13 tháng 4, 2012
YÊU NGƯỜI NGÓNG NÚI
Nguyễn Ngọc Tư - Bạn cũ ngồi than thở, nói: "Ghét Sài Gòn lắm!. Chán Sài Gòn lắm!. Trời ơi!. Thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm!. Nhớ bé Năm, bé Chín lắm!"... Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo: "Nhớ sao không về?". Bạn tròn mắt: "Về sao được. Con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây!".
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có.
Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô.
Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô.
Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh.
Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xoá sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu.
Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần… bên mé rạch.
Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng.
Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quày chuối chín cây.
Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt.
Xao động đến từng chi tiết nhỏ.
Quê luôn ngọt như vị đường mía ngày xưa anh hay lén má giở nắp hũ lấy ngón tay chấm mút.
Cả cái nghèo ngày đó cũng chẳng đến nỗi quắt quay, không có bánh kẹo ngon thì cây trái đã sẵn dành.
Không có đồ chơi đẹp nhưng đã có thiên đường đồng bãi cho trẻ con chạy nhảy...
Cho đến ngày anh đi khỏi, quê vẫn chưa làm anh tổn thương, hờn giận chút nào.
Nên trong anh còn nguyên vùng ký ức ngọt ngào và đằm thắm, mộng mị và êm đềm.
Thành phố biết hết, nhưng thành phố không buồn tủi, dù nó chật và ngột ngạt, bức bối trong khoảng không nhỏ hẹp mịt mù khói bụi.
Yêu anh, chấp nhận anh nghĩa là phố chấp nhận mình sẽ mất thêm một phần duyên dáng ít ỏi còn lại. Thêm rác, thêm bụi, thêm một chỗ ngồi, thêm một hơi thở…
Chật chội hơn, ồn ã hơn, chen chúc hơn. Những ngày tết, phố đẹp, thanh thản và nhàn tản nhất, thì anh lại không nhìn thấy, anh đã hớn hở sum vầy với quê.
Đón anh trở lại, vẫn là một nhan sắc mệt mỏi nhưng khao khát sống và yêu.
Những lúc anh chán chường, thành phố xấu xí ngồi vỉa hè nướng những củ khoai thơm, trồng vài bụi chuối, hàng cau, qua một quán cà phê nào, thấy bày biện những khung dệt chiếu, chiếc xuồng con, cái gàu dai, cây rơm nhỏ…
Đôi lúc ở một góc đường, anh gặp bầy cào cào, chim sẻ thắt bằng lá dừa non.
Đôi lúc ngang qua ngã tư, có bà già đầu đội khăn rằn xách cái bị bàng luống cuống trước dòng xe xuôi ngược.
Không có tham vọng biến mình thành một chốn quê, nhưng thành phố đủ rộng lượng để anh công khai sự hoài nhớ của mình.
Và hồn nhiên sống như một người vọng núi kia núi nọ.
Hàng me trút lá bên đường khiến anh nhớ mấy cây me già ở quê, giờ chắc thôi ra trái.
Ánh đèn đường làm anh nhớ ngọn đuốc lá dừa cháy rập rờn những khuya tan hát ra về.
Qua cầu anh nhớ sông quê.
Cái kẹp tóc của cô vợ phố làm anh nhớ những mái tóc thả dài xuống tận thắt lưng xưa. Nhìn nhan sắc này để nhớ về một nhan sắc khác.
Mà anh thì cũng không chắc là miền nhớ còn nguyên nỗi quay quắt trong lòng. Anh có thật sự nhớ hay chỉ là cảm giác mặc cảm mình đã phụ rẫy, đã chạy trốn mà anh buột miệng nói nhớ cho quê đỡ tủi, cho mình đỡ thấy áy náy, như một niềm an ủi gởi lại nơi chân trần xối nắng.
Má anh, bé Ba bé Sáu vẫn còn ở đó, mà anh bảo là không nhớ thì anh tệ.
Anh có thật sự nhớ hay chỉ muốn giữ một lời hứa vu vơ hồi thẹn thò nhón ngón tay cô em nào ở bên rào: “Làm gì làm tôi cũng không quên em đâu. Thiệt, tui thề!”...
Có phải vì hình bóng quê quá sống động trong trẻo nên anh không thể yêu thành phố?
Bởi thành phố có gì đáng yêu đâu, ngay cả lúc dịu dàng nền nã nhất, thành phố lúc nửa đêm cũng không ngọt ngào như hoa nắng rụng lẫn trong hoa dừa rụng.
Có lẽ thành phố xấu xí từ trước khi anh tới, và sau đó vì yêu anh mà xấu xí hơn.
Những con đường nghẹn vì người đông.
Những dòng sông nghẹn vì rác rưởi.
Những ngọn gió nghẹn vì khói bụi.
Những ban mai nghẹn trong tiếng còi xe. Bầu trời nghẹn vì những khối nhà cứng nhắc và khô khốc. Va chạm và cãi vã. Chen chúc và cáu kỉnh.
Anh không thể yêu một cô vợ chỉ biết nấu ăn và giặt giũ, anh tìm kiếm một tâm hồn.
Nhưng thành phố đã bày tỏ ngay khi anh mới gặp lần đầu, một tâm hồn rộng lượng, bao dung.
Yêu cho đi mà không đòi hỏi nhận lại.
Đó chẳng phải là một vẻ đẹp sao, không đáng yêu, không đáng được đáp lời sao?..
-----------------------------------
* Hình ảnh minh họa của thành viên Diễn đàn OF.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có.
Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô.
Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô.
Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh.
Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xoá sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu.
Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần… bên mé rạch.
Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng.
Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quày chuối chín cây.
Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt.
Xao động đến từng chi tiết nhỏ.
Quê luôn ngọt như vị đường mía ngày xưa anh hay lén má giở nắp hũ lấy ngón tay chấm mút.
Cả cái nghèo ngày đó cũng chẳng đến nỗi quắt quay, không có bánh kẹo ngon thì cây trái đã sẵn dành.
Không có đồ chơi đẹp nhưng đã có thiên đường đồng bãi cho trẻ con chạy nhảy...
Cho đến ngày anh đi khỏi, quê vẫn chưa làm anh tổn thương, hờn giận chút nào.
Nên trong anh còn nguyên vùng ký ức ngọt ngào và đằm thắm, mộng mị và êm đềm.
Thành phố biết hết, nhưng thành phố không buồn tủi, dù nó chật và ngột ngạt, bức bối trong khoảng không nhỏ hẹp mịt mù khói bụi.
Yêu anh, chấp nhận anh nghĩa là phố chấp nhận mình sẽ mất thêm một phần duyên dáng ít ỏi còn lại. Thêm rác, thêm bụi, thêm một chỗ ngồi, thêm một hơi thở…
Chật chội hơn, ồn ã hơn, chen chúc hơn. Những ngày tết, phố đẹp, thanh thản và nhàn tản nhất, thì anh lại không nhìn thấy, anh đã hớn hở sum vầy với quê.
Đón anh trở lại, vẫn là một nhan sắc mệt mỏi nhưng khao khát sống và yêu.
Những lúc anh chán chường, thành phố xấu xí ngồi vỉa hè nướng những củ khoai thơm, trồng vài bụi chuối, hàng cau, qua một quán cà phê nào, thấy bày biện những khung dệt chiếu, chiếc xuồng con, cái gàu dai, cây rơm nhỏ…
Đôi lúc ở một góc đường, anh gặp bầy cào cào, chim sẻ thắt bằng lá dừa non.
Đôi lúc ngang qua ngã tư, có bà già đầu đội khăn rằn xách cái bị bàng luống cuống trước dòng xe xuôi ngược.
Không có tham vọng biến mình thành một chốn quê, nhưng thành phố đủ rộng lượng để anh công khai sự hoài nhớ của mình.
Và hồn nhiên sống như một người vọng núi kia núi nọ.
Hàng me trút lá bên đường khiến anh nhớ mấy cây me già ở quê, giờ chắc thôi ra trái.
Ánh đèn đường làm anh nhớ ngọn đuốc lá dừa cháy rập rờn những khuya tan hát ra về.
Qua cầu anh nhớ sông quê.
Cái kẹp tóc của cô vợ phố làm anh nhớ những mái tóc thả dài xuống tận thắt lưng xưa. Nhìn nhan sắc này để nhớ về một nhan sắc khác.
Mà anh thì cũng không chắc là miền nhớ còn nguyên nỗi quay quắt trong lòng. Anh có thật sự nhớ hay chỉ là cảm giác mặc cảm mình đã phụ rẫy, đã chạy trốn mà anh buột miệng nói nhớ cho quê đỡ tủi, cho mình đỡ thấy áy náy, như một niềm an ủi gởi lại nơi chân trần xối nắng.
Má anh, bé Ba bé Sáu vẫn còn ở đó, mà anh bảo là không nhớ thì anh tệ.
Anh có thật sự nhớ hay chỉ muốn giữ một lời hứa vu vơ hồi thẹn thò nhón ngón tay cô em nào ở bên rào: “Làm gì làm tôi cũng không quên em đâu. Thiệt, tui thề!”...
Có phải vì hình bóng quê quá sống động trong trẻo nên anh không thể yêu thành phố?
Bởi thành phố có gì đáng yêu đâu, ngay cả lúc dịu dàng nền nã nhất, thành phố lúc nửa đêm cũng không ngọt ngào như hoa nắng rụng lẫn trong hoa dừa rụng.
Có lẽ thành phố xấu xí từ trước khi anh tới, và sau đó vì yêu anh mà xấu xí hơn.
Những con đường nghẹn vì người đông.
Những dòng sông nghẹn vì rác rưởi.
Những ngọn gió nghẹn vì khói bụi.
Những ban mai nghẹn trong tiếng còi xe. Bầu trời nghẹn vì những khối nhà cứng nhắc và khô khốc. Va chạm và cãi vã. Chen chúc và cáu kỉnh.
Anh không thể yêu một cô vợ chỉ biết nấu ăn và giặt giũ, anh tìm kiếm một tâm hồn.
Nhưng thành phố đã bày tỏ ngay khi anh mới gặp lần đầu, một tâm hồn rộng lượng, bao dung.
Yêu cho đi mà không đòi hỏi nhận lại.
Đó chẳng phải là một vẻ đẹp sao, không đáng yêu, không đáng được đáp lời sao?..
-----------------------------------
* Hình ảnh minh họa của thành viên Diễn đàn OF.
HÓNG!..
12 tháng 4, 2012
"ĐẶC SẢN NHÀ GIÀN LÀ CÂY CHANH QUẢ RẤT TO!"...
11 tháng 4, 2012
GẶP LẠI LEN ĐAO
10 tháng 4, 2012
SINH TỒN ĐÔNG KHÔNG BAO GIỜ SAY NGỦ.
Mai Thanh Hải - Đến Sinh Tồn Đông lúc ban trưa, nhìn từ tàu vào thấy đảo chon von bên mép nước và hực lên trong nắng chói.
Thả neo tàu cho bộ phận mặt boong lẻng xẻng thả neo, hạ xuống chuyển tải, đã thấy nhiều thành viên trong Đoàn Công tác lục tục thức dậy, buộc chặt dép nhựa, thắt chặt miệng túi bảo quản, chờ lúc gọi tên xuống xuồng vào đảo.
Lại lạch tạch cả cây số trên biển, giữa nắng gió và mênh mông trời nước để vào với đảo yêu thương, đầy ắp bóng áo trắng bộ đội Hải quân mong ngóng rìa đảo.
Ừ! Tính ra đã 5 tháng nay, đảo chưa có khách đến thăm. Với phụ nữ thì tròn 1 năm, toàn đảo chưa được ngắm nhìn, nghe nói nên hảo hức, chờ đợi đến quên ngủ trưa, cũng là điều bình thường.
Mình đã từng ra Sinh Tồn Đông từ mấy năm trước, nên cũng biết tí ti về đảo. Đại thể: Đảo Sinh Tồn Đông nằm ở khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Sinh Tồn khoảng 15 hải lý về phía Đông.
Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nằm trên 1 nền san hô ngập nước.
Rìa ngoài của nền san hô ngập nước này cách bờ đảo từ 300 - 600m.
Đảo có chiều dài khoảng 160m, chiều rộng khoảng 60m.
Xung quanh đảo có bờ cát rộng từ 5 - 10m, phía 2 đầu của đảo đều có doi cát.
Doi cát phía Đông Nam dài hơn doi cát phía Tây Tây Bắc và có kích thước khoảng 140 x 45m, cả 2 doi cát này thường di chuyển theo mùa sóng gió.
Đất trên đảo là cát san hô nên hầu như không trồng được cây ăn quả, rau xanh mà chỉ phù hợp với các loại cây nước lợ như mù u, phong ba, phi lao, rau muống biển, cây bàng quả vuông, cây bão táp. Đất ở đảo, qua cải tạo có thể trồng được rau xanh.
Giống như nhiều đảo cấp 3 khác trên quần đảo Trường Sa, đảo không có nước ngọt nên mọi thứ sinh hoạt liên quan đến nước, đều nhờ vào công tác dự trữ.
Bé tí và thiếu thốn của đảo chả là gì so với những sự rình rập của tàu thuyền Trung Quốc trong khu vực và xung quanh đảo.
Anh em bộ đội ngoài đảo, có lẽ không tham gia ngành... Ngoại giao nên rất rành mạch chỉ thẳng "bọn rình rập là Trung Quốc" chứ không uốn éo "nước ngoài, đối phương, tàu lạ" như trong đất liền và bảo: "Là đảo nhỏ cấp 3, cạnh các đảo Gạc Ma, Huy Gơ, Vành Khăn do Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đảo Sinh Tồn Đông có một vị trí chiến lược hết sức đặc biệt và là một trong những đảo tiền tiêu của Tổ quốc".
Sau Lễ chào cờ theo Điều lệnh, trong khi Đoàn công tác chia nhau, người đi làm việc với chỉ huy đảo, người thăm hỏi đời sống bộ đội, người giao lưu - hát hò với cán bộ chiến sĩ... mình tót ngay lên Đài quan sát, bởi thấy trên này, cậu chiến sĩ trực gác không thi thoảng len lén, tranh thủ cúi xuống nhìn khách, ngắm chị em như ở một số đảo khác, mà cứ cúi gằm dán mắt vào chiếc ống nhòm to đùng, hướng ra phía biển.
Cậu chiến sĩ trực gác quê Thái Bình, mồm nói chuyện với mình nhưng mắt vẫn dán chặt vào ống nhòm.
Mình giương máy ảnh, kéo room theo hướng và thấy rõ mồn một chiếc tàu cá dài dài bẩn bẩn rất đặc trưng của Trung Quốc, hùng hục kéo theo sau cả chục chiếc thuyền con, với đám người trần trùng trục, đầu cắt cua trên boong.
"Cái tàu to bọn em gọi là tàu mẹ. Nó chở cả chục cái thuyền trong bụng, đến chỗ đánh bắt là dừng lại, thả cho bọn tàu con ùa xuống, tỏa ra đánh bắt, cuối ngày lại chui vào tàu mẹ và cõng nhau đến điểm khác" - Chiến sĩ trực gác bảo vậy và đanh mặt: "Bọn này ngang ngược và nham hiểm lắm nên phải theo dõi sát!".
Đứng trên đài quan sát, mình không chỉ nhìn thấy bọn "tàu mẹ, tàu con" tham lam, hiểm độc mà còn thấy cả cái nhà to chình ình của Trung Quốc trên bãi ngầm Huy Gơ mà chúng đã chiếm giữ từ năm 1988.
Điểm đóng quân của chúng, to gấp chục lần so với nhà của bộ đội ta đang ở, trên các đảo chìm và còn có cả sân đỗ cho máy bay trực thăng.
Nhìn khối nhà bê tông chình ình, ngang ngược của chúng, mắt muốn nổ tung.
"Bọn này nhiều trò bẩn lắm, lơ là mất cảnh giác là bị cắn trộm ngay" - Ai đó trong Đoàn công tác nhắc vậy, khiến anh em chiến sĩ cười hiền: "Ở đảo tiền tiêu này, chúng em không được phép ngủ say, dù ban ngày hay ban đêm!".
Ừ!. Cố gắng lên các em nhé!. Các em căng mắt thức để toàn quần đảo, toàn đất liền được ngủ yên - Điều này, hình như chỉ những người ra với Trường Sa, đến với Sinh Tồn Đông thấu hiểu một cách thực sự.
Cũng như, có ở lại với Sinh Tồn Đông thì mới không hồn nhiên hít hà như mấy em văn công đi nửa bước đã say sóng nằm vật "khói hương nghi ngút", thấy buổi chiều chim biển đậu kín hàng cọc quanh đảo là: "Đẹp quá! Tuyệt quá". Bởi hàng cọc đó được dựng lên không chỉ bằng mồ hôi, công sức mà còn bằng cả máu của những người lính đảo, để vừa chống quân đổ bộ, vừa làm chỗ đậu cho chim.
Những người lính Trường Sa, mỗi khi đến Sinh Tồn Đông, buổi chiều thường kéo nhau ra mép đảo ngắm hoàng hôn, chim biển lượn về chấp chới và kể lại:
Ngay từ khi quân ta ra đóng giữ ở đảo Sinh Tồn Đông (17/3/1978), nhận thấy địa hình, khí hậu ở đây khá phức tạp, Tướng Nguyễn Chơn - khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có ý tưởng xây dựng hàng cọc chắn sóng quanh mép đảo để bảo vệ, phía trên là những khay cát cho đàn chim làm tổ.
Trải qua bao mùa mưa nắng, người và chim nhạn biển đã trở nên thân thiện, cùng bầu bạn và gần gũi bên nhau để vượt qua sóng gió khắc nghiệt của đại dương, trở thành một biểu tượng về ý chí kiên cường và sức sống mãnh liệt của Trường Sa giữa biển Đông đầy bão tố.
Với mình, câu chuyện về những người lính không bao giờ biết ngủ say ở Sinh Tồn Đông còn là biểu tượng của tinh thần Việt Nam cảnh giác và sẵn sàng, đến nao lòng...
Rời Sinh Tồn Đông lúc chiều tà, hầu như cả đảo đổ hết ra cầu cảng tý hon, tiễn đoàn. Mấy chị trong Đoàn rưng rức khóc khi thấy những lính trẻ 18-20 cuống quýt nắm tay, giật áo gọi: "Bu ơi! Má ơi!".
Đám đàn ông con trai cả úy, tá lẫn tướng nhìn cảnh đó cũng hoe mắt, quay ra biển đang mòng mọng hoàng hôn. Ai đó nảy ra sáng kiến: "Cùng hát 1 bài nhé!". Thế là cả khách lẫn chủ cùng kề vai, vỗ tay hát: "Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình!" trong buổi chiều ráng đỏ.
Xuồng ra xa rồi, bập bềnh giữa bao la trời nước, nhìn vào đảo chỉ thấy màu sâm sẩm tối, vẫn thấy màu áo trắng lính đảo chen chân trên cầu xi măng, cầm hết mũ trên tay vẫy đến rối rít, thành những đốm trắng mỏng mảnh.
Chị nào đó ngồi trên xuồng nghèn nghẹn: "Thôi! Đừng vẫy tay nữa kẻo các con nó mỏi tay mất!" khiến lòng mình như có ai cầm sợi dây thắt lại:
Nhất định, mình sẽ quay lại với Sinh Tồn Đông và trong hành trang mang ra đảo nhỏ không say ngủ, chắc chắn sẽ có rất nhiều trà thơm, thuốc lào để cùng thức với các em, canh chủ quyền Tổ quốc yêu thương.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thả neo tàu cho bộ phận mặt boong lẻng xẻng thả neo, hạ xuống chuyển tải, đã thấy nhiều thành viên trong Đoàn Công tác lục tục thức dậy, buộc chặt dép nhựa, thắt chặt miệng túi bảo quản, chờ lúc gọi tên xuống xuồng vào đảo.
Lại lạch tạch cả cây số trên biển, giữa nắng gió và mênh mông trời nước để vào với đảo yêu thương, đầy ắp bóng áo trắng bộ đội Hải quân mong ngóng rìa đảo.
Ừ! Tính ra đã 5 tháng nay, đảo chưa có khách đến thăm. Với phụ nữ thì tròn 1 năm, toàn đảo chưa được ngắm nhìn, nghe nói nên hảo hức, chờ đợi đến quên ngủ trưa, cũng là điều bình thường.
Mình đã từng ra Sinh Tồn Đông từ mấy năm trước, nên cũng biết tí ti về đảo. Đại thể: Đảo Sinh Tồn Đông nằm ở khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Sinh Tồn khoảng 15 hải lý về phía Đông.
Sinh Tồn Đông |
Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nằm trên 1 nền san hô ngập nước.
Rìa ngoài của nền san hô ngập nước này cách bờ đảo từ 300 - 600m.
Đảo có chiều dài khoảng 160m, chiều rộng khoảng 60m.
Xung quanh đảo có bờ cát rộng từ 5 - 10m, phía 2 đầu của đảo đều có doi cát.
Doi cát phía Đông Nam dài hơn doi cát phía Tây Tây Bắc và có kích thước khoảng 140 x 45m, cả 2 doi cát này thường di chuyển theo mùa sóng gió.
Đất trên đảo là cát san hô nên hầu như không trồng được cây ăn quả, rau xanh mà chỉ phù hợp với các loại cây nước lợ như mù u, phong ba, phi lao, rau muống biển, cây bàng quả vuông, cây bão táp. Đất ở đảo, qua cải tạo có thể trồng được rau xanh.
Quả sai lúc lỉu trên cây bàng vuông |
Giống như nhiều đảo cấp 3 khác trên quần đảo Trường Sa, đảo không có nước ngọt nên mọi thứ sinh hoạt liên quan đến nước, đều nhờ vào công tác dự trữ.
Bé tí và thiếu thốn của đảo chả là gì so với những sự rình rập của tàu thuyền Trung Quốc trong khu vực và xung quanh đảo.
Anh em bộ đội ngoài đảo, có lẽ không tham gia ngành... Ngoại giao nên rất rành mạch chỉ thẳng "bọn rình rập là Trung Quốc" chứ không uốn éo "nước ngoài, đối phương, tàu lạ" như trong đất liền và bảo: "Là đảo nhỏ cấp 3, cạnh các đảo Gạc Ma, Huy Gơ, Vành Khăn do Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đảo Sinh Tồn Đông có một vị trí chiến lược hết sức đặc biệt và là một trong những đảo tiền tiêu của Tổ quốc".
Sau Lễ chào cờ theo Điều lệnh, trong khi Đoàn công tác chia nhau, người đi làm việc với chỉ huy đảo, người thăm hỏi đời sống bộ đội, người giao lưu - hát hò với cán bộ chiến sĩ... mình tót ngay lên Đài quan sát, bởi thấy trên này, cậu chiến sĩ trực gác không thi thoảng len lén, tranh thủ cúi xuống nhìn khách, ngắm chị em như ở một số đảo khác, mà cứ cúi gằm dán mắt vào chiếc ống nhòm to đùng, hướng ra phía biển.
Theo dõi sát sao tàu Trung Quốc |
Cậu chiến sĩ trực gác quê Thái Bình, mồm nói chuyện với mình nhưng mắt vẫn dán chặt vào ống nhòm.
Mình giương máy ảnh, kéo room theo hướng và thấy rõ mồn một chiếc tàu cá dài dài bẩn bẩn rất đặc trưng của Trung Quốc, hùng hục kéo theo sau cả chục chiếc thuyền con, với đám người trần trùng trục, đầu cắt cua trên boong.
"Cái tàu to bọn em gọi là tàu mẹ. Nó chở cả chục cái thuyền trong bụng, đến chỗ đánh bắt là dừng lại, thả cho bọn tàu con ùa xuống, tỏa ra đánh bắt, cuối ngày lại chui vào tàu mẹ và cõng nhau đến điểm khác" - Chiến sĩ trực gác bảo vậy và đanh mặt: "Bọn này ngang ngược và nham hiểm lắm nên phải theo dõi sát!".
Đứng trên đài quan sát, mình không chỉ nhìn thấy bọn "tàu mẹ, tàu con" tham lam, hiểm độc mà còn thấy cả cái nhà to chình ình của Trung Quốc trên bãi ngầm Huy Gơ mà chúng đã chiếm giữ từ năm 1988.
Căn cứ của lính Trung Quốc trên bãi Huy Gơ |
Điểm đóng quân của chúng, to gấp chục lần so với nhà của bộ đội ta đang ở, trên các đảo chìm và còn có cả sân đỗ cho máy bay trực thăng.
Nhìn khối nhà bê tông chình ình, ngang ngược của chúng, mắt muốn nổ tung.
"Bọn này nhiều trò bẩn lắm, lơ là mất cảnh giác là bị cắn trộm ngay" - Ai đó trong Đoàn công tác nhắc vậy, khiến anh em chiến sĩ cười hiền: "Ở đảo tiền tiêu này, chúng em không được phép ngủ say, dù ban ngày hay ban đêm!".
Ừ!. Cố gắng lên các em nhé!. Các em căng mắt thức để toàn quần đảo, toàn đất liền được ngủ yên - Điều này, hình như chỉ những người ra với Trường Sa, đến với Sinh Tồn Đông thấu hiểu một cách thực sự.
Cũng như, có ở lại với Sinh Tồn Đông thì mới không hồn nhiên hít hà như mấy em văn công đi nửa bước đã say sóng nằm vật "khói hương nghi ngút", thấy buổi chiều chim biển đậu kín hàng cọc quanh đảo là: "Đẹp quá! Tuyệt quá". Bởi hàng cọc đó được dựng lên không chỉ bằng mồ hôi, công sức mà còn bằng cả máu của những người lính đảo, để vừa chống quân đổ bộ, vừa làm chỗ đậu cho chim.
Cọc chắn sóng - chống đổ bộ - nuôi chim và... bia tập bắn |
Những người lính Trường Sa, mỗi khi đến Sinh Tồn Đông, buổi chiều thường kéo nhau ra mép đảo ngắm hoàng hôn, chim biển lượn về chấp chới và kể lại:
Ngay từ khi quân ta ra đóng giữ ở đảo Sinh Tồn Đông (17/3/1978), nhận thấy địa hình, khí hậu ở đây khá phức tạp, Tướng Nguyễn Chơn - khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có ý tưởng xây dựng hàng cọc chắn sóng quanh mép đảo để bảo vệ, phía trên là những khay cát cho đàn chim làm tổ.
Trải qua bao mùa mưa nắng, người và chim nhạn biển đã trở nên thân thiện, cùng bầu bạn và gần gũi bên nhau để vượt qua sóng gió khắc nghiệt của đại dương, trở thành một biểu tượng về ý chí kiên cường và sức sống mãnh liệt của Trường Sa giữa biển Đông đầy bão tố.
Chào tạm biệt |
Với mình, câu chuyện về những người lính không bao giờ biết ngủ say ở Sinh Tồn Đông còn là biểu tượng của tinh thần Việt Nam cảnh giác và sẵn sàng, đến nao lòng...
Rời Sinh Tồn Đông lúc chiều tà, hầu như cả đảo đổ hết ra cầu cảng tý hon, tiễn đoàn. Mấy chị trong Đoàn rưng rức khóc khi thấy những lính trẻ 18-20 cuống quýt nắm tay, giật áo gọi: "Bu ơi! Má ơi!".
Đám đàn ông con trai cả úy, tá lẫn tướng nhìn cảnh đó cũng hoe mắt, quay ra biển đang mòng mọng hoàng hôn. Ai đó nảy ra sáng kiến: "Cùng hát 1 bài nhé!". Thế là cả khách lẫn chủ cùng kề vai, vỗ tay hát: "Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình!" trong buổi chiều ráng đỏ.
Nước mắt của đất liền trên cầu tàu Sinh Tồn Đông |
Chị nào đó ngồi trên xuồng nghèn nghẹn: "Thôi! Đừng vẫy tay nữa kẻo các con nó mỏi tay mất!" khiến lòng mình như có ai cầm sợi dây thắt lại:
Nhất định, mình sẽ quay lại với Sinh Tồn Đông và trong hành trang mang ra đảo nhỏ không say ngủ, chắc chắn sẽ có rất nhiều trà thơm, thuốc lào để cùng thức với các em, canh chủ quyền Tổ quốc yêu thương.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tàu trực cùng Sinh Tồn Đông |
Tạch tạch vào thăm đảo |
Chào cờ Tổ quốc trên đảo tiền tiêu |
Xin thề hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam XHCN |
Bên bia chủ quyền |
Lính đảo |
Giao lưu văn nghệ với các chị em |
Ngóng 1 tý cho đỡ nhớ |
Trên đảo cũng có 1 khoảnh sân |
Lồng chim dưới tán bàng vuông |
Điện gió cho đảo sáng bừng |
Bếp ăn trên bể nước |
Nhà ở của... rau xanh |
Chiều nay ăn cá rán |
Cây phong ba |
Em với bác Giới, Cục Tác chiến chụp 1 pô nhé!.. |
Chào đảo, chúng tôi về... |
NHÀ GIÀN THÂN THƯƠNG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)