31 tháng 8, 2011

"GÓP VÀO CHIẾN CÔNG ĐẦU CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC, CÓ CÔ GÁI LÂM TRƯỜNG CỦA MẸ CHUNG TAY"

Mai Thanh Hải Blog - Mình lại sưu tầm được một bài thơ viết tháng 3/1979, với chủ đề rất nóng bỏng - thời sự lúc bấy giờ: Chống quân Trung Quốc xâm lược. Lại phải đưa đây để lưu trữ...
-------------------------------------------

GỬI MẸ ĐỒNG CHIÊM

Huyền Sâm (Tặng Lâm trường Nậm Chày).


Kể từ ngày xa mẹ đồng chiêm
Con lên đây làm xanh rừng biên giới

"Cô gái lâm trường" mẹ thường quen gọi
Đang những ngày giáp mặt với xâm lăng.

Rừng Sa mu chúng con mới trồng
Đã bén rễ cao vừa ngang gối

Chỉ mới qua một ngày giặc tới
Bao cây non đổ nát - xót lòng con.

Chúng bắn vào làng bản yêu thương
Chúng bắn vào mẹ già em bé

Chúng bắn vào tình yêu tuổi trẻ
Tháng Hai này con nhớ không quên.

Con đi lên từ mảnh đất đồng chiêm
Giờ đứng dậy từ cánh rừng chiến đấu

Giữ cho cây không còn chảy máu
Là giữ cho đời xanh tuổi mẹ ơi.

Mẹ đừng lo con mẹ mảnh mai
Giờ gặp con mẹ không ngờ và bao không ngờ nữa

Con biết mẹ trông mong từng bữa
Lo trên này con có làm sao.


Biết đánh thù con chẳng sao đâu
Mà lại được cả cây đời cây đất

Góp vào chiến công đầu chống quân Trung Quốc
Có "Cô gái lâm trường" của mẹ chung tay.

Chúng tháo chạy rồi! Con lại vun cây
Sau một trận bền gan thử lửa

Con lớn lên cùng cánh rừng tuổi trẻ
Là lòng con gửi về mẹ đồng chiêm.

Biên giới 3-1979

BỎ LỠ CƠ HỘI

Năm 1989, mình bộ đội, chưa yêu. Gái hơn mình 2 tuổi, đã có người yêu, sinh viên trường nọ.

Mình với Gái là bạn, thân thiết và vô tư, mày tao chí tớ ùm xọe. Gái ở nội trú. Còn mình, mỗi dịp về Hà Nội là lượn vào chỗ Gái. Tất nhiên là chỉ ở nhờ Kí túc xá ấy thôi, với các bạn trai, bạn học cũ của mình, lại là bạn cùng khóa của Gái.

Chơi dắt dây mà Gái cũng thương như mấy bạn học. Tức là thỉnh thoảng cho ít tiền mua thuốc lào, lúc rủng rỉnh mới được bà bô viện trợ, thì hào phóng dâng hiến bát phở hay cốc chè đỗ đen.

Gái cao hơn mình, tóc dầy và đen, hơi phi dê sóng lượn. Cho 6,5 điểm hình thể. Người yêu Gái để ria đen nhánh, đi xe đạp Mipha, nhà ở 36 phố phường. Thời gian đầu, chàng ria đen đạp xe vào trường thăm Gái, rồi hai người đi bộ sang đường tình yêu ở trường bên cạnh tâm sự.

Đấy là con đường tối tăm, có rặng nhãn hai bên và dẫn vào một ngôi chùa. Con đường huyền ảo với những tiếng rì rầm, khúc khích hoặc tiếng phì phò như kéo bễ. Tinh tế hơn, có thể nghe thấy tiếng bật của dây nịt đeo ngực pịch pịch (thường thì chỉ mình nhận ra được tiếng ấy, lẫn trong tiếng ếch kêu).

Sau một thời gian, chàng để chiếc xe mầu cô ban ở lại cho Gái. Tối thứ Bảy gái đạp xe đi, sáng thứ Hai mới về, mặt mũi bơ phờ, nhợt nhạt.

Tuy là dân ở lậu, nhưng mình như... Cảnh sát khu vực, nắm chắc di biến động của mấy trăm gái khóa ấy. Chả để làm gì đâu, cho vui thôi.

Một đêm sáng trăng, thứ Bảy, mình lang thang làm đếch gì, không nhớ lắm. Từ cổng trường vào đến Ký túc xá cũng khá xa. Mình nghe thấy tiếng líp xe tạch tạch đằng sau, ngoái cổ lại, mừng rỡ. Dưới ánh trăng vàng, gái mặc chiếc áo sơ mi trắng nõn. Mái tóc loăn xoăn xõa ngang vai bay bay trước gió...

Mình sướng quá, hô lên một câu rất ngu: “Đi đâu về thế!”. Nói rồi, mình nhanh như cắt nhảy phóc lên xe, miệng hô tiếp: “Cho tao đi nhờ!”. Miệng nói, tay ôm vào eo Gái. Chiếc xe hơi loạng choạng, rồi lấy lại được thăng bằng. Gái không nói gì.

Hai tay mình vẫn đặt trên eo Gái.

Mình cảm nhận được cạp quần gợn lên trong lòng bàn tay; tự nhiên lại liên hệ đến dây cooc xê, nổi lên vai các gái... - Trai mới lớn toàn nghĩ tầm bậy tầm bạ.

Mình lại hô lên, nhưng âm lượng nhỏ hơn: “Cho tao sờ tí một cái nhé!”.

Gái  im lặng. Mải miết đạp xe.

Mình thử đưa tay lên cao hơn một tí. Gái không có phản ứng gì. Mình quyết định mạnh mẽ hơn, đưa cả bàn tay chộp lấy phần nhô xa nhất của ngực.

Dưới lòng bàn tay của mình là một manh áo mỏng, dưới nữa là một lớp vải dày may chỉ đằn, cứng ngắc, có đầu nhọn, gại gại vào gan bàn tay. Mình chỉ chụp bàn tay lên như thế rồi giữ nguyên. Phải đẩy trí tưởng tượng đi xa hơn nữa, thì mới cảm nhận được dưới lớp vải đằn ấy, có cái gì mềm mại hay ho. Trí tưởng tượng kém, chỉ thấy như miếng... tích kê mông đít.

Gái vẫn im lặng, tiếng thở hơi mạnh. Có thể vì phải đèo nặng.


Chỉ còn cách Kí túc xá một đoạn ngắn, Gái bảo: “Mày bỏ tay ra đi, chúng nó nhìn thấy!”.

Mình kéo tay về, thấy mình thật oai hùng.

Gái dắt xe vào cổng, mình rảo bước bên cạnh. Trên hành lanh, một vài đôi vẫn hôn nhau, trăng sáng, nhìn thấy cả rau xanh giắt ở răng.

Gái bảo: “Đã buồn ngủ chưa, sang rặng nhãn chơi không?”.

Mình đang hân hoan chiến thắng, lại nghĩ đến chuyện lóc cóc một mình như lúc nãy thì buồn, nên trả lời: “Ừ! Đợi tao tí!. Để tao xem còn thằng nào thức, rủ đi cùng cho vui!”.

Gái "Xì!"một tiếng, quay ngoắt người, hối hả dắt xe theo hướng khác, nói nhanh: “Thôi về ngủ đi!”.

Mình nhìn theo bĩu môi: "Đúng là đồ đàn bà, thay đổi như chong chóng!".

Tiếng líp xe tạch tạch khuất dần.

Rồi theo năm tháng, mình cũng lớn hơn. Mình đã hiểu rằng: Cái hôm "lần đầu tì sớ" ấy, mình đã bỏ lỡ một cơ hội khác, còn phê hơn rất nhiều. Và mình, đúng thật là một thằng ngu!..
-------------------------------------

Nguồn: Tuân Phẹt

30 tháng 8, 2011

VÁC ĐÁ XÂY TRƯỜNG SA

Hình những chiến sĩ Công binh Hải quân xây dựng, củng cố đảo Phan Vinh (5/2011) này, tụi mình gọi là "Vác đá xây Trường Sa". Phong trào "Góp đá xây Trường Sa" do Báo Tuổi trẻ TP.HCM và bài hát "Gửi đá xây Trường Sa" cũng mới được sáng tác, muộn hơn rất nhiều độ mài mòn trên vai những người lính Công binh Hải quân - bao nhiêu năm qua, vẫn chân đất - vai trần tha từng tảng đá, bao xi măng, viên gạch... để xây dựng, củng cố những điểm đóng quân trên các đảo nổi, đảo chìm, bãi đá, khang trang và sạch sẽ như hôm nay...

ĐÓN TẾT ĐỘC LẬP

Bán và thử, tại Cao Bằng
Mai Thanh Hải Blog - Ngày 2/9, dân ta dưới xuôi hớn hở bàn luận chuyện đi du lịch xa gần bởi được nghỉ, tính cả cuối tuần, được những 4 ngày. Ai ít tiền, kèn kẹt "ăn sắt ị xà beng" cũng tính chuyện dắt díu nhau về quê, hay chí ít cũng kéo nhau ra phố, vào công viên "ăn kem xem voi". Ở xuôi là thế, trên miền núi, ngày 2/9 bao năm nay, được gọi bằng cái tên khác, rất thân thương: Tết Độc lập. 
Can lớn can bé

Chả có tiền về Thủ đô, phố lớn mà đi dạo phố chơi công viên đâu, đồng bào chỉ có thú vui truyền thống nhất, là mặc quần áo đẹp, đến khu trung tâm của bản, thôn, xã, huyện để túm tụm nhau nhìn nhau, nghe loa phóng thanh công cộng hát oang oang những bài truyền thống; chí ít cũng ra đường ngắm người xe qua lại và rì rầm, thủ thỉ buôn dưa. Cả năm, mới có vài ngày mà!..

 Hôm rồi ngồi cà phê với tụi bạn, chúng đập đầu vặt tai nghĩ đề tài viết 2/9, vì năm nay, chả hiểu cấp trên chỉ đạo thế nào, mà các báo đều phải làm chuyên đề - chuyên trang hay "làm đậm" về ngày 2/9. Chả lẽ năm nào cũng "khai quật" mấy cụ nhân chứng lịch sử trèo rào vào Bắc Bộ Phủ, lo âm thanh - dựng kỳ đài cho Chính phủ mới, vác dao rựa - cuốc xẻng đuổi lính khố xanh chân yếu chạy tơi bời, cướp chính quyền ở cấp huyện...
Bé rót vào lớn

Tụi bạn hỏi mình: "Tư vấn đề tài". Mình liệt kê cả loạt "đề tài an toàn", đã được dùng mấy chục năm qua như: "Đổi thay trên quê hương...", "Tháng 9 năm ấy, tháng 9 năm nay", "Nhân chứng kể chuyện", "Những điều chưa biết về..."... khiến đứa nào đứa ấy lắc đầu quầy quậy: "Viết vậy bây giờ, có... ma nó đọc".

Ờ! Nếu vậy thì thử làm chủ đề khác xem. Ví như "Tinh thần Độc lập của ngày 2/9". Cả bọn mặt xám ngoét: "Viết vậy, không cẩn thận, ra Mỹ Đình ngồi chơi xơi nước cả ngày liền!".

Nếu to tát quá mà sợ, thì viết những điều bình dị đi. Ví như chủ đề: "Tết Độc lập ở vùng cao", xem đồng bào bao năm nay chờ đón và ăn cái Tết (duy nhất trên thế giới, chỉ Việt Nam ta có) xem sao?..
Bán cho bác Cựu chiến binh nhá

Với mình, cái Tết Độc lập của đồng bào thiêng liêng và chân thực lắm. Cả năm đầu tắt mặt tối trong góc rừng, nơi xó nhà, mảnh nương vắng... lại có 1 ngày để tụ họp, để gặp nhau, quý hơn việc được nhận vài cân gạo cứu trợ, mấy tấm tôn xi măng lợp nhà. Con người ta có thể đói cơm, rách áo thật đấy, nhưng không vì đói rách mà quên đi việc gặp gỡ, giao lưu và đó gọi là "đời sống tinh thần".

Năm nay (cũng giông giống bao nhiêu năm khác), trước ngày Tết Độc lập, những phiên chợ vùng cao hình như cũng đông đúc hơn, tấp nập hơn và ồn ào hơn. Phụ nữ thì tìm đến những hàng quần áo, đồ dệt, thổ cẩm để cọn những tấm áo, manh quần, vuông vải để diện trong ngày 2/9; đàn ông, chả hiểu sao lại đông hơn, tìm đến những hàng bán thuốc lào, rượu nấu, mua vài lít - vài can, mang về đợi ngày Tết Độc lập, mang ra đón khách hoặc quây quần, khề khà nói chuyện ruộng nương, chuyện Độc lập...

Trước ngày Tết Độc lập, có dịp đi vùng cao, lê la hàng rượu ở mấy chợ phiên và nghe chuyện đồng bào mua rượu, dành sẵn để chúc mừng ngày Tết, thấy cũng phải viết mấy dòng, về chuyện này:
-------------------------------------------------------------------------------------
Hoàng Su Phì, Hà Giang


Người Kinh cũng... thích

Vòi này bé quá

Chờ khách giữa trời mưa lạnh

Chấm mút

Hàng rượu trên đá

Rau và rượu

Vẫn phải dùng vòi

Xếp đều tăm tắp

Đong bằng cóng tre

Chắt từng ly từng tý

Thử rượu nhé

Thêm chén nữa nào

Thử một tý, ngon quá cơ

Chai bày la liệt

Vài nắp can này là say cả... chấy

Mang can về bản
--------------------------------------
* Bài viết có sử dụng một số hình ảnh đăng trên các mạng xã hội





29 tháng 8, 2011

BÁN CỦI!..

Đôi vợ chồng ngồi đợi người đến mua 4 bó củi, của họ, ở thị trấn Mường Tè (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Không biết họ dân tộc gì, bởi trang phục rất lạ, ít thấy. Nhưng có một điều mình biết rõ là họ rất nghèo, rất vất vả và đang rất mong có ai đó mua cho mấy bó củi, mà họ đã cõng gùi, từ trên những cánh rừng rất xa, xuống tới phố thị. 4 bó củi đều tăm tắp như nhau, những quai gùi bóng màu mồ hôi siết trên vai, 4 bàn chân tõe ra quen luồn rừng, neo núi và dáng chống cằm, nhìn xa xăm... Buồn đến tê tái lòng!..

"MÌNH PHỤ TRÁCH AN NINH, NÊN PHẢI... HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO!".

Đinh Vũ Hoàng Nguyên (tiếp Phần 3) - Hoan Xồm mang về một cái đầu video hiệu Sharp. Từ buổi chiều, gã đã bày ti vi và đầu video ngoài sân của khu, gặp ai Hoan Xồm cũng sốt sắng mời tối ra xem phim.

Ông Xích thì thầm với hàng xóm: “Cái đầu máy video này giá phải một cây. Thằng Hoan trừ phi buôn lậu, mới nhiều tiền thế chứ! Riêng bọn này phải theo dõi chặt!”.

Buổi tối Hoan Xồm cởi trần, trên lưng xăm hình cô gái khỏa thân ngồi trên đầu con rồng, phía dưới là dòng chữ: “Bạo lực và Cái đẹp”, gã đứng cạnh ti vi, nói:

- Kính thưa bà con, Hoan tôi bao nhiêu năm tù tội, giờ bỏ dao xuống, cũng chẳng thành Phật được. Nhưng quyết tâm đưa ánh sáng văn minh về cái khu nhà mình. Trong một tuần tới đây, Hoan tôi xin chiếu hầu bà con điện ảnh Á Âu thế giới, gồm phim chưởng Na Tra thái tử, Tây Du Kí, Thủy Hử, phim găng tơ ma phi a… Cứ một tối sẽ chiếu hai phim, chưởng tàu chiếu trước, phim găng tơ chiếu sau. Kính mời bà con thưởng thức!.
Lũ trẻ con nhiệt liệt vỗ tay. Hoan Xồm hớn hở, mặt mũi nở toác.

Tối hôm ấy ông Xích không ra Trụ sở đánh bài, ông ngồi ở sân xem hết hai phim. Xem xong ông Xích nói:

- Chiếu toàn phim nhố nhăng. Chả có tính giáo dục. Trẻ con xem thể loại này thì hỏng to!.

Nhưng mấy tối sau ông Xích đều cắp ghế nhựa xuống sân từ sớm, ngồi đợi.

Một lần Hoan Xồm gặp ông Xích đang xách ghế đi xuống, Hoan Xồm hồ hởi:

- Hôm nay nhà cháu tạm nghỉ chiếu phim. Vợ cháu nó vừa đánh tiết canh vịt. Chú qua nhà cháu làm với cháu chén rượu!.

Ông Xích chủng chẳng:

- Tôi còn bận! Dân phòng đợt này nhiều việc, tình hình phức tạp lắm!.

- Cháu có chai rượu Mao Đài. Cái dòng này bên Tàu, chỉ nấu riêng cho toàn cỡ Chính phủ. Như ở khu này, phi chú ra, thì chả ai đủ trình để thưởng thức. Rượu ngon phải có bạn hiền!.

Ông Xích nói:

- Còn phải xem xem lát có rỗi không đã?.

- Làm việc cho Dân cho Nước thì như chú làm cả đời. Nhưng riêng hôm nay là anh hùng hào kiệt gặp nhau, khác gì Lưu Bị gặp Võ Tòng, không đối được vài chén thì có tội với trời đất!

Hoan Xồm nói xong cầm tay ông Xích lôi đi. Ông Xích “ừm” “ừm”…, rồi theo Hoan Xồm về nhà.
***
Một buổi trưa mình đi học về, gặp thằng Quân Khỉ, nó nói:

- Đại ca!. Vừa nãy chú Hoan rủ bố em vào nhà xem phim, mà bảo phim gì hay dã man!.

- Thế tại sao chú Hoan không để tối chiếu ngoài sân?.

- Chú Hoan bảo là phim này chỉ người lớn xem. Còn trẻ con, cấm!.

Mình về nhà cất xe đạp. Xong, kéo mấy thằng trong khu mò ra nhà Hoan Xồm. Nhà Hoan Xồm đóng kín, khóa cổng ngoài.

- Có thấy gì đâu?.

- Em nghe rõ chú Hoan nói là chiếu phim trong nhà mà. Cả ông Thông, bố thằng Bách cũng xem!.

Mình ra cửa sổ sau nhà Hoan Xồm, áp tai vào khe cửa. Thấy trong nhà có tiếng nhạc, cả tiếng ư ử ư ử. Thằng Quân đưa cho mình một mẩu gỗ. Mình liền chèn vào khe cửa sổ, nậy cho rộng, rồi ngó vào.

Quả là trong nhà Hoan Xồm đang chiếu phim. Trên màn ảnh có cảnh đôi nam nữ Tây cởi truồng, lông lá vàng hoe hoe… Mình ra hiệu cho cả lũ. Thế rồi thằng ngồi, thằng cúi, thằng kiễng, thằng vặn người. Mỗi thằng bám một mắt, theo dọc khe cửa sổ vừa nậy.

Nhà thằng Bách có mảnh sân đối diện đầu hồi khu nhà tầng, lão Thông mở  dịch vụ trông xe đạp xe máy. Hôm đấy lão Thông giao việc trông xe cho thằng Bách. Ở nhà, thằng Bách nhấp nhổm không yên, nó nghe tin bọn mình đang xem phim ở cửa sổ nhà Hoan Xồm. Một lát, thằng Bách mò ra.

Thằng Bách vốn nhỏ con, nó lom khom chui dưới háng mình chui lên. Mình liền chổng mông ra sau, mở cho nó một khoảng để nó ngóc đầu trước đũng quần mình.

- Xe ở nhà mày để ai trông? – Mình hỏi.

- Em lấy xích khóa chằng các xe lại!. Mà mẹ em cũng sắp về rồi!.
Mụ Thấn đi chợ về thấy nhà bỏ trống. Ông khách gửi xe đang ngồi đợi. Chiếc Cub 81 đời chót của ông này có sợi xích khóa chằng bánh, nhưng chiếc công tơ mét (loại kim vàng giọt lệ) bị mất. Mụ Thấn phải khất đền ông khách.

Lũ trẻ con bọn mình đang túm tụm ở cửa sổ nhà Hoan Xồm, thì bất ngờ bị mụ Thấn vụt tới tấp bằng sợi xích dùng để chằng bánh xe. Mình bị 2 phát vào lưng. Cả bọn dạt như ong. Mụ Thấn xông đến trước cổng nhà Hoan Xồm gào lên chửi:

- Thằng đĩ Thông. Bà lấy mày nát một đời hoa tàn một cánh bướm. Thời xưa bà đi lâm trường, không có đàn ông, nên mới phải ngủ với cái loại mày, mới chửa. Giờ mày liệt dương, mày còn đua đòi xem phim cởi truồng, làm bà bị đền cái “công ta tép” mất nửa chỉ vàng. Chim người là con công con ó, chim mày còn không bằng cái thứ ri sẻ…, chim mày vứt ngoài chợ cũng không ai thèm mó. Mày ra đây, mày ra đây, hôm nay bà lột truồng mày, cho thiên hạ thấy cái nỗi hận đời của bà…

Mụ Thấn cầm xích liên tiếp vụt vào cổng. "Rầm rầm!". "Xoảng xoảng!!!". Trong nhà Hoan Xồm lặng ngắt. Rồi đèn tắt phụt.

Bất ngờ cánh cửa phụ nhà Hoan Xồm bật mở. 6-7 người cởi trần mặc quần đùi chạy thốc ra, người nào cũng đội trên đầu một hộp bìa các tông, loại hộp mà Hoan Xồm vốn hay dùng đựng hàng.

Chẳng thể nhận ra ai với ai.

Mụ Thấn túm mấy phát, nhưng trượt. Mụ liền xông vào nhà.

Lại có hai người cởi trần, đầu cũng đội hộp các tông từ trong bếp nhà Hoan Xồm phi ra.

Lần này mụ Thấn không túm vai nữa, mà túm quần đùi một người, giằng lại, giơ xích vụt.

Kẻ bị mụ Thấn túm trúng ngã khuỵu, dẫu ăn đòn rách cả da vẫn im thin thít, tay ôm khư khư hộp các tông che đầu.

Quần đùi của của người này bị mụ Thấn xoắn mạnh, chun đứt phựt, tuột xuống. Người ấy đành buông tay khỏi chiếc hộp trên đầu để chộp quần.

Chiếc hộp rơi. Thì hóa ông Xích.

Ông Xích kêu:

- Úi giời ơi! Đừng đánh nữa, nhầm rồi!. Thằng Thông nhà bà là thằng chạy cùng tôi, nó thoát mất rồi!.

Lũ trẻ con đứng túm tụm xem, hét toáng:

- Ông Xích lòi chim chúng mày ơi! Chim ông Xích như pháo cao xạ chúng mày ơi!...

Hôm ấy lão Thông bỏ đi cả đêm. Sáng hôm sau rình lúc mụ Thấn đi chợ, lão mới mò về gói ghém quần áo, trốn biệt về quê. Thằng Bách tối ấy chui lên nhà mình ngủ. Nằm cạnh mình, nó nói:

- Lúc ông Xích với bố em chạy từ trong bếp nhà chú Hoan Xồm ra. Tuy đầu đội hộp, nhưng em nhận ra ngay cả hai. Vì bố em thì gầy, mặc quần đùi bộ đội có miếng vá ca rô ở háng. Còn ông Xích thì béo, đùi lại có vết chàm. Như mẹ em lạ gì cái quần đùi của bố em, thế mà chả hiểu sao lại đi tóm ông Xích?.

- Hay mẹ mày cố tình nhầm?

- Có khi thế thật! Vì mẹ em cú cái vụ ông Xích bà Đểnh phê bình mẹ em chửi Liên Xô lắm!.

Sau hôm bị mụ Thấn hành hung ở nhà Hoan Xồm, vai và người ông Xích chằng chịt lằn đỏ. Hai hôm liền ông không ra khỏi nhà. Mấy bữa sau, hễ gặp ai ở chỗ vắng, ông Xích lại thầm thì, điệu bộ rất bí mật:

- Mình là phụ trách An ninh!. Nên phải hoạt động Tình báo. Phải trà trộn vào đám xem phim độc hại để nắm tình hình. Có gì mới ngăn chặn được kịp thời!.

Người nào nghe ông Xích nói cũng ậm ừ. Ông Xích vừa khuất mắt, thì ôm bụng cười.

Ngoài bể nước công cộng, Hoan Xồm oang oang kể:
- Hôm đấy trong nhà tôi chiếu phim toàn của Tây nhá, vàng hoe, trắng nõn nhá… Lúc mụ Thấn xông đến trước nhà chửi, lão Thông liền chui sau cánh cửa trong bếp. Liền sau đó lão Xích cùng chen vào, hai lão đứng úp mặt sát nhau sau cánh cửa. Tôi mới tắt hết đèn.

Thế mà chả hiểu lão Thông ở trong đó sờ mó thế nào, rồi kêu: “Ôí giời ơi làng nước ơi, xem được phim tây cởi truồng, nên buồi tôi nó cửng lại được rồi!”. Lão Thông kêu xong thì bị lão Xích thụi, lão Xích bảo: “Ai cho mày sờ buồi tao?”.

Các bà các chị ngồi đấy vục đầu vào lưng nhau cười, có người ngã bổ ngửa. Hoan Xồm về, còn mấy gã đàn ông ngồi ngoài bể nước bàn tán:

- Thằng Hoan này chắc bịa chuyện!. Chứ chim mình mình cầm phải biết, làm sao lão Thông nhầm chim lão Xích được?.

- Cái thằng cha này điêu trẹo họng. Có dở hơi mà tin?.

Lại có người cãi:

- Biết đâu đấy, nhỡ chim lão Thông bị mụ Thấn túm với vặt suốt ngày. Giờ nó nhẽo như dây thun, sờ vào khéo cũng chẳng có cảm giác thật ấy chứ!

Bà Vân Đểnh đi qua, một người nói:

- Bà Vân Đểnh à! Ông Xích nhà bà vì việc An ninh, nên trà trộn vào ổ chiếu phim bậy bạ điều tra, ông Xích thế là làm việc rất có trách nhiệm. Nhưng cái chim ông Xích thì lập trường có vẻ hơi yếu, nên gặp gái tư bản vẫn thèm. Bà nên về quán triệt tư tưởng cho cái chim ông Xích!.

Người khác lại nói:

- Không thể bảo là cái chim ông Xích lập trường yếu được, vì lúc mụ Thấn xấn xổ tấn công, chim ông ấy vẫn hiên ngang chổng lên trời. Phải nói lập trường thế là quyết liệt chứ, nhưng mà là lập trường theo gái Tây!.

Bà Vân Đểnh bơ, làm như không nghe. Lúc về sân, nhìn thấy mụ Thấn, miệng bà sắt lại. Việc phát giác ông Xích trong đám tụ bạ xem phim sex lần này, tất cả là tội của mụ Thấn!..
-----------------------------
* Tít bài do Mai Thanh Hải Blog đặt
* Hình ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

LỢN CẮP NÁCH

Đi công tác hoặc lang thang miền núi với những anh lần đầu tiên rời khỏi Hà Nội... rất mỏi mồm vì phải giải thích đủ thứ trên đời, từ chuyện lớn đến việc nhỏ. Ví như đến vùng người Mông: Sao lại không gọi là Mèo như  ngày xưa? Cải Mèo là sao? Thắng cố ăn thế nào?... Hôm rồi, bạn mình gọi điện: "Sao lại gọi là lợn cắp nách?", mình giải thích đến 15 phút nhưng cu bạn vẫn có vẻ không tin. Hôm nay, tìm lại được quả ảnh anh chàng người Mông lững thững ở huyện lỵ Hoàng Su Phì, Hà Giang. Đây là LỢN CẮP NÁCH! Nhá!..

28 tháng 8, 2011

"ĐẸP NHƯ BÔNG LÚA CHÍN, CON SÔNG PHÙ SA THƠM NỨC"

Đàm Hà Phú - Có một cô nhân viên của tôi, thường ngày vẫn thấy tôi hay kể chuyện miền Tây, nên cô quyết định cùng chồng đi miền Tây chơi. Sau khi đi một vòng miền Tây, xuống đến tận mũi Cà Mau, cô quay trở về và phát biều rằng “Miền Tây chẳng có gì hay để xem, để chơi cả”.

Tôi hoàn toàn đồng ý. Tôi đã từng đi khắp miền Tây. Ở miền Tây không có gì đáng để xem đâu, không có những đền đài thành quách, không có những bờ biển dài cát trắng dừa xanh, không có núi non hùng vĩ, không có những dòng thác thơ mộng, thậm chí cũng không có lấy một cái resort cho ra hồn… không có gì đáng cho một chuyến du lịch cả. Chắc chắn luôn

2.
Nhà Ngoại vợ tôi ở giữa miền Tây, Hậu Giang. Ngoại có bốn người con gái và hai người con trai, trong bốn người con gái của bà Ngoại thì má vợ tôi lớn nhất, thứ Ba, còn lại là Dì Tư, Dì Bảy và Dì Út. Cả bốn người con gái này đều rất đẹp (tôi coi hình hồi trẻ của họ mà không khỏi mê mẩn).

3.
Dì Tư tôi có thể nói là đẹp nhất trong bốn người, nét đẹp của Dì rất quí phái. Dì Tư sanh được năm người con gái, sanh cũng gần nhau. Sanh xong năm người con gái thì Dượng Tư tôi mất, để lại một mình Dì với năm cô con gái nhỏ. Vì lúc ấy Dì đẹp quá (sanh năm con mà vẫn còn đẹp mới hay) nên cũng có nhiều người đàn ông giàu có đến xin phụ nuôi con với dì, nhưng Dì Tư nói: không. Một mình Dì ở vậy nuôi năm người con. Vượt qua bao nhiêu khổ cực, đắng cay, loạn lạc, binh đao… Dì Tư vẫn một tay nuôi các con nên người, không những vậy Dì Tư còn phụ giúp Ngoại nuôi các em.

Các con Dì Tư bây giờ đều khá giả, ở nhà lầu đi xe hơi, nếu bạn muốn nói rõ hơn. Hôm Tết vừa rồi, các con gái và con rể của Dì Tư làm một lễ mừng thọ cho Dì ở Trường Long. Đó là một buổi lễ lớn, được dựng rạp trong vườn với múa lân và cả một chương trình ca nhạc. Vợ chồng chúng tôi, cùng với một đại gia đình, cũng đến dự và chúc mừng Dì. Tóc Dì đã bạc, chân Dì bị đau nên đi lại khó khăn. Dì vẫn luôn mỉm cười. Tôi vẫn phải nhắc lại là đến tận tuổi già, Dì Tư tôi vẫn đẹp mê hồn.

4.
Dì Bảy cũng đẹp, đẹp một kiểu khác nữa, có thể vì Dì là một cô giáo. Dì Bảy có ba người con, hai trai một gái. Đúng lúc Dì Bảy tôi sắp sanh đứa út, thằng Khoa, thì nhà Dì có chuyện. Số là Dượng Bảy tôi lúc ấy đi làm bảo vệ, mà bảo vệ thời mới giải phóng được coi là bán vũ trang và cũng được cấp súng quân dụng. Trong một lần làm nhiệm vụ, Dượng Bảy tôi đã vô tình để súng cướp cò và làm chết một người.

Đó là một cái án dài đằng đẵng. Dì Bảy một mình nuôi ba đứa con trong lúc Dượng Bảy thụ án, tất nhiên là có sự trợ giúp của má vợ tôi và Dì Tư. Nhưng đó là một thời gian cực kỳ khó khăn, mà mỗi lần nhắc lại thì má vợ tôi và Dì Bảy vẫn không khỏi chua xót.

Bây giờ thì Dì Dượng rất vui. Dượng Bảy làm lúa ở Nông trường Cờ Đỏ mà cất nhà mới ở Cần Thơ, gia đình vui vẻ, cháu nội cháu ngoại đầy đàn. Dượng Bảy rất thích tôi, mà tôi cũng rất thích ổng.

Mỗi lần tôi về, là nhất định dượng cháu phải uống với nhau một bữa thật say. Dượng Bảy tôi nấu ăn cực ngon, ngon thần sầu quỉ khốc luôn bạn ơi. Biết tôi về, thế nào ổng cũng làm món giò heo giả cầy, hoặc dụm trâu nấu mẻ mà tôi khoái, rồi kiếm rượu đế ngon… kể lại mà tôi còn nuốt nước bọt ừng ực.

5.
Dì Út cũng đẹp, đẹp kiểu khác nữa, đẹp kiểu hiền lành, nhẹ nhàng. Dì Út chỉ có một thằng con, nó là thằng Nghị, ở quê mà chỉ có một con là hơi bị hiếm, nhưng trường hợp của Dì Út thì có lý do.

Dì Út lấy chồng, đó là một mối tình đẹp. Sau đám cưới Dì Út qua nhà chồng ở. Nhà Dượng Út nghe nói rất khó khăn và khắc nghiệt, đặc biệt là người mẹ. Không thể chịu nổi cảnh mẹ chồng nàng dâu, Dì Út muốn ra riêng. Dượng Út, dù rất yêu vợ nhưng lại sợ mẹ nên đành vâng lời mẹ, chia tay với Dì, lúc thằng Nghị vừa ra đời. Nửa đường gãy gánh, nuốt nước mắt với bao nhiêu khổ nhục và phải đấu tranh vất vả lắm, Dì Út mới giành được quyền nuôi thằng Nghị.

Tưởng rằng đã xong. Nhưng hơn chục năm sau, lúc thằng Nghị đã lớn thì Dượng Út lâm bạo bệnh, bị bệnh gì về cột sống, mà Dượng chỉ còn ngồi liệt một chỗ, mặt quay về một hướng. Thương cảnh chồng cũ bịnh tật, cô đơn không ai chăm sóc. Dì Út quay lại với Dượng, đưa Dượng Út về nhà đề Dượng được làm cha, làm chồng, dù Dượng vẫn chỉ ngồi liệt một chỗ, mắt nhìn về một hướng.

Tết vừa rồi tôi cũng ghé nhà Dì Út chơi. Dì Dượng vui lắm, nhà cũng mới cất, nhà đẹp và thoáng mát, thằng Hà Văn chạy lon ton từ trước ra sau. Thằng Nghị có đứa con gái, đó cũng là một niềm vui của Dì Dượng.

6.
Cả bốn người con gái của Ngoại đều đẹp, nhan sắc thuộc loại mê đắm lòng người, nhưng hơn tất cả, tấm lòng, tình yêu, nghị lực và đặc biệt là sự hy sinh cho gia đình của cả bốn người mới thực là những vẻ đẹp tỏa sáng rực rỡ.

7.
Ở miền Tây không có gì đáng để xem, để chơi, để đi du lịch… đâu. Tin tôi đi, đi chơi là thất vọng đó. Ở miền Tây, chỉ có một thứ đặc sản khiến tôi mê mẩn, một thắng cảnh đẹp nhất mà thiên hạ từng biết đến. Đó là tấm lòng người miền Tây, nó "đẹp như bông lúa chín con sông phù sa thơm phức..." (Tình đẹp Hậu Giang)