10 tháng 6, 2011

DIỄN TẬP BẢO VỆ TRƯỜNG SA

BÁC HỒ, ĐẠI TƯỚNG VÀ "TIẾN BƯỚC DƯỚI QUÂN KỲ"


Mai Thanh Hải Blog - Bài hát này rất quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, những khung hình về những con người vĩ đại giành lại, giữ được và đánh đuổi những kẻ muốn cướp đoạt giang sơn gấm vóc Việt Nam, thì không phải ai cũng đã được xem. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những Tướng lĩnh - Sĩ quan - Chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam giữ cờ Quyết thắng.


Xin trân trọng giới thiệu với mọi người bài hát truyền thống và mong chúng ta cùng sát vai giữ độc lập, tự do cho gia đình - con cháu, không lệ thuộc - phải nghe lời bất cứ 1 tên to xác, bẩn tính và tham lam nào. Một tuần trôi qua với rất nhiều sự kiện nóng bỏng, ảnh hưởng đến vận nước. Những ngày nghỉ cuối tuần này, biết đâu độ nóng đó lại gia tăng nên mọi người dành thời gian theo dõi tin tức nhé!..

Dẫu sao, vẫn chúc mọi người ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc và bình yên!

À! Trời nắng nóng thế này, ai ở Hà Nội thì buổi tối đưa trẻ con ra Quảng trường trước Lăng Bác cho các cháu chạy nhảy, vui đùa và tham gia Lễ hạ Cờ Tổ quốc nhé! Buổi Lễ diễn ra đều đặn, bắt đầu từ khoảng 20h45. Rất hoành tráng, trang nghiêm, xúc động và đáng xem. Nhà mình thường đưa con gái yêu ra đó tham dự Lễ hạ Cờ và lần nào con gái cũng bảo: Đó là "Lễ cho Cờ... đi ngủ!". Hi! Hi!

QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN BẮN ĐẠN THẬT TRÊN BIỂN MIỀN TRUNG

Tàu HQ-381 bắn tên lửa trong tình huống tiêu diệt tàu chiến địch  
Mai Thanh Hải Blog - Bộ Tư lệnh Vùng 3, Quân chủng Hải Quân và Cty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Bắc vừa có thông báo việc tổ chức bắn đạn thật trên biển, thuộc khu vực Hòn Ông, cách đảo Cù Lao Chàm (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) khoảng vài chục hải lý. 

Khu vực bắn đạn thật của Hải quân Việt Nam lần này, cũng là nơi thời gian qua, rất nhiều tàu thuyền Trung Quốc đã xâm nhập có tổ chức nhằm đánh bắt thủy hải sản trong vùng biển Việt Nam và nhiều hoạt động khác. Khi bị lực lượng chức năng đẩy đuổi, các tàu thuyền Trung Quốc còn có nhiều hành vi đe dọa, khiêu khích, thậm chí chống lại lực lượng thi hành công vụ.
Tàu HQ-11 (Vùng 2 Hải quân) bắn đạn thật

Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân quản lý vùng biển và thềm lục địa Tổ quốc, cả đoạn giữa miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Định) gồm các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn... Trụ sở Bộ Chỉ huy Vùng 3 Hải quân đóng tại TP. Đà Nẵng.
-------------------------------------------------

Theo đó, cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ diễn ra trên khu vực giới hạn bởi 4 điểm A, B, C, D.


Cụ thể, điểm A ở 15°44'00" độ vĩ Bắc, 108°35'00" độ kinh Đông, điểm B ở 15°53'42" độ vĩ Bắc, 108°35'00" độ kinh Đông, điểm C ở 15°53'42" độ vĩ Bắc, 108°46'36" độ kinh Đông, điểm D ở 15°44'00" độ vĩ Bắc, 108°46'36" độ kinh Đông.

Ngày bắn chính thức vào ngày 13/6/2011, trong khoảng thời gian 18-24h.

Theo thông báo, các phương tiện thủy không hoạt động ở khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật.

Địa điểm bắn đạn thật trên bản đồ:
 Địa điểm bắn đạn thật diễn ra ở khu vực gần Hòn Ông
 Địa điểm bắn đạn thật diễn ra ở khu vực gần Hòn Ông.


GÓC NHÌN CỦA BLOG LÃNG VỀ SỰ VIỆC TRÊN BIỂN ĐÔNG

Tàu Ngư chính Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam
Mai Thanh Hải Blog - "Hỡi các bạn! Đây chính là lúc ai có trí dùng trí, có mưu dùng mưu, không có trí, mưu thì dùng chân, tay, chân giữa…. Chúng ta quyết không để mất vùng biển này vào tay Tàu Khựa thêm một mẩu nào nữa" - Những lời này được đăng trên Blog Lãng với một cách tiếp cận vấn đề rất khác và cung cấp thêm nhiều thông tin về sự việc Trung Quốc liên tiếp gây hấn trên Biển Đông. Cách viết, hành văn và xử lý câu chữ - lời nói cũng không giống với những bài phân tích - bình luận "đao to búa lớn" thường gặp và toát lên vẻ gần gũi, chân thực, bình dân dễ được tiếp nhận.
Xin giới thiệu bài viết và cũng nói rõ: Tình yêu nước, lòng tự tôn dân tộc đang cháy lên trong mọi người Việt và mỗi người, đều góp 1 tiếng nói - cách nói khác nhau... Những ý kiến - thông tin trong bài viết là của riêng tác giả và Mai Thanh Hải Blog rất tôn trọng điều đó.

------------------------------------------------------
 MỤC ĐÍCH THỰC SỰ HIỆN NAY CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

Ngày 10/06/2011, Hội nghị Sangila vừa kết thúc, bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc tại Hội nghị nhắc tới từ Hòa bình tới 27 lần, cộng với vô số lời cam kết khẳng định không dùng bạo lực. Gần như ngay sau đó, tàu thăm dò thứ hai của Việt Nam tiếp tục bị phá hoại cáp. Lần này, để tỏ vẻ “dân sự” hơn, Trung Quốc dùng tàu cá và cho tàu Ngư chính yểm hộ.
Tàu Hải giám, Ngư chính là các tàu Tuần tra biển

Đây là một chiến thuật cáo già, nhưng hiệu quả thì gần như không đáng nhắc tới. Thứ nhất là những hành động kiểu này, gần như không thể chặn được hoạt động thăm dò hợp pháp của Việt Nam. Nó sẽ vẫn được tiến hành, dù có thể phải chuẩn bị chu đáo, tốn kém và phiền phức hơn. Mặt khác, trong lúc thế giới và các nước trong khu vực, đang hết sức dè chừng Trung Quốc, thì bộ lộ thái độ hung hăng lộ liễu kiểu này, quả là không khôn ngoan chút nào. Xét cả về lợi ích thực tế là tìm cách chặn người Việt Nam thăm dò, Trung Quốc đều không đạt được, và xét về uy tín quốc tế, Trung Quốc tổn hại thấy rõ.

Cần đặt ra câu hỏi: Trung Quốc cố tình tiến hành các sự kiện này nhằm vào mục đích gì?.

Chắc chắn không phải do Trung Quốc thừa tàu, thừa thời gian để mai phục sâu trong lãnh hải Việt Nam và Philippin, tối ngày rình rình cắt cáp. Trung Quốc cũng không có khả năng tranh chấp chủ quyền thực sự đối với vùng lãnh hải đã quá rõ ràng thuộc về Việt Nam. Hơn thế, lại nằm trọn vẹn trong năng lực phòng thủ quân sự hữu hiệu của hệ thống không quân, tên lửa đất đối hải, và các căn cứ hải quân ven bờ dày đặc của người Việt tại vùng biển phía nam này.

Vậy tại sao Trung Quốc lại tiến hành?.
Giàn khoan Khổng lồ của Trung Quốc

Nếu cho rằng đây là sự bột phát do thừa năng lượng thì hòan toàn không phải. Kinh tế Trung Quốc hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn, nội trị hiện ngày một căng thẳng, và về năng lực quân sự cũng chẳng có sự phát triển nào mới mẻ.

Sâu chuỗi các sự kiện, cho thấy vấn đề thực sự hiện nằm ở kế hoạch đưa giàn khoan dầu khí khổng lồ, có khả năng khoan tới độ sâu 3000 m mà Trung Quốc đang định đưa vào khai thác ở Biển Đông trong thời gian tới. Theo kế hoạch ban đầu, Trung Quốc công bố định đưa giàn khoan vào hoạt động từ đầu tháng 7/2011. Nhưng hiện họ đã hoãn lại, do chưa thấy chín muồi.

Đến đây câu chuyện khá rõ ràng: Tất cả những hành động gây hấn hung hăng gần đây của Trung Quốc tại các vùng biển thuộc vùng lãnh hải “đương nhiên và không có tranh chấp” của Việt Nam và Philippin là nhằm mục đích gây rối trí và lúng túng cho cả 2 quốc gia này, dọn đường cho Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển “tranh chấp thực sự” mà Việt Nam và Phillipin có dự phần.

Bằng cách gây sức ép và tạo tranh chấp giả tạo liên tục trong các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền 2 nước này, khiến cả Việt Nam lẫn Philipin phải dồn nguồn lực ra ứng phó và khó có khả năng chặn lại hữu hiệu khi Trung Quốc thực sự kéo dàn khoan khổng lồ vào vùng biển tranh chấp đích thực. Nếu anh Lãng đoán không nhầm, giàn khoan của Trung Quốc sẽ được đặt phụ cận vùng Trường Sa, trong "vùng chồng lấn" mà Việt Nam và Phillipin cùng khẳng định chủ quyền.

Nhìn thấu được mục đích thực sự của Trung Quốc, sẽ cho phép chúng ta tỉnh táo đánh giá vấn đề, và đưa ra giải pháp phù hợp đối với tình hình.

Các sự kiện cắt cáp liên tục trong thời gian gần đây, do đó, chỉ là bình phong cho một kế hoạch lớn đích thực của Trung Quốc, nhằm hiện thực hóa việc khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, vốn trước giờ Trung Quốc chưa có khả năng thực hiện.
Tàu cá Trung Quốc đang cắt cáp của tàu ViKing II

Do đó, các sự kiện cắt cáp, gây công phẫn nhưng chỉ là màn đánh dứ ngụy tạo mà Trung Quốc đang cố dựng ra, nhằm che đậy mục đích thực sự của chúng. Ngay từ bây giờ, cả Việt Nam và Phillipin, cần lên kế hoạch phá hoại bằng được giàn khoan thăm dò của Trung Quốc, một khi nó được kéo vào vùng biển tranh chấp. Xây dựng giàn khoan thì khó, phá hoại nó thì đơn giản hơn rất nhiều. Phá bằng cách nào, phá bằng phương tiện gì, phá ở đâu, phá vào lúc nào, anh giành cho các bạn có chuyên môn trong lĩnh vực phá hoại đưa ra câu trả lời.

Anh chỉ đưa ra định hướng có tính chỉ đạo thế này: “Nhất thiết không được dùng lực lượng quân sự trực thuộc quân đội phá giàn khoan của Khựa”. Dùng ngay chính miếng võ khựa đang dùng hiện nay: Cho tàu cá và các loại tàu thuộc lực lượng không thuộc biên chế hải quân phá hoại trang thiết bị của các nước láng giềng.

Riêng với các hành động cắt cáp liên tục của tàu “dân sự” Trung Quốc, ngay trong vùng biển rõ ràng thuộc phạm vi lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam, nhất thiết không thể chỉ đánh vuốt đuôi, mà phải dùng sức mạnh răn đe thực sự. Anh nghĩ Việt Nam cần lựa chọn vài chục tàu có hỏa lực nhẹ phù hợp thuộc hải quân, cấp tốc tạm thời chuyển biên chế sang làm cảnh sát biển.
Tàu Ngư chính 311 Trung Quốc đuổi bắt tàu Việt Nam

Mời một lọat quan sát viên quốc tế thuộc các nước Asean như Indo, Philipin, Bruney, Singapore và Malai... (thằng Mianma hay Thái, Cam dí dái thèm mời, bọn này sẽ đặt điều bất lợi cho chúng ta), và các quan sát viên thuộc EU, Nhật, Ấn, Mỹ hoặc nếu cần thì mời quan sát viên thuộc Liên Hợp Quốc (nếu mà có...) đi tham quan vùng biển Việt Nam. Khi lừa được bọn đó lên tàu rồi, phải canh thời điểm thật chuẩn, lúc tàu “dân sự” Trung Quốc đang phá hoại tài sản của Việt Nam ở vùng biển chúng ta có quyền tài phán, thì dùng lực lượng bán vũ trang kia nổ súng răn đe thực sự, bắn thiệt hại càng nặng tàu Trung Quốc càng tốt, bắt sống đưa về càng tốt nữa. Mục đích kéo bọn quan sát viên quốc tế đi cùng là để chúng xác nhận cho tọa độ Việt Nam thực hiện chế tài. Việc chuẩn bị chu đáo đó, đảm bảo thành công và đảm bảo lẽ phải thuộc về Việt Nam, Trung Quốc không thể vu cáo hoặc chối cãi khi có sự xác nhận của đám quan sát viên quốc tế.

Khi xác định nổ súng trong vùng biển Việt Nam, cần chuẩn bị đụng độ thật sự và kiên quyết, có tính toán tới khả năng Trung Quốc đưa máy bay và tàu quân sự tới giải vây. Nghĩa là lực lượng tên lửa đất đối hải, không quân đánh biển và tàu tên lửa của Việt Nam cũng đồng thời phải trực chiến 24/24. Rất không may cho Khựa, trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, chắc chắn không có cửa thắng nào cho không quân và hải quân Trung Quốc, tính từ vùng biển Đà Nẵng về phía Nam.
Tàu Ngư chính Trung Quốc đang ẩn nấp, chờ lúc ra tay

Chỉ cần thực hiện 1 lần, đến đầu đến đũa, anh tin chắc lực lượng Hải giám, Kiểm ngư, lẫn tàu cá Trung Quốc sẽ vắng mặt trong vùng lãnh hải Việt Nam, một thời gian dài. Điều mấu chốt hiện nay là, làm thế nào đánh chìm được cái giàn khoan khổng lồ Khựa đang định kéo vào Biển Đông.

Hỡi các bạn, đây chính là lúc ai có trí dùng trí, có mưu dùng mưu, không có trí, mưu thì dùng chân, tay, chân giữa…. nhất định phải phá bằng được cái giàn khoan TQ đang âm mưu cắm tại Trường Sa. Chúng ta quyết không để mất vùng biển này vào tay tàu Khựa thêm một mẩu nào nữa.

Hỡi các bạn! Hãy tiến lên!..

9 tháng 6, 2011

TRƯỜNG SA ĐÃ SẴN SÀNG


Mai Thanh Hải Blog - Rất mong mọi người dành thời gian nghe - xem Video Clip này. Để hướng tâm tưởng ra nơi địa đầu biển đảo đang tranh thủ từng giây phút bình yên. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta phải tự vệ để giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc với từng nắm đất, từng mét nước mà ông cha ta đã đổ xương máu giữ gìn.


Trường Sa của chúng ta: Đã sẵn sàng!...
--------------------------
* Tổ chức sản xuất: Mai Thanh Hải
* Hình ảnh trong Clip: Mai Thanh Hải, Hoangminhtnvn, Sonrak (Diễn đàn OF) và một số đồng nghiệp khác đã ghi lại trong các chuyến công tác ra Trường Sa, Bạch Long Vĩ
* Biên tập và dàn dựng: Lê Ngọc Lân, PGĐ Nhà hàng AnJ (84-86-88, Đào Tấn, Hà Nội)
* Nhạc và lời: Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương (TP. Hồ Chí Minh)

TÀU NGƯ CHÍNH TRUNG QUỐC ĐƯỢC TRANG BỊ MÁY BAY TRỰC THĂNG VÀ NHIỀU VŨ KHÍ QUÂN DỤNG.

Lính Trung Quốc trên tàu Ngư chính 44183 lăm lăm súng tiểu liên AK
 bắt giữ tàu cá QNG94734 của Việt Nam, tháng 7/2009
Mai Thanh Hải Blog - Dù to mồm cho rằng: "Tàu Ngư chính thực hiện các công việc gồm tuần tra giám sát, kiểm tra tàu đánh cá Trung Quốc, chỉ huy sản xuất ngư nghiệp, thông báo thời tiết và tình hình cứu hộ, bảo vệ môi trường biển, ngăn chặn khai thác cá bừa bãi, bảo vệ trật tự môi trường đánh bắt. Ngoài ra, tàu Ngư chính còn làm nhiệm vụ xử lý tranh chấp, kiểm tra và giám sát tàu đánh cá quốc tế", thế nhưng thực chất tàu Ngư chính là tàu Tuần tra của Trung Quốc (một số tàu còn trực thuộc lực lượng Hải quân Trung Quốc).


Qua hình ảnh tư liệu, chúng tôi đã phát hiện một số tàu Ngư chính còn được trang bị vũ khí quân dụng thông thường, hiện đại như súng tiểu liên AK, pháo hạng nặng. Như vậy, những lý lẽ cho rằng: "Tàu Ngư chính là tàu dân sự và... đi sâu vào lãnh hải Việt Nam, xô xát với tàu dân sự Việt Nam nên thuộc dạng... va chạm dân sự" liệu có thuyết phục?..


Xin giới thiệu bài viết trên Báo Pháp luật TP. Hồ Chí MinhBáo và những hình ảnh của Mai Thanh Hải Blog đã thu thập và được bạn đọc cung cấp.
------------------------------
TÀU NGƯ CHÍNH: CÔNG CỤ TUẦN TRA CỦA TRUNG QUỐC

Mỗi lần có sự cố xảy ra trên các vùng biển tranh chấp, Trung Quốc lại điều động tàu ngư chính đến. Thực chất tàu ngư chính là tàu tuần tra của Trung Quốc, đã từng sách nhiễu tàu đánh cá các nước khác ở biển Đông.
Tàu Ngư chính 310 với 3 tháp pháo phía trên

Theo Cục trưởng Cục Ngư nghiệp (Bộ Nông nghiệp Trung Quốc) Lý Kiến Hoa, tàu ngư chính thực hiện các công việc gồm tuần tra giám sát, kiểm tra tàu đánh cá Trung Quốc, chỉ huy sản xuất ngư nghiệp, thông báo thời tiết và tình hình cứu hộ, bảo vệ môi trường biển, ngăn chặn khai thác cá bừa bãi, bảo vệ trật tự môi trường đánh bắt. Ngoài ra, tàu ngư chính còn làm nhiệm vụ xử lý tranh chấp, kiểm tra và giám sát tàu đánh cá quốc tế.

Tỉnh Phúc Kiến là nơi xuất hiện tàu ngư chính sớm nhất tại Trung Quốc. Đầu tiên Trung Quốc nhập khẩu nguyên chiếc, sau đó tự đóng tàu. Tàu đầu tiên nhập khẩu vào năm 1926 là tàu bằng thép nhập từ Pháp có trọng tải 274 tấn.

Năm 1959, Cục Thủy sản tỉnh Phúc Kiến chỉ đạo đóng tàu đánh cá hỗn hợp bằng thép. Năm 1979, tỉnh Phúc Kiến bắt đầu đóng tàu ngư chính chuyên quản lý ngư nghiệp. Năm 1981, hai tàu đầu tiên hạ thủy đều dài 40,49 m, rộng 7 m, sâu 2,9 m, mớn nước 1,6 m, trọng lượng chở hàng tối đa 350 tấn.

Tàu ngư chính được chia thành ba loại. Tàu lớn có trọng tải từ 1.000 tấn trở lên. Loại vừa thường vài trăm tấn. Hai loại này hoạt động trên biển, còn loại nhỏ từ vài tấn tới vài chục tấn hoạt động trên sông hồ.
Tàu Ngư chính 311 trực thuộc hải quân với lính thủy mặc quân phục rằn ri

Hiện nay, tàu Ngư chính 311 trực thuộc hải quân là tàu có trọng tải lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, tàu ngư chính hiện đại nhất Trung Quốc lại là tàu 310.

Tàu 310 chạy nhanh nhất (22 hải lý/giờ), với trọng tải 2.850 tấn, có thể liên tục chạy trong 6.000 hải lý trong 60 ngày đêm, đủ khả năng chống bão cấp 12. Tàu chở 56 thuyền viên, chở theo hai máy bay trực thăng Z-9A, có hệ thống thông tin băng rộng trên biển, hệ thống theo dõi quang điện. Tàu 310 cũng là tàu đầu tiên chở máy bay trực thăng nhằm phối hợp hoạt động trên không và trên biển.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có sáu tàu ngư chính nổi bật gồm:

- Tàu Ngư chính 204: Đây là tàu cấp 1.000 tấn đầu tiên chế tạo trong nước trong những năm 1970. Tàu dài 61 m, rộng 10,2 m, mớn nước 3,7 m, vận tốc 16,6 hải lý/giờ với trọng tải 880 tấn. Tàu thuộc Cục Quản lý giám sát ngư cảng ngư chính Đông Hải.

- Tàu Ngư chính 201: Tàu cấp 1.000 tấn với trọng tải 954 tấn, dài 70,12 m, rộng 10 m, sâu 4,6 m, vận tốc 16-18 hải lý/giờ, trực thuộc Cục Quản lý giám sát ngư cảng ngư chính Nam Hải.

- Tàu Ngư chính 301: Tàu thuộc Cục quản lý giám sát ngư cảng ngư chính Nam Hải. Tàu dài 69,38 m, trọng tải 1.000 tấn, gồm hai động cơ diesel, vận tốc đạt 13 hải lý/giờ. Tàu được trang bị radar, hệ thống định vị toàn cầu qua vệ tinh, hệ thống bản đồ điện tử.

- Tàu Ngư chính 202: Tàu được chế tạo năm 2001, có trọng tải 1.000 tấn, dài 70 m. Tàu thuộc quyền quản lý của Cục Ngư chính Đông Hải.
2 lính Trung Quốc tàu Ngư chính 44183 khoác AK đứng phía trên mũi tàu

- Tàu Ngư chính 303: Tàu cấp 1.000 tấn, dài 70,01 m, được chế tạo năm 2000, thuộc Cục Quản lý giám sát ngư cảng ngư chính Nam Hải.

- Tàu Ngư chính 118: Tàu thuộc cấp 1.000 tấn, thuộc Cục Ngư chính biển Hoàng Hải Bột Hải.

Trong kế hoạch năm năm lần thứ 12 (2011-2015) và sau đó, Trung Quốc dự kiến sẽ đóng nhiều tàu ngư chính hơn nữa. Trong đó có một tàu ngư chính chở máy bay trực thăng có trọng tải 2.500 tấn hoạt động tại khu vực biển Đông. Vốn đầu tư dự kiến trên 250 triệu nhân dân tệ (715 tỉ đồng VN). Ngoài ra, Trung Quốc còn lên kế hoạch đóng 3-5 tàu ngư chính siêu lớn với trọng tải tối đa trên 5.000 tấn.

HOÀNG HẠNH (Theo baidu.com, chinadaily, nfdaily)

HÌNH ẢNH TÀU NGƯ CHÍNH 311 CỦA TRUNG QUỐC ĐUỔI BẮT, TẤN CÔNG NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI, THÁNG 7/2009

Tàu Ngư Chính 311 của Trung Quốc
Mai Thanh Hải Blog - Tàu Ngư Chính 311 vừa cùng đồng bọn ngang ngược tạo hành động gây hấn trên Biển Đông sáng nay (09/6) vốn không lạ với các ngư dân và nhiều "tập thể, cá nhân" Việt Nam. Đây không chỉ là con tàu Tuần tra biển được cải tiến từ tàu chiến đấu có trọng tải 3.000 tấn mà còn là thủ phạm rượt đuổi, tấn công, bắt giữ (và đưa về, đòi tiền chuộc) nhiều tàu cá của ngư dân nghèo các tỉnh miền Trung (đặc biệt là Quảng Ngãi). Cách đây không lâu, khi thực hiện cái gọi là "Lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông", tàu Ngư Chính 311 đã mang một số phóng viên báo chí của Trung Quốc đi cùng và tấn công một số tàu đánh cá Việt Nam đang đánh cá trên Biển Đông, thuộc chủ quyền Việt Nam, để làm "sự kiện nóng" cho các phóng viên Trung Quốc quay phim, chụp ảnh, viết bài, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc.

Một trong những cuộc tấn công như vậy đã được đăng phát và được của Trang Hồ Trung Nghĩa ghi lại, phản ánh rất cụ thể. Xin đăng tải lại để thấy rõ: Ngư Chính 311, mi là ai?..
--------------------------------------------------------------------


Một con tàu ngư dân Việt Nam phía xa


Đây là con tàu tuần tra được cải tiến từ tàu chiến có trọng tải trên 3000 tấn 


Bao vậy tàu cá ngư dân Việt Nam



Chúng bắt dầu gọi ngư dân ta dừng tàu lại


Cái thẻ đó có hiệu lực trên Biển Đông Việt Nam ?



Chúng cho xuồng bao vây


Tràn lên tàu ngư dân Việt Nam 


Các anh có dấu vũ khí không 


Cướp con cá con mắm của ngư dân nghèo


Phát biểu cái gì đây ?


Hơn 3 tàu cùng trực thăng iểm trợ để cướp bắt ngư dân Việt Nam



Những ngư dân nghèo khổ chỉ còn biết rưng nước mắt đứng nhìn chúng cướp và đuổi 


Động thái ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông là nhằm thị uy và khuyếch  trương sự bành trướng trên Biển Đông Việt Nam. Những ngư dân nghèo sẽ phải trốn chạy ngay trên vùng biển của mình ...

TÀU TRUNG QUỐC LẠI XÂM PHẠM LÃNH HẢI VÀ TẤN CÔNG, UY HIẾP, CẮT CÁP THĂM DÒ CỦA TÀU KHẢO SÁT ĐỊA CHẤN VIỆT NAM

Ngư Chính 311 là một trong những tàu Trung Quốc tấn công tàu dân sự của Việt Nam sáng nay (9/6/2011)
Mai Thanh Hải Blog - Tình hình Biển Đông đã trở nên căng thẳng khi sáng nay (9/6), tàu đánh cá Trung Quốc mang số hiệu 6226 (nhưng mang thiết bị cắt cáp chuyên dụng) được sự yểm trợ của 2 tàu Ngư Chính Trung Quốc mang số hiệu 311 và 303 đã xâm nhập sâu vào trong lãnh hải Việt Nam, tấn công - cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Viking 02 (của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - VNP), đang làm nhiệm vụ khảo sát, thăm dò dân sự. Khi thiết bị cắt cáp chuyên dụng của tàu đánh cá Trung Quốc 6226 bị vướng vào cáp, 2 tàu Ngư Chính và một số tàu khác của Trung Quốc đã lao vào khống chế, uy hiếp và giải vây cho tàu đánh cá 6226. Đây là hành động leo thang nghiêm trọng của Trung Quốc.
-----------------------------------------------------------------

TRUNG QUỐC LẠI CẮT CÁP TÀU VIỆT NAM


Cập nhật lúc 09/06/2011 04:37:35 PM (GMT+7)


VietNamNet - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận việc tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Việt Nam xảy ra sáng nay (9/6).

Bà Nguyễn Phương Nga trong buổi họp báo chiều nay đã xác nhận: vào lúc 6h sáng ngày 9/6, tàu Viking 02 của PetroVietnam đang tiến hành hoạt động thăm dò thì bị tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226, cùng hai tàu Ngư chính yểm trợ mang số hiệu 311 và 303 tiến đến với tốc độ nhanh.
Người phát ngôn Phương Nga: "Những điều này không chấp nhận được"

Tàu Viking 02 đã phát pháo hiệu cảnh cáo song các tàu này vẫn lao vào, thiết bị cắt cáp chuyên dụng của tàu cá 6226 mắc vào cáp của Viking 02 khiến tàu thăm dò của Việt Nam không thể hoạt động bình thường. Hai tàu Ngư chính 311 và 303 cùng một số tàu cá khác sau đó đã tiến vào để giải cứu tàu 6226.

Cho biết khu vực xảy ra sự việc (lô 136/03 nằm ở 6o47,5 Bắc, 109o17,5 Đông) nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật pháp quốc tế - Bà Nga nhận định: "Hành động này của các tàu cá và tàu Ngư chính Trung Quốc là có chủ ý, có tính toán và được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, gây thiệt hại lớn cho PetroVietnam.

"Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước", bà Nga nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhận định các sự việc trên cho thấy rõ ý đồ của Trung Quốc muốn biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, hiện thực hóa chính sách đường 9 đoạn – đường lưỡi bò.

Người phát ngôn Việt Nam cũng cho biết: Ngay chiều 9/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc để bày tỏ thái độ và làm rõ lập trường của phía Việt Nam về sự việc trên.

Đáng nói là sự việc diễn sau chỉ một thời gian ngắn sau vụ việc các tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Bình Minh 02 cũng của PetroVietnam sáng 26/5. Khi bình luận về việc cắt cáp tàu Bình Minh 02, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại nói đó là việc làm "bình thường và hợp lý ở khu vực biển thuộc thẩm quyển và quyền tài phán của Trung Quốc". Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam "tránh tạo ra những sự cố mới".

Trong khi đó, chưa đầy 4 tháng qua, Philippines đã có các văn bản ghi nhận 7 sự cố liên quan tới việc tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực tranh chấp và tấn công các tàu của Philippines.

Website của nhiều cơ quan ngoại giao Việt Nam bị tấn công
Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Phương Nga cũng xác nhận việc website của một số cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao bị hacker tấn công. Website của Trung tâm biên phiên dịch đã bị tấn công và để lại một số nội dung bằng tiếng Trung kèm hình ảnh cờ Trung Quốc. Trang Thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao chiều qua cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến website này rất khó truy cập.
Thủy Chung

ĐỌC "ANH BA SÀM" Ở ĐỊA CHỈ MỚI

Chiều nay, trang Anh Ba Sàm quen thuộc đã bị tấn công, không vào đọc được. Xin mời mọi người theo dõi các thông tin của Anh Ba Sàm mới tại đây, hoặc bấm http://basam1.wordpress.com


Xin mọi người yên tâm là Anh Ba Sàm có rất nhiều "nhà" dự phòng.

HÁT NHẠC RÁP "BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO"

Mai Thanh Hải Blog - Hôm trước lên Tây Bắc, dừng lại giữa đường mua mấy chiếc đĩa MP3 cắm vào máy nghe nhạc, mình thực sự bất ngờ và ấn tượng với bài hát nhạc Ráp về 10 cô gái Thanh niên xung phong đã hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc. Hôm nay, mình càng bất ngờ và khâm phục trước bài nhạc Ráp "Bình Ngô Đại cáo". Chẳng biết nói gì ngoài câu cảm ơn những người trẻ tuổi đã rất năng động, sáng tạo khi làm mềm đi, gần gũi hơn và rất "hợp thời" khi đề cập với những vấn đề, tưởng như cổ hủ - khô cứng. 

Cách tuyên truyền, thể hiện của các bạn thật sự ấn tượng và có lẽ cũng là bài học cho những người già làm công tác tuyên truyền - giáo dục, vốn khô khan, cứng nhắc, hình như bao năm chưa có gì thay đổi... lơn lớn.

Xin trân trọng giới thiệu bài nhạc Ráp "Bình Ngô Đại cáo":

8 tháng 6, 2011

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH, THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG: "SỰ KIỆN 26/5/2011 LÀ VỤ VIỆC NGHIÊM TRỌNG"

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi cho rằng cuộc tuần hành của một số quần chúng nhân dân xuất phát từ lòng yêu nước".
Mai Thanh Hải Blog - Trái ngược với tất cả những tuyên bố công khai, đồn đoán âm ỉ suốt gần 1 tuần qua, hôm nay Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (con trai út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã công khai phát biểu rất thẳng thắn, cương quyết về sự kiện 26/5/2011 (3 tàu chiến đấu Trung Quốc núp dưới mác "Hải giám" xâm phạm nghiêm trọng lãnh hải Việt Nam và tấn công, uy hiếp tàu dân sự Bình Minh 02 của VNP ngay trên vùng biển Phú Yên - Khánh Hòa). Ngay khi biết những lời nói của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, rất nhiều anh em bộ đội bạn mình đã thông tin chia sẻ và đều đồng lòng: "Cảm ơn Thủ trưởng đã nói hộ quyết tâm của những người mặc áo lính".

Xin trân trọng giới thiệu những lời của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
---------------------------------------------------

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh trên Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La 10, đã chính thức nói về sự kiện 26/5/2011, khi các tàu Hải giám Trung Quốc vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (khu vực 200 hải lý), cắt cáp thăm dò địa chấn, ngăn cản các hoạt động bình thường và đe doạ sử dụng vũ lực đối với con tàu dân sự Bình Minh 2. Dân Việt có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh sau hội nghị Shangri-La 10 về vấn đề này.

Phóng viên (PV): Thưa Thứ trưởng, Bộ Quốc phòng đánh giá như thế nào về mức độ nghiêm trọng của sự kiện 26-5?.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (6-2011)
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Vụ việc nghiêm trọng ở 2 giác độ: Thứ nhất, sự việc xảy ra sâu tới 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Thứ hai, đây là một vụ hành xử bạo lực bằng phương tiện dân sự, chính xác thì đây là một hành động dân sự mang tính chất bạo lực. Không thể chấp nhận một cách hành xử như vậy. Đáng chú ý hành động này xảy ra sau một loạt các biện pháp ngoại giao của Trung Quốc. Có thể coi đây là sự thách thức đối với Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.

Ở Hội nghị Shangri-La, tôi đã trả lời một số cơ quan báo chí rằng hôm nay là Việt Nam thì mai cũng có thể là một quốc gia khác. Tính chất nghiêm trọng của sự việc còn ở chỗ Trung Quốc dường như đang muốn biến đòi hỏi “Đường lưỡi bò” từ những tuyên bố vào thực tế, phải chăng Trung Quốc đang đặt ra một khuôn khổ, một cách thức hành xử mới đối với không chỉ Việt Nam?.

PV: Vì sao Việt Nam đưa sự kiện 26-5 nói riêng và Biển Đông nói chung ra những Hội nghị quốc tế, đặc biệt trong một Hội nghị An ninh khu vực tầm cỡ như Shangri-La, trong khi đó Trung Quốc không nhắc gì đến vấn đề này?.
Bác Hồ với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đưa vụ tàu Bình Minh 02 vào phát biểu chính thức tại Hội nghị Shangri-La. Quan điểm rất thẳng thắn: "Những hành động của phía Trung Quốc là sai trái". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là giải quyết trong hoà bình và công khai minh bạch. Tôi cho rằng, Trung Quốc không muốn công khai, vì tự nhận thức được rằng họ không đủ sức thuyết phục đối với những tuyên bố hay cách thức hành xử của họ trên Biển Đông.

Chẳng hạn khái niệm "Đường lưỡi bò", ngay cả các học giả Trung Quốc cũng không đưa ra được những căn cứ pháp lý rõ ràng để chứng minh.

Câu hỏi đặt ra với tất cả các quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương là nếu sự kiện 26/5/2011 đã xảy ra đối với Việt Nam, thì nó có tái diễn nữa hay không? Ở đâu? Với quốc gia nào? Bao giờ? Với mức độ ra sao? Và trong lĩnh vực nào?...

PV: Việt Nam đã bất ngờ đối với sự kiện 26/5/2011, thưa ông?.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta không bất ngờ về bản thân sự việc, mà chỉ ngạc nhiên trước thái độ thô bạo của tàu Trung Quốc, về toạ độ nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam … Những cam kết, với nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và với chủ quyền rõ ràng như vậy, những tiếng nói quốc tế đã rõ ràng như vậy, mà họ vẫn xâm phạm. Chúng ta đã nói với phía Trung Quốc là họ đã vi phạm và yêu cầu chấm dứt ngay những hành động tương tự.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (trái) và Thiếu tướng Chu Huy Mân, 1
PV: Xin được hỏi thẳng thắn rằng Quân đội, rằng Hải quân đã ở đâu trong sự kiện 26/5, thưa Thứ trưởng?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đây là một vụ va chạm dân sự và các chủ thể giải quyết với nhau căn cứ trên các quy định pháp lý. Cơ quan đứng ra giải quyết cũng là các cơ quan thực thi pháp luật chứ không có sự tham gia của Quân đội. Tuy nhiên, Quân đội theo dõi sát sao tình hình và không để xảy ra xung đột vũ trang.

Chúng ta có nhiều cách để giải quyết và ngăn chặn không để những sự việc tương tự xảy ra: Sử dụng sức mạnh của toàn dân; tăng cường các hoạt động đối ngoại để thế giới và khu vực hiểu rõ vấn đề; tăng cường các hoạt động khai thác tài nguyên, đánh bắt cá trên biển trong khu vực chủ quyền; tăng cường hợp tác với các đối tác trong việc khai thác nguồn lợi biển…

Với một hành động bạo lực, không nhất thiết, không có nghĩa là phải đáp trả bằng một hành động bạo lực. Mục đích chính của chúng ta là bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ bằng các biện pháp hoà bình, trên tinh thần xây dựng, tuy nhiên cần rất vững vàng, rất kiềm chế và rất kiên trì.

PV: Thưa Thứ trưởng, hồi tháng 3 vừa qua, Phillipines đã sử dụng chiến đấu cơ để xua đuổi tàu Trung Quốc trong một vụ va chạm. Ông bình luận sao về cách thức bảo vệ chủ quyền của họ?.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ở đây là vấn đề mức độ và cách thức giải quyết. Nếu chúng ta giải quyết được bằng các biện pháp dân sự, các phương tiện dân sự thì đưa tàu chiến, phi cơ ra làm gì?. Việt Nam cương quyết đối với những vấn đề thuộc về chủ quyền, nhưng kiên định với phương pháp giải quyết bằng hoà bình. Ngay trong vụ 26/5, việc giải quyết của chúng ra đã khiến tàu Trung Quốc buộc phải rút lui. Tàu Bình Minh 02 chắc chắn sẽ tiếp tục ra khơi, tiếp tục các hoạt động bình thường tại chính khu vực đó.


PV: Tháng 3 là vụ xung đột với Phillipines, tháng 5 là vụ cắt cáp ở sâu trong khu vực 200 hải lý của Việt Nam. Liệu có thể hiểu đây là một hành động leo thang mới từ phía Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, thưa Thứ trưởng?.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Có lẽ chưa đủ để xâu chuỗi và kết luận như vậy. Tuy nhiên, nếu tiếp tục có thêm một sự kiện Bình Minh 02 nữa xảy ra thì đây rõ ràng là một hành động leo thang. Thậm chí, đó còn là một thông điệp đối với không chỉ Việt Nam, mà còn đối với các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

PV: Khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát biểu trên diễn đàn hội nghị Shangri-La, ở Việt Nam, quần chúng nhân dân đã thực hiện một cuộc tập hợp ôn hoà để phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trong vụ 26/5, ông biết tin đó khi nào và suy nghĩ của ông?.
Bác Hồ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại ĐH Đảng bộ Quân đội 1960


Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cho rằng cuộc tuần hành của một số quần chúng nhân dân xuất phát từ lòng yêu nước. Và chỉ có lý do là lòng yêu nước mà thôi. Tuy nhiên tôi cho rằng việc đó là không nên. Người dân nên tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã và sẽ có những giải pháp để bảo vệ chủ quyền rất cương quyết nhưng bằng biện pháp hoà bình.

PV: Một câu hỏi mà ngư dân rất quan tâm, nhiều trường hợp ngư dân đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, tuy nhiên, họ bị phía Trung Quốc bắt bớ, ngược đãi và đòi tiền chuộc. Nhiều trường hợp, như thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, đã phá sản. Ông có khuyên họ tiếp tục ra khơi?.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Khuyến khích và tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi là một trong những biện pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tự những người ngư dân khi ra khơi cũng đã ý thức được trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc và họ cũng đã có những biện pháp tự bảo vệ. Mô hình tập đoàn đánh cá là một ví dụ. Gần đây nhất, chủ trương thành lập lực lượng kiểm ngư đã được nêu lên. Đây sẽ là một trong những lực lượng có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ ngư dân. Hải quân nói riêng và Quân đội nói chung đương nhiên có trách nhiệm bảo vệ ngư dân.

PV: Trong khi đó thì dường như Việt Nam chưa từng bắt giữ, ngược đãi bất cứ một ngư dân nước ngoài nào xâm phạm lãnh hải?.


Trung tướng Nguyễn Thành Cung, PCNTCCT tại Trường Sa (5-2011)
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam luôn luôn xử lý nghiêm khắc, nhưng rất nhân đạo và giúp đỡ ngư dân Trung Quốc cũng như các nước khác dù họ vi phạm. Chúng ta lập biên bản, yêu cầu không tái phạm, sau đó cung cấp dầu, nước, thực phẩm cho họ, và mời họ ra. Chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cư xử nhân đạo như vậy và không có lý do gì để thay đổi một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ngư dân của Việt Nam hay Trung Quốc cũng đều là người lao động, đa phần là dân nghèo, họ không có lỗi. Lỗi thuộc về những người quản lý khi họ không giải thích cho ngư dân biết những khu vực không thuộc về Trung Quốc, không được xâm phạm.

PV: Một câu hỏi khác, thưa Thứ trưởng, ông nghĩ sao về những ngôi chùa mới mọc lên ở Trường Sa?.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Có thể đơn giản là một biểu tượng cho sự trường tồn và lòng tin vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!.

Nguồn bài phỏng vấn: Blog Tuanddk

TIẾNG LA LÀNG CỦA KẺ CƯỚP

Chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày
Mai Thanh Hải Blog - Nhà báo Trần Đăng (tên thật là Phạm Đương), Phóng viên Báo Lao động, thường trú tại Quảng Ngãi gửi cho Mai Thanh Hải Blog bài viết của anh về vấn đề biển đảo và trực tiếp là cuộc sống - lòng yêu nước của những ngư dân Việt Nam nói chung và ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng. Xin được nói thêm: Sinh ra, lớn lên và sống - công tác ở tỉnh Quảng Ngãi nên những câu chuyện, nỗi niềm của ngư dân Lý Sơn, hàng ngày bám biển Hoàng Sa, đã ngấm vào máu thịt của Nhà báo Trần Đăng. 

Xin trân trọng giới thiệu bài viết (hình như không được đăng báo) của Nhà báo - ngư dân Trần Đăng, người Quảng Ngãi.
------------------------------------------------------------------

TIẾNG LA LÀNG CỦA KẺ CƯỚP

Hôm 31/5/2011, tờ Nhân Dân nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) giật tít bài, đọc qua đã thấy cả một sự điêu trá trắng trợn: “Việt Nam có ý đồ gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc không thể cứ tự kiềm chế mãi”. Đây là trò “đánh bùn sang ao”, cố tình bóp méo sự việc xảy ra hôm 26/5/2011, khi tàu Bình Minh 2 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) hoạt động hợp pháp trên phần lãnh hải của mình bị tàu Trung Quốc quấy nhiễu, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho PVN. Ai “có ý đồ gây hấn trên biển Đông”, hẳn cả thế giới đều biết. Và ai đã “tự kiềm chế mãi”, mọi người cũng đã rõ. Chúng ta đã quá quen với trò lươn lẹo này từ hàng ngàn năm nay với “người hàng xóm” của mình rồi.
Tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ

Chỉ trong vòng 5 năm qua, đã có hơn 70 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” tấn công. Những ngư dân Việt Nam, vốn hiền lành chất phác, chỉ biết ra khơi trên phần lãnh hải của mình để kiếm kế sinh nhai, trên tay họ không gì khác, ngoài ngư lưới cụ cùng nhiên liệu và lương thảo cho chuyến hải hành để phục vụ cho công việc trên biển. Hẳn rằng, bản thân những chiếc tàu mỏng manh cùng những con người lam lũ ấy không hàm chứa “ý đồ gây hấn” nào như phía Trung Quốc đã rêu rao.

Trong vài năm trở lại đây, trong các trang báo mạng của Trung Quốc, người ta không cần che đậy mà post lên những hình ảnh các ngư dân Việt Nam bị lính Trung Quốc truy đuổi, bắt bớ đánh đập dã man trên biển với những cảnh hết sức thương tâm. Những hình ảnh đó tố cáo chính Trung Quốc chứ không ai khác đã dùng súng và dùi cui để truy sát ngư dân Việt Nam khi trong tay họ không có một tấc sắt.

Không ai có thể tin rằng, những người không có một tấc sắt nào lại đi “gây hấn” với kẻ trong tay có đầy đủ các loại vũ khí cả. Trung Quốc đã “tự kiềm chế mãi” bằng việc tấn công tàu ngư dân Việt Nam trong đêm tối, chuyển sang truy đuổi bắt bớ và đánh đập giữa "thanh thiên bạch nhật".
Lính Trung Quốc khống chế tàu cá Việt Nam

Họ cũng đã “tự kiềm chế” từ việc đòi tiền chuộc với giá 70.000 nhân dân tệ/tàu, giờ chuyển sang “trấn lột” sạch sẽ ngư lưới cụ và nhiên liệu của ngư dân, như vụ việc vừa mới xảy ra hôm tháng 5/2011 với 2 tàu cá của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Họ cũng đã “tự kiềm chế” bằng 3 chiếc tàu hải giám (thực chất là tàu chiến) hùng hổ xông thẳng vào vùng lãnh hải của VN để càn quấy tàu Bình Minh 2 của PVN hôm 26/5/2011.

Một vụ việc diễn ra có thể nhìn nhận và đánh giá ở nhiều chiều kích khác nhau, song sự thật thì chỉ có một. Đó là tàu của ngư dân Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc tấn công và bắt bớ, đó là tàu của PVN bị Trung Quốc quấy nhiễu ngay trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
Ra khơi

Đó là sự thật, không thể nói khác đi được. Việc một tờ báo chính thống của Trung Quốc đã cố tình bóp méo sự thật thì cũng đồng nghĩa với việc ý đồ “nước lớn”, xem biển Đông như là nhà của họ đã lộ sáng hoàn toàn.

Nhưng dù tính mạng của mình có thể bị đe dọa như thế nào đi chăng nữa, những ngư dân hiền lành chất phác của chúng ta vẫn cứ ra khơi. Bây giờ không còn là chuyện sinh nhai mà là sự mất còn Tổ quốc. Mỗi người Việt Nam chúng ta xin được nghiêng mình kính phục và biết ơn các anh.

CHÚC ĐẠI TƯỚNG KHỎE, ĐẠI TƯỚNG CỦA CHÚNG CON


Mai Thanh Hải Blog - Hôm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bước qua tuổi 100 và ở độ tuổi "xưa nay hiếm" (hôm nay cũng là ngày sinh nhật Nhạc sĩ/ Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo). Nghĩ mãi, chả biết viết gì, bởi với Đại tướng, mọi lời ca ngợi - tung hô đều vô nghĩa và Đại tướng chỉ muốn dung dị, đời thường. Vâng! Thưa Đại tướng! Chúng con chỉ xin được nói 1 câu "Chúc Đại tướng khỏe", như những lần Đại tướng xuống với bộ đội và cả đoàn quân hô, đến vỡ to lồng ngực và rền vang trong tim: "CHÚC ĐẠI TƯỚNG KHỎE!"...Xin được đăng lại bài của năm trước, viết về Đại tướng-----------------------------------------------------------
Tờ báo mình làm, sáng nay có một bài của GS. Nguyễn Lân Dũng, đặt tên là "Đại tướng Võ Nguyên Giáp chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức" nhân kỷ niệm  sinh nhật lần thứ 100 của ông. Ngồi ở cuộc họp giao ban, mình ngứa mồm định nói rằng: "Bài này, thực không hiểu là viết về "bác Giáp", về GS Nguyễn Lân "bố tôi", hay viết về chính "tôi"- GS Nguyễn Lân Dũng.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại ngậm miệng, nhẫn đi một tí có lẽ là hơn nhất. Chẳng phải là sự trí nhẫn, mà biểu hiện bên ngoài là sự bình thản, đã giúp Đại tướng thượng thọ trăm tuổi, vượt qua bao cơn "bạo bệnh" đó sao.
100 tuổi. Chỉ có sự bình thản đến ghê gớm của một một bản lĩnh phi thường, hoặc một sự nhẫn nhịn hơn người mới giúp người ta có thể chiến thắng cả thời gian đến như thế.

Tác giả Lê Mai đã viết: "Giữa những ngày chiến tranh cực kỳ khốc liệt, ông vẫn chơi đàn piano. Hình như, âm nhạc làm cân bằng con người ông. Ông đã ngồi đệm đàn đàn piano để Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi hát". Giữa mặt trận, một ông Tổng Tư lệnh đệm đàn cho người Nghệ sỹ nhân dân hát bài hát ngợi ca người lính của mình, thật là một hình ảnh xúc động, hiếm có.
Nhưng có nhiều cuộc chiến không ác liệt bởi súng nổ và máu đổ. Có những điều còn đáng sợ hơn cái chết. Có những kẻ thù còn nguy hiểm hơn kẻ thù ngoài mặt  trận. Mình rất muốn được hỏi ông rằng: "Ông phải ngồi thiền nhiều nhất là khi nào? Thời chiến hay thời bình?".
Đến nay, vẫn còn tồn tại trong dân gian câu chuyện về "bài thơ chữ Nhẫn" mà cứ 10 người thì 9 cho rằng đó là bài thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người còn lại chắc không biết là của ai). Có những câu thế này:
Có khi nhẫn để yêu thươngCó khi nhẫn để liệu đường lo toanCó khi nhẫn để vẹn toànCó khi nhẫn để chớ tàn sát nhau.
(Bản phổ thông dùng chữ "tàn hại"- Tại hạ để chữ tàn sát)
Cách đây ít lâu, có người khẳng định đây là bài thơ của Cụ cử Tử An Trần Lê Nhân (1888-1975) người làng Bát tràng đồng soạn giả Cổ học tinh hoa, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng Yên. Và bài thơ này sau đó được Giáo sư Trần Văn Hà đọc tặng cho Đại tướng.
Trên tạp chí “Thế giới trong ta”, Giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại trong một dịp đến chúc tết “Thầy Võ" , Giáo sư đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này.
Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ trầm ngâm. Nhưng thôi, dù là thơ của ai thì Nhẫn vẫn là một chữ cả đời phải học, dùng trăm năm không cũ, không hết.
Thế đâu là hình ảnh về sự bình thản của ông?.

Đoạn dưới đây trích từ bài viết của nhà báo Huy Đức:
"Tiếng vỗ tay như vỡ tung Cung Hữu Nghị Việt Xô khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn giọng: “Xin chào mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là Tổng Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã chấp hành triệt để và sáng tạo quyết định của Chủ tịch HCM và Bộ Chính Trị, cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch, chỉ đạo trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành toàn thắng”. Thật khó biết điều gì đang diễn ra trong lòng Tướng Giáp, từ lâu ông đã có 1 gương mặt rất ít biểu lộ. Nhưng, những giọt nước mắt của những người có mặt hôm ấy thì không thể kềm chế, chúng lăn rất nhanh trên má họ; lăn khi, tiếng vỗ tay vẫn cứ kéo dài. Hôm ấy là ngày 6/5/1994, tại Hà Nội, Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bài diễn văn dài của Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ vỏn vẹn có 59 từ nói về Tướng Giáp, lại được viết rất công thức, “rào đón” bằng cả “Bộ Chính Trị” và “Bác Hồ”. Sở dĩ, chúng có thể tạo ra sự rung động đặc biệt đến vậy, là vì đó là lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ, cái tên Võ Nguyên Giáp lại  được nhắc đến trong 1 buổi lễ chính thức. Điện Biên Phủ là 1 chiến thắng  “chấn động”, 1 chiến thắng đưa Võ Nguyễn Giáp trở thành 1 bậc tướng huyền thoại. Nhưng, năm 1984, khi chuẩn bị số đặc biệt mừng 30 năm Điện Biên, vào giờ chót, 1 tờ báo lớn đã phải “bóc” hình Tướng Giáp".
Tác giả Lê Mai viết: Năm 1984, giữa lúc thế giới và Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ thì người ta giao cho ông Giáp kiêm thêm chức phụ trách Uỷ ban Sinh đẻ có kế hoạch. Việc đó, dù quan trọng, nhưng ai làm cũng được. “Họ” ghen tỵ với tài năng của ông, với hào quang của ông, với sự yêu mến của nhân dân dành cho ông?.

“Họ” muốn viết lại lịch sử, muốn phủ định vai trò của ông? “Họ” bảo, thôi cất cái mũ phớt đi được rồi (ám chỉ hình ảnh Võ Nguyên Giáp đội mũ phớt, đứng trước hàng quân). “Họ” tâng bốc, đồng chí (….) là Tổng Công trình sư của đường lối đánh Mỹ và là Tổng Tư lệnh trên thực tế. Chỉ một câu đó thôi, đã phủ nhận hai nhân vật lịch sử là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Nhà sử học Dương Trung Quốc thì nhớ lại: Năm 2004, vào dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi đã có dịp hỏi Đại tướng về một trong những nhiệm vụ dân sự mà ông đã đảm nhiệm là Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia Dân số và  sinh đẻ có kế hoạch. Tôi tưởng đấy là câu hỏi "nhạy cảm" nhưng ông cười và trả lời: Chắc có nhiều điều thêu dệt lắm phải không? Thực ra, khi đó, chính anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) trực tiếp "nhờ" tôi gánh vác vì theo tập quán Quốc tế, với vấn đề quan trọng này thì phải cấp Thủ tướng phụ trách mà anh Tô quá bận. Đối với tôi, đấy là một nhiệm vụ, mà đã là nhiệm vụ thì phải hoàn thành...

Mình tin là Sử gia họ Dương đã nói thật. Tin cả câu trả lời của tướng Giáp cũng thật. Nhẫn đã đến độ "Mưa to (coi) như mưa nhỏ. Mưa nhỏ như không mưa" thì quả là đã đạt đến hai chữ TRÍ NHẪN
Liên quan đến quan điểm về chữ nhẫn của Tướng Giáp, trong một cuộc giao lưu gần đây một bạn đọc đã đặt câu hỏi: "Tôi có cảm giác chữ NHẪN xuyên suốt trong Bác Giáp. Nghe nói, Bác Văn luôn khuyên cán bộ dưới quyền phải biết nhẫn, biết kiềm chế?". Bà Võ Hòa Bình, con gái của Tướng Giáp đã trả lời như sau: "Những khi bạn bè, đồng chí, người thân hoặc chính bản thân ông gặp lúc khó khăn, bao giờ chúng tôi cũng thấy ở Ba một thái độ bình thản. Ông điềm tĩnh nhưng kiên quyết làm rõ đúng - sai với niềm tin rằng sự thật và cái đúng sẽ sáng tỏ. Và ông đã truyền cho chúng tôi niềm tin như vậy".

Còn Đại tá Trịnh Nguyên Huân, người mấy chục năm theo Tướng Giáp thì đáp: "Hiểu chữ Nhẫn có rất nhiều cách hiểu. Để mọi người hiểu quan điểm của mình, cần phải thuyết phục và có thời gian. Đấy cũng là Nhẫn. Để thực hiện việc nào đó, cần thuyết phục mọi người để họ hiểu và đi vào hành động, cũng cần thời gian. Đấy cũng là Nhẫn. Trong khoa học, để ra một chính sách một chiến lược về khoa học, có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng để đi tới thống nhất, Đại tướng cũng phải thuyết phục. Đấy cũng là chữ Nhẫn". (Trích đến đây thì mình hết kiên nhẫn trước sự kiên nhẫn của Đại tá Huân trong việc giải thích chữ Nhẫn).
Viết đến đây, mình chợt nhớ là mình đã điện hỏi chị Lương Thị Bích Ngọc, đồng hương Quảng Bình và cũng là người tổ chức buổi giao lưu bên Bee. Chị Ngọc rối lên rằng: "Tế nhị lắm! Phải bỏ nhiều câu hỏi lắm". Lại than: "Giờ tao còn đang run đây!". 

Vì sao, đến giờ làm một cái giao lưu trực tuyến tôn vinh người Anh hùng dân tộc, vẫn còn phải ngó trước ngó sau, bỏ cái này thêm cái kia vì "tế nhị" thì quả thực, mình không hiểu được.
Năm 1986, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng phát biểu: "Tất cả chúng ta đều có thắc mắc giống nhau: Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ mà không nhắc đến tên đồng chí Võ Nguyên Giáp. Lịch sử là lịch sử, nếu thiếu chân thật, sẽ ảnh hưởng đến đạo lý…Trong đấu tranh tư tưởng, có khi một người nào đó bị đánh giá là sai, rồi với thời gian, ý kiến của người đó chịu được thử thách, là đúng thì chúng ta thẳng thắn công nhận cho đúng mức, bằng không sẽ có trường hợp kỳ quặc sau đây: Người đúng luôn luôn phải sai và người sai luôn luôn phải đúng! Một thứ số mệnh rất khó hiểu”.

Bình luận về chuyện này, tác giả Lê Mai viết: Bản lĩnh lớn của ông là ở chỗ, không bao giờ ông thanh minh cho cá nhân mình bất cứ việc gì. Kể cả với những người “xấu chơi”, ông vẫn giữ thái độ hoà nhã, cư xử nhã nhặn. Bởi, tầm văn hoá của ông cao hơn hẳn họ. Cũng có người không đồng ý với ông điểm này, điểm khác, song đặt mình vào hoàn cảnh của ông để mà hành động, thật không đơn giản chút nào. Hành động bao giờ cũng cao hơn mọi lời nói!.
Bài học lịch sử là: Người nào định xoá bỏ lịch sử, người đó sẽ bị lịch sử xoá bỏ! Đó là quy luật!.
Năm nay Vị tướng của nhân dân đã tròn trăm tuổi, nhưng vẫn còn rất nhiều dấu hỏi xung quanh cuộc đời ông. Chẳng hạn, về hồi Mậu Thân, (Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc, Mậu Thân là một khoảng trống trong sử liệu), cái hồi mà Hữu Thỉnh viết:
Có trận đánh trở vềNhìn đống súng thừa như nhìn thừa đũa bátThừa đến nỗi những người sống sótCũng không nỡ nhận mình là may

Hay câu chuyện Thành Cổ, nơi mà vị Tướng "tiếc đến từng giọt máu của lính" có lẽ đã khóc khi nghe những câu thơ Lê Bá Dương "Đò lên Thạch Hãn xin khua nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm".
Vì sao hồi Mậu Thân, Tướng Giáp được đưa sang Bungari "nghỉ ngơi"?. Vì sao hồi đánh Thành Cổ, ông lại không được quyết định chiến thuật?... Tất cả đều là những khoảng trống.
Bản thân những gì viết về Tướng Giáp cũng có những "khoảng trống", đến nỗi Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết: Thực sự vị danh tướng ấy thế nào, số phận ra sao thì cho đến nay, vẫn chẳng có mấy ai biết.
Đoạn kết dưới đây lấy lại của Nhà báo Huy Đức: 
Năm 1975, kết thúc chiến tranh.

Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho thôi chức Bí thư Quân ủy trung ương, thôi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946.
Năm 1982, ông không còn là Ủy viên Bộ Chính trị.
Năm 1983, ông được giao kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Sinh đẻ có kế hoạch.
Năm 1983, dân gian làm thơ: “Nhà thơ làm kinh tế/Thống chế đi đặt vòng”.
Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, thảnh thơi đi bộ ra chợ Tréo (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Chợt hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe “bún chấm ruốc” từ miệng vị Tướng lẫy lừng, không hiểu sao, òa khóc...
Đào Tuấn