Sai chính tả ngay trên tấm bia khẳng định chủ quyền |
Trên bản đồ Việt Nam, Lũng Cú là đỉnh "chóp nón" nơi cực Bắc Tổ quốc. Cùng với mũi Cà Mau, Lũng Cú là địa danh mà trong tim mỗi người Việt Nam đều nhớ, đều yêu và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ sự toàn vẹn. Thế nên, dẫu vượt qua những trập trùng núi đá, lên Lũng Cú, đặt chân tại đỉnh núi Rồng, ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay phần phật trong gió, ai cũng tự hào được làm người con đất Việt. Tuy nhiên, hành vi cẩu thả, viết sai chính tả trên tấm bia thiêng liêng, khẳng định chủ quyền, ngay nơi chóp nón Tổ quốc là khó chấp nhận được.
Tiếng Tây - tiếng ta vừa sai, vừa... lẫn lộn |
Với lỗi chính tả hiện nay, người nước ngoài sẽ không thể hiểu bởi đó là từ tiếng Anh (Pháp) không có nghĩa. Nếu vào Trang tra từ điển Anh - Việt, thì sẽ ra kết quả: "Danh từ: Cành chiết; ngoại động từ: Chiết cành". Rất nhiều người đã lắc đầu khi đọc chệch thành: "Cành chết Hà Giang".
Hài hước hơn, hết phần "chuyển ngữ tiếng Anh", người ta lại chuyển sang ghi chú tọa độ - độ cao bằng tiếng Việt và dĩ nhiên, không thể quên ghi năm khánh thành công trình: Năm 2010.
Khách du lịch chụp hình lưu niệm |
Cột cờ Lũng Cú gắn liền với truyền thuyết được lưu truyền ở miền núi đá Đồng Văn rằng: Sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Thanh, Hoàng đế Quang Trung cho đặt một cái trống rất to tại nơi biên ải thuộc địa bàn xã Lũng Cú (địa điểm đóng quân của Đồn Biên phòng Lũng Cú hiện nay). Cứ 1 canh giờ, 3 tiếng trống lại vang lên đĩnh đạc, khẳng định chủ quyền biên giới.
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc (năm 1887). Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm Quốc kỳ nước CHXHCN Việt Nam, chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước.
Được sự cho phép của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày 8-3-2010, với tư cách là chủ đầu tư, UBND huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã tiến hành khởi công trùng tu, nâng cấp Cột cờ quốc gia Lũng Cú mới ngay tại vị trí cũ. Sau 196 ngày thi công, cột cờ quốc gia Lũng Cú đã khánh thành ngày 25-9-2010.
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương trong lễ khánh thành cột cờ Lũng Cú mới và vỗ tay chào mững, chụp hình lưu niệm ngay tại tấm bia ghi tọa độ (sai chính tả) |
Đường lên cột cờ xây mới |
Ngoài ra, còn các hạng mục kiến trúc khác gồm: Nhà lưu niệm cấp 4 được thiết kế như nhà sàn với 5 gian, diện tích sàn là 230 mét vuông. Đường lên xuống đi bộ từ nhà khách lên nhà lưu niệm với tổng 425 bậc thang và đường đi bộ đi xuống từ nhà lưu niệm đến cột cờ với tổng số 279 bậc thang (2 hạng mục này đều có lan can bằng inox và đèn chiếu sáng).
Quần thể kiến trúc cột cờ quốc gia Lũng Cú được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn tài trợ với tổng mức đầu tư là 20,8 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 3 tỷ đồng.
Trong lễ khánh thành cột cờ mới, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hoàng Minh Nhất khẳng định: "Cột cờ quốc gia Lũng Cú được trùng tu, nâng cấp có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, đồng thời tôn tạo cảnh quan, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với huyện Đồng Văn nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung" và nhấn mạnh: "Việc trùng tu, nâng cấp cột cờ Lũng Cú lần này nhằm khẳng định vị thế của đất nước, chủ quyền của Tổ quốc và tôn vinh tinh thần yêu nước, anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc của đồng bào, chiến sĩ nơi đây". Thấm nhuần ý nghĩa, giá trị của cột cờ quốc gia như vậy, nhưng không hiểu ngành chức năng của tỉnh Hà Giang có lơ đãng trong khi viết câu - ghi chữ cho tấm bia chủ quyền, nơi cột cờ thiêng liêng địa đầu Tổ quốc và có phát hiện được lỗi chính tả để sửa sai, xứng đáng để cột cờ quốc gia gìn giữ thể diện của cả một dân tộc, một đất nước?..
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CỘT CỜ, TẤM BIA GHI TỌA ĐỘ KHI CHƯA XÂY MỚI:
Cận cảnh tấm bia cũ |
Khách du lịch chụp hình lưu niệm |
Cả cột cờ và tấm bia ghi chủ quyền khi chưa xây mới |
Tiếng Anh của cán bộ Đồng Văn, Hà Giang nữa đây (Mai Thanh Hài và Phạm Xuân Nguyên chỉ trỏ) |
Phía sau cột cờ là đất đai Tổ quốc Dịch Anh Việt: Province: Tỉnh - địa phận, giáo khu... Dịch Anh Việt: Provine: Chiết cành - cành chiết (Bài viết có sử dụng 1 số hình ảnh minh họa đã đăng tải trên 1 số trang mạng xã hội) |
hic, thật là những bức ảnh độc đáo!
Trả lờiXóaƠ! Thế mà bao nhiêu người không để ý đấy nhé! Từ cuối tháng 9-2010, đến nay là hơn 7 tháng roài!
Trả lờiXóaNhụt quá đi mất, hic
Trả lờiXóaKính phục cái sự đi và phát hiện của bác Mai Thanh Hải. "Tả xung hữu đột", bác Mai Thanh Hải hết hải đảo qua đất liền rồi đến vùng cao.
Trả lờiXóaTrong lúc đi chơi thì tò mò nhìn ngắm chút, sẽ phát hiện ra nhiều điều hay hay bác Da Vàng ợ. Vả lại cũng bẩm sinh hay... để ý (từ hồi có cô hàng xóm xinh xinh) nên mới soi được vậy.
Trả lờiXóa... thiếu tín xây dựng quá cơ !
Trả lờiXóađáng ga đ/c Hải phải mần "đơn xin... góp í" và gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Nhưng, xét thấy động kơ chong xáng chỉ nên rút kinh nghiệm và tự kiểm điểm xâu xắc.
Đ/c hải ... Khâm thử !
đ/c Cu Theo đã kí
Nhờ ông lớn Google dịch hộ thì Provine và Province đều có nghĩa là TỈNH
Trả lờiXóaBạn tu nên tra từ điển chứ đừng tra google, không chính xác đâu nhé! Tôi đã kiểm tra rất kỹ ở các giảng viên dạy tiếng Anh và tra Từ điển!
Trả lờiXóacó bạn đọc thắc mắc tra từ provine có nghĩa là TỈNH. Theo mình, để dùng từ chính xác chúng ta nên dùng từ điển. Lấy một ví dụ thế này "An electron moves in electronic field" khi dịch trong google translate sẽ có nghĩa Việt tương đương là "Một điện tử chuyển động trong lĩnh vực điện tử".
Trả lờiXóaNguồn đây ạ:
http://translate.google.com/translate_t?hl=&ie=UTF-8&text=An+electron+moves+in+the+field&sl=en&tl=vi#en|vi|An%20electron%20moves%20in%20electronic%20field
Rất cảm ơn ngài!
Trả lờiXóaXin phép được đăng lại (và nhiều bài về sau).
Chào bạn Tudong:
Trả lờiXóaĐừng có tin vào google. Bạn cần tra nghĩa trong từ điển mới đúng nghĩa. Chúng tôi khẳng định nghĩa đó là sai.
Ví dụ về sai lầm của google translate:
Tiếng anh:
An electron moves in electronic field
Dịch sang tiếng Việt:
Một điện tử chuyển động trong lĩnh vực điện tử
Bạn vào đây để thử nhé:
http://www.google.com/language_tools?hl=en
Chúc vui.
PS: cám ơn chủ thớt vì có nhiều cái nhìn rất sâu sắc. Mong rằng anh ngày càng có nhiều thread có ý nghĩa như vậy.
Tin vào ông Google thì có mà bán nhà.Mấy cái vụ ngoại ngữ này thì Việt Nam sai hoài, chắc là lỗi người đánh máy đây mà chứ trình độ ngoại ngữ mấy bác nhà mình " siêu " lắm.
Trả lờiXóakhi viết sai google co ghi lai dòng ớ phía dưới :Ý CỦA BAN LÀ. Cụ thể viết provine dòng phía dưới google viết:ý của bạn là province
Trả lờiXóaẤy ấy! Đừng chửi ở đây. Nhà đang rộng cửa đón mọi người vào thăm mà lại chửi thì... mất không khí quá!
Trả lờiXóaEm xin ạ.
Trả lờiXóaMột phát hiện hay, đáng giá. Dù là sơ xuất của ai đi chăng nữa thì cũng không thể chấp nhận được.Cám ơn tác giả
Trả lờiXóaCám ơn bạn Hải chỉ ra cái sai sờ sờ đó mà một số (có thể là nhiều) đồng chí lãnh đạo không nhận ra. Tiện đây nói thêm về nghĩa của từ "provine". Tra trong Google "define provine" thì được cắt nghĩa là "To lay a stock or branch of a vine in the ground for propagation." Việc cắm một cành cây (nho) xuống đất thì giống như "giâm cành" hơn là "chiết cành". Vậy cách dịch Anh-Việt như ở trang tratu.vn thành "chiết cành" là không chính xác.
Trả lờiXóaCảm ơn "ông Nhà nước". Hi! Hi!
Trả lờiXóaHết thuốc!
Trả lờiXóaPhải nói ngược lại nhé abc_cad: Khối khán giả OF cò cưa bác Hải họ Mai!
Trả lờiXóatrùi ui, lần đầu tiên thấy chữ flagpole được viết kiểu đó đấy.
Trả lờiXóaCó khi các quan chức đứng chụp ảnh kỷ niệm bên bia đá toàn là tiến sĩ cũng nên
Trả lờiXóaCác Bác nhà ta toàn bảo vệ tiến sỹ ở ĐH nước ngoài cả đấy. Tại các bác ấy đang mải lo những việc to tát cho dân cho nước. Bác Hải rỗi việc soi kinh thế. Chuyện này gặp đầy đường bỏ qua đi bác ơi............
Trả lờiXóabác Hải nói thêm về cái đỉnh đèo Phạ Đin/Pha Đin cho thêm sinh động
Trả lờiXóalink: http://www.otosaigon.com/forum/%C4%90i%E1%BB%87n-Bi%C3%AAn-Ph%E1%BB%A7-quot%C4%90I%E1%BB%82M-H%E1%BA%B8N-L%E1%BB%8ACH-S%E1%BB%ACquot-m1541913-p11.aspx
[img]http://i464.photobucket.com/albums/rr8/whoiswho/DienBien/PhaDin/IMG_2846.jpg[/img]
Xấu Hổ Quá.
Trả lờiXóaBác Cho Em Hỏi. Người Ta sửa lại chưa Vậy ??
1. Phải sửa lại thôi.
Trả lờiXóa2. Dùng từ flagpole cũng được nhưng phải viết cho đúng. Tuy nhiên, cái cột cờ này to đùng nên dịch là flag tower phù hợp hơn.
Bác Mai Thanh Hải ơi! Không nên nhận xét quá nặng nề như thế, chỉ cần nhỏ nhẹ nhắc nhau với cơ quan chức năng có thẩm quyền thôi. Chỉ cần khác thêm chữ "C" là được mà. Ngoài XH còn nhiều vấn đề bất cập hơn, sai đâu sửa đó!
Trả lờiXóaMình vừa đi Hà Giang.Tất cả các lỗi ở trên được sửa hết rồi,nhưng nhìn vào đúng là chắp vá thật
Trả lờiXóaBác maithanhhai không dùng face book à? Mìn search để "đặt vòng" mà kô thấy/hoặc kô đúng từ khóa (mình muốn add để tiện theo dõi mà).
Trả lờiXóaThân ái.
toi la ng sua tam bia day' day.hihihihi
Trả lờiXóaHơn hai năm rồi (5/2011-7/2013) những sai sót trong bài viết có tính nhạy cảm, người đọc cũng xót lòng. Nếu vần đề đã được sữa chữa rồi thì bác Hải nên tùy chọn
Trả lờiXóa1. sửa lại bài viết cho nhẹ nhàng hơn
2. xóa bỏ bài viết, vì blogspot.com là tự sửa xóa được mà
3. hoặc chú thích viết thêm những sai đã sửa như thế nào
Bài viết còn tồn tại thì giống như vết thương không thể lành, ai gặp mà đọc cũng thấy đau lắm, cái đau không của riêng những người xây dựng công trình cột cờ, mà những người dân Việt cũng đau lây. Mong bác Hải và bác gì nữa khoe giỏi tiếng Anh và làm gì đó ở nước ngoài cũng góp bài bình vấn đề này. Mai mốt gặp chuyên nhạy cảm thì chỉ nên đưa hiên trạng thôi, chứ phân tích này nọ làm gì, tự nhiên tự nhận mình "già chuyện" làm người đọc bảo bác giỏi chưa bằng ai, mà ra oai lắm lý quá. Người đọc mỗi người sẽ tự nhìn nhận vấn đề, không thể lái tư tưởng người đọc theo ý tác giả như thế được, như thế lại phản tác dụng gọi là gậy ông lại tự đập lưng ông đấy.
Góp ý bài viết Bia chủ quyền Cột cờ Lũng Cú bị sai chính tả
Trả lờiXóaBài viết Bác Mai thanh Hải viết hơn hai năm rồi (5/2011-7/2013) những sai sót trong bài viết có tính nhạy cảm, người đọc cũng xót lòng. Nếu vần đề đã được sữa chữa rồi thì bác Hải nên tùy chọn
1. sửa lại bài viết cho nhẹ nhàng hơn
2. xóa bỏ bài viết, vì blogspot.com là tự sửa xóa được mà
3. hoặc chú thích gì đó viết thêm những sai đã sửa như thế nào
Bài viết còn tồn tại thì giống như vết thương không thể lành, ai gặp mà đọc cũng thấy đau lắm, cái đau không của riêng những người xây dựng công trình cột cờ, mà những người dân Việt cũng đau lây. Mong bác Hải và bác Tuấn nữa khoe giỏi tiếng Anh và làm gì đó ở nước ngoài cũng góp bài bình vấn đề này, làm báo Đồng Nai cũng góp bình theo.
Mai mốt gặp chuyên nhạy cảm thì chỉ nên đưa hiện trạng thôi, và chỉ nên góp ý với cơ quan chủ quản, chứ không nên đưa lên báo, nhất là loại báo tự do không ai quản lý như blogspot.com cũng không nên phân tích này nọ làm gì, nhất là màu cờ sắc áo bộ đội bác mặc trên cái ảnh lại càng dễ bị ngộ nhận, phê bình gì mà lời lẽ nặng nề, tự nhiên tự nhận mình "già chuyện" hay giống như thấy tai nạn không giúp còn cười cợt giày séo lên nơi thương đau, cái tâm người viết báo vậy ư.
Làm người đọc bảo bác giỏi chưa bằng ai, mà ra oai lắm lý quá. Người đọc ai cũng có một trình độ, mỗi người đọc sẽ tự nhìn nhận vấn đề, không thể lái tư tưởng người đọc theo ý tác giả như thế được, như thế lại phản tác dụng gọi là gậy ông lại tự đập lưng ông đấy.
Còn Bài "lực lượng đặc nhiệm" tại Trường Sa, quá nhiều hình ảnh bò vịt gà chó lợn, trong đề tài này là không tương thích và không thể chấp nhận. Làm sao lại đem những hình ảnh đó ra mà phân tích ví von như vậy thô quá. Nên bỏ hay đổi tên đề tài chứ viết thế không ổn đâu.
Tôi mới đọc hai bài thôi mà giận cách viết của bác lắm rồi, còn những tiêu chí "Tin thì tin. Không tin thì thôi!".. "Sống để viết. Viết để sống. Vừa sống vừa viết" trên trang chủ nữa lên bỏ đi cho, không có nghĩa gì và cũng chẳng hiều bác viết thế để nói mục đích gì, bác Hải ạ.
Tôi cũng lớn tuổi rồi cũng màu cờ áo lính. Tâm huyết mới gởi cho bạn ít dòng khuyến cáo và xin nhái một câu : Nghe thì nghe không nghe thì thôi.
Lion king
Ngày 19/7/2013