7 tháng 5, 2011

ĐẠI TƯỚNG CỦA CHÚNG CON!.

Quyết chiến, quyết thắng
Mai Thanh Hải Blog - Hôm nay, kỷ niệm 57 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2011). Năm nay có lẽ là năm lẻ, vả lại còn phải tập trung lo "việc lớn" ở huyện Mường Nhé nên việc tổ chức lễ lạt, mít tinh cũng gói gọn, không ồn ào như những năm trước. 

Tìm mãi, tìm mãi mới thấy tin "Đại biểu Hà Nội thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp". Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam phát: "Nhân dịp kỷ niệm 57 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đoàn đại biểu lãnh đạo TP. Hà Nội do ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu đã đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngoài việc thay mặt đoàn kính chúc Đại tướng sức khỏe, trường thọ, Bí thư Phạm Quang Nghị còn "vui mừng thông báo với Đại tướng về công trình tu bổ, tôn tạo Nghĩa trang Liệt sỹ Độc Lập tại xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên đã được hoàn thành". Đọc tới đây, mình khó hiểu quá: Có lẽ TP. Hà Nội đã huy động, đóng góp tu bổ Nghĩa trang nên ông Bí thư Thành ủy mới có phần "báo cáo riêng" như vậy?...

Đọc hết tin mới "à" lên!. Thì ra: Đầu năm 2011, được sự cho phép của Bộ Lao động Thương binh và xã hội và UBND tỉnh Điện Biên, Cty DIA Hà Tây - một doanh nghiệp của Hà Nội đã khởi công công trình, công đức tu bổ, tôn tạo Nghĩa trang Độc lập (trong đó có các hạng mục làm mới và trát đá Granito toàn bộ các ngôi mộ; thay mới 200 bia đá và toàn bộ bát hương trên các ngôi mộ). Toàn bộ công trình được hoàn thành với chất lượng cao trong vòng 2 tháng với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Trước ngày khánh thành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức lễ cầu siêu và rước chân linh các Anh hùng Liệt sỹ tại các Nghĩa trang A1, Tong Khao, Him Lam về Nghĩa trang Độc Lập. Đây là Nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên, có diện tích 4,2ha, gồm 2.432 phần mộ, mỗi năm đón hàng nghìn lượt khách trong nước, quốc tế và thân nhân Liệt sỹ đến thắp hương tưởng niệm.

Người cha của bộ đội
Hoan hô Cty DIA Hà Tây, tuy chỉ nhắm đến đất đai để xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị... ở tít Thủ đô tấc đất tấc vàng nhưng vẫn có nghĩa cử nhớ đến các Anh hùng Liệt sĩ tận trên miền núi Điện Biên xa xôi, cách biệt nghìn trùng. 

Ngày này, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tên tuổi đã gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Xin thề!

Kính chúc Đại tướng khỏe! Kính chúc Đại tướng khỏe!..
-------------------------------------------------------

Thay mặt Trung ương, giao nhiệm vụ cho Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân QĐNDVN)

Duyệt đội Danh dự trong ngày thành lập nước 1945
Tại Hà Nội ngày 23- 3-1946
Ngày 23/3/1946, tại Hà Nội, khi được cử thay mặt Chính phủ đến dự một buổi lễ chào cờ (có mặt cả Ủy viên Liên hiệp Pháp Jean Sainteny), Bác Võ Nguyên Giáp của chúng ta khi ấy dường như thấu rõ sự giảo quyệt của đối phương trong việc đang dùng nhằng thừa nhận chính quyền non trẻ của mình, nên đã dùng nắm đấm ấy để chào lá cờ đối phương. Y như rằng, chỉ 6 tháng sau đó, người Pháp đã lộ bộ mặt thật và cả nước Việt Nam DCCH đã bước vào cuộc "Toàn quốc kháng chiến" từ 10-1946.
Tại chiến dịch Việt Bắc 1947

Báo cáo Kế hoạch tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ
Trước giờ nổ súng chiến dịch Điện Biên Phủ (họp với các sĩ quan Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN)
Trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ trong chiến hào
Trước toàn quân trong lễ mừng chiến thắng tại Điện Biên Phủ

Trong Lễ duyệt binh tại  Hà Nội, 1965
Xem biểu diễn văn nghệ cùng Bác Hồ, bác Phạm Văn Đồng
Thăm bộ đội phòng không trực chiến tại Hà Nội 1968
Đón Hoàng thân Norodom sang viếng Bác, 1969
Trên đường phố Hà Nội, 1970
Tướng Hoàng Văn Thái báo cáo tình hình chiến trường miền Nam
Phút nghỉ chân bên đường Hồ Chí Minh, trên đường vào chiến trường miền Nam
Tại trận địa pháo binh - tên lửa chống tăng Bắc Cửa Việt với chỉ huy Sư đoàn 320B, tháng 1/1973
Cùng các tướng lĩnh cao cấp xem bộ đội diễn tập
Tại Triển lãm đường Hồ Chí Minh, tháng 5-1983
Thăm lại chiến trường xưa
Về Mường Phăng
Thăm cầu Mường Thanh

Rừng người chờ Đại tướng

Vẫn uy nghiêm trong quân phục mới

ĐẠI TƯỚNG CỦA CHÚNG CON
(Bài viết có sử dụng một số hình ảnh trong các trang Quân sử Việt Nam, Đỗ Đình Tuấn Blog và một số mạng xã hội, tư liệu TTXVN và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn)

MUA HỚ... "BẰNG TIẾN SĨ"

Mai Thanh Hải Blog - Ngay sau khi đọc những thông tin liên quan đến việc "học, lấy Bằng Tiến sĩ trong vòng 6 tháng" và nay đã tót lên ghế Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Doanh nghiệp Trung ương (tương đương Thứ trưởng) của ông Nguyễn Văn Ngọc (nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái), rất nhiều bạn đọc đã cung cấp thêm các thông tin liên quan. Xin trân trọng giới thiệu ý kiến của Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: "Mua hớ... Bằng Tiến sĩ" và phát hiện đáng giá: Bằng Tiến sĩ như của tân Thứ trưởng Nguyễn Văn Ngọc chỉ có giá 600 USD chứ không đến mức 17.000 USD như đã... bị bóp.
----------------------------

“Mua hớ” bằng Tiến sĩ ?!

TT - Chỉ cần khoản tiền không tới 600 USD và 10 ngày chờ giao hàng, bạn có thể sở hữu một tấm Bằng Tiến sĩ “ngành nghề theo mong muốn” từ các trang rao bán bằng cấp và những trường Đại học “ma” ở Mỹ, vốn hằng hà sa số trên mạng và được mô tả là “những nhà máy sản xuất bằng”.


“Trọn bộ” các phôi bằng cấp mẫu của Đại học Corllins: giấy chứng nhận hoàn tất khóa học loại xuất sắc, giấy chứng nhận tham gia hội sinh viên, giấy chứng nhận hoàn tất chứng chỉ, bằng và bảng điểm – Ảnh: universaldegrees.com

Truy cập một địa chỉ như universaldegrees.com và tham gia trò chuyện trực tuyến vào buổi sáng 27-7, phóng viên Tuổi Trẻ được một người trực tổng đài của trang mạng này xưng danh là Dan Hauss tiếp chuyện. Hauss tự nhận là một đại diện của Đại học Corllins và khẳng định có thể cung cấp mọi thứ bằng cấp với “giá cả phải chăng”.

600 USD là thành Tiến sĩ!

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua một Bằng Tiến sĩ về kinh tế học, Hauss ra giá luôn là 599 USD, đồng thời sốt sắng chào mời: “Nếu anh trả tiền ngay bây giờ, chúng tôi sẽ giảm giá 10%!”.

Khi chúng tôi bày tỏ về giá Bằng Tiến sĩ quá rẻ như thế thì không biết chất lượng ra sao, Hauss lập tức bảo đảm như đinh đóng cột: “Chúng tôi cam kết bằng này là thật (!), có thể dùng để xin việc ở mọi nơi dù là tại Đức, Ireland, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản hay Vieeetj Nam”. Điều kiện duy nhất để nhận tấm Bằng Tiến sĩ Đại học Corllins, ngoài số tiền gần 600 USD, là có hai năm kinh nghiệm làm việc, và ngay cả điều kiện này cũng chỉ được Hauss kiểm tra… miệng qua trò chuyện trực tuyến!.


Sau đó để làm tin, Hauss còn cung cấp một tài khoản đăng nhập trên trang Universal Degree để chúng tôi có thể kiểm tra các phôi bằng mẫu, bao gồm một Bằng Tiến sĩ, một Bằng Thạc sĩ, một bảng điểm, một giấy chứng nhận hoàn tất khóa học và thậm chí cả một giấy chứng nhận tham gia Hội sinh viên Đại học Corllins. Tất cả việc còn lại chỉ là điền tên, năm sinh và ngày nhận bằng còn để trống. Còn trang web của Đại học Corllins: corllinsuniversity.com dù được xây dựng khá công phu nhưng không hề có địa chỉ liên lạc hay địa chỉ học hiệu, học xá, mà chỉ có vỏn vẹn một số điện thoại liên hệ, giống hệt số điện thoại trên trang bán bằng Universal Degree.

Vì sao dễ mua bằng Tiến sĩ Mỹ?

Nếu ở một số nước như Úc, Canada hay New Zealand, các cụm từ “Bằng Cử nhân”, “Bằng Tiến sĩ”, “Bằng Đại học”… chỉ được sử dụng tại những cơ sở đào tạo đã qua kiểm duyệt ngặt nghèo của cơ quan giám định giáo dục quốc gia, thì ở Mỹ cụm từ “Bằng Đại học” không được pháp luật liên bang bảo hộ. Điều đó khiến quốc gia này trở thành một thiên đường của “các nhà máy sản xuất bằng”. Những cố gắng hạn chế nạn mua bằng tràn lan chỉ được thực hiện riêng lẻ ở từng bang, chứ chưa bao giờ là một nỗ lực ở cấp liên bang.

Hệ quả là “những nhà máy in bằng” mọc lên như nấm, đặc biệt là trong thời đại Internet. Truy cập một trang mạng tương tự Universal Degree như cooldegrees.com chẳng hạn, việc ngã giá còn trắng trợn hơn. Mỗi loại bằng đều có giá tương ứng được niêm yết công khai: asscociate degree (Phó Giáo sư?): 120 USD, bachelor degree (Cử nhân): 130 USD, masters degree (Thạc sĩ): 155 USD, doctorate degree (Tiến sĩ): 180 USD, professorship degree (Giáo sư): 210 USD và fellowship (Nghiên cứu sinh): 210 USD. Bên cạnh các mức giá nêu trên là mức giá cũ cao hơn bị gạch bỏ với lời chú thích “mùa khuyến mãi (thời gian có hạn)!”.

Nắm bắt nhu cầu khách hàng, cooldegrees.com còn liệt kê sáu tiện ích khi xài Bằng Tiến sĩ của họ, bao gồm:
Được người lạ và cả bạn bè ngưỡng mộ hơn, có ưu thế khi xin việc, khi làm việc có thể đòi mức lương cao hơn, dễ thăng tiến, ít tốn kém và đặc biệt thu hút người khác giới khi cần hẹn hò.

Trang mạng này cũng in cả các phản hồi của khách hàng. “Tôi dùng Bằng Tiến sĩ của cooldegrees và in học vị của mình lên danh thiếp. Trong hầu hết trường hợp, tôi luôn làm quen được với những phụ nữ xinh đẹp mình thích” – một khách hàng tên M.T. đã mua Bằng Tiến sĩ phản hồi.

Ở ngay nước Mỹ, tình trạng bằng cấp lẫn lộn cũng đã gây ra những vụ bê bối lớn. Chẳng hạn năm 2004, bà Laura Callahan đã phải từ chức ở Bộ An ninh nội địa Mỹ sau khi bị phát hiện xài Bằng Tiến sĩ dỏm của Đại học Hamilton (Hamilton University, một trường nhái của trường thứ thiệt danh tiếng Hamilton College tại Clinton, New York). Nhờ tấm Bằng mua đó, bà Callahan đã leo lên tới chức vụ trưởng một vụ ở Bộ An ninh nội địa, sau đó được chuyển sang làm quản lý ở Bộ Lao động dưới thời tổng thống Bill Clinton.

Vụ việc chấn động tới mức Quốc hội Mỹ phải thành lập một ủy ban điều tra độc lập. Cuộc điều tra kéo dài suốt 11 tháng, dẫn tới việc phát hiện thêm 463 công chức liên bang sử dụng bằng mua, bao gồm nhiều quan chức cộm cán như Charles Abell, phó vụ trưởng vụ nhân sự và sẵn sàng tác chiến thuộc Bộ Quốc phòng hay Daniel P. Matthews, giám đốc thông tin của Bộ Giao thông.

Tuy nhiên, trong khi việc mua bán bằng cấp ở Mỹ diễn ra tưởng chừng như vô tội vạ thì cũng có những giới hạn. Khi chúng tôi hỏi Hauss liệu có thể mua một bằng từ trường trong nhóm Ivy League, nhóm 8 trường Đại học hàng đầu nước Mỹ hay không thì anh này từ chối. Ngoài ra, luật pháp Mỹ cũng cấm ngặt việc sử dụng các Bằng cấp giả liên quan đến Y tế hay Dược.

HẢI MINH

(Nguồn: Tuổi Trẻ Online)

17.000 USD hớ hàng rồi!

Giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ Nguyễn Ngọc Ân (ảnh bên) và Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái (áo vest, ảnh dưới) đều sở hữu “món hàng thời thượng: Bằng Tiến sĩ Mỹ” giá 17.000 USD.
























"Bằng Tiến sĩ" của Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ Nguyễn Ngọc Ân ("Khóa đào tạo và cấp Văn bằng" này, ông Ân học cùng với tân Thú trưởng Nguyễn Văn Ngọc và nhiều quan chức khác).


Hàng nội, chưa biết giá bao nhiêu

TÂN THỨ TRƯỞNG: "BẰNG DỎM, TRƯỜNG GIẢ"

Tân "Thứ trưởng Bằng dỏm" Nguyễn Văn Ngọc (áo trắng, bên trái)
Mai Thanh Hải Blog - Lật lại hồ sơ vụ việc tân Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Văn Ngọc, lấy Bằng Tiến sĩ chỉ trong 6 tháng (thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái). Chúng tôi nhận được Bài viết của GS - TS Nguyễn Văn Tuấn (đang công tác tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc và giảng dạy tại Đại học New South Wales) phân tích, đánh giá tính xác thực của tấm Bằng Thạc sĩ mà ông Ngọc đã nộp ngành Tổ chức Đảng và tính pháp lý của những Trường Đại học đã "đào tạo, cấp văn bằng" cho ông ta.

Xin được nói rõ: GS-TS Nguyễn Văn Tuấn không chỉ là nhà nghiên cứu khoa học giỏi về xương, dịch tễ học tầm cỡ thế giới, mà còn rất quan tâm đến những vấn đề kinh tế - xã hội - giáo dục... Đặc biệt, GS còn rất nhiệt tình góp ý cách sử dụng tiếng Anh cho các cơ quan, tập thể tại Việt Nam.

 Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp của GS-TS Nguyễn Văn Tuấn!.
---------------------------------------------------

http://www.bandersnatch.com/seal.gifLại thêm một trường hợp bị lừa!  Một Phó Bí thư Tỉnh ủy được Nhà nước chi tiền cho đi học để lấy một cái "bằng dỏm từ một trường giả".  Tuy nhiên, bài báo này chỉ nói đến “Trường” Southern Pacific University (mà bây giờ thì ai cũng biết là dỏm), nhưng không nói đến Trường Irvine University (chắc do thiếu thông tin).  Bài ngắn này sẽ cung cấp thông tin về Irvine University.

Chỉ vài tuần trước đây, báo chí rộ lên vụ ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa của một tỉnh phía Bắc, chi ra 17000 USD cho một cơ sở kinh doanh bằng cấp giả để có Bằng Tiến sĩ dỏm.  Khi được hỏi, vị quan chức này cho biết còn có khoảng chục quan chức khác cũng như ông, và ông chỉ là người … kém may mắn.  Lúc đó, dư luận thắc mắc không biết số chục người kia là ai.  Nay thì báo chí cho biết một vị khác cùng tình huống: đó là ông Nguyễn Văn Ngọc, đương kim Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái.

Nhưng trường hợp của ông Ngọc còn độc đáo hơn cả trường hợp ông Ân. Ông Ngọc theo “học” 2 Trường: “Trường” Irvine University, và “Trường” Southern Pacific University (nơi mà ông Ân từng chi ra 17000 USD).  Ông Ngọc đã có Bằng “Thạc sĩ danh dự ngành Quản trị kinh doanh” của Irvine University.  Bây giờ thì có lẽ công chúng Việt Nam đã biết Southern Pacific University là một... cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm.  Nhưng không thấy phóng viên trong bài này viết gì về cái gọi là Irvine University.  Chẳng lẽ bài báo mặc nhiên công nhận đây là trường thật?.

Vậy câu hỏi đặt ra là Irvine University là Trường Đại học nghiêm chỉnh hay là dỏm.  Chỉ cần ghé qua trang nhà của “Trường” này, dễ dàng thấy đây cũng là một... cơ sở kinh doanh bằng dỏm.  Nhìn qua cái gọi là College of Business thì thấy lèo tèo vài “Giáo sư”, với đủ thứ bằng cấp từ những Trường … dỏm (như Chapman University hay Vanguard University, những cái tên chẳng ai trong giới khoa bảng nghe hay biết đến).  Mà, các “Giáo sư” này cũng chẳng có công bố khoa học nào.  Điều này chứng tỏ đây là một đây là một “degree mill” (tức cơ sở kinh doanh bằng dỏm).
"Tiến sĩ 6 tháng" Nguyễn Văn Ngọc (thứ 3, từ phải sang).

Điều thú vị là hình như Tỉnh ủy Yên Bái chấp nhận Bằng Thạc sĩ từ Irvine University như là Bằng thật.  Như đề cập trên, vì "Trường dỏm" nên Bằng “Thạc sĩ danh dự” cũng dỏm luôn.  Tuy nhiên, Irvine University có vẻ tinh vi hơn khi họ cấp Bằng “Thạc sĩ danh dự”, vì “danh dự” trong trường hợp này, chẳng có giá trị học thuật hay khoa bảng gì cả.  Không biết ông Ngọc đã chi bao nhiêu cho cái Bằng “Thạc sĩ danh dự” từ Trường này?.

Nói tóm lại, đây là một trường hợp bị (hay muốn bị) các cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm của Mỹ lường gạt. Nhưng trường hợp này đáng chú ý hơn, vì “nạn nhân” là một quan chức cao cấp (Phó Bí thư Thường trực), với tương lai Ủy viên Trung ương Đảng trong tầm tay.  Có lẽ đây cũng chính là một giải thích tại sao tỉ lệ các quan chức Việt Nam có Bằng Tiến sĩ đứng vào hàng cao nhất so với với các nước tiên tiến.

NVT

TB. Để xác định danh tính các Trường Đại học và Cao đẳng hợp pháp ở Mỹ, có thể tra cứu tại Cơ sở lưu trữ dữ liệu các viện và chương trình đào tạo sau trung học được công nhận, thuộc Bộ Giáo dục Mỹ. Gõ vào tên Trường (kể cả tên viết tắt), nếu không tìm thấy, tức là Trường đó chưa được Bộ Giáo dục Mỹ công nhận.

Không rõ hình dưới đây họ viết những gì trong bằng.  Cũng có thể đánh giá bằng dỏm / thật qua tiếng Anh trong bằng này.
===

http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Pho-bi-thu-tinh-uy-hoc-gia-xin-tien-that/20107/104818.datviet 

Phó Bí thư Tỉnh ủy học giả, xin tiền thật?
Cập nhật lúc :8:10 AM, 26/07/2010

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái xin kinh phí hỗ trợ 17.000 USD để đi học tiến sĩ, trong khi đây là nhu cầu cá nhân chứ không phải chủ trương của tỉnh. Thậm chí, trường mà ông Ngọc nhập học thực chất bị cấm cửa tại Mỹ từ năm 2003.

Đến nay, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái vẫn chưa được mục sở thị tấm bằng “tiến sĩ quản trị kinh doanh” của ông Ngọc có hình dáng, nội dung ra sao (để phục vụ cho việc ghi hồ sơ cán bộ), dù ông Ngọc báo cáo hoàn thành toàn bộ chương trình đào tạo và nhận được bằng tiến sĩ từ trước tháng 3/2009. Kinh phí hỗ trợ việc đi học của ông Ngọc cũng  được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 12/2009.

Ông Ngọc đề nghị Ban tổ chức Tỉnh ủy bổ sung học vị tiến sĩ vào hồ sơ cán bộ của mình, trong khi mới nộp bằng thạc sĩ danh dự ngành quản trị kinh doanh.
Chỉ hỗ trợ 74 triệu đồng
Theo nguồn tin của Đất Việt, khoảng tháng 10/2008, căn cứ đề nghị của Ban tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái, Ban thường vụ Tỉnh ủy  có quyết định về việc cử ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đi học khóa đào tạo tiến sĩ quản trị kinh doanh của ĐH Nam Thái Bình Dương (tên viết tắt là Southern Pacific University, trụ sở tại Mỹ).
Đến tháng 3/2009, ông Ngọc có đơn đề nghị Tỉnh ủy Yên Bái hỗ trợ kinh phí học tập, kinh phí đi lại và kinh phí bảo vệ luận án tiến sĩ tại Malaysia. Ngay sau đó, Thường trực Tỉnh ủy  họp và nhất trí áp dụng các quy định về chính sách hỗ trợ cán bộ đi học của tỉnh, giao UBND tỉnh xem xét và quyết định. Trong đó, riêng kinh phí học tập theo thông báo từ phía Southern Pacific University  là 17/000 USD.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc áp dụng các chính sách liên quan, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Yên Bái chỉ đồng ý hỗ trợ cho ông Ngọc khoản kinh phí là 74 triệu đồng (trong đó có 50 triệu đồng là hỗ trợ theo chính sách chung của tỉnh, 24 triệu đồng vận dụng theo chính sách hỗ trợ đào tạo của UBND tỉnh). Quyết định phê duyệt hỗ trợ được Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Thương Lượng ký ngày 31/12/2009.

Chưa có bằng, vẫn đề nghị bổ sung hồ sơ cán bộ
Khi chúng tôi cung cấp những thông tin liên quan đến việc bằng cấp của ĐH Nam Thái Bình Dương không được công nhận, cũng như trường này  bị giải tán tại Mỹ từ năm 2003, ông Phạm Văn Cường, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái, cho biết: “Thực ra thì chúng tôi cũng không thể nắm được chuyện này. Trước khi đi học, anh Ngọc  có báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy. Đây là nhu cầu của cá nhân anh Ngọc, chứ không phải chủ trương của tỉnh. Theo lời anh Ngọc thì đây là hệ đào tạo từ xa chứ không phải tập trung. Sau đó, anh ấy có đơn xin hỗ trợ, song kinh phí học tập do người học đóng góp là chính”.

Ông Cường cũng khẳng định, ông Ngọc  đề nghị Ban tổ chức Tỉnh ủy bổ sung vào hồ sơ cán bộ học vị tiến sĩ. Tuy nhiên đến nay, văn bằng duy nhất mà Ban tổ chức Tỉnh ủy nhận được chỉ là tấm bằng thạc sĩ danh dự ngành quản trị kinh doanh do ĐH Irvine cấp tháng 4/2007.

Về chi tiết ông Ngọc mới học chưa đầy một năm được cấp bằng tiến sĩ (ngay trên trang web của trường Nam Thái Bình Dương cũng  ghi rõ thời gian đào tào là từ 2 - 3 năm), ông Cường cho hay, tỉnh ủy hoàn toàn không biết và cũng không thể nắm được. “Thực ra anh Ngọc báo cáo thì Tỉnh ủy cũng chỉ biết vậy thôi, chứ chúng tôi rất khó kiểm tra. Bây giờ, trước những thông tin như thế này, tỉnh sẽ kiểm tra lại tính chân thực. Trước hết, có thể yêu cầu cá nhân xem lại và sau đó tỉnh sẽ thẩm định”.
Trao đổi với Đất Việt, ông Hoàng Thương Lượng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cũng khẳng định: “Vấn đề kinh phí thì không phải là lớn, mà quan trọng nhất là giá trị pháp lý của tấm bằng tiến sĩ ấy. Rõ ràng trường này nằm trong danh sách lừa đảo. Tỉnh sẽ đối chiếu với quy định đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT để xem xét và quyết định”.
Nằm trong danh sách trường lừa đảo
Theo Văn phòng Cấp bằng, Hội đồng Hỗ trợ sinh viên bang Oregon (Mỹ), ĐH Nam Thái Bình Dương (SPU) nằm trong danh sách các trường không được công nhận chính thức (unaccredited degrees). Kết quả điều tra của Thượng viện Mỹ và các cơ quan liên quan điều tra cho thấy, ĐH này  bị chấm dứt hoạt động theo yêu cầu của chính quyền bang Hawaii, sau vụ kiện liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện SPU có dấu hiệu đang hoạt động tại Malaysia.

Trên website của Ủy ban Phối hợp Giáo dục Cấp cao bang Texas (Mỹ), SPU cũng nằm trong danh sách cấp bằng không có giá trị tại Texas. Phần chú thích cũng nêu rõ, SPU  bị tòa án tại Hawaii đóng cửa, không cho phép hoạt động. Trên một số website liên quan đến lĩnh vực cấp bằng online, thông tin về lừa đảo người tiêu dùng…, SPU có tên trong danh sách “trường không được Mỹ công nhận đang hoạt động tại Malaysia” (US non-accredited schools in Malaysia), “danh sách trường lừa đảo” (List of Scam Schools, tức là những nơi chuyên lừa gạt người nhẹ dạ để lấy tiền bằng cách bán bằng cấp dỏm).

Những thông tin liên quan đến ĐH Nam Thái Bình Dương được biết đến ở Việt Nam nhiều hơn khi mới đây, ông Nguyễn Văn Ân, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ được giới thiệu học vị “tiến sĩ” tại một buổi lễ, khiến nhiều người ngỡ ngàng. Sau đó, ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2/2007 - 9/2009, ông có sang trường này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối. Theo ông Ân, những nghiên cứu sinh như ông không cần phải biết tiếng Anh, không cần phải thi đầu vào. (V.Anh)

6 tháng 5, 2011

LẠ LÙNG: "TIẾN SĨ 6 THÁNG" LÊN LÀM... THỨ TRƯỞNG

"Tiến sĩ 6 tháng" Nguyễn Văn Ngọc (áo đen, bên phải)
Mai Thanh Hải Blog - Đó là ông Nguyễn Văn Ngọc, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Cuối năm 2010 vừa qua, cái tên "Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc" được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý bởi việc đi học, lấy Bằng Tiến sĩ chỉ diễn ra trong vòng... 6 tháng và bằng tiền Ngân sách Nhà nước. 

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: "Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử dụng... trong nước" và nghiêm khắc phê bình, yêu cầu ông Ngọc "rút kinh nghiệm sâu sắc". Tiếp đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015), diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23-10-2010, ông Nguyễn Văn Ngọc đã không được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, tất nhiên không thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo bởi không có tên trong Danh sách Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái  và tất nhiên, bị mất chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Ông Ngọc (ôm hoa) tại buổi chia tay lãnh đạo Yên Bái, nhận ghế mới

Không hiểu sao, hơn 6 tháng sau, ông Nguyễn Văn Ngọc được giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Doanh nghiệp Trung ương (tương đương Thứ trưởng), nhiệm kỳ 2010-2015. Việc điều động ông Ngọc vào chức vụ mới, được thực hiện theo nội dung Công văn số 519-CV/VTTU (5-4-2011) của Văn phòng Trung ương Đảng (Thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nhân sự Phó Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương).

Sáng 26-4-2011 vừa qua, tại Hà Nội, ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết định của Ban Bí thư, điều động ông Nguyễn Văn Ngọc đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
------------------------------------
BÁO CHÍ PHẢN ÁNH SỰ VIỆC CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN NGỌC

* Sự việc "lấy Bằng Tiến sĩ" trong vòng 6 tháng của ông Nguyễn Văn Ngọc được đăng tải trên Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh (26-7-2010) cụ thể như sau:

Từ năm 2006, cán bộ đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước, theo tinh thần của "Nghị quyết Thu hút nhân tài" của tỉnh Yên Bái sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn, luận án. Căn cứ vào chính sách này, năm 2008 ông Nguyễn Văn Ngọc đã đề xuất được đi học. Ngày 2-10-2008, Tỉnh ủy Yên Bái có quyết định số 878 cử ông Ngọc theo học khóa Đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Nam Thái Bình Dương (quyết định không ghi rõ trường ở đâu). Theo đó, ông Ngọc sẽ học tại trường này và bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Malaysia.

Trong khi chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phải kéo dài trên 2 năm, thì ông Ngọc chỉ cần 6 tháng đã lấy được Bằng Tiến sĩ. Cụ thể:

Tháng 3-2009, ông Ngọc báo cáo hoàn thành khóa học và đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí học tập. Điều này được thể hiện tại văn bản số 951 ngày 23-3-2009 của Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái gửi Sở Tài chính đề nghị vận dụng chính sách hỗ trợ cho ông Nguyễn Văn Ngọc. Công văn nêu rõ: “Toàn bộ kinh phí chương trình đào tạo MBA của Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà đồng chí Nguyễn Văn Ngọc (Phó Bí thư Tỉnh ủy) theo học là 17.000 USD. Đến nay, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đã hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ của Trường Đại học Nam Thái Bình Dương và được nhận bằng Tiến sĩ”.

Kèm theo đó là một thông báo bằng tiếng Anh của Trường Đại học Nam Thái Bình Dương (văn bản ghi tên trường là Southern Pacific University) ban hành ngày 9-4-2008 về việc khóa đào tạo MBA, có chi phí 17.000 USD. Đáng chú ý, trong thông báo này không có một chữ nào nhắc tới ông Nguyễn Văn Ngọc mà chỉ là một tờ thông báo đơn thuần về chương trình đào tạo của nhà trường.

Dù vậy, ngày 31-12-2009, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định 2104/QĐ-UBND hỗ trợ 74 triệu đồng cho ông Ngọc. Khoản tiền này gồm 50 triệu đồng theo chính sách thu hút Tiến sĩ và 24 triệu vận dụng chính sách khuyến khích đào tạo đối với cán bộ đi học Tiến sĩ (1 triệu/tháng). Tổng cộng 24 triệu/24 tháng.

Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng (kể từ khi có quyết định cử đi học), ông Ngọc đã hoàn thành khóa học và có bằng Tiến sĩ thì không hiểu 24 tháng học này được xác định như thế nào?.

Ông Phạm Văn Cường, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Đến nay (26-7-2010). ông Ngọc vẫn chưa nộp cho tỉnh bản sao bằng Tiến sĩ, cũng như chưa xuất trình bằng cấp chính thức.

Theo tìm hiểu của Tuổi trẻ, Trường Đại học Nam Thái Bình Dương mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học có tên là Southern Pacific University đã bị Tòa án Hawaii (Hoa Kỳ) ra phán quyết giải thể từ ngày 28-10-2003. Bằng cấp của trường này cũng không được Hoa Kỳ công nhận.

Bằng Thạc sĩ danh dự của Đại học IRVINE ghi tên ông Ngọc
* Cũng phản ánh sự việc này, Báo Dân trí cung cấp thêm thông tin như sau:

Thay vì nộp cho các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái bản sao Bằng Tiến sĩ được cấp tại Trường Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Nguyễn Văn Ngọc lại nộp 1 tấm Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học IRVINE, bang California (Hoa Kỳ) cấp từ... 10-4-2007 để lưu hồ sơ cán bộ.

Về tấm Bằng Thạc sĩ này, theo tìm hiểu Dân trí, ngày 2-7-2010, trên trang thông tin của TS. Mark A. Ashwill - nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế tại Việt Nam (IIE), ở địa chỉ http://markashwill.wordpress.com đã cảnh báo về Danh sách 20 trường Đại học không được công nhận bởi các Cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền của Mỹ (danh sách này có Đại học IRVINE - nơi cấp Bằng Thạc sĩ cho ông Ngọc). Phần lớn các Trường này đều là “Trường Đại học trực tuyến” (online universities)" và một số trường được xem là “lò sản xuất văn bằng” (diploma mills)" vì có rất ít, hoặc không có yêu cầu về học tập đối với người được cấp bằng.

* Với tiêu đề "Phó Bí thư Tỉnh ủy học giả, xin tiền thật", Báo Đất Việt còn phát hiện: Chưa nộp "Bằng Tiến sĩ" nhưng ông Nguyễn Văn Ngọc vẫn khăng khăng đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái bổ sung vào hồ sơ cán bộ, học vị mới của mình là... Tiến sĩ. Điều này rất vô lý bởi văn bằng duy nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhận được, chỉ là tấm "Bằng Thạc sĩ danh dự ngành Quản trị kinh doanh do Đại học IRVINE cấp.

* Diễn biến sự việc "Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc lấy Bằng Tiến sĩ trong vòng 6 tháng" được đăng tải  trên rất nhiều tờ báo khác như Báo Tiền phong, Báo Pháp luật xã hội ... Gọi đúng bản chất sự việc là "Hư danh và dối trá", Báo Lao động cho rằng: "Đây là một trường hợp hiếm hoi không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, lấy học vị Tiến sĩ chỉ bằng thời gian học một... Chứng chỉ Tin học" và đặt câu hỏi: "Hiện nay, tỉ lệ cán bộ nhà nước có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ  của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trên thế giới, trong đó có những quốc gia tiên tiến. Thế nhưng chất lượng quản lý, điều hành xã hội và phát triển kinh tế của chúng ta vẫn đang rất thấp so với họ. Tiến sĩ nhiều như vậy để làm gì?".

CÁC TRÍ THỨC, NHÀ KHOA HỌC LÊN TIẾNG

GS -Viện sĩ Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT):

"Cán bộ như thế thì quản được ai, nói ai nghe?.

GS-Viện sĩ Phạm Minh Hạc
... Nhà nước không yêu cầu công chức, viên chức phải có học hàm, học vị mới được làm lãnh đạo. Nhưng chuyện sính bằng cấp trong xã hội dẫn đến động cơ đổi tiền bạc lấy học hàm, học vị để kiếm địa vị, chức tước đã “mặc định” nhiều năm nay trong xã hội.

Tôi thấy buồn về chuyện cán bộ chủ chốt của địa phương mà lại đi đổi tiền, đổi tiền của nhà nước để lấy tấm bằng của ngôi trường mà không ai xác định rõ danh tính thế nào. Cán bộ, Đảng viên mà làm thế thì quản lý được ai, nói ai nghe. Điều đó thậm chí ảnh hưởng xấu đối với cả thế hệ trẻ.

Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. Bộ phải trực tiếp đứng ra giải quyết những tồn tại trên, phải rà soát lại chất lượng bằng cấp để đánh giá công bằng xem ai là người học thật, ai học giả.

Từ 2001 - 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn 10.000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả. Nhưng không hiểu sao vấn đề này lại chưa được công bố rộng rãi. Do vậy mới lại xuất hiện tình trạng quan chức bỏ tiền ra mua sắm bằng giả về trình cơ quan để được có chức tước...

GS - TS Phạm Tất Dong (Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương):

"Làm ô danh nhà khoa học chân chính".

... Sáng nay (29/7/2010- PV), tôi tham dự Hội đồng Phản biện Đề tài Quốc gia về Giáo dục trong kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế". Tại đây, câu chuyện quan chức học Bằng Tiến sĩ tại nước ngoài chỉ trong 6 tháng được đưa ra công khai, đã làm nóng bỏng và gây bức xúc cho tất cả hội trường.

Đây không phải trường hợp đầu tiên, mà nếu kiểm chứng lại sẽ có rất nhiều trường hợp tương tự. Tôi quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng vạn Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi cầm tấm Bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ ràng.

Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì “tên tuổi” của những Thạc sỹ, Tiến sĩ “dởm” này làm ô danh đội ngũ nhà khoa học chân chính...



GS Văn Như Cương (Ủy viên Hội đồng giáo dục Quốc gia):

"Đào tạo cho xong, lấy bằng cho có"
GS Văn Như Cương

... Trong xã hội hiện nay đang tồn tại xu thế trọng bằng cấp hơn thực tài. Người có bằng cấp thường được cân nhắc lên chức, có quyền cao chức trọng trong bộ máy lãnh đạo. Chính điều đó mới dẫn tới chuyện công chức, viên chức đua nhau đi học để có được cơ hội thăng tiến. Không đất nước nào đào tạo Tiến sĩ thời gian chỉ 6 tháng.

Theo tôi, đây chắc chắn là bằng giả và phải thu ngay. Đây là chuyện đào tạo cho xong, còn người làm bằng cấp thì cho có và không cần biết chất lượng của ngôi trường đó thế nào, miễn là kiếm được tấm bằng trình lãnh đạo.

Câu chuyện “học giả” mong có “chức thật” còn đau đớn hơn khi xã hội dễ dàng chấp nhận những người đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở những ngành nghề không liên qua đến chuyên môn của mình. Khi học xong, đem bằng về cất vào tủ. Còn cơ quan không biết sử dụng người học nhầm chỗ đó làm gì để phát huy hiệu quả.

GS-TS Nguyễn Minh Thuyết (Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTN và NĐ của Quốc hội): 

"Buồn vì thói hiếu danh hám lợi"

GS-TS Nguyễn Minh Thuyết
... Tôi thấy thật đáng buồn với những hành vi thể hiện thói hiếu danh hám lợi của những người đang giữ cương vị lãnh đạo. Từ thực tế này cũng phải xem lại chính sách sử dụng cán bộ của mình. Phải chăng chúng ta đang quá phiến diện, cực đoan, đề cao tiêu chuẩn bằng cấp mà không trân trọng thực tài. Bên cạnh đó cũng phải xem lại công tác giáo dục rèn luyện cán bộ như thế nào mà lại để một Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lại có những hành vi gian lận, lừa dối lãnh đạo, lừa dối nhân dân như vậy?.

Qua đây, tôi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện kiểm tra, rà soát chặt chẽ vấn đề mở rộng liên kết đào tạo, nhất là đối với các cơ sở đối tác nước ngoài. Tâm lý sính ngoại dường như cũng xuất hiện trong tư tưởng quản lý khiến lãnh đạo đề cao đối tác nước ngoài, ngay cả khi không rõ tư cách pháp nhân của họ như thế nào...

Nguồn: Báo Đất Việt

CẨU THẢ TỪ BIA CHỦ QUYỀN ĐẾN WEBSITE BỘ NGOẠI GIAO



Mai Thanh Hải Blog -  Không chỉ cẩu thả, sai sót trong khi dịch chữ "Tỉnh Hà Giang" sang tiếng Anh, ghi trên bia chủ quyền, đặt tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang), người làm bia chủ quyền còn mắc thêm nhiều sai sót về ngữ pháp - chính tả khác (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh), khi trình bày những thông tin về Cột cờ... - Đó là phát hiện của Blogger Nguyễn Văn Tuấn trong bài viết, ngay sau khi đọc bài phản ánh trên Mai Thanh Hải Blog. Không chỉ vậy, Blogger Nguyễn Văn Tuấn còn chỉ ra những sai sót "đầy rẫy" trong trang website của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xem dẫn chứng "tên Quốc gia bị viết tùy tiện", mới thấm thía: "Tên gọi Quốc gia mà viết còn không nghiêm chỉnh, tức là mình không tôn trọng mình. Vậy thì hỏi ai tôn trọng mình?". Bệnh hời hợt và cẩu thả có ảnh hưởng rất lớn, chẳng những đến nền kinh tế, mà còn gây thiệt mạng cho người dân. Nhưng hời hợt và cẩu thả trong văn bản ngoại giao còn ảnh hưởng lớn hơn, Đó là HÌNH ẢNH VÀ THỂ DIỆN QUỐC GIA.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Blogger Nguyễn Văn Tuấn
-------------------------------
    Từ tiếng Anh tại cột cờ Lũng Cú... 

Trong entry về tiếng Anh tại cột cờ Lũng Cú, Blogger Mai Thanh Hải chỉ ra rằng chữ “Tỉnh Hà Giang” bị dịch sang tiếng Anh là “Ha Giang Provine” (đúng ra là Ha Giang Province, hay theo tôi thì trang trọng hơn là Province of Ha Giang). Nhưng đọc kĩ dòng chữ khắc trên chân cột cờ tôi còn phát hiện vài điều bất bình thường khác.  Xin “vạch lá tìm sâu” vài điểm đó:

Một là thiếu nhất quán giữa tiếng Việt và tiếng Anh.  Trong phần tiếng Việt, tâm bia viết là “Huyện Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang” (huyện trước, tỉnh sau), nhưng trong phần tiếng Anh người ta đảo ngược thứ thự, với tỉnh trước, huyện sau: Ha Giang Provine, Dong Van District.  Đó là một sự thiếu nhất quán.

Hai là chữ “NATIONAL FLAG-POLE”.  Theo chuẩn tiếng Anh, flagpole là hai từ riêng lẻ, nhưng có thể viết liền (flagpole), hoặc viết rời (flag pole).  Không ai viết với cái gạch, như cách viết của Việt Nam cả.  Thật ra, tôi nghĩ từ National (trong National Flag-Pole) không cần thiết.  Cột cờ quốc gia có nghĩa là gì?  Đó là cái sai thứ hai, thể hiện tính thiếu cẩn thận.

Thứ ba là thông tin về vị trí.  Trong khi các thông tin khác thì viết tiếng Việt và tiếng Anh, nhưng đến thông tin về kinh độ, vĩ độ, và độ cao thì chỉ viết bằng tiếng Việt. Như thế là thiếu nhất quán.  Ngay cả viết tiếng Việt cũng khó hiểu.  Tôi tự hỏi có bao nhiêu người biết Đ đằng sau con số kinh độ, hay B đằng sau con số vĩ độ. Tại sao không viết thẳng là ĐôngBắc cho người ta hiểu?. 

Ở đây, cũng nên nhớ rằng qui ước chung là viết đơn vị và số cách nhau một khoảng trống. Không nên viết “1488,73m” mà phải viết đúng là “1488,73 m”. Một lần nữa, cẩu thả.

Còn chữ “Well come to Dong Van” thì … miễn bàn :-).  Sai sót quá hiển nhiên.

... Đến tiếng Anh của Bộ Ngoại giao 

Nhưng sai sót tiếng Anh tại một tỉnh lẻ thì có thể thông cảm được, còn sai sót tiếng Anh của một Bộ như Bộ Ngoại giao thì mới đáng trách.  Cách đây vài tháng, tôi có chỉ ra một sai sót hiển nhiên trong trang nhà của Bộ Ngoại giao về chữ spokesman khi đề cập đến bà Nguyễn Phương Nga.  Tôi có đề nghị nên viết trịnh trọng là “Ministry of Foreign Affairs of Viet Nam”. Hôm nay, tôi ghé qua trang nhà thì thấy các đồng chí đã sửa lại.  Hoan hô Bộ Ngoại giao!.

Nhưng đọc qua một vài chỗ tôi lại phát hiện nhiều sai sót khác.  Một số điểm cũng không hẳn là sai sót, mà chỉ là cách hành văn không đúng chuẩn mực tiếng Anh mà thôi.  Ở đây, tôi chỉ ra vài sai sót đáng chú ý như sau:

Cần chú ý đến cách viết tên nước.  Chúng ta viết “Việt Nam” bằng tiếng Việt, nhưng còn tiếng Anh thì hình như chưa có qui định chung.  Có lẽ chính vì thế mà có khi chúng ta viết Vietnam, nhưng có khi lại Viet Nam, Viet nam, hay thậm chí Việt Nam. Tôi chưa biết cách viết nào đúng nhất, nhưng cá nhân tôi vẫn hay viết Vietnam. Nhìn qua trang nhà, tôi thấy các đồng chí trong Bộ chưa nghiêm chỉnh khi viết tên nước.  Điển hình là có lúc họ viết
lại có khi
và ngay dưới đó thì lại viết

Cách viết tắt Việt Nam chỉ có người Việt mới hiểu, chứ có bao nhiêu người nước ngoài hiểu?.  Bộ Ngoại giao mà viết tên nước tùy tiện như thế là rất đáng trách.  Tên quốc gia mà viết còn không nghiêm chỉnh tức là mình không tôn trọng mình, vậy thì hỏi ai tôn trọng mình?  Không chấp nhận được.

Sai văn phạm.  Chắc ai cũng đồng ý rằng Bộ Ngoại giao của một nước 87 triệu dân mà viết văn phạm tiếng Anh là rất ... khó coi.  Có rất nhiều chỗ sai văn phạm trong trang nhà của Bộ Ngoại giao, không thể nào kể ra đầy đủ ở đây.  Nhưng có thể lấy vài ví dụ ra để minh chứng. Ngay từ trang đầu của website, cò dòng chữ nhảy nhót “Achievement in the protection and the promotion of human rights in Vietnam”.  Sai sót ở đây là thừa mạo từ the (trong the promotion).  Ngoài ra, đáng lẽ phải là achievements (số nhiều) chứ không phải achievement.

Không biết các bạn thì sao, nhưng tôi rất ghét những trang nhà có những hình ảnh nhảy nhót.  Những hình ảnh đó chẳng những làm đau mắt người đọc, mà nó còn cho thấy người chủ trang nhà có tính … trẻ con.  Trẻ con hay khoe khoang kĩ xảo làm website bằng những hình ảnh màu mè và gây chú ý.  Trang web của Bộ Ngoại giao không nên màu mè trẻ con như thế.

Cách viết thiếu chuẩn mực.  Có thể tìm hàng trăm câu văn thiếu chuẩn mực tiếng Anh trong trang nhà của Bộ Ngoại giao. Ngay cả cách viết ngày tháng mà cũng … sai.  Ví dụ như bản tin

Không ai viết ngày tháng tiếng Anh như thế cả.  Cách viết chuẩn là:
April 22, 2011
22nd April 2011
22nd April, 2011
22 April 2011

Thật ra, ngay cả cách dùng chữ “Answer” trong tiêu đề cũng không … ngoại giao chút nào.  Answer cũng có nghĩa là phát biểu mang tính chống trả lại một vu cáo. Nên nhớ rằng chữ answer cũng có khi hiểu là đánh trả. Do đó, dùng chữ answer trong trường hợp của Bộ Ngoại giao là rất dễ gây hiểu lầm.  Ngoài ra, answer on thường dùng trong văn nói, ít ai dùng trong văn viết trịnh trọng.  Tiếng Anh có nhiều chữ trang trọng hơn là văn nói như answer để trình bày quan điểm chính thức của một quốc gia.

Văn chương lòng vòng.  Đọc qua vài văn bản, tôi có thể nói cách viết tiếng Anh của Bộ Ngoại giao rất khó hiểu.  Khó hiểu không phải vì sai văn phạm, hay lệch chuẩn tiếng Anh, mà vì câu văn có khi quá dài dòng.  Câu văn dài có lẽ là do người ta dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, nhưng dịch chưa thoát ý.  Chúng ta thử đọc qua đoạn văn sau đây:

“Implementing the foreign policy line of independence, self-reliance, peace, cooperation and development and the foreign policy of openness and diversification and multilateralization of international relations, Viet Nam has established diplomatic relations with 178 countries. For the first time in history, Viet Nam is now entertaining normal relations with all major powers and UN Security Council’s Permanent Members. (Herein the directory, readers can find basic information on Viet Nam’s relations with other countries in the world).”  (Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/en/cn_vakv/#QSlC7kZVDbf7)


Đoạn văn này chỉ có 2 câu văn.  Câu thứ nhất có 34 từ.  Câu thứ hai có 41 từ.  Câu văn dài như thế là “đại kị” trong viết tiếng Anh.  Câu văn dài rất phức tạp và làm cho người đọc khó hiểu.  Thật vậy, câu văn đầu có đến 4 liên từ and!  Cách viết này chứng tỏ người viết hoặc là “tham vọng” dồn nhiều ý tưởng trong một câu văn, hoặc là lúng túng không biết mình viết gì.  Khái niệm independence (độc lập) và self-reliance (tự lực) thật ra có khác gì nhiều đâu!  Tôi tưởng rằng international relations thì phải là đa phương rồi, vậy thì từ multilateralization có cần không? Chưa thấy ai viết entertaining normal relations!  Lưu ý rằng entertaining thường sử dụng trong văn nói (chẳng hạn như tôi hay nói trong hội nghị:Today, I am going to entertain a topic …) chứ ít ai viết trong văn bản ngoại giao.

Trong câu trên, người viết dùng từ herein sai.  Herein có nghĩa tiếng Anh là in here (và tiếg Việt có nghĩa là ở đây, ví dụ: Our analyses suggest that alendronate usage, as herein described …).  Trong bối cảnh câu văn trên herein có nghĩa là trong tài liệu này.  Do đó, viết Herein the directory là thừa – thừa cụm từ the directory. 

Chỉ một câu ngắn như trên mà đã có quá nhiều vấn đề.  Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi nhiều văn bản khác cũng được soạn với một văn phong rất bí hiểm, và rất … Việt Nam. Có thể xem đoạn văn dưới đây như là một minh chứng. Theo tôi, toàn bộ những đoạn văn dưới đây cần phải viết lại.


Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của chúng ta.  Vì thế việc vài cá nhân sai sót trong tiếng Anh là chuyện … bình thường.  Ngay cả nhiều người ở ngoài này cả mấy mươi năm, làm việc trong môi trường nói và viết tiếng Anh (như người viết bài này) mà vẫn thỉnh thoảng viết sai tiếng Anh.  Nhân vô thập toàn.  Nhưng một Bộ Ngoại giao đại diện cho một quốc gia 87 triệu dân mà viết sai tiếng Anh thì đó là điều cần bàn.  Ở đây, không phải chỉ sai vài chỗ hay sai sót ngẫu nhiên, mà là sai có hệ thống.  Sai từ những điểm nhỏ nhất như đánh vần, cách viết ngày tháng, cách viết tên nước, đến sai về văn phạm, và quan trọng nhất là văn phong rất thiếu chuẩn mực.  Tại sao Bộ Ngoại giao không mướn hẳn một người ngoại quốc nói tiếng Anh biên tập những văn bản ngoại giao và trang web?  Đài VTV làm được thì không có lí do gì Bộ Ngoại giao không làm được.

Mấy năm gần đây, xuất hiện một "bệnh", tạm gọi là bệnh hời hợt và cẩu thả. Một dự án tốn gần 40 tỉ USD mà chỉ được giải trình trong một tài liệu không đầy 40 trang. Phát biểu về tương lai kinh tế quốc gia mà chỉ dựa vào tính toán trên ... Excel. Còn trong thực tế thì hình như đụng đến đâu cũng có vấn đề ở đó. Đường xá làm mới xong đã có vấn đề. Building mới xây đã nức. Những hố tử thần ai cũng thấy, nhưng phải chờ đến cả tháng trời khới được khắc phục (sau khai vài người đã bỏ mạng!) Thế mới biết bệnh hời hợt và cẩu thả có ảnh hưởng rất lớn chẳng những đến nền kinh tế, mà còn gây thiệt mạng cho người dân. Nhưng hời hợt và cẩu thả trong văn bản ngoại giao thì có lẽ ảnh hưởng còn lớn hơn: Thể diện quốc gia.

Đây không phải là vấn đề sai về cách chọn hay sử dụng từ, mà còn ảnh hưởng đến ý nghĩa của phát biểu.  Dùng từ sai có thể gây ra hiểu lầm cho người đọc, và nếu đó là văn bản ngoại giao thì hiểu lầm có thể gây ra nhiều hệ quả phiền phức.  Khổng Tử từng nói (và tôi tạm dịch): “Nếu ngôn ngữ không đúng, thì những gì nói ra sẽ không phản ảnh chính xác ý của người nói; nếu ý của người nói không được phản ảnh chính xác, thì những gì cần phải làm sẽ không thực hiện được; và những gì không thực hiện được đạo đức và nghệ thuật sẽ suy đồi.”  Nhìn từ góc độ đó, vấn đề tiếng Anh trong website Bộ Ngoại giao không phải là vấn đề cười được, vì nó ảnh hưởng đến thể diện quốc gia.

NVT

Có thể xem thêm:
Internet và ngoại giao Việt Nam

Tiếng Anh của Bộ Ngoại giao thời hội nhập: vài hạt sạn không nên có

Về "Concept Paper" của Học viện Ngoại giao
Viet Nam Foreign Policy
(Extract from The Political Report of The Central Committee - Viet Nam Communist Party, 9th Tenure, at The Party’s 10th National Congress)
Implement consistently the foreign policy line of independence, self-reliance, peace, cooperation and development; the foreign policy of openness and diversification and multilateralization of international relations. Proactively and actively engage in international economic integration while expanding international cooperation in other fields. Viet Nam is a friend and reliable partner of all countries in the international community, actively taking part in international and regional cooperation processes.
The tasks of foreign activity consist of solid preservation of peaceful environment and creation of favorable international conditions for renewal, accelerated socio-economic development, national industrialization and modernization, and construction and defense of the Homeland, while contributing actively to the common struggle of the world people for peace, national independence, democracy and social progress.
Deepen, stabilize and sustain the established international relations. Develop relations with countries and territories in the world and international    organizations in the principles of respect for each other's independence, sovereignty and territorial integrity, non-interference in each other's international affairs; non-use or threat of force; settlement of disagreements and disputes by means of peaceful negotiations; mutual respect, equality and mutual benefit.
Consolidate and strengthen relations with communist, workers' and leftist parties, and national independence, revolutionary and progressive movements in the world. Continue broadening relations with parties in power.
Develop people-to-people external relations under the motto ''proactiveness, flexibility, creativeness and efficiency''. Actively participate in world people's forums and activities, and contribute to the common struggle for peace, equitable and sustainable development, democracy and social progress. Intensify assistance mobilization efforts and raise the quality of cooperation with foreign non-governmental organizations for socio-economic development.
Proactively participate in the common struggle for human rights. Stay ready to hold dialogues with concerned countries and international and regional organizations on human rights issues. Resolutely foil schemes and acts of distortion and abuse of issues of ''democracy'', ''human rights'', ''ethnicity" and "religion" to interfere in our internal affairs and encroach upon Viet-nam's independence, sovereignty, territorial integrity, security and political stability.
Push ahead foreign economic activities, integrate more deeply and fully in global, regional and bilateral economic institutions, with national interests as the highest objective.
Proactively and actively engage in international economic integration following a roadmap in conformity with the national development strategy till 2010 and the 2020 vision. Make proper preparations for the signing of bilateral and multilateral free trade agreements. Promote comprehensive and efficient cooperation with ASEAN and Asia-Pacific countries. Consolidate and develop reliable bilateral cooperation with strategic partners; effectively take advantage of opportunities and minimize challenges and risks following our accession to the World Trade Organization (WTO).
Further innovate economic institutions, review legal documents, amend and improve the legal system with a view to ensuring harmony, consistency, stability and transparency. Improve the investment environment; attract inflows of FDI, ODA, portfolio investment, commercial credit, and other sources of capital. Accurately determine utilization goals and accelerate disbursement of ODA funds, improve management patterns, raise efficiency and have on-time debt service schedules; and keep a reasonable and safe foreign debt ratio.
Promote the role and dynamism of enterprises in all economic sectors as actors in international economic integration. Step up trade and investment promotion, strive for new outlets, products and trademarks. Encourage Vietnamese enterprises to set up cooperative and joint-venture projects with foreign enterprises and boldly invest overseas.
Push forward foreign-bound cultural and information work, thus helping enhance cooperation and friendship between ours and other peoples.
Cater for the training, fostering and forging of a contingent of foreign relations personnel with political steadfastness, proper command of foreign languages, high professional standards, and adequate ethical and moral qualifications.
Intensify research, forecasting and advisory work related to foreign relations, and mobilize the participation and wisdom of research institutions and scientists.
Ensure the Party's unified leadership in and the State's governance over external activities. Closely coordinate external activities of the Party, State and people; external political and external economic relations; foreign relations, national defense and security; and foreign-bound information and home-bound information.
http://www.mofa.gov.vn/en/cs_doingoai/#5wKTJh68cIgq