Trần Lưu Văn (Phú Yên) - DỰ THẢO LUẬT ĐI ỈA (CHUẨN BỊ TRÌNH QUỐC HỘI THÔNG QUA)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
- Cho tất cả tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc ỉa đái.
Điều 2. Giải thích thuật ngữ:
- Đi ỉa: là hành động đi thải những gì không cần thiết trong người ra ở dạng thể rắn, thể lỏng,... (trừ thể khí - sẽ có luật riêng) bằng đường lỗ đít.
3. Điều 3: Số lượng cứt cho mỗi lần ỉa.
- Chỉ được đi ỉa khi có đủ một lượng cứt nhất định từ 200gr trở lên đối với người lớn và 100gr trở lên đối với trẻ em để tiết kiệm nước, giấy và các cơ sở hạ tầng khác.
- Mọi trường hợp khác phải có sự xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền liên quan gồm cơ quan Y tế, Công an,...
4. Điều 4: Địa điểm ỉa.
- Địa điểm đi ỉa phải là nơi có đặt hệ thống nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, cấp thoát nước, môi trường, an ninh trật tự,... Tất cả các thiết bị bên trong phải có đầy đủ tem nhãn kiểm định chất lượng.
5. Điều 5: Quy trình đi ỉa.
- Chuẩn bị đi ỉa: Chỉ đi ỉa khi số lượng cứt đủ theo Khoản 1, điều 3 Bộ Luật này và có chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết gồm giấy chùi đít, chứng minh nhân dân,...
- Trong khi ỉa: Phải đái trước khi ỉa và phải tắt các thiết bị di động có gắm camera, thu âm. Ngồi phải đúng tư thế xổm hay bệt đúng theo loại nhà vệ sinh...
- Khi ỉa xong phải chùi đít sạch sẽ bằng các loại giấy chuyên dụng đủ tiêu chẩn chất lượng nhằm tránh giấy bị thủng gây dơ bẩn tay. Nghiêm cấm dùng các loại báo chí chính thống và sản phẩm văn hóa có thể gây phản cảm khi dùng để chùi đít.
Điều 6: Phân công, phối hợp trong soạn thảo, tham gia ý kiến, thẩm định luật đi ỉa
Giao cho các Bộ có liên quan tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Thông tư, Nghị định hướng dẫn về Luật đi ỉa như sau:
- Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên môi trường quy định về kích thước, trọng lượng và thành phần cấu tạo cơ bản của cứt; quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự, đánh giá tác động mội trường của cứt và trách nhiệm có liên quan của người thải ra; quy định về việc rửa tay chân trước và sau đi ỉa,...
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc tái sử dụng cứt cho nông nghiệp.
- Bộ Xây dựng xây dựng các tiêu chuẩn về xây dựng hệ thống nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn về an ninh trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường,...
- Bộ Thông tin và truyền thông quy định về các loại báo chí, văn hóa phẩm không được dùng trong quá trình chùi đít,...
- Bộ Công an quy định về các hình thức xử lý có liên quan và chuẩn bị lực lượng giám sát nhằm thực thi Luật có hiệu quả...
Trên đây là toàn văn Dự thảo Luật Đi ỉa...
BAN SOẠN THẢO
ABCD (Đồng soạn thảo Luật Nhà Thơ đang chuẩn bị đệ trình)
4 tháng 11, 2011
VỤ "TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI" TẠI PHỐ HUẾ, HÀ NỘI: KHỞI TỐ.
Mai Thanh Hải - Hồi cuối tháng 7/2011, khi phong trào uống cà phê sáng Chủ nhật ở chân Cột Cờ, gần Đại Sứ quán Trung Quốc phát triển và ngay lập tức được chính quyền TP. Hà Nội quan tâm bằng cách huy động đủ lực lượng "màu cờ sắc áo", hệ thống chính trị để ngăn chặn.
Cũng thời gian này, diễn ra đồng thời vụ cưỡng chế phá banh cả một gia đình, dòng họ tại 194, Phố Huế (Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) với cách thức cưỡng chế tài sản của nhà bị nạn không khác gì... cướp ngày.
Hồi đó mình đã viết bài Tụ tập đông người ở Phố Huế và nhận được khối hình minh họa của bạn đọc gửi đến, với cảnh tượng lực lượng cưỡng chế đông đặc, đủ mọi lực lượng, trang bị vũ khí, xe cộ hùng hậu, dễ có đến hàng Trung đoàn Công an - Quân đội - Dân phòng, để đuổi vài người trong gia đình, toàn phụ nữ, trẻ con, ông bà già ra đường và thu giữ hết tài sản của họ.
Nói thật, cái gọi là "cưỡng chế" như vậy, không những phản tác dụng mà còn gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân vào pháp luật, chế độ bởi ngay cả thời Trung cổ mông muội, cũng chả Tù trưởng nào ngu gì mà huy động cả làng đi ăn cướp người yếu nhất trong chính làng mình.
Vụ cưỡng chế này còn bộc lộ sự "ăn bẩn", "ăn dày" và ăn trắng trợn của một số cán bộ có quyền sinh sát, chức tước từ trên xuống dưới, ở ngay nơi Thủ đô văn minh - dân chủ, giữa thanh thiên bạch nhật... khiến một số công dân "tư bản giãy chết" đi qua tròn xoe mắt, chụp hình lia lịa.
Hôm nay, đọc Dân trí, mới biết ngày 3/11, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC) đã có Quyết định Khởi tố vụ án hình sự về tội “Ra quyết định trái pháp luật” xảy ra tại Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Mặc dù đang nghiêng ngả trên xe đò từ Cần Thơ đi Cà Mau, kẹp lép giữa 2 bà má hút thuốc cuốn phì phèo, bôi dầu cù là cay xộc hết cả mắt, dưới chân là 1 lồng vịt con kêu oai oái, bên ngoài nắng chát chúa, nhưng vẫn cố gắng cắm 3G của Vịt teo, co chân viết mấy dòng, phụ họa cùng Dân trí phát.
---------------------------------------------------------- ------------------------
Cơ quan Điều tra VKSNDTC vừa ban hành Quyết định số 27/VKSTC – C6 (P3) ngày 28/10/2011 nêu rõ: “Ngày 21/12/2010, Toà án Nhân dân Tối cao (TANDTC) xét xử Giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội.
Hội đồng Xét xử Giám đốc thẩm (HĐXXGĐT) đã ra quyết định số 18/KDTM-GĐT, hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/QĐST-KDTM, ngày 20/12/2007 của TAND TP. Hà Nội, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP. Hà Nội để xét xử Sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi nhận hồ sơ, TAND TP. Hà Nội đã có thông báo việc thụ lý lại vụ án số 517/TB- TLVA ngày 23/6/2011, nhưng Chấp hành viên – Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội vẫn ra quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐ-THA ngày 28/6/2011, đồng thời ngày 7/7/2011 đã tổ chức cưỡng chế giao nhà 194 Phố Huế (Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội), cho người mua trúng đấu giá, là trái pháp luật THADS, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các bên đương sự.
Sau khi xác định có dấu hiệu của tội phạm “Ra quyết định trái pháp luật” quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự. Cơ quan Điều tra VKSNDTC Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Ra quyết định trái pháp luật”, quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Chi cục THADS Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Quyết định trên gửi đến Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát Điều tra án hình sự về trật tự - xã hội (Vụ 1A) VKSNDTC".
***
“Điều 296 Bộ luật Hình sự: Tội ra quyết định trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.
Cũng thời gian này, diễn ra đồng thời vụ cưỡng chế phá banh cả một gia đình, dòng họ tại 194, Phố Huế (Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) với cách thức cưỡng chế tài sản của nhà bị nạn không khác gì... cướp ngày.
Hồi đó mình đã viết bài Tụ tập đông người ở Phố Huế và nhận được khối hình minh họa của bạn đọc gửi đến, với cảnh tượng lực lượng cưỡng chế đông đặc, đủ mọi lực lượng, trang bị vũ khí, xe cộ hùng hậu, dễ có đến hàng Trung đoàn Công an - Quân đội - Dân phòng, để đuổi vài người trong gia đình, toàn phụ nữ, trẻ con, ông bà già ra đường và thu giữ hết tài sản của họ.
Nói thật, cái gọi là "cưỡng chế" như vậy, không những phản tác dụng mà còn gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân vào pháp luật, chế độ bởi ngay cả thời Trung cổ mông muội, cũng chả Tù trưởng nào ngu gì mà huy động cả làng đi ăn cướp người yếu nhất trong chính làng mình.
Vụ cưỡng chế này còn bộc lộ sự "ăn bẩn", "ăn dày" và ăn trắng trợn của một số cán bộ có quyền sinh sát, chức tước từ trên xuống dưới, ở ngay nơi Thủ đô văn minh - dân chủ, giữa thanh thiên bạch nhật... khiến một số công dân "tư bản giãy chết" đi qua tròn xoe mắt, chụp hình lia lịa.
Hôm nay, đọc Dân trí, mới biết ngày 3/11, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC) đã có Quyết định Khởi tố vụ án hình sự về tội “Ra quyết định trái pháp luật” xảy ra tại Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Mặc dù đang nghiêng ngả trên xe đò từ Cần Thơ đi Cà Mau, kẹp lép giữa 2 bà má hút thuốc cuốn phì phèo, bôi dầu cù là cay xộc hết cả mắt, dưới chân là 1 lồng vịt con kêu oai oái, bên ngoài nắng chát chúa, nhưng vẫn cố gắng cắm 3G của Vịt teo, co chân viết mấy dòng, phụ họa cùng Dân trí phát.
---------------------------------------------------------- ------------------------
Cơ quan Điều tra VKSNDTC vừa ban hành Quyết định số 27/VKSTC – C6 (P3) ngày 28/10/2011 nêu rõ: “Ngày 21/12/2010, Toà án Nhân dân Tối cao (TANDTC) xét xử Giám đốc thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội.
Hội đồng Xét xử Giám đốc thẩm (HĐXXGĐT) đã ra quyết định số 18/KDTM-GĐT, hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/QĐST-KDTM, ngày 20/12/2007 của TAND TP. Hà Nội, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP. Hà Nội để xét xử Sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi nhận hồ sơ, TAND TP. Hà Nội đã có thông báo việc thụ lý lại vụ án số 517/TB- TLVA ngày 23/6/2011, nhưng Chấp hành viên – Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội vẫn ra quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐ-THA ngày 28/6/2011, đồng thời ngày 7/7/2011 đã tổ chức cưỡng chế giao nhà 194 Phố Huế (Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội), cho người mua trúng đấu giá, là trái pháp luật THADS, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các bên đương sự.
Sau khi xác định có dấu hiệu của tội phạm “Ra quyết định trái pháp luật” quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự. Cơ quan Điều tra VKSNDTC Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Ra quyết định trái pháp luật”, quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Chi cục THADS Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Quyết định trên gửi đến Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát Điều tra án hình sự về trật tự - xã hội (Vụ 1A) VKSNDTC".
***
“Điều 296 Bộ luật Hình sự: Tội ra quyết định trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.
3 tháng 11, 2011
BÍ THƯ CHI BỘ
Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Thằng bạn mình là quan chức trong một Doanh nghiệp Nhà nước, đương nhiên nó là Đảng viên. Mình với nó nói chuyện. Trong câu chuyện, có nhắc đến Đảng ta, nó nói:
- Tao ở trong hàng ngũ của chúng nó, tao biết…
- Mày ăn nói với Đảng thế à? Bố tố cáo với Chi bộ nhà mày!.
- Mày tố đi, chính bố mày là Bí thư Chi bộ đây chứ ai!.
- Thật?.
- Đùa mày à!!!...
- Tao ở trong hàng ngũ của chúng nó, tao biết…
- Mày ăn nói với Đảng thế à? Bố tố cáo với Chi bộ nhà mày!.
- Mày tố đi, chính bố mày là Bí thư Chi bộ đây chứ ai!.
- Thật?.
- Đùa mày à!!!...
HOÀNG SA - TRƯỜNG SA TRÊN BẢN ĐỒ MAI LINH
Bản đồ đây. Không hiểu các điểm khác, còn bản đồ thế này không?.. |
2 tháng 11, 2011
NHÌN LẠI SỰ THẬT SAU ĐỢT KỶ NIỆM 50 NĂM "ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN": VŨNG RÔ - CÔNG VÀ TỘI
Thiềm Thừ - Tháng 3/1962, Đoàn 759 cử sáu người, do ông Bông Văn Dĩa phụ trách, thực hiện chuyến trinh sát mở đường trên biển vào Nam.
Chuyến đi thành công, thuyền rời cửa sông Nhật Lệ (Quảng Bình) đêm 10/4, vào đến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn đêm 18/4…
Đêm 11/10/1962, tàu gỗ Phương Đông 1 do ông Lê Văn Một làm Thuyền trưởng và ông Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên, chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn vào Cà Mau.
Ngày 16/10, tàu đến cửa Vàm Lũng an toàn.
Đường Hồ Chí Minh trên biển chính thức hình thành.
Cuối năm 1963, Đoàn 759 nghiên cứu mở tiếp các bến ở cực Nam Trung bộ và Khu 5, xác định được các bến là Lộ Giao (Bình Định), Đạm Thủy (Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam), Vũng Rô (Phú Yên)…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhắc nhở: "Từng chuyến đi vào Khu 5 không được để có một sai sót dù nhỏ, khiến kẻ địch nghi ngờ".
24 giờ ngày 16/11/1964, tàu 41 do ông Hồ Đắc Thạnh làm Thuyền trưởng và ông Trần Hoàng Chiếu làm Chính trị viên, chở 45 tấn vũ khí rời bến Bãi Cháy vào Vũng Rô. 23 giờ ngày 28/11, tàu vào bến Vũng Rô, chuyển hàng an toàn.
Trong tháng 12/1964 và tháng 1/1965, tàu 41 chở thêm 2 chuyến hàng vào Vũng Rô an toàn.
Công tác vận chuyển vũ khí trên đường biển vào miền Nam đang phát triển thuận lợi, thì xảy ra sự kiện Vũng Rô.
Ngày 1/2/1965 (mùng 1 Tết Ất Tỵ), tàu 143 chở 63 tấn vũ khí rời cảng Bính Động vào bến Lộ Giao. Do bị tàu và máy bay địch bám theo, tàu nhận lệnh không vào Lộ Giao, mà vào Vũng Rô.
23 giờ ngày 15/2/1965, tàu 143 vào đến bến Vũng Rô.
3 giờ ngày 16/2, hàng đã bốc dỡ hết, tàu nổ máy định quay ra khơi để trở ra Bắc thì tời neo hỏng. Khi tời neo chữa xong, trời vừa sáng, tàu 143 ngụy trang áp sát vào chân núi, chờ đêm sau thuận lợi sẽ đi.
Khi đó, trong các trận đánh ở căn cứ Dương Liễu và Đèo Nhông, thuộc huyện Phù Mỹ (Bình Định), cách Vũng Rô 180km về phía bắc, quân Sài Gòn bị thiệt hại nặng, phải sử dụng trực thăng chở thương binh về các bệnh viện ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Nha Trang.
10 giờ ngày 16/2, một máy bay UH1B tải thương bay qua Đèo Cả, phát hiện "mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô”...
Đến chiều, tàu 143 hoàn toàn bị lộ, nhiều tốp máy bay địch liên tục tới ném bom xuống khu vực Vũng Rô. Hai thủy thủ được lệnh xuống tàu tìm cách đánh bộc phá, hủy tàu.
Song do tàu bị nghiêng một phía, hai người không thể vào được khoang máy, đành bơi vào bờ.
Ngày 17/2, địch cho máy bay tiếp tục ném bom dữ dội, đồng thời dùng trực thăng đổ 2 tiểu đoàn bộ binh xuống khu vực Vũng Rô…
Đêm 17/2, một tiểu đội công binh được lệnh đến giúp hủy tàu 143. Bộc phá nổ, nhưng tàu chỉ vỡ đôi.
Ngày 19/2, địch đổ bộ thêm quân.
Ngày 24/2, địch chiếm các ví trí dọc đường số 1 và các điểm cao đánh xuống. Chỉ huy tàu 143 và chỉ huy bến quyết định rút lực lượng ra khỏi vòng vây.
Những ngày cuối tháng 2-1965, địch tiếp tục tăng thêm quân và tổ chức sục sạo quanh khu vực Vũng Rô, tìm ra một số hầm cất giấu vũ khí…
Tổn thất nghiêm trọng, có tính chiến lược
Bến Vũng Rô và các bến khác ở Khu 5 đã tiếp nhận lượng hàng hóa, vũ khí quan trọng, góp phần chi viện kịp thời cho các lực lượng vũ trang Khu 5 mở đợt hoạt động Đông Xuân 1964 – 1965, giành nhiều thắng lợi.
Nhưng sự kiện Vũng Rô đã gây hậu quả rất lớn.
Ngay sau vụ Vũng Rô, Chấp hành chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp đánh giá: Đây là một tổn thất nghiêm trọng, có tính chiến lược.
Tai hại nhất là để địch có bằng chứng rõ ràng về tuyến vận chuyển đường biển, từ đó lập kế hoạch phong tỏa chặt chẽ tất cả các loại phương tiện đi bằng đường biển từ miền Bắc vào miền Nam.
Những yếu kém trong vụ Vũng Rô là nắm địch không chắc, tổ chức chuyển hàng xuống bến chưa chặt chẽ, ngụy trang tàu chưa tốt... Từ đêm 15/2/1965 đến ngày 24/2/1965, có gần 10 ngày, nhưng các đơn vị không hủy được tàu 143, không hủy được nhiều kho vũ khí, để lọt vào tay địch.
Sau vụ Vũng Rô, việc vận chuyển bằng đường biển vào miền Nam bị tạm ngưng, đến tháng 10/1965 mới mở lại. Từ đó cho đến năm 1972, hầu như không chuyến đi nào của tàu không số được hoàn toàn yên ổn, trót lọt. Hy sinh, mất mát rất nhiều ...
Bến Vũng Rô được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1986.
Còn bến Vàm Lũng, đến ngày 23/10/2011 mới được trao Bằng công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.
Bến Vàm Lũng ở ấp Rạch Gốc (Tân Ân, Ngọc Hiển, Cà Mau) là bến được mở đầu tiên của Đường Hồ Chí Minh trên biển, nhưng về địa lý lại là bến xa nhất, bến cuối cùng của tuyến đường.
Từ con tàu đầu tiên vào bến Vàm Lũng (16/10/1962) đến chuyến cuối cùng, cụm bến Cà Mau tiếp nhận 4.294 tấn vũ khí từ 76 chuyến tàu, riêng bến Vàm Lũng nhận 68 chuyến.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, các kho thuộc cụm bến Cà Mau không hề bị địch phát hiện đánh phá, hoặc tổ chức càn thu được vũ khí của ta.
Chuyến đi thành công, thuyền rời cửa sông Nhật Lệ (Quảng Bình) đêm 10/4, vào đến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn đêm 18/4…
Đêm 11/10/1962, tàu gỗ Phương Đông 1 do ông Lê Văn Một làm Thuyền trưởng và ông Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên, chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn vào Cà Mau.
Ngày 16/10, tàu đến cửa Vàm Lũng an toàn.
Đường Hồ Chí Minh trên biển chính thức hình thành.
Cuối năm 1963, Đoàn 759 nghiên cứu mở tiếp các bến ở cực Nam Trung bộ và Khu 5, xác định được các bến là Lộ Giao (Bình Định), Đạm Thủy (Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam), Vũng Rô (Phú Yên)…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhắc nhở: "Từng chuyến đi vào Khu 5 không được để có một sai sót dù nhỏ, khiến kẻ địch nghi ngờ".
24 giờ ngày 16/11/1964, tàu 41 do ông Hồ Đắc Thạnh làm Thuyền trưởng và ông Trần Hoàng Chiếu làm Chính trị viên, chở 45 tấn vũ khí rời bến Bãi Cháy vào Vũng Rô. 23 giờ ngày 28/11, tàu vào bến Vũng Rô, chuyển hàng an toàn.
Trong tháng 12/1964 và tháng 1/1965, tàu 41 chở thêm 2 chuyến hàng vào Vũng Rô an toàn.
Công tác vận chuyển vũ khí trên đường biển vào miền Nam đang phát triển thuận lợi, thì xảy ra sự kiện Vũng Rô.
Ngày 1/2/1965 (mùng 1 Tết Ất Tỵ), tàu 143 chở 63 tấn vũ khí rời cảng Bính Động vào bến Lộ Giao. Do bị tàu và máy bay địch bám theo, tàu nhận lệnh không vào Lộ Giao, mà vào Vũng Rô.
23 giờ ngày 15/2/1965, tàu 143 vào đến bến Vũng Rô.
3 giờ ngày 16/2, hàng đã bốc dỡ hết, tàu nổ máy định quay ra khơi để trở ra Bắc thì tời neo hỏng. Khi tời neo chữa xong, trời vừa sáng, tàu 143 ngụy trang áp sát vào chân núi, chờ đêm sau thuận lợi sẽ đi.
Khi đó, trong các trận đánh ở căn cứ Dương Liễu và Đèo Nhông, thuộc huyện Phù Mỹ (Bình Định), cách Vũng Rô 180km về phía bắc, quân Sài Gòn bị thiệt hại nặng, phải sử dụng trực thăng chở thương binh về các bệnh viện ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Nha Trang.
10 giờ ngày 16/2, một máy bay UH1B tải thương bay qua Đèo Cả, phát hiện "mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô”...
Đến chiều, tàu 143 hoàn toàn bị lộ, nhiều tốp máy bay địch liên tục tới ném bom xuống khu vực Vũng Rô. Hai thủy thủ được lệnh xuống tàu tìm cách đánh bộc phá, hủy tàu.
Song do tàu bị nghiêng một phía, hai người không thể vào được khoang máy, đành bơi vào bờ.
Ngày 17/2, địch cho máy bay tiếp tục ném bom dữ dội, đồng thời dùng trực thăng đổ 2 tiểu đoàn bộ binh xuống khu vực Vũng Rô…
Đêm 17/2, một tiểu đội công binh được lệnh đến giúp hủy tàu 143. Bộc phá nổ, nhưng tàu chỉ vỡ đôi.
Ngày 19/2, địch đổ bộ thêm quân.
Ngày 24/2, địch chiếm các ví trí dọc đường số 1 và các điểm cao đánh xuống. Chỉ huy tàu 143 và chỉ huy bến quyết định rút lực lượng ra khỏi vòng vây.
Những ngày cuối tháng 2-1965, địch tiếp tục tăng thêm quân và tổ chức sục sạo quanh khu vực Vũng Rô, tìm ra một số hầm cất giấu vũ khí…
Tổn thất nghiêm trọng, có tính chiến lược
Bến Vũng Rô và các bến khác ở Khu 5 đã tiếp nhận lượng hàng hóa, vũ khí quan trọng, góp phần chi viện kịp thời cho các lực lượng vũ trang Khu 5 mở đợt hoạt động Đông Xuân 1964 – 1965, giành nhiều thắng lợi.
Nhưng sự kiện Vũng Rô đã gây hậu quả rất lớn.
Ngay sau vụ Vũng Rô, Chấp hành chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp đánh giá: Đây là một tổn thất nghiêm trọng, có tính chiến lược.
Tai hại nhất là để địch có bằng chứng rõ ràng về tuyến vận chuyển đường biển, từ đó lập kế hoạch phong tỏa chặt chẽ tất cả các loại phương tiện đi bằng đường biển từ miền Bắc vào miền Nam.
Những yếu kém trong vụ Vũng Rô là nắm địch không chắc, tổ chức chuyển hàng xuống bến chưa chặt chẽ, ngụy trang tàu chưa tốt... Từ đêm 15/2/1965 đến ngày 24/2/1965, có gần 10 ngày, nhưng các đơn vị không hủy được tàu 143, không hủy được nhiều kho vũ khí, để lọt vào tay địch.
Sau vụ Vũng Rô, việc vận chuyển bằng đường biển vào miền Nam bị tạm ngưng, đến tháng 10/1965 mới mở lại. Từ đó cho đến năm 1972, hầu như không chuyến đi nào của tàu không số được hoàn toàn yên ổn, trót lọt. Hy sinh, mất mát rất nhiều ...
Bến Vũng Rô được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1986.
Còn bến Vàm Lũng, đến ngày 23/10/2011 mới được trao Bằng công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.
Bến Vàm Lũng ở ấp Rạch Gốc (Tân Ân, Ngọc Hiển, Cà Mau) là bến được mở đầu tiên của Đường Hồ Chí Minh trên biển, nhưng về địa lý lại là bến xa nhất, bến cuối cùng của tuyến đường.
Từ con tàu đầu tiên vào bến Vàm Lũng (16/10/1962) đến chuyến cuối cùng, cụm bến Cà Mau tiếp nhận 4.294 tấn vũ khí từ 76 chuyến tàu, riêng bến Vàm Lũng nhận 68 chuyến.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, các kho thuộc cụm bến Cà Mau không hề bị địch phát hiện đánh phá, hoặc tổ chức càn thu được vũ khí của ta.
VỀ MIỀN TÂY CUỐI MÙA NƯỚC NỔI
Hò hẹn, dự định mãi, rút cục ngày hôm nay mình cũng đẩy nhanh công việc ở Sài Gòn để đi tỉnh. Nghe mình nói chuyện đi miền Tây, Nhà báo Hoàng Tuấn, Phụ trách Cơ quan Đại diện Báo Thanh niên khu vực Đông Nam Bộ, đóng tại Biên Hòa, Đồng Nai khoái lắm, nhưng rút cục cũng chả đi được. Thế là mình vút thôi. Định ra đường Lê Hồng Phong đi cho gần, nhưng cậu taxi bảo: "Ra thẳng Bến xe miền Tây bắt xe cho nhanh". Nhìn cái nắng chang chang buổi sáng Sài Gòn, thấy cũng... bùi tai và kết quả là phải đứt ruột chi 160k tiền taxi, trong khi vé xe Mai Linh đi Cao Lãnh, Đồng Tháp chỉ 80k. Mình dự định dừng lại Vĩnh Long cùng bạn Thu (người rất hay đọc và đang có Chương trình rất hay ở miệt vườn Vĩnh Long), thế những khi ra Bến xe, tần ngần trước 2 điểm đến Cao Lãnh - Vĩnh Long, mình gọi điện thoại cho Thu những không được, chắc bạn ý đi công trường. Thôi thì vút thẳng Cao Lãnh vậy với chiếc ba lô và cây máy chụp hình. Gọi điện cho lão cụ Văn Công Hùng, lão cụ rời Cao Lãnh, trên đường về Sài Gòn rồi, mới buồn chứ... Thôi thì lại lang thang, cô độc nơi miền Tây xa ngái, ngút mắt mùa nước nổi vậy. Chắc là đầu gờ chiều mình sẽ đến Cao Lãnh và thuê xe máy, lang thang đi khám phá thôi. Có ai biết nhiều về các điểm đến tại Đồng Tháp, miền Tây không thì chỉ cho mình với. Tặng mọi người một số tấm hình đẹp về mùa nước nổi miền Tây nè... Còn cụ thể từng câu chuyện, mọi người đợi nhé! |
Không thể thiếu rừng tràm, khi nói đến miền Tây |
Xuống nước bắt cá, nhưng không quên đội mũ bảo hiểm |
Cá đâu, vào đây |
Hái bông súng, làm nồi nẩu nào |
Vịt chạy đồng mùa này béo múp míp, oánh tiết canh và nấu măng thì... |
Đỏ nước nặng phù sa |
Chiều yên lành |
Cá khô sặt. Nhìn thấy, mình ước ngay món nướng khô, chấm tương ớt và làm vài chai Sài Gòn đỏ lạnh |
Cá ra đồng xịn 100% |
Không thể thiếu cá linh |
và bông điên điển thay rau |
Hoa súng vừa đẹp vừa ngon |
Người gặt thì ít, người bắt chuột thì nhiều |
Rắn rít các loại. Nhìn thì ghê nhưng chế biến thành món thì quên sầu |
Chuột đồng sống và thịt chuột sơ chế. Bán đầy ở các chợ |
Bức tranh nhiên nhiên tuyệt đẹp, chả ai sắp xếp được (Bài viết có sử dụng hình ảnh trên Diễn đàn Phượt.com) |
CHUYỆN MẶT TRẬN: AI THAY ÔNG ĐẢM
Thăm người dân bị thiệt hại lũ lụt, ông Chủ tịch MTTQVN buồn... trông thấy |
Ông Huỳnh Đảm vẫn ngồi, nhưng là ngồi ráng vì chưa có ai thay, đúng là không có vị nào chịu về ngồi cái ghế đó.
Năm 2009, tôi bay Mỹ, Cuba và Chile trước Đại hội Mặt trận (MT) mấy ngày. Trước khi bay, đã nghe đâu vào đấy cả, một Ủy viên Bộ chính trị (UVBCT) về thay, ông Đảm nghe đâu cũng đã dạo vòng các tỉnh “chào tạm biệt” rồi. Vậy mà sau đó ông Đảm vẫn Chủ tịch.
Thiên hạ đồn rằng đến phút cuối vị BCT kia chạy được. Ông ta thoát, nhưng ông Đảm thì được may, bỗng dưng thêm một nhiệm kỳ, như “buồn ngủ gặp chiếu manh”.
Nhiệm kỳ Đảng vừa rồi, ông Đảm không vào Trung ương. Bà Tòng Thị Phóng được chỉ định về kế tục ông Đảm. Bà Tòng khôn, đợi sau khi vào BCT, đến phút 89 mới lắc đầu, xin ở lại làm Phó Quốc hội thêm nhiệm kỳ nữa. Mặc dù chính bản thân ông Đảm cũng đánh tiếng “từ chức”.
Cuộc chuyển giao quyền lực trong cơ quan MT giữa 2 ông Duyệt - Đảm |
Việc “xin từ chức” của ông được báo chí thổi ca ỏm tỏi. Tuy nhiên, nhờ cú rút khôn ngoan ở phút 89 của bà Phóng, ông Đảm thêm một lần nữa được ngồi ráng.
Vì thế, nói cái ghế Chủ tịch Mật trận của ông Đảm còn trống là vậy.
Hôm rồi ngồi tâm sự với một cựu Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN, cứ thấy ông thở dài than “tội cho MT”. Chưa bao giờ lịch sử MT nhòa nhạt như thời ông Đảm. Và cái cơ may “thoát” Đảm lần lữa mãi đến nay vẫn chưa thể.
Vì sao không ai muốn về thay ông Đảm?.
Ngoài sự yếu thế vốn sẵn của tổ chức MT trong hệ thống chính trị, sự nhạt nhòa và dấu ấn “không có gì” kéo dài đằng đẵng dưới triều ông Đảm chính là câu trả lời cho sự “không ai muốn” trên.
Không riêng bà Phóng, tôi có nghe nói vài ba vị BCT và cựu BCT khác cũng khăng khăng chối từ khi nghe tổ chức đánh tiếng. Cũng thông cảm cho họ, bởi chẳng lẽ họ lại về để kế tục cái “di sản” MT thời ông Đảm?.
Ở bài “Nhân chuyện ông Đảm từ chức” tôi đã viết: Có hai vị Chủ tịch MT nhưng xứng tầm nguyên thủ, đó là Nguyễn Hữu Thọ và Lê Quang Đạo. Vì thế, thời đó, ai được chọn về “kế tục” ông Thọ ông Đạo là một vinh hạnh lớn.
Còn bây giờ, ông này bà nọ đường đường thế kia, chẳng lẽ lại về để “kế tục” sự nghiệp bác Đảm? Đến tôi cũng cảm thấy xấu hổ, huống gì các vị thượng đình. Và họ không muốn về là vậy.
Cho đến nay, vẫn chưa biết bao giờ ông Đảm nghỉ và ai sẽ là người thay ông Đảm. Tổ chức MT vì thế chưa thoát khỏi cái chức phận làm bình hoa chưng kiểng.
Thế mạnh của ông Đảm là... đọc diễn văn? |
MT không cần một ông “Chủ tịch từ thiện” như Phạm Thế Duyệt, càng không cần gì ở một nhân vật không biết làm gì như Huỳnh Đảm.
MT yếu, vai trò và vị thế của MT chẳng ra gì do chính việc bố trí người cầm trịch. Dường như càng ngày, vai trò vị thế của tổ chức MT càng bị xem nhẹ.
Và vì thế cái ghế Chủ tịch MT thường được đưa cho những nhân vật sắp hạ cánh, hoặc người không biết bố trí chỗ nào.
Từ sai lầm này dẫn đến những hệ quả như Phạm Thế Duyệt, Huỳnh Đảm là đương nhiên.
Muốn MT khác, muốn có một tổ chức chính trị thật sự “đại diện và tập hợp các tầng lớp nhân dân” thì phải chọn cho được một người đứng đầu khác, không như Phạm Thế Duyệt, không thể là Huỳnh Đảm, và cũng đừng như Tòng Thị Phóng.
Ứng viên thay ông Đảm?.. |
Trong xu thế dân chủ mới như hiện nay, vai trò vị thế của các tổ chức chính trị như Quốc hội và Mặt trận càng phải được coi trọng. Xem thường MT nên xũng xem thường việc bố trí cất nhắc nhân vật vào cái ghế Chủ tịch tổ chức này. Chủ tịch MT không thể hiểu và nhìn nhận giản đơn thế.
Muốn tập hợp, hoặc chí ít cũng nói cho nhân sĩ trí thức họ chịu nghe, thì trước hết bản thân anh phải là nhân sĩ.
Không xứng tầm nhân sĩ, cỡ như Phạm Thế Duyệt, Huỳnh Đảm, hoặc thậm chí có thể cả Tòng Thị Phóng thì làm sao tập hợp, qui tụ và nói chuyện với nhân sĩ trí thức?.
MT thời Nguyễn Hữu Thọ và Lê Quang Đạo lớn vì bản thân Nguyễn Hữu Thọ và Lê Quang Đạo là những nhân sĩ lớn.
Cái ghế Chủ tịch MT đang trống. Khó có thể tìm được cho MT một ông Chủ tịch cỡ Nguyễn Hữu Thọ hay Lê Quang Đạo. Khó, nhưng tôi tin là không phải không có.
Xu thế dân chủ và vai trò nhân dân thông qua tổ chức “đại diện” này chỉ thật sự có được những thay chuyển khác khi kiếm tìm được một ngài Chủ tịch khác, thật khác so với những Phạm Thế Duyệt, Huỳnh Đảm, Tòng Thị Phóng…
Gặp gỡ trong... tường: Liệu đây có phải cách gần dân của MTTQ? |
Nhưng rồi ai sẽ ngồi, thuyết phục sao để người có tầm chịu ngồi vào chỗ trống này? Chưa nghe đồn đoán ai, nhưng có vẻ như ngay cả tổ chức cũng không sốt sắng với câu chuyện cái ghế trống không quan trọng mà lại rất quan trọng này.
Không khéo, lại có một tay Bí thư tỉnh ủy nào thất sủng được bưng lên ngồi vào cái ghế này thay ông Đảm thì quả là nguy khốn cho sự nghiệp MT...
-------------------------------
* Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết của tác giả Trương Duy Nhất
1 tháng 11, 2011
ĐÈN ĐỎ
Mai Thanh Hải - Anh đi Sài Gòn công tác. Chưa chuyến nào anh đi lâu đến vậy.
Có gì nghiêm trọng đâu? . Anh mở cái Văn phòng Đại diện, phỏng vấn dăm đứa nhân viên. Thế thôi, mà cũng nuốt trọn anh gần nửa tháng.
Sài Gòn - Vùng đất anh chẳng lấy gì làm lạ lẫm, nếu không nói là quá quen. Ở đó, anh đi về như đi chợ. Công việc anh, phần nhiều cũng ở đó. Bạn bè cũng vậy, chỉ duy nhất ái tình. Eo ơi, xấu hổ bỏ mẹ!. Không một bóng giai nhân!..
Chuyến rồi ở lâu, anh buồn trông thấy. Khi trời đổ sập bóng đêm là anh buồn, dù Sài thành quá đỗi nhộn nhịp, hào hoa. Bạn bè dỗ anh như trẻ nít, hết nhậu nhẹt, hát ca lại ba bủng, mát xa. Anh vẫn buồn.
Vui sao khi thiếu vắng giai nhân?. Anh cũng ngỏ lời gạ gẫm dăm đứa bạn, chúng bảo: "Sài thành thiếu đéo gì, có tiền là có hết!"..
Ôi không!. Anh thích sự ái tình lãng mạn, chứ bạc tiền, hehe, anh cho gái già ở nhà còn hơn!.
Bởi khi đó, anh được những câu ngọt nhạt, những cái vuốt ve và quan trọng là không bị mắng mỏ, khi sa đà về muộn.
Anh không đi chơi cùng lũ bạn nữa. Chả phải anh không thích, mà vẻ mặt của anh giống kẻ phá đám hơn khuôn mặt của bạn bè.
Cứ tối đến là anh bách bộ ra một quán Bar nho nhỏ, cách Văn phòng không xa.
Anh ngồi đồng bú Corona, một thứ bia rất khắm của bọn Mễ Tây Cơ mọi rợ. Anh nom sành điệu như ai, tay ôm bia, mồm mơ màng nhả khói thuốc, mắt lơ đãng, trầm tư. Anh như vậy hằng đêm.
Đêm cuối trước khi về, tâm tẩm thế nào mà anh bú say mẹ. Đầu anh gục quầy Bar, hai chân lõng thõng, dãi nhớt tuôn đọng bãi nền đá hoa cương.
Anh say chất ngất, chả nhớ mẹ gì, ngoài việc ai đó vỗ vai rồi xốc nách. Sáng tỉnh dậy, thấy nằm ở một nơi lạ hoắc, cảm giác xa lắc, xa lơ. Tiếng ai nhè nhẹ đẩy cửa. Anh thoáng rùng mình, tay rờ đít kiểm tra ví tiền. Vẫn nguyên. Ơn giời!.
"Ôi, giai nhân đây sao?". Nàng - người vẫn khui bia ta bú hằng đêm, rồi thoáng liếc nhìn ngượng nghịu. Anh khẽ khàng: "Em là?". "Sao anh?". - Nàng nhoẻn miệng, không đáp mà hỏi lại anh: "Còn mệt không?". Tay nâng niu bưng tô hủ tiếu bỏ lên giường, lại nhoẻn miệng: "Ăn chút đi cưng, hư quá!". Anh bẩm sinh đã hư rồi, tử tế như nàng, giờ anh mới gặp...
Lùa hết tô hủ tiếu, anh vươn vai tìm chỗ đái ỉa, đánh răng. Chẳng biết tự bao giờ, nàng đã sắp sẵn trong khu vệ sinh nhỏ hẹp, khá thơm chứ không dậy mùi. Anh thầm cảm ơn và khen nàng chu đáo. Gái như nàng, anh chửa gặp bao giờ.
Giờ anh mới để ý đến nàng, không mấy đẹp nhưng mặn mà đến kiêu sa.
Nàng người Bắc, vào Nam cũng được dăm năm, để trốn chạy kiếp nghèo và người tình phụ bạc. Nàng đi học nghề phục vụ Bar ở một trung tâm thiện nguyện.
Đấy là nàng kể thế, chứ anh biết đéo đâu. Nhưng qua cách nàng kể, những việc nàng làm, anh tin nàng chân thật, ít nhất với anh.
Anh ôm nàng chân thành, tự nhiên để cảm ơn và tạm biệt. Nàng cũng ôm cứng lấy anh rồi bật khóc như ri.
Anh lạ lắm, vật nàng nằm ngửa ra giường, tay anh lần mò, khua khoắng. Nàng bóp mạnh tay anh khi đang lần mò xuống vùng nhạy cảm, thổn thức: "Đèn đỏ, cưng ơi!". Đèo mẹ!.
Anh buông nàng ra, không chút hậm hực, bức xúc, lăn tăn. Anh gửi nàng danh thiếp, kèm ít tờ xanh xanh hẹn ngày tai ngộ.
Danh thiếp nàng cầm, mấy tờ xanh xanh, nàng gửi trả. Nàng bảo: "Còn duyên và nhớ tới em. Vào Sài Gòn cứ đến nơi em làm sẽ gặp!". Anh vẫy xe, quay về khách sạn, sửa soạn hành lý chờ chuyến bay đêm. Anh nhớ nhung nàng quá thể...
Chiều. Anh điện thoại thăm hỏi cũng như nói lời cuối trước khi về. Nàng bảo chuẩn bị đi làm và chúc anh lên đường may mắn. Anh giở giọng dâm đãng hỏi nàng: "Nếu đèn đỏ tắt, anh sẽ hủy vé, đi chuyến hôm sau!". Nàng cười rú: "Mới chuyển sang vàng thôi cưng!" Đèo mẹ!..
Còn hơn 3 giờ đồng hồ nữa, chuyến bay cuối cùng sẽ đưa anh về Bắc. Gái già liên tục điện thoại bảo: "Em nhớ anh! Em nhớ anh!".. Đèo mẹ, nhớ nhung đếch gì, tối ngày điện thoại kiểm tra anh sự dấm mẻ, thế khác đếch gì gắn chíp vào chim anh?...
Anh lên tàu bay ngồi ngay ngắn. Mậu dịch viên Hãng Hàng không Sorry Airlines thông báo lần cuối, đề nghị tắt điện thoại, rồi tắt đèn trên khoang báo hiệu chuẩn bị cất cánh. Tàu bay rùng rùng. Anh móc điện thoại ra để tắt, thì số nàng hiện chềnh ềnh, rung bật bật. Anh: "A nố!". Nàng: "Em đèn xanh rồi, cưng ơi!". Đèo mẹ!.
Quá nửa đêm về tới nhà. Hơn tuần xa ngái, nhớ hơi gái già phết. Vật ra toan làm tý, gái già rú lên: "Đèn đỏ!, Bỏ ra!". Đèo mẹ, đời anh đéo biết lúc nào xanh?.
Anh để nguyên hành lý, lầm bầm với gái già như nhắn nhủ: "Mai vào lại Sài Gòn! Đèn xanh rồi!".
Chuyện của Tuân phẹt - Đệ anh
Có gì nghiêm trọng đâu? . Anh mở cái Văn phòng Đại diện, phỏng vấn dăm đứa nhân viên. Thế thôi, mà cũng nuốt trọn anh gần nửa tháng.
Sài Gòn - Vùng đất anh chẳng lấy gì làm lạ lẫm, nếu không nói là quá quen. Ở đó, anh đi về như đi chợ. Công việc anh, phần nhiều cũng ở đó. Bạn bè cũng vậy, chỉ duy nhất ái tình. Eo ơi, xấu hổ bỏ mẹ!. Không một bóng giai nhân!..
Chuyến rồi ở lâu, anh buồn trông thấy. Khi trời đổ sập bóng đêm là anh buồn, dù Sài thành quá đỗi nhộn nhịp, hào hoa. Bạn bè dỗ anh như trẻ nít, hết nhậu nhẹt, hát ca lại ba bủng, mát xa. Anh vẫn buồn.
Vui sao khi thiếu vắng giai nhân?. Anh cũng ngỏ lời gạ gẫm dăm đứa bạn, chúng bảo: "Sài thành thiếu đéo gì, có tiền là có hết!"..
Ôi không!. Anh thích sự ái tình lãng mạn, chứ bạc tiền, hehe, anh cho gái già ở nhà còn hơn!.
Bởi khi đó, anh được những câu ngọt nhạt, những cái vuốt ve và quan trọng là không bị mắng mỏ, khi sa đà về muộn.
Anh không đi chơi cùng lũ bạn nữa. Chả phải anh không thích, mà vẻ mặt của anh giống kẻ phá đám hơn khuôn mặt của bạn bè.
Cứ tối đến là anh bách bộ ra một quán Bar nho nhỏ, cách Văn phòng không xa.
Anh ngồi đồng bú Corona, một thứ bia rất khắm của bọn Mễ Tây Cơ mọi rợ. Anh nom sành điệu như ai, tay ôm bia, mồm mơ màng nhả khói thuốc, mắt lơ đãng, trầm tư. Anh như vậy hằng đêm.
Đêm cuối trước khi về, tâm tẩm thế nào mà anh bú say mẹ. Đầu anh gục quầy Bar, hai chân lõng thõng, dãi nhớt tuôn đọng bãi nền đá hoa cương.
Anh say chất ngất, chả nhớ mẹ gì, ngoài việc ai đó vỗ vai rồi xốc nách. Sáng tỉnh dậy, thấy nằm ở một nơi lạ hoắc, cảm giác xa lắc, xa lơ. Tiếng ai nhè nhẹ đẩy cửa. Anh thoáng rùng mình, tay rờ đít kiểm tra ví tiền. Vẫn nguyên. Ơn giời!.
"Ôi, giai nhân đây sao?". Nàng - người vẫn khui bia ta bú hằng đêm, rồi thoáng liếc nhìn ngượng nghịu. Anh khẽ khàng: "Em là?". "Sao anh?". - Nàng nhoẻn miệng, không đáp mà hỏi lại anh: "Còn mệt không?". Tay nâng niu bưng tô hủ tiếu bỏ lên giường, lại nhoẻn miệng: "Ăn chút đi cưng, hư quá!". Anh bẩm sinh đã hư rồi, tử tế như nàng, giờ anh mới gặp...
Lùa hết tô hủ tiếu, anh vươn vai tìm chỗ đái ỉa, đánh răng. Chẳng biết tự bao giờ, nàng đã sắp sẵn trong khu vệ sinh nhỏ hẹp, khá thơm chứ không dậy mùi. Anh thầm cảm ơn và khen nàng chu đáo. Gái như nàng, anh chửa gặp bao giờ.
Giờ anh mới để ý đến nàng, không mấy đẹp nhưng mặn mà đến kiêu sa.
Nàng người Bắc, vào Nam cũng được dăm năm, để trốn chạy kiếp nghèo và người tình phụ bạc. Nàng đi học nghề phục vụ Bar ở một trung tâm thiện nguyện.
Đấy là nàng kể thế, chứ anh biết đéo đâu. Nhưng qua cách nàng kể, những việc nàng làm, anh tin nàng chân thật, ít nhất với anh.
Anh ôm nàng chân thành, tự nhiên để cảm ơn và tạm biệt. Nàng cũng ôm cứng lấy anh rồi bật khóc như ri.
Anh lạ lắm, vật nàng nằm ngửa ra giường, tay anh lần mò, khua khoắng. Nàng bóp mạnh tay anh khi đang lần mò xuống vùng nhạy cảm, thổn thức: "Đèn đỏ, cưng ơi!". Đèo mẹ!.
Anh buông nàng ra, không chút hậm hực, bức xúc, lăn tăn. Anh gửi nàng danh thiếp, kèm ít tờ xanh xanh hẹn ngày tai ngộ.
Danh thiếp nàng cầm, mấy tờ xanh xanh, nàng gửi trả. Nàng bảo: "Còn duyên và nhớ tới em. Vào Sài Gòn cứ đến nơi em làm sẽ gặp!". Anh vẫy xe, quay về khách sạn, sửa soạn hành lý chờ chuyến bay đêm. Anh nhớ nhung nàng quá thể...
Chiều. Anh điện thoại thăm hỏi cũng như nói lời cuối trước khi về. Nàng bảo chuẩn bị đi làm và chúc anh lên đường may mắn. Anh giở giọng dâm đãng hỏi nàng: "Nếu đèn đỏ tắt, anh sẽ hủy vé, đi chuyến hôm sau!". Nàng cười rú: "Mới chuyển sang vàng thôi cưng!" Đèo mẹ!..
Còn hơn 3 giờ đồng hồ nữa, chuyến bay cuối cùng sẽ đưa anh về Bắc. Gái già liên tục điện thoại bảo: "Em nhớ anh! Em nhớ anh!".. Đèo mẹ, nhớ nhung đếch gì, tối ngày điện thoại kiểm tra anh sự dấm mẻ, thế khác đếch gì gắn chíp vào chim anh?...
Anh lên tàu bay ngồi ngay ngắn. Mậu dịch viên Hãng Hàng không Sorry Airlines thông báo lần cuối, đề nghị tắt điện thoại, rồi tắt đèn trên khoang báo hiệu chuẩn bị cất cánh. Tàu bay rùng rùng. Anh móc điện thoại ra để tắt, thì số nàng hiện chềnh ềnh, rung bật bật. Anh: "A nố!". Nàng: "Em đèn xanh rồi, cưng ơi!". Đèo mẹ!.
Quá nửa đêm về tới nhà. Hơn tuần xa ngái, nhớ hơi gái già phết. Vật ra toan làm tý, gái già rú lên: "Đèn đỏ!, Bỏ ra!". Đèo mẹ, đời anh đéo biết lúc nào xanh?.
Anh để nguyên hành lý, lầm bầm với gái già như nhắn nhủ: "Mai vào lại Sài Gòn! Đèn xanh rồi!".
Chuyện của Tuân phẹt - Đệ anh
"NÓI ĐỂU"...
Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Chồng Ngà là thằng du côn. Sau hôm vợ bỏ đi, tuyên bố gặp Ngà ở đâu là bẻ răng cắt lưỡi. Ngà nghe kể thì cười khẩy, nhạt.
Ngà về bên này ở được hai tuần.
Hôm lão Hoán đi đám về, gặp thằng chồng Ngà đứng ở cổng nhà y nhòm sang nhà mụ Điếc, bộ dạng rất khả nghi. Thấy lão liếc liếc mình, nó hỏi: “Ông lác à?”. Lão vội cum cúp, lủi.
Về nhà, Lão Hoán thẩn thẩn. Chả hiểu nghĩ ngợi thế nào, rồi lão leo ống máng...
Lên tới trần nhà mụ Điếc, lão gọi rón rén: “Bà Điếc ơi!”. Không có tiếng trả lời. Lão lại gọi: “Ngà ơi!”...
Cửa trần mở, là Ngà.
Thấy Ngà, lão Hoán lúng búng: “Tao vừa gặp chồng mày nó đang rình bên cổng nhà tao. Tao... tao,... định sang bảo mày trốn,...”. Ngà nghe, lẳng lặng. Ngà xuống nhà cầm cái chày dấu sau đít, mở cửa đi ra...
Gặp chồng, Ngà hất hàm: “Muốn gì?”.
Cái thằng du côn ấy thấy vợ thì ú a ú ớ; nghe vợ hỏi, đứng đực; rồi đột ngột nó quì thụp, nó rống lên: “Em ơi, em là vàng của anh không có em đời anh chẳng bằng cái rắm!...”.
Mụ Điếc lúc này cũng lăm xăm xách con dao phay từ trong nhà chạy ra.
Chồng Ngà đang lem lẻm: “Anh thế với em là anh còn lớ xớ với mấy con vớ vẩn thì...”, thấy mụ Điếc, nó giằng luôn mụ vào, nó nói tiếp – “… Có cả mẹ đây làm chứng cho anh, thì... thì điện giật anh nổ, nổ... chết mẹ nó ộc máu!”.
Mụ Điếc giãy nảy: “Thằng chó kia, mày rủa gì tao ộc máu?!”.
Lão Hoán nghe lỏm trong nhà, liền thì thầm với y: “Thề với mụ Điếc sướng mày nhỉ! Mai tao cũng sang tao thề!”.
Ngà về lại với chồng.
Cũng sau buổi đó, lão Hoán hàng ngày qua lại với mụ Điếc, ăn ngủ rất hồn nhiên. Nhưng hễ thấy bóng Ngà, là lão lủi nhanh như lươn.
Hôm lão Hoán và mụ Điếc đang ăn cơm, đúng lúc ấy vợ chồng Ngà sang, lão không kịp tránh.
Chồng Ngà tóm chịt lão Hoán bắt ngồi lại, nó bảo: "Ai khinh thằng này thì cứ bước khỏi cửa!". Lão sợ lập cập, mặt xám ngoét.
Thằng chồng Ngà lôi trong túi ra chai rượu và bọc lòng lợn bày lên mâm. Y đi ngang, nó thấy, liền lôi vào cùng ngồi. Xong nó tuyên bố với cả nhà là "Vừa làm được vợ chửa".
Chồng Ngà rót rượu ra mấy chén, bắt lão Hoán và mụ Điếc cụng riêng.
Lúc nó cụng với lão Hoán, thì bảo “Con kính cụng đại ca!”, trông như diễn tuồng.
Ngà đang mang thai, không uống rượu, thấy chồng với lão Hoán bá vai bá cổ thân mật, nguýt: “Cái lũ đàn ông nhà này toàn đồ chập cheng!”.
Lão Hoán chân khẳng khiu, quần đùi rộng, lại nhàu như lò xo, lúc ngồi ăn chim thòi ra mâm.
Ngà trở đầu đũa gắp chim lão Hoán, bảo: “Tưởng miếng thịt!”.
Lão hoảng, bật nhỏm dậy, cộc đầu vào thành máy khâu. Chồng Ngà đang kê chén rượu lên miệng,... đổ oạch ra cười sặc sụa, sùng sục ho.
Mụ Điếc bảo: “Con đĩ kia, sao mày vô duyên thế!”.
Vợ chồng Ngà về rồi, còn lão Hoán ngồi thủm lủm xó nhà ngắm mụ Điếc dọn bát đũa, mắt mày rất tình tứ.
Y bảo: “Bên này giờ tha hồ ấm cúng, nhỉ!”. Lão gật, mắt hấp háy, giống hệt người tử tế.
Y lại bảo: “Cái mắt mụ Điếc khéo mà cũng giống con Ngà, bố cứ ngồi hớ hênh, mụ lại trông nhầm thành cuộn chỉ rối, cho mẹ nó nhát kéo... Hoán có mà thành Hoạn”.
Mụ Điếc đang bê mâm, thấy y và lão Hoán nhăn nhăn nhở nhở cười, thì ve vẩy cười theo. Rồi mụ lẩm bẩm: “Hai thằng chó này, chắc lại vừa nói gì đểu!”...
-----------------------------------------
* Tít bài và việc chia bài viết nguyên bản thành nhiều phần, do MTH thực hiện.
* Hình ảnh Hà Nội 1973 - 1986 trong bài chỉ cso tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung.
Ngà về bên này ở được hai tuần.
Hôm lão Hoán đi đám về, gặp thằng chồng Ngà đứng ở cổng nhà y nhòm sang nhà mụ Điếc, bộ dạng rất khả nghi. Thấy lão liếc liếc mình, nó hỏi: “Ông lác à?”. Lão vội cum cúp, lủi.
Về nhà, Lão Hoán thẩn thẩn. Chả hiểu nghĩ ngợi thế nào, rồi lão leo ống máng...
Lên tới trần nhà mụ Điếc, lão gọi rón rén: “Bà Điếc ơi!”. Không có tiếng trả lời. Lão lại gọi: “Ngà ơi!”...
Cửa trần mở, là Ngà.
Thấy Ngà, lão Hoán lúng búng: “Tao vừa gặp chồng mày nó đang rình bên cổng nhà tao. Tao... tao,... định sang bảo mày trốn,...”. Ngà nghe, lẳng lặng. Ngà xuống nhà cầm cái chày dấu sau đít, mở cửa đi ra...
Gặp chồng, Ngà hất hàm: “Muốn gì?”.
Cái thằng du côn ấy thấy vợ thì ú a ú ớ; nghe vợ hỏi, đứng đực; rồi đột ngột nó quì thụp, nó rống lên: “Em ơi, em là vàng của anh không có em đời anh chẳng bằng cái rắm!...”.
Mụ Điếc lúc này cũng lăm xăm xách con dao phay từ trong nhà chạy ra.
Chồng Ngà đang lem lẻm: “Anh thế với em là anh còn lớ xớ với mấy con vớ vẩn thì...”, thấy mụ Điếc, nó giằng luôn mụ vào, nó nói tiếp – “… Có cả mẹ đây làm chứng cho anh, thì... thì điện giật anh nổ, nổ... chết mẹ nó ộc máu!”.
Mụ Điếc giãy nảy: “Thằng chó kia, mày rủa gì tao ộc máu?!”.
Lão Hoán nghe lỏm trong nhà, liền thì thầm với y: “Thề với mụ Điếc sướng mày nhỉ! Mai tao cũng sang tao thề!”.
Ngà về lại với chồng.
Cũng sau buổi đó, lão Hoán hàng ngày qua lại với mụ Điếc, ăn ngủ rất hồn nhiên. Nhưng hễ thấy bóng Ngà, là lão lủi nhanh như lươn.
Hôm lão Hoán và mụ Điếc đang ăn cơm, đúng lúc ấy vợ chồng Ngà sang, lão không kịp tránh.
Chồng Ngà tóm chịt lão Hoán bắt ngồi lại, nó bảo: "Ai khinh thằng này thì cứ bước khỏi cửa!". Lão sợ lập cập, mặt xám ngoét.
Thằng chồng Ngà lôi trong túi ra chai rượu và bọc lòng lợn bày lên mâm. Y đi ngang, nó thấy, liền lôi vào cùng ngồi. Xong nó tuyên bố với cả nhà là "Vừa làm được vợ chửa".
Chồng Ngà rót rượu ra mấy chén, bắt lão Hoán và mụ Điếc cụng riêng.
Lúc nó cụng với lão Hoán, thì bảo “Con kính cụng đại ca!”, trông như diễn tuồng.
Ngà đang mang thai, không uống rượu, thấy chồng với lão Hoán bá vai bá cổ thân mật, nguýt: “Cái lũ đàn ông nhà này toàn đồ chập cheng!”.
Lão Hoán chân khẳng khiu, quần đùi rộng, lại nhàu như lò xo, lúc ngồi ăn chim thòi ra mâm.
Ngà trở đầu đũa gắp chim lão Hoán, bảo: “Tưởng miếng thịt!”.
Lão hoảng, bật nhỏm dậy, cộc đầu vào thành máy khâu. Chồng Ngà đang kê chén rượu lên miệng,... đổ oạch ra cười sặc sụa, sùng sục ho.
Mụ Điếc bảo: “Con đĩ kia, sao mày vô duyên thế!”.
Vợ chồng Ngà về rồi, còn lão Hoán ngồi thủm lủm xó nhà ngắm mụ Điếc dọn bát đũa, mắt mày rất tình tứ.
Y bảo: “Bên này giờ tha hồ ấm cúng, nhỉ!”. Lão gật, mắt hấp háy, giống hệt người tử tế.
Y lại bảo: “Cái mắt mụ Điếc khéo mà cũng giống con Ngà, bố cứ ngồi hớ hênh, mụ lại trông nhầm thành cuộn chỉ rối, cho mẹ nó nhát kéo... Hoán có mà thành Hoạn”.
Mụ Điếc đang bê mâm, thấy y và lão Hoán nhăn nhăn nhở nhở cười, thì ve vẩy cười theo. Rồi mụ lẩm bẩm: “Hai thằng chó này, chắc lại vừa nói gì đểu!”...
-----------------------------------------
* Tít bài và việc chia bài viết nguyên bản thành nhiều phần, do MTH thực hiện.
* Hình ảnh Hà Nội 1973 - 1986 trong bài chỉ cso tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)