29 tháng 10, 2011

KỂ CHUYỆN CON GÁI KHOAI, HỒI 2 TUỔI ĐÃ BẮT ĐƯỢC... KẺ TRỘM

Chị Miu và em Khoai, tháng 8/2011
Mai Thanh Hải Blog - Câu chuyện bằng hình ảnh này, xảy ra hồi tháng 4/2008. 

Lúc đó em Khoai chưa tròn 2 tuổi (vì sinh ngày 29/10/2006), nhưng đã phát hiện và tần ngần "bắt giữ" một vụ trộm đồ mà thủ phạm chính là... chị Miu.

Dĩ nhiên, do "Cảnh sát Khoai" bé quá nên suýt bị thủ phạm Miu dụ dỗ, mua chuộc và phải nhờ đến sự ứng cứu, giúp đỡ kịp thời của "Cơ quan Tố tụng cấp trên" là Ba mẹ. Hôm nay, con gái tròn 5 tuổi, bước sang tuổi thứ 6, lại nhớ lại chuyện "hồi xưa". Chúc mừng sinh nhật con gái yêu - Củ Khoai xinh của Ba Mẹ!..
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Củ Khoai đang chơi trong phòng, tự dưng thấy thiêu thiếu cái gì đó


Quay đi quay lại tìm cái "thiêu thiếu", Khoai phát hiện chị Miu đang im thin thít, lẳng lặng lục đồ trong túi mẹ Hằng


Khoai liền ập tới... bắt quả tang


"Cảnh sát" Khoai nghiêm mặt, yêu cầu Miu trả lời "Đang lục lọi cái gì?". Trước thái độ cương quyết của Khoai, chị Miu đành khai: "Tìm đồ chơi là quạt tí hon làm bằng nhựa, có hình bắp ngô xinh và chạy bằng pin, mẹ Hằng vừa mua!". Đồ này mẹ chỉ cho chơi 1 tý rùi cất đi ngay, nên cả 2 chị em đều rất... thèm muốn.


"Cảnh sát" Khoai yêu cầu Miu hướng dẫn sử dụng "tang vật" và... đắm đuối nhìn quạt chạy.


... sau đó, "Cảnh sát" Khoai nằng nặc yêu cầu "thủ phạm" Miu nộp lại "tang vật".


Miu thấy mối nguy bị thu mất quạt, nên đưa kẹo ra để... hối lộ "Cảnh sát" Khoai


"Cảnh sát" Khoai tựa đầu, gối tay đắn đo suy nghĩ, trong khi Miu cố gắng dụ dỗ, mua chuộc.


Cũng có lúc Khoai "lung lay lập trường" bởi mùi kẹo quá thơm và còn định... ngửi, liếm thử


Nhưng rút cục "Cảnh sát" Khoai vẫn "chiến thắng cám dỗ", xông vào... bắt quả tang, cướp lại vật chứng.


... và gọi Ba mẹ hỗ trợ trước sự bực tức, hằn học của "thủ phạm" Miu.

Rút cục, mẹ Hằng phát hiện ra vụ việc, thu hết cả kẹo lẫn quạt, cất vào trong tủ. Cả "Cảnh sát" Khoai và "kẻ trộm" Miu đều khóc ré, thất vọng hoàn toàn... Thế là hết chuyện rùi!. He! He!..

CHÚC MỪNG SINH NHẬT CON GÁI KHOAI

Hôm nay ngày 29/10/2011, bạn Khoai nhà mình tròn 5 tuổi và bước sang tuổi thứ 6. Sáng nay cuối tuần rảnh rỗi, dù cho Hà Nội trở gió lạnh, nhưng mình vẫn lôi bạn Khoai lên sân thượng, ngồi vườn rau chụp hình lưu niệm. Chả gì, cũng đánh dấu mốc thời điểm quan trọng, bạn Khoai từ trẻ con chuyển sang... hơn trẻ con, sang năm khoác balo đi học lớp 1 Đại học chữ to rồi đấy. Ngày nào, bạn chào đời còn bé tý như con chuột, suốt ngày ngủ lăn lóc như củ Khoai nên đặt tên bạn là "Củ Khoai", vậy mà bây giờ... Phải gọi bạn bằng tên đi học rồi: Mai Trần Thục Linh. Chúc mừng sinh nhật con gái Khoai - Mai Trần Thục Linh của Ba Hải, mẹ Hằng, chị Miu và cả nhà!..

MẤT TOI NỬA TRIỆU

Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Vợ mình kiểm kê tài chính trong tháng, rồi nói với mình:

- "Tháng này anh đi phúng nhà ông Fi (Gaddafi) hai trăm, bỏ phong bì mừng cưới ông Nông Đức Mạnh ba trăm, tổng thiệt hại là nửa triệu.

Bạn anh đúng là toàn rỗi việc, mới nặn ra mấy cái trò chết với chả cưới!"..
--------------------------
* Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

28 tháng 10, 2011

"ĐẠP MÁI"...

Đội bạn bia hơi của mình, dạo này khi tụ vạ với nhau, lại thường quay sang nói chuyện "ước mơ sau này", mới chán chứ. Cứ như mấy cụ phụ lão rỗi việc, cả ngày ra Bờ Hồ ngồi bàn việc nước theo kiểu Thông tấn xã... Vỉa hè. Mơ ước tỷ thứ, nhưng tóm lại chỉ ước như thế này "Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm con gà trống giữa đời tự do/ Ăn rồi thì ngáy o o/ Suốt ngày đạp mái, chẳng lo trả tiền". Hôm nay nghe chuyện đám cưới lịch sử, tình cờ xem lại Thư viện Hình và gặp tấm... "đạp mái" này, cứ ngồi cười suốt. Thôi thì, cũng là cuối tuần, mình lại lu bu bao chuyện, chuẩn bị cho chuyến lang thang miền Tây đầu tuần tới đây, nên đưa lên tấm hình này, tặng mọi người nhé!. Chúc mọi người những ngày cuối tuần vui vẻ và yên lành!..

GÁI TRẺ GÁI GIÀ

Tuân Phẹt - Chiều, trời xanh như đít nhái. Nóng thấy mẹ. Ông bạn alô: "Bia thôi. Có gái!". Mình đánh xe đi liền, mặc cho Gấu van vỉ rồi lại nhiếc móc, vì tội bỏ cơm theo bạn.

Quán sang, bia nấu tại chỗ, bia Xếch hẳn hoi nhế, thơm ngon mát bổ khỏi chê nhưng ồn như chợ vỡ. Tật ăn uống của dân ta nó thế, tránh thế mẹ.

Ông bạn ngồi chầu hẩu, nhướng mắt nhớn nhác, đảo như rang. Thấy mình nhưng đéo gọi hay vẫy. Y như là sự biết rồi. Mình hỏi: "Gái đâu?". Hắn bảo: "Thì đang chờ đây. Hơn nửa tiếng rồi!". Cơ khổ!.

Uống mỗi thằng đến năm vại bia mà vẫn chả thấy bóng dáng gái đến. Mình làu bàu bảo: "Hẹn hò như cái con kặc!". Hắn cũng điên ra mặt, làm rầm chửi: "Có gặp đựoc hay không cũng dí kặc vào, xin chừa!". Hai thằng cười hô hố, nâng ly làm nốt tý cặn, gọi tính tiền.

Nhưng giời thương, gái đến. Một em khoảng bốn mươi, đẹp nặm mà, mê ly. Một em trẻ măng như búp, quãng mười tám, đẹp lung linh một góc bàn.

Gái già xin lỗi rối rít, tu một phát hết nguyên cốc nửa lít, rồi lại rối rít xin lỗi. Mặt ông bạn dần giãn ra, trông thư thái, hài lòng.
Gái trẻ chẳng nói gì, mặt cứ ngơ xuống dưới tầng một hóng người, mồm uống nước cô-ca ừng ực.

Gái già uống bia giỏi, chuyện duyên. Thi thoảng lại cười lên lúc thì i ỉ, lúc thì ngặt nghẽo, tóc xoã rũ rượi rồi lại dùng tay kết hợp với lắc mạnh đầu ngược ra sau xốc lên, rất chi là đàn bàn và đĩ thoã.

Gái trẻ tranh thủ gọi thêm cô-ca, mình đếm bốn lon có lẻ.

Chuyện trên giời dưới bể, chốc nhát mà cũng đã hơn mười giờ. Cũng chẳng hỏi han hai gái là ai làm gì, ông bạn thì cũng chẳng giới thiệu. Chả sao, vui vẻ là được rồi, đang vui, đéo ai lại đi hỏi han mấy cái thứ nhiêu khê đấy.

Ông bạn gạ gẫm đi hát hò. Món này hắn sở trường vì hát hay.

Tranh thủ nhồi thêm tý bia nữa, kiểu gì mà chả đựoc bóp vú. Mình lạ đếch.

Gái già hào hứng nhưng thấy gái trẻ đảo mắt qua nên xìu rất nhanh, bảo: "Thôi em phải về!. Sẽ đền hai anh dịp khác". Và rất lịch sự, em không quên xin lỗi một lần nữa cho sự chậm trễ hẹn hò.

Mình đánh xe chở cả bọn về. Ông bạn chả hiểu say hay tỉnh, lên xe hót vang với gái trẻ mà bơ mẹ đi gái già.

Anh anh, em em cheng cheng chat chat như thi sĩ. Mình bận vần vô lăng, đéo tham gia, chỉ nhìn qua gương chiếu hậu mà… thầm ước.

Gái trẻ lành, mặc cho ông bạn…làm thơ, chả nói năng gì, chỉ cười hi hi. Duyên tệ!.

Gái già bảo: "Thôi anh!. Cho em xuống ở đây!". Mình lịch sự xăng xái mở cửa. Già và trẻ từ tốn xuống một bên. Ông bạn cũng lịch sự mở cửa xuống đường đứng tiễn.
Gái già tử tế: "Cảm ơn hai anh vì bữa tối!".

Gái trẻ nhoẻn miệng cười: "Hi! Hi!".

Gái già ủn tay vào lưng gái trẻ, thủng thẳng: "Chào hai chú đi con!".

Lên xe, ông bạn phều phào: "Hai mẹ con!. Mày nhỉ?". Mình không đáp mà hỏi lại: "Hợp khẩu vị chứ?".

Thánh thật!..

PHỤC TÀI BÁC MẠNH

Nhà văn Nguyễn Quang Lập - Vietinfo đưa tin Cựu TBT Nông Đức Mạnh cưới vợ trẻ: “Theo nhiều nguồn tin khác nhau, sau khi rời ghế Tổng bí thư Đảng CSVN chưa đầy một năm, ‘Cụ’ Nông Đức Mạnh cảm thấy ‘cô đơn’ và quyết định lấy vợ mới. Vị hôn thê mới của ‘Cụ’ là cô gái trẻ và dễ thương vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh)…Cô dâu là Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh…Cô là Tổng giám đốc một công ty trách nhiệm ‘vô hạn’ Minh Tâm , là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 hiện nay.“

Chẳng biết trúng hay trật nhưng thấy vui vui. Anh Ba Sàm thì bình luận:” Chuyện “yêu” thì chắc chắn rồi, nhưng “cưới” hay chưa thì mới là tin đồn. Nội dung bài viết cũng có những chi tiết không được chính xác, hơi “dìm hàng” cô dâu quá (“4 lần lên xe hoa”. Thực ra 2 lần là lên xe … với “đại gia” thì đúng hơn). Có lẽ vì vậy mà lối viết cố tình tếu táo cho bà con hiểu là tin “vỉa hè”. Vỉa hè thì vỉa hè, mình vẫn vui như thường.

Việc bác Mạnh yêu hay cưới vợ hai là chuyện bình thường. Bác Nguyễn Trọng Tạo chắc chức tước bổng lộc gì mà nghe đâu đang định cưới vợ thứ tư, huống gì là bác Mạnh.

Nhìn bác Mạnh cười, hàm răng trắng đều tăm tắp biết bác hảy còn sung lắm, răng chắc cặc bền mà.

Bác còn yêu được là mừng cho bác ,còn sống còn yêu vậy là vui rồi. Bác Mạnh sinh năm 40, năm nay đã 72 tuổi rồi.

Tuổi ấy Bác Hồ lo ngồi viết di chúc, bác Mạnh vẫn còn yêu được và được gái yêu là rất vui, cuộc đời vẫn đẹp sao. He! He!..

Một mụ nạ dòng, hoa khôi năm cà cuống, hay tin này bình một câu tỉnh bơ, nói: "Ông này nông nhưng mà mạnh. Duyệt!. Nếu là tao thì tao cũng duyệt!". Đúng! Đúng!.

Thôi thì không yêu dân thì yêu gái vậy. Không làm  cho dân hạnh phúc thì làm cho gái sung sướng, cũng gọi là tài.

Bây giờ mình mới thực sự phục tài bác Mạnh. Hi! Hi!..

27 tháng 10, 2011

RA TRƯỜNG SA

Nhà báo Nguyễn Đình Quân (đầu tiên từ phải qua) ra Trường Sa 12/2010
Mai Thanh Hải - Nhiều bạn mình, khi nói chuyện Trường Sa, đều ước được ra với quần đảo 1 lần và hỏi về "cách thức" để được ra với Trường Sa.

Quả là khó trả lời, bởi Trường Sa chưa phải là điểm du lịch công khai, như những nơi khác.

Muốn có tên trong danh sách ra công tác Trường Sa 1 chuyến (trên dưới 10 ngày), như báo chí tụi mình, ít nhất cũng phải qua 3 nơi duyệt danh sách, đó là: Vụ Báo chí, Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục Báo chí, Bộ Thông tin và truyền thông; Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra công tác là thế, những người muốn công tác gắn bó lâu dài với Trường Sa, chắc sự xét duyệt còn nhiều hơn. Chính vậy, hôm rồi đọc Tuổi trẻ, thấy vụ cô bé Huỳnh Hoàng Sa xin ra công tác lâu dài ngoài Trường Sa, mình tò mò và băn khoăn nhiều quá.
Tăng bo từ tàu vào đảo
May mà hôm nay, đọc được bài của bác Thiềm Thừ (Nhà báo Nguyễn Đình Quân, Phóng viên Báo Tiền Phong Thường trú tại Nha Trang, Khánh Hòa - người đã gắn bó với Trường Sa, biển đảo từ mấy chục năm trước) về chuyện này, mình đăng lại, cho mọi người cùng đọc.

Có lẽ, mọi người cũng phải thông cảm với các bác ý, cái quan điểm: Trường Sa đang rất cần mọi nguồn lực, thế nhưng đảo xa không phải là nơi ai muốn đến cũng được, ai muốn đi cũng xong... Bấy lâu này, các bác trên không coi Trường Sa là... cái chợ và việc ai đó muốn đặt chân ra đảo tiền tiêu Tổ quốc, vẫn phải xét duyệt chán. Hình như các bác trên bảo: Không xét duyệt, kiểm soát kỹ, dễ bị phá nổ - lộ mật như chơi. Và lúc ấy, có muốn góp đá, cũng chả có nơi để mà xây, mà góp. Hic!.. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

EM XÁC ĐỊNH PHẢI RA TRƯỜNG SA

Sinh viên Huỳnh Hoàng Sa
Bữa nọ ngồi cà phê trên đường Tô Hiến Thành, mấy đồng nghiệp Phú Yên giới thiệu một cô gái trẻ măng. Huỳnh Hoàng Sa quê ở Hòa Hiệp Nam, Đông Hòa, Phú Yên, vừa tốt nghiệp khoa Văn, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

Nghe Hoàng Sa nói về tình cảm với Trường Sa, về nguyện vọng ra đảo dạy chữ cho các em, tin rằng tâm sự của Hoàng Sa là thật.

Nhưng một sinh viên vừa ra trường, hoàn toàn non về kinh nghiệm có thể đảm đương nổi nhiệm vụ ở đảo xa, nơi một lớp vừa có học sinh lớp 1, vừa có học sinh lớp 2, lại có cả học sinh lớp 4? Vả lại…

Chưa kịp nói, một anh bạn đã nói hộ: "Hoàng Sa này?. Ở Trường Sa nhà cửa, nền nếp sinh hoạt được thiết lập cho bộ đội, cho nam giới, em có thích nghi được không?. Em có tính đến những chuyện tế nhị khi một cô gái trẻ sống giữa bao nhiêu trai trẻ?". "Dạ! Ở đó có dân, có các chị phụ nữ mà!". "Nhưng dân ít lắm, và các chị phụ nữ có chồng, có con bên cạnh, đâu có ở chung với em?". "Tuổi trẻ thường bồng bột xốc nổi, em nên suy nghĩ kỹ. Kẻo được chọn ra Trường Sa, hăng hái phấn khởi ít ngày rồi khóc thút thít đòi về đất liền, hư cơm hư cháo hết!"…

Hoàng Sa suy nghĩ, rồi vẫn đến Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Khánh Hòa nộp hồ sơ.
Trên xuồng, từ tàu vào đảo

23 người vừa đăng ký ra dạy học ở Trường Sa ở 16 tỉnh, TP khác nhau, có người ở tận Móng Cái, Quảng Ninh, có người ở Đồng Tháp, có người ở Bù Đăng, Bình Phước...

Có chị ở Ninh Thuận tình nguyện đi cả gia đình.

Giống Hoàng Sa, nhiều người là sinh viên vừa chân ướt chân ráo rời cổng trường CĐ hoặc ĐH, thừa nhiệt huyết, nhưng thiếu kinh nghiệm và chưa thể nói gì về bản lĩnh. …
 
Khi thông báo tuyển giáo viên cho Trường Sa, Sở GDĐT và Sở Nội vụ Khánh Hòa nêu tiêu chuẩn dự tuyển là công dân Việt Nam từ 22 đến 35 tuổi, tốt nghiệp trung học sư phạm 12+2 hoặc CĐ Sư phạm tiểu học; ưu tiên giáo viên nam và những người có kinh nghiệm.

Nhưng có lẽ do muốn ra Trường Sa quá, có người chả có nghiệp vụ Sư phạm, tốt nghiệp ĐH tiếng Anh hoặc ngành châu Á học cũng đâm đơn. Dĩ nhiên, hồ sơ của họ bị loại đầu tiên.

Chị xin đưa cả gia đình ra Trường Sa cũng không được chọn, đưa hộ dân ra Trường Sa là chương trình khác, hiện nay chỉ chọn dân Khánh Hòa, vì Trường Sa là huyện của Khánh Hòa.

Chuối nhất là một bác ở Huế, có bằng ĐH tiếng Anh và Thạc sĩ tin học. Bác ấy từng dạy học tại CĐSP Huế nhưng hiện nay làm nghề tự do, sinh năm 1959. Xét theo tiêu chuẩn nêu trên, bác này chỉ đạt mỗi tiêu chuẩn “ưu tiên nam”.

Tuyển giáo viên cho Trường Sa cũng là tuyển công chức, xưa nay người ta giới hạn “trần” tuổi là 35. Nhưng bác đã 53 tuổi mà vẫn dự tuyển!. Hic!. Nói một cách nhẹ nhàng nhất, bác này thiếu nghiêm túc khi “tình nguyện” ra gõ đầu trẻ ở Trường Sa.

Xét 23 hồ sơ, Sở GD ĐT và Sở Nội vụ Khánh Hòa chọn được 2 giáo viên nam đang dạy học ở Ninh Thuận và Quảng Trị, để đưa ra Trường Sa trong tháng 11 tới. Còn 3 người khác, gần như đã được chọn.

26 tháng 10, 2011

CHỈ CÓ Ở VIỆT NAM: XE ƯU TIÊN CHỞ THUÊ VẬT LIỆU XÂY DỰNG?..

Đèn ưu tiên chỉ dành riêng cho lực lượng Công an, gắn trên xe kinh doanh
Mai Thanh Hải - Chạy từ Hà Nội lên Sơn La theo QL6, tới gần thị trấn Yên Châu (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La), giật mình thấy 1 chiếc xe Zin sản xuất từ Liên Xô cũ, đầu sơn đỏ, thùng sơn xanh, gắn biển kiểm soát màu xanh đỗ chình ình ven đường.

Cứ ngỡ các chú CSGT Sơn La triển khai "nghiệp vụ bắn tốc độ", măng hẳn quả xe hoành tráng này ra hóa trang, bắn đám xe miền xuôi ngược lên Tây Bắc, nên phanh dúi dụi, nghĩ trong bụng "tránh voi chẳng xấu mặt nào". 

Từ từ đi qua "chốt gác", té ngửa vì chiếc xe công vụ biển xanh 14C-0623 này có gắn cả đèn xoay màu xanh, ưu tiên chuyên dụng cho ngành Công an, nhưng bên cánh cửa ghi rành rành hàng chữ "Chuyên kinh doanh VLXD (Vật liệu xây dựng) Thành Đạt", với đầy đủ số điện thoại liên hệ: 0222247656, 01639133216.
Thêm cái biển xanh 14C, cho đúng zin xe Công an nhá

Ối giời! Quả này có lẽ là "độc nhất vô nhị" và xin lạy các bố Công an Quảng Ninh và Sơn La. Làm ăn mà ẩu thế này, chả trách suốt ngày, dân chúng - báo chí kêu ca tỷ thứ việc, từ ăn tiền, uýnh dân cho đến ngông nghênh, khọng khạnh...

Mà lạ thật đấy. Suốt dọc QL6, đi qua địa phận tỉnh Sơn La, thấy cơ man là các chốt CSGT của tỉnh, huyện bắn tốc độ, rình bắt lỗi đè vạch, vậy mà cái xe "biển xanh, đèn xoay kinh doanh vật liệu xây dựng" cứ thản nhiên hành nghề, như ở xứ sở thần tiên nào đó, không có lấy một bóng sắc phục Công an.

Thắc mắc này của mình, chắc các đồng chí bên Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, thuộc Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an sẽ trả lời được. Và cũng nên trả lời, cho đỡ mang tiếng lực lượng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Đỗ ven đường

Nhưng kềnh cành chiếm gần nửa đường

Khu dân cư và địa điểm cụ thể đây (nhìn cọc tiêu mốc)

To xác hơn, cũng phải dạt sang bên để tránh

Đầy đủ "phụ kiện", hơi bị oách đấy

Thùng sau in rõ biển số trắng

Nhẹ tay với xe Công vụ nhá

CHẢ TRÁCH ĐƯỢC, NẾU CÓ TÌNH YÊU...

Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Ngà là con gái mụ Điếc, nhưng không hề điếc.

Ngà lấy chồng ở ngõ bên cạnh, chưa có con. Buổi tối Ngà bán bún ngan vịt ngay cửa nhà.

Chồng Ngà là Tổ trưởng Tổ kéo đường dây điện, thường đi công trình xa. Thằng này cục. Ngà lại là loại đáo để. Hai vợ chồng hay choảng nhau.

Có gã hàng xóm cạnh nhà Ngà, buổi tối sang ăn bún khuya, thấy Ngà tươi, mỡ, chồng lại đang đi vắng… Nhìn quanh quán thấy chẳng còn ai, gã hàng xóm, lúc đỡ bát bún cố chạm tay vào vú Ngà, bảo: “Thêm cho anh tí thịt thừa ở ngực nhé!”. Ngà đang cầm muôi nước dùng nóng, chan luôn vào đũng quần gã…

Gã hàng xóm bỏng, mà không dám kêu ai. Hàng tuần giời đi đứng như thằng sa đì.

Chồng Ngà đi công trình về, ngủ mê mệt. Ngà mở điện thoại chồng, thấy có ảnh chụp chồng vừa hát, vừa lúi húi móc rốn mấy cô em môi đỏ trong hàng karaoke.

Thằng chồng đang ngáy há hốc mồm, Ngà nhặt chiếc guốc, nhè mồm chồng bổ, chửi: “Thằng đĩ! Bà ở nhà giữ bướm cho mày, hầu hạ cả bố mẹ mày, để cho mày đi sướng bậy à?”.

Thằng chồng rách môi, gẫy nửa răng cửa liền tóm tóc vợ, dúi, lên gối uỳnh uỵch.

Ngà thò tay tóm dái chồng bóp nghiến, chồng phải nhả tóc.

Ngà bỏ về nhà mẹ đẻ. Thằng chồng Ngà lôi hết đống guốc của vợ chặt sạch.

Sáng hôm sau thằng này đi làm, dái đau, chân bước lạng dạng. Ra ngõ, chạm mặt gã hàng xóm, thấy gã kia nhìn trộm mình lấm lét, lại cũng bước lạng dạng hệt mình, mới bảo: “Ông tương bỏ mẹ mày giờ! Mày thích nhại ông à?!”.

Từ hôm Ngà về ở cùng mụ Điếc, lão Hoán ít lân la nhà mụ, vì Ngà tỏ ra ghét lão. Ngà bảo mặt lão gian.

Mụ Điếc, thỉnh thoảng sang khu bên này, đứng dựa cửa nhà lão Hoán nói chuyện ê a ê a, như phường dở hơi.

Ngà mông to ngực to, lúc ngồi quạt than trước cửa nhà, đùi ép vào ngực, trồi lên ở cổ áo hai ụ trắng phau. Lão Hoán đi ngang, mắt liếc chân bước, đâm sầm đầu vào gốc dâu da xoan cạnh đường, kêu: “Úi giời!”.

Ngà lẩm bẩm: “Thằng dê già, cho chết! Có ngày bà xẻo, vứt cho chó ăn!”.

Vào nhà, Ngà nói với mụ Điếc: “Bà bô đừng cho lão Hoán sang nhà, mà cũng đừng qua chuyện trò với lão bên ấy nữa!”. Mụ Điếc: "Ơ kìa! Nhưng mà,... sao sao…".


Mẹ con mụ Điếc nói chuyện với nhau thường oang oang.

Bữa ấy, y đang ngồi cà kê với lão Hoán ở sân nhà, thì nghe thấy tiếng mụ Điếc vọng sang: “Bếp than vẫn đỏ đấy, con Ngà kia có tắm thì vào rót nước đi, để tao còn đun tiếp!”.

Lão Hoán liếc trộm y. Y cũng liếc lão. Cả hai vơ vẩn, chuyện chả còn nếp còn tẻ. Biết thừa đầu óc nhau!.

Một lát y nói: “Bố con mình làm nghệ thuật, mà thỉnh thoảng không đi thưởng thức cái đẹp, thì tài năng nó thui chột mất!”.

Lão bảo: “Chí lý!”, rồi co cẳng chạy ra chỗ ngách quên cả xỏ dép, định chui vào trước.

Nhưng y khỏe, cầm đít lão quăng ra.

Trong buồng tắm, Ngà đang dội nước lên người.

Lão Hoán không chen được với y để nhòm, đứng bên cạnh sốt ruột, hết đẩy lại huých, rồi năn nỉ: “Kính lão đi mày ơi!”,… rồi lầm bầm chửi: “Nghệ sỹ cái cục cứt gì mày, tham như mõ!”. Ngà đang kì đùi, bỗng nhiên ngừng, tai dỏng mắt đảo…

Y vội thụp xuống lách sâu vào trong ngách. Lão Hoán chỉ đợi thế, hí hửng chen lên bậy liếp thò mặt vào… thì một xô nước mầu trắng nhờ nhờ tạt ra.

Nhà mụ Điếc nuôi lợn, có thùng gom nước gạo lẫn thức ăn thừa, thứ nước ấy giờ long tong chảy trên mặt lão Hoán. Tóc tai lão nhoe nhoe mẩu rau dưa, mảnh xương cá... Mùi chua khẳm. Lão co mồm văng tục, thì sực nhớ, im thít.

Y và lão lách ra. Lão Hoán cuống vấp dúi dụi, chân sục vào cống.

Ra khỏi ngách, trông lão Hoán như ngợm. Y bảo: “Hành trình tìm tòi cái đẹp gian khổ quá, bố nhỉ!”. Lão than: “Tao mới chỉ thấy gian khổ, chứ đã kịp thấy tí tẹo đẹp nào đâu!”.

Lão Hoán cởi truồng bên bể nước trong sân, lão vừa múc nước dội người, vừa lẩm bẩm rủa Ngà là "Đồ cứt trâu".

Đang tắm thì Ngà đến ngoài cổng chửi.

Ngà cầm kéo, miệng chửi, tay vung vẩy kéo đánh nhịp, réo đích danh "thằng Hoán". Ngà bảo: Sẽ thiến con dê già, sẽ nhét đầu con dê già vào chỗ tối tăm của "cái đẹp"... Có hai con chó chầu chực đấy cũng góp mồm sủa.

Cánh cổng chỉ có chiếc ổ khóa không bấm móc hờ lỗ chốt, Ngà thò tay tìm cách mở...

Lão Hoán ôm háng khư khư, mặt mũi nhớn nhác.

Y nấp trong nhà nhòm ra. Y cũng chẳng muốn chạm mặt Ngà!.

Ở góc sân có bức tường, phía bên kia là con đường chạy dọc sông Tô Lịch, y lẻn ra, trèo lên tường.

Lão Hoán chạy lại níu chân y, nói: “Mày mày... mày phải ở lại làm chứng là tao chưa kịp thấy tẹo gì của nó!”.

Y bảo: “Nó có kéo, con làm chứng cho bố để nó xẻo của con à!”.

Lão Hoán chửi: “Loại mày Nghệ sỹ cái cục cứt. Hèn lắm!”.

Thấy y chuẩn bị nhẩy xuống bên kia tường, lão Hoán hớt hải: “Thôi thôi mày kéo cho tao lên với!”.

Lúc ngồi được lên tường, lão lập cập: “Bọn mình cùng Nghệ sỹ, hoạn nạn đừng bỏ nhau!”.

Ngà đã mở được cổng, đang vào.

Y nhẩy xuống con đường ven sông Tô Lịch. Phía xa có mấy bà đồng nát tong tẩy đi lại... Lão Hoán không dám nhẩy theo vì chưa mặc quần. Lão bò lổm ngổm trên tường, cục bìu ve vẩy như tai voi, đến cuối tường có cái ống máng thì lão đu người leo. Trên đó là trần nhà mụ Điếc.

Xâm xẩm tối, y mò về nhà. Một lát, thấy lão Hoán mặc cái quần lửng hoa từ trên tường trèo xuống.

Ở nhà bên kia, tiếng Ngà đang réo: “Bà Điếc ơi!. Bà Điếc ơi!”. Ngà gắt: “Đến giờ ghi lô rồi mà cái nhà bà này lại biến đi đâu không biết?!”.


Buổi tối, y và lão Hoán uống rượu. Lão vừa uống vừa cười lủm mủm. Rồi lão kể.

... Trần nhà mụ Điếc có mấy tấm chăn đang phơi, lão liền chui vào. Vừa vén chăn lên thì gặp mụ Điếc.

Mụ này vốn nấp trong chăn nhòm lão Hoán tắm. Lúc lão và y trèo tường, do khuất, mụ không biết... Giờ, đột nhiên, thấy lão đứng cạnh, cởi truồng.

Mụ Điếc "Ối giời ơi!” và vơ cái gáo nhựa úp vào mặt. Lão cuống, lão giật cái gáo trên mặt mụ Điếc đem úp vào háng. Mụ Điếc chẳng vừa, liền giằng lại gáo đem úp lại mặt... Lão bèn kéo thốc mụ vào căn chòi chứa đồ cũ.

Mụ Điếc kêu: “Làng nước ơi!. Hoán già hiếp tôi, làng nước ơi!...”.

Lão nói: “Lạy bà, bà mà kêu thế thì người nhà bà thịt tôi như ngan như vịt à!”.

Mụ Điếc giơ hai nách lên ngửi, rồi mụ dí nách vào mũi lão bảo: “Thịt thế này mà hôi như ngan như vịt à!”.

Lão cãi: “Tôi bảo là bà nhỏ mồm, kẻo con Ngà nó thịt tôi, chứ đâu mà bảo thịt bà hôi!”.

Mụ Điếc “Thế à? Thế à?”, rồi mụ thì thầm hỏi: “Cái con Ngà nó đang chửi gì thế hả ông?”.

Lão không đáp, lão xấn xổ. Mụ liền lí nhí: “Ối làng nước ơi!. Hoán già nó đang... nó đang... hiếp tôi!”...

Y nghe xong, rót rượu, chắp tay mời lão, nói: “Đáng đời con Ngà. Nó chửi được bọn mình thì bọn mình trị lại mẹ nó. Bố vừa rửa nhục cho đàn ông nước Nam!”.

Lão Hoán cười hầng hậc: “Thấy tao cao thâm chưa?”. Uống cạn, rồi lão vênh váo: “Người xưa bảo bất độc cái gì gì mà phi hảo hán, mày nhỉ?!”...
----------------------------------------------------------------
* Tít bài viết và việc phân chia truyện ngắn nguyên bản thành các phần nhỏ, do MTH thực hiện
* Hình ảnh Hà Nội 1997 trong bài viết chỉ mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung

25 tháng 10, 2011

XE TĂNG TỐI TÂN NHẤT TRUNG QUỐC GÂY KINH NGẠC VÌ HAN RỈ

QPVN - Truyền hình Trung Quốc đã phát một đoạn phim về biến thể mới của xe tăng Trung Quốc xuất khẩu MBT-2000 (VT-1A).

 Được sơn màu sáng trước khi đoàn quay phim truyền hình tới, sau đó xe tăng đã chạy để trình diễn.

Một phóng viên đã được cho xem bên trong xe tăng.

Bên ngoài, xe tăng trông ngon hơn hẳn biến thể MBT-2000 từng được chào bán cho Peru.

Nếu như trước đó, giáp phản ứng nổ ở tháp được bố trí rất bất hợp lý thì bây giờ xe tăng mới được che chắn bằng giáp phản ứng nổ khá tốt.

Các nhà thiết kế đã sửa lại triệt để nắp cửa nóc của lái xe, bây giờ các khí tài quan sát được lắp ngay trên cửa nóc này.
MBT-2000 được chào bán cho Peru

Một lần nữa lại cảm thấy ảnh hưởng của trường phái thiết kế tăng Liên Xô. Vấn đề là ở chỗ giải pháp như thế đã được áp dụng cho một loại xe tăng thử nghiệm Liên Xô vào đầu thập niên 1990.

Bề ngoài, khung gầm xe vẫn như cũ, các bánh đỡ kiểu cũ giống như ở Т-72 của Liên Xô.

Vũ khí vẫn vậy: đó là pháo sao chép pháo tăng 125 mm của Liên Xô, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm Type 86, 1 súng máy phòng không 12,7 mm W-85. Đuôi tháp được che chắn bằng các lưới thép chống đạn lõm (ta hay gọi là chống B-40).

Bên trong xe đầy ứ thiết bị điện tử. Gần lái xe có bảng điện tử, trên đó hiển thị mọi tham số. Các cần lái được thay bằng vô lăng, quả thực thiết kế của nó chưa được suy tính kỹ nên trong một số điều kiện, nó sẽ nguy hiểm cho đôi tay của lái xe.

Trong khoang lái có bố trí hộp số tự động mà về mặt lý thuyết sẽ giảm nhẹ lao động của lái xe.
Thiết bị điện tử mới và vỏ giáp bị hoen rỉ – ruột xe tăng tối tân Trung Quốc

Trong khoang chiến đấu thấy có các màn hình của hệ thống thông tin-chỉ huy xe tăng. Trước đó, các hệ thống này chỉ được lắp cho biến thể mới nhất của tăng Trung Quốc Type 99 vốn chỉ được mua sắm số lượng rất nhỏ cho quân đội Trung Quốc chứ không được xuất khẩu.

Điều gây ngạc nhiên hơn cả ở xe tăng tối tân Trung Quốc không phải là sự thừa mứa thiết bị điện tử mà là bên trong xe tăng mới được giới thiệu đã han rỉ ở nhiều chỗ. Điều đó có thể thấy qua cả các hình ảnh, cả qua video. Người ta đã quên bảo vệ chống rỉ cho kim loại. Hơn nữa, họ cũng chả thèm xấu hổ khi khoe khoang xe tăng mới ở dạng đó.

Với cách tiếp cận đó, người Trung Quốc có thể hy vọng vào thành công trong bán hàng chỉ khi xe tăng đó được bán với giá rẻ như bèo.

* Nguồn: vestnik-rm.ru, 22.10.11.

CÔNG TY TRUNG QUỐC TÀI TRỢ TRỨNG GÀ CHO TRƯỜNG SA

Mr.Do  - Ngày 23/10/2011, tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, trao tặng bộ đội huyện đảo Trường Sa một trại gà đẻ trứng thương phẩm, nhằm chủ động nguồn cung cấp trứng sạch, an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo.

Theo đó, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam phối hợp với Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, xây dựng, lắp đặt chuồng gà và các thiết bị lưới bao quanh; hỗ trợ 500 gà đẻ trứng 20 tuần tuổi, đã tiêm ngừa vắcxin và 2 tấn thức ăn chăn nuôi, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà.

Dự kiến hằng năm, trại gà sẽ cung cấp gần 4,6 vạn quả trứng sạch cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa."

Tặng gà (thiệt) cho cán bộ, chiến sĩ Trường Sa thì tốt. Chỉ là trong câu chuyện này có một mắc mớ (của tui) nho nhỏ. Công ty C.P Việt Nam vốn là của Thái Lan nhưng giờ đối tác Trung Quốc đã nắm hơn 70% cổ phần.

Một Công ty Trung Quốc tài trợ trứng gà cho bộ đội Trường Sa để uýnh Trung Quốc. Công tác địch vận của ta thành công rồi. Hehehehehe!..
-------------------------------
* Hình ảnh trong bài viết chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

THUA ĐỨT DÊ, GÀ

Sáng nay mình đi công tác Sơn La cùng một số anh chị đồng nghiệp. Chuyến đi này có vẻ cũng hơi lặn lội rừng núi, thôn bản. Ở nơi xa xôi đó, biết đâu 3G của Vịt teo cũng tịt thì sao nhỉ? Thôi đành viết trước 1 số Entry, cài chế độ tự động xuất bản, phục vụ mọi người vậy. Chúc mọi người 1 tuần làm việc - sinh sống vui vẻ, yên lành và may mắn nhá!. Chuyến Sơn La này, chắc là sẽ có rất nhiều chuyện để kể cùng mọi người. Hẹn gặp lại Hà Nội!..

24 tháng 10, 2011

CỨU ĐÓI CHO BẢN RỤC

Mai Thanh Hải tặng muối, gạo cho đồng bào Rục
Mai Thanh Hải - Năm 2006, mình cùng anh em bên Box Du lịch, Diễn đàn Trái tim Việt Nam (TTVNOL) chạy cả đêm, đem 1 xe ôtô tải chở gạo và mắm muối, dầu ăn, quần áo... cứu trợ cho đồng bào Rục (Minh Hóa, Quảng Bình).

Chuyến đi làm từ thiện đợt ấy, may mà mình làm báo và có Thẻ Nhà báo, lại có sự hỗ trợ của Nhà văn Nguyễn Quang Vinh (khi đó công tác tại Báo Lao động), nên tất cả hàng hóa mới vào được đến tận tay đồng bào, dưới sự giám sát gắt gao đến khó hiểu của chính quyền địa phương.

Hồi đó, vào với Bản Rục, mình mới biết thế nào là đói, là rét với những đồng bào chuyên sống trong hang đá, nhờ vào rừng, nhưng nay bị quây về, sống tập trung như người Kinh, không có nguồn thu nhập ổn định, lâu dài và bị lũ lụt cô lập, thiếu thốn đủ đường, để tự trung thành 2 từ: "ĐÓI KHÁT".
Ở trong Trung tâm Bản Rục, 2006
Sau chuyến đi, mình đã viết 1 bài phóng sự, đăng trên báo và đặt câu hỏi: Bảo tồn đồng bào dân tộc thiểu số theo kiểu "nuôi nhốt" thì dễ, nhưng để bảo tồn 1 cách thực sự, thì cách làm này có ổn không?..

5 năm đã trôi qua, mình cũng thừa hiểu là không thể chấm dứt tình trạng "đứt bữa dịp giáp hạt" (từ dùng thông dụng của chính quyền các địa phương) ở bản Rục, nhưng cũng không ngờ, đến bây giờ, đồng bào Rục vẫn đói ăn, rách áo, trong mùa lũ này, như báo chí mấy hôm nay thông tin.

Sáng nay, trên đường từ Hà Nội lên Sơn La, nghe Cu Làng Cát gọi điện thông báo tình hình và nhờ đăng bài kêu gọi cứu trợ chong bản Rục, lại nhớ chuyện của 6 năm về trước và cùng kêu gọi mọi người, nhường vôc gạo - manh áo cho đồng bào mình, nơi biên giới, trước khi chính quyền địa phương cứu dân.
------------------------------------------------------

Hãy cùng nhau đưa gạo đến người Rục

Người Rục đói hôm nay, 2011
Khi những dòng chữ này đến bà con thì người anh em Rục của chúng ta đang được cứu đói bằng 4 tấn gạo từ huyện Minh Hoá (Quảng Bình). Nhưng với 750 khẩu, từng đó gạo không thể no bụng được dài.

Cần nhất bây giờ trong lũ và mùa đông giá rét sắp tới cũng là gạo để nấu cơm ăn. Bà con cũng mơ có thịt, có cá, có nước mắm mặn.

Nhưng từ thực tế ở Rục, đồng bào của chúng ta chỉ một giấc mơ nhỏ bé; thèm cơm đến đắng lòng. Nhìn bữa ăn trưa của họ, tôi không cầm được nước mắt.

Dù làm báo đã bắt gặp nhiều cảnh tượng khó khăn, nhưng giữa lúc này, thương lắm những người anh em Rục.

Không thể cầm lòng. Cơm với họ vẫn là thứ thèm muốn cháy lòng.

Mỗi đóng góp của các blogger hảo tâm đều qúi giá vô cùng để góp phần đẩy lùi bữa ăn toàn sắn với anh em người Rục của chúng ta.

Mỗi blogger xin hãy chia sẽ với đồng bào của mình. Nhiều bạn đọc email cới Cu Làng Cát nên có lời kêu gọi.
Bữa cơm người Rục, cuối tháng 10_2011
Cu không tiếng tăm gì, chỉ có một tấm lòng, xin mọi người đóng góp bằng tấm lòng hảo tâm của mình để đưa gạo đến với đồng bào máu đỏ da vàng của mình. Họ ở giữa rừng như cột mốc biên giới đứng gác đường biên với người lính biên phòng. Họ là người anh em chung thuỷ.

Tự trong đáy lòng, xin mỗi blogger có thể đóng góp, chắc chắn từ đóng góp đó, người Rục cũng có bữa ăn ấm cúng.

Mọi đóng góp có thể xin gửi về địa chỉ: Dương Minh Phong. Tài khoản số: 53110000070119. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình.

Tất cả sẽ được minh bạch trên blog Cu Làng Cát.

Cu Làng Cát