2 tháng 11, 2012

TRƯỜNG SA ĐANG Ở RẤT GẦN!..

Mai Thanh Hải - Gọi điện hẹn hò rồi, nghe nức nở bên đầu dây kia rồi, biết là vất vả lắm rồi, nhưng lên đến Phòng 611, tầng 6 của Viện Huyết học và truyền máu Trung Ương (đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, Hà Nội), hỏi gia đình ở cùng phòng: "Bố Hoàng và mẹ Hằng đưa cháu đi đâu?", được trả lời là cả nhà đang loanh quanh đâu đó và mấy phút sau, nhìn thấy Hoàng (Thượng úy Phan Văn Hoàng, chiến sĩ Cụm Chiến đấu 1, đảo Trường Sa Lớn, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) gầy sọm, hốc hác, lọt thỏm trong cái áo người nhà bệnh nhân trong Viện, như áo phao cứu nạn ngoài biển, ôm con gái Hoài mới gần 13 tháng tuổi, tất tưởi chạy về, mấy anh em cứ thấy nghèn nghẹn trong cổ.

Ngoài đảo, rắn rỏi - vững chãi bởi phải từng giây phút đối mặt với hiểm nguy, súng đạn như thế, nhưng về đất liền, ôm con và lo cho con đến như thế, tội lắm phải không Hoàng?..

3 hôm, sau khi đăng bài viết trên Blog về hoàn cảnh của gia đình Hoàng, mỗi ngày sự đóng góp cho Hoàng lại nhiều thêm 1 tý, qua những tin nhắn của Vietcombank chuyển đến Tài khoản, từ 200.000 VND của những cô bé sinh viên nhắn "Cháu không có nhiều đâu, nhịn ăn sáng, chuyển cho chú Hoàng giúp cháu", cho đến bạn công nhân băn khoăn: "Cháu đi làm ca suốt, không có thời gian ra ngoài chuyển, vay tạm bạn có tài khoản Vietcombank, nhờ chú", rồi bạn trong tận vùng ĐakNông Tây Nguyên, đã chuyển 1.000.000 VND rồi, xong lại chuyển thêm 500.000 VND nữa với lời nhắn: "Đừng đưa tên em lên, vì toàn lắt nhắt. Vụ thu hoạch tới (chắc Cà phê), sẽ thành tấm món cụ thể cho cháu" và cả ông anh Trần Khoa Thuấn mình bên Đức, đã chuyển 3.000.0000 VND rồi, vẫn day dứt: "Thương bố mẹ cháu 1 thì thương cháu 10. Cho anh gửi thêm 200 EURO nữa cho cháu, mấy hôm sau nhé!".
Mấy anh em trong Chương trình Áo ấm biên cương, cũng bán sức lấy tiền cả, những ngày này mệt lắm với "cơm áo gạo tiền", cũng dứt ra hết, để hò hẹn - đợi nhau ngoài cổng Viện, lên thăm gia đình Hoàng, mang theo cả túi đồ chơi chút chít, của cô ở xa không về được, gửi cho cháu.

Hôm nay, cái gia đình nho nhỏ 3 thành viên của Hoàng đã có nụ cười. Đúng thôi, bởi hướng điều trị cho cháu Hoài đã có đường. Vui thêm nữa, vì mấy ngày nay, mọi người chỉ đọc báo - xem mạng, biết và đến thăm nhiều quá.

Biết là khó khăn đấy, vất vả đấy và gian lan đấy, nhưng cố lên Hoàng nhé!.

Đằng sau Hoàng có gia đình. Đằng sau đảo có đất liền. Đằng sau lính đảo có đồng đội và đằng sau mỗi người Việt, đều có đồng bào.

Hôm nay, mình đã chuyển cho Hoàng 10.000.000 VND, trong đó có 2.000.000 VND của Chương trình Áo ấm Biên cương tụi mình (cũng trích ra, từ sự đóng góp của mọi người cho trẻ con miền biên giới mua áo, chắc mọi người đồng ý vì Biên phòng cũng như Hải quân, đều bảo vệ biên cương cả) và 8.000.000 VND của các bạn đọc, quan tâm đến Hoàng qua những dòng của mình, viết trên cái Blog còi còi mang tên Mai Thanh Hải.

Mình xin phép, chưa kết thúc thời gian nhận mọi sự ủng hộ cho gia đình Hoàng, bởi việc cứu con gái của người lính Trường Sa, còn gian nan lắm.

Cố gắng lên Hoàng - Hằng nhé!. Sẽ có nhiều tấm lòng chung sức với gia đình và mình cùng mọi người sẽ vẫn lại vào thăm cháu, nếu số tiền giúp đỡ, lên đến mỗi 10.000.000 VND, như ngày hôm nay.

Mọi người có thể đến thăm gia đình, tại Phòng 611 – tầng 6, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, cuối đường Trần Thái Tông (đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài) – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội.

Số điện thoại chị Hằng: 01695099328 (giờ thăm từ 16h chiều trở đi).

Hoặc  có thể gửi tiền vào tài khoản của Phan Văn Hoàng: Số TK: 1305205099785 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Tràng An.

Hoặc qua mình:

Mai Thanh Hải,
STK: 0011002663078, Sở Giao dịch, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK-VCB).

(Đề nghị ghi rõ: Ủng hộ Thượng úy Phan Văn Hoàng, đảo Trường Sa).

CẬP NHẬT CÁC KHOẢN GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH THƯỢNG ÚY PHAN VĂN HOÀNG
(Đã được VCB báo có trong Tài khoản của Mai Thanh Hải)

1/ Anh Trần Khoa Thuấn (CHLB Đức, chuyển qua người nhà, tới MTH): 3.000.000 VND
2/Chương trình Áo ấm Biên cương: 2.000.000 VND
3/ Anh Trần Khoa Thuấn (CHLB Đức), ủng hộ tiếp 200 EUR (đổi thành tiền mặt ngay tại TCB Giảng Võ, thành 5.226.000 VND.

Ngày 26/11/2012
Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
26/11/2012N254 - 0000130+3,000,000.00 DANG THANH TAM VA CAC BAN (TAI, TRAN, DO MINH) TPHCM UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO T RUONG SA GD TIEN MAT

Ngày 23/11/2012
23/11/2012J633 - 0005140+500,000.00 Sender:01311001.DD:231112.SHGD:10000156.BO: PHAM ANH TUAN.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA

Ngày 19/11/2012
19/11/2012J633 - 0008915+500,000.00 Sender:79303001.DD:191112.SHGD:10001403.BO: VO DUY TUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG
14/11/2012VNCK - 0002841+300,000.00 IBVCB.1311120722301001.Ung ho anh Phan Van Hoang - Truong Sa

Ngày 12/11/2012
12/11/2012J633 - 0006777+500,000.00 Sender:01309001.DD:121112.SHGD:10000212.BO: NGUYEN MANH CUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HO ANG CHIEN SY DAO TRUONG SA LON

Ngày 09/11/2012
09/11/2012H402 - 0000137+1,000,000.00 NGUYEN HOANG KIM UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG - DAO TRUONG SA GD TIEN MAT

Ngày 08/11/2012
08/11/20124W91 - 0000017+1,000,000.00 TRAN THUONG UYEN - CHUYEN 500.000 C.TRINH AO AM BIEN CUONG, 500.000 UNG HO THUONG UY P HAN VAN HOANG, DAO TRUONG SA GD TIEN MAT

Ngày 07/11/2012


07/11/2012M170 - 0006169+1,000,000.00 /Ref:PALPML23763{//}/Ref:PALPML23763{//}ALPML23763 DOAN M HA TT UNGHOTHUONGUYPHANVANHO AN G D.Vi CHUYEN:DOAN M HA

Ngày 06/11/2012

06/11/2012J633 - 0010511+500,000.00 Sender:01310001.DD:061112.SHGD:10002537.BO: LE QUANG HAU.LE QUANG HAU UNG HO THUONG UY PHA N VAN HOANG DAO TRUONG SA
06/11/20124432 - 0000094+200,000.00 NGHIEM SI CUONG UNG HO THUONG UY PHAN VAN HONG DAO TRUONG SA GD TIEN MAT
06/11/2012B247 - 0006537+200,000.00 /Ref:P3082311321{//}/Ref:P3082311321{//}B/O:MR. BUI NGOC VIET UNG HO ANH HOANG, TRUONG SA
06/11/2012VNCK - 0031139+200,000.00 IBVCB.0611120640603001.Nguyen Tuan Anh - Pho Bi thu DTN Tong cuc Thue - Ung ho thuong uy Phan Van Hoang- Dao Truong Sa

Ngày 5/11/2012

Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
05/11/2012VNCK - 0087421+2,000,000.00 IBVCB.0411120087975001.Nho anh Hai gui giup gd anh Phan Van Hoang
05/11/2012J633 - 0011058+500,000.00 Sender:01310001.DD:051112.SHGD:10003249.BO: NGUYEN MINH TUAN.UNG HO BE HOAI. CON GAI THUON G UY PHAM VAN HOANG. DE NGHI DAU TEN. NG AY 05 11 2012. NGAY 05 11 2012
05/11/2012VNCK - 0004541+1,000,000.00 IBVCB.0511120016295001.YEN-XUAN UNG HO CON THUONG UY PHAN VAN HOANG (DAO TRUONG SA)

Ngày 3/11/2012

03/11/2012VNCK - 0074058+2,000,000.00 IBVCB.0311120360395002.Ung ho thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
03/11/2012VNCK - 0068049+200,000.00 IBVCB.0311120389209001.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG, DAO TRUONG SA

Ngày 2/11/2012
 
Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
03/11/2012VNCK - 0064527+500,000.00 IBVCB.0211120515457002.Nguyen Tan Hoang: Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
02/11/2012VNCK - 0057597+1,000,000.00 IBVCB.0211120017067006.Ga xinh chuyen ( Luu bich Hoai Than ung ho em be Truong Sa)

02/11/20120U36 - 0000100+1,000,000.00 PHAM VAN CUONG NOP TM- THUONG UY PHAN VAN HOANG "DAO TRUONG SA" GD TIEN MAT
02/11/2012VNCK - 0051748+3,000,000.00 IBVCB.0211120426049001.Ung hp Thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa. Huong Vu

Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
02/11/2012VNCK - 0046711+500,000.00 IBVCB.0211120196803001.em Luc ung ho thuong uy Phan Van Hoang - Truong Sa
02/11/2012VNCK - 0044921+500,000.00 IBVCB.0211120739719002.Huyen Pham Ung ho Thuong si Phan Van Hoang- Dao Truong Sa
02/11/2012VNCK - 0040284+1,400,000.00 IBVCB.0211120952865001.Ung ho thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
02/11/2012VNCK - 0040281+500,000.00 IBVCB.0211120787393001.HoangTuan nho a Hai chuyen toi gd anh Hoang

Ngày 1/11/2012

01/11/2012VNCK - 0004881+300,000.00 IBVCB.3110120819391001.Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Hoang Sa

01/11/2012VNCK - 0028519+500,000.00 IBVCB.0111120577043001.Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
01/11/2012I439 - 0000054+500,000.00 TRAN HUNG THIEN GUI ANH HOANG O TRUONGSA GD TIEN MAT
01/11/2012L333 - 0007981+500,000.00 Sender:79303001.DD:011112.SHGD:10002374.BO: VO DUY TUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
01/11/2012J633 - 0008854+500,000.00 Sender:01310001.DD:011112.SHGD:10001990.BO: PHAM QUYNH TRANG.PHAM QUYNH TRANG U/H T/U PHAN VAN HOANG. DAO HOANG S A CHO MAI THANH HAI
01/11/2012VNCK - 0018977+200,000.00 IBVCB.0111120415159001.Ung ho chau Thu Hoai con anh Hoang, quan dao TS

01/11/2012R597 - 0000101+400,000.00 TRAN TUYET CO NT// UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG - DAO TRUONG SA GD TIEN MAT
01/11/2012VNCK - 0011291+500,000.00 IBVCB.0111120643641001.Cac chau Hai Ha Long Tung ung ho chu Hoang bo doi Truong Sa

Ngày 31/10/2012

31/10/2012J633 - 0005218+200,000.00 Sender:01348002.DD:311012.SHGD:10000010.BO: NGO THE PHUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
31/10/2012VNCK - 0088424+500,000.00 IBVCB.3110120654223001.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
31/10/2012L333 - 0007753+1,000,000.00 Sender:79303001.DD:311012.SHGD:10001903.BO: VO DUY TUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
31/10/2012VNCK - 0001536+300,000.00 IBVCB.3110120330427001.ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, Dao Truong Sa
31/10/2012J633 - 0009270+500,000.00 Sender:01304001.DD:311012.SHGD:10000296.BO: DUY HOA.DUY HOA CT MAI THANH HAI TAI VIETCOMB ANK HA NOI TAI VIETCOMBANK HA NOI

Ngày 30/10/2012

30/10/2012VNCK - 0062170+300,000.00 IBVCB.3010120882631001.Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
30/10/2012VNCK - 0051686+200,000.00 IBVCB.3010120686435001.Ung ho anh Hoang o dao Truong sa

Ngày 29/10/2012

29/10/2012VNCK - 0041427+300,000.00 IBVCB.2910121000149001.UNG HO CON TRAI THUONG UY QNCN


1 tháng 11, 2012

MỘT TỶ THỨ BỨC XÚC THỔI LỬA NGHỊ TRƯỜNG

Đào Tuấn - Không thể đếm được có bao nhiêu nỗi bức xúc đã được các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) liệt kê trong Phiên Thảo luận về KT-XH ngày 30/10. Nói là “Một tỷ thứ bức xúc thổi lửa nghị trường”, có lẽ cũng chẳng có gì là quá lời.

Thủy điện trước thì gây lũ.

Giờ thì gây cả lũ lẫn động đất kích thích.

Rừng bị tàn phá.

Mà theo Tướng Lê Hữu Đức (ĐBQH Khánh Hòa), trong số 160 dự án thủy điện với 19.492 ha rừng chuyển đổi, chỉ có 8/29 tỉnh thực hiện việc trồng lại, bù được có 37%.

Thuốc chữa bệnh tăng giá tùy tiện. Người mắc bệnh hiểm nghèo không dám đi chữa bệnh. Y đức xuống cấp. Tệ nạn phong bì. Bệnh viện quá tải.

Trọng bệnh gia tăng do môi trường sinh thái bị phá hủy. Vệ sinh không được kiểm soát chặt chẽ. Thuốc độc tràn lan.

Thịt thối khắp nơi. Người tiêu dùng bị buộc phải thông thái.

Giá cả tăng chóng mặt. Xăng lên nhanh xuống thấp. DN đại lý thì kêu lỗ, quản lý nhà nước lúng túng, ngân sách thất thu.

Lương bị “xin hoãn”, bị giá cho “ngửi khói”.

Trong lĩnh vực giao thông, ùn tắc xảy ra khắp nơi.

Từ đầu năm, dù có giảm, vẫn có hơn 7.000 người chết.

Chẳng ở đâu trên thế giới có thứ đường cao tốc cứ 10km lại có 1 nút giao thông tiêu tốn từ 1200-1500 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đang chịu lãi suất đang cao cấp 2,1 lần khu vực. Hàng tồn một núi. Không thấy lối ra.

Thị trường BĐS đóng băng và chưa có khả năng phục hồi. 700 ngàn căn hộ đang khiến hàng trăm ngàn tỷ phơi mưa phơi nắng.

TTCK mất hết ý nghĩa kênh huy động vốn, trở thành kênh tiêu sản với giá trị cổ phiếu xuống đến mức tiền lẻ 200 đồng/cổ phiếu.

Nền công nghiệp gắn chặt với chữ gia công.

Nền nông nghiệp, xuất khẩu gạo số 1 thế giới, y hệt như việc xuất khẩu tài nguyên, toàn là “xuất tương lai nuôi hiện tại”.

Nông dân vừa phải bán rẻ mồ hôi, vừa bị  bắt chẹt  giá  đầu vào, ép giá  đầu ra, vừa như ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé nói: Đóng 40-50% xây dựng nông thôn mới.

Nợ xấu, với hơn 1 triệu tỷ đồng, như cục máu đông làm nghẽn mạch máu tài chính.

Tiền, tức là nguồn vốn, nói như ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp là không biết “đi về đâu”.

Khi “Ngân hàng huy động vốn trên 9% và doanh nghiệp đi vay không còn mức lãi suất 15%”. “vòng kim cô” nợ xấu đang có dấu hiệu ngày một siết chặt, làm chết không biết bao nhiêu doanh nghiệp.

Thương hiệu vàng SJC khiến các vàng khác trở thành thứ yếu, nguyên liệu gây thiệt hại cho người dân.

Hàng Tàu tràn qua biên giới với quy định free tiền thuế cho giá trị dưới 2 triệu đồng/người/ngày đang “đẩy hàng Việt vào kho”.

Chính sách cho giáo viên Mầm non còn bỏ ngỏ.

Cán bộ, lãnh đạo nhiều nơi chỉ lo giấu giếm sai sót, không còn thời gian để suy nghĩ việc tái cơ cấu kinh tế và các nhiệm vụ khác”.

Đến chính khách tầm cỡ phó Thủ tướng, như ông Nguyễn Thiện Nhân cũng “bó tay chấm com” khi kiểm tra tiến độ xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội có ý kiến chỉ đạo nhưng không được thực hiện.


Hình như chưa bao giờ, lại có lắm bức xúc như vậy được nêu ra tại nghị trường Quốc hội.
---------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, dựa theo ý bài viết của tác giả Đào Tuấn.
* Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

30 tháng 10, 2012

THỰC GÓP "ĐÁ", XÂY TRƯỜNG SA

Mai Thanh Hải - Mình biết hoàn cảnh của Hoàng (Thượng úy QNCN Phan Văn Hoàng, sinh năm 1973, chiến sĩ xe tăng tại Cụm Chiến đấu 1, đảo Trường Sa Lớn, Lữ đoàn 146 - Vùng 4 Hải quân) đã lâu, qua lời kể của anh em trong Lữ 146, 957.

Muốn gặp nhau lắm, nhưng toàn... lỗi hẹn, bởi khi mình vào Vùng thì Hoàng đang lăn lóc ngoài đảo, khi mình ra đảo thì hoặc tàu không qua chỗ Hoàng, hoặc Hoàng lại vào trong bờ.

Gần đây nhất, đầu tháng 4/2012, mình đi đảo về bờ, ghé lại Nhà khách Ngoại vụ của Vùng 1 đêm, sáng mai ra Hà Nội sớm, cũng không có xe mà qua thăm gia đình Hoàng được, chỉ có bác Hòa - Chánh Văn phòng TLĐLĐVN cùng mấy anh chị em trong Đoàn Công tác mới về bờ và Phóng viên Vinh Hải (Báo Lao động) chạy xe thẳng ra Mỹ Ca thăm vợ con Hoàng.

Khi xong, về lại Nhà khách ăn cơm tối, bác Hòa cứ rơm rớm nước mắt, bảo: "Tội quá!. Nhiều hoàn cảnh bộ đội tội nghiệp quá. Không chỉ nhà Hòa mà còn có nhà khác ngay cạnh, chồng ngoài đảo, mẹ và vợ con ở nhà thuê, đêm nay chủ nhà đuổi, có khi không có chỗ ở!"...

Thực tại là thế đấy, ở trong Vùng 4 mà nhất là Lữ đoàn 146, chuyên làm nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ quần đảo Trường Sa, có rất nhiều trường hợp, câu chuyện khó khăn, mà người nào mới nghe chẳng thể nào tin nổi.

Nhất là khi vào khu gia binh của đơn vị, nằm tít ngoài Mỹ Ca được nghe, xem và chứng kiến cảnh vợ con của những người lính đảo, chả có công ăn việc làm ổn định, ngày ngày ngồi ôm con, ngóng ra phía biển và cùng sống, làm mọi việc hiếu hỉ 2 bên thay chồng, nhờ vào đồng lương bộ đội ít ỏi, tằn tiện được do... ngoài đảo không phải tiêu pha.

Khổ nỗi, khó khăn vất vả là thế, nhưng tịnh không ai được nhắc tới, bởi quy định là "ảnh hưởng đến tinh thần, sức chiến đấu của bộ đội". Ngay các Đoàn Công tác trước khi ra thăm đảo, cũng được nhắc nhở rất cẩn thận về "công tác chính trị - tư tưởng", kiểu như không được nhắc đến khó khăn - vất vả - thiếu hụt về tinh thần, hoặc những chuyện không vui, ở hậu phương cho bộ đội nghe..

Cũng phải, ngạch Công tác Đảng - Công tác Chính trị vất vả lắm, nhất là trong cái việc nói cho người khác tin, trong điều kiện hoàn cảnh bây giờ.

Điều này càng cần thiết ở địa bàn đóng quân đặc thù Trường Sa - Nơi mà chỉ cần 1 chiến sĩ không vững vàng, kiên định về tư tưởng, sẽ dẫn đến việc gây hoang mang dao động trong tâm lý bộ đội và từ đó mất biển, mất đảo như chơi.

Thế nhưng, trong trường hợp của Hoàng, có lẽ cái "vòng kim cô" ấy cũng phải dần nới lỏng, bởi hoàn cảnh gia đình Hoàng quá thống khổ, mệt mỏi. Không chỉ trên đảo của Hoàng, không chỉ Lữ đoàn 146 mà ngay cả Vùng 4, anh em cũng nhiều lần gom góp từng đồng lương ít ỏi, theo kiểu "lá rách ít đùm lá rách nhiều", thành món cho Hoàng nuôi vợ con, đưa con gái điều trị khắp trong Nam ngoài Bắc.

Con gái Hoàng tên Phan Thị Thu Hoài, mẹ cháu là chị Ngô Thị Hằng. Hai vợ chồng bị hiếm muộn, lấy nhau 16 năm, chạy chữa khắp nơi mới sinh được cháu. Nhưng khi cháu vừa sinh ra gia đình lại nhận được tin cháu mắc bệnh không thể tự sản sinh ra máu. Để duy trì sự sống, cháu thường xuyên phải đi truyền máu. 12 tháng tuổi 15 lần cháu phải đi truyền máu. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hai vợ chồng phải bán nhà và vay mượn khắp nơi để có tiền chạy chữa cho cháu. Theo ước lượng của bác sĩ cháu cần 1 tỉ để chữa trị, một con số quá lớn với gia đình.

Mình viết những dòng này, xin mọi người nếu quan tâm đến bộ đội, đến Trường Sa, cố gắng giúp đỡ, chung tay đóng góp tiền để chữa trị cho cháu Phan Thu Hoài.


Hiện vợ chồng Hoàng - Hằng đã đưa cháu Hoài ra Hà Nội điều trị và Hoàng cũng đã được đơn vị cho nghỉ phép, từ đất liền về đảo về chăm sóc vợ con, ở thời điểm khắc nghiệt này.

Mọi người có thể đến thăm gia đình, tại Phòng 609 – tầng 6, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương - cuối đường Trần Thái Tông (đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài) - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội. Số điện thoại chị Hằng: 01695099328. Giờ thăm là từ 16h chiều trở đi.

Hoặc các bạn có thể gửi tiền vào tài khoản của anh Hoàng: Số TK: 1305205099785 - Phan Văn Hoàng - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Tràng An.
SĐT anh Hoàng: 0168 376 9716
Mình cứ lẩn mẩn: Phong trào Góp đá xây Trường Sa, tặng xuồng CQ cho Trường Sa... được sự ủng hộ của mọi người nhiều lắm.

Nhưng thật, nếu đảo to, tàu lớn, vũ khí hiện đại, mà những người gìn giữ - điều khiển chúng không yên tâm về gia đình, cứ đau đáu với nỗi lo hậu phương ở phía sau lưng, thì, tất cả cũng chỉ là vô nghĩa.

Mình chắc: Sự đóng góp, động viên cho Hoàng hiện tại (và có thể chúng ta thành lập 1 Quỹ giúp cho thân nhân chiến sĩ Trường Sa sau này), mới thực là những viên đá, xây Trường Sa thành pháo đài trong lòng, không chỉ người lính mà của người dân Đất Việt.

Xin công bố các giúp đỡ gia đình Thượng úy Phan Anh Hoàng:

1/ Chương trình Áo ấm biên cương (https://www.facebook.com/AoAmBienCuong hoặc http://aoambiencuong.com): 2.000.000 VND
2/ Chị Nguyễn Hồng Ngân (Công tác tại Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu): 300.000 VND.

Tiếp tục cập nhật...

3/ anh Trần Khoa Thuấn (CHLB Đức, Chủ Blog:http://traichotrangia.blogspot.com): 3.000.000 VND


Tiếp tục cập nhật...

Ngày giao dịchSố tham chiếuTrạng thái (+/-)Số tiềnMô tả
01/11/2012VNCK - 0004881+300,000.00 IBVCB.3110120819391001.Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Hoang Sa
31/10/2012VNCK - 0001536+300,000.00 IBVCB.3110120330427001.ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, Dao Truong Sa
31/10/2012J633 - 0009270+500,000.00 Sender:01304001.DD:311012.SHGD:10000296.BO: DUY HOA.DUY HOA CT MAI THANH HAI TAI VIETCOMB ANK HA NOI TAI VIETCOMBANK HA NOI
31/10/2012L333 - 0007753+1,000,000.00 Sender:79303001.DD:311012.SHGD:10001903.BO: VO DUY TUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
31/10/2012VNCK - 0088424+500,000.00 IBVCB.3110120654223001.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
31/10/2012J633 - 0005218+200,000.00 Sender:01348002.DD:311012.SHGD:10000010.BO: NGO THE PHUONG.UNG HO THUONG UY PHAN VAN HOANG DAO TRUONG SA
30/10/2012VNCK - 0062170+300,000.00 IBVCB.3010120882631001.Ung ho Thuong uy Phan Van Hoang, dao Truong Sa
30/10/2012VNCK - 0051686+200,000.00 IBVCB.3010120686435001.Ung ho anh Hoang o dao Truong sa

Tiếp tục cập nhật...

Mọi sự giúp đỡ, có thể gửi trực tiếp tại nơi điều trị cháu Thu Hoài, vào Tài khoản của Thượng úy Phan Văn Hoàng hoặc qua mình:

Mai Thanh Hải,
STK: 0011002663078, Sở Giao dịch, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK-VCB).

(Đề nghị ghi rõ: Ủng hộ Thượng úy Phan Văn Hoàng, đảo Trường Sa).

Số tiền giúp đỡ gia đình Thượng úy Phan Văn Hoàng, sẽ được các thành viên Ban Điều hành Quỹ Áo ấm Biên cương chuyển đến tận tay Hoàng, trong buổi thăm hỏi - động viên gia đình, cuối tuần này.
-------------------------------------------------------------------
Xin phép đăng lại bài viết về trường hợp con Thượng úy Hoàng, trên Vnexpress.net

Con gái người lính Trường Sa mắc bệnh hiểm nghèo

Sau 16 năm lấy nhau, vợ chồng thượng úy Hoàng vui mừng đón đứa con đầu lòng nhờ thụ tinh ống nghiệm. Nhưng bé gái mới sinh đã thiếu máu, anh chị bán cả nhà lấy tiền chạy chữa cho con mà vẫn chưa phát hiện ra bệnh.

Trong căn phòng trên tầng 6 Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (Hà Nội), thượng úy Phan Văn Hoàng cẩn thận điều chỉnh dây truyền dịch cho con gái Phan Thị Thu Hoài đang ngậm ti mẹ ngủ say. Trên giường bệnh, cô bé hơn một tuổi đã phải trải qua hai lần chọc tủy và 13 lần truyền máu.

Lần truyền máu mới đây nhất ở Viện Huyết học, bé khóc thét lên đau đớn khiến ba mẹ em ngồi cạnh giữ cũng khóc theo con. Cả nhà ra Hà Nội được một tuần nhưng các bác sĩ vẫn chưa thể tìm được bệnh của bé Hoài. Không quen khí hậu, cả mẹ và con đều mệt mỏi, kém ăn.

Chờ vợ con thiu thiu ngủ, thượng úy Hoàng lặng lẽ ra hành lang ngồi một mình. Chiến sĩ hải quân nước da sạm đen vì nắng gió giữ khuôn mặt bình tĩnh suốt cuộc trò chuyện, chỉ đôi lần anh nhoẻn miệng cười khi nói về con, rồi lại ngậm ngùi lúc nhắc tới sự hy sinh, cam chịu của vợ - chị Ngô Thị Hằng (37 tuổi).
Để con gái ngon giấc, anh Hoàng chốc chốc lại theo dõi chai dịch truyền. Ảnh: Bình Minh.

Năm 1996, anh làm đám cưới với cô bạn gái cùng xã ở huyện Yên Thành (Nghệ An). Hai năm sau, vợ chồng anh chuyển vào Cam Ranh (Khánh Hòa) theo phân công của đơn vị. Năm 2000, anh bắt đầu ra đảo công tác, còn chị ở nhà tần tảo buôn bán và lo toan công việc gia đình hai bên. Sau hơn một năm sống trên đảo, anh lại được chuyển về đất liền chừng ấy thời gian rồi lại ra ngoài đó công tác. Lấy vợ 16 năm thì anh đã có 6 năm ở ngoài đảo.

Chừng ấy thời gian chung sống là chừng ấy năm vợ chồng anh chạy chữa từ Bắc vào Nam chỉ mong có một mụn con. Làm được đồng nào, vợ chồng lại tích cóp để chạy chữa. "Vái tứ phương" đến lúc hết tiền, chị Hằng lại về chạy chợ kiếm tiền để đi chữa chỗ khác. Chữa trị không có kết quả, vợ chồng anh tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Quyết tâm có con, hai vợ chồng vay mượn để vào Sài Gòn thụ tinh. Mỗi lần riêng tiền cấy phôi đã là 19 triệu đồng, chưa kể tiền thuốc, ăn, ở. Mỗi mũi tiêm trung bình 1,5 - 3 triệu đồng, đắt nhất là 6 triệu đồng. Có lần, sáng hôm sau là tới kỳ cấy phôi mà cả nhà chỉ còn 2 triệu đồng. Không người quen ở Sài Gòn, anh đành phải gọi điện từ đảo về vay tiền anh em, bạn bè ở quê cho vợ đến viện. Tổng cộng ba lần cấy phôi đã ngốn hết 200 triệu đồng.

Ròng rã suốt một năm, chị Hằng sống ở viện nhiều hơn ở nhà. Thấy vợ quá mệt mỏi và chán nản, anh Hoàng phải liên lục gọi điện động viên, an ủi. Vốn khỏe mạnh nhưng mãi không có con lại suy nghĩ nhiều nên chị đâm ra hay ốm yếu. Chỉ cần ai đó nói chạm tới thiên chức làm mẹ, chị đã chạnh lòng và tủi thân khóc.

"Là phụ nữ khi lấy chồng, ai cũng muốn có con. Chiều đến thấy con nhà hàng xóm khóc, khao khát trong cô ấy lại trỗi dậy. Tôi đi công tác xa, vợ ở nhà có đứa con cũng đỡ buồn tủi. Nhiều lúc nghĩ thương vợ vô cùng", anh Hoàng tâm sự.

Kiên trì và cố gắng, đến lần thứ ba, anh chị hạnh phúc khi biết mình sắp lên chức. Nhưng không giống như sinh tự nhiên, khi mang bầu, chị phải kiêng cữ rất cẩn thận và chỉ nằm một chỗ. Suốt nhiều tháng, anh ở bên và chăm sóc vợ.

Ngày chị Hằng sinh, anh ở ngoài đảo và hồi hộp chờ tin tức từ người nhà. Vợ sinh mổ, anh chỉ chuẩn bị được vài triệu và lại gọi điện thoại "chỉ đạo" người thân vay mượn thêm tiền. 20h tối, con gái anh chào đời. Anh dự định hôm sau làm vài mâm cơm mời anh em, bạn bè mừng mình lên chức bố.

"Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn, danh sách những người giúp đỡ đã lên thì 24h đêm tôi nhận được điện thoại về tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm của con. Tôi cố gắng bình tĩnh, không tiết lộ cho mọi người ở đơn vị để mọi thứ hôm sau vẫn diễn ra bình thường", thượng úy Hoàng chia sẻ.

Ba ngày sau, đơn vị trong đất liền gọi điện ra đảo báo tin, mọi người mới biết hoàn cảnh của anh Hoàng. Nhiều người trách anh có trái tim thép, "con như thế mà vẫn cười nói" nhưng anh chỉ bảo, "buồn cũng không làm được gì, phải cứng rắn rồi mọi chuyện sẽ giải quyết được".

Chiến sĩ hải quân tâm sự, bản lĩnh người lính rèn cho anh sự bình tĩnh và mạnh mẽ. Ở vào hoàn cảnh đó, anh không thể ngồi khóc lóc, đau buồn để sinh ốm đau, khổ vợ và ảnh hưởng tới đơn vị, nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi đêm về, anh mới "dám" buồn, nghĩ ngợi và khóc.

"Tôi xác định, nếu số con ở được với mình thì hạnh phúc còn không thì phải chấp nhận. Dù cứng rắn tới mấy, lúc chỉ có một mình, nghĩ thương vợ, tội con, tôi đã khóc", anh Hoàng nói rồi hướng ánh mắt về phòng nơi vợ con đang nằm.
Bé Hoài không ăn được gì ngoài bú sữa mẹ. Ảnh: Bình Minh.

Từ khi sinh ra, bé Hoài cùng mẹ phần lớn ở trong viện, hết bệnh viện ở Cam Ranh đến Sài Gòn. Mỗi tháng, bé đi truyền máu một lần. Nếu không được truyền, bé sẽ mệt mỏi, da xanh - vàng. Chuyển hết viện này đến viện khác nhưng các bác sĩ vẫn chưa tìm ra bệnh của bé. Xót con và cũng muốn biết bệnh để điều trị, vợ chồng anh Hoàng đưa bé ra Viện Huyết học ở Hà Nội.

Nhắc đến vợ, thượng úy Hoàng xúc động cho biết, anh phục chị ở tính đảm đang, chịu khó và cảm thông với công việc của chồng. Trước khi đến với nhau, hai người từng là bạn bè nên hiểu rõ tính cách. Lấy nhau không có con, gia đình anh từng ép anh bỏ vợ để lấy người khác.

"Gia đình phong kiến, bố tôi lại khó tính, không cho xin con nuôi và muốn con trai lấy vợ khác. Tôi cương quyết nói đây là chuyện riêng và đã là vợ chồng thì cùng phải chia sẻ", anh Hoàng cho hay.

Đã vài lần trong lúc tủi thân, chị Hằng khuyên chồng nên đi lấy vợ khác. Hiểu suy nghĩ của vợ, anh lại động viên để chị vững vàng. Suốt thời gian chạy chữa để có con, đến giờ, gia tài lớn nhất của vợ chồng anh là bé Hoài. Nhà cửa và đồ đạc trong nhà chẳng còn gì nhưng để có con và con được sống, anh chị vẫn quyết tâm.

"Nhà cũng bán rồi. Giờ ở nhà trọ chỉ có một cái giường và mấy cái xoong để vợ chồng nấu ăn thôi. Vay quá nhiều giờ vợ chồng tôi chẳng dám vay lãi nữa vì lấy đâu mà trả. Chuyến ra Hà Nội, nhờ sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, anh em, bạn bè và đơn vị tạo điều kiện, tôi mới có tiền đưa con đi viện", người lính đảo nói.

Giờ đây, mong muốn lớn nhất của vợ chồng anh Hoàng là biết chính xác bệnh tình của con để chữa bệnh cho cháu. Dù đã hết đợt nghỉ phép, anh vẫn xin đơn vị ở thêm vài ngày để biết kết quả xét nghiệm tủy của con gái.

Bình Minh
---------------
* Bài viết trên Blog này của mình có sử dụng hình ảnh minh họa của PV Vinh Hải, Tuấn Linh và một số đồng nghiệp khác.

29 tháng 10, 2012

KHÔNG "DÀI RÂU, BẠC TÓC", MỚI LẠ!..

Mai Thanh Hải - Mình chưa bao giờ gặp nhìn mặt, nói chuyện với nguyên ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến và ĐBQH Đặng Thành Tâm, mà chỉ nhìn thấy qua tivi - báo chí.

Đầu tiên và ấn tượng nhất là khoản chị Yến cười hi hí trên VTC, khi đang Truyền hình trực tiếp lễ trao giải Hoa Trạng Nguyên gì đấy, cùng với thời điểm anh Đặng Thành Tâm được khối báo lăng xê bằng bài viết dài thượt, bốc anh giỏi giang lên tận giời xanh, với hình ảnh toàn chụp với Tổng thống - Ngoại trưởng Mỹ, oách hơn lãnh tụ.

Ừ!. Thì làm doanh nghiệp, đến tầm Tập đoàn lắm tiền nhiều của như thế, thì chuyện tổ chức 1 Chương trình Truyền hình, gặp ông này bà nọ là điều quá đơn giản. Càng đơn giản hơn, khi xung quanh là hào quang do báo chí dựng lên, cũng toàn mùi bạc ánh tiền hát thuê hô mướn, đèn trống cờ kèn...

Thế nhưng, khi cả 2 chị em cùng xúng xính bước vào Hội trường Bộ Quốc phòng, họp kỳ đầu tiên Quốc hội, trong những bức ảnh chụp ngang của báo chí, đám bạn bia mình lắc đầu: "Thôi rồi!. Chả sống được yên lành đâu!". Nghe cũng có lý bởi Kinh tế là Kinh tế, Chính trị là Chính trị. Bao năm nay, có mấy ai thi môn Kinh tế Chính trị được MƯỜI điểm, mà không vào Trâu Quỳ an dưỡng đâu?..
Đoán y như rằng, thời gian không lâu xong, hết chị Yến bị Báo các cụ móc máy, uýnh cho tơi tả, đến anh Đặng Thành Tâm bị moi cống, từ thủa nào, tung hê hết mọi chiêu làm ăn, ở từng đường đi nước bước doanh nghiệp...

Cơ cực nhất là 2 "hạt giống đỏ", bị Công an truy xét - bắt bớ cán bộ nhân viên ngay tại phòng làm việc, dọc đường đi làm tóc, khiến có "đỏ tiền, vàng quan hệ" đến mấy, cũng choáng váng.

Càng choáng váng hơn khi mình thấy cả 2 bị đồn đại dính đến cái trang Quan - Dân Làm Báo gì đấy và ngay sau đó, bị "thế lực thù địch" cướp trang ý, tung hê hết cả chuyện gia đình - chồng con...

Rút cục: Chị Yến phải rời ghế ĐBQH, dám trả lời BBC về những chuyện mà có muốn nói, "anh chị em báo chí thân thuộc" ngày nào cũng chả dám nghe, nữa là đăng tải, với tâm trạng uất ức - chán chường chưa từng thấy, ở một người giỏi làm kinh tế, đã kinh qua hoạt động chính trị; anh Tâm phải ra nước ngoài chữa bệnh, im hơi bặt tiếng và mãi ngày hôm nay, mới thấy xuất hiện trong Kỳ họp Quốc hội...

Mình thì mình chả biết về những gì dư luận đồn thổi, bởi cái thời buổi này, không bị đồn thổi mới lạ.

Mình chỉ thấy là thời gian trước khi bị đẩy ngã, cả chị Yến và anh Tâm quan tâm nhiều đến cộng đồng, bằng nhiều Chương trình Từ thiện - xã hội, chăm sóc trẻ con - người già, trao học bổng, thậm chí còn có khi giúpc ho nhiều Nhà báo - Tòa báo thoát nghèo vì quảng cáo PR hàng tháng hàng tuần.

Dĩ nhiên, đằng sau các hoạt động ấy, khối người qua khỏi cơn đói, cơn khát, lúc ốm đâu thiếu thốn và có khi khối đứa trẻ được đi học, thậm chí dấn thân vào con đường Chính trị - Kinh tế ấy chứ...

Lúc này, bị dư luận đẩy vào con đường hẹp, chắc chắn những hoạt động này sẽ chả được chị Yến - anh Tâm quan tâm đến đâu.

Tương tự như vậy, hàng vạn người lao động - hàng vạn gia đình và kéo theo đó là gấp bao lần thân phận cũng đang chấp chới gánh nặng cơm áo gạo tiền, khi người quyết định cuộc sống của họ, cùng bao tài sản nhà máy, xông xưởng, tập đoàn... không thiết làm ăn, không màng đến an sinh xã hội và những gì mà họ thường hô hào "đóng góp - chia sẻ với đất nước, dân tộc, chính quyền".
Sống được có mỗi 1 lần trên đời và con đường sống, nếu không lựa chọn tốt hoặc gặp vận "chó mực", thì phần sống còn lại vất vả - mệt nhọc lắm đấy. Thế nhưng, cũng phải sống và vượt lên để mà sống, để làm những việc không chỉ cho bản thân mình mà còn cho cả đồng loại, giúp lòng mình thanh thản, chẳng cần hô hào trách nhiệm, tạo dựng uy tín, lấy vị thế... như ngày xưa nữa, chị Yến - anh Tâm nhỉ?.

Mà anh Tâm này!. Đạp lên đầu bọn thối mồm xúc xiểm để mà họp hành, công việc đi anh ợ!. Mình cố gắng lắm mới vào được ghế ĐBQH, biết là khái niệm "đại biểu của nhân dân" bây giờ có khi chỉ trong sách vở, nhưng mình có nó, ngu gì vứt đấy, để bọn xấu bụng nó đơm đặt, dè bỉu?..

Anh cứ ở khách sạn tiêu chuẩn, ngồi 8oB, có Cảnh sát dẫn đường, An ninh bảo vệ mà đến chễm chệ phòng điều hòa họp hành, phát biểu cho nó oách. Đến giờ giải lao, anh cứ thẳng người ra ngoài sảnh húp trà nóng, uống cà phê, ăn hoa quả cho thoải con gà mái. Cứ thế, biết đâu bọn "báo chí thân quen" ngày trước nó lại... nghĩ lại, công kênh anh lần nữa, có khi lại vui và hài hước đúng kiểu "cờ đèn kèn trống"...

Nếu không, cứ nghĩ ngợi như anh bây giờ, không "dài râu, bạc tóc", mới lạ...

Nhân dịp anh đi họp, đăng lại bài của đồng nghiệp Đào Tuấn, bên Báo Lao động, để anh thấy rằng anh em báo chí quan tâm đến anh lắm. Hôm nay báo mạng, sáng mai báo giấy, việc anh đi họp lại Quốc hội, có khi người ta tò mò hơn cả nội dung họp, mấy ngày hôm nay.
-------------------------------------------
ÔNG ĐẶNG THÀNH TÂM BẤT NGỜ XUẤT HIỆN TẠI QUỐC HỘI

Sáng nay, ĐBQH Đặng Thành tâm đã bất ngờ có mặt tại nghị trường khi kỳ họp thứ 4, QH khóa XIII bước sang tuần thứ 2.

Sự xuất hiện của ông Tâm đã thu hút sự chú ý của báo chí. Trông ông già đi rất nhiều với mái tóc đầy sợi bach. Dù cố gắng mỉm cười, bắt tay các vị ĐBQH khác, Tuy nhiên, ông từ chối mọi câu hỏi phỏng vấn, ngoài chủ đề sức khỏe.

Ông Đặng Thành Tâm cho biết đã “khỏe hơn” tuy “bác sĩ vẫn đang tiếp tục theo dõi”. Trả lời câu hỏi của báo chí, ông Tâm nói sẽ cố gắng theo hết kỳ họp.

Trước đó, trả lời báo chí ngày 25-10, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý cho ông Đặng Thành Tâm, đại biểu đoàn TP HCM, nghỉ cả kỳ họp thứ tư của Quốc hội vì lý do sức khỏe”.

Việc ông Tâm xuất hiện đã xóa tan mọi đồn đoán về việc ông “Sang Nhật chữa bệnh” và “sẽ nghỉ hết cả kỳ họp”.

Ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, đại biểu QH TP HCM, và là em ruột của cựu đại biểu QH Đặng Thị Hoàng Yến, đã vắng mặt trong tuần đầu tiên của kỳ họp Quốc hội.

Vào ngày Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 4, 22-10, việc ông Đặng Thành Tâm vắng mặt đã được Báo Cựu chiến binh dẫn lá đơn của ông Đặng Thành Tâm gửi Trưởng đoàn đại biểu TP HCM trình bày: Đã sút mất 10 kg “do bị áp lực của nền kinh tế”.

Nguồn bài viết: Ở đây

NGOÀI CƠM ÁO, CŨNG CẦN TÌNH NGHĨA

Đàm Hà Phú - 1. Tui chạy xe ôm đây gần hai chục năm, chỉ đứng một chỗ này, nắng cũng như mưa.

Xưa lúc tui mới ra nghề thì nguyên góc này của Sài Gòn chỉ chừng chục xe, mấy năm rồi cao điểm tui đếm được gần năm chục xe, bây giờ cũng nhiều mà chắc hổng tới số đó.

Cạnh tranh hả?. Có gì mà cạnh tranh chú ơi?. Toàn dân nghèo mới ra đây chạy xe ôm, mình mới có khách đi rồi thì mình nhường cho thằng khác, coi thằng nào chưa có mối hay nhà gặp khó thì nhường nó vài cuốc.

Nói chung đông heo thì nhiều cám, cũng chưa ai đói bởi nghề này.

Nhà tui nhỏ xíu, nằm trong cái hẻm cũng nhỏ xíu mà sắp bị giải tỏa rồi. Theo diện đền bù thì tui được hơn bảy trăm triệu, tính đi kiếm miếng đất xa xa mua cái nhà ở mà chưa được.

Bởi phường mới chi được có một trăm, phần còn lại đang hẹn mà chưa thấy.

Một trăm triệu tui nhận tui cho cha kia mượn kìa, đó cha xe ôm ngay góc bên kia kìa!. Cha già dịch, cho chả mượn chớ không biết tời đời con đời cháu chả trả nổi hông nữa.

À!. Chuyện là chả có đứa con gái, học chung với thằng lớn tui đó, tội nghiệp con nhỏ thông minh mà dễ thương lắm nha, mà xui cái nó bị bịnh tim, hôm rồi phải vô viện, người ta nói phải mổ hết hơn trăm triệu.

Chả nghe xong chả chết đứng, nhà chả nghèo quá mà, tiền đâu mổ, xếp hàng đợi hội từ thiện thì chắc con nhỏ chết khô luôn rồi.

Chả vay mượn tùm lum, rồi anh em góp một mớ cũng chỉ được ba chục triệu, còn thiếu một trăm triệu tui đưa chả luôn.

Anh em không mà, không lẽ mình thấy chết hổng cứu, mà biết tiền đưa cho chả thì coi như xong phim, chờ chả độc đắc mới may ra thấy lại.
 Ôi mà thây cha nó, tiền bạc không có thì thôi chớ ông nghĩ coi mình nhìn đứa nhỏ chết sao đặng. Ông nghĩ coi phải hôn?.

2.

Chú em có phải hay chạy chiếc xe hơi màu đỏ hông, sao nay đi xe ôm vậy?.

Ờ!. Nhiều khi đi xe ôm hay lắm chớ, nghề này nắng mưa cực nhưng mà cũng thấy vui, gặp đủ hạng người.

Mình nghèo chạy xe ôm vậy chớ cũng còn sướng nghe chú, tui gặp cũng nhiều người còn nghèo, còn khổ hơn mình nữa.

Nhà tui Hóc Môn lận, nhưng mà chạy ở đây quen rồi, bị trước nhà ở đây, ngay cái hẻm hồi nãy tui đón chú đó, mấy năm nhà được giá tui bán rồi, bán cái nhà nát ở Sài Gòn mà mua được bốn cái nhà mới ở Hóc Môn, cho hai đứa con ra riêng.

Tui hả?. Tui ba đứa mà một đứa bịnh chết hồi nhỏ rồi.

Hai vợ chồng tui ở một căn, hai đứa con mỗi đứa một căn, còn một căn cho mướn, tháng hai triệu.

Nói mới nói, hai vợ chồng mà mướn nhà tui đó, nói mướn chớ tụi nó thiếu tiền nhà hơn năm rồi, có trả nổi đâu?.

Hai vợ chồng đó trước làm công nhân, sanh được đứa con dễ thương quá xá, suốt ngày qua nhà tui ăn cơm, kêu ông ngoại bà ngoại thấy ghét lắm. Tự nhiên năm rồi thằng nhỏ phát bịnh, bịnh gan.

Ta nói hai vợ chồng có nhiêu tiền lo thuốc thang cho thằng nhỏ hết, tụi nó còn ăn mì gói qua bữa mà, đâu còn tiền trả tiền nhà cho tui. Mà tội nghiệp quá, không lẽ đuổi nó ra đường.

Ờ, thằng chồng nghỉ việc ra chạy xe ôm luôn rồi, chạy ngang cửa công ty nó luôn. Thằng nhỏ con tụi nó bữa nay cũng đỡ rồi, có bảo hiểm y tế nên bớt đóng tiền như hồi xưa.

Nó cứ nói chú thông cảm để ít bữa tụi con gom đủ tiền con trả tiền nhà chú nguyên năm. Tui nói: Thôi khỏi, coi như năm rồi tao cho bây ở đậu, năm nay mới thu tiền.

3.

Nghề xe ôm hả?. Đâu có ai chọn cái nghề hạ bạc này, nắng mưa cực khổ lắm, ngày tết ngày lễ còn khá chớ ngày thường kiếm trăm ngàn bạc là vui rồi.

Ờ!. Vậy mà có đứa còn đi cướp của xe ôm chớ, thiệt thất đức quá xá, chắc tụi xì ke xì cọt tới cữ làm liều, chớ ai đâu mà cướp của xe ôm, cướp nó cũng có thằng này thằng khác.

Mà nói vậy chớ hông phải vậy nghe chú, tối hôm bữa tui chở một thằng đi Bình Dương, mặt nó lấm lét tay cầm cái túi đen, tui thấy hơi gian mà lỡ đi rồi biết sao.

Trên đường tui cũng nói chuyện này chuyện kia, chuyện cha mẹ, chuyện quả báo này nọ.

Mình cũng không phải hay nhưng mà mình già rồi, chuyện sống ở đời sao cho phải thì tui cũng nói được, mới đầu tui nghe nó ậm ừ, một hồi nọ bắt đầu dạ dạ, một hồi nữa thì nó biểu tui quay về.

Tui chở nó về Thanh Đa, nó biểu tui chờ nó vô nhà người quen trong chung cư, rồi nó xin số điện thoại nói có gì lát gọi.

Nó đi vô một hồi rồi nó nhắn tin, cái tin nhắn tui còn lưu trong máy nè chú.

Nó nhắn nói hồi nãy tính cướp xe chú, mà nghe chú nói chuyện nên đổi ý, nó xin lỗi, hứa bữa nào có tiền quay lại trả tiền cuốc xe.

Lát tui lấy tin cho chú coi, mình nói phải thì thằng ăn cướp cũng nghe.

Nhiều người biểu tui báo công an, tui nghĩ thôi, nó nghĩ lại rồi mình làm vậy coi hông được.

Mà lạ nghe chú, tui chạy xe nào giờ chớ chưa ai xù tiền xe, có người hồi xưa đi mối, thiếu có một cuốc xe mà lúc qua Mỹ gửi tiền về trả đàng hoàng.

Nghĩ cũng vui, người ta nhớ mình, ngoài chuyện cơm áo cũng có chút tình nghĩa, phải hôn chú?..
-----------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của Đàm Hà Phú.
* Hình ảnh hoạt động giao thông sau giải phóng, tại các tỉnh miền Nam đăng trên corbis, chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.