Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết;

2. Nội dung được nói tới trong thư cũng không phải là chuyện để “trao đổi và làm rõ” giữa cá nhân tôi và Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.


Cho nên, không có cơ sở để Tổng biên tập triệu tập tôi nhằm tổ chức một cuộc đối chất giữa cá nhân tôi và Tổng biên tập về bức thư nói trên.

Cũng như tôi không có trách nhiệm phải giải trình với Tổng biên tập về những vấn đề được nêu trong thư (có liên quan tới trách nhiệm cá nhân của Tổng biên tập).

Thẩm quyền làm rõ những tồn tại ở báo Đại Đoàn Kết liên quan tới trách nhiệm cá nhân của Tổng biên tập Đinh Đức Lập thuộc về cấp chủ quản là UBTƯMTTQVN.

Vì vậy, nếu có một cuộc “trao đổi và làm rõ” giữa cá nhân tôi với người chủ trì là Tổng biên tập về nội dung lá thư phản ánh những tồn tại liên quan trực tiếp tới trách nhiệm cá nhân của Tổng biên tập thì đó là một việc làm hoàn toàn không khách quan, không có ý nghĩa vì không giải quyết được vấn đề gì;

3. Trong hoàn cảnh kinh tế - tài chính hết sức khó khăn của báo Đại Đoàn Kết, thực hiện một chuyến đi tốn kém tiền bạc của tập thể nhưng lại thiếu cơ sở pháp lý và cũng không góp phần giải quyết được vấn đề gì cho thực trạng đáng buồn của báo Đại Đoàn Kết hiện nay thì đó chính là một sự lãng phí.

Do vậy, với trách nhiệm của một thành viên đang làm việc tại báo Đại Đoàn Kết, tôi thấy không cần thiết phải ra tận Hà Nội để tham gia một cuộc làm việc chỉ phục vụ cho cách hành xử chủ quan của Tổng biên tập Đinh Đức Lập, không mang lại hiệu quả gì cho yêu cầu giải quyết tận gốc các vấn đề mà tôi đã trình bày minh bạch lên cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý là các vị Lãnh đạo cao nhất của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

Kính thư.


Hữu Nguyên

"CHA CHẾT NGOÀI HOÀNG SA, CON NGẨN NGƠ KHÓC MẸ"...

Mai Thanh Hải - Mình hình như đã già, hơi lẩn mẩn nghĩ những chuyện đâu đâu.

Nói thì vậy, nhưng có những chuyện không thể không nghĩ. Ví như mấy chuyện về ngư dân - trẻ con, đều đồng bào mình, ngoài xa tít đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).

2 năm rồi, mình ra Lý Sơn 2 lần và đều hì hục ngồi tàu gỗ, tăng bo tiếp ra xã An Bình - toàn bộ nằm trên hòn đảo bé tý, gọi tên là Đảo Bé, cạnh Đảo Lớn (gọn trung tâm huyện và 2 xã An Hải, An Vĩnh của huyện Lý Sơn).

An Bình, đúng như tên gọi, rất đẹp và bình yên. Thế nhưng, cái đẹp và bình yên lại chẳng biến thành nước ngọt - hạt gạo - miếng thịt, nên bao năm qua, từ khi đất nước thống nhất, An Bình vẫn thế: Nghèo đến tê tái lòng.

Từ Đảo Lớn sang Đảo Bé (An Bình), tàu khách của thuyền trưởng Ba Tròn (phương tiện duy nhất, chạy thường lệ 1 chuyến/ngày, nếu biển không động), hì hục chạy mất khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Cập đến đảo, đã thấy bọn trẻ con và hầu hết cư dân trên đảo, đứng ngoài cầu tàu để... hóng.

Mà không hóng sao được, bởi cuộc sống của họ, quay đi quay lại chỉ có từng ấy người, từng ấy gương mặt, từng ấy công việc.

Ban ngày còn sáng sủa nhìn thấy nhau, ban đêm tối thui không điện, đến đèn dầu cũng chả có dầu mà thắp... - Không hóng, nhìn cái gì khác, giống như "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, thì cũng mòn mỏi, cô độc mãi, mà thôi.

Lạ mà cũng chẳng lạ, trong số "hóng" thường lệ, rất nhiều bọn trẻ con của đảo. Chúng nó, đứa nào cũng bé tý, đen trùi trũi, tóc vàng hơn nghệ và chân cứ thoăt thoắt trên cầu cảng, dưới chân sóng, quẩn quanh - líu ríu chỉ đường cho khách phương xa, ra thăm Đảo.

Thế nhưng, nghe chuyện về chúng nó, thấy buồn vô cùng.

Đợt trước ra, anh Nguyễn Phương (Chủ tịch UBND xã An Bình) kể: Trong xã có trường hợp ngư dân Nguyễn Văn Lượng, ở An Bình, Lý Sơn (đảo Bé), sinh năm 1976 làm nghề lặn biển và chết tại Hoàng Sa năm 2008, để lại 3 đứa nhỏ để lại 3 đứa nhỏ (Nguyễn Văn Duyên, sinh 1997; Nguyễn Thị Thắm, sinh năm 1998; Nguyễn Văn Hiền, 2001) cho vợ Đặng Thị Lắm (sinh năm 1978).

Ở ngoài Lý Sơn, cuộc sống của các gia đình ngư dân, phụ thuộc hết vào người đàn ông đi biển. Mỗi chuyến kiếm vài triệu bạc đấy, nhưng cũng gọi là có để mua mắm, gạo, dầu đèn sống qua ngày.

Vì thế, chỉ gắng gượng nuôi con một thời gian, chị Lắm cũng phải để chúng ở nhà trông nhau, còn mình vào Vạn Ninh (Khánh Hòa) làm thuê, lấy tiền nuôi chúng.

Mình gọi điện vào Lý Sơn, Chủ tịch xã An Bình Nguyễn Phương thảng thốt: "Con Lắm mới mất hồi tháng 3/2012, trong cơn bão số 1. Các anh xem có cách gì, giúp cho bọn trẻ với. Giờ, xã cũng làm mọi việc, nhưng không nổi vì không có kinh phí!".

Thì ra, thằng cu Duyên đã lại lặn lội vào Vạn Ninh, đúng nơi mẹ nó làm thuê, để lại kế chỗ làm thuê cho mẹ, lấy tiền nuôi 2 em và nhang khói cho mẹ, đang nằm nơi xứ người, giống như ba.

Đứa nhỏ Nguyễn Văn Hiền, đang học lớp 5, Trường Tiểu học An Bình cũng bỏ học, ở nhà lay lắt cùng chị, sống hàng ngày nhờ bà ngoại Trần Thị Thinh - Đối tượng khó khăn nhất đảo, cũng gắng gượng sống bằng khoản trợ cấp ít ỏi...

Mình nghe xong, cứ thẫn thờ nghĩ đến cảnh: 2 đưa nhỏ lũn cũn, móp bụng dẫn nhau trong lầm lụi cát, trắng rợn như thể màu xương, đến từng nhà xin miếng cơm - hạt gạo và quấn túm trong mái lá, của bà ngoại cũng gần 80 để gắng gượng sống, lay lắt qua ngày...

Trên đời này, có quá nhiều đau khổ, nhưng đau khổ đến cùng cực là con trẻ mất hết mẹ cha.

Cùng cực thêm nữa, đến mức không tưởng tượng nổi là thân xác của cha mẹ bọn trẻ, cũng nằm đâu đó ngoài biển Hoàng Sa và bơ vơ nơi xứ người, khiến chúng không thể ngồi bên mộ, mà khóc được...

Ra Lý Sơn, đến chỗ nào cũng thấy nước mắt, ứa ra gọi những người thân vùi xác ngoài biển xa, dẫn linh hồn lênh đênh về lại gia đình.

Nhưng để cạn nước mắt, không khóc nổi, có lẽ chỉ dành riêng cho 3 đứa trẻ "cha chết ngoài Hoàng Sa, con ngẩn ngơ mất mẹ", đang côi cút nơi Đảo Bé (An Bình)...

***

Mình thông tin việc của 3 cháu lên FB với "Đoàn Hành khất" sẽ mang tiền, xe lăn, sách truyện ra giúp đỡ ngư dân - trẻ em Lý Sơn, cuối tuần này, ngay lập tức đã nhận được sự chia sẻ như sau:


1/ Nhà báo Đà Trang (Trưởng Đại diện Báo Tuổi trẻ TP.HCM tại Hà Nội): 1.000.000 VND
2/ Chị Vũ Thị Thanh Lanh, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: 1.000.000 VND.


"Đoàn Hành khất" cho Lý Sơn cũng thống nhất sẽ trích số tiền ủng hộ, cùng với một số khoản đóng góp cá nhân, lập 1 sổ tiết kiệm, giúp cho 3 cháu đảm bảo cuộc sống thường nhật và cháu Hiền đi học trở lại.




26 tháng 6, 2012

NHỮNG TẤM LÒNG RA VỚI LÝ SƠN (ĐẾN 18h, ngày 26/6/2012)

Đến thời điểm này (17h00, ngày 26/6/2012), mọi sự giúp đỡ - ủng hộ cho ngư dân Lý Sơn (gặp tai nạn khi đang đánh bắt cá ngoài Hoàng Sa) và tặng sách - truyện cho Phòng đọc tại Nhà Trưng bày hiện vật Hoàng Sa - Tượng đài Bắc Hải Hoàng Sa, học sinh Tiểu học trên đảo Lý Sơn đã... hòm hòm.

Xin được sơ kết mọi sự ủng hộ, giúp đỡ cho Chương trình "Nghĩa tình Lý Sơn" và rất mong mọi người giúp đỡ chung sức, để 55 ngư dân - nạn nhân ở Lý Sơn được động viên, an ủi và những người xung quanh họ - những ngư dân Lý Sơn có thêm sức mạnh, mãi là "cột mốc sống" nơi Đất mẹ yêu thương: QUẦN ĐẢO HOÀNG SA.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I/ỦNG HỘ QUA NHÀ BÁO MAI THANH HẢI

1/  Lúc 17h47, ngày 28/5/2012, đã nhận được số tiền của bạn Bùi Ngọc Quang: 2.000.000 VND

2/ Lúc 14h27, ngày 28/5/2012, đã nhận được số tiền bác Ha Huy Duong ủng hộ 1.000.000 VND.

3/ Lúc 10h20, ngày 29/5/2012, đã nhận được số tiền bác Nguyen Mai Anh NT, ủng hộ 1.000.000 VND

4/ Lúc 9h21, ngày 31/5/2012 đã nhận được số tiền "DO VAN DOANH.DA BAC UNG HO NGU DAN LY SON", ủng hộ 500.000 VND.

5/ Lúc 09h22, ngày 31/5/2012 đã nhận được số tiền "NGUYEN HOAI SON CHUYEN TIEN UNG HO NGU DAN LY SON" (bác mamchauson, Nha Trang, Khánh Hòa), ủng hộ 1.000.000 VND.
 
6/ Lúc 11h56, ngày 04/6/2012 đã nhận được "PHAM VAN CUONG UNG HO NGU DAN LY SON (NHO ANH HAI CHUYEN GIUP)", ủng hộ 1.000.000 VND

7/ Lúc 20h00, ngày 04/6/2012, em Thảo (Đà Nẵng) ủng hộ 500.000 VND.

8/ Lúc 8h53, ngày 07/6/2012, đã nhận "TRAN DUONG LAM, GUI LY SON, CAM ON ANH HAI", ủng hộ số tiền 300.000 VND.

9/ Lúc 10h23, ngày 12/6/2012, đã nhận: "NGUYEN THE DUONG UNG HO NGU DAN LY SƠN", ủng hộ số tiền 2.500.000 VND.
Đây là số tiền ủng hộ của anh Nguyễn Thế Dương (1.500.000 VND) và Đinh Trung Hòa (1.000.000 VND), hiện đang giảng dạy tại Đại học Duy Tân, TP. Đà Nẵng.
 
10/ Lúc 08h50, ngày 14/6/2012, đã nhận "TRAN BA VI GUI LY SON NHO MAI THANH HAI CHUYEN, số tiền 200.000 VND.

11/ Buổi trưa ngày 14/6/2012, tại cuộc gặp gỡ "Sói biển" Mai Phụng Lưu tại quán Vọng Ba Lâu (Hồ Tây, Hà Nội), các thành viên tham gia đã đóng góp 900.000 VND.

12/ Lúc 11h25, ngày15/6/2012, đã nhận "NGUYEN VU ANH UNG HO NGU DAN LY SƠN", số tiền 1.000.000 VND (Số tiền này Nhà văn Doãn Zũng, đồng thời là Blogger Thần Gió, Phượt gia Cao Sơn http://www.facebook.com/ivy.mode ủng hộ).

13/ Lúc 00h19, ngày 17/6/2012, đã nhận "NGUYEN DUC HOANG UNG HO NGU DAN LY SƠN", số tiền 1.000.000 VND (cảm ơn bác Nguyễn Đức Hoàng - Giao thông của Diễn đàn OF, http://www.facebook.com/giaothong).

14/ Lúc 09h48, ngày 17/6, đã nhận "TRẦN THÁI SƠN ỦNG HỘ NGU DAN ĐẢO LÝ SƠN", số tiền 1.000.000 VND (cảm ơn em Trần Thái Sơn, đang công tác tại VCB, http://www.facebook.com/ttson).

15/ Sáng 18/6/2012, chị Nguyễn Kim Thành (Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội): ủng hộ 2.000.000 VND.

16/ Lúc 10h43, ngày 18/6/2012, đã nhận "DUONG MINH NGỌC ỦNG HỘ NGƯ DÂN LÝ SƠN", số tiền 2.000.000 VND (Cảm ơn em Dương Minh Ngọc, TP.HCM, http://www.facebook.com/duong.minhngoc.77?ref=ts)
 
17/ Nhà báo Vĩnh Quyên, Phó Giám đốc Truyền hình VOV (http://www.facebook.com/vinh.quyen.1) ủng hộ 2.000.000 VND.

18/ Lúc 13h38, ngày 18/6/2012, đã nhận: "Ref FTF.CN6868683243357028.FrAcc0011002748257.ToAcc0011002663078...", số tiền 1.000.000 VND (cảm ơn em Phạm Thu Hà http://www.facebook.com/pham.thuha.94, một người bạn cũ học Đại học với vợ chồng tôi).

19/ Tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Phòng Chuyên đề (cũ) VOVTV, ủng hộ 1.000.000 VND.

20/ TS. Nguyễn Hồng Kiên (Blogger Gốc Sậy http://www.facebook.com/nguyenhong.kien1), ủng hộ 5.000.000 VND

21/ Lúc 14h27, ngày 18/6/2012, nhận: "Gửi nhờ ông nghĩa tình Lý Sơn...", số tiền 1.000.000 VND (cảm ơn Nhà báo Đà Trang, Trưởng CQĐD Báo Tuổi trẻ TP.HCM tại Hà Nôi, http://www.facebook.com/cuutoivoi).

22/ Lúc 17h22, ngày 18/6/2012, nhận của bạn Pham Luu Bang (http://www.facebook.com/JettyIce) số tiền 500.000 VND, ủng hộ ngư dân Lý Sơn.

23/ Lúc 9h05, ngày 19/6/2012, nhận "IBVCB.1906120105425001. Ung ho ngu dan Ly Son...", số tiền 300.000 VND.

24/ Lúc 09h22, ngày 20/6/2012, nhận: "Tran Viet Phuong ung ho ngu dan Ly Sơn", số tiền 1.000.000 VND (Cảm ơn bạn Trần Việt Phương, Hải Phòng http://www.facebook.com/tran.v.phuong.906)

25/ Lúc 10h48, ngày 20/6/2012, nhận "Nguyen Dieu Lien Phuong ung ho ngu dan Ly Son", số tiền 2.000.000 VND.

26/ Lúc 10h11, ngày 21/6/2012, nhận: "Nguyen Tran Truc Giang nop GD tien mat": 1.000.000 VND.

27/ Lúc 10h45, ngày 21/6/2012, nhận: "Nguyen Duc Thach ung ho Ly Sơn": 1.000.000 VND.


28/ Lúc 16h31, ngày 21/6/2012, nhận: "ThePH ủng hộ Lý Sơn" 1.000.000 VND (Cảm ơn bạn Phạm Hùng Thế, http://www.facebook.com/thephvitc).

29/  Lúc 8h50, ngày 22/6/2012, nhận: "NGUYEN THI DAI TRANG - UNG HO NGU DAN LY SON", 1.000.000 VND (Cảm ơn bạn Đài Trang (Chập cheng http://www.facebook.com/radiotrang) và người bạn đã ủng hộ Lý Sơn).

30/ Bạn Khoa Thành, TP.HCM (http://www.facebook.com/lunlaoleu) ủng hộ 1.000.000 VND, nhờ Đàm Hà Phú chuyển (29/6/2012 sẽ chuyển, khi nhập Đoàn tại Đà Nẵng).

31/ Lúc 10h38, ngày 25/6/2012, nhận: "LE DANG NINH UNG HO NGU DAN LY SON", số tiền 700.000 VND (Khoản này của bạn Oroska Thương Nhớ http://www.facebook.com/oroska gửi từ hôm thứ Sáu tuần trước và bạn có nhắn tin qua FB, thông báo đến tôi).

32/ Lúc 10h43, ngày 25/6/2012, nhận: "PHAM VAN CUONG NGO ANH HAI CHUYEN GIUP...", số tiền 2.000.000 VND.

33/ TS. Lâm Mỹ Dung, Giảng viên ĐHQGHN: 2.000.000 VN.

34/ 26/06/2012, VNCK – 0098744, IBVCB.2606120442215001."Ung ho Ngu dan Ly Son": 1.000.000 VND

35/ 26/06/2012, 6458 – 0008601, FTF.CN:9704366800186219019.FrAcc:0021000468013 .ToAcc:0011002663078: 500.000 VND

36/ 26/06/2012, J633 – 0008727, Sender:79303008.DD:260612.SHGD:10000297."BO: EM HANH.EM HANH CHUYEN TIEN": 1.000.000 VND

37/ 26/06/2012, E810 – 0003019, CH/SE20104.DD120626 "PHAM THI PHI NGA – UNG HO NGU DAN LY SON": 300.000 VND
------------------------------------------
Tổng số: 44.200.000 VND (đã nhận đủ 43.200, còn 1.000.000 VND, Mr. Đàm Hà Phú trao lại 29/6)

II/ QUA NHÀ BÁO ĐỖ THU HÀ

1/ KTS Duong Ta: 5.000.000VND

2/ Nhà báo Huong Ha (Báo Tuổi trẻ TP.HCM): 1.000.000VND

3/ Ms. Farfala Nguyen: 1.000.000 VND.

 4/ Ms. Giang Vu: 1.000.000 VND

5/ Ms. Diệp Trần: 1.000.000 VND

6/ Nhà báo Đức Hiển (Báo Pháp luật TP.HCM): 1.000.000 VND.

7/ Nhà báo Đỗ Thu Hà (Báo Tuổi trẻ TP.HCM): 2.000.000 VND.

8/ Nhà báo Mai Kỳ (Báo SGTT): 2.000.000 VND

9/ Ms. Mai Hoa: 2.000.000 VND.

10/ Nhà báo Phạm Thanh Hà (Báo Nhân dân): 2.000.000 VND.

11/ Ms. Đoàn Ngọc Thu (Bạn của Đỗ Thu Hà): 2.000.000 VND
------------------------------------------
Tổng số: 20.000.000 VND  (Ms. Đỗ Thu Hà sẽ trao lại ngày 29/6/2012)


III/ ỦNG HỘ QUA HIỆP HỘI CHÓ BÉC GIÊ VIỆT NAM (đọc ở đây)

1-Trại Trần Gia cùng bạn Huỳnh Uyên Phương (TP HCM): 29.100.000 VND (đọc ở đây)
2-N.H.T (một Fan GSD tại TP HCM): 5.000.000 VND.

3-Tài (Bắc Ninh): 3.000.000 VND.

4-Kanguru: 2.000.000 VND.

5-Lê Hữu Giáp: 200.000 VND.

6-Nguyễn Huy Quản: 300.000 VND.

7-Tuấn (Phú Xuyên): 200.000 VND

8-Hà Văn Túy (CHLB Đức): 1.350.000 VND (50,00 Euro).

9-TL_Vietnam: 200.000 VND.

10-Lâm Hùng Thịnh: 500.000 VND

11-Kiên (Ý Yên, Nam Định): 200.000 VND

12-Dung08 (Gia Lai): 800.000 VND.

13-Nguyễn Thượng Hải (Buôn Ma Thuột): 500.000 VND.

14-Bác Chung-SG (TP HCM): 1.000.000 VND.
------------------------------------------------------
Tổng số: 44.350.000 VND (Mr. Trần Khoa Thuấn sẽ trao 29/6/2012, khi nhập Đoàn tại Quảng Ngãi)

IV/ ỦNG HỘ BẰNG HIỆN VẬT:

Một số anh chị gửi xe lăn cho một số ngư dân bị liệt (do lặn biển ngoài Hoàng Sa) và sách vở, truyện tranh cho học sinh và Phòng đọc - Thư viện của huyện trong khu nhà trưng bày hiện vật Lý Sơn và tượng đài Bắc Hải - Hoàng Sa như sau:

- Thầy Lê Công Cơ (Chủ tịch Hội liên hiệp sinh viên miền Trung Việt Nam, 1963-1975; Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Trung Trung bộ, 1965-1975; Đại Biểu Quốc hội Khoá VIII, hiện là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Quyền Hiệu Trưởng Trường Đại Học Dân Lập Duy Tân, TP. Đà Nẵng): 03 chiếc xe lăn và 200 sách - truyện thiếu nhi (tổng trị giá 5.000.000 VND). 

- Ms. Trần Hương Lan, Giám đốc Cty TNHH Gia Thành (45, Nguyên Hồng, TP. Hà Nội).

- Ms. Tran Thuy Chi: 01 xe lăn và một số đồ chơi trẻ em.

- Con trai Ms Phạm Thu Hà, tặng các bạn nhỏ Lý Sơn 100 cuốn truyện tranh.

- Mr. Đàm Hà Phú (TGĐ Cty Không gian đẹp, TP.HCM): 02 xe lăn và sách truyện cũ.

- Nhà báo Đỗ Thu Hà (Báo Tuổi trẻ TP.HCM): 200 cuốn truyện trẻ em và sách văn học

- Nhà báo Vĩnh Quyên (Phó Giám đốc Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam): 100 sách văn học.

- Nhà báo Nguyễn Vĩnh Cường (Báo Tiếng nói Việt Nam): 100 sách - truyện thiếu nhi.

- Nhà Xuất bản Kim Đồng: 200 truyện thiếu nhi (Ms. Vĩnh Quyên vận động)

- Mr. Bùi Ngọc Quang (CiaoFlora): 01 xe lăn và 300 cuốn vở học sinh

- Mr. Cao Văn (Cty Điện tử Phước Thịnh, TP.HCM): Sách, truyện

- Mr. Trần Việt Phương (GĐ DN Kinh doanh Gas, tại Hải Phòng): Sách truyện

- TS Khảo cổ Nguyễn Thị Hậu (Phó Tổng Thư ký Hội Sử học VN): 200 cuốn vở học sinh và một số sách văn học.

- Nhà báo Hà Trí (Báo Công an nhân dân) đại diện cho nhóm bạn Cu Trí: 03 xe lăn (trị giá 5.000.000 VND)

 Như vậy, tổng số tiền giúp đỡ - ủng hộ đến 17h00 ngày 26/6/2012 là: 108.550.000 VND
Cùng với 11 xe lăn1.000 cuốn Sách Thiếu nhi - Tác phẩm Văn học

"TÀU THUYỀN NƯỚC NGOÀI ĐI QUA LÃNH HẢI VIỆT NAM BỊ COI LÀ GÂY PHƯƠNG HẠI ĐẾN QUỐC PHÒNG - AN NINH, NẾU LUYỆN TẬP HAY DIỄN TẬP..."

Điều 23. Đi qua không gây hại trong lãnh hải 

1. Đi qua lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các mục đích sau:

a) Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam;

b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam.

2. Việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.

3. Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:

a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;

b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;

c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;

d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;

g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;

h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;

i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;

k) Đánh bắt hải sản trái phép;

l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;

m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;

n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

(Trích Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam, Luật Biển Việt Nam 2012)

25 tháng 6, 2012

VIỆT NAM MUỐN MUA 18 CHIẾC SU-30K ĐÃ QUA SỬ DỤNG CỦA NGA?..

QPVN - Rosoboronoexport đã tìm được khách hàng tiềm năng cho các tiêm kích Su-30K của Nga hiện đang nằm ở Belarus.

Tháng 5/2012, phái đoàn quân sự Việt Nam đã đến thăm Nhà máy sửa chữa máy bay 558 ở Baranovichy.

Đoàn đã tỏ ý sẵn sàng mua toàn bộ 18 chiếc Su-30K.

Cái giá mà Nga đưa ra cho các tiêm kích hạng nặng này, hấp dẫn đến nỗi Việt Nam vốn đã quen mua máy bay hoàn toàn mới, đã sẵn sàng khởi động đàm phán, để mua các máy bay Sukhoi đã qua sử dụng này.

Nếu Việt Nam bắt đầu đàm phán cụ thể, thì đây là lần đầu tiên, kể từ khi Nga thành lập hãng xuất khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronoexport, sẽ có 2 hãng chế tạo máy bay Nga cùng lúc cạnh tranh trên thị trường một nước.

Việc phái đoàn Việt Nam đến Belarus vào giữa tháng 5/2012, được một nguồn tin tại Nhà máy sửa chữa máy bay 558 tiết lộ với tờ Kommersant (Nga).

Theo nguồn tin này, các quan chức Việt Nam đến Belarus để nghiên cứu đề xuất mua 18 chiếc Su-30K. “Đoàn Việt Nam đã được giới thiệu và xem xét một số máy bay tiêm kích, sau đó họ đã nhận được đề xuất của Nga bắt đầu công việc chuẩn bị tiền hợp đồng. Đáng chú ý là tình trạng của tất cả các máy bay Su-30K, sau khi được các chuyên gia đánh giá được xác nhận là tuy không phải là lý tưởng, song cũng khá tốt. Người ta đã thuyết phục được đoàn Việt Nam rằng, Nhà máy có mọi điều kiện để sửa chữa và nâng cấp các tiêm kích này theo các yêu cầu cụ thể của họ”.

Một nguồn tin thân cận với Rosoboronoexport đã xác nhận việc phái đoàn Việt Nam đến thăm Nhà máy 558, nhưng từ chối bình luận thêm.

Một nguồn tin khác thì đặc biệt nhấn mạnh rằng, hiện thời các bên chưa thảo luận về các điều kiện hợp đồng. “Chúng tôi muốn sắp tới bắt đầu đàm phán”- Nguồn tin này nói.

Cả Rosoboronoexport, Nhà máy 558 và Tập đoàn Irkut đều từ chối đưa ra các bình luận chính thức.


Cuối tháng 11/2011, toàn bộ 18 chiếc Su-30K từng được Không quân Ấn Độ sử dụng, đã được chở bằng máy bay vận tải quân sự đến Belarus, nơi dự kiến sửa chữa và nâng cấp các máy bay này lên chuẩn Su-30KN, để sau đó bán lại.

Do Nga đơn thuần về mặt kỹ thuật vào năm 1996, không thể chế tạo ngay được 18 tiêm kích tối tân Su-30MKI, nên Nga đã đề nghị Ấn Độ mua 18 máy bay, nhưng thuộc biến thể đơn giản hơn là Su-30K.

Nhưng với điều kiện, sau đó Nga phải đổi cho Ấn Độ chừng đó máy bay Su-30MKI thật sự, còn các máy bay Su-30K sẽ được trả lại cho Nga và trở thành tài sản của nhà sản xuất là Tập đoàn Irkut.

Các máy bay mới Su-30MKI đã được Nga chuyển giao cho Ấn Độ, còn các máy bay Su-30K cũ lại không được đưa về Nga, mà đưa đến Baranovichy, Belarus. Nhờ đó, Irkut tránh được khoản thuế hải quan nhập máy bay vào Nga.

Nga định thu về 270 triệu USD (khoảng 15 triệu USD/chiếc, tính cả chi phí hiện đại hóa) cho toàn bộ 18 chiếc Su-30K ở Belarus, khoản tiền này là không đáng kể khi so với giá của 18 chiếc Su-30 mới là hơn 1 tỷ USD.

Theo một nguồn tin trong hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự Nga, thì trong số các nước quan tâm đến lời chào hàng có lợi đến thế có Sudan, Việt Nam, cũng như bản thân Belarus. Belarus đang muốn đổi mới đội máy bay của không quân nước này (cụ thể là để thay thế các máy bay Su-27 lạc hậu) với chi phí thấp nhất.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin trong Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, Bộ Tài chính Nga đã từ chối không cấp tín dụng cho Belarus để mua các máy bay này, còn tự thanh toán khoản tiền này thì Belarus không đủ sức.

Có những bước đi thực sự đầu tiên để bắt đầu đàm phán là Việt Nam, còn Sudan thì theo các nguồn tin, hiện vẫn còn đang được xem xét như một phương án dự phòng.

“Việc Nga tìm được khách hàng cho các máy bay Su-30K này hiển nhiên là tin vui. Mặc dù khách hàng là đáng ngạc nhiên vì trước đó họ toàn mua các máy bay chiến đấu mới. Về giá cả, đây là hợp đồng cực kỳ có lợi cho Việt Nam. Có lẽ, họ muốn mua Su-30K hoàn toàn là do giá cả. Giá cực kỳ hấp dẫn: đã bao giờ có chuyện trả giá dưới 20 triệu USD cho một tiêm kích hạng nặng chưa?” - Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko bình luận.

Việc bắt đầu đàm phán bán Su-30K với Việt Nam có thể là hiếm có.

Lần đầu tiên, kể từ khi hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước độc quyền Rosoboronoexportа ra đời (cho đến nay, chỉ có hãng này có quyền cung cấp vũ khí trang bị thành phẩm), trên thị trường một nước sẽ có hai hãng chế tạo máy bay Nga cùng lúc cạnh tranh nhau.

Vấn đề là ở chỗ: Hiện nay, việc sản xuất các máy bay dòng Su-30 cho Không quân Việt Nam do Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk trên sông Amur, thuộc Tập đoàn Chế tạo máy bay thống nhất OAK, tiến hành. Trong khi toàn bộ số Su-30K đang nằm ở Belarus lại là tài sản của Tập đoàn Irkut.

Theo Kommersant, chính vì thế mà một số lãnh đạo cao cấp của OAK phản đối việc thực hiện thương vụ này để giữ vững vị thế cho sản phẩm của mình cung cấp cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, OAK sẽ cực kỳ khó thuyết phục Việt Nam từ bỏ Su-30K của Irkut, trước hết là do giá cả quá hấp dẫn. Hơn nữa, Rosoboronoexport cũng quyết tâm thực hiện thật nhanh thương vụ Su-30K.

Cần lưu ý rằng, vào cuối tháng 2/2012, một chiếc Su-30МК2 chuẩn bị chuyển giao cho Không quân Việt Nam theo hợp đồng năm 2010 bán 12 chiếc máy bay này đã bị rơi ở tỉnh Amur. Theo Kommersant, Nga còn phải chuyển giao cho Việt Nam 4 máy bay trong khuôn khổ hợp đồng này. 

Nguồn: Ivan Safronov // Kommersant, N.110 (4895), 20/6/2012.

24 tháng 6, 2012

"TÀU QUÂN SỰ CỦA NƯỚC NGOÀI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM, THÌ QUỐC GIA TÀU MANG CỜ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM"...

Điều 27. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam 

1. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ.

2. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác và phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 28. Trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.

Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.

Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho Việt Nam.

(Trích Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam, Luật Biển Việt Nam 2012)

ĐẾN CON ỐC CŨNG NẶNG TÌNH BIỂN ĐẢO

Mai Thanh Hải - Mấy anh em mình thủ thỉ kêu gọi mọi người cũng góp ít công của cho Lý Sơn (Quảng Ngãi), mang đến tận nơi cho những người đã từng là ngư dân đánh bắt hải sản ngoài Hoàng Sa, nhưng bây giờ nằm liệt, ngồi im bởi gặp bao thứ tai nạn, rủi ro trong khi lặn ngụp, đánh bắt cá và cả những người đang hàng ngày chắt từng giọt mồ hôi, bóp từng hồng cầu máu để có sức bám biển Cha ông Hoàng Sa - Trường Sa kiếm sống, rồi những đứa bé con của những người đang sống như chết, đang sống mà không biết sẽ chết lúc nào... những món quà bằng đồng tiền nhỏ bé, chiếc xe lăn cút kít, tập cuốn sách - truyện xanh đỏ diệu kỳ (đọc ở đây).

Từ hôm thủ thỉ với mọi người đến giờ, cũng được gần 100 triệu, gần chục chiếc xe lăn và gần 1.000 cuốn sách - truyện.

Số tiền - hàng này không nhiều, nhưng là công sức - mồ hôi của bao nhiêu người, kể cả chưa bao giờ biết mặt, cho đến mới biết mặt, mới quen và mình thấm thía: Địa danh "Lý Sơn - Hoàng Sa" luôn cháy bỏng, trong tim những người, ngày đêm quay cuồng trong vòng xoáy "miếng cơm manh áo", chưa bao giờ được bước chân ra với Lý Sơn - Hoàng Sa - Trường Sa.
3 ngôi mộ gió của 3 ngư dân chết mất xác ngoài Hoàng Sa, 12/2010

Thực hơn tỷ lần, những người hơi tý oang oang chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa - Trường Sa từ trên báo đài cho đến bàn nước, cà phê.

Có nhiều chuyện để kể (bởi không thể nào quên được), trong những "cuộc" như thế này lắm.

Nhưng nhớ nhất là những bạn, chị nữ tất tưởi lo cùng mình, góp cùng mình công của:

Muốn đi cùng ra với Lý Sơn lắm, để trao tận tay tình cảm của mình, bạn bè cho những người dân đang chờ đợi. Thèm ra với Lý Sơn lắm, để được đắm mình vào niềm thiêng liêng, nơi tiền tiêu Tổ quốc "cửa ngõ Hoàng Sa"... nhưng "áo cơm tiền gạo" nặng trịch trên lưng, đành gửi nhờ tấm lòng qua bàn tay góp gom, chuẩn bị.

Cuối tuần tới, mấy anh chị em lặc lè xe lăn, sách vở, quà tặng từ Hà Nội, trong Sài Gòn ra, chờ sẵn Đà Nẵng, để lại cùng ra với Lý Sơn.
Thư viện trên đảo Lý Sơn, nơi tụi mình mang sách truyện ra tặng

Những cô chú, anh chị, bạn bè không thể ra được, nhắn chúng mình: "Kể nhiều chuyện Lý Sơn, cho mọi người biết nhé!" khiến mình lẩn mẩn: Mọi sự giúp đỡ cho Lý Sơn, rất nhỏ bé và không có gì đáng nói, giống như những con ốc bao năm rồi lẩn mẩn bám quanh những ghềnh đá Lý Sơn. Thế nhưng, nếu không có những con ốc nhỏ, xù xì ấy, không chỉ Lý Sơn mà mọi vùng biển đảo khác, không còn là biển đảo Việt nữa, bởi cái tên con con ốc, hình dáng con ốc đã hằn sâu vào lịch sử, tâm tưởng của bao thế hệ người Việt, gần gũi như máu thịt - thường tình. 

Và mình lại nhớ đến những con ốc cừ, lặng lẽ sinh ra, kiên nhẫn lớn lên và lẩn mẩn sống cùng Lý Sơn, giúp cho người dân Lý Sơn miếng ăn mỗi khi biển động - sóng to, hiến vỏ tròn thành vật trang trí, lanh canh gõ theo gió trước cửa, như canh biển canh nhà.

Chả thế mà người đất liền ra Lý Sơn, gượng nhẹ chạm vào những vỏ ốc ngoài biển, trên đường, trong ngõ hay trang trọng đặt trong tủ của những gia đình ngư dân, đều thì thầm: Đến con ốc, cũng nặng tình đất nước...

Và mình kể chuyện Lý Sơn, bắt đầu bằng thân ốc, cho bạn bè mình, không ra với Lý Sơn dịp này, nhé!..
-------------------------------------------
ỐC XÀ CỪ Ở LÝ SƠN

Gọi là ốc cừ vì ốc có miếng vảy che trước miệng tròn tròn giống chiếc cúc áo cứng như xà cừ.

Những vảy này thường được chế tác thành cườm đeo hay vật trang trí rất đẹp và bền.

Ốc cừ được bắt từ biển, nơi có sóng lớn ốc càng ngon.

Khi thủy triều rút xuống thấp, dạo mé bãi biển đã có thể bắt được ốc cừ. Muốn có ốc to phải ra biển ở mực nước sâu.

Ốc cừ ở vùng biển Quảng Ngãi ngon hơn ốc ở các vùng biển khác. Ốc cừ ở nơi khác không mặn mà thấm thía như ốc cừ ở đảo Lý Sơn. Bởi vậy giá ốc cừ Lý Sơn cao hơn ốc cừ nơi khác.

Ốc cừ vỏ vào mùa chừng 20.000đ/ký, ốc ruột khoảng 120.000đ/ ký.

Ban đêm dạo loanh quanh trên huyện đảo bạn sẽ bắt gặp những chị em đập vỏ ốc cừ để sáng mai mang ra chợ bán. Bạn sẽ dễ dàng mua vài ký ốc về hấp gừng ăn chơi.

Hoặc vào quán ở gần chùa Hang, sẽ có ngay dĩa ốc thơm ngon, giá cả lại phải chăng.

Hấp ốc cừ cũng dễ. Rửa ốc thật sạch, cho vào nồi. Bỏ thêm gừng, muối, chút bọt ngọt rồi hấp. Nếu là ốc ruột, hấp chừng 5 phút, ốc vỏ hấp lâu hơn.

Ốc cừ ăn kèm với rau húng quế và tỏi tươi Lý Sơn mới ngon. Dùng tăm tre nhọn khều ruột ốc, chấm với muối tiêu chanh, ngon "hết biết".

Cũng là ốc cừ nhưng hấp để vỏ gọi là ốc gõ. Có lẽ người dân Lý Sơn gọi tên theo cách ăn ốc. Muốn ăn ốc gõ phải dùng muỗng cứng hay gõ ốc vào mặt bàn cho vỏ ốc vỡ ra.

Ra biển đảo Lý Sơn, ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã, ngồi nhâm nhi ốc cừ hấp gừng trong gió lộng nhìn sóng biển rạt rào không gì thú bằng. Ăn ốc cừ một lần, nhất định bạn sẽ ...ghiền ra đảo.