16 tháng 7, 2011

NGƯ DÂN LÝ SƠN RA HOÀNG SA: "CHUYỆN CHÓ KÉO XE"

Bùi Văn Huệ, sinh năm 1976, ngư dân đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tai nạn khi đang lao động tại quần đảo Hoàng Sa, hiện đang liệt 2 chân, phải mượn xe lăn cũ kỹ của ngành Y tế và nhờ đến 2 chú chó kéo, mỗi khi muốn di chuyển trên đảo. Huệ đang được bố mẹ già yếu (hộ nghèo của huyện) nuôi ăn hàng ngày.
Mai Thanh Hải Blog - Mấy ngày ở đảo Lý Sơn (đảo Lớn), tụi mình có qua đảo Bé. Gọi là Bé bởi đây là đảo nhỏ, bé tí ti, tổng cả thảy chỉ có 69ha, dân số gồm 102 hộ (499 nhân khẩu) và nói thật, nghèo đói đến tái tê lòng. "Bè lũ 5 tên" của mình gồm Nhà thơ Văn Công Hùng, các Nhà báo Mai Thìn, Đào Tuấn, Tuấn Việt và... mình, thuê 1 chiếc tàu mất 600.000 VND qua đảo. Khi đi, tàu "tranh thủ" chở những người dân qua đảo. Khi về, lại... "tranh thủ" tiếp với sóng cao ngất đầu, tàu liệng đi liệng lại, khó nhọc lắm mới vào được bờ, khiến mọi người nôn ra mật xanh mật vàng. 

Chuyện ở đảo Bé, mình sẽ kể sau và có cụ thể trong Câu chuyện của nhà thơ Văn Công Hùng. Thế nhưng ở đây, mình chỉ nói lại chuyện: Đến đảo Bé, nhìn cảnh những ngư dân ra đánh bắt hải sản ở Hoàng Sa, bị "rủi ro", nay liệt chân tay, ngày ngày nhờ người nhà bế ra mép biển, nhìn sóng nước - mây trời cho đỡ nhớ mà ứa nước mắt. Đau xót vô cùng những ngư dân - chiến sĩ canh gác, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Từ Lý Sơn trở về đất liền, ngồi với Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi Trần Văn Thanh và kể lại chuyện ra đảo. Giám đốc Thanh cũng xúc động, tài trợ ngay 2 xe lăn. Đã kiếm được cho 3/4 người dân trên đảo Bé xe lăn, vẫn còn thiếu 1 xe nên ai cũng đau đáu. Vậy mà, buổi chiều ngồi với Nhà thơ Thanh Thảo tại TP. Quảng Ngãi, khi nói chuyện về đảo Bé với câu chuyện mà Nhà thơ Văn Công Hùng đăng tải, đã gật đầu cái rụp và bố trí ngay 1 xe lăn Mỹ, cho những người tàn tật ở đảo Bé.

Xúc động hơn, khi chiều nay, Nhà thơ Thanh Thảo gửi cho mình bài viết về câu chuyện này. Xin trân trọng giới thiệu và cảm ơ Nhà thơ Thanh Thảo:
---------------------------------------------------------------------------------
                                               CHUYỆN CHÓ KÉO XE

Tôi xin gửi tới các bạn 2 tấm ảnh: Một tấm ảnh tôi lấy trên mạng về cảnh chó kéo xe trượt tuyết trong 1 cuộc đua kỳ thú trên vùng núi Pyrenees thuộc Tây Ban Nha. Mỗi xe đua của vận động viên được 8 chú chó kéo, dĩ nhiên là chạy với tốc độ chóng mặt trên những sườn núi tuyết. Một tấm ảnh khác cũng về chó kéo xe, nhưng trượt…cát. Tôi nhận được từ một Nhà báo trẻ rất năng động, anh Mai Thanh Hải, cũng là một blogger nổi tiếng. Tấm ảnh này anh Hải chụp từ đảo Bé, thuộc đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Lặn lội ra đảo Bé, một đảo khá khó đi vốn là “em sinh đôi” của đảo lớn Lý Sơn, Mai Thanh Hải cùng nhóm các Nhà báo đã tình cờ gặp anh Huệ (người ngồi trên xe lăn trong bức ảnh). Anh Huệ vốn là dân thợ lặn biển khá khét tiếng của đảo Lý Sơn, nhưng trong một lần lặn biển tại quần đảo Hoàng Sa để bắt hải sâm, anh Huệ đã gặp tai nạn từ độ sâu mấy chục sải nước.

Về lại được đảo Bé, nhưng sau tai nạn ấy, anh Huệ bị liệt nửa người, không còn khả năng lao động được nữa. Bây giờ, anh phải di chuyển bằng xe lăn. Không có xe lăn tốt, 2 cánh tay lại không còn khoẻ mạnh, anh Huệ đã xin được một chiếc xe lăn “tã”. Nhưng chàng trai mới hơn 30 tuổi này, dẫu “tàn nhưng không phế”, anh còn nguyên một cái đầu rất năng động và nhiều sáng kiến

Anh Huệ đã huấn luyện 2 chú chó nhà, và “thắng cương” cho 2 chú để trở thành hai “vệ sĩ” chuyên kéo xe lăn cho anh tuần du quanh đảo. Đảo Bé Lý Sơn theo hộ khẩu thì có khoảng 500 dân, nhưng hiện tại chỉ còn hơn 100 người thường xuyên sinh sống tại đó. Do đảo chỉ có bãi ngang suốt ngày đêm bị sóng đánh, nên rất khó khăn để dân mưu sinh bằng nghề đi biển, vì thiếu chỗ đậu thuyền.

Anh Huệ bây giờ, mỗi khi nhớ biển, anh lại đu mình trên một chiếc thang từ nhà mình để nhìn ra biển. Nhìn ra với ánh mắt đầy khao khát và buồn bã. Anh khát biển, ao ước những chuyến đi khơi, những lần lặn biển cực nhọc và đầy nguy hiểm tại quần đảo Hoàng Sa. Nhưng bây giờ ao ước ấy đã quá xa vời, đã thoát khỏi tầm tay anh. Bây giờ, chỉ còn những cuộc “tuần du” trên những bãi cát quanh đảo Bé, anh Huệ lúc thì tự mình điều khiển chiếc “xe trượt cát” có 2 chú chó kéo, lúc thì “du hành” với thêm sự trợ giúp của thằng em hay thằng cháu nhỏ chạy theo sau.

Hình ảnh lạ lùng và đặc biệt xúc động này đã không lọt qua cặp mắt các Nhà báo vốn nặng lòng với Lý Sơn. Các anh sau khi chụp được nhiều tấm ảnh “lạ” về cảnh anh Huệ di chuyển trên “xe trượt cát” do 2 chú chó kéo, đã bàn nhau và quyết định tặng anh Huệ một chiếc xe lăn “xịn”, để anh Huệ dễ dàng hơn trong những chuyến “tuần du” quanh đảo.

Tình hình Biển Đông đang “nóng” lên từng ngày, do những hành động cường bạo của “người anh em” Trung Quốc, nên đảo Bé vốn nghèo nàn chưa chắc còn được hai chữ “bình yên” mãi. Vì thế, người dân đảo Bé phải luôn căng mình cảnh giác. Trên chiếc xe lăn do 2 chú chó kéo, anh Huệ đã tự coi mình như “cặp mắt canh biển” của đảo Bé, dù không ai phân công cho anh nhiệm vụ, vốn dành cho các chiến sĩ Biên phòng đó.

Ngồi trên xe lăn với 2 chú chó kéo, nhưng anh Huệ không phải đi chơi không không đâu!. Anh canh biển. Anh biến mình thành một niềm vui nhỏ nhoi, một sự thân thiện dịu dàng mà đảo Bé muốn gửi tới các du khách, những người Việt yêu mến Lý Sơn- hòn đảo nay đã trở nên một cái tên và một địa chỉ vô cùng thân thương với mọi người Việt Nam yêu nước. Và, tại sao không, tôi nhìn hình ảnh người thợ lặn biển giờ tàn tật ngồi xe lăn chó kéo này như một biểu tượng của sự bất khuất, không đầu hàng nghịch cảnh, một hình ảnh của tình yêu quê hương đau đáu, hình ảnh của “một người yêu nước mình”. Yêu đảo Bé của mình, cũng là yêu nước!..

14 tháng 7, 2011

"CHÔM" HÌNH ẢNH, MANG TRƯNG BÀY "TƯ LIỆU, HIỆN VẬT HẢI ĐỘI HOÀNG SA - BẮC HẢI" TẠI LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI

Mai Thanh Hải Blog -Mình ghé qua đảo Lý Sơn. "Bè lũ 5 tên" của mình bao gồm: Nhà thơ Văn Công Hùng (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai); Nhà báo Mai Thìn (Trưởng Ban Văn nghệ, Đài PTTH tỉnh Bình Định); mình, dĩ nhiên là Mai Thanh Hải; Nhà báo Đào Tuấn (Báo Nông thôn Ngày nay); phóng viên Tuấn Việt (Báo Đại Đoàn kết). 

Nhà thơ Văn Công Hùng, khi mình gọi điện rủ rê, rất nhiệt tình bắt xe đò, thu lu ngồi bó gối ôm ba lô suốt 2 chặng xe từ Pleiku xuống Quy Nhơn, Bình Định đón Nhà báo Mai Thìn, ra TP. Quảng Ngãi "hội quân" với mình, Đào Tuấn, Tuấn Việt buổi tối. Sau 2 "tăng nhậu" đêm, sáng sớm hôm sau, dậy lúc 5h sáng hùng hục chạy ra cảng Sa Kỳ, lại thu lu ngồi tàu ra với Lý Sơn - quê hương Hải đội Hoàng Sa.

Chuyện của "Bè lũ 5 tên" và những câu chuyện ở Lý Sơn, mình sẽ kể sau. Bây giờ chỉ kể lại 1 chuyện rất ấn tượng: Vào Nhà trưng bày hiện vật - hình ảnh của Hải đội Hoàng Sa - Bắc Hải, nằm tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), cơ quan này trực thuộc Sở Văn hóa - Thể Thao - Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, mình phát hiện ra 1 số tấm hình mình chụp trong các chuyến đi công tác Trường Sa, được phóng to, đóng khung treo trên tường, giới thiệu với du khách đến thăm về hình ảnh Trường Sa hôm nay.

Dĩ nhiên, những hình này đều lấy từ... Blog cũ của mình (http://vn.360plus.yahoo.com/thanhhaivir) và không ghi tên tác giả, nhưng mình cũng rất vui vì mình đã trực tiếp đóng góp cho công tác giới thiệu Biển đảo Tổ quốc đến với bạn bè trong và ngoài nước. Mình chỉ trách là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch không liên hệ trực tiếp với mình, để mình gửi hình nguyên bản, chất lượng tốt hơn và ghi chú cũng rõ ràng, chính xác hơn. Đề nghị các đồng chí sửa sai và rút kinh nghiệm.

Hôm nay, tại Nhà trưng bày Tư liệu - hiện vật Hải đội Hoàng Sa - Bắc Hải ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, mình đã mở laptop, cắm HDD cho Nhà thơ Văn Công Hùng, Nhà báo Mai Thìn và cô bé Hướng dẫn viên của Nhà trưng bày tên Hiền, xem những tấm hình gốc. Kể lại cho mọi người nè:
------------------------------------------------------------------------

Mở Laptop so sánh hình gốc và hình trưng bày luôn
Nhà thơ Văn Công Hùng: "Ờ! Đúng quá rồi còn gì!"
Hình này mình chụp ở đảo Sinh Tồn - Trường Sa, ngày 21/4/2008
Nhưng trong chú thích của Sở VHTTDL Quảng Ngãi lại là "năm 2009"
Một bức hình nữa của mình chụp, được sử dụng trưng bày mà không ghi tên tác giả

CƯƠNG QUYẾT VỚI TRUNG QUỐC

Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Mình viết sẵn ĐƠN XIN LY HÔN, rồi gọi vợ ra:
- Nếu em còn xem phim Tàu nữa thì... Nhìn đây! - Mình đập toẹt lá đơn xuống bàn.
Đảng và Nhà nước nên học tập đức cương quyết của mình, khi ứng xử với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
..

HỆ THỐNG TÊN LỬA ĐỐI HẠM URAN-E CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM

Tên lửa Kh-35 được phóng từ tàu BPS-500 (HQ-382, Vùng 4 Hải quân)
Mai Thanh Hải Blog - Hệ thống tên lửa Uran-E được thiết kế để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu ngư lôi và tàu pháo có lượng choán nước tới 5000 tấn, cùng các phương tiện vận tải biển của đối phương. Ưu điểm đặc biệt của Hệ thống tên lửa đối hạm Uran-E là có thể được lắp trên nhiều loại tàu khác nhau (kể cả tàu vận tải) và có thể dùng cho các bệ phóng trên đảo, đất liền.
---------------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ:

Hệ thống tên lửa Uran-E được thiết kế để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu ngư lôi và tàu pháo có lượng choán nước tới 5000 tấn, cùng các phương tiện vận tải biển của đối phương.
Phóng đạn


Cấu hình:

• Tên lửa diệt hạm dưới âm Kh-35 được lắp trong các ống phóng dạng container.
• Bệ phóng cùng máy nạp đạn
• Hệ thống điều khiển tự động lắp sẵn trên tàu.
• Thiết bị hỗ trợ và phương tiện kiểm tra trên bờ

Đặc điểm:

Các tên lửa đặt trong ống phóng dạng container được lắp lên bệ phóng trên tàu, mỗi bệ phóng có thể lắp được tới 4 ống phóng. Hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, được dùng để đảm bảo các quá trình chuẩn bị chiến đấu. Thông số mục tiêu được nạp sẵn hoặc được cung cấp bởi các nguồn bên ngoài (bao gồm cả từ các phương tiện bay).
Hệ thống được trang bị trên chiến hạm Đinh Tiên Hoàng

Sau khi được phóng, tên lửa sẽ bay theo quỹ đạo định trước và bay tới khu vực mục tiêu, độ cao hành trình không quá 10-15m. Ở pha cuối, tên lửa sẽ dùng đầu dò chủ động, có khả năng đối kháng điện tử cao, để khóa và tiến công chính xác mục tiêu ở độ cao từ 3 đến 5m.

Nhờ diện tích phản xạ radar hiệu dụng rất nhỏ và quỹ đạo bay cực thấp, tên lửa có thể vượt qua được hệ thống phòng vệ của tàu chiến địch, xác suất trúng đích trên một phát bắn cao.

Hệ thống tên lửa đối hạm Uran-E có thể được lắp trên nhiều loại tàu khác nhau, kể cả tàu vận tải và có thể dùng cho các bệ phóng trên đất liền.
Tàu chiến đấu sau lưng tớ có hệ thống tên lửa to đùng 

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Cự ly phóng hiệu quả:
- Tối đa: 130km
- Tối thiểu: 5km.

Độ cao
- Khi bay hành trình: 10-15m
- Ở pha cuối:  3-5m.

Tốc độ tối đa: Mach 0,8

Tổng trọng lượng của hệ thống (với 8-16 tên lửa): 12,5-23 tấn
Trọng lượng:
- Tên lửa khi phóng: 620kg
- Đầu đạn: 145kg.
Trang bị trên tàu vận tải

Chiều dài tên lửa: 4.4m
Đường kính: 0.42m
Giãn cách phóng giữa các tên lửa: 2-3 giây.

Giá bán ước tính:
- Tên lửa Kh-35: US$ 1,5 million.

(Nguồn: Binh` s Blog)

13 tháng 7, 2011

DỰNG LẠI NHÀ GIÀN TRÊN THỀM LỤC ĐỊA

Mai Thanh Hải Blog - Từ đầu tháng 7-1989, khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký quyết định thành lập Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ DK1 (thuộc Vũng Tàu - Côn Đảo), nằm trong thềm lục địa Việt Nam, hàng chục nhà giàn đã được xây dựng trên biển và được 1 đơn vị chuyên trách cấp Lữ đoàn của Hải quân Việt Nam đóng giữ, khẳng định chủ quyền Việt Nam.

Qua hơn 20 năm sừng sững canh giữ Biển Đông, hàng chục cán bộ - chiến sĩ Hải quân Vùng 2, Quân chủng Hải quân làm nhiệm vụ canh giữ biển trời trên các nhà giàn đã nằm xuống lòng biển trong khi làm nhiệm vụ. Cũng qua hơn 20 năm, một số nhà giàn đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, phải tu bổ - sửa chữa và xây dựng lại (một số đã bị gãy, đổ bởi thiên tai khắc nghiệt, sóng to bão lớn...).

Việc xây dựng lại nhà giàn bây giờ, không quá vất vả - gian lao như hơn 20 năm trước, sử dụng sức người là chính với những trang thiết bị thô sơ - cũ kỹ, mà "nhàn hơn" bởi tàu thuyền, thiết bị nâng hạ, đóng cọc và máy móc hiện đại, chính xác và tuyệt đối an toàn.

Một bộ phận của nhà giàn mới
Cần cẩu khổng lồ

Vận chuyển
"Nhà mới" ở cạnh "nhà cũ"
Thiết bị cẩu di chuyển trên sà lan
Xây dựng
Miệt mài
Cần mẫn
Đế nhà giàn được lai dắt từ đất liền ra bằng tàu vận tải
Tàu kéo, tàu kèm
Xung quanh đều có các tàu bảo vệ, hỗ trợ
Nhà cũ đây
Hoàn thành "phần móng" cho nhà mới
Công trường tấp nập
Nhà cũ nghiêng nghiêng
Toàn cảnh

(Nguồn: Hình ảnh Vũng Tàu)

11 tháng 7, 2011

MÙA VÀNG TÂY BẮC

"Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp": Thùng đập lúa từ bao đời
Mai Thanh Hải Blog - Lên Tây Bắc đúng mùa lúa. Mà cũng lạ cho miền đất này, ngay việc trồng 1 cây lúa cũng theo kiểu xôi đỗ, "chọc lỗ, bỏ hạt": Nơi lúa đương xanh thì con gái; nơi óng ả sắp chín; nơi đang rũ rượi vàng, chờ tay người cắt gốc; nơi thì đã cấy xong, đang làm đất, gieo mạ... Mỗi nơi 1 phách như vậy, thảo nào bao nhiêu năm nay, cứ bị coi là "lạc hậu, kém phát triển" và hơi tý lại nháo nhác với: Vàng Chứ Hà Giang; thuốc phiện Yên Bái; di dân Điện Biên; "mất an ninh trật tự" Mường Nhé...

Ừ thôi! Biết vậy và cũng đành vậy. Tây Bắc đã có nguyên 1 Ban Chỉ đạo của Trung ương. Tây Bắc cũng nhận được bao nhiêu sự đầu tư về người và của từ Trung ương rồi đấy... Sớm muộn cũng được "thay da đổi thịt" thôi mà. Đồng bào mình vẫn sống, tồn tại và mộc mạc, chân chất như cây lúa - Càng khó khăn, khắc nghiệt, càng phải sống thẳng lưng. Và vẻ đẹp ấy, đã làm lên mùa vàng Tây Bắc...

Mình vừa kết thúc chuyến đi Tây Bắc và hôm nay, lại khoác ba lô - áo phao ra với vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ, đến với dảo nhỏ yêu thương. Tạm biệt mọi người và hẹn gặp lại. Sau chuyến đi này, sẽ lại có rất nhiều chuyện kể, nhiều hình ảnh đẹp - độc đáo về biển đảo quê hương...

Đầu tuần, mọi người xem tý hình cánh đồng Tây Bắc nhé!..
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Cánh đồng Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mò cua bắt ốc

Căng mẩy, đầy nhựa sống

Tú Lệ, Yên Bái

Tuyệt tác bằng sức người

Lặng lẽ đứng giữa đồng

Cao nhất cánh đồng

Lúa chín

Mẹ và con

Đi đập lúa

Mây núi và lúa

Chắt chiu từng hạt

Ngẩn ngơ

Con trâu đi cày


Lại bắt ốc mò cua

Than Uyên, Lai Châu



Mù Căng Chải, Yên Bái

Lượn vòng tròn

Làng bản bình yên




Thu hoạch ven đường

Trâu béo mùa gặt