31 tháng 12, 2011

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Mình chào năm mới 2012 bằng chuyến đi lên vùng biên cương xa xôi Pa Cheo (Bát Xát, Lào Cao), góp sức với mọi người trong Chương trình "Cơm có thịt", lo được tý nào tý ấy cho những đứa trẻ miền núi được ăn no với có miếng thịt trong cơm và ấm hơn, bởi những chiếc áo mới. Mình chỉ mong năm nay, làm thêm được nhiều việc tốt và cũng mong mọi người cùng chung sức, làm những việc nho nhỏ, giúp được gì đấy cho những người sống xung quanh rồi. Một năm vất vả, gian lao đã trôi qua. Một năm mới sắp đến với những niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai. Xin được chúc những lời chúc tốt đẹp nhất với mọi người và tặng mọi người những bông hồng tỉ muội yêu nhau bình dị, cùng cành đào Nhật Tân, báo mùa Xuân về nhé!. Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm, theo dõi và động viên cái trang "báo dán tường" của Mai Thanh Hải. Chúc mừng năm mới!.. 

NGÀY MAI LẠI LÊN PA CHEO

Mai Thanh Hải - Pa Cheo là xã thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai). Xã có diện tích 28,12 km² và người dân sinh sống ở đây, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Cái xã có tên như... vườn treo này, nằm ở phía nam của huyện Bát Xát, cách huyện lị khoảng 40 km về phía tây, cách trung tâm cụm xã Bản Xèo 11 km với địa hình rất phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao.

Ngày xưa, kể chuyện lên tới được Pa Cheo, người dân Hoàng Liên Sơn mắt tròn mặt dẹt, bởi nơi đó giống như vùng đất bị lãng quên, có những bản, muốn lên được chỉ có cách đi bộ và... nắm đuôi ngựa (kéo lên).

Bây giờ, "Ơn Đảng, ơn Chính phủ", đường đã mở tới trung tâm xã cho xe máy ọc ạnh trèo tới nơi, ôtô gầm cao có khật khừ học đòi cố lắm bươn bả đến được và dĩ nhiên khi về, không nằm gara vài ngày thì chớ kể... Nhiều sự thay đổi, cho Pa Cheo bây giờ khác với ngày xưa.
Thế nhưng, có điều mà hình như người ta quên, khiến bọn trẻ cơn lớp "chồi", lớp "lá" ở Pa Cheo vẫn chả khác gì những lít nhít ngày xưa. Đó tựu trung lại trong 2 chữ "thiếu - đói" với biểu hiện rất đơn giản: Không cơm thịt, không quần áo lành và không có nước rửa mặt...

Mình chả biết đến khi nào, Đảng - Chính phủ mới xóa được những gì đang diễn ra ở Mầm non Pa Cheo, cũng như bao Pa Cheo phẩy, ở các xã huyện, tỉnh thành trên đất nước mình. Chỉ biết tương lai của lũ trẻ "chồi - lá" Pa Cheo đang sáng sủa hơn, cuộc sống của chúng được cải thiện hơn nhờ những người chả có tý Đảng - Chính phủ nào cả.

Buồn cười thế đấy, nhưng mà thật. Thật đến nhói đau và khó hiểu:

Những gì bác Trần Đăng Tuấn và những tấm lòng nhân hậu đóng góp - tham gia trong Chương trình "Cơm có thịt" (đọc tại đây), liệu xóa được "đói cơm rách áo" cho lũ trẻ ở những miền núi xa xôi như Suối Giàng, Pa Cheo, Văn Chấn, Điện Biên... trong bao lâu, khi mà những bát cơm - miếng thịt, tấm áo, đồ dùng nấu ăn... họ mang lên cho cô trò, chỉ nhờ vào sự đóng góp từng ngày, từng giờ của những người đọc được Blog Trần Đăng Tuấn với những khoản tiền chắt bóp, san sẻ ít ỏi trong cuộc sống cũng ngày một cơ cực, khó khăn?.

Hành trình làm việc tốt (nhiều người bảo: Làm thay việc của ối cán bộ ngành Lao động - Thương binh và xã hội, Ủy ban Dân tộc Miền núi, Mặt trận Tổ quốc... từ Trung ương xuống địa phương) kéo dài chừng nào, khi những người tham gia, có khi phải đi vay mượn để sắm sanh cho lũ trẻ, sau những gì cơ cực được chứng kiến, từ mỗi chuyến đi?. 

Mình đã nghe chuyện: Một lãnh đạo của tỉnh Yên Bái (địa phương có xã Suối Giàng là điểm bắt đầu của Chương trình "Cơm có thịt" và sau đó, huyện Văn Chấn được phủ toàn bộ "Cơm có thịt" (đọc tại đây) cho các trường nội trú dân nuôi với số lượng 1.411 học sinh. Chương trình hỗ trợ Văn Chấn bao gồm: Cấp tiền mua thực phẩm cho học sinh nội trú dân nuôi với mức 120.000 đ/tháng/em từ tháng 12/2011 đến hết 5/2012; hỗ trợ cho một số trường mua dụng cụ nhà bếp để tổ chức nấu ăn; nghiên cứu để hỗ trợ việc cung cấp bò giống cho các trường chăn nuôi. Xây dựng thêm phòng ký túc xá cho các em... với tổng số tiền cho 2 việc đầu là trên 1 tỷ đồng), trong 1 buổi họp cuối năm với các ngành chức năng trong tỉnh, đã kể lại việc làm của "Cơm có thịt" và yêu cầu "học tập - nhân rộng" (may là vị này có cán bộ tham mưu hay đọc... Blog). Các "đại biểu" dự họp, hết thảy đều ngơ ngác bởi "không thấy báo đăng, ti vi phát" nên khi nghe lãnh đạo tỉnh yêu cầu: "Liên hệ xin số điện thoại của người phát động Chương trình (Trần Đăng Tuấn) để gọi điện cảm ơn và địa chỉ để... gửi Giấy khen"), ai cũng gãi đầu rồi... quên phắt.

Chuyện buồn cười thế đấy. Nhưng thôi kệ!.

Ngày mai trời trở lạnh, lại có những thành viên "Cơm có thịt" đi tàu, đi xe lên Lào Cai, ngược Bát Xát, tìm đến Pa Cheo với những thứ rất bình thường, nhưng rất cần thiết mang tên "Gánh hàng xén lên Pa Cheo" (đọc tại đây, và tại đây).

Tất cả sẽ lại lăn lóc, lặc lè, rớt nước mắt và đau đáu nỗi niềm, khi chia tay lũ lít nhít, về xuôi với những nỗi lo áo cơm thường thật. Ai cũng hỏi: "Tại sao? Thế nào" và lại bám vào niềm hy vọng, mong manh nhưng duy nhất: "Sẽ có thêm những người đồng cảm, chia sẻ cho những đứa trẻ này vợi bớt cơ cực, khó khăn. Để tương lai đất nước tươi sáng hơn, từ niềm thương rất thật!".

Và ngày mai, mình lại lên Pa Cheo!...
------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỘT CHUYẾN ĐI DÀI

Trần Đăng Tuấn 

... Chính ở Pa Cheo, lần đầu tiên mình nhìn thấy một ” thày mầm non”. Thày giáo còn rất trẻ, quê Phú Thọ. Lên đây, khối tiểu học, trung học cơ sở đã đông giáo viên, nhưng mầm non lại thiếu. Vậy là thày cũng dạy các cháu hát, múa, kể chuyện vẽ tranh…

Dĩ nhiên, thày làm những việc đó không thể tự nhiên như các cô giáo, nhất là khi có đoàn khách lạ đến. Không hiểu sao, những thoáng ngượng ngập ấy của thày giáo trẻ khiến mình không quên được.

Pa Cheo chắc là nơi rất nghèo. Bố mẹ học sinh chỉ góp được củi, không có gạo góp cho con ăn trưa ở lớp.

Chẳng hiểu bằng cách gì, các cô (à quên, ở đây có cả thày nữa) vẫn lo cho chúng nó có cái bỏ vào bụng mỗi ngày đi học.

Mình xác thực điều này qua hỏi chuyện một bà mẹ dân tộc. Có ba đứa con ở trong trường mẫu giáo này, con trong lớp, mẹ cứ đứng ngoài …chơi, đợi hết giờ học thì dắt con về nhà. Hỏi: "Sao không về nhà đi làm?". Thì trả lời rằng: “Cái chồng” nó đi làm là được rồi!.

Thế này mà không nghèo mới lạ. Nhưng lại nghĩ chỉ núi với đá thế này, đất cũng chẳng có mà trồng cấy, thì sự chăm chỉ cũng chẳng có chỗ mà đắc dụng.

Đúng là phải giúp trẻ con ở đây có bữa ăn. Thì cái đó cũng làm ngay rồi. Nhưng về rồi mọi người trong đoàn cứ sục sôi lên vì Pa Cheo. Ngoài nguyên nhân giống như ở những nơi khác là: Trẻ con chưa có cơm thịt, chưa có quần áo lành, chưa có nước rửa mặt, có một nguyên nhân nữa..

Không hiểu sao, không ai nhớ ra chuyện san bánh mỳ và sữa mang từ Hà Nội lên cho trẻ Pa Cheo.

Đến các trường sau, cứ phát bánh và sữa, lại có người sụt sùi: "Khổ quá, sao lại quên không cho bọn ở Pa Cheo?" .. Rồi cứ thế, khi về đến Hà Nội, tiền ủng hộ cũng chuyển lên rồi, nhưng đám phụ nữ thì âm thầm chuẩn bị cho chuyến “ tái chiếm” Pa Cheo thật sớm. Gánh hàng xén lên Pa Cheo chắc chắn có phần không nhỏ do thôi thúc từ chuyện quên trao bánh mỳ cho lũ trẻ.

Khi chúng ta no ấm, chúng ta thường vui tính , hóm hỉnh, vội vã, và hay quên!..

Điều tốt là chúng ta vẫn có thể làm lại những gì chúng ta chưa làm.
----------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài viết, ghi lại từ bữa "Cơm có thịt" của các bé Mầm non Dền Tháng và học tập của thầy trò Mầm non Pa Cheo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), đầu tháng 12/2011.
Nguồn hình: Trần Đăng Tuấn

30 tháng 12, 2011

KINH THẾ NÀY, CHẢ AI MUỐN THỬ

Hình này ở Sài Gòn, cũng lâu rồi đấy nhé! Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ, yên lành...

TẢ BỒ

Đề bài: Hãy tả chiếc bồ nhà em.

Bài làm:

"Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót.

Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói: Bố em có bồ, nhưng không mang về nhà.

Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết.

Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác?.

Bác Thạch có nói: Bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo: Bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn.

Và thế là em hiểu: Bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ.

Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ.

Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói: Nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết.

Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à?. Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích.

Được rồi!. Nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ!!!..".

(Nguồn: Internet)
-------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết

TỪ 12H00 NGÀY 30/12/2011, KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH "CHUNG TAY SẮM ICOM CHO NGƯ DÂN MAI PHỤNG LƯU"

Sau 10 ngày kêu gọi, đến sáng 30/12/2011, các Blogger và bạn đọc Blog xa gần đã bằng các hình thức, đóng góp - ủng hộ hơn 50 triệu đồng để mua ICOM (máy bộ đàm liên lạc) cho "Sói biển" - Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu (Lý Sơn, Quảng Ngãi), giúp ông trong việc kiếm kế sinh nhai, đánh bắt hải sản trên Biển Đông (đặc biệt là vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa).

Hình thức ủng hộ: Gửi qua Tài khoản (Mai Thanh Hải, STK: 140.2190.8796.012, Ngân hàng Techcombank Giảng Võ - Chi nhánh Đông Đô, Hà Nội, Việt Nam); dịch vụ chuyển tiền (Địa chỉ Ngân hàng: Vietnam Technological and Commercial  Joint-stock Bank; SWIFT CODE: VTCB VN VX; người nhận: Mai Thanh Hải, STK: 140.2190.8796.012, Ngân hàng Techcombank Giảng Võ - Chi nhánh Đông Đô, Hà Nội, Việt Nam)...

Hiện tại, số tiền này đã thừa đủ để mua ICOM cho ngư dân Mai Phụng Lưu. Xin được kết thúc Chương trình "Chung tay sắm ICOM cho Sói biển ra khơi", từ 12h00 ngày hôm nay (30/12/2011)

(Bác nào đã gửi ủng hộ, nhưng chưa thấy tên trong thống kê dưới đây, xin trao đổi lại để tôi liên hệ Ngân hàng, nhờ rà soát và hỏi lý do cụ thể)

Cũng trong ngày hôm qua và hôm nay, tôi đã gọi điện thoại trao đổi trực tiếp với anh Lưu, Nhà thơ Thanh Thảo cùng một số anh chị em báo chí - văn nghệ tại Quảng Ngãi và cùng tạm thời thống nhất một số vấn đề, xin được đưa ra xin ý kiến mọi người:

- Sẽ mua ICOM trong khoảng giá dưới 30 triệu đồng (loại tốt nhất, chất lượng nhất).

- Địa điểm mua: TP. Quảng Ngãi (tiện cho việc bảo hành, sửa chữa nếu có hư hỏng).

- Số tiền mua ICOM còn dư ra, sẽ dùng để mua lưới đánh cá cho thuyền của Mai Phụng Lưu. Đây là đề nghị của anh Lưu, với lý do "Bao năm nay toàn dùng lưới cũ, sau mỗi lần bị lính Trung Quốc cắt, chặt ngoài Hoàng Sa, đều vớt - thu lại và mang về bờ vá". Số lưới này cũng sẽ mua tại TP. Quảng Ngãi

- Từ ngày 4-14/2/2012, tôi có đợt công tác TP.HCM. Chuyến này, sẽ kết hợp việc tìm hiểu - khảo giá ICOM cho Mai Phụng Lưu để chọn lựa loại tốt nhất, chất lượng và giá cả hợp lý, tại Quảng Ngãi. Kết thúc chuyến công tác, tôi sẽ từ TP.HCM ra Quảng Ngãi và cùng Nhà thơ Thanh Thảo, một số anh chị em văn nghệ hoàn tất việc mua sắm ICOM, lưới cho Mai Phụng Lưu. Tất cả việc mua bán sẽ có đầy đủ hóa đơn, giấy tờ và công khai trên Blog để mọi người cùng biết.

- Nếu điều kiện thời gian cho phép, tôi sẽ cùng anh Thanh Thảo ra đảo Lý Sơn, trao trực tiếp số thiết bị cho Mai Phụng Lưu tại nhà (hoặc tàu). Trong trường hợp không còn thời gian, sẽ mời anh Lưu vào TP. Quảng Ngãi nhận số thiết bị bạn đọc Blog ủng hộ.

- Xin mời các bạn đã đóng góp tham gia buổi trao ICOM cho Mai Phụng Lưu (sẽ chốt thời gian cụ thể). 

Xin trân trọng cảm ơn và mong ý kiến mọi người!
------------------------------------------------------------------------------------------------

Thống kê chi tiết mọi sự ủng hộ, đến 11h45 ngày 30/12/2011:

I/ SỐ TIỀN ĐÃ NHẬN ĐƯỢC QUA NGÂN HÀNG (STK TÍN DỤNG: 1330 1010 361434 -TCB).

1/ Ngày 19/12/2011; Diễn giải: Nguyen Thai Binh gop tien cho anh Mai Phung Luu; Số bút toán: TT1135310426/BTU; Số tiền: 500,000.00

2/ Ngày 19/12/2011; Diễn giải: Giang ho nui ung ho mua may ECOM cua Mai Phung Luu; Số bút toán: TT1135300274/NTG; Số tiền: 1,000,000.00

3/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Nguyen Van Bang (Quang Phong) nop tien vao tai khoan Mai Thanh Hai so tien nop 2000000; Số bút toán: TT1135400055/VTU; Số tiền: 2,000,000.00

4/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: B/O Nguyen Ngoc Diem Trang BIDV 615 Nguyen Ngoc Diem Trang ung ho mua ICOM cho Mai Phụng Lưu; Số bút toán: FT11354A02000093/XN5; Số tiền: 500,000.00

5/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Nguyen Truong Son ung ho mua ICOM cho anh Mai Phung Luu dao Ly Son Quang Ngai vao TK Mai Thanh Hai so tien nop 500000; Số bút toán: TT135402220/TNO; Số tiền 500,000.00

6/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Mr Cao Tuan Anh Dung ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu qua TK Mai Thanh Hai so tien 1000000; Số bút toán: TT1135404388/NPS; Số tiền: 1,000,000.00

7/ Ngày 20/12/2011: Mai Thanh Hai - Ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11354888800003/TA50; Số tiền: 500,000.00

8/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: B/O: Vo Duy Tuong-DakNong Vo Duy Tuong chuyen 500.000 ICOM-500.000 COM; Số bút toán: FT11354A01002633/XN1; Số tiền: 1,000,000.00

9/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Bui Thi Thuy Duong ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11354849434432/XN2; Số tiền: 2,000,000.00

10/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Nguyen Trong Chien NT ung ho mua ICOm cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11354715408290/HP50; Số tiền 500,000.00

11/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: B/O: Nguyen Hoai Son CT (bạn đọc MamChauSon) Chuong trinh mua ICOM cho Soi bien. Cho Mai Thanh Hai (NHH:Techcombank So GD Ha Noi); Số bút toán: FT11355A01000115/XN1; Số tiền 1,000,000.00

12/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu (NTV); Số bút toán: FT11355864482010/BN50; Số tiền: 500,000.00

13/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Nguyen Ngoc Tay Ninh ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu (em Nguyen Tay Ninh); Số bút toán: FT11355240095080/XN2; Số tiền: 200,000.00

14/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: B/O: Nguyen Quang Huy (RmNo 0362111221100592) ung ho Mai Phung Luu mua ICOM (NHH: Techcombank Hoi so chinh); Số bút toán: FT11355A01001173/XN1; Số tiền: 1,000,000.00

15/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Pham Quang Hung ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11355240097770/XN3; Số tiền: 3,000,000.00

16/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Nguyen Le Mai Lien NTM; Số bút toán: TT1135506802/APB; Số tiền: 300,000.00

17/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: B/O: Vo Hong Hai NH Techcombank PGD Ha Noi. Ung ho mua ICOM cho Mai Phụng Lưu; Số bút toán: FT11355A01002323/XN5; Số tiền 500,000.00

18/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11355608074190/BN10; Số tiền: 1,000,000.00

19/ Ngày 22/12/2011; Diễn giải: Popey ủng hộ Soi bien; Số bút toán: FT11356219050006/BN30; Số tiền 300,000.00

20/ Ngày 22/12/2011; Diễn giải: Popye ung ho Soi bien; Số bút toán: FT11356852457374/BN30; Số tiền 300,000.00

21/ Ngày 22/12/2011: Diễn giải: B/O Le Thi Thuy Thao TC:236800032 ung ho Chuong trinh Com co thit va anh Luu; Số bút toán: FT11356A01000467/XN1; Số tiền: 1,500,000.00

22/ Ngày 22/12/2011: Diễn giải: B/O Tran Thi Thu Huong 011CO02113560003 ung ho ICOM; Số bút toán: FT11356A01001068/XN2; Số tiền: 200,000.00

23/ Ngày 22/12/2011; Diễn giải: B/O Bui Ngoc Quang (RmNo 0442111222) CIAOFLORA (www.dienhoatructuyen.vn) ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu (NHH: Techcombank Hoi so chinh); Số bút toán: FT11356A01001564/XN2; Số tiền: 2,000,000.00

24/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: Duong Minh Ngoc ho trọ mua may ICOM cho anh Mai Phung Luu so tien nop 500000; Số bút toán: TT113570209/NTP; Số tiền 500,000.00

25/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: Thanh toan sao ke The Tin dung; Số bút toán: FT11357841434463/SG50; Số tiền: 500,000.00

26/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: Nguyen Xuan Hoai ung ho mua ICOM cho nguoi dan mien Trung cho Mai Thanh Hai; Số bút toán: TT11357883743067/HH5; Số tiền: 500,000.00

27/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: TT sao ke The TD (Co ho gui, ung ho mua may ICOM) cho Mai Thanh Hai; Số bút toán: TT1135709550/NVL; Số tiền 500,000.00

28/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: B/O Dang Vu Hoang Quang ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11357A01002842/XN5; Số tiền: 500,000.00

29/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: ICOM cho Soi bien; Số bút toán: FT11357787001200/BN30; Số tiền: 300,000.00

31/ Ngày 24/12/2011; Diễn giải: Vu Hong Diep ung ho anh Luu Mai Thanh Hai so tien nop 100000; Số bút toán: TT1135800262/DDA; Số tiền: 100,000.00.

32/ Ngày 26/12/2011; Diễn giải: Nguyễn Tuấn Hiệp ung ho Soi bien Mai Phung Luu mua ICOM vao TK Mai Thanh Hai; Số bút toán: TT1136011025/NAN; Số tiền: 1,000,000.00

33/ Ngày 27/12/2011; Diễn giải: Tran Lam (Hung Yen) ung ho mua ICOM cho Soi bien Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11361640076596/XN5; Số tiền: 500,000.00

---------------------------------------------------------
Tổng số tiền đã nhận qua TK Tín dụng: 25,700,000.00.

II/ SỐ TIỀN ĐÃ NHẬN QUA NGÂN HÀNG (STK TIỀN GỬI 14021908796012 - TCB)
 (theo tin nhắn qua ĐTDĐ)

1/ 11h53, ngày 27/12: GTAO Binh Dinh gui tien ung ho ong Mai Phung Luu Mai Thanh Hai; 150,000.00

2/ 15h15, ngày 27/12: B/O Tran Tan Dat ung ho mua ICOM cho anh Mai Phung Luu; 200,000.00

3/ 15h26 ngày 27/12: TCB GVO TP PHT; 100,000.00

4/ 18h29 ngày 27/12: B/O Bui Hong Phuc de nghi chuyen tiep Techcombank Giang Vo; 1,000,000.00

5/ 18h29 ngày 27/12: Vu Thi Hien ung ho mua ICOM cho Mai Thanh Hai; 300,000.00

6/ 14h49, ngày 29/12: B/O Tran Thuy Anh IBBANOITRIKHANG chuyen tien giup ngu dan Mai Phung Luu; 1,000,000.00

7/ 15h10, ngày 29/12: Ung ho mua ICOM cho soi bien Mai Phung Luu; 500,000.00

8/ 11h37, ngày 30/12: Le Dac Khang mua ICOM cho Mai Phung Luu; 500,000.00
---------------------------------------------------------------------
Tổng số tiền đã nhận qua TK Tiền gửi: 3,750,000.00 

III/ SỐ TIỀN ĐÃ NHẬN TRỰC TIẾP

1/ Anh Ba Sàm: 5,000,000.00

2/ Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc: 1,000,000.00

3/ Tổng Giám đốc AVG Trần Đăng Tuấn (Nguyên Phó Tổng VTV): 1,000,000.00

4/ Anh Đoàn Minh Khôi (Quỹ "Cơm có thịt"): 1,000,000.00

5/ Nhà văn/ Đạo diễn Phạm Ngọc Tiến: 1,000,000.00

6/ Nhà thơ/ Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: 1,000,000.00

7/ Bạn Phạm Xuân Huy (Tạp chí Văn hiến Việt Nam): 500,000.00. Bạn Huy gọi điện liên hệ trước với tôi và chạy xe máy từ Mai Dịch lên tận cơ quan tôi để gửi số tiền ủng hộ, vào lúc 15h00 26/12/2011.

8/ Nhà văn Nguyễn Quang Vinh (Blog Cu Vinh): 500,000.00. Đưa trực tiếp tại HN 16h30 26/12/2011.

9/ Nhà báo Dương Minh Phong (Blog Cu Làng Cát): 300,000.00. Bọ Vinh chuyển hộ 16h30 26/12

10/ Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên (Blog Gốc Sậy): 3,000,000.00, chuyển 16h40 ngày 26/12, tại HN.

11/ Tiến sĩ Lê Việt Đức (Blog laitranmai): 5,000,000.00. Chuyển lúc 14h00 ngày 28/12, tại Hà Nội, nhân tiện chuyến nghỉ phép của TS. Đức từ Thụy Sĩ về thăm cụ thân sinh bị ốm nặng, tại Hà Nội.

12/ Nhạc sĩ Lương Minh (Trưởng phòng Ca nhạc - VTV3): 1,000,000.00 (bổ sung thêm vì NS nhờ gửi) 

------------------------------------------------------------
Tổng số tiền đã nhận trực tiếp: 20,300,000.00


IV. SỐ TIỀN NHẬN QUA DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN (WESTERN UNION):

1/ Bé Minh Tâm (Praha Cộng hòa Séc) gửi ủng hộ 100 USD. Sáng 29/12/2011, tôi đã ra Ngân hàng TCB Ngọc Khánh rút tiền và quy đổi sang VND, thành 2,102,000.00.

2/ Bác Trần Khoa Thuấn (CHLB Đức): 5,000,000.00 (quy đổi từ EURO ra VND tại TCB)
Tổng số tiền đóng góp: 56,852,000.00


Trừ đi số tiền của 2 bác tiện thể nhờ gửi cho Chương trình "Cơm có thịt" của anh Trần Đăng Tuấn (Bác Vo Duy Tuong - DakNong gửi 500,000.00 và bác Le Thi Thuy Thao gửi 750,000.00) là 1,250,000.00.


Như vậy, tổng số tiền đã có, dành mua ICOM cho "Sói biển" là: 55,602,000.00

THẾ MỚI LÀ QUẢNG CÁO


Cười lăn và rất phục sự thông minh, dí dỏm của tác giả tấm biển quảng cáo này. Kết thúc 1 tuần mệt mỏi, đau đầu và chạy loăng quăng như xoắn quẩy, xem tấm hình, cười phát, thấy nhẹ nhõm hẳn...

29 tháng 12, 2011

"CON LẠNH LẮM!"..


Con là chị, nên phải nhường áo cho em (Đồng Văn, Hà Giang)
Mai Thanh Hải - Ký ức mình, mãi không bao giờ quên những đêm ngày đông giá, chống chọi với cái rét, đến mức gầy cả người, như bây giờ.

Hồi còn bé, cứ đến mùa đông, bố lại sang xin hàng xóm, hay ra đồng nhặt nhạnh từng nắm rơm, về trải cẩn thận thành chiếc giường và xoắn chặt thành vách, kê 4 xung quanh và trải chiếu lên, cho cả nhà ngủ đêm.

Mà sao hồi bé, dễ bị nhiễm lạnh thế?. Mình vẫn còn giữ nguyên cảm giác nhọc nhằn giấc ngủ, khi dưới lưng nóng rực hơi rơm, trên ngực lạnh toát sương giá lùa vào từ khe cửa do chiếc chăn sợi Nam Định không ngăn nổi và tỉnh giấc cạp răng cầm cập.

Mỗi lần mình run lẩy bẩy, lập cập như vậy, bố mẹ hì hụi rút bớt rơm lót dưới, mang chất trên chăn.
Bữa ăn của con, chả biết thịt là gì (Mèo Vạc, HG)

Sáng dậy lẫm chẫm đi học trong gió rét, môi tái nhợt, cổ sưng tấy, nhưng tóc tai người ngợm thì vàng rộm, toàn những thóc lép, phủi rơm bám xung quanh.

Học đến cấp I, II – đã đủ lớn để tự lo chống rét.

Đến bây giờ mình vẫn nhớ những ngày được nghỉ học, tụi mình kéo nhau lên Núi Voi nhặt từng rổ quả thông khô, mang về phơi cho khô và chất đống dành… tiết kiệm.

Mùa đông đi học, tay đứa nào cũng vung vẩy vỏ lon sữa bò đục lỗ, lèn chặt quả thông cháy nghi ngút, khói xanh mờ và lửa đượm hồng, sưởi ấm quãng đường xa.

Những ngày sinh viên, đến bây giờ khi gặp nhau, tụi nội trú chúng mình vẫn nhắc lại những đêm mặc nguyên quần áo dài, quấn đủ mũ tất đi ngủ.

Mỗi đứa 1 cái chăn đấy và tùm hum chồng lên 3 thằng trong giường sắt tầng 1 đấy. Nhưng đâu có ngủ được?.

Đứa nào cũng mơ khi ra trường, sẽ mua được áo rét dày hơn, chăn ấm hơn và buổi tối có tiền mua khúc sắn ăn đêm (thay cho việc mang phiếu ăn đi đổi sắn và hôm sau, hoặc lờ vờ ăn ké, hoặc nuốt nước bọt ừng ực nhìn bọn bạn cầm vé ăn lên nhà ăn), sáng ra được thưởng thức cái thú quý tộc là… ăn sáng.

Ra trường, đi làm và quăng quật với cuộc đời.
Tranh thủ sưới nắng, giữa trưa nắng hiếm mùa đông (Bắc Hà, Lào Cai)
Trải qua vô vàn những chuyến công tác miền núi, vùng sâu - vùng xa, tự dưng trở thành vô cảm trước cảnh những đứa trẻ miền núi phong phanh áo rét, chân đất đầu trần, lẫm chẫm dẫn nhau tới trường mùa lạnh, có rét quá, cũng chỉ dám đốt đống lửa giữa lớp và tiếp tục ê a học bài...

Cảm thấy bình thường (như vô vàn điều bình thường đến cơ cực khác), khi nhìn ra cửa kính xe ôtô, lòa nhòa những bóng lít nhít, da thịt tím tái trong gió, nhẫn nhịn chơi bên đường khi bố mẹ lên rẫy, làm nương...

Đã cảm thấy nhẹ lòng, khi vài lần góp tiền cùng bè bạn, mua áo rét - sách vở mang lên cho lít nhít vùng cao.

Thế nhưng hóa ra không phải, sau những gì đã chứng kiến, trong cả tuần lăn lóc tới những Trường Mầm non của Điện Biên, để cùng Đoàn "Cơm có thịt" của bác Trần Đăng Tuấn, trao những chiếc áo rét cho gần 3.000 đứa trẻ miền biên ải xa xôi.
Có dép là tốt lắm rồi (Sín Thầu, Mường Nhé)

Đeo đẳng mãi, là hình ảnh đám trẻ Mầm non điểm trường Quảng Lâm (huyện Mường Nhé, Điện Biên), nán ngồi đợi đến cuối chiều, chờ các cô chú bác vượt 250 km đường rừng từ TP. Điện Biên Phủ lên trao áo.

Đứa nào cũng còi cọc và lít nhít mũi dãi trong gió lạnh căm căm.

Hỏi con gái 4 tuổi ngồi đầu hàng đang co rúm, môi tím ngắt, nước mắt dài trên má phính, con lý nhí: "Con lạnh lắm!". Tự dưng thấy nặng trĩu trong ngực, như có hòn đá đè lên.

Cái tảng đá đó, chỉ tạm nhẹ đi khi con run rẩy nhận áo, ngượng nghịu choàng kín cổ và thò đầu khỏi lụ xụ bông lót, mũ choàng líu ríu: "Con hết lạnh rồi!".

Cứ lẩn thẩn: Bao năm rồi, miền núi vẫn nhiều sự đói nghèo, dù cho bao sự trợ giúp đầu tư vẫn lúc lỉu trên xe Landcruised biển xanh đưa về. Bao năm rồi, những lớp KV, Cử tuyển vẫn đều đặn mở ra ở các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học để đào tạo cán bộ cho con em đồng bào các dân tộc...
Lớp học của các con (A Pa Chải, Mường Nhé)

Thế nhưng, mọi sự trợ giúp ấy, liệu có thực sự hiệu quả, khi những lớp học của lũ lít nhít 2-5 tuổi vẫn còn tranh tre nứa lá, quây bao nilong?. Những lớp "đào tạo đặc thù" giúp được bao nhiêu cán bộ, cho những bản làng mà số trẻ em không thể đến trường vì quãng đường xa gió lạnh, miếng cơm ăn không đủ chất, đôi chân thơ trẻ lội suối đến học bài?..

Đành tự an ủi mình: Cứ tin là cuộc đời rồi sẽ khác, bớt nhọc nhằn và vợi gian lao. Thêm miếng thịt cho bát cơm không của lũ trẻ, chúng sẽ có sức ngồi ê a học bài, có sức theo suốt hành trình học cái chữ và biết đâu, sẽ trở thành những cô giáo, kỹ sư của vùng cao xa xôi. Thêm cái áo, đôi tất cho dăm lít nhít, chúng sẽ yên tâm ngồi trong gian nhà trống, tròn xoe mắt nghe cô giáo giảng bài "miền núi tiến kịp miền xuôi" và hơi ấm sẽ làm bùng lên ngọn lửa chí hướng, vốn có sẵn trong mỗi con người, trở thành những "hạt giống đỏ", đưa miền núi gần lại miền xuôi?..

Tin lắm chứ, bởi chúng là tương lai của mỗi bản làng, xã huyện... Lại dặn lòng: Mình cứ tin đi!..
---------------------------------------------------------------------------------------------
CHÙM ẢNH: "CHÂN ĐẤT VÙNG CAO"...

Hơn cả chân đất (Bát Xát, Lào Cai)

Quần cũng ngắn (Chung Chải, Mường Nhé)

Nát hết bàn chân (Chung Chải, Mường Nhé)

Chân đất nhưng vẫn phát biểu

Mỗi 1 bạn có dép

Con vẫn lạnh chân (Quảng Lâm, Mường Nhé)

Mình con có áo khoác, để khoe các chú thôi (Bắc Yên, Sơn La)
* Bài viết có sử dụng 1 số hình đăng trên Diễn đàn phuot.vn và otofun.net


MUA VŨ KHÍ NƯỚC NGOÀI: "BAO GIỜ HẾT BỊ... CHƠI ĐỂU?"."

Mr.Do - Người Việt Nam có thừa kinh nghiệm chiến tranh, nhưng năng lực sản xuất vũ khí - khí tài luôn là một nhược điểm.

Kể từ khi An Dương Vương với sự trợ giúp của Cụ Rùa cho ra đời Nỏ Thần (mà sau này thế giới phát triển thành multiple rocket launcher = giàn phóng pháo phản lực), Việt Nam hầu như không sản xuất được loại vũ khí, khí tài nào đáng kể.

Thời Nguyễn, Vua Minh Mạng từng cố gắng học phương Tây chế tạo tàu chiến, nhưng nền Công nghiệp Quốc phòng mà vị Vua sung này dày công xây dựng đã lụi tàn rất nhanh.

Đến thời chiến tranh hiện đại, có lẽ sản phẩm gây tiếng vang nhất của Việt Nam là... bom ba càng, không kể mấy vũ khí thô sơ như hầm chông, giáo mác...

Trong các cuộc chiến tranh hiện đại, Việt Nam chủ yếu dựa vào vũ khí nhập khẩu. Thời chống Pháp, chống Mỹ thì nhập từ Liên Xô, Trung Quốc và sử dụng vũ khí chiến lợi phẩm.

Thời đổi mới thì đa dạng hơn, Việt Nam nhập từ Nga, Tây Ban Nha, Pháp, Belarus, Israel...

Và một nền quân sự quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu đã khiến Việt Nam phải trả giá đắt.

Trong cuốn "Chân Trần, Chí Thép", cựu binh Mỹ James Zumwalt viết: "Sự nghi kỵ của Hà Nội đối với Trung Quốc xuất hiện từ đầu cuộc chiến. Lúc bấy giờ Trung Quốc cung cấp đạn cối cho Việt Nam. Nhưng khi sử dụng để đánh Mỹ, người Việt Nam thấy rằng loại đạn cối này luôn bắn hụt mục tiêu. Và họ sớm biết được nguyên nhân: Người Trung Quốc đã nhồi không đủ thuốc vào đạn cối, làm giảm đáng kể tầm bắn. Khi được thông báo, phía Trung Quốc đã điều chỉnh quy trình sản xuất; nhưng người Việt Nam vẫn nghi ngờ rằng việc nhồi thiếu thuốc súng là cố ý chứ không phải sơ suất".

Bên cạnh bị đối tác "chơi đểu", việc nhập khẩu vũ khí luôn có một nhược điểm đương nhiên: Nước sản xuất luôn lược bớt một số tính năng quan trọng đối với sản phẩm xuất khẩu. Chẳng hạn, Su-30 mà Việt Nam nhập từ Nga sẽ kém hơn Su-30 mà Không quân Nga sử dụng, dù cả hai được sản xuất trong cùng thời gian và cùng nhà máy.

Trong những năm gần đây, Việt Nam có vẻ chú trọng tới công nghiệp quốc phòng nhiều hơn. Thế nhưng, một sản phẩm ban đầu được ca ngợi là "do Việt Nam thiết kế và sản xuất" - máy bay lưỡng dụng VNS-41 - rốt cuộc lại chỉ là bản sao chép từ một sản phẩm máy bay nghiệp dư ở Nga.

Điểm yếu cố hữu trong nền Quốc phòng Việt Nam, có vẻ như, đang được cải thiện.

Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của ĐCS Việt Nam xác định: “Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp Quốc phòng - An ninh; tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các Lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng Hải quân, Phòng không, Không quân, lực lượng An ninh, Tình báo, Cảnh sát cơ động. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật Quân sự - An ninh, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch”; “Mở rộng phương thức huy động nguồn lực xây dựng Công nghiệp Quốc phòng và nâng cao khả năng bảo đảm của Công nghiệp Quốc phòng”.

Mới đây, khi đi thăm Hải Phòng, Thủ tướng Ba Dũng nói: "Công nghiệp Quốc phòng phải ngày càng phát triển hơn; phải vươn lên để tự chế tạo, sản xuất ra đa, tên lửa tầm thấp và tên lửa thế hệ mới...".

Trong chuyến thăm tới Ấn Độ mới đây, Chủ tịch nước Tư Sang cũng nói nhiều tới hợp tác về Công nghiệp Quốc phòng.
 Cùng khoảng thời gian đó, Việt Nam cho ra đời tàu pháo TT400TP, mà nghe nói có các tính năng chiến đấu rất hiện đại.

Chiếc tàu này Việt Nam chỉ mua bản thiết kế sơ bộ, sau đó hoàn thiện thiết kế và đóng.

Mới đây nữa, lại có tin Việt Nam chế tạo thành công nhiên liệu tên lửa và sơn tàng hình.

Trong nỗ lực xây dựng và phát triển nền Công nghiệp Quốc phòng, hợp tác với các nước phát triển hơn là một lựa chọn khôn ngoan.

Và sự kiện Nhật Bản vừa nới lỏng chính sách xuất khẩu vũ khí (trong đó có việc cho phép các Công ty Nhật Bản hợp tác với Công ty nước ngoài để phát triển vũ khí), nên được xem là một cơ hội cho Việt Nam.

Nhật Bản đang trên đường trở lại với tư cách là một nước lớn toàn diện, thoát khỏi bóng râm của Mỹ và tạo đối trọng đáng kể hơn với Trung Quốc. Trong tiến trình đó, họ cần sự ủng hộ từ các nước gần gũi hơn về nền văn minh. Việt Nam có thể là một lựa chọn của họ.
--------------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
* Tít bài do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.

28 tháng 12, 2011

ĐỌC XONG VNEXPRESS, NHẸ HẾT CẢ NGƯỜI...

Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Mình đang cường tráng khỏe mạnh, đột nhiên bị "xìu" mất một ngày. Lo quá!. May thay, đọc VnExpress thấy có bài "Chim cũng 'thương tiếc Chủ tịch Kim", nhẹ cả người!..
--------------------------------------
Chim cũng 'thương tiếc Chủ tịch Kim'
(Thứ Ba, ngày 27/12/2011)

Sự ra đi đột ngột của Chủ tịch Kim Jong-il để lại niềm thương tiếc không chỉ cho người dân mà còn cho cả chim muông, Truyền hình Quốc gia Triều Tiên khẳng định.

Kênh Truyền hình KRT của Triều Tiên hôm qua phát đi hình ảnh hàng chục con chim bất động trên những cành cây gần đài tưởng niệm cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, người sáng lập đất nước Triều Tiên và là cha của Chủ tịch vừa qua đời Kim Jong-il, tại huyện Unsan, tỉnh phía đông bắc Pyongan.

Những người thợ mỏ ở Unsan cho hay bầy chim này bắt đầu bay đến làng của họ hôm 18/12, một ngày sau khi Chủ tịch Kim Jong-il qua đời vì bị đau tim trên một chuyến tàu thị sát.

"Tôi đã sống ở đây 50 năm nay rồi nhưng chưa bao giờ thấy hiện tượng này", ông Baik Keun-shik, một người dân của ngôi làng làm nghề mỏ nói.

Theo Telegraph, dân làng còn kể rằng những con chim không hề sợ hãi và không hề nhúc nhích khi họ tiến đến gần chúng hay chiếu đèn vào cây. Chúng đậu trên cây suốt cả đêm và chỉ bay về phía Bình Nhưỡng khi trời sáng.

"Đây không chỉ là một hiện tượng tự nhiên. "Lãnh đạo kính mến" sinh ra đã là một người vĩ đại, vì thế thiên nhiên cũng như con người trên khắp thế giới đều không thể quên ngài", một người dân nói. "Chúng tôi có thể cảm thấy sự hiện diện của ngài trong trái tim ấm áp của chúng tôi".

Trước đó, Hãng Thông tấn chính thức của Triều Tiên cũng đưa tin những hiện tượng kỳ bí xảy ra trước khi ông Kim Jong-il qua đời, coi đó là bằng chứng cho sự tiếc thương của thiên nhiên đối với "nhà lãnh đạo kính mến".

Chẳng hạn, KCNA cho hay, trước thời điểm ông Kim tạ thế, băng trên mặt hồ núi lửa bỗng nứt ra kèm một tiếng nổ "thấu tận đất trời". Ngọn núi thiêng nơi ông Kim sinh ra bỗng tỏa một vầng hào quang màu đỏ; hay dòng chữ mà ông Kim từng viết trên một ngọn núi bỗng dưng tỏa sáng suốt cả ngày.

Ngày mai, Triều Tiên sẽ tổ chức tang lễ cho Chủ tịch Kim Jong-il.

Anh Ngọc

"CHIẾN SĨ BIÊN PHÒNG CƯỠI NGỰA Ô"...

Mấy ngày ở A Pa Chải, Leng Si Sìn (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đi bộ đến rạc cẳng. Hôm nào dậy sớm gặp... gái (rất hãn hữu vì ra khỏi cổng Đồn, may lắm mới gặp được mấy chú Hà Nhì khật khưỡng say từ sáng đến đêm), mới mượn được cái xe máy (còn xăng) của anh em. Hôm cuối ở Đồn A Pa Chải (Đồn 317), đợi mãi không có xe máy nào để đi nhờ ra trung tâm xã Sín Thầu (Mường Nhé), mình vừa sốt ruột vừa đau chân, cười hỏi Chính trị viên Nguyễn Văn Thinh (cũng người Thái Bình như hầu hết sĩ quan, lãnh đạo Biên phòng trong tỉnh Điện Biên): "Đồn còn ngựa, cho anh em mượn 1 con với!". Chính trị viên Thinh lắc đầu: "Ngày xưa có ngựa đấy, nhưng không nuôi được vì chẳng có đồ ăn nuôi chúng nó!. Xăng hết, xe không có. Phải đi bộ thôi!" và cảnh báo: "Đừng nghĩ đến chuyện nhờ người dân vì hôm nay, các bản đi... uống rượu hết rồi!". Vừa nghĩ đến cảnh "đi bộ gần 10 km ra Sín Thầu, thêm 30 km đi bộ xuống Đồn Leng Su Sìn và 30 km đi bộ nữa mới xuống tới huyện lỵ Mường Nhé, ngủ đêm nhà trọ bến xe để 6h sáng hôm sau lên xe khách (3 chuyến/ngày) chạy 250 km về TP. Điện Biên Phủ và thêm 500km xe khách nữa mới về tới Hà Nội" mà... choáng váng. Tự dưng, cái đầu mình nghĩ đến phương án mới và ngay lập tức nì nèo Chính trị viên Thinh cho mượn con Win Tàu biển đỏ của Đồn, 3 thằng chở nhau chạy xuống Sín Thầu, nhờ các thầy cô giáo cắm bản chở xuống Đồn Leng Su Sìn. Chính trị viên Thinh tặc lưỡi: "Thế cũng được, Xong cứ để xe đấy, mai anh em xuống lấy", kèm theo cái nháy mắt đầy ẩn ý: "Xuống Trường Mầm non ở đấy, có mà đầy... ngựa ô để cưỡi. Ngay ngoài sân đấy!". Mình phấp phỏng, hí hửng tưởng tượng ra cảnh "chiến sĩ Biên phòng cưỡi ngựa ô, phi cọc cọc và ngựa hí vang rừng" nên hùng hục đẩy Win Tàu xuống dốc. Ai ngờ, "ngựa ô Biên phòng" ở A Pa Chải là như thế này đây?. Cũng đành chụp hình để nhớ A Pa Chải vậy! Hi! Hi!.. "Chiến sĩ Biên phòng" cũng cưỡi ngựa cùng mình, là ông Kinh Bang, Phóng viên Truyền hình Công an nhân dân đấy nhá!.. Cu này vẫn chưa vợ và lăn lộn rừng núi cùng mình, cũng ác ra phết!..

NHÀ THIẾU TƯỚNG CẢNH SÁT BỊ MẤT TRỘM CẢ CÁI KÉO, CON DAO


Anh hùng, Thiếu tướng Vũ Hùng Vương
Dân Việt - Kẻ gian đã đột nhập vào nhà ông Vũ Hùng Vương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm - Bộ Công an (tại phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) lấy trộm tài sản khoảng 1 tỷ đồng.

Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, vào hồi 20h50 ngày 25/12, lợi dụng lúc gia đình đi vắng, kẻ gian đã đột nhập vào nhà ông Vũ Hùng Vương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm - Bộ Công an (tại phường Dịch Vọng Hậu) lấy trộm 550 triệu đồng, 9 cây vàng ta, 12 chỉ vàng tây, 500 USD, 500 đôla Australia, 40.000 won Hàn Quốc, 1 dây bạc, 1 đồng hồ đeo tay, 1 dao, 1 kéo, tổng trị giá 1 tỷ đồng.
Vụ án đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra.
"Trong quá trình công tác, Thiếu tướng Vũ Hùng Vương đã vinh dự được nhận 2 Huân chương Chiến công hạng nhất; 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 8 huy chương các loại và nhiều bằng khen của UBQG, Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở. Đặc biệt, đồng chí đã được Bộ Công an lựa chọn đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng TW, Ban Thi đua Khen thưởng TW tôn vinh trong chương trình "Vinh quang Việt Nam" lần thứ 5; được lựa chọn là đại biểu tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII". (Công an nhân dân

CHÁY XE LIÊN TỤC LÀ DO XĂNG TRUNG QUỐC?..


Mai Thanh Hải - Sáng nay, chính xe Ford 5 chỗ của cơ quan mình "dính chưởng" vụ xăng dầu.

Chả là 6h sáng, chiếc xe Ford Focus mới cứng chở vài cán bộ lên Lai Châu công tác. Vừa rời khỏi cửa cơ quan, mọi người đang hí hởn cười nói trước chuyến đi dài cuối năm miền núi, bỗng khựng lại vì xe... chết máy.

Khởi động cả chục lần không được. Cậu lái xe gọi điện tới lui và đầm đìa mồ hôi, đúc rút sau vài chục phút "kiểm tra - tham vấn": "Tối qua, đổ đầy bình xăng bên cây xăng TC. Chúng nó pha nhiều nước vào xăng quá rồi!".

Rút cục, anh em lại phải dỡ đồ, thất thểu chuyển sang xe khác ngồi như xếp cá hộp và chiếc xe mới mua được Cứu hộ đưa sang Hãng Ford súc rửa bình xăng.

Trước tình hình ngồi ôtô - xe máy như ngồi trên... bom thế này. Chiều nay, mình quyết định lôi 2 xe đạp cũ ra tra dầu mỡ, căng sửa lại và từ ngày mai, cả nhà cút kít xe đạp cho lành. Mình tự cứu mình, trước khi Đăng kiểm, Đo lường, Công an... cùng các thể loại Ban ngành, hệ thống chính trị "vào cuộc".

Trong khi cơ quan chức năng vẫn im lặng trước liên tiếp các vụ cháy nổ phương tiện giao thông, người dân đành phải tự tìm cách lý giải nguyên nhân và phân tích dưới đây cũng là 1 trong những lý do thuyết phục:
---------------------------------------
OF - Thưa các Cụ, sáng nay em vừa ngồi với một anh bạn làm nghề “Ve chai", cũng có số má trong làng Ve chai Việt Nam. Sau khi café xong, thì em bảo đi đổ xăng để đi sang Nhà máy bên Bắc Ninh, thì anh có bảo là: "Sang Bắc Ninh đừng có đổ xăng ở các cây nhỏ nhé!. Không cẩn thận cháy xe đấy!"...

Em quyết định moi bằng được thông tin này. Sau khi lòng vòng một hồi, thì anh ấy vẽ cho em cái nguyên lý làm xăng Trung Quốc và giải thích như sau:

Nguyên lý :
- Giá tiền mua máy (làm xăng): Khoảng 700.000.000 – 800.000.000 VND
- Mua dầu FO thải ở mọi nơi
- Mua chất VNK với giá 260.000 VND/kg
- Trộn dầu FO và VNK vói tỷ lệ 1 tần dầu FO thì cho 1kg chất VNK, sau đó cho vào máy lọc ly tâm
- Chuyển sang máy ép ly tâm và thành xăng mang tên TQ.
- Giá thành (xăng tự sản xuất) chỉ 12.000VND/lít
- Các cây xăng pha tỷ lệ < 20% thì không sao
- Các cây xăng pha tỷ lệ > 40% thì... không nói được điều gì cả.
Sơ đồ minh họa quy trình sản xuất xăng non (xăng TQ)

Nguyên nhân trong thời gian vừa qua, xe cháy nhiều, anh ta nói là:

- Chất VNK ( nhập từ TQ ) là chất gây bắt lửa cực nhậy nhưng lại giảm khói rất tốt
- Bản thân trong dầu FO hàm lượng lưu huỳnh cao chất này bắt lửa là nhất
- Chất VNK + Lưu huỳnh gặp nhau, thì khỏi phải nói cháy to thôi rồi.

Kết luận: Không nên đổ cây xăng của tư nhân trong thời gian này, còn cây xăng nhà nước thì có thể tin hơn. Và giải thích thêm: "Chất VNK còn gọi là xăng non.Trước dân buôn lậu nhập trực tiếp xăng kiểu này từ TQ, sau đó bị bắt nhiều, họ mua máy về sản xuất luôn tại Việt Nam" và còn tiết lộ rằng: "Một cơ sở hiện đang ở Hà Tây cũ đang sản xuất loại xăng này để cung cấp ra thị trường"...

Em chỉ viết lại những gì em nghe thấy, các Cụ thử suy luận xem có đúng không?...
-------------------------

27 tháng 12, 2011

11h00 NGÀY 29/12/2012, BẠN ĐỌC GÓP HƠN 47 TRIỆU, MUA ICOM CHO "SÓI BIỂN"

Tài sản quý nhất trong nhà Mai Phụng Lưu: Gốc cây mang về từ Hoàng Sa và... Bằng khen của các cấp, ngành
Tính đến 11h00 ngày hôm nay (29/12/2011), các Blogger và bạn đọc Blog xa gần đã bằng các hình thức, đóng góp - ủng hộ hơn 45 triệu đồng Việt Nam để mua ICOM (máy bộ đàm liên lạc) cho "Sói biển" - Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu (Lý Sơn, Quảng Ngãi), giúp ông trong việc kiếm kế sinh nhai, đánh bắt hải sản trên Biển Đông (đặc biệt là vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa). 

Vẫn còn một số bạn đọc đã ủng hộ (nhưng chưa được Ngân hàng TechComBank cập nhật) và bạn đọc hứa ủng hộ. Rất mong các bạn nhiệt tình ủng hộ Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu.

  + Địa chỉ ủng hộ ở trong nước: Mai Thanh Hải, STK: 140.2190.8796.012, Ngân hàng Techcombank Giảng Võ (Chi nhánh Đông Đô), Hà Nội, Việt Nam.

 + Bạn đọc ở ngoài nước ủng hộ, đề nghị lưu ý các thông tin sau:
- Địa chỉ Ngân hàng: Vietnam Technological and Commercial  Joint-stock Bank
- SWIFT CODE: VTCB VN VX
- Người nhận: Mai Thanh Hải, STK: 140.2190.8796.012, Ngân hàng Techcombank Giảng Võ (Chi nhánh Đông Đô), Hà Nội, Việt Nam.

Để thuận tiện cho việc rút tiền tại Việt Nam, rất mong các bác cung cấp cho nhà cháu (qua điện thoại, tin nhắn, email, comment) thông tin: Số tiền gửi; thành phố, tiểu bang, quốc gia gửi tiền.
------------------------------------------------------------------------------------------------

Số tiền mọi người đã ủng hộ ICOM cho "Sói biển" Mai Phụng Lưu, đến 19h00 ngày 28/12/2011:

I/ SỐ TIỀN ĐÃ NHẬN ĐƯỢC QUA NGÂN HÀNG (STK TÍN DỤNG: 1330 1010 361434 -TCB).
1/ Ngày 19/12/2011; Diễn giải: Nguyen Thai Binh gop tien cho anh Mai Phung Luu; Số bút toán: TT1135310426/BTU; Số tiền: 500,000.00

2/ Ngày 19/12/2011; Diễn giải: Giang ho nui ung ho mua may ECOM cua Mai Phung Luu; Số bút toán: TT1135300274/NTG; Số tiền: 1,000,000.00

3/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Nguyen Van Bang (Quang Phong) nop tien vao tai khoan Mai Thanh Hai so tien nop 2000000; Số bút toán: TT1135400055/VTU; Số tiền: 2,000,000.00

4/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: B/O Nguyen Ngoc Diem Trang BIDV 615 Nguyen Ngoc Diem Trang ung ho mua ICOM cho Mai Phụng Lưu; Số bút toán: FT11354A02000093/XN5; Số tiền: 500,000.00

5/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Nguyen Truong Son ung ho mua ICOM cho anh Mai Phung Luu dao Ly Son Quang Ngai vao TK Mai Thanh Hai so tien nop 500000; Số bút toán: TT135402220/TNO; Số tiền 500,000.00

6/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Mr Cao Tuan Anh Dung ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu qua TK Mai Thanh Hai so tien 1000000; Số bút toán: TT1135404388/NPS; Số tiền: 1,000,000.00

7/ Ngày 20/12/2011: Mai Thanh Hai - Ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11354888800003/TA50; Số tiền: 500,000.00

8/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: B/O: Vo Duy Tuong-DakNong Vo Duy Tuong chuyen 500.000 ICOM-500.000 COM; Số bút toán: FT11354A01002633/XN1; Số tiền 1,000,000.00

9/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Bui Thi Thuy Duong ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11354849434432/XN2; Số tiền: 2,000,000.00

10/ Ngày 20/12/2011; Diễn giải: Nguyen Trong Chien NT ung ho mua ICOm cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11354715408290/HP50; Số tiền 500,000.00

11/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: B/O: Nguyen Hoai Son CT (bạn đọc MamChauSon) Chuong trinh mua ICOM cho Soi bien. Cho Mai Thanh Hai (NHH:Techcombank So GD Ha Noi); Số bút toán: FT11355A01000115/XN1; Số tiền 1,000,000.00

12/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu (NTV); Số bút toán: FT11355864482010/BN50; Số tiền: 500,000.00

13/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Nguyen Ngoc Tay Ninh ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu (em Nguyen Tay Ninh); Số bút toán: FT11355240095080/XN2; Số tiền: 200,000.00

14/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: B/O: Nguyen Quang Huy (RmNo 0362111221100592) ung ho Mai Phung Luu mua ICOM (NHH: Techcombank Hoi so chinh); Số bút toán: FT11355A01001173/XN1; Số tiền: 1,000,000.00

15/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Pham Quang Hung ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11355240097770/XN3; Số tiền: 3,000,000.00

16/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Nguyen Le Mai Lien NTM; Số bút toán: TT1135506802/APB; Số tiền: 300,000.00

17/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: B/O: Vo Hong Hai NH Techcombank PGD Ha Noi. Ung ho mua ICOM cho Mai Phụng Lưu; Số bút toán: FT11355A01002323/XN5; Số tiền 500,000.00

18/ Ngày 21/12/2011; Diễn giải: Ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11355608074190/BN10; Số tiền: 1,000,000.00

19/ Ngày 22/12/2011; Diễn giải: Popey ủng hộ Soi bien; Số bút toán: FT11356219050006/BN30; Số tiền 300,000.00

20/ Ngày 22/12/2011; Diễn giải: Popye ung ho Soi bien; Số bút toán: FT11356852457374/BN30; Số tiền 300,000.00

21/ Ngày 22/12/2011: Diễn giải: B/O Le Thi Thuy Thao TC:236800032 ung ho Chuong trinh Com co thit va anh Luu; Số bút toán: FT11356A01000467/XN1; Số tiền: 1,500,000.00

22/ Ngày 22/12/2011: Diễn giải: B/O Tran Thi Thu Huong 011CO02113560003 ung ho ICOM; Số bút toán: FT11356A01001068/XN2; Số tiền: 200,000.00

23/ Ngày 22/12/2011; Diễn giải: B/O Bui Ngoc Quang (RmNo 0442111222) CIAOFLORA (www.dienhoatructuyen.vn) ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu (NHH: Techcombank Hoi so chinh); Số bút toán: FT11356A01001564/XN2; Số tiền: 2,000,000.00

24/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: Duong Minh Ngoc ho trọ mua may ICOM cho anh Mai Phung Luu so tien nop 500000; Số bút toán: TT113570209/NTP; Số tiền 500,000.00

25/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: Thanh toan sao ke The Tin dung; Số bút toán: FT11357841434463/SG50; Số tiền: 500,000.00

26/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: Nguyen Xuan Hoai ung ho mua ICOM cho nguoi dan mien Trung cho Mai Thanh Hai; Số bút toán: TT11357883743067/HH5; Số tiền: 500,000.00

27/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: TT sao ke The TD (Co ho gui, ung ho mua may ICOM) cho Mai Thanh Hai; Số bút toán: TT1135709550/NVL; Số tiền 500,000.00

28/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: B/O Dang Vu Hoang Quang ung ho mua ICOM cho Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11357A01002842/XN5; Số tiền: 500,000.00

29/ Ngày 23/12/2011; Diễn giải: ICOM cho Soi bien; Số bút toán: FT11357787001200/BN30; Số tiền: 300,000.00

31/ Ngày 24/12/2011; Diễn giải: Vu Hong Diep ung ho anh Luu Mai Thanh Hai so tien nop 100000; Số bút toán: TT1135800262/DDA; Số tiền: 100,000.00.

32/ Ngày 26/12/2011; Diễn giải: Nguyễn Tuấn Hiệp ung ho Soi bien Mai Phung Luu mua ICOM vao TK Mai Thanh Hai; Số bút toán: TT1136011025/NAN; Số tiền: 1,000,000.00

33/ Ngày 27/12/2011; Diễn giải: Tran Lam (Hung Yen) ung ho mua ICOM cho Soi bien Mai Phung Luu; Số bút toán: FT11361640076596/XN5; Số tiền: 500,000.00
---------------------------------------------------------
Tổng số tiền đã nhận qua TK Tín dụng: 25,700,000.00. 

II/ SỐ TIỀN ĐÃ NHẬN QUA NGÂN HÀNG (STK TIỀN GỬI 14021908796012 - TCB) 
* Trong ngày 27/12/2011, theo tin nhắn qua ĐTDĐ
1/ 11h53: GTAO Binh Dinh gui tien ung ho ong Mai Phung Luu Mai Thanh Hai; 150,000.00

2/ 15h15: B/O Tran Tan Dat ung ho mua ICOM cho anh Mai Phung Luu; 200,000.00

3/ 15h26: TCB GVO TP PHT; 100,000.00

4/ 18h29: B/O Bui Hong Phuc de nghi chuyen tiep Techcombank Giang Vo; 1,000,000.00

5/ 18h29: Vu Thi Hien ung ho mua ICOM cho Mai Thanh Hai; 300,000.00
---------------------------------------------------------------------
Tổng số tiền đã nhận qua TK Tiền gửi: 1,750,000.00

III/ SỐ TIỀN ĐÃ NHẬN TRỰC TIẾP

1/ Anh Ba Sàm: 5,000,000.00

2/ Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc: 1,000,000.00

3/ Tổng Giám đốc AVG Trần Đăng Tuấn (Nguyên Phó Tổng VTV): 1,000,000.00

4/ Anh Đoàn Minh Khôi (Quỹ "Cơm có thịt"): 1,000,000.00

5/ Nhà văn/ Đạo diễn Phạm Ngọc Tiến: 1,000,000.00

6/ Nhà thơ/ Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: 1,000,000.00

7/ Bạn Phạm Xuân Huy (Tạp chí Văn hiến Việt Nam): 500,000.00. Bạn Huy gọi điện liên hệ trước với tôi và chạy xe máy từ Mai Dịch lên tận cơ quan tôi để gửi số tiền ủng hộ, vào lúc 15h00 26/12/2011.

8/ Nhà văn Nguyễn Quang Vinh (Blog Cu Vinh): 500,000.00. Đưa trực tiếp tại HN 16h30 26/12/2011.

9/ Nhà báo Dương Minh Phong (Blog Cu Làng Cát): 300,000.00. Bọ Vinh chuyển hộ 16h30 26/12

10/ Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên (Blog Gốc Sậy): 3,000,000.00, chuyển 16h40 ngày 26/12, tại HN.

11/ Tiến sĩ Lê Việt Đức (Blog laitranmai): 5,000,000.00. Chuyển lúc 14h00 ngày 28/12, tại Hà Nội, nhân tiện chuyến nghỉ phép của TS. Đức từ Thụy Sĩ về thăm cụ thân sinh bị ốm nặng, tại Hà Nội.
------------------------------------------------------------
Tổng số tiền đã nhận trực tiếp: 19,300,000.00.


IV. SỐ TIỀN NHẬN QUA DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN (WESTERN UNION):

1/ Anh Lê Hùng Dũng (Praha Cộng hòa Séc) gửi ủng hộ 100 USD. Sáng 29/12/2011, tôi đã ra Ngân hàng TCB Ngọc Khánh rút tiền và quy đổi sang VND, thành 2,102,000.00.

Tổng số tiền đóng góp (đến 11h00 ngày 29/12/2011): 48,852,000.00 
(Bốn mươi tám triệu tám trăm năm mươi hai nghìn đồng chẵn) 

Trừ đi số tiền của 2 bác tiện thể nhờ gửi cho Chương trình "Cơm có thịt" của anh Trần Đăng Tuấn (Bác Vo Duy Tuong - DakNong gửi 500,000.00 và bác Le Thi Thuy Thao gửi 750,000.00) là 1,250,000.00.

Như vậy, tổng số tiền đã có, dành mua ICOM cho "Sói biển" là: 47,602,000.00

"CHÚNG NÓ" - BỌN TRẺ CON MIỀN NÚI?..

Lần đầu tiên được biết đến áo ấm
Trần Đăng Tuấn - Để chuẩn bị lên Điện Biên, chúng tôi đi tìm mua áo rét cho học sinh mầm non với số lượng trên  ngàn chiếc. Cũng lần mò không ít chỗ, cuối cùng mua được 1.150 chiếc áo rét, cả cho cháu trai, cả cho cháu gái, với giá 85.000 đ/ áo nữ và 105.000đ/ áo nam. Có thể nếu  nhiều thời gian hơn, sẽ tìm ra "mối” rẻ hơn.

Nhưng  đến giờ, với chất lượng tương đương, đó vẫn là giá tốt nhất chúng tôi tìm được. Điều vui là thày cô, phụ huynh đều khen áo đẹp và tốt, phù hợp với các em nhỏ vùng cao.

Chúng tôi chuyển đến các em ở Sín Thầu, Chung Chải, Mường Nhé, Quảng Lâm ( Huyện Mường Nhé) và Núa Ngam, Mường Nhà, Mường Lói ( Huyện Điện Biên). Giữa chừng hết áo, điện về Hà Nội, lấy tiếp lô 650 áo len xuất khẩu, gửi qua xe khách chạy đêm, sáng sớm nhận ở bến xe, lại đi tiếp để trao cho các cháu.

Cô Phương giúp cháu nhé!..
Giá gốc mỗi áo là 85.000 đ, người bán biết đem đi cho "Chúng nó - Bọn trẻ con miền núi", chỉ lấy 35.000 đ/chiếc.

Nhưng vẫn thiếu.

Chúng tôi rời Điện Biên, ngậm ngùi  vì còn nhiều cháu chưa có áo ở những trường chúng tôi đã đến.

Không biết chúng tôi có thể kịp huy động giúp đỡ để khoảng 500 cháu nữa có áo rét mới như 1.800 cháu vừa nhận hay không.

Trẻ con hay tủi thân nếu thấy bạn có mà chúng không có. Mà số 1.800 áo đã phát, giá là 133 triệu, chúng tôi mới co được 80 triệu tiền ủng hộ. Số còn lại đang nợ.

Khi xe bớt xóc, chúng tôi vẫn cố bấm chiếc IPad có 3G của anh Khôi để xem tin tức. Khi đã 8 giờ tối, xe trên đồi ở khu Mường Nhà, cả bọn bức xúc đến mức phải xuống xe, đi lại trong cái lạnh để hạ nhiệt.

Là vì đọc cái tin hai vị cán bộ của ngành Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng đánh cờ tướng ăn tiền, ông Phó Giám đốc Sở thua ông Giám đốc Trung tâm 22 tỷ,mới trả 5 tỷ, ông được bạc dọa xử "luật rừng" với ông thua bạc (là cấp trên của mình?).
Xe dành chở đồ cho các cháu, chả còn chỗ để ngồi, chịu khó tý nhé

Với mức giá bình quân (lấy cho chẵn) là 100.000 đ/ một áo phao ấm, số tiền 5 tỷ đã kia mua được áo cho 50.000 đứa trẻ vùng cao!. Cả tỉnh trẻ con thoát rét!..

Nếu là 22 tỷ, đủ cho 220.000 đứa trẻ có áo ấm. Tức là toàn bộ trẻ bán trú dân nuôi của đất nước này (mà vẫn thừa đấy, vì chúng chưa đầy 20 vạn).

Với sự vào cuộc của một Quỹ Từ thiện, chương trình "Cơm có thịt" đã phủ khắp huyện Văn Chấn, Yên Bái. 1.411 học sinh dân tộc bán trú, nếu cả năm học ăn "cơm có thịt" ở mức đang giúp chúng , cần 1.693.200.000. Làm tròn là 1,7 tỷ.

Với 5 tỷ, hầu như 1.411 đứa trả từ lớp 1 đến lớp 9 ấy sẽ ăn cơm thịt trong 3 năm. Hoặc 3 huyện như Văn Chấn được phủ "Cơm thịt" cho bán trú dân nuôi trong 1 năm học.

Còn nếu là 22 tỷ thì đủ cho 20.000 đứa trẻ có cơm thịt ăn trong 1 năm học!. 20.000 đứa sẽ lên cân. Có đứa như ở Suối Giàng lên 5 kg trong hai tháng rưỡi.
Gần 1.000 km đường rừng, mới bò được lên Mường Nhé
Hai vạn đứa học sinh khỏe mạnh, hồng hào hơn, học hành đều đặn hơn. Bốn vạn ông bố bà mẹ ấm lòng hơn.

Hàng ngàn thày cô nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn.

Và nhiều vạn người dân xung quanh có thêm niềm tin rằng họ không bao giờ phải cô đơn chống chọi với cái nghèo.

Miếng thịt hay cái áo là những cái vật chất nhỏ, nhưng cùng mái trường, cái chữ, nó góp phần mình vào chuyện dựng xây cái lớn lao là niềm tin yêu của những người dân chân thật.

Tôi nhớ lại những người không quen bỏ công bỏ việc dắt chúng tôi đi, nhận chúng tôi là họ hàng, nằn nì chủ buôn hàng quen để được giảm giá áo "cho chúng nó“.

Tôi nhớ lại người bán bao tải chở hàng, khi biết các bạn tôi mua bao về để chở áo lên Điện Biên, đã nói giá 15.000 đ/ bao, lại bớt tiền, lấy 10.000 đ/bao, còn mấy chục ngàn kia “cho chúng nó”!..
Tập trung áo, phân loại theo độ tuổi - giới tính để trao cho các cháu

Tôi nhớ khi vượt ngầm suối vào điểm trường ở Mường Nhé (Điện Biên), xe húc vào đá, bẹp thanh chắn.

Ở Điện Biên, mặc cả mãi, Chủ xưởng nhận gò lại với giá 600.000 đ. Lúc trả tiền, ngẫu nhiên biết xe hỏng do chở áo rét cho trẻ Mầm non, lập tức Chủ xưởng chỉ nhón lấy 3 tờ 50.000 trả cho thợ, còn thì "cho chúng nó”.

Và tôi nhớ trước đó, trong buổi văn nghệ của học sinh Trường Quốc tế Olympia- Hà Nội, Ông Chủ tịch Trường cởi bỏ âu phục, mặc bộ đồ nông dân, cầm nón làm ra bộ hành khất đi khắp các hàng ghế xin quyên góp cho trẻ nghèo.

Cuối buổi, học sinh trao cho tôi chiếc nón có 50 triệu tiền ủng hộ, để chúng tôi mua áo mang lên Điện Biên sau đó 2 ngày.

Chiếc nón ấy, tôi sẽ treo trước bàn làm việc của tôi, khi còn có việc làm, và ở nhà mình, nếu có khi thất nghiệp.
Sướng ơi là sướng. Thích ơi là thích!...
Để có niềm tin rằng, có những kẻ mặt dày đang đòi nhau 5 tỷ hay 22 tỷ kia, nhưng còn có bao nhiêu người tôi biết tên và không biết tên, người có nhiều góp nhiều, người ít góp ít, để "cho chúng nó” .

Chúng nó là những đứa trẻ con. Trẻ con, không lâu nữa, lớn lên, sẽ là đất nước này. Trẻ con bao giờ cũng giữ trong tay quyền phán xét cuối cùng!..
-----------------------------------
* Tít bài viết do MTH đặt.
* Hình ảnh trong bài viết được ghi lại tại Điện Biên tuần vừa qua

ÔNG GIÀ NOEL VÀ THÌ TƯƠNG LAI

Lần đầu tiên ở vùng biên giới Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên), có Ông già Noel đến tặng quà
Phạm Ngọc Tiến - Đi Tây Bắc gần trọn cả tuần. Vẫn là cái Chương trình Cơm có thịt của ông Trần Đăng Tuấn. Tít mù vòng quanh đến gần hai ngàn cây số. Mệt. Và bức xúc. Dạo này mình hay tâm trạng, hay vân vi cứ nghĩ là do tuổi tác (gần 6 chục xuân xanh còn gì), nhưng không phải. Sống nhiều, dần chai sạn sẽ dẫn đến vô cảm nhưng ở tuổi mình còn bừng bừng khí thế yêu thương, còn ngùn ngụt bức xúc thế này thì đích thị là mình chưa già hoặc là tuổi già nó thế chăng?. Khe! Khe!…

Về Hà Nội đúng đêm Noel. Người xe nườm nượp. Đông đúc quá. Đông chưa hẳn là vui đâu nhé. Bằng chứng là đến Hà Đông thấy cái xe taxi chồm hẳn vào chiếc xe máy. Không thấy người đâu nhưng hiện trường thế kia, nhẹ cũng là cấp cứu bệnh viện.

Ngồi trên xe nhìn xuống thấy khuôn mặt nào cũng hớn hở tươi cười. Mình biết tỏng trong số người kia không phải ai cũng theo đạo. Chỉ là hội hè đình đám vui chơi thôi. Quãng nào có nhà thờ là quãng đó nêm chặt người. Xe cộ chất chứa ùn ụn.
Ngày nhỏ mình cũng háo hức những ngày lễ lạt thế này. Dạo đó Noel còn được nghỉ học, nghỉ làm, sướng lắm.

Nhưng bây giờ thì khác. Cứ được nghỉ là co vòi cố thủ trong nhà lướt mạng. Mình biết thế giới của mình bây giờ những gì ảo mới là thứ gần gũi. Nó hấp dẫn một cách rất thật và điều này mới quan trọng nó cần thiết cho mình.

Gần một tuần, cả đống công việc ụn lại. Bao nhiêu thư từ, bản thảo. Đã mệt nhưng phải xử lý cho xong. Rồi ngồi ngắm nghía lại những cái ảnh chuyến đi mà một anh bạn nhà báo post lên blog.

Nhìn kìa, mình đấy lần đầu tiên trong trang phục ông già Noel đi phát quà cho trẻ miền núi. Ở Sín Thầu huyện Mường Nhé, Điện Biên. Đúng rồi, cái xã miền núi xa hút có thôn A Pa Chải cực Tây Tổ quốc lắc lơ.

Mình không nhớ rành rẽ cảm giác lúc ấy của mình là gì. Vui. Tất nhiên được mang đến cho những đứa trẻ nụ cười hiếm hoi không vui sao được. Nhưng mà khoảnh khắc ấy đi qua rất nhanh. Không hẳn là buồn.

Mình chợt nghĩ đến hơn chục năm sau, lúc đó mình sẽ rất già ( một tương lai một kết cục có thể đoán định được) nhưng những đứa trẻ kia sẽ như thế nào? Chúng sẽ là ai? Chúng làm được gì? Chịu chết không thể đoán được.

Chao ôi, vậy là thừ ra nghĩ ngợi. Sín Thầu mình đến lần này là lần thứ ba. Cũng là đi trong những đoàn nhà báo nhà văn được biên chế trong danh nghĩa hảo tâm nhưng thực chất là cưỡi ngựa xem hoa. Cho dân tình, trẻ mỏ ít quà sau đó về viết nhăng viết cuội ít dòng, có cũng được, không chẳng chết ai.

Nhưng lần này thì khác. Mình cùng với cánh của ông Tuấn đi chẳng bó buộc trong chức danh gì. Có cái quỹ đấy, đi, nhìn và tìm hiểu rồi đầu tư cơm thịt cho chúng, miễn sao cho đúng nhất, chuẩn nhất.

Nhìn những đứa trẻ lầm lụi trong cái giá rét miền núi mình không thể nào bình tâm được.

Sín Thầu còn là điểm tiện đường giao thông hơn rất nhiều điểm trường lân cận cơ đấy. Có rất ít đứa trẻ mặc đủ ấm. Giày dép thì thoảng nhặt cũng có vài ba đứa được gọi là kín chân.

Đoàn mình mọi người xúm vào mặc cho trẻ áo phao mang từ Hà Nội. Nhìn ánh mắt lấp lánh của chúng mình biết là đám nhóc tì đang có những niềm vui rất thơ trẻ.
Sau Mường Nhé, bọn mình đi nhiều nơi khác. Sát ngay thành phố Điện Biên Phủ là huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, cũng vậy cả thôi.

Trường ở trung tâm xã có thể đã được xây cất tươm tất theo chuẩn nhưng các bản thôn thì tình cảnh vẫn nhà mái lá, vách thưng chiếm đa số.

Chuyến này đi, đoàn ông Tuấn chú trọng đến mảng Mầm Non là chính. Nhìn những em bé tuổi “mầm, chồi, lá” rét mướt lẫn lộn trong mỗi điểm lớp thôn bản, mình thấy có cái gì đó như sự bất nhẫn.

Mà bất nhẫn từ chính mình mới lạ. Vô lý thế. Lẽ ra mục tiêu chuyến đi chỉ là khảo sát để rồi chuyển tiền đầu tư cho bữa ăn tập trung có chút thịt theo tiêu chí của chương trình, nhưng thật khó có thể cầm lòng mà đi chay. Thế nên đoàn mới phải chạy đôn chạy đáo huy động đủ mọi nguồn lực để có chút quà cầm tay như manh áo ấm, hay là thứ gì đó ăn được nhỏ nhoi thôi như cái xúc xích bé còi.

Không còn đơn thuần là thương cảm nữa rồi mà đeo bám là cảm giác như kiệt sức như hụt hơi như bất lực. Vẫn biết chiểu theo chính sách thì những đứa trẻ này có tiêu chuẩn hẳn hoi, trăm hai chục ngàn một tháng nhưng từ văn bản vào thực tế thời gian bao lâu chẳng ai dám chắc.

Hầu hết các điểm đến chưa thể có bữa ăn chung cho các cháu. Những đứa trẻ phải tự túc ăn uống bằng những thứ gì gia đình lo liệu được. Thôi thì cạp lồng xôi, đùm nilon cơm, nguội ngắt ngơ, hay mấy củ khoai còi cọc đùm trong lá

Có một chuyện thế này, lúc vào một lớp học, trẻ con ngoan lắm, đang giờ ăn trưa vẫn đồng loạt chào khách. Rồi chúng cắm cúi ăn. Ở đầu bàn có hai em bé trai rất xinh ngồi ăn nhỏ nhẹ chỉ là nhõi cơm còi. Hỏi thì biết bố mẹ chúng không chuẩn bị được thứ đồ ăn gì cho chúng mang đi. Mà thường xuyên đấy nhé!.

Mình nghĩ nhà chúng hẳn là quá nghèo và bố mẹ cũng thuộc diện vô trách nhiệm. Cô giáo phải bảo những đứa khác tương trợ. Đứa nắm xôi, nhõi cơm, đứa chút thức ăn. Đứa cho và đứa nhận như chẳng biết đến cái tình thế tréo ngoe này. Chúng san sẻ một cách tự nhiên. Điểm này thì đám trẻ miền núi đúng là ưu điểm. Ở bất cứ hoàn cảnh nào chúng luôn bình thản. Lúc nhận quà là rõ nhất. Dù quà lớn là cái áo ấm, đôi giày hay nhỏ như viên kẹo cái bánh chúng luôn trật tự và tự giác không có đứa nào gian dối nhận đến lần thứ hai như những đứa trẻ cùng hoàn cảnh ở miền xuôi.
Mình tiếp tục đóng vai ông già Noel. Phát quà, phát mỏi tay rồi cuối buổi người mình chùng xuống.

Mình đang làm cái gì thế này?. Có cái ông già Noel ấy thật trong mắt những đứa trẻ mình đã gặp. Thậm chí có đứa khi nhìn thấy mình đã reo lên mừng rỡ: "Cháu chào ông Noel!". Là cô giáo dạy cho biết đấy. Có thật cái ông già Noel ấy như ước mơ của đám trẻ nghèo có thật…

Ý nghĩ này giằng kéo mình suốt chuyến đi lan sang cả buổi đêm lúc về nhà. Mệt mỏi nhưng giấc ngủ không đến được với mình. Đã bảo già cả hay nghĩ ngợi vân vi mà.

Mình chẳng cao sang gì nhưng cứ nghĩ đến việc gián tiếp làm cho những đứa trẻ tin có một ông già Noel thật là mình thấy ngượng. Hay là mình lẩm cẩm mất rồi. Ý nghĩ như của mình vừa rồi chỉ có thể xuất hiện ở một đứa trẻ được người lớn dạy dỗ tuyệt đối không được nói dối.

Sáng chủ nhật mình sực nhớ đến lời hẹn đi dự tổng kết đợt một của nhóm THE PRESENT. Là cái nhóm hưởng ứng theo chương trình của ông Tuấn từ ngày đầu. Ba bạn trẻ, lớn là Hà My nữ sinh lớp 11, hai bạn kia nhỏ hơn là Hoàng là Linh đang học lớp 10 đều ở Hà Nội đã cùng nhau lập ra ý tưởng làm postcard để bán lấy tiền giúp trẻ miền núi.

Mình đến cùng vợ và mình kinh ngạc khi nghe nhóm thuyết trình từ ý tưởng ban đầu đến quá trình thực hiện. Hai tháng triển khai nhóm bạn trẻ đã bán được hơn 3000 cái thiệp và nộp vào tài khoản ông Tuấn hơn 16 triệu tiền lãi. 16 triệu quy ra áo ấm quy ra thịt là bao nhiêu?.

Lớn lắm so với tuổi của ba bạn nhưng lớn hơn nhiều chính là sự chia sẻ rất đỗi tình người và cực thông minh này. Khán phòng là một gian trong quán cà phê và người dự chỉ là người thân của các cháu.

Mình ngồi đó trong cảm giác rưng rưng thán phục. Ý nghĩ giằng kéo suốt chuyến đi và của đêm hôm trước bất chợt có lời giải.

Nhìn gương mặt ba bạn nhỏ đẹp như thiên thần mình đã nghẹn ngào không thể phát biểu trọn vẹn lời cảm ơn các cháu. Còn thắc mắc gì được nữa về tương lai của những đứa trẻ mình đã gặp ở Sín Thầu, ở Mường Nhé, ở Điện Biên…khi còn có những người như My như Hoàng như Linh.

Tương lai của những đứa trẻ miền núi ư? Bây giờ thì mình hiểu chừng nào còn tình yêu thương từ chính những đứa trẻ, (chỉ cần chừng ấy thôi ) thì cuộc sống này còn có chỗ để đặt niềm tin vào một tương lai chưa hẳn là tốt đẹp nhưng rất đỗi ấm áp.

Không chỉ cho những đứa trẻ miền cao nghèo khó. Cho cả mình nữa. Mình đang bước dần sang tuổi già bằng một niềm tin thơ trẻ.

Nếu còn có một Giáng Sinh cho mình nữa, mình sẽ lại tình nguyện làm ông già Noel. Tại sao không?..

 Hà Nội 26/12/2011