TNO - Bao năm rồi, cứ dịp gần Noel, Tết Dương lịch, trong khi mọi người náo nức rộn ràng chờ đón những ngày nghỉ lễ, đoàn tụ hạnh phúc bên nhau thì những người lính đảo lại vượt hàng trăm hải lý bập bùng sóng gió ra với biên đảo xa xôi, thay quân, chuyển hàng Tết.
Khó có thể tả nổi những tâm trạng, cung bậc tình cảm của những người bỏ lại phía sau mọi đầy đủ, sung sướng, hạnh phúc để ra nơi tuyến đầu làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, giữ gìn bình yên cho hậu phương.
Có một điều mà ai ra tiễn lính đảo cũng thấy, đó là lẽ sống cao cả, vì người thân - đồng bào và vì cả cái nơi biển xanh thăm thẳm nằm chót vót ngoài khơi xa kia nữa. Nơi đó được gọi là Trường Sa.
1. Đại úy Nguyễn Văn Quang, quê Tiên Lãng (TP Hải Phòng), năm nay ra nhận công tác tại đảo Sinh Tồn Đông, dịp trước Tết nguyên đán. Vợ Quang tên Nga cũng người Hải Phòng, hiện đang là phóng viên tại Ban Dân tộc, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tiếng là vợ chồng cùng quê, nhưng cả năm mới gặp nhau được 1-2 lần. Hôm trước khi tôi đi công tác Trường Sa, Nga đưa con gái tên Bống chưa tròn 20 tháng, chạy xe máy từ Long Biên sang, giữa chiều rét miền Bắc tím lịm, cắt da cắt thịt, để nhờ gửi cho chồng đang huấn luyện trong Đoàn Trường Sa, trước ngày ra đảo một gói quà nhỏ, bọc rất kỹ.
Ngồi nói chuyện với nhau, Nga kể: “Em đang thuê nhà trên này. Thường thì sáng đi làm, đưa con tới lớp, chiều hết giờ đón về. Khi nào đi công tác, lại phải xin cơ quan nghỉ một ngày đưa con về quê gửi ông bà, bởi trên này không có họ hàng, người nhà để gửi cháu!” và nghèn nghẹn: “Chồng dưới biển, vợ trên rừng, con ở với ông bà là chính!”, rồi tất tưởi xin phép đưa con về, hình như để giấu giọt nước mắt chực rơi.
Buổi chiều trước giờ 3 chuyến tàu Hải quân HQ-571; HQ-996; HQ-936 rời khỏi Quân cảng Cam Ranh, khi bộ đội tập trung hết trên cảng, chờ lên tàu, Quang hối hả gọi điện cho tôi: “Anh ơi! Anh ở đâu đấy, giờ em mới có thời gian nhận quà của vợ con gửi!”.
Nhận gói quà của vợ, Quang ôm chặt vào trong ngực, ngay giữa biển tên - phù hiệu lính Hải quân, dưới gọn gàng cấp hàm Đại úy mới cứng, thành thật: “Vợ em gửi mấy cân thuốc lào quê hương, làm quà cho anh em đón Xuân ngoài đảo!” và chầm chậm từng âm tiết: “Quan trọng hơn là cái áo của con gái, ôm cho đỡ nhớ bởi mấy năm nữa, mới về được đất liền gặp con!”.
Tôi vội vàng in tấm hình chụp vợ con Quang hôm gửi quà, tặng người lính Hải quân, Quang hôn ngay giấy ảnh còn ấm mùi mực in và ấp vào ngực trái, chào tôi như những người lính, tất tưởi chạy lên cầu tàu HQ-936 đang loảng xoảng tiếng xích rút cầu. Thoắt cái, đã thấy Quang ở bên mạn trái, đứng giữa đồng đội ra đảo, một tay bíu chặt lan can, tay kia vẫn áp tấm ảnh vợ con trên ngực, thiêng liêng.
2. Trung úy Mai Văn An (quê Thanh Hóa, nhưng đã đưa vợ con vào sống tại Mỹ Ca, Khánh Hòa, phía ngoài căn cứ Cam Ranh). An hiện đang công tác tại tàu HQ-571 (Hải đội 411, Vùng 4 - Hải quân), nhưng đã rất nhiều năm công tác tại nhiều tàu chiến đấu, tàu vận tải bảo đảm và ra với Trường Sa, không biết bao nhiêu lần.
Trước hôm tàu rời Quân cảng, không chỉ An mà tất cả cán bộ - thuyền viên trên tàu HQ-571 túi bụi các công việc chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày, nhận xếp hàng Tết, đón bộ đội…
Gần nhà đấy, nhưng mãi tối 20.12 An mới được tranh thủ về nhà mấy tiếng đồng hồ trước khi đi biển, tạm biệt vợ con.
Hôm sau, gặp An dưới tàu, thấy mặt mũi hốc hác, mình hỏi mới biết: Đêm qua con gái sốt, An bế con chăm sóc cả đêm và buổi sáng, vợ bắt buộc phải đi làm nên An thay vợ bế con ra Bệnh viện khám cấp cứu.
Mà lạ nỗi, khu vực Mỹ Ca là “Trung tâm hậu phương Hải quân”, việc bộ đội đi Trường Sa là bình thường, nên nhân viên chỗ cấp cứu cũng tưng tửng đòi “đúng quy trình, thủ tục”, khiến An lại phải hùng hục bế con ra chỗ khác khám, cho yên tâm, mới trao lại con cho vợ, phóng xe vào căn cứ, kịp giờ tập trung chuẩn bị ra đảo.
An trầm giọng: “Con ốm vợ trẻ, đi như này cũng thấy mình không tròn nghĩa vụ với vợ con - gia đình, nhưng nếu xin ở lại, cả tập thể tàu lại phải làm phần việc của mình, trong khi anh em đều vất vả lo bao công việc, những gần một tháng, trong điều kiện thời tiết mưa to gió lớn!”.
Hình như, An cũng tự động viên cả bản thân lẫn tôi là người nghe, về những năm làm nhiệm vụ trên các tàu trực bảo vệ Trường Sa đến vài tháng, với những câu chuyện mà chỉ những người lính tàu mới phải trải qua. Nào là: loanh quanh trên diện tích tàu chật hẹp liên tục mấy tháng, trời nắng cả con tàu như nằm trong lò nung, trời mưa gió - giông bão, con tàu trở thành đồ chơi cho sóng biển, chơi trò tung hứng, dìm xuống đẩy lên bằng những con sóng dài, cao cả chục mét; những ngày thiếu nước, mỗi người chỉ được phát một xô nước dùng trong mấy ngày…
Nghe chuyện của An và nhìn vào mắt An, tự dưng cảm giác bất an khi ra khơi mùa biển động, sóng cấp 7-8 tự dưng tan biến, bởi tính mạng được đặt vào tay những người dày dặn giữ Trường Sa.
3. Thiếu tá Nguyễn Quang Hiếu, Trợ lý Cơ yếu Lữ đoàn 146 (Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), đang đóng quân ở Cam Ranh, nhưng vợ con vẫn ở Nghĩa Trung, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Nhắc đến Hiếu, mọi cán bộ chiến sĩ trong Lữ đoàn đều biết bởi hoàn cảnh gia đình của Hiếu quá vất vả: con gái đầu Nguyễn Thị Minh Châu, sinh năm 2008 bị bệnh hiểm nghèo về tim (Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E chẩn đoán “sau mổ Glenn/TBS phức tạp” và dự kiến phương pháp điều trị “xét phẫu thuật Fantan); con gái sau cũng mới sinh được vài tháng; vợ nghỉ không lương ở nhà trông hai con và nuôi bố mẹ Hiếu 83 tuổi già yếu…
Vất vả như vậy, nhưng Hiếu là một trong những người thường xuyên phải thực hiện các chuyến công tác ngoài đảo, mỗi năm 3-5 lần để làm nhiệm vụ chuyên ngành. Các chuyến đưa các Đoàn Dân - Chính - Đảng thì bình thường, nhưng những chuyến đặc biệt như dịp cuối năm này, Hiếu xin thủ trưởng đơn vị cho tranh thủ nghỉ vài ngày, đi xe khách về thăm vợ con, để yên tâm ra đảo cả tháng trời.
Gặp nhau trên Quân cảng trước lúc chia tay, Hiếu nắm chặt tay tôi rắn rỏi: “Vẫn còn nhiều anh em có trường hợp khó khăn như mình, thậm chí hơn mình nhưng vẫn cố gắng, làm tốt nhiệm vụ ngoài đảo. Mình chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo, mỗi năm đi vài lần, tại sao không vượt lên tất cả, cùng đồng đội?”…
***
Có rất nhiều bài hát về Trường Sa, nhưng lính đảo thường nhẩm câu hát: “Phía xa xa chân trời nghìn trùng sóng gió. Có những con người thay chúng ta đang vượt qua ngọn sóng vươn tới chân trời, giữ lấy nơi biên cương chưa bình yên của mọi người…”.
Trên chuyến tàu HQ-571 chở cán bộ chiến sĩ thay quân các đảo và chuyển hàng Tết lần này, lời hát “Nơi ấy là Trường Sa” của tác giả Xuân Nghĩa cũng liên tục vang lên trên hệ thống loa phóng thanh, như thể nắm tay cổ vũ - động viên cho con tàu giương cao mũi, ngụp qua sóng cấp 7 - cấp 8, vượt dặm dài hải trình đi biển.
Và cùng với những vòng lăn sóng thân tàu, những người lính biển - lính tàu cũng thì thầm từ chính trái tim mình lời thề - lời hứa giữ trọn địa đầu, bởi: NƠI ẤY LÀ TRƯỜNG SA!..
Khó có thể tả nổi những tâm trạng, cung bậc tình cảm của những người bỏ lại phía sau mọi đầy đủ, sung sướng, hạnh phúc để ra nơi tuyến đầu làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, giữ gìn bình yên cho hậu phương.
Có một điều mà ai ra tiễn lính đảo cũng thấy, đó là lẽ sống cao cả, vì người thân - đồng bào và vì cả cái nơi biển xanh thăm thẳm nằm chót vót ngoài khơi xa kia nữa. Nơi đó được gọi là Trường Sa.
1. Đại úy Nguyễn Văn Quang, quê Tiên Lãng (TP Hải Phòng), năm nay ra nhận công tác tại đảo Sinh Tồn Đông, dịp trước Tết nguyên đán. Vợ Quang tên Nga cũng người Hải Phòng, hiện đang là phóng viên tại Ban Dân tộc, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tiếng là vợ chồng cùng quê, nhưng cả năm mới gặp nhau được 1-2 lần. Hôm trước khi tôi đi công tác Trường Sa, Nga đưa con gái tên Bống chưa tròn 20 tháng, chạy xe máy từ Long Biên sang, giữa chiều rét miền Bắc tím lịm, cắt da cắt thịt, để nhờ gửi cho chồng đang huấn luyện trong Đoàn Trường Sa, trước ngày ra đảo một gói quà nhỏ, bọc rất kỹ.
Ngồi nói chuyện với nhau, Nga kể: “Em đang thuê nhà trên này. Thường thì sáng đi làm, đưa con tới lớp, chiều hết giờ đón về. Khi nào đi công tác, lại phải xin cơ quan nghỉ một ngày đưa con về quê gửi ông bà, bởi trên này không có họ hàng, người nhà để gửi cháu!” và nghèn nghẹn: “Chồng dưới biển, vợ trên rừng, con ở với ông bà là chính!”, rồi tất tưởi xin phép đưa con về, hình như để giấu giọt nước mắt chực rơi.
Buổi chiều trước giờ 3 chuyến tàu Hải quân HQ-571; HQ-996; HQ-936 rời khỏi Quân cảng Cam Ranh, khi bộ đội tập trung hết trên cảng, chờ lên tàu, Quang hối hả gọi điện cho tôi: “Anh ơi! Anh ở đâu đấy, giờ em mới có thời gian nhận quà của vợ con gửi!”.
Nhận gói quà của vợ, Quang ôm chặt vào trong ngực, ngay giữa biển tên - phù hiệu lính Hải quân, dưới gọn gàng cấp hàm Đại úy mới cứng, thành thật: “Vợ em gửi mấy cân thuốc lào quê hương, làm quà cho anh em đón Xuân ngoài đảo!” và chầm chậm từng âm tiết: “Quan trọng hơn là cái áo của con gái, ôm cho đỡ nhớ bởi mấy năm nữa, mới về được đất liền gặp con!”.
Tôi vội vàng in tấm hình chụp vợ con Quang hôm gửi quà, tặng người lính Hải quân, Quang hôn ngay giấy ảnh còn ấm mùi mực in và ấp vào ngực trái, chào tôi như những người lính, tất tưởi chạy lên cầu tàu HQ-936 đang loảng xoảng tiếng xích rút cầu. Thoắt cái, đã thấy Quang ở bên mạn trái, đứng giữa đồng đội ra đảo, một tay bíu chặt lan can, tay kia vẫn áp tấm ảnh vợ con trên ngực, thiêng liêng.
2. Trung úy Mai Văn An (quê Thanh Hóa, nhưng đã đưa vợ con vào sống tại Mỹ Ca, Khánh Hòa, phía ngoài căn cứ Cam Ranh). An hiện đang công tác tại tàu HQ-571 (Hải đội 411, Vùng 4 - Hải quân), nhưng đã rất nhiều năm công tác tại nhiều tàu chiến đấu, tàu vận tải bảo đảm và ra với Trường Sa, không biết bao nhiêu lần.
Trước hôm tàu rời Quân cảng, không chỉ An mà tất cả cán bộ - thuyền viên trên tàu HQ-571 túi bụi các công việc chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày, nhận xếp hàng Tết, đón bộ đội…
Gần nhà đấy, nhưng mãi tối 20.12 An mới được tranh thủ về nhà mấy tiếng đồng hồ trước khi đi biển, tạm biệt vợ con.
Hôm sau, gặp An dưới tàu, thấy mặt mũi hốc hác, mình hỏi mới biết: Đêm qua con gái sốt, An bế con chăm sóc cả đêm và buổi sáng, vợ bắt buộc phải đi làm nên An thay vợ bế con ra Bệnh viện khám cấp cứu.
Mà lạ nỗi, khu vực Mỹ Ca là “Trung tâm hậu phương Hải quân”, việc bộ đội đi Trường Sa là bình thường, nên nhân viên chỗ cấp cứu cũng tưng tửng đòi “đúng quy trình, thủ tục”, khiến An lại phải hùng hục bế con ra chỗ khác khám, cho yên tâm, mới trao lại con cho vợ, phóng xe vào căn cứ, kịp giờ tập trung chuẩn bị ra đảo.
An trầm giọng: “Con ốm vợ trẻ, đi như này cũng thấy mình không tròn nghĩa vụ với vợ con - gia đình, nhưng nếu xin ở lại, cả tập thể tàu lại phải làm phần việc của mình, trong khi anh em đều vất vả lo bao công việc, những gần một tháng, trong điều kiện thời tiết mưa to gió lớn!”.
Hình như, An cũng tự động viên cả bản thân lẫn tôi là người nghe, về những năm làm nhiệm vụ trên các tàu trực bảo vệ Trường Sa đến vài tháng, với những câu chuyện mà chỉ những người lính tàu mới phải trải qua. Nào là: loanh quanh trên diện tích tàu chật hẹp liên tục mấy tháng, trời nắng cả con tàu như nằm trong lò nung, trời mưa gió - giông bão, con tàu trở thành đồ chơi cho sóng biển, chơi trò tung hứng, dìm xuống đẩy lên bằng những con sóng dài, cao cả chục mét; những ngày thiếu nước, mỗi người chỉ được phát một xô nước dùng trong mấy ngày…
Nghe chuyện của An và nhìn vào mắt An, tự dưng cảm giác bất an khi ra khơi mùa biển động, sóng cấp 7-8 tự dưng tan biến, bởi tính mạng được đặt vào tay những người dày dặn giữ Trường Sa.
3. Thiếu tá Nguyễn Quang Hiếu, Trợ lý Cơ yếu Lữ đoàn 146 (Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), đang đóng quân ở Cam Ranh, nhưng vợ con vẫn ở Nghĩa Trung, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Nhắc đến Hiếu, mọi cán bộ chiến sĩ trong Lữ đoàn đều biết bởi hoàn cảnh gia đình của Hiếu quá vất vả: con gái đầu Nguyễn Thị Minh Châu, sinh năm 2008 bị bệnh hiểm nghèo về tim (Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E chẩn đoán “sau mổ Glenn/TBS phức tạp” và dự kiến phương pháp điều trị “xét phẫu thuật Fantan); con gái sau cũng mới sinh được vài tháng; vợ nghỉ không lương ở nhà trông hai con và nuôi bố mẹ Hiếu 83 tuổi già yếu…
Vất vả như vậy, nhưng Hiếu là một trong những người thường xuyên phải thực hiện các chuyến công tác ngoài đảo, mỗi năm 3-5 lần để làm nhiệm vụ chuyên ngành. Các chuyến đưa các Đoàn Dân - Chính - Đảng thì bình thường, nhưng những chuyến đặc biệt như dịp cuối năm này, Hiếu xin thủ trưởng đơn vị cho tranh thủ nghỉ vài ngày, đi xe khách về thăm vợ con, để yên tâm ra đảo cả tháng trời.
Gặp nhau trên Quân cảng trước lúc chia tay, Hiếu nắm chặt tay tôi rắn rỏi: “Vẫn còn nhiều anh em có trường hợp khó khăn như mình, thậm chí hơn mình nhưng vẫn cố gắng, làm tốt nhiệm vụ ngoài đảo. Mình chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo, mỗi năm đi vài lần, tại sao không vượt lên tất cả, cùng đồng đội?”…
***
Có rất nhiều bài hát về Trường Sa, nhưng lính đảo thường nhẩm câu hát: “Phía xa xa chân trời nghìn trùng sóng gió. Có những con người thay chúng ta đang vượt qua ngọn sóng vươn tới chân trời, giữ lấy nơi biên cương chưa bình yên của mọi người…”.
Trên chuyến tàu HQ-571 chở cán bộ chiến sĩ thay quân các đảo và chuyển hàng Tết lần này, lời hát “Nơi ấy là Trường Sa” của tác giả Xuân Nghĩa cũng liên tục vang lên trên hệ thống loa phóng thanh, như thể nắm tay cổ vũ - động viên cho con tàu giương cao mũi, ngụp qua sóng cấp 7 - cấp 8, vượt dặm dài hải trình đi biển.
Và cùng với những vòng lăn sóng thân tàu, những người lính biển - lính tàu cũng thì thầm từ chính trái tim mình lời thề - lời hứa giữ trọn địa đầu, bởi: NƠI ẤY LÀ TRƯỜNG SA!..