25 tháng 8, 2012

LÃO KINH KHA "TÀU NGẦM KILO"...

Mình chơi với lão Kinh Kha chưa lâu, nhưng cũng đủ để thi thoảng gọi nhau bù khú bia rượu hoặc buôn dưa về 1 câu chuyện gì đó, dính đến biển đảo mà nói chung bây giờ, dân mình ai cũng quan tâm.

Mà rất lạ, quen nhau được một thời gian, uống rượu ngất ngây con gà Tây rồi, mới biết lão này là Tổng Giám đốc của cái Công ty Cổ phần Rượu bia Nước Giải khát Aroma to đùng ngã ngửa dưới Mỹ Hào, Hưng Yên, nổi tiếng với 2 loại rượu có thương hiệu hơi bị ác là Vodka Men và Sâm Đình.

Đến lúc ấy, mình mới lý giải được cái "món uống" rất kỳ quái, đặc trưng mà chỉ lão Kinh Kha mới có: "Tàu ngầm Kilo". Tức là: Rót 1 cốc to toàn bia và đá lạnh, tiếp đó thêm 1 chén Vodka Men đầy ự, thả phịch phát vào cốc bia và tu 1 phát đầy hự, ực phát xong rồi, giơ ra thấy lổn nhổn cốc và... chén, rất phê!. 

Ngồi với nhau, chỉ được tý là lão gạ: "Kilo nhể?. Nhắc nhiều cho nó nhanh về!" và nói thẳng, chả có tý "nửa đùa nửa thật" nào: "Kêu gọi Góp đá xây Trường Sa rồi!. Sao không tiếp tục Kêu gọi góp sắt đóng tàu ngầm, để bên tôi lại tiếp tục quyên góp nữa, như hồi phát động góp đá?"...

Mình có nhiều bạn làm doanh nghiệp, đủ hết lớn bé, nhưng hầu hết ai cũng cắm đầu vào làm ăn, hùng hục kiếm sống ở cái đất mà tơ lơ mơ là hết bị Thanh tra, Kiểm toán, Công an đến nhũng nhiễu, hoặc đen hơn tý là bị... "sờ gáy", bởi các quy định "tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động", đều có tác dụng phụ... bẫy, đâm ngược.

Cứ có việc gì làm thiện nguyện hoặc giúp đỡ ai đó, chỉ có gọi theo kiểu... cưỡng dâm, đám bạn mình mới làu bàu: "Tôi là góp cho việc của ông đến tận người - tận việc, đéo tham gia Mặt trận, Chữ thập gi gì gì gi đâu nhé!", chứ tịnh ra, chả lão nào quan tâm đến Hoàng Sa - Trường Sa hay phân giới cắm mốc - chủ quyền biển đảo, với lý do: "Lo làm ăn, đối phó với Nhà nước đã chết cụ rồi. Dại gì mà ôm rơm hộ... Nhà nước!"

Kinh Kha thì khác!. 

* Hôm cuối tuần, đang vẩn vơ không biết đi đâu thì bị lão rủ sang thăm cái nhà máy rộng mênh mông, san sát nhà xưởng, máy móc chạy ầm ì cả ngày đêm, mình vơ vẩn ra khỏi cái phòng làm việc - ăn nghỉ của lão trong dãy nhà cấp 4, chật ních sách vở - tài liệu cho... thoáng và tròn mắt khi nhìn thấy vỏ 1 quả bom, to như cái xuồng tam bản, được đặt trên giá đỡ, như thể vật trưng bày trong Bảo tàng Quân đội.

Thấy mình hớt hải, lão cười: "Hồi bắt đầu xin thuê đất làm Nhà máy, tôi nhờ anh em Công binh dò mìn, phát quang mặt bằng, được khối bom đạn hồi chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Những loại lâu nhâu, để bộ đội tiêu hủy. Riêng quả bom này, Công binh tháo ngòi nổ, lấy thuốc và xin giữ lại vỏ để lưu niệm, nhắc nhở không chỉ mình mà cả cán bộ - công nhân: Nơi đây, ngày xưa có chiến tranh. Đừng có quên, ngay khi hòa bình, chỉ hục mặt làm ăn, kiếm tiền!"...

* Lại nữa!. Hôm mình ngoài Trường Sa, lão đọc mấy dòng mình viết ngắn, giữa chập chờn sóng Dcom 3G của Vịt teo, đăng trên Blog nên hớt hải gọi hỏi han và thì thầm: "Mang cho tôi xin 1 quả bàng vuông, đem về trồng cạnh vỏ bom ở bên Nhà máy, cho ý nghĩa ông nhé!".

Gì chứ bàng vuông ngoài đảo thì vô tư luôn. Lão Đình, hồi đó là Chính trị viên đảo Trường Sa Lớn dẫn mình cả buổi chiều vòng quanh đảo, nhặt được cả mũ cối bàng vuông xịn (không phải loại non bèo nhèo trên cây, chỉ thích hợp với việc các khách đất liền ra háo hức chụp ảnh kỷ niệm).

Mình mang về tặng lão Kinh Kha quả to nhất, già câng và rắn như đanh. Bây giờ, cây bàng ấy đã vươn mình vững chãi, khỏe khoắn ngay bên vỏ bom, bên Nhà máy rượu của lão ấy, nhìn rất yêu...

* Lại nữa!. Tháng 3 vừa rồi mình lại tút Trường Sa, lão biết được, gọi điện ngay tức thì: "Biết Hải quân uống nhiều rượu, thời tiết này ra biển, say rượu còn hơn say sóng. Bên tôi tặng anh em bộ đội ít rượu và ly, số lượng không hạn chế, vì Trường Sa!" khiến mình ngã bổ chửng: "Bộ đội, đặc biệt là ngoài đảo, cấm tiệt rượu bố ợ!".

Lão ta ngẩn ngơ: "Thì vẫn biết thế!. Nhưng có cái gì tặng anh em nó 1 chút, gọi là có hương vị rượu nếp quê nhà, dịp Lễ Tết!", cũng làm cũng mình băn khoăn: Một tý hơi men, cho anh em không quên rượu quê sủi tăm, do lính của lão Kinh Kha tự ngâm ủ - chế biến, chả liên quan đến men Tàu khốn nạn nào đấy, cũng gọi là "hơi hướng quê nhà"...

Thế là chuyến ấy, hành lý của mình chuyển xuống tàu là ì ạch rượu đựng trong túi bảo quản. Cũng phải trình bày - năn nỉ mãi, anh em Hải quân mới đồng ý cho mang 1 số thùng, gọi là "phục vụ nhu cầu cho chuyến đi dài ngày trên biển và quà cho đảo, hạn chế gọi là...".
* Biết mình lọ mọ nhiều nơi rừng xanh núi thẳm biên giới, lão bảo: "Đến chỗ nào trẻ con khó khăn, vất vả học hành - ăn uống, ông báo để tôi huy động gia đình, Cty giúp tý nhé!. Cho chúng nó có sự động viên, động lực mà học, như anh em mình khốn khổ ngày xưa ý mà!"...

Mình ngạc nhiên: Nghe đâu, lão đã từng lên tận bản xa tít mù khơi Sì Lờ Lầu, Phong Thổ, Lai Châu xây tặng nguyên 1 trường học, cho bọn trẻ con, gọi là để tri ân những đồng bào dân tộc thiểu số đã chôn cất hài cốt ông nội, hy sinh khi bảo vệ mảnh đất địa đầu... 

Ừ! Ngày xưa lầm lụi đồng quê, đến manh áo rách cũng thiếu, nắm bột mì luộc - bát mạch cũng thèm, được ai cho tấm bánh, cái kẹo, manh áo, chả sướng âm ỉ cả tháng và hùng hục học, để mong thoát khổ, hết nghèo đấy chứ đâu xa...

Hôm qua, tự dưng lại nghe giọng lão gấp gáp qua điện thoại: "Tôi và Cty góp ít áo ấm cho bọn trẻ con biên giới Xuân Trường, Cao Bằng nhé!. Nhìn hình chúng nó chụp đủ thứ, của người lớn lên người để chống rét, không cầm lòng!". (Đọc: Góp dây lạt, buộc "phên dậu" Cao BằngPhên dậu Cao Bằng)

Lẩn mẩn tính: Năm học 2012 - 2013, toàn xã Xuân Trường có 870 học sinh theo học (từ Mầm non - Mẫu giáo cho đến Tiểu học, THCS), trong đó số Mầm non - Mẫu giáo là 247 cháu.

Tụi lít nhít từ 3 - 5 tuổi quá nhỏ, rất yếu trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nếu tặng áo rét cho 247 đứa nhỏ cháu nhỏ này (phân bố ở 1 điểm Trường chính và 12 điểm trường các thôn) theo con số cụ thể: 5 tuổi, 101 cháu (trong đó 51 nữ);  4 tuổi, 80 cháu (trong đó 34 nữ); 3 tuổi, 66 cháu (trong đó 30 nữ)... thì năm nay, chắc bọn trẻ con lít nhít Xuân Trường sẽ có 1 mùa đông không biết đến rét.

Cái email dè dặt con số của mình gửi đi, trong niềm... thấp thỏm, chẳng nhờ được hồi đáp ngay tức thì: "Đồng ý ngay phương án" và còn nguyên bản CC gửi cho cán bộ dưới quyền: "Triển khai ngay!"...

Tự dưng, mình có thêm 1 niềm vui:

Vui cho lũ trẻ biên giới không phải mặc độn tất cả mọi thứ, có thể được để chống rét, thập thõm bước đến lớp và co ro ngồi sưởi lửa, run rẩy môi tím ngắt, ê a đọc theo tiếng thước gõ cành cạch "Đất nước ta rừng vàng biển bạc, ruộng đất phì nhiêu, 4 mùa cây trái";

Vui vì mình có những người bạn, trầy mặt ra lo lắng - kiếm sống và tồn tại trong cuộc đời đầy bất trắc, không biết ngày mai mở mắt dậy sẽ ra sao... nhưng đồng cảm cùng bạn bè mình, biết san sẻ với đồng bào mình và rưng rưng tình yêu đồng loại, trong ngăn cuối của những cái đầu, tưởng như chỉ biết mỗi chữ TIỀN;

Và vui hơn, khi cuộc đời này, vẫn còn rất nhiều điều để mà hy vọng - tin yêu đáng sống và hành trình lên Cao Bằng này cũng lặng thầm như vậy, lão Kinh Kha "Tàu ngầm Kilo" nhể?...
-------------------------------------------

CẬP NHẬT ỦNG HỘ CHO TRẺ EM XÃ BIÊN GIỚI XUÂN TRƯỜNG, BẢO LẠC, CAO BẰNG
(Từ 7-23/8/2012) 

1/ anh Lê Việt Đức, chị Trần Thị Thu Hằng (Thụy Sỹ): 5.000.000 VND.

2/ anh Hoài Sơn (Nha Trang, Khánh Hòa): 8 thúng nước mắm nhĩ cá cơm (loại 0,5 lít/chai) = 48 chai.

3/ anh Nguyễn Quang Hải (Sơn Tây): 20 chăn bông, 30 chiếc chiếu.

4/ anh Hoàng Xuyên và Học viên lớp Cao học QTKD: Dầu ăn, bột canh, thiết bị - quần áo - sách vở.

5/ Đức Anh: 584 hộp kem đánh răng, 584 phần bánh kẹo (10 thùng bánh kẹo/100 kg).

6/ Chiều 24/3/2012: Nhận 30 thùng Mì tôm Gấu Đỏ (30 gói/thùng = 900 gói), do bạn Đức Anh huy động sự giúp đỡ của Siêu thị Mini Số 2, Triều Khúc (Thanh Xuân, TP. Hà Nội).


CHI TIẾT SỐ TIỀN ỦNG HỘ QUA TÀI KHOẢN VCB, TỪ NGÀY 7-24/8/2012

Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
23/08/20124640 - 0006624+300,000.00 /Ref:P436770{//}/Ref:P436770{//}Ung ho tre em Xuan Truong, Cao Bang D.Vi CHUYEN:NGUYEN THI LAN HUONG
23/08/2012L267 - 0000044+2,000,000.00 MAI HOA ODAKA UNG HO TRE EM SAN TRUONG CAO BANG
22/08/2012G838 - 0000142+1,000,000.00 VU THI NHUAN-UNG HO TRE EM XUAN TRUONG-CAO BANG GD TIEN MAT
21/08/20125060 - 0000023+300,000.00 TRAN THUONG UYEN - UNG HO TRE EM XUAN TRUONG CAO BANG GD TIEN MAT
21/08/2012VNCK - 0070625+500,000.00 IBVCB.2008120016205001.Ung ho tre em Cao bang
21/08/20129569 - 0000049+1,000,000.00 vu thi thanh lanh cong doan ngan hang vn ung ho tre em xuan truong tinh cao bang GD TIEN MAT
21/08/2012X998 - 0000073+2,000,000.00 PHAM VAN CUONG NT//NHO A.HAI CHUYEN GUI GIUP "TRE EM XUAN TRUONG-CAO BANG" GD TIEN MAT
20/08/2012J633 - 0011545+250,000.00 Sender:01201005.DD:200812.SHGD:10000257.BO: PHAM THI HUONG.DAO MAI PHUONG GUI EM XUAN TRU ONG SGD VCB
20/08/20123832 - 0006291+500,000.00 FTF.CN:9704366800625785018.FrAcc:0011000680799 .ToAcc:0011002663078
07/08/2012VNCK - 0001177+1,000,000.00 IBVCB.0608121035583002.Ung ho hoc sinh bien gioi Cao Bang

(Tiếp tục cập nhật hàng ngày…)

"CHƯA BAO GIỜ VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI NHIỀU XÁO TRỘN ĐẾN THẾ"...

Tuân Phẹt - 6 tháng trước khi canh bạc bản quyền bóng đá được đẩy lên cao trào, anh Lãng đã nói: "Đó chỉ là ván bài lẻ, bên cạnh một phiên tố lớn".

Và câu chuyện bóng đá, chỉ là nước cờ để bố già Kiên dùng như một giải pháp ném đá bắc cầu, hòng tái lập quan hệ với phe thắng thế, khi đầu tư sai vào Hồ Đức Việt, từ đó phục vụ các kế hoạch ở quy mô lớn hơn rất nhiều.

Tái lập quan hệ, là tái lập quan hệ với nhân vật quyền lực nhất Việt Nam ở thời điểm đó - anh Ba bạn thân anh. Canh bạc lớn thực sự, là canh bạc về việc thôn tính Ngân hàng STB, Habubank...

Lúc đó nhiều bọn bò nhao nhao đề nghị anh Lãng phân tích sâu thêm. Nhưng thời gian của anh Lãng là vàng ngọc, anh hơi kặc đâu mà phải dậy bọn bò cả đến động tác "vạch chim đứng đái"?..

Đến thời điểm này, anh một lần nữa nhấn mạnh với các bạn: Đây đang là một cuộc chơi chính trị, và cuộc chơi này đang đến hồi quyết liệt ở tầm cấp cao nhất.

Những gương mặt chính trong BCT đang sắp xếp lại thế cục quyền lực, và các diễn biến hiện nay chỉ là những nước cờ, những "đòn đánh dứ" để buộc đối phương nhượng bộ.

Cuộc chiến quyền lực này hiện vẫn đang được kiểm soát, bởi không ai muốn đẩy nó đi quá xa.

Chuyện này sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản ở đội ngũ cầm quyền tối cao, nhưng về cơ bản, nó sẽ không có ảnh hưởng đến toàn xã hội, chí ít là cho đến hết năm 2012, khi các chính sách mới thực sự được định hình và đi vào hiệu lực.

Quyền lực của chế độ có thể được chia chác giữa các cá nhân, nhưng sự thống trị của chế độ là điều không ai được phép gây tổn hại.

Chế độ cần sự ổn định ở tầng lớp dân đen, chế độ chỉ chấp nhận giới hạn cuộc đấu ở tầm cấp cao. Trong cuộc chiến này không có ai thua thực sự, chỉ có một số miếng bánh sẽ to hơn, và một số miếng bánh vốn to sẽ phải ít đi. Nếu có đổ vỡ, không ai có bánh hết. Do đó đây là một nguyên tắc đã được nhất trí.

Riêng về sự kiện dính dáng đến Hải Đăng Kiên, một lần nữa, anh nhấn mạnh rằng: Nhân vật quyền lực này sẽ khó ngã ngựa, và dù đang bị kiểm soát pháp lý, nhưng vẫn là một tay chơi trong canh bạc chính trị quốc gia.

Cái Kiên bệu nắm trong tay, không chỉ là tiền bạc, điều cốt lõi là vai trò của Kiên với tư cách là một đầu mối giằng chéo về thông tin và quyền lực, giữa các thế lực khác nhau.

Kiên nắm trong tay quá nhiều thông tin và các mối liên hệ quyền lực. Giống như một cái chốt chặn trung gian, nếu nó bị gỡ bỏ hoàn toàn, sẽ khiến cả cỗ máy suy sụp.

Vì những lý do đó, những vấn đề pháp lý xoay quanh Kiên bệu, sẽ luôn được kiểm soát và không mang lại hậu quả quá đáng nào cho bố già này.

Những ảnh hưởng tâm lý dây chuyền đối với hệ thống tài chính quốc gia là chuyện không thể tránh khỏi. Trong lúc nhiễu nhương cũng là cơ hội để đám cóc nhái lao nhao với đầy rẫy tin đồn hòng khuấy đục nước kiếm mồi.

Tuy nhiên, trong mọi tình huống, BCT đã thống nhất giới hạn cuộc đấu ở tầm mức cao và giữ ổn định tuyệt đối hệ thống tài chính. Riêng trong lĩnh vực Ngân hàng, lợi ích người gửi tiền sẽ được đảm bảo trong mọi tình huống.

Rất may là ở thời điểm này, thanh khoản toàn hệ thống Ngân hàng là rất dồi dào. Lạm phát ở mức rất thấp khiến NNNH có thêm rất nhiều lựa chọn, trong những tình huống khẩn cấp.

Trong lúc nhiễu nhương cũng đồng thời là cơ hội để kiếm tiền. Nếu có bạn nào hỏi cần đầu tư gì vào lúc này, anh trả lời ngắn và nhanh: Mua cổ phiếu ACB, Eximbank... tối đa trong phạm vi có thể, ngay trong lúc sự ngu dốt của quần chúng đang khiến cho chính họ mất tiền.

Nếu có những Ngân hàng nào không thể phá sản trong nền kinh tế Việt Nam, thì trước hết đó chính là ACB.

20 năm tồn tại của nó với tư cách là Ngân hàng Cổ phần đại chúng hoạt động hiệu quả nhất, quản trị rủi ro tốt nhất không phải là một danh hiệu hữu danh vô thực.

Xét về nguồn lực tự thân của nó, ACB luôn là một thế lực mạnh nhất trong bản đồ tài chính Việt Nam.

Xét về an ninh tài chính quốc gia, cái lý thuyết "too big to fail" là đúng hơn hết trong trường hợp này. ACB bị tổn hại nghiêm trọng, đồng nghĩa với việc không còn một Ngân hàng nào tốt đúng nghĩa ở Việt Nam. Điều này là không tưởng.

Câu chuyện chính trị xoay quanh Hải Đăng Kiên sẽ sớm ngã ngũ vào trung tuần tháng 9, khi các phe phái quyền lực tối cao đã đàm phán và thỏa hiệp với nhau xong. Kiên bệu, đã đang và sẽ vẫn là một thế lực sau câu chuyện này.

Tuy nhiên, có thể những thay đổi về mặt chính sách trong năm 2013 sẽ khiến chế độ và tính minh bạch xã hội có những thay đổi vượt bậc.

Hơn ai hết, BCT Việt Nam hiểu rất rõ, mối nguy tồn tại chế độ là đã rất cận kề, sau Lybi, Ai Cập, Mianma, Xiry và tới đây có thể gồm cả Iran. Trong khi bước tiến của Trung Quốc trên biển đông ngày càng quyết đoán.

Thay đổi hay là chết, đây là ván bài thực sự mà chế độ đang phải giải, chứ không phải ở vụ án của Kiên bệu, vốn chỉ là một nước cờ xoay quanh để chia lại quyền lực.

Các bạn có thể chiêm nghiệm, lời anh Lãng nói đúng hay là sai. Như một thông lệ từ trước tới nay, mỗi thiên Lãng luận của anh luôn hàm chứa trong đó chân lý và nhiều cơ hội lớn.

Bão tổ nổi lên là lúc chứng minh phẩm chất của những con tàu vững chãi. Khi nghịch cảnh xảy ra, là lúc cần phải xiết chặt tay nhau, tỉnh táo và quyết tâm để tìm lối thoát khỏi màn đêm đen tối. Đây là phẩm chất vốn có trong huyết quản chúng ta, một phẩm chất đã từ lâu khiến thế giới phải cúi chào.

Đoạn trên anh phóng tác giành cho bọn dân đen đọc. Chứ anh không dùng thủ đoạn mị dân để áp dụng cho các bạn - Bọn con bò

Bản thân anh Lãng là người rất thích xem thiên hạ đánh nhau. Loạn thế mới sinh được anh hùng, chứ thời bình thì kiệt hiệt với thằng bán thịt cũng khác cái đéo gì nhau?. Tuy nhiên, anh không thích chút nào nếu bão nổi lên ở chính con tàu mà anh với các bạn đang cùng hội cùng thuyền.

Điều đó cũng là suy nghĩ chung của các bạn thân anh trong BCT.

Dù có đấu đá nhau, các bạn cũng đều đang ăn chung một nồi cơm. Cơm có thể chia, nhưng cái nồi thì không thể đập bể.

Đó chính là lý do, cuộc chiến hiện nay sẽ được giới hạn và mang màu sắc thỏa hiệp.

Thay đổi là điều ai cũng đang nhắc tới, nhưng điều quan trọng là thay đổi theo hướng nào, và ai sẽ là người đi tiên phong cho sự thay đổi.

Việt Nam không có Thiên hoàng Minh Trị, không có Lý Quang Diệu và thậm chí là cũng chẳng có gương mặt nào cấp tiến so được với dù chỉ Thansue của Mianma. Đây chính là điều khiến cá nhân anh không thực sự cho rằng những gì diễn ra hôm nay sẽ tạo được một sự cách mạng gì trong ngày mai.

***

Tổng tài sản của ACB hiện nay khoảng 250.000 tỷ. Lượng tiền gửi huy động chỉ khoảng 100.000 tỷ. Với quy mô của nó, ở thời điểm bình thường, lượng tiền mặt cần thiết duy trì chỉ khoảng 2.000 - 3.000 tỷ. Ở thời điểm khủng hoảng hiện nay, lượng tiền được chuẩn bị này tăng lên 15.000 tỷ.

Tuy nhiên, nó còn một lượng dự trữ cực lớn tương đương tiền gồm Trái phiếu Chính phủ, kim loại quý, chứng từ có giá nhóm A ... có giá trị khoảng 70.000 tỷ. Chưa tính đến các khoản cho vay liên Ngân hàng mà ACB là chủ nợ.

Đây chính là lý do Ngân hàng nhà nước có thể nhắm mắt bơm tiền cho ACB mà không sợ rủi ro.

Hiện nay không có bất cứ Ngân hàng ở Việt Nam nào có cơ chế phòng ngừa rủi ro tốt như ACB.
***

Anh rất bận, và điều đáng tiếc là anh không có thời gian để khai sáng nhiều hơn cho các bạn - Bọn con bò.

Có 3 vấn đề thôi:

1. Hải Dăng Kiên sẽ dính mức án rất nhẹ hoặc gần như không có.

2. Vụ việc sẽ nhanh chóng được dẹp ổn định, sau khi thỏa thuận quyền lực và các nhượng bộ tại BCT được thiết lập xong.
 3. Một số Ngân hàng như ACB, Eximbank ... bị ảnh hưởng nhẹ trong ngắn hạn, nhưng với tiềm lực vốn có và sự hậu thuẫn tuyệt đối của Ngân hàng nhà nước, sóng gió sẽ qua rất nhanh.

Riêng với ACB, sau câu chuyện này, nó sẽ được quản trị như một mô hình ngân hàng đại chúng hóa tốt nhất Việt Nam, với tiềm lực và hoạt động hoàn toàn minh bạch.

Sau 3 tháng nữa, anh sẽ vào tổng kết lại với các bạn về tính chính xác của những nhận định này.
***

Anh Lãng đã phát ngôn, và xác nhận lại với các bạn: Đây là cuộc đấu ở tầm cao, và dân đen chẳng bị ảnh hưởng đéo gì ngoài vấn đề tâm lý.

ACB từ lâu là một Ngân hàng đại chúng, cổ đông lớn nhất của ACB, là nhóm cổ đông nước ngoài, điều hành chung bởi Standard Chater Bank với 30% cổ phần đại diện.

Nhóm cổ đông này hiện can thiệp rất sâu vào hoạt động điều hành của ACB với 4 Phó Chủ tịch là người nước ngoài ngồi điều hành thường trực tại Hội sở, ngoài ra, một loạt các vị trí trọng yếu khác cũng là nhân sự do Standard sắp xếp, đặc biệt là các vị trí liên quan đến quản trị rủi ro.

ACB hiện là Ngân hàng Việt Nam duy nhất đang thực sự chuyển dần mô hình Ngân hàng lõi theo đúng tiêu chuẩn của Standard Chatter Bank. Xét về quy mô, về tổng tài sản và về nguồn vốn, nó luôn là một Ngân hàng đứng đầu.

Nếu thời điểm vụ việc xảy ra cách đây 1 năm, khi thanh khoản toàn hệ thống Ngân hàng căng thẳng và làn sóng chạy đua lãi suất ác liệt, có thể sẽ là khó khăn. Nhưng ở thời điểm này, kết dư thanh khoản Ngân hàng dư thừa cực lớn, và do đó, chẳng có rủi ro đéo nào cho dân đen với tư cách người gửi tiền.

Sự độc lập của Kiên bệu với hoạt động của ACB là một vấn đề rõ ràng.

Bản thân bạn thân anh bị phang, do các bài toán đầu tư lũng đoạn thao túng một loạt vụ mua bán sát nhập các Ngân hàng gần đây, dính thêm vàng và ngoại tệ, chứ chẳng dính dáng gì đến ACB.

ACB bản thân là một Ngân hàng mạnh và là thương hiệu đã được khẳng định từ lâu, câu chuyện này sẽ qua nhanh và về cơ bản tốt hơn cho ACB về dài hạn.

Riêng vấn đề của Hải Đăng Kiên, anh nhấn mạnh đây là câu chuyện thuộc về chính trị.

Chưa bao giờ Việt Nam đối mặt với nhiều xáo trộn đến thế, dù Đại hội đã qua khá lâu.

Sức ép từ bên ngoài về chủ quyền, cộng với những khó khăn kinh tế, và cách điều hành đần độn của bạn Ba đã vượt quá sức chịu đựng của những gương mặt còn lại và đối với cả nền kinh tế.

Anh không cho rằng câu chuyện lần này có thể mang lại hậu quả nặng nề nào với Kiên Bệu, bởi sự giằng chéo về quyền lực và tiền bạc trong trường hợp này quá phức tạp...
-------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.

* Hình ảnh trên Diễn đàn OF chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết. 

23 tháng 8, 2012

Ở MỎ THIẾC TĨNH TÚC, CÓ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ CHỐNG TÀU

Chạy từ Bảo Lạc về Thị xã Cao Bằng theo QL34 đầy những ổ voi - tê giác, lổn nhổn đá hộc, đất núi tràn xuống đường, ta luy âm ăn vào chân núi, theo những vòng cua tay áo khi lên cao đến tức thở, khi lao xuống dốc đến sổ ruột, mặt xanh lét theo tiếng ken két của phanh xe.

Chao ơi cái vùng núi Cao Bằng!. Chả biết cái độ thu hút - hấp dẫn ở nơi nào, chốn nào chứ mấy ngày đối với chúng mình, toàn thấy đói nghèo, thiếu thốn, khó khăn, vất vả và hun hút, mù mịt chả thấy chút tương lai.

Có lẽ vì thế mà ngày xưa, Ông Cụ đã chọn nơi "thâm sơn cùng cốc" này để trú chân, khi mới về nước, với cuộc sống thường nhật: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang", phải không nhỉ?..

Chao vài chục vòng, lượn khỏi dãy núi đá trùng điệp, rồi cũng xuống đến Thị trấn Tĩnh Túc.

Chao ôi!. Cái địa danh "Mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng)" mà Tố Hữu đã ngợi ca trong Việt Bắc: "Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng/ Phố phường như nấm như măng giữa trời/ Mái trường ngói mới đỏ tươi/ Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng", bây giờ giống như thị trấn bị bỏ quên với những dãy nhà Tập thể hoang tàn, vắng lặng, đổ nát rêu phong, chạy cả chục phút qua Thị trấn mà không gặp 1 bóng ôtô xe máy nào, ngoại trừ dăm khuôn mặt đồng bào, ngẩn ngơ gánh trĩu bó măng mới đào trong rừng, ất ơ tìm người để bán rẻ...

Ngược lên dốc, hướng về phố núi Cao Bằng, chưa hết nhịp thở, chợt hiện ra trước mặt tấm biển nhỏ gắn giữa 2 bờ tường vôi đục, rêu bám xanh thời gian, ghi: "Nghĩa trang Liệt sĩ mỏ thiếc Tinh Túc".

Dừng lại, mở cổng nhưng chịu vì ổ khóa to đùng, hoen rỉ quấn mấy vòng xích sắt, chặt như bưng. Đành trèo tường nhảy vào, đốt điếu thuốc, thay nén nhang cho những người đang nằm dưới đất...

17 Liệt sĩ - 17 thanh niên trai tráng, ngã xuống khi mới 18-20 tuổi và hầu hết đều trong những ngày đầu tiên, khi quân Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó có trọng điểm Cao Bằng.

Duy nhất, trong số đội hình nằm lại, có 1 Chiến sĩ Công an huyện Nguyên Bình, hy sinh năm 1980.

Còn lại, đều ngã xuống trong ngày 19/2/1979, khi khoác áo Tự vệ mỏ Thiếc Tĩnh Túc, cầm từ tiểu liên nòng rỗ K50, đến súng trường K44, bán tự động CKC, bắn đến viên đạn cuối cùng, vung đến báng súng cuối cùng, để ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược, bảo vệ mỏ Thiếc, trước khi quân chủ lực kéo đến ứng cứu...

Mình chắc: 17 người, chỉ là số rất nhỏ so với những người đã ngã xuống trong cả chục năm bảo vệ Tĩnh Túc. Và mình cũng chắc: Phải rất lâu nữa, sự hy sinh của các anh chị mới được công bố rõ ràng - chi tiết.

Bao năm rồi, những Nghĩa trang Liệt sĩ chôn cất những người lính đã ngã xuống bảo vệ biên cương Tổ quốc, chống quân Trung Quốc xâm lược, vẫn tồn tại ở ngọn núi, ven đồi, gần thị trấn, ven đường đi... dọc các huyện, xã biên giới, nhưng hết thảy đều được khóa bằng ổ xích to đùng, hoen rỉ.

Và nữa: Bao năm rồi, nhưng hôm nay, khi gõ vào từ khóa "Nghĩa trang Liệt sĩ mỏ Thiếc Tĩnh Túc" hoặc "hy sinh tại Tĩnh Túc", mình vẫn chỉ nhận được 0 kết quả. Hình như, có rất nhiều người quên cái Nghĩa trang nhỏ bé, đơn côi ven QL34, với đủ 17 con người, đã hy sinh vì bảo vệ Nguyên Bình?..

Xin được đăng hình ảnh nơi các anh nằm, để mọi người không quên...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 












   










Đọc thêm và ủng hộ Chương trình giúp đỡ biên giới Cao Bằng, tháng 9/2012:

* Phên dậu Cao Bằng
* Góp dây lạt, buộc "Phên dậu Cao Bằng"

21 tháng 8, 2012

BẮT "BẦU KIÊN", TIN CHƯA?

Tuổi trẻ - Sáng nay 21-8, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) xác nhận với Tuổi Trẻ Cơ quan CS điều tra đã bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, ngõ 27 đường Xuân Diệu, Q.Tây Hồ, Hà Nội).

Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) - Ảnh: Sĩ Huyên
Ông Nguyễn Đức Kiên (48 tuổi) là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội, là cổ đông tại nhiều ngân hàng thương mại như ACB...
Được biết, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này.
Ngay trong tối 20-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên tại Hà Nội. Việc khám xét kéo dài khoảng hơn một giờ. Cơ quan công an đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra của ông Nguyễn Đức Kiên.
Trước đó, vào 15g chiều 20-8, ông Nguyễn Đức Kiên đã gặp và trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ tại khách sạn Hilton - Hà Nội. Tại cuộc trả lời phỏng vấn, ông Kiên trao đổi nhiều về các nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam.
Năm 1980 ông Nguyễn Đức Kiên là học viên khóa 15 Đại học Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Từ năm 1981 đến năm 1985 ông theo học tại Trường Kỹ thuật quân sự Zalkamaté,Hungary.
Từ năm 1994 đến năm 2008, ông là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ACB, từ năm
2004 đến năm 2006 ông có vai trò CEO. Ông cũng từng là Chủ tịch Hội đồng Đầu tư.
Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập, thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, và thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu
(Theo báo cáo thường niên năm 2011 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu)
M.QUANG - K.XUÂN

NHÂN VIỆC "BẦU KIÊN", NHỚ CHUYỆN: "ĐẠI GIA" CHỈ CÓ MỖI TIỀN...

Đào Tuấn - Ở Cần Thơ, vừa xảy ra câu chuyện dị hợm khi một cô dâu bị nhà chồng - một "đại gia nước đá" - hủy hôn, trả về nhà cha mẹ đẻ, vì cho rằng cô “mất trinh” và đóng clip sex.

Một tình tiết rất đáng chú ý là "đại gia" này, mặc kệ việc cô dâu uống thuốc ngủ tự tự, vẫn sẵn sàng cho các… nữ phóng viên xem clip sex để…đối chiếu.

Và sau khi hủy hôn, đại gia này lập tức…đòi hồi môn - thứ mà ông, từng ra vẻ hào phóng, đã cho con dâu.

Mới biết làm "đại gia" bây giờ quá dễ, khi chỉ cần có tiền, hoặc nổ là mình có tiền.

Nhưng có tiền, không có nghĩa là có thể chà đạp lên tất cả. Và giàu, không có nghĩa là có văn hóa.

Cũng là câu chuyện tiền và văn hóa, ở TP. Hồ Chí Minh vừa xảy ra một sự hy hữu: Giám đốc Sở Nội vụ cùng với đoàn công tác vừa bị “giam lỏng” ở Trường ĐH Hùng Vương, phải nhờ Công an giải cứu.

Theo tường thuật của báo chí, “có một số người không biết là ai xông vào đánh Phó Hiệu trưởng tại chỗ làm náo loạn cuộc họp”.

Hùng Vương là Trường ĐH do người giàu nhất Việt Nam năm 2007, Cử nhân "tam ngành" (Hàng Hải, Quản trị kinh doanh, Luật học), "đại gia" Đặng Thành Tâm, là Chủ tịch HĐQT.

Hiệu trưởng - ông Lê Văn Lý, đương nhiên cũng là một Tiến sĩ.

Sự vụ bắt nhốt, "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" diễn ra khi “Đoàn Công tác” của TP xuống triển khai quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm và ông Lê Văn Lý, để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan đến vụ việc mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ kéo dài giữa HĐQT và Ban Giám hiệu Nhà trường…

Còn nhớ, trong Đại hội thường niên lần thứ nhất, người ta mắt tròn mắt dẹt khi nghe nhắc đến danh xưng “nhà đầu tư bất vụ lợi”.

Bấy giờ - ông Tâm, đứng trên bục cao, cam kết hết mình hỗ trợ, đầu tư nhằm góp phần đưa Hùng Vương thành một "Trung tâm đào tạo chất lượng, uy tín".

Uy tín thì chưa thấy đâu, nhưng với vụ “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” này, uy tín của ngôi trường thì đúng là đã “kiếm củi 3 năm thiêu một giờ”.

Và có học vị, có thanh danh, chưa chắc các nhà giáo dục đã thôi đối xử với nhau bằng cách ứng xử ngoài chợ.

Nhà đầu tư “tiền đè chết người” Đặng Thành Tâm có vụ lợi hay không?. Có lẽ, chính ông cũng đã có câu trả lời.

Nói đến chuyện “tiền đè chết người”, không thể không nhắc đến bầu Kiên với siêu xe, siêu biệt thự, siêu ngân hàng.

Nhắc đến bầu Kiên không thể không nhắc đến việc ông đối xử “siêu cạn tình ráo máng” với Thành Trung - một cầu thủ trẻ đã đóng góp rất nhiều cho CLB Hòa Phát trước đây.

Trước khi VFF đưa ra phán quyết trả lại công bằng cho Thành Trung, ông Kiên lạnh lùng nhắc đi nhắc lại: “Cháu phải thực hiện đúng những gì đã cam kết”.

Nhưng chính ông, khi gây ra cuộc chiến bản quyền truyền hình, đã không hề thực hiện những cam kết của “ông bố” VFF.

Bầu Kiên đã thua lấm lưng trắng bụng trong cả hai cuộc chiến pháp lý, với Thành Trung, và với AVG.

Đôi khi không thể tin nổi những điều các "đại gia" nổ trên báo.

Bởi những việc họ làm, bất chấp thanh danh, mới là những điều thể hiện hết “chân giá trị” của họ - Những người có vẻ chỉ có tiền...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
                                                             
                                                                    VÀI NÉT VỀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN
 
Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Hungary. 

Từ năm 1981-1985 học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng Công ty Dệt May VN.


Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Tài chính

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và 3 em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.

Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.

Theo báo cáo thường niên năm 2010 của thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP .

Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Bóng đá

Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho .

Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG). Ông Kiên đã tự ý cho các đài truyền hình vào sân tác nghiệp tự do.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thanh tra bản hợp đồng giữa VFF và AVG.

Ngày 16/2, thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố kết luận bản hợp đồng này hợp pháp, dẫn tới thất bại của và ông Kiên.

Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG.

Danh tiếng 
Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng, nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN. ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở giải đấu 2010-2011.

Ông là Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB. 

Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam.

Ông cũng là người đi đầu trong việc cải tổ lại ban tổ chức và bộ máy lãnh đạo bóng đá VN, cụ thể là ở V-League với những tiêu cưc ở vị trí trọng tài.

Bài phát biểu táo bạo của ông tại hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá VN khi chưa có ông ‘bầu’ nào dám lên tiếng phản bác lại VFF. Bài phát biểu của ông đã nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam..