16 tháng 6, 2012

NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐÃ ĐÀO TRỘM CỔ VẬT Ở THÀNH NHÀ HỒ?..

NCTG - Năm 2004, đàn tế Nam Giao nhà Hồ đã được các nhà khoa học phát lộ và khai quật tại núi Đốn Sơn (thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), cách thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam. Việc phát hiện đàn tế Nam Giao đã bổ sung thêm những tư liệu lịch sử về triều đại nhà Hồ. Tuy nhiên, với tỉnh Thanh Hóa, đây còn là nơi để lại dư âm “quả đắng” với người Trung Quốc…
---------------------------------------------------------
Bất thường trong việc thuê địa điểm đặt nhà xưởng

Tháng 6-2002, một doanh nhân nước ngoài là Mã Tiên Vĩnh (người tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) đã bất ngờ sang Việt Nam, chủ động tìm đến UBND tỉnh Thanh Hóa để đặt vấn đề đầu tư mở xưởng dệt may tại huyện Vĩnh Lộc.

Cũng như bao địa phương khác trong tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Lộc là một huyện thuần nông với hơn 80% dân số là nông dân, điều kiện kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, với huyện, việc một doanh nghiệp nước ngoài đặt vấn đề xin phép đầu tư vào địa phương chẳng khác gì đang nắng hạn lại gặp được mưa rào. Một cơ hội đến quá bất ngờ. Thậm chí, lãnh đạo huyện khi đó còn nghĩ xa hơn đến việc một ngày không xa, “đây sẽ là một trong những “đòn bẩy” để thúc đẩy kinh tế - xã hội cho địa phương”.

Không chần chừ, giấy phép đầu tư nhanh chóng được tỉnh Thanh Hóa thông qua, hợp đồng thuê đất được ký kết giữa UBND huyện Vĩnh Lộc và nhà đầu tư. Ngoài ra, để “chiều lòng” nhà đầu tư Trung Quốc, UBND huyện Vĩnh Lộc đã “hào phóng” cắt cho doanh nghiệp này gần 10.000 ha đất ở khu vực giáp ranh xã Vĩnh Long và thị trấn Vĩnh Lộc để làm nơi xây dựng nhà xưởng, trong đó có 2/3 diện tích là đất nông nghiệp, với giá đền bù rẻ mạt: không đầy 300 nghìn đồng/sào (1 sào Trung Bộ là 500m2).


Nơi doanh nghiệp Trung Quốc từng thuê để làm nơi mở xưởng ươm tơ: trước năm 2002, đây là trụ sở của Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc


Hơn thế, chủ tịch UBND huyện khi đó còn đích thân chỉ đạo “công tác giải phóng mặt bằng” với mọi chi phí đều do huyện chịu. Nhiều người khi đó đã nhận xét, huyện Vĩnh Lộc đang “dọn cỗ” để mời nhà đầu tư, còn phía nhà đầu tư chỉ còn mỗi việc chọn ngày để khởi công xây dựng nhà xưởng.

Tuy nhiên, phút cuối cùng thì một điều bất ngờ (bất thường) đã xảy ra. Sau khi mặt bằng để xây dựng nhà xưởng đã được phía huyện Vĩnh Lộc hoàn tất thì ông Mã Tiên Vĩnh – đại diện phía nhà đầu tư Trung Quốc bỗng dưng từ chối, với lý do nơi đây không phù hợp về mặt… phong thủy (!). Đồng thời, doanh nghiệp này yêu cầu huyện cho mình tự… tìm địa bàn. Một lần nữa, huyện lại ngậm ngùi chấp nhận để “chiều lòng” doanh nghiệp sau khi đã tốn hàng tỷ đồng chi phí đầu tư cho công tác đền bù và giải phóng mặt bằng (nơi này bây giờ được huyện Vĩnh Lộc quy hoạch để xây dựng bãi đỗ xe ô tô).

Cùng với thời gian trên, Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc vừa xây dựng xong cơ sở mới nên chuyển đi, cơ sở cũ đang bỏ trống. Doanh nghiệp Trung Quốc này đã nhanh chóng đặt vấn đề xin thuê lại vị trí trụ sở cũ của bệnh viện để xây dựng nhà xưởng sản xuất với mức giá thuê khá cao. Đề nghị này của nhà đầu tư khiến địa phương khá bất ngờ vì bệnh viện nằm sâu bên trong núi, cách xa đường quốc lộ, giao thông không thuận lợi. Huyện Vĩnh Lộc đã nhanh chóng gật đầu chấp thuận vì nơi này đang bỏ trống, địa phương chưa biết quy hoạch sử dụng vào mục đích gì.


Sau khi phía doanh nghiệp Trung Quốc “lẳng lặng” rút đi thì nơi đây được tư nhân thuê lại để mở nhà nghỉ. Đăng sau trụ sở này là khu vực đàn tế Nam Giao nhà Hồ mới được phát lộ, khai quật và phục dựng


Sự thật đằng sau xưởng ươm tơ

Vị trí bệnh viện đa khoa cũ của huyện Vĩnh Lộc mà nhà đầu tư Trung Quốc thuê lại khi ấy thuộc địa phận làng Giáng, xã Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc (nay là tiểu khu III, thị trấn Vĩnh Lộc). Vị trí này nằm sát ngay dưới chân núi Đốn Sơn (là nơi phát lộ di tích đàn tế Nam Giao sau này).

Cũng tại đây, doanh nghiệp này cũng hoạt động rất bất thường. Tuy đăng ký kinh doanh là mở xưởng ươm tơ nhưng doanh nghiệp này không hề sửa sang hay xây dựng nhà xưởng gì cả. Khoảng hơn 30 công nhân là người Trung Quốc được đưa sang với lời giới thiệu là “công nhân vận hành máy”. Ngoài ra, phía doanh nghiệp này cũng nhận thuê thêm khoảng hơn 10 người địa phương vào làm việc. Một điều đặc biệt là doanh nghiệp chỉ hoạt động về đêm, ban ngày đóng cửa, bảo vệ gác bên ngoài, người lạ không được phép vào.

Bà Nguyễn Thị Hà (trú ở Khu III, thị trấn Vĩnh Lộc), người đã từng được doanh nghiệp Trung Quốc này thuê và làm công nhân cho biết: “Tiếng là mở xưởng ươm tơ nhưng không hề thấy công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc gì. Tôi cùng một số người nữa được doanh nghiệp này thuê vào làm việc, cụ thể là làm phân bón vi sinh, mà theo lời ông chủ Mã Tiên Vinh là để bán lại cho nông dân trồng nguyên liệu dâu tằm trên địa bàn huyện”.


Đàn tế Nam Giao khi mới được phát lộ và tổ chức khai quật


Điều khó hiểu là những công nhân Trung Quốc được sang bên này thay vì “vận hành máy” lại chỉ làm mỗi việc đem máy dò và cuốc thuổng để đi đào xới ở khu vực phía sau bệnh viện (tức núi Đốn Sơn – TG). Công việc này chỉ được tiến hành vào buổi tối. Khi chúng tôi hỏi thì họ bảo đào hố để ủ phân (!) Đến nay thì cả ông chủ lẫn doanh nghiệp này đã bất ngờ bỏ đi trong khi vẫn chưa trả hết lương cho chúng tôi”, chị Hà cho biết thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn L (Đội 4, xã Vĩnh Thành), một “đầu nậu” trong việc buôn đồ cổ, người đã từng được doanh nghiệp Trung Quốc thuê để làm công việc dò và đào xới cho biết: “Họ chẳng phải doanh nghiệp ươm tơ gì cả. Mục đích họ sang đây là để dò tìm và đào trộm đồ cổ đem về nước. Trong quá trình làm việc ở đấy tôi được biết thông tin là họ có trong tay một tấm bản đồ và tài liệu ghi chép từ đời nhà Thanh về khu vực này nên mới sang đây để tìm kiếm”.

Cũng theo ông L, khi đó ông được thuê làm công việc dò tìm, mỗi tối được trả lương từ 70 – 100 nghìn đồng, tùy theo hôm đó đồ vật tìm được nhiều hay ít. “Họ thuê tôi dùng máy dò để tìm kiếm, khi phát hiện ra đồ vật thì người Trung Quốc đào, tôi không được đào. Họ đào được rất nhiều các chum vò ở dưới đất ở độ sâu khoảng từ 60-1,2 m. Bên trong chum, vò này là những gì và sau đó họ đưa đi đâu thì chúng tôi không rõ”.

 
Một số nhà khoa học tham gia công tác khai quật đàn tế Nam Giao nhà Hồ cho biết, đàn tế Nam Giao có dấu hiệu từng bị đào xới từ trước đó


Ngoài ra, nhiều người dân địa phương sống xung quanh khu vực núi Đốn Sơn cũng xác nhận, trong khoảng thời gian doanh nghiệp Trung Quốc đứng chân ở đây, toàn bộ khu vực núi Đốn Sơn liên tục bị đào xới. Tuy nhiên, lúc đó không ai để ý đến làm gì.

Địa phương ngậm ngùi “quả đắng”…

Trao đổi với PV về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc khi đó, ông Phạm Văn Chấy cho biết: “Cách đây khoảng chục năm trước đúng là có một doanh nghiệp Trung Quốc từng có ý định đầu tư mở xưởng ươm tơ trên địa bàn huyện. Nhưng sau đó, do khó khăn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu trồng dâu tằm và nhiều yếu tố khác nữa nên doanh nghiệp này đã xin rút vốn đầu tư”.

Khi được hỏi về dư luân người dân cho biết đàn tế Nam Giao đã từng bị đào trộm, UBND huyện có biết về vấn đề này hay không, ông Chấy thừa nhận: “Khi đó bệnh viện huyện vừa chuyển sang địa điểm mới, trụ sở bệnh viện cũ đang để không nên họ thuê lại vì có sẵn cơ sở hạ tầng, thuận tiện cho làm nhà xưởng. Còn về những hố đào đằng sau bệnh viện cũ, gần vị trí đàn tế khai quật sau này thì chúng tôi không nắm rõ.”

Ngoài ra, ông Chấy cho rằng, vào thời điểm năm 2002, di chỉ đàn tế Nam Giao mới chỉ nghi ngờ nằm ở khu vực núi Đún Sơn chứ chưa khẳng định được chính xác, nên công tác quản lý và bảo vệ khu vực xung quanh núi Đốn Sơn cũng không được chú trọng. Về phía doanh nghiệp ươm tơ thì UBND huyện chỉ quản lý về mặt hành chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, còn những vấn đề khác huyện không quản lý.


Vật tế thần được khai quật tại Đàn tế Nam Giao


Phía đại diện văn phòng Ban Quản lý di tích Thành nhà Hồ cũng cho biết: “Hầu hết các cổ vật được tìm thấy sau khi khai quật đều không còn nguyên vẹn. Thường thì chỉ còn những mảnh vỡ và phải tiến hành phục chế lại như trống đất, ngói, đôi uyên ương… Về thông tin đàn tế Nam Giao nhà Hồ từng bị đào trộm trước khi được khai quật thì chúng tôi không nắm rõ, bởi trước kia nơi này là bãi nghĩa địa, người dân đấu thầu và trồng cây nên cũng thường xuyên bị đào xới”.

Được biết, hầu hết các cổ vật khai quật tại đàn tế Nam Giao nhà Hồ và trưng bày trong bảo tàng di tích đều không còn nguyên vẹn, phần lớn bị vỡ và phải phục chế lại. Điều đó càng khiến nhiều người thêm tin vào việc di tích đàn tế đã từng bị đào trộm và lấy đi cổ vật từ trước. Hiện nay, di tích đàn tế Nam Giao đang được UBND huyện Vĩnh Lộc và Ban quản lý di tích Thành nhà Hồ trùng tu xây dựng lại.

Qua tìm hiểu được biết, trong hợp đồng giữa doanh nghiệp và huyện Vĩnh Lộc, doanh nghiệp ươm tơ nước ngoài nói trên chỉ thuê lại mặt bằng sản xuất là toàn bộ diện tích và cơ sở hạ tầng của bệnh viện đa khoa Vĩnh Lộc cũ, khu vực núi Đốn Sơn không nằm trong diện tích doanh nghiệp thuê nên doanh nghiệp không được phép tự ý sử dụng.


Một số hiện vật còn sót lại được tìm thấy ở Thành nhà Hồ và Đàn tế trưng bày triển lãm


Trong khi đó, nhiều xã trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc phải gánh những khoản nợ từ phía doanh nghiệp Trung Quốc để lại sau khi đã bỏ đi. Nguyên nhân là sau khi ký kết hợp đồng thuê địa điểm mở nhà xưởng với huyện Vĩnh Lộc, doanh nghiệp này đã tiếp tục ký hợp đồng với các xã để thuê bãi bồi trồng dâu, xây dựng vùng nguyên liệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đề nghị địa phương cho ứng trước chi phí đầu tư trồng dâu nên một số xã đã đứng ra vay vốn ngân hàng để đầu tư cho nông dân chuyển đổi các diện tích trồng ngô trước kia sang trồng dâu để nuôi tằm.

Ông Đặng Tiến Dũng – nguyên Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, từ tháng 2/2006 đến nay, 450 hộ dân của xã cho Công ty liên doanh phát triển kỹ thuật dâu tằm tơ xuất khẩu Việt - Trung (doanh nghiệp của Trung Quốc, có trụ sở đóng tại KCN Lễ Môn, TP Thanh Hóa) thuê 9,4 ha đất để trồng dâu, nuôi tằm lấy trứng cung cấp cho thị trường.

Giá thuê đất được ký trong hợp đồng ký ngày 26-2-2006 giữa công ty và UBND xã (đại diện cho các hộ nông dân) là 16 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, từ tháng 1/2007 đến nay, lãnh đạo công ty trên là ông Mã Tiên Vĩnh và cán bộ công ty đã “lẳng lặng” rút lui về nước, không thông báo lại với chính quyền xã, để lại món nợ ngân hàng cho UBND xã Vĩnh Ninh phải gánh chịu”, ông Dũng bức xúc nói.


Những hiện vật lịch sử quý giá

Được biết, số tiền mà công ty này còn nợ các hộ dân trong xã là 300,8 triệu đồng (tiền thuê đất trong hai năm 2006 và 2007), chưa kể đến số tiền mà UBND xã đã đứng ra vay ngân hàng để đầu tư trồng dâu (ứng trước cho doanh nghiệp).

Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc là ông Lê Quang Tuấn, thừa nhận: “Suốt thời gian qua, UBND huyện đã nhiều lần liên lạc với lãnh đạo và đại diện Công ty liên doanh phát triển kỹ thuật dâu tằm tơ xuất khẩu Việt - Trung nhưng đều không có kết quả. UBND huyện đành phải làm công văn đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch - Đầu tư có hướng giải quyết kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho UBND xã Vĩnh Ninh và các hộ nông dân nơi đây…”.
Bài và ảnh: An Dân
------------------------------------------------------------
Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả và NCTG

15 tháng 6, 2012

CÁN BỘ BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT: TỰ PHONG "TƯỚNG", ĐỂ "LÀM TIỀN"?..

Vừa đọc báo giấy Người Cao tuổi, thấy các bác bên ý phang thẳng Báo Đại Đoàn kết mà buồn (đọc ở đây)

Mình tìm hiểu về lịch sử của tờ báo này rất kỹ và hơi bị tự hào về một tờ báo, được xem là tờ báo lâu đời nhất trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, với tuổi đời trên 70 năm (25/1/1942-25/1/2012).

Những người làm công tác tuyên giáo lão thành đều khẳng định: "70 năm gắn liền với lịch sử cách mạng, ở bất kỳ giai đoạn nào, Báo Đại Đoàn kết luôn để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc cả nước với những cây bút uy tín trong làng báo cách mạng".

Cũng đúng thôi, Báo Cứu quốc - cơ quan tuyên truyền cổ động của Tổng bộ Việt Minh đã ra đời tại Sóc Sơn (Hà Nội) và ra số báo đầu tiên vào ngày 25/1/1942. Trong điều kiện hoạt động bí mật, tờ báo chỉ ra được 30 số, nhưng đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, một đoàn cán bộ của Báo Cứu quốc đã được điều vào miền Nam làm nòng cốt để thành lập Báo Giải Phóng - cơ quan Trung ương của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau khi đất nước thống nhất, Báo Cứu quốc và Báo Giải phóng sáp nhập thành một tờ báo mới lấy tên là Đại Đoàn kết ngày nay - tờ báo để lại nhiều dấu ấn với bạn đọc cả nước bởi nhiều cây bút có uy tín trong làng báo.

Đại đoàn kết cũng là một trong những tờ báo đi tiên phong trong việc khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, cổ vũ tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và được đông đảo bạn đọc đánh giá cao...

Thế nhưng bây giờ thì Đại Đoàn kết ra sao?..

Sẽ có rất nhiều chuyện để nói, để kể về sự xuống dốc của tờ báo, mà phần lỗi, không nằm ở các cán bộ - phóng viên - nhân viên tâm huyết, gây dựng, mà ở ngay những người làm công tác quản lý hiện tại (đọc ở đây)

Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Xuân Huy này (đọc ở đây: Nguyễn Xuân Huy mạo danh Tiến sĩ, Cục phó Cục Báo chí - Xuất bản?..).

Nguyễn Xuân Huy mới về Đại Đoàn kết, dưới sự dẫn dắt - chỉ bảo và nâng đỡ của Đinh Đức Lập (cũng mới về giữ chức Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn kết từ cuối tháng 11/2008). Ngay khi chân ướt chân ráo về Báo, Đinh Đức Lập đã giao chức Phó Ban - phụ trách Ban Tuyên truyền - Quảng cáo - phát hành và cũng chỉ thời gian ngắn sau đó, Nguyễn Xuân Huy được chính thức Lập đề nghị, UBTWMTTQVN phê chuẩn giữ chức Trưởng Ban.

"Sự nghiệp" của Đinh Đức Lập, cứ tưởng sẽ gắng gượng tồn tại, nhờ có sự chống lưng - canh chừng của cánh tay phải Nguyễn Xuân Huy, nhưng rút cục cũng có khả năng cùng "chết chùm", bởi việc Huy xúi phóng viên Lê Tự "chạy tội" vụ tiêu cực tại ĐHKTQD và đưa hối lộ cho Tổng Biên tập Báo Người Cao tuổi (đang đăng bài phản ánh vụ tiêu cực tại ĐHKTQD đọc ở đây).

Khả năng chết chùm nhìn thấy rõ nhất, khi cơ quan điều tra phát giác việc Huy "tàng hình", hô biến thành "Cán bộ Cục Báo chí - Xuất bản; Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam", để nhận được quyết định Giảng viên kiêm giảng của Hiệu trưởng ĐHKTQD (đọc ở đây).

Đặc biệt, trong hồ sơ dự tuyển đào tạo Tiến sĩ năm 2012 tại ĐHKTQD, Trưởng Ban Tuyên truyền - Quảng cáo - phát hành Nguyễn Xuân Huy đã được... nâng cấp thành "Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn kết" và việc phong tướng này, có xác nhận của Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn kết Đinh Đức Lập.

Người ta đã nói quá nhiều đến trách nhiệm của người đứng đầu, khi cấp dưới sai phạm. Trong vụ việc này, sự sai phạm còn rõ ràng ở hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Như thế, cái sự "phong tướng" của Huy, được Lập giúp đỡ, để "đẹp hóa" hồ sơ đào tạo, nhắm đến những lợi ích về quyền lực - tiền bạc, không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến uy tín - danh dự của 1 tờ báo có truyền thống cách mạng trên 70 năm, hàng trăm cán bộ - phóng viên đã, đang công tác tại Báo.

Mà cao hơn là uy tín - danh dự của cả hệ thống Mặt trận Tổ quốc và của Đảng - Nhà nước (đọc thêm ở đây). 

Chưa bao giờ, ở Báo Đại Đoàn kết, cái câu "Một người làm quan, cả họ được nhờ" lại rành rẽ và công khai đến vậy.

Cũng chưa bao giờ, MTTQVN và những người đã, đang công tác tại Báo Đại Đoàn kết thấm thía: "Một thằng làm giặc, cả làng tan hoang". Cái sự "tan hoang" này, nhẽ là được dọn sạch trước ngày "Giỗ báo chí" 21/6, để không chỉ người làm báo mà cả người đọc báo, cũng đỡ xấu hổ...
----------------------------------------------------------------------------------
Bài viết có sử dụng hình ảnh minh họa trên FB Đinh Quang Sơn (Kế toán trưởng, Phó Trưởng Ban, phụ trách Ban Tài chính - Kế hoạch Báo Đại Đoàn kết, cháu ruột của Tổng Biên tập Đinh Đức Lập).


XỬ LÝ NGHIÊM 2 PV BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT TIÊU CỰC

NCT - Ngày 11/6/2012, Báo Người Cao tuổi nhận được Công văn số 2536/MTTWW-BTT đề ngày 8-6-2012, do Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN Bùi Thị Thanh kí, nội dung như sau:

“Ngày 24-5-2012, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhận được Công văn số 122/CV-BNCT, do Tổng Biên tập kí gửi Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm về việc chỉ đạo, xem xét và xử lí đối với hai cán bộ, phóng viên của Báo Đại đoàn kết liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có ý kiến như sau:

Ngay sau khi nhận được công văn của Quý báo, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã giao cho đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phụ trách công tác cán bộ và Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phụ trách khối báo và tạp chí của Mặt trận chỉ đạo Ban Biên tập Báo Đại đoàn kết kiểm điểm và làm rõ những nội dung phản ánh liên quan đến hai phóng viên của Báo Đại đoàn kết.

Sau khi có kết quả cụ thể, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ thông tin đến Quý cơ quan”.

14 tháng 6, 2012

11 LỜI THỀ VANG VỌNG GIỮA TRƯỜNG SA

Đó là 10 lời thề danh dự của những quân nhân trong QĐNDVN. Với những người lính giữ Trường Sa, họ còn có thêm lời thề thứ 11.

Lời thề thiêng liêng, "riêng biệt" này là lời thề của Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh (sau này là Chủ tịch nước) đọc ngày 7/5/1988, tại Lễ Kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam ngay trên đảo Trường Sa: "Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc".

Ra với Trường Sa, vừa chân ướt chân ráo lên đảo, đã được bộ đội xếp thành hàng đón ngay điểm xuồng cập điểm và bắt tay rất chặt, hỏi thăm vồn vã. Cứ tưởng thế là... nồng hậu lắm rồi. Nhưng không chỉ có vậy.

Lên các đảo nổi, thế nào các Đoàn công tác cũng được tham dự buổi chào cờ của bộ đội. Đảo rộng, nhà cửa khang trang, đường sá - sân lớn đàng hoàng như Trường Sa Lớn, Sơn Ca, Song Tử Tây, Nam Yết... thế nào cũng có phần duyệt đội ngũ sau lễ chào cờ Tổ quốc - đọc 10 lời thề danh dự của quân nhân.

Những đảo nhỏ còn lại, do diện tích chật hẹp, nên cả khách với chủ chỉ xếp hàng theo khối nghiêm trang, chào cờ theo nghi lễ chung với phần không thể thiếu là đọc 10 lời thề danh dự.

Từ trước đến nay, chế độ chào cờ, duyệt đội ngũ, thông báo chính trị thời sự là một chế độ được quy định và thực hiện thống nhất ở các đơn vị trong toàn quân.

Lễ chào cờ đầu tuần ở cơ quan, đơn vị quân đội còn có ý nghĩa giáo dục niềm tự hào dân tộc, nhắc nhở quân nhân nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.

Trong lễ chào cờ Tổ quốc, việc hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, trách nhiệm của quân nhân với Tổ quốc và nhân dân.

Cũng trong buổi lễ chào cờ sáng thứ hai hằng tuần, các cơ quan, đơn vị còn tổ chức phân công người đọc 10 lời thề danh dự của quân nhân.
 Việc này không những có ý nghĩa giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị mà còn là niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi quân nhân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và dĩ nhiên, mọi quân nhân đều phải thuộc 10 lời thề danh dự theo quy định.

Những quân nhân được giao trọng trách đọc 10 lời thề không chỉ đọc thuộc mà cần rèn luyện kỹ năng đọc sao cho thể hiện được tính trang nghiêm, hùng tráng, khí phách người chiến sĩ trong mỗi lời thề.


Ở Trường Sa, những người lính không chỉ được chào cờ vào thứ Hai đầu tuần, những dịp Lễ kỷ niệm, sự kiện của Đảng - Nhà nước - Quân đội - Quân chủng - đơn vị... mà theo quy định, còn tổ chức Lễ chào cờ cùng các Đoàn công tác ở đất liền ra thăm, làm việc với đảo.


 Quy định là vậy, nên cứ dịp tháng 4-5 thường lệ, các Đoàn tơi tới ra thăm, tàu này vừa đi tàu khác đã đến, cho mọi người lên thăm đảo vài tiếng, rồi lại tất tưởi đến đảo - điểm đóng quân khác... khiến bộ đội no nê "món" chào cờ. Có những đảo, trong những tuần liên tục tổ chức chào cờ. Có khi ngày chào cờ tới 2 lần.

Vất vả nhất là đảo trung tâm như Trường Sa Lớn, chào cờ - đọc 10 lời thề nhưng không thể thiếu "tiểu chế độ" duyệt đội ngũ, nên tuần - ngày đông đoàn đến, anh em đi rạc cả cẳng, Tổ Quân kỳ lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng vác cờ ra đường băng, nghiêm trang trong lời hát Quốc ca và rầm rập vung tay, thẳng chân lượn vòng trong tiếng nhạc "Vừng đông hửng sáng" tèn ten...

"Gian nan" thế đấy, nhưng chẳng một ai phàn nàn, kêu ca. Bởi điều rất đơn giản: Lễ chào cờ không chỉ nêu cao lòng tự hào dân tộc trong mỗi người, không kể chủ hay khách, mà còn thắp lên niềm thiêng liêng về Tổ quốc, chủ quyền biển đảo cháy rực trong từng con tim, khơi nguồn dòng máu nóng và khiến ta thêm yêu thương mỗi vốc nước, sợi mây, làn gió, nhành san hô nơi tít tắp biển trời.

Không thể tự hào sao được, khi giữa ù ù gió hú, muối mặn chát trên môi, ngước nhìn lên cao tít mây trời, lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngạo nghễ, khẳng định chủ quyền ngàn năm bất diệt.

Không thể nghẹn ngào niềm yêu Tổ quốc sao được, khi giữa lao xao vụn san hô đuổi nhau trên bờ cát, lanh lảnh gió tinh nghịch luồn qua nòng súng chiến sĩ trực canh, giữa khô hanh những trụi trần khắc khổ, không màu xanh làm dịu nắng... bỗng vút lên trầm hùng, tiếng hát "Tiến Quân ca"...

Và tất cả, cùng đanh mắt, vuông quai hàm, hô muốn vỡ lồng ngực "Xin thề!" trước Quốc kỳ, Quân kỳ lời thề của những người lính: "Chúng tôi. Quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng, xin thề dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc...", bên những đồng đội yêu thương, da sạm đen đã quen thiếu rau thiếu nước, môi bỏng rộp nỗi nhớ đất liền, nhưng mắt ai cũng sáng quắc cảnh giác khi chong mắt nhìn chân biển - xa trời, giữ gìn tiền tiêu Tổ quốc... 

Và chắc chắn một điều: Tất cả những ai ra với Trường Sa, tham dự những Lễ chào cờ, tưởng như rất bình thường, chỉ dành cho khách ấy, cũng đều nhớ mãi cùng với niềm tự hào dân tộc, yêu Tổ quốc và tự thấy mình gắn bó với biên đảo, với những người lính xa hun hút Trường Sa.

Cũng đúng thôi, bởi chẳng ở nơi đâu, người lính Trường Sa lại gánh lên vai thêm 1 lời thề: Lời thề thứ 11 của "Quân nhân Trường Sa", đó là: "Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc!". Những lời thề - Vang vọng giữa Trường Sa.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------  
Khối Sĩ quan chỉ huy và Tổ Quân kỳ duyệt đội ngũ trong lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn

Phân đội chiến đấu ngang qua bia chủ quyền và Thủ trưởng Đoàn công tác

Chỉnh đốn trang phục làm lễ chào cờ, trên đảo Sinh Tồn Đông

Chào cờ Tổ quốc ở Sinh Tồn Đông

Sĩ quan chỉ huy Phân đội trên đảo Sinh Tồn Đông đọc 10 lời thề

Chào cờ trên đảo Sơn Ca

Sĩ quan đảo Sơn Ca đọc 10 lời thề

Chào cờ bên bia chủ quyền Trường Sa Đông

Chào cờ trên đảo Trường Sa Đông

Duyệt đội ngũ trên đảo Sơn Ca

Chiến sĩ Trường Sa Đông đọc 10 lời thề

Sĩ quan Trực ban Tác chiến, đảo Trường Sa Đông

Đại tá Nguyễn Ngọc Tương, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân

Chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn

Sĩ quan trực ban đảo Trường Sa Lớn đọc 10 lời thề

Các Khối trưởng chuẩn bị dẫn đầu khối, duyệt đội ngũ trong lễ chào cờ, tại Trường Sa


12 tháng 6, 2012

BÁC LÊ KHẢ PHIÊU LÊN TIẾNG, CHẮC BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT CŨNG MỆT?..

Mai Thanh Hải - Câu chuyện 2 cán bộ, phóng viên Báo Đại Đoàn kết đưa hối lộ mà Báo Người Cao tuổi đã đăng tải cuối tháng 5 vừa rồi (đọc ở đây), mình không tin nên mới viết vài dòng than thở về cái cơ quan cũ (đọc ở đây).

Cứ tưởng chuyện là bình thường, như các anh lãnh đạo Báo Đại Đoàn kết hiện giờ, cùng vài anh trên UBTWMTTQVN chả lo nghĩ đến chuyện toàn dân đại cục, toàn nghĩ chuyện bao che, bảo vệ nhau và có khi còn... kiếm tý.

Bởi sau đấy, các anh ấy tổ chức "họp kín họp hở", nghe đâu như tìm cách đối phó, cùng cười phớ lớ với nhau: "Chả lo!. Cần thì... kiện lại!".

Thế nhưng, các cơ quan chức năng, người có trách nhiệm lại chả nghĩ đơn giản như các anh, bằng chứng là: Tổng cục An ninh Nội địa cương quyết làm việc, vạch rõ trắng đen để xử lý những kẻ nhúng chàm, những người bao che - dung túng cho "đệ tử ruột" làm liều, xúi người khác vào chỗ chết; ngay mới đây, Chủ tịch UBTWMTTQVN Huỳnh Đảm cũng ký quyết định, cho anh Vũ Trọng Kim (trước là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, nhưng bị Bộ Chính trị - Ban Bí thư kỷ luật vì tội gây mất đoàn kết nội bộ, bị chuyển về làm Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký UBTWMTTQVN) thôi giữ nhiệm vụ "phụ trách Báo Đại Đoàn kết", giao cho anh Lê Bá Trình vốn người Huế, nhẹ nhàng sâu sắc và trách nhiệm, công minh, cũng Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN nhận trách nhiệm này, từ ngày 1/6/2012; ngay sau đó, dù Quốc hội đang họp, anh Vũ Trọng Kim cũng tìm đường đi công tác giời Tây Bờ Ra Xin, chả hiểu sang đó thăm đời sống bóng đá hay... tránh hạ...

Các anh ấy kiên quyết là phải. Bởi Báo Người Cao tuổi cũng cương quyết đến vậy cơ mà.

Thấy các anh, các bác trên có ý làm đến nơi đến chốn, mình cũng mừng vì thấy những điều mình viết vơ vẩn trên trang cá nhân, nhằm giữ gìn thanh danh - uy tín cho tổ chức MTTQVN và tờ báo cổ thụ Đại Đoàn kết, cũng được lưu tâm (đọc ở đây).

Hôm nay, lại thấy thư của Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gửi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận, đề nghị xem xét, xử lý những sai phạm ở Trường ĐH KTQD, được đăng trên Báo Người Cao tuổi, mình thấy lo lo là lo cho mấy anh lãnh đạo ở Báo Đại Đoàn kết quá...

Chắc chắn, việc xử lý rốt ráo những sai phạm của ĐH KTQD cũng phải lần đến những dây mơ rễ má (kiểu như anh Huy được anh Đinh Đức Lập đưa về Đại Đoàn kết làm công việc phát hành - quảng cáo, nhưng sang ĐHKTQD làm việc về vụ tiêu cực của Trường, với danh xưng "lãnh đạo Cục Báo chí" và lại còn đưa tiền cho anh phóng viên hiền khô Lê Tự, mang đến nhà TBT Báo Người Cao tuổi hòng hối lộ, chạy tội và bị bắt lập biên bản, nhưng vẫn bai bải cãi, khiến Người Cao tuổi phản ánh, khiến Tổng Biên tập Đại Đoàn kết Đinh Đức Lập lại ký văn bản gửi sang phản ứng - Như Báo Người Cao tuổi đã công khai những chuyện này, trên mặt báo) và thế nào các anh có trách nhiệm, liên quan bên Đại Đoàn kết chả bị "túm gáy"?..

À! Mà phải gọi là sờ gáy chứ nhỉ?. Không sờ sao được khi mà bây giờ, không chỉ tập thể Ban Đại diện của Báo tại TP. Hồ Chí Minh họp hành công khai, làm văn bản tập thể tố việc Tổng Biên tập Đinh Đức Lập tự ý, lấy quyền sinh sát để cắt xén chế độ chính sách đối với người lao động và đòi hỏi thực hiện công bằng trong việc thực hiện chế độ lương, cách phân phối thu nhập đối với cán bộ - phóng viên...

Mà ngay Nhà báo Đặng Thị Kim Ngân (Phó Trưởng Ban Khoa giáo) một người đã cống hiến quá lâu năm cho tờ báo cũng làm đơn tố cáo nhiều nội dung liên quan đến Đinh Đức Lập như: Việc cán bộ - phóng viên của Báo liên tục chuyển công tác là bất thường, ảnh hưởng đến tâm lý của toàn thể cán bộ, phóng viên, nhân viên; không khí làm việc mất dân chủ nghiêm trọng; đời sống cán bộ, phóng viên, nhân viên bị giảm sút; cơ chế xin - cho quá rõ ràng; bổ nhiệm cán bộ sai quy định...

Thế là mệt mỏi rồi, mấy anh lãnh đạo Báo Đại Đoàn kết ơi!. Các anh đã nghe đến chuyện "dọn giường, phủi luôn cả bụi" chưa nhỉ?.

Vụ này, mấy anh chỉ là "bụi" thôi - Những hạt bụi bẩn không hơn không kém. Thế nhưng để dọn cả đống ngổn ngang, rác rưởi, cuối cùng - bao giờ cũng có máy hút bụi.

Nữa là trong thời điểm này, người ta phải rửa cho sạch khuôn mặt, vốn bị bụi bám bẩn, làm nhơ nhuốc từ lâu, cho nó trong sáng, sạch sẽ... thì không chỉ bụi mà to khổ hơn cả bụi, bám chắc hơn cả bụi cũng bị lau gội...

Đây này! Ý kiến ông Cụ (đọc ở đây) này!.. Ngắn gọn, xúc tích nhưng đừng có mà đùa!..
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2012

Kính gửi: - Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội,

                 - Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội,

                - Đồng chí Phạm Vũ Luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.



Thời gian gần đây, qua sự phản ánh của quần chúng và theo dõi trên Báo Người cao tuổi đồng thời tôi mới nhận được tài liệu do Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi gửi đến nói về những sai phạm nghiêm trọng của GS.TS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng và một số cán bộ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, gây nên bức xúc lớn cho cán bộ, giáo viên, sinh viên nhà trường và dư luận xã hội. Vừa qua, tôi cũng đã có thư gửi đồng chí Phạm Quang Nghị về vấn đề này.

Nhân Kì họp thứ Ba (Quốc hội Khóa XIII) đang thảo luận và thông qua Luật Giáo dục đại học; theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI) tôi đề nghị các đồng chí cần kiểm tra, xem xét và xử lí ngay nhằm sớm ổn định tình hình nhà trường, tiếp tục làm tốt công tác đào tạo và phát triển.

Gửi đến các đồng chí lời chúc sức khỏe

Lê Khả Phiêu

TL: Một bài báo vạch mặt tiếp vụ việc, đăng cùng với Thư của Cựu Tổng Bí thư trong số báo (đọc ở đây)
  

 

ĐI TRƯỜNG SA, AI CŨNG THÍCH...

Nhìn tấm hình này, mình chắc là tất cả những ai ra với Trường Sa đều nhớ lại những tháng ngày sống trên biển, cùng đảo. Ngày cuối cùng, kết thúc chuyến hành quân là Lễ Tổng kết và trao Huy hiệu "Chiến sĩ Trường Sa", ai cũng cười và cũng xúc động, khi phải chia xa biển đảo - con tàu. Post lại cái hình này thôi, để tìm lại cái không khí vui trong buổi lễ, nhận Huy hiệu và cười bên nhau, để lát nữa lên đất liền, về với cuộc sống thực.. Mình đặt tên hình này là: "Đi Trường Sa, ai cũng thích". Có được không mọi người thương yêu đã đi cùng Đoàn 1/2012 ơi?.

DANH SÁCH NGƯ DÂN LÝ SƠN BỊ TAI NẠN - THIỆT HẠI NẶNG KHI ĐÁNH BẮT CÁ, KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Danh sách 55 ngư dân của 2 xã An Vĩnh và An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tai nạn - thiệt hại nặng khi đánh bắt cá, khai thác hải sản tại Quần đảo Hoàng Sa. Danh sách này do Nghiệp đoàn Nghề cá của xã An Vĩnh và An Hải thống kê, đề xuất xin hỗ trợ - giúp đỡ, với sự phối hợp của Liên đoàn Lao động huyện Lý Sơn và UBND xã An Vĩnh và An Hải, UBND huyện Lý Sơn.

Các trường hợp này sẽ được nhận phần quà đóng góp - thăm hỏi của anh em, bè bạn và bạn đọc thân thiết của Blog Mai Thanh Hải, trong chuyến ra thăm hỏi bà con ngư dân Lý Sơn, cuối tháng 6 đầu tháng 7 tới đây.

Hiện tại, tôi đã nhận được 9.800.000 VND tiền mặt - chuyển khoản ủng hộ Lý Sơn. Cộng với số 32.100.000 VND (số tiền bán đấu giá chú chó Béc giê Đức của anh Trần Khoa Thuấn và bạn anh Thuấn ủng hộ xem tại đây), tổng số tiền là 41.900.000 VND.


Tổng số tiền này, cùng với số đã được một số bạn đọc hứa tặng, chắc chắn sẽ đủ mỗi phần quà (ít nhất là 1.000.000 VND/ngư dân - nạn nhân). Rất mong bạn đọc ủng hộ.

CY: Danh sách của xã An Bình và một số trường hợp khác của 2 xã An Vĩnh, An Hải đang được cập nhật tiếp và gửi sau. Ước tính, còn khoảng trên 10 trường hợp như vậy (Thông báo mới nhất của LĐ Lao động huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi).


DANH SÁCH NGƯ DÂN HUYỆN LÝ SƠN (QUẢNG NGÃI) BỊ TAI NẠN – THIỆT HẠI NẶNG KHI ĐÁNH BẮT TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

I/ Xã An Vĩnh

STT
HỌ TÊN
KDC
MỨC ĐỘ TAI NẠN
NĂM BỊ TAI NẠN
GHI CHÚ
  1.  
Trần Đình Lộc
7
Lặn, bị liệt
1998

  1.  
Nguyễn Văn Cung
7
nt
1992

  1.  
Phù Văn Cường
7
nt
2000

  1.  
Nguyễn Văn Vui
5
nt
2007

  1.  
Đặng Dư
5
nt
2008

  1.  
Nguyễn Văn Trung
8
nt
2009

  1.  
Phan Duy Trọng
10
nt
2007

  1.  
Đặng Thời
8
nt
2006

  1.  
Nguyễn Văn Hữu
9
nt
2005

  1.  
Phan Bình
9
nt
2006

  1.  
Bùi Văn Đông
6
Tai nạn chết biển
2008

  1.  
Lê Văn Có
7
nt
2009

  1.  
Dương Văn Việt
7
nt
2010

  1.  
Lê Văn Tuấn
10
nt
2009

  1.  
Phan Văn Tâm
5
nt
2007

  1.  
Lê Văn Mạnh
7
Tai nạn trên biển, bị cụt tay
2012

  1.  
Đặng Văn Quý (Thời)
7
Tai nạn chết biển
2008

  1.  
Nguyễn Tiến (Lượng)
5
Bị TQ tịch thu tài sản
2012

  1.  
Lê Văn Giỏi
7
Tê liệt
2012

  1.  
Lê Văn Chí
11
nt
2012

  1.  
Nguyễn Thìn
1
nt
2009

  1.  
Nguyễn Lợi
1
Bị thương 1 mắt trên biển
2007

  1.  
Trần Văn Của
3
nt
2008

  1.  
Trần Văn Đạo
1
Tê liệt
2009

  1.  
Phạm Khắc Nhật
1
Tai nạn chết biển
2010

  1.  
Trần Văn Nhanh (Bon)
3
nt
2008

  1.  
Võ Thành Phượng
1
nt
2010

  1.  
Nguyễn Tiền
3
nt
2009

  1.  
Lê Văn Tài
3
Tàu chìm
2008

  1.  
Ngô Văn Anh
2
Tê liệt
2009

  1.  
Phạm Văn Đời
1
Tai nạn chết biển
2010

  1.  
Nguyễn Kha
10
nt
2011


 II/ Xã An Hải:

STT
HỌ TÊN
NĂM SINH
SỐ TÀU
ĐỘI XÃ
MỨC ĐỘ TAI NẠN
NĂM BỊ TAI NẠN
GHI CHÚ
1.       
Mai Phúc
1975
96553
Đội 5, Thôn Tây
Tai nạn chết


2.       
Nguyễn Bảy
1980
96347
Đội 7
Bị thương cụt tay


3.       
Lê Phấn
1962
96459
Đội 1
Bị thương ở chân


4.       
Lê Thành
1978
nt
Đội 3
Tai nạn chết


5.       
Dương Thọ
1970
66597
Đội 5
Bị TQ bắt lấy tàu


6.       
Nguyễn Thanh Lâm
1975
96011
nt
Bị tàu TQ đâm chìm


7.       
Võ Nam
1946
96218
Đội 2
Tàu bị tai nạn


8.       
Dương Oanh
1972
96598
Đội 7
nt


9.       
Bùi Văn Bốn
1972
96147
Đội 6
nt


10.   
Lê Khởi
1969
96697
Đội 7
nt


11.   
Dương Quang Dư
1988
96246
Đội 6
Bị thương nặng


12.   
Huỳnh Thọ
1979
96356
Đội 5
nt


13.   
Dương Minh Được
1986
96572
Đội 5
Tai nạn tàu chìm


14.   
Mai Văn Có
1973
96176
Đội 14, Thôn Đông
Bị TQ bắt lấy tàu


15.   
Phạm Bình
1976
96257
Đội 16
Tàu bị tai nạn


16.   
Nguyễn Hội
1971
96011
Đội 14
Bị thương nặng


17.   
Trương Định
1975
96152
Đội 13
Bị thương gãy chân


18.   
Bùi Thế Vinh
1973
96498
Đội 12
C.thương cột sống


19.   
Nguyễn Văn Hải
1972
96498
Đội 16
TQ bắt lấy tàu


20.   
Huỳnh Văn Thành
1991
96176
Đội 16
Lặn bị liệt


21.   
Mai Văn Tài


Đội 5
Lặn bị chết


22.   
Nguyễn Văn Thọ


Đội 6
Chết do bão số 1


23.   
Nguyễn Quang Vinh


Đội 5
Lặn chết