Mai Thanh Hải Blog - Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 - 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt "đối tượng buôn lậu nguy hiểm".
Chuyện đi với Biên phòng, kể ra có mà hết cả ngày, nhưng mình nhớ nhất là khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: "Tiên sư bọn Tàu" khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương.
Cái gọi là "chính sách thu mua" của Trung Quốc hồi ấy hướng vào mặt hàng "móng trâu" khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho... bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt món. Thiệt hại về mặt sản xuất, không tính nổi.
Các cụ ta đã ví từ ngày xưa "thâm (nho) như Tàu" - Sống cạnh 1 anh láng giềng có truyền thống chơi xấu, chuyên tìm mọi cách để triệt hạ mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội và cả chính trị - quân sự chúng ta, liệu chúng ta đã có "đối sách" hữu hiệu hay suốt ngày... chạy theo sự việc? Nhà báo Đào Tuấn, Báo Nông thôn ngày nay nhìn vấn đề bằng góc nhìn rất thực tế và... lịch sử.
---------------------------------
Sau những thớt nghiễn, móng trâu, rễ hồi, râu ngô non, mèo, ốc bươu vàng, đồng vụn, cáp quang và gần đây nhất là gỗ sưa, đến bây giờ, các thương lái Trung Quốc lại bắt đầu chiến dịch mua vét…đỉa.
Nông dân các tỉnh đã bắt đầu “kiếm thêm” bằng cách vãi vôi khắp các cánh đồng để bắt đỉa, để bán đỉa với giá 10 ngàn đồng mỗi con, hay cả triệu mỗi cân, dù chỉ nghe mang máng là họ mua về… làm thuốc. Có lẽ không xa, sẽ lại tái hiện phong trào “nhà nhà đỉa, người người đỉa” y như cách thức chúng ta nhập khẩu ốc bươu vàng hơn chục năm trước, hay “mót cáp quang” hồi năm 2007.
Tháng 4- 2007, các cơ quan quản lý tá hoả tam tinh khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: "Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng". Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.
Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới. Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác “cáp phế liệu” gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khó có thể đổ lỗi cho ngư dân vì với họ, cáp quan trọng hay cáp phê liệu cái nào cũng là cáp. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện “quy ra tiền”.
Vài tháng sau đó, khi nữ “cáp tặc” Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa- Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc.
Cho đến bây giờ, cũng không ai hiểu được họ mua loại cáp đó để làm gì.
Nhiều thứ khác cũng chung tình trạng “không rõ nguyên nhân”, chẳng hạn gỗ sưa- nghe đồn quý lắm, nhưng quý để làm gì thì không ai biết, hay móng trâu, rễ hồi, thớt nghiến cũng vậy.
Liệu Trung Quốc đã thiếu đỉa đến độ phải mua vét ở Việt Nam?.
Khi các sản phẩm kỳ dị được mua vét với số lượng lớn, với giá cao bất thường thì trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải đặt câu hỏi “vì sao” để khuyến cáo dân chúng cần làm gì, mới tạo ra được sự đồng thuận. Chứ không thể cứ chạy theo, cấm một cách thụ động, khi sự bất bình thường đã để lại hậu quả. Dù là động vật hút máu bị ghê sợ, nhưng rõ ràng việc vét đỉa ở khắp các cánh đồng miền Bắc, để phục vụ cho nhu cầu kỳ quái, không xuất phát từ nhu cầu thị trường trong nước, đáng phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Với 10.000 đồng/con, có thể ngay ngày mai, người dân sẽ đổ xô nuôi đỉa, y như cách thức họ nuôi ốc bươu vàng hay rùa tai đỏ. Mà đỉa thì … “sống dai như đỉa” khi mỗi con chết đi có khả năng sinh ra 3 con mới.
Hồi những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc mới cho thấy mặt trái của vấn đề.
Nhiều sự việc ngay khi xảy ra, như việc thu gom cáp quang phế liệu, có thể nhìn thấy ngay hậu quả, tính ngay được thiệt hại hàng chục triệu USD. Nhưng nhiều việc khác, chẳng hạn cách thức con ốc bươu vàng được du nhập và phát triển ở Việt Nam lại cần thời gian để hiểu hết được cái hại.
Gom đỉa, vét những thứ đại loại như đỉa. Đúng là một chính sách hút máu dai như đỉa.
Không biết sau đỉa sẽ là gì nữa đây?..
16 tháng 4, 2011
15 tháng 4, 2011
ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC
Mai Thanh Hải Blog - Thời buổi "đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên" này, cứ hở ra là mình tót đi miền núi - thôn quê để thay đổi không khí trong phổi, thoáng đãng cái đầu và thấy mình vẫn là... con người.
Cung đường biên giới phía Bắc của mình vừa rồi, ấn tượng vô cùng với cung đường Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng và nhiều địa danh còn chưa có tên trên bản đồ.
Với Mã Pí Lèng, nhiều người không xa lạ nhưng với mình, lên trên đỉnh đèo, co ro trong lạnh buốt, mờ ảo cùng sương mây, nhìn con đường bất tử tạo nên từ máu và nước mắt, ngắm phong cảnh hùng vĩ đến nghẹt thở và mỏng mảnh sông Nho Quế phân chia 2 quốc gia...
Tự dưng thấy mình nhỏ bé trước điệp trùng đất nước, với những gì mà bao người khác đã chấp nhận hy sinh thân mình để đánh đổi - gây dựng và thấy mọi sự trắng đen, ngột ngạt đang xảy ra xung quanh, trước mắt, mọi bất bình, chán chường đều không có nghĩa lý gì đáng nghĩ...
-----------------------------------------------
Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang.
Đây là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng (một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn), nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối liền thị xã Hà Giang (nay là thành phố Hà Giang), Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Mã Pí Lèng được gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam (bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin).
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen.
Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa...
Trước những năm 1960, hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi cao nguyên Đồng Văn, không có khái niệm con đường và chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá, bò qua 9 khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng.
Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15-6-1965.
Cung đường biên giới phía Bắc của mình vừa rồi, ấn tượng vô cùng với cung đường Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng và nhiều địa danh còn chưa có tên trên bản đồ.
Với Mã Pí Lèng, nhiều người không xa lạ nhưng với mình, lên trên đỉnh đèo, co ro trong lạnh buốt, mờ ảo cùng sương mây, nhìn con đường bất tử tạo nên từ máu và nước mắt, ngắm phong cảnh hùng vĩ đến nghẹt thở và mỏng mảnh sông Nho Quế phân chia 2 quốc gia...
Tự dưng thấy mình nhỏ bé trước điệp trùng đất nước, với những gì mà bao người khác đã chấp nhận hy sinh thân mình để đánh đổi - gây dựng và thấy mọi sự trắng đen, ngột ngạt đang xảy ra xung quanh, trước mắt, mọi bất bình, chán chường đều không có nghĩa lý gì đáng nghĩ...
-----------------------------------------------
Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang.
Đây là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng (một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn), nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối liền thị xã Hà Giang (nay là thành phố Hà Giang), Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Mã Pí Lèng được gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam (bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin).
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen.
Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa...
Trước những năm 1960, hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi cao nguyên Đồng Văn, không có khái niệm con đường và chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá, bò qua 9 khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng.
Năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc. Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc (con đường này, về sau mang tên đường Hạnh Phúc), được khởi công vào ngày 10-9-1959 với sự tham gia của hàng vạn TNXP và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô v.v. của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định.
Bia ghi công xây dựng con đường trên đỉnh đèo
Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15-6-1965.
"Vợ hai" mình hổn hển leo lên đỉnh đèo
Sau khi hoàn thành, đèo tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và đường lổn nhổn đá hộc, 2 ô tô rất khó tránh nhau.
Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như "Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam" hay "Kim Tự Tháp của người Mèo".. Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
Ngày 16-11-2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó danh lam thắng cảnh Mã Pí Lèng bao gồm: đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Dưới chân đèo là sông Nho Quế, bên phải là ta, bên trái sông là Tung Của
Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc 3 xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn, độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển. Cảnh quan lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi, 1 bên là đỉnh Mã Pí Lèng, 1 bên là Săm Pun, nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc.
Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ, nhưng muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn một ngày đường.
Bản người Mông ven sông, phải room hết cỡ Canong mới chụp được thế này
Đây là bản ở trên đỉnh đèo và từ mặt đường cũng phải mấy tiếng đồng hồ
Chỉ núi đá, ngô trên đá và sương mây suốt cả ngày
Cô độc, lầm lũi trồng ngô trên vách đá cheo leo
Những "đại diện của" Mèo Vạc, kỳ tích Mã Pí Lèng chơ vơ đón khách trên đỉnh đèo
... và tò mò ngắm khách
Mình cau có chụp hình kỷ niệm sau mấy ngày lử đử lang thang cơ nhỡ
Cu Trọng mở cốp xe, lấy bánh kẹo chia cho lũ trẻ. Kinh nghiệm đi miền núi của mình bao nhiêu năm nay: Mua thật nhiều bánh kẹo, cho trẻ con dọc đường hay khi vào bản; muối và kim chỉ tặng các bà các chị; thuốc lào hoặc thuốc lá mời đàn ông con trai... Có như vậy, mới làm được việc ở địa bàn và cũng khỏi bị đói khát nếu không có quán ăn, trường học
Qua hơn 1.000 ngày đầu tiên con đường được thi công, cả vạn TNXP và người dân các dân tộc vấp phải một bức tường thành đá khổng lồ dựng đứng là đỉnh Mã Pí Lèng. Để vượt bức tường đá này, cần xây dựng một đường đèo men theo vách núi ở độ cao khoảng 1.600m.
Đường lúc nắng lúc mây mù đặc quánh. Đi sợ gần chết
Tuy nhiên, khó khăn đến mức trong giai đoạn đầu,phải mở 1 vỉa đường nhỏ mang tên “đường công vụ” rộng khoảng 40cm trên vách đá (để công nhân có chỗ đặt chân lên, thi công phá đường rộng ra), 17 thanh niên trong Đội Cảm tử (giai đoạn này gọi là “Đội Cơ Dũng”) phải treo mình bằng dây trên các vách đá ròng rã trong 11 tháng, đục đẽo bằng bàn tay trần và những phương tiện thủ công. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc.
Hết đường đèo là đến trung tâm huyện lỵ Mèo Vạc. Dừng xe lại hỏi đường
Vắng hiu và buồn tẻ
Đây mới là tấm bia ghi dấu con đường ngày xưa. Hiện tại được đưa về trung tâm huyện lỵ Mèo Vạc và dựng lên ở cái giống như công viên ở thị trấn
Bên cạnh đó là... lưu niệm trồng cây gì đấy của bác Chủ tịch nước
Đi sang bên đường, trong hàng rào và lại trong lồng sắt là cây của Thủ tướng! Cười quá!
Huyện lưa thưa, nhà cửa xập xệ nhưng bù lại có Tượng Bác to vật vã nằm ngay ở trung tâm, xung quanh chăng đầy đèn xanh đỏ. Đây cũng là nơi thơ thẩn ra chơi của trẻ con, chíp hôi mới lớn...
Con đường vất vả, dừng lại cho "vợ hai" nghỉ tý
Tụi trẻ con đi học về, tò mò ngưỡng mộ ngắm vợ mình
Thương vợ lặn lội trèo đèo lội suối quá. Người ngợm lấm lem bẩn thỉu. Xót quá!
Lại phải cõng bao nhiêu đồ đạc, tư trang đi miền núi nữa chứ
Nhưng thôi, đã trót máu rùi thì phải cố lên thui. Lại lên đường, vượt qua những nơi xa lắc, đồi núi và còn chưa có đường nhựa để khám phá và trải nghiệm...
MÁU VẪN ĐỔ Ở TRƯỜNG SA
Mai Thanh Hải Blog - Đó là sự thật. Những năm hòa bình của thế kỷ 21 này, vẫn có nhiều người lính lặng lẽ nằm xuống trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Họ đều rất trẻ tuổi đời, trẻ tuổi quân và hết thảy đều chưa có vợ con, thậm chí.
Một số người đã được đưa về đất liền với bố mẹ, người thân, xóm giềng.
Một số vẫn phải nằm lại trên các đảo nổi cùng đồng đội.
Một số đang nằm dưới lòng biển sâu cùng với những cha, anh của họ, đã hy sinh cuộc chiến đấu với lính Trung Quốc, trong khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma (ngày 14-3-1988). Họ là các cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn 146 (Đoàn Trường Sa), Vùng 4 Hải quân; đoàn 171, Vùng 2 Hải quân; Trung đoàn 83, Công binh Hải quân và cả những Học viên Học viện Hải quân đang thực tập...
Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng, sinh 1984, hy sinh năm 2004 khi mới tròn 20 tuổi. Hùng quê ở Hải Phòng, bố mẹ vẫn đang công tác trong Quân đội. Từ khi hy sinh ở đảo chìm, Hùng được đưa về nằm tại đảo Nam Yết và mỗi năm 1 lần, mẹ của Hùng (cũng đang công tác tại Quân chủng Hải quân) lại từ Hải Phòng vào Cam Ranh, đợi có tàu ra đảo tiếp tế, xin đi nhờ ra thăm phần mộ của con. Mỗi lần ra, bà thường ngồi bên mộ cả ngày để thì thầm nói chuyện với con trai.
Viếng mộ Liệt sĩ Nguyễn Văn Hà (Nghệ An) và Hoàng Đặng Hùng (HP) trên đảo Nam Yết
Chiến sỹ Quách Hoàng Lâm, sinh năm 1984, hy sinh năm 2006. Lâm quê ở Quận 11, TP. Hồ Chí Minh và hiện vẫn đang nằm ở đảo Trường Sa Đông
Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi, sinh ngày 15-4-1975, hy sinh ngày 14-4-2001, quê quán: Hoàng Minh, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Chiến sĩ báo vụ Nguyễn Văn Thi hy sinh trong khi bơi ra dòng xoáy, cứu chiếc xuồng của đảo bị đứt dây. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đồng đội chỉ biết bất lực nhìn Thi cận kề bên cái chết. Thi hy sinh khi chỉ còn 13 tiếng đồng hồ nữa là tròn 26 tuổi.
Phần mộ Liệt sĩ Vương Viết Mão, sinh ngày 3-9-1975, hy sinh ngày 17-1-2004, quê quán: Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An
Mộ của 3 Liệt sĩ: Lâm, Thi, Mão nằm thẳng hàng bên cầu tàu đảo Trường Sa Đông
Phần mộ Hạ sĩ Đỗ Khánh Hưng, quê Gia Lộc, Hải Dương trên đảo Sơn Ca
Chuẩn bị vòng hoa, mâm quả để làm lễ tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong khi bảo vệ đảo Cô Lin - Gạc Ma, ngày 14-3-1988. Vùng biển này rất thiêng và đặc biệt là yên ả khi tàu của ta đến neo đậu. Mỗi con tàu của ta khi đến đây làm nhiệm vụ, đều thắp hương trên khoang lái, buồng chỉ huy suốt 24/24 giờ.
Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma: Nghĩa trang dưới lòng biển Trường Sa
Lễ dâng hương và tưởng niệm các Liệt sĩ tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma. Trong buổi lễ, đại diện quân chủng Hải quân tuyên bố thẳng "Các cán bộ, chiến sĩ hy sinh bởi hỏa lực và sự tấn công của lính Trung Quốc" và khẳng định "Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi bảo vệ chủ quyền biển đảo" chứ không lấp lửng, úp mở "đối phương, tàu nước ngoài"...
Làm lễ tưởng niệm và truy điệu những cán bộ chiến sĩ hy sinh trong khi bảo vệ chủ quyền tại DK1. Các đồng chí ở trong nhà giàn DK1 để bảo vệ thềm lục địa phía Nam, không cho tàu Trung Quốc và mấy thằng gần bên đến thăm dò dầu khí, đánh cá... Khu vực này, địa chất không như Trường Sa nên chẳng bói đâu ra đảo mà làm nhà. Đành phải đóng cọc thép dưới lòng biển và dựng nhà phía trên như kiểu... chòi canh. Mỗi khi sóng to, gió lớn, các lính ta phải di chuyển ra tàu trực kẻo nhà giàn bị sụp đổ. Từ 1989 đến nay, đã có một số nhà giàn sụp đổ do bão gió, khiến 9 cán bộ chiến sĩ đóng quân trên nhà giàn hy sinh, không tìm thấy xác
Nơi nhà giàn cũ đổ xuống, mang theo toàn bộ cán bộ, chiến sĩ đóng quân ở trên, hiện ta đã xây lại nhà giàn mới. Trong khi tàu làm lễ tưởng niệm, các cán bộ chiến sĩ đóng trên nhà giàn cũng tập trung lên nóc nhà cùng tưởng niệm các đồng đội đang nằm dưới lòng biển.
Bia ghi tên các Liệt sĩ đã hy sinh trong khi bảo vệ Trường Sa
Danh sách các Anh hùng, Sĩ quan và những chiến sĩ hy sinh từ 1975-1983
Hy sinh thời điểm 2005-2008 và đặc biệt là 64 chiến sĩ hy sinh trong ngày 14-3-1988
Đến con số chưa phải là cuối cùng: 131 cán bộ - chiến sĩ
Họ đều rất trẻ tuổi đời, trẻ tuổi quân và hết thảy đều chưa có vợ con, thậm chí.
Một số người đã được đưa về đất liền với bố mẹ, người thân, xóm giềng.
Một số vẫn phải nằm lại trên các đảo nổi cùng đồng đội.
Một số đang nằm dưới lòng biển sâu cùng với những cha, anh của họ, đã hy sinh cuộc chiến đấu với lính Trung Quốc, trong khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma (ngày 14-3-1988). Họ là các cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn 146 (Đoàn Trường Sa), Vùng 4 Hải quân; đoàn 171, Vùng 2 Hải quân; Trung đoàn 83, Công binh Hải quân và cả những Học viên Học viện Hải quân đang thực tập...
Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng, sinh 1984, hy sinh năm 2004 khi mới tròn 20 tuổi. Hùng quê ở Hải Phòng, bố mẹ vẫn đang công tác trong Quân đội. Từ khi hy sinh ở đảo chìm, Hùng được đưa về nằm tại đảo Nam Yết và mỗi năm 1 lần, mẹ của Hùng (cũng đang công tác tại Quân chủng Hải quân) lại từ Hải Phòng vào Cam Ranh, đợi có tàu ra đảo tiếp tế, xin đi nhờ ra thăm phần mộ của con. Mỗi lần ra, bà thường ngồi bên mộ cả ngày để thì thầm nói chuyện với con trai.
Viếng mộ Liệt sĩ Nguyễn Văn Hà (Nghệ An) và Hoàng Đặng Hùng (HP) trên đảo Nam Yết
Chiến sỹ Quách Hoàng Lâm, sinh năm 1984, hy sinh năm 2006. Lâm quê ở Quận 11, TP. Hồ Chí Minh và hiện vẫn đang nằm ở đảo Trường Sa Đông
Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi, sinh ngày 15-4-1975, hy sinh ngày 14-4-2001, quê quán: Hoàng Minh, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Chiến sĩ báo vụ Nguyễn Văn Thi hy sinh trong khi bơi ra dòng xoáy, cứu chiếc xuồng của đảo bị đứt dây. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đồng đội chỉ biết bất lực nhìn Thi cận kề bên cái chết. Thi hy sinh khi chỉ còn 13 tiếng đồng hồ nữa là tròn 26 tuổi.
Phần mộ Liệt sĩ Vương Viết Mão, sinh ngày 3-9-1975, hy sinh ngày 17-1-2004, quê quán: Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An
Mộ của 3 Liệt sĩ: Lâm, Thi, Mão nằm thẳng hàng bên cầu tàu đảo Trường Sa Đông
Phần mộ Hạ sĩ Đỗ Khánh Hưng, quê Gia Lộc, Hải Dương trên đảo Sơn Ca
Chuẩn bị vòng hoa, mâm quả để làm lễ tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong khi bảo vệ đảo Cô Lin - Gạc Ma, ngày 14-3-1988. Vùng biển này rất thiêng và đặc biệt là yên ả khi tàu của ta đến neo đậu. Mỗi con tàu của ta khi đến đây làm nhiệm vụ, đều thắp hương trên khoang lái, buồng chỉ huy suốt 24/24 giờ.
Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma: Nghĩa trang dưới lòng biển Trường Sa
Lễ dâng hương và tưởng niệm các Liệt sĩ tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma. Trong buổi lễ, đại diện quân chủng Hải quân tuyên bố thẳng "Các cán bộ, chiến sĩ hy sinh bởi hỏa lực và sự tấn công của lính Trung Quốc" và khẳng định "Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi bảo vệ chủ quyền biển đảo" chứ không lấp lửng, úp mở "đối phương, tàu nước ngoài"...
Làm lễ tưởng niệm và truy điệu những cán bộ chiến sĩ hy sinh trong khi bảo vệ chủ quyền tại DK1. Các đồng chí ở trong nhà giàn DK1 để bảo vệ thềm lục địa phía Nam, không cho tàu Trung Quốc và mấy thằng gần bên đến thăm dò dầu khí, đánh cá... Khu vực này, địa chất không như Trường Sa nên chẳng bói đâu ra đảo mà làm nhà. Đành phải đóng cọc thép dưới lòng biển và dựng nhà phía trên như kiểu... chòi canh. Mỗi khi sóng to, gió lớn, các lính ta phải di chuyển ra tàu trực kẻo nhà giàn bị sụp đổ. Từ 1989 đến nay, đã có một số nhà giàn sụp đổ do bão gió, khiến 9 cán bộ chiến sĩ đóng quân trên nhà giàn hy sinh, không tìm thấy xác
Nơi nhà giàn cũ đổ xuống, mang theo toàn bộ cán bộ, chiến sĩ đóng quân ở trên, hiện ta đã xây lại nhà giàn mới. Trong khi tàu làm lễ tưởng niệm, các cán bộ chiến sĩ đóng trên nhà giàn cũng tập trung lên nóc nhà cùng tưởng niệm các đồng đội đang nằm dưới lòng biển.
Bia ghi tên các Liệt sĩ đã hy sinh trong khi bảo vệ Trường Sa
Danh sách các Anh hùng, Sĩ quan và những chiến sĩ hy sinh từ 1975-1983
Hy sinh thời điểm 2005-2008 và đặc biệt là 64 chiến sĩ hy sinh trong ngày 14-3-1988
Đến con số chưa phải là cuối cùng: 131 cán bộ - chiến sĩ
"BẮN TỐC ĐỘ": KHÔNG AI HƠN CÔNG AN VIỆT NAM
Mai Thanh Hải Blog - Đất nước mình cũng lạ, hình như quen uýnh nhau nên đến tận bây giờ, cái gì cũng quy vào... súng đạn uỳnh oành.
Chẳng thế mà có lần đi Hội nghị tầm Quốc tế nhưng nội dung chắc chỉ tầm... quốc nội, khối chú Tây ta lẻn ra ngoài hành lang hút thuốc (trong đó, tất nhiên không thể tiếu mình).
Một chú khoai Tây thuộc dạng hóng hớt, đến buôn dưa lê với mình đủ thứ chuyện "trên giời dưới biển". Buôn mãi, chú mới hỏi "danh tính" và há mồm khi nghe mình nói tên tờ báo.
Không chỉ há mồm, chú còn đánh rơi cả điều thuốc khi biết cơ quan chủ quản của tờ báo là cái gọi là "Mặt trận" (trận nào cũng có mặt, nhưng chẳng đánh được trận nào) và lắc đầu quầy quậy: "Việt Nam chúng mày hiếu chiến bỏ mẹ, cơ quan này chắc chuyên cho việc... phát động chiến tranh"...
Hôm rồi, lại đi cùng tụi khoai Tây công tác. Đường Sơn Tây đẹp vậy, đột nhiên lái xe phanh dúi, đi chậm như... con ba ba - dùa dùa Hoàn Kiếm đang bị cả hệ thống Chính trị quyết tâm vây bắt và giao cho 20 đặc công nước nghiệp vụ đầy mình "triển khai thực hiện".
Lũ khoai Tây xì xồ thắc mắc, em bé phiên dịch lau tau: "Đoạn đường bắn tốc độ, phải đi chậm" khiến bọn chúng nhất loạt... ôm đầu, cúi rạp người.
Cười đứt hơi và giải thích mãi, chúng mới hiểu khái niệm "bắn tốc độ" giống y như "đo tốc độ" bên chúng.
Dẫu vậy, khi nghe khái niệm "Việt hóa", bọn khoai Tây vẫn không quên "tỉ đểu" khiến mình cay mũi quá.
Chúng lại bảo: "Việt Nam quen pằng pằng nên gọi máy là súng và đo là bắn, cũng dễ thông cảm thôi!"...
Bố khỉ cái bọn khoai Tây ếch nhé! Không thèm cãi với chúng mày cái chuyện hiếu chiến - Mặt trận làm gì cho nó phí nhời (bao người chỉ làm mỗi việc cãi này mà còn không cãi nổi chúng mày nữa là...).
Riêng chuyện "bắn tốc độ", tao đảm bảo là Công an Việt Nam sáng tạo nhất thế giới và cũng hiệu quả nhất thế giới với khẩu hiệu "hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn".
Với Công an nước tao, có thể còn non nớt, nhỡ tay trong một số "chuyện nhỏ" như: Leo lên đầu xe để... chặn xe vi phạm (xác suất rơi xuống đường, vỡ đầu lên chầu Trời chưa nhiều vì đường đông, bố thằng xe nào chạy trốn được);
Vụt dùi cui vào gáy nhân dân khiến dân chết tức tưởi; lỡ móc súng giải quyết mấy thằng uống rượu bàn bên "ngứa mắt";
Say rượu, ra chặn xe Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP uýnh lái xe, xoa đầu hói của Bộ trưởng cười khà khà "Đầu này thấy quen quen" và khi thấy "nạn nhân" gọi điện cho cấp trên của mình, lại thản nhiên: "Muốn Nhanh cũng không Nhanh được" (sau vụ này, chỉ bị kỷ luật nhẹ và đưa về đơn vị khác làm nhiệm vụ... tiếp dân)... Tuy nhiên, việc "bắn tốc độ" thì không chê vào đâu được.
Cứ hóa trang, bắn bất thình lình, bố "thằng" lái xe nào biết bị bắn ở đâu, bắn khi nào và vi phạm cụ thể ra sao. Biết điều thì nhanh nộp tiền phạt hoặc... cái gì đấy. Nhể?..
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Động tác cơ bản thứ nhất: Ngồi trong xe dừng, bắn thằng... xe chạy
Núp bắn ven đường, không kể bụi bặm - mưa gió
Sáng tạo của CSGT Hải Dương: Ngồi trên cầu vượt bắn xuống Quốc lộ 5
Khó thể tin đây là 1 CSGT Hải Phòng đang ngồi bắn tốc độ...
tại vị trí quen thuộc ven đường ra Cảng Chùa Vẽ
Quán nước ven đường thường được trưng dụng thành "trụ sở Công an"
... Sử dụng "phương tiện kỹ thuật" để "triển khai các biện pháp nghiệp vụ"
... 3 hình này chụp trên QL2, đối tượng là CSGT Tuyên Quang
Túp lều rách này là nơi CSGT Thanh Hóa ngồi bắn tốc độ xe cộ đi trên QL1A (đoạn qua huyện Tĩnh Gia). Khi thấy ống kính hướng đến, chú CSGT ngồi trong đã... chạy mất
CSGT Đồng Nai: Vừa nhâm nhi cà phê, vừa... làm chăm chỉ
Tại Bình Dương: Nhìn xa cứ tưởng 1 thằng uống nhiều, xỉn quắc cần câu và thằng đi xe máy thấy vậy, dừng lại định tranh thủ... móc ví, trộm tiền
Lại gần mới biết đó là "CSGT hóa trang", đang bắn tốc độ
... và kiêm luôn nhiệm vụ gọi bộ đàm, thông báo số xe vi phạm cho đồng nghiệp
Công an nhà ta sáng tạo và "giỏi nghiệp vụ" nhất thế giới. Hê! Hê!
(Bài viết có sử dụng 1 số hình ảnh minh họa của thành viên OtoFun)
Chẳng thế mà có lần đi Hội nghị tầm Quốc tế nhưng nội dung chắc chỉ tầm... quốc nội, khối chú Tây ta lẻn ra ngoài hành lang hút thuốc (trong đó, tất nhiên không thể tiếu mình).
Một chú khoai Tây thuộc dạng hóng hớt, đến buôn dưa lê với mình đủ thứ chuyện "trên giời dưới biển". Buôn mãi, chú mới hỏi "danh tính" và há mồm khi nghe mình nói tên tờ báo.
Không chỉ há mồm, chú còn đánh rơi cả điều thuốc khi biết cơ quan chủ quản của tờ báo là cái gọi là "Mặt trận" (trận nào cũng có mặt, nhưng chẳng đánh được trận nào) và lắc đầu quầy quậy: "Việt Nam chúng mày hiếu chiến bỏ mẹ, cơ quan này chắc chuyên cho việc... phát động chiến tranh"...
Hôm rồi, lại đi cùng tụi khoai Tây công tác. Đường Sơn Tây đẹp vậy, đột nhiên lái xe phanh dúi, đi chậm như... con ba ba - dùa dùa Hoàn Kiếm đang bị cả hệ thống Chính trị quyết tâm vây bắt và giao cho 20 đặc công nước nghiệp vụ đầy mình "triển khai thực hiện".
Lũ khoai Tây xì xồ thắc mắc, em bé phiên dịch lau tau: "Đoạn đường bắn tốc độ, phải đi chậm" khiến bọn chúng nhất loạt... ôm đầu, cúi rạp người.
Cười đứt hơi và giải thích mãi, chúng mới hiểu khái niệm "bắn tốc độ" giống y như "đo tốc độ" bên chúng.
Dẫu vậy, khi nghe khái niệm "Việt hóa", bọn khoai Tây vẫn không quên "tỉ đểu" khiến mình cay mũi quá.
Chúng lại bảo: "Việt Nam quen pằng pằng nên gọi máy là súng và đo là bắn, cũng dễ thông cảm thôi!"...
Bố khỉ cái bọn khoai Tây ếch nhé! Không thèm cãi với chúng mày cái chuyện hiếu chiến - Mặt trận làm gì cho nó phí nhời (bao người chỉ làm mỗi việc cãi này mà còn không cãi nổi chúng mày nữa là...).
Riêng chuyện "bắn tốc độ", tao đảm bảo là Công an Việt Nam sáng tạo nhất thế giới và cũng hiệu quả nhất thế giới với khẩu hiệu "hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn".
Với Công an nước tao, có thể còn non nớt, nhỡ tay trong một số "chuyện nhỏ" như: Leo lên đầu xe để... chặn xe vi phạm (xác suất rơi xuống đường, vỡ đầu lên chầu Trời chưa nhiều vì đường đông, bố thằng xe nào chạy trốn được);
Vụt dùi cui vào gáy nhân dân khiến dân chết tức tưởi; lỡ móc súng giải quyết mấy thằng uống rượu bàn bên "ngứa mắt";
Say rượu, ra chặn xe Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP uýnh lái xe, xoa đầu hói của Bộ trưởng cười khà khà "Đầu này thấy quen quen" và khi thấy "nạn nhân" gọi điện cho cấp trên của mình, lại thản nhiên: "Muốn Nhanh cũng không Nhanh được" (sau vụ này, chỉ bị kỷ luật nhẹ và đưa về đơn vị khác làm nhiệm vụ... tiếp dân)... Tuy nhiên, việc "bắn tốc độ" thì không chê vào đâu được.
Cứ hóa trang, bắn bất thình lình, bố "thằng" lái xe nào biết bị bắn ở đâu, bắn khi nào và vi phạm cụ thể ra sao. Biết điều thì nhanh nộp tiền phạt hoặc... cái gì đấy. Nhể?..
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Động tác cơ bản thứ nhất: Ngồi trong xe dừng, bắn thằng... xe chạy
Núp bắn ven đường, không kể bụi bặm - mưa gió
Sáng tạo của CSGT Hải Dương: Ngồi trên cầu vượt bắn xuống Quốc lộ 5
Khó thể tin đây là 1 CSGT Hải Phòng đang ngồi bắn tốc độ...
tại vị trí quen thuộc ven đường ra Cảng Chùa Vẽ
Quán nước ven đường thường được trưng dụng thành "trụ sở Công an"
... Sử dụng "phương tiện kỹ thuật" để "triển khai các biện pháp nghiệp vụ"
... 3 hình này chụp trên QL2, đối tượng là CSGT Tuyên Quang
Túp lều rách này là nơi CSGT Thanh Hóa ngồi bắn tốc độ xe cộ đi trên QL1A (đoạn qua huyện Tĩnh Gia). Khi thấy ống kính hướng đến, chú CSGT ngồi trong đã... chạy mất
CSGT Đồng Nai: Vừa nhâm nhi cà phê, vừa... làm chăm chỉ
Tại Bình Dương: Nhìn xa cứ tưởng 1 thằng uống nhiều, xỉn quắc cần câu và thằng đi xe máy thấy vậy, dừng lại định tranh thủ... móc ví, trộm tiền
Lại gần mới biết đó là "CSGT hóa trang", đang bắn tốc độ
... và kiêm luôn nhiệm vụ gọi bộ đàm, thông báo số xe vi phạm cho đồng nghiệp
Công an nhà ta sáng tạo và "giỏi nghiệp vụ" nhất thế giới. Hê! Hê!
(Bài viết có sử dụng 1 số hình ảnh minh họa của thành viên OtoFun)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)