Mr.Do - Người Việt Nam có thừa kinh nghiệm chiến tranh, nhưng năng lực sản xuất vũ khí - khí tài luôn là một nhược điểm.
Kể từ khi An Dương Vương với sự trợ giúp của Cụ Rùa cho ra đời Nỏ Thần (mà sau này thế giới phát triển thành multiple rocket launcher = giàn phóng pháo phản lực), Việt Nam hầu như không sản xuất được loại vũ khí, khí tài nào đáng kể.
Thời Nguyễn, Vua Minh Mạng từng cố gắng học phương Tây chế tạo tàu chiến, nhưng nền Công nghiệp Quốc phòng mà vị Vua sung này dày công xây dựng đã lụi tàn rất nhanh.
Đến thời chiến tranh hiện đại, có lẽ sản phẩm gây tiếng vang nhất của Việt Nam là... bom ba càng, không kể mấy vũ khí thô sơ như hầm chông, giáo mác...
Trong các cuộc chiến tranh hiện đại, Việt Nam chủ yếu dựa vào vũ khí nhập khẩu. Thời chống Pháp, chống Mỹ thì nhập từ Liên Xô, Trung Quốc và sử dụng vũ khí chiến lợi phẩm.
Thời đổi mới thì đa dạng hơn, Việt Nam nhập từ Nga, Tây Ban Nha, Pháp, Belarus, Israel...
Và một nền quân sự quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu đã khiến Việt Nam phải trả giá đắt.
Trong cuốn "Chân Trần, Chí Thép", cựu binh Mỹ James Zumwalt viết: "Sự nghi kỵ của Hà Nội đối với Trung Quốc xuất hiện từ đầu cuộc chiến. Lúc bấy giờ Trung Quốc cung cấp đạn cối cho Việt Nam. Nhưng khi sử dụng để đánh Mỹ, người Việt Nam thấy rằng loại đạn cối này luôn bắn hụt mục tiêu. Và họ sớm biết được nguyên nhân: Người Trung Quốc đã nhồi không đủ thuốc vào đạn cối, làm giảm đáng kể tầm bắn. Khi được thông báo, phía Trung Quốc đã điều chỉnh quy trình sản xuất; nhưng người Việt Nam vẫn nghi ngờ rằng việc nhồi thiếu thuốc súng là cố ý chứ không phải sơ suất".
Bên cạnh bị đối tác "chơi đểu", việc nhập khẩu vũ khí luôn có một nhược điểm đương nhiên: Nước sản xuất luôn lược bớt một số tính năng quan trọng đối với sản phẩm xuất khẩu. Chẳng hạn, Su-30 mà Việt Nam nhập từ Nga sẽ kém hơn Su-30 mà Không quân Nga sử dụng, dù cả hai được sản xuất trong cùng thời gian và cùng nhà máy.
Trong những năm gần đây, Việt Nam có vẻ chú trọng tới công nghiệp quốc phòng nhiều hơn. Thế nhưng, một sản phẩm ban đầu được ca ngợi là "do Việt Nam thiết kế và sản xuất" - máy bay lưỡng dụng VNS-41 - rốt cuộc lại chỉ là bản sao chép từ một sản phẩm máy bay nghiệp dư ở Nga.
Điểm yếu cố hữu trong nền Quốc phòng Việt Nam, có vẻ như, đang được cải thiện.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của ĐCS Việt Nam xác định: “Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp Quốc phòng - An ninh; tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các Lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng Hải quân, Phòng không, Không quân, lực lượng An ninh, Tình báo, Cảnh sát cơ động. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật Quân sự - An ninh, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch”; “Mở rộng phương thức huy động nguồn lực xây dựng Công nghiệp Quốc phòng và nâng cao khả năng bảo đảm của Công nghiệp Quốc phòng”.
Mới đây, khi đi thăm Hải Phòng, Thủ tướng Ba Dũng nói: "Công nghiệp Quốc phòng phải ngày càng phát triển hơn; phải vươn lên để tự chế tạo, sản xuất ra đa, tên lửa tầm thấp và tên lửa thế hệ mới...".
Trong chuyến thăm tới Ấn Độ mới đây, Chủ tịch nước Tư Sang cũng nói nhiều tới hợp tác về Công nghiệp Quốc phòng.
Cùng khoảng thời gian đó, Việt Nam cho ra đời tàu pháo TT400TP, mà nghe nói có các tính năng chiến đấu rất hiện đại.
Chiếc tàu này Việt Nam chỉ mua bản thiết kế sơ bộ, sau đó hoàn thiện thiết kế và đóng.
Mới đây nữa, lại có tin Việt Nam chế tạo thành công nhiên liệu tên lửa và sơn tàng hình.
Trong nỗ lực xây dựng và phát triển nền Công nghiệp Quốc phòng, hợp tác với các nước phát triển hơn là một lựa chọn khôn ngoan.
Và sự kiện Nhật Bản vừa nới lỏng chính sách xuất khẩu vũ khí (trong đó có việc cho phép các Công ty Nhật Bản hợp tác với Công ty nước ngoài để phát triển vũ khí), nên được xem là một cơ hội cho Việt Nam.
Nhật Bản đang trên đường trở lại với tư cách là một nước lớn toàn diện, thoát khỏi bóng râm của Mỹ và tạo đối trọng đáng kể hơn với Trung Quốc. Trong tiến trình đó, họ cần sự ủng hộ từ các nước gần gũi hơn về nền văn minh. Việt Nam có thể là một lựa chọn của họ.
--------------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
* Tít bài do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.
Kể từ khi An Dương Vương với sự trợ giúp của Cụ Rùa cho ra đời Nỏ Thần (mà sau này thế giới phát triển thành multiple rocket launcher = giàn phóng pháo phản lực), Việt Nam hầu như không sản xuất được loại vũ khí, khí tài nào đáng kể.
Thời Nguyễn, Vua Minh Mạng từng cố gắng học phương Tây chế tạo tàu chiến, nhưng nền Công nghiệp Quốc phòng mà vị Vua sung này dày công xây dựng đã lụi tàn rất nhanh.
Đến thời chiến tranh hiện đại, có lẽ sản phẩm gây tiếng vang nhất của Việt Nam là... bom ba càng, không kể mấy vũ khí thô sơ như hầm chông, giáo mác...
Trong các cuộc chiến tranh hiện đại, Việt Nam chủ yếu dựa vào vũ khí nhập khẩu. Thời chống Pháp, chống Mỹ thì nhập từ Liên Xô, Trung Quốc và sử dụng vũ khí chiến lợi phẩm.
Thời đổi mới thì đa dạng hơn, Việt Nam nhập từ Nga, Tây Ban Nha, Pháp, Belarus, Israel...
Và một nền quân sự quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu đã khiến Việt Nam phải trả giá đắt.
Trong cuốn "Chân Trần, Chí Thép", cựu binh Mỹ James Zumwalt viết: "Sự nghi kỵ của Hà Nội đối với Trung Quốc xuất hiện từ đầu cuộc chiến. Lúc bấy giờ Trung Quốc cung cấp đạn cối cho Việt Nam. Nhưng khi sử dụng để đánh Mỹ, người Việt Nam thấy rằng loại đạn cối này luôn bắn hụt mục tiêu. Và họ sớm biết được nguyên nhân: Người Trung Quốc đã nhồi không đủ thuốc vào đạn cối, làm giảm đáng kể tầm bắn. Khi được thông báo, phía Trung Quốc đã điều chỉnh quy trình sản xuất; nhưng người Việt Nam vẫn nghi ngờ rằng việc nhồi thiếu thuốc súng là cố ý chứ không phải sơ suất".
Bên cạnh bị đối tác "chơi đểu", việc nhập khẩu vũ khí luôn có một nhược điểm đương nhiên: Nước sản xuất luôn lược bớt một số tính năng quan trọng đối với sản phẩm xuất khẩu. Chẳng hạn, Su-30 mà Việt Nam nhập từ Nga sẽ kém hơn Su-30 mà Không quân Nga sử dụng, dù cả hai được sản xuất trong cùng thời gian và cùng nhà máy.
Trong những năm gần đây, Việt Nam có vẻ chú trọng tới công nghiệp quốc phòng nhiều hơn. Thế nhưng, một sản phẩm ban đầu được ca ngợi là "do Việt Nam thiết kế và sản xuất" - máy bay lưỡng dụng VNS-41 - rốt cuộc lại chỉ là bản sao chép từ một sản phẩm máy bay nghiệp dư ở Nga.
Điểm yếu cố hữu trong nền Quốc phòng Việt Nam, có vẻ như, đang được cải thiện.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của ĐCS Việt Nam xác định: “Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp Quốc phòng - An ninh; tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các Lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng Hải quân, Phòng không, Không quân, lực lượng An ninh, Tình báo, Cảnh sát cơ động. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật Quân sự - An ninh, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch”; “Mở rộng phương thức huy động nguồn lực xây dựng Công nghiệp Quốc phòng và nâng cao khả năng bảo đảm của Công nghiệp Quốc phòng”.
Mới đây, khi đi thăm Hải Phòng, Thủ tướng Ba Dũng nói: "Công nghiệp Quốc phòng phải ngày càng phát triển hơn; phải vươn lên để tự chế tạo, sản xuất ra đa, tên lửa tầm thấp và tên lửa thế hệ mới...".
Trong chuyến thăm tới Ấn Độ mới đây, Chủ tịch nước Tư Sang cũng nói nhiều tới hợp tác về Công nghiệp Quốc phòng.
Cùng khoảng thời gian đó, Việt Nam cho ra đời tàu pháo TT400TP, mà nghe nói có các tính năng chiến đấu rất hiện đại.
Chiếc tàu này Việt Nam chỉ mua bản thiết kế sơ bộ, sau đó hoàn thiện thiết kế và đóng.
Mới đây nữa, lại có tin Việt Nam chế tạo thành công nhiên liệu tên lửa và sơn tàng hình.
Trong nỗ lực xây dựng và phát triển nền Công nghiệp Quốc phòng, hợp tác với các nước phát triển hơn là một lựa chọn khôn ngoan.
Và sự kiện Nhật Bản vừa nới lỏng chính sách xuất khẩu vũ khí (trong đó có việc cho phép các Công ty Nhật Bản hợp tác với Công ty nước ngoài để phát triển vũ khí), nên được xem là một cơ hội cho Việt Nam.
Nhật Bản đang trên đường trở lại với tư cách là một nước lớn toàn diện, thoát khỏi bóng râm của Mỹ và tạo đối trọng đáng kể hơn với Trung Quốc. Trong tiến trình đó, họ cần sự ủng hộ từ các nước gần gũi hơn về nền văn minh. Việt Nam có thể là một lựa chọn của họ.
--------------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
* Tít bài do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.
Chuyện nhỏ làm trước. Những panô tuyên truyền như trong ảnh minh họa 1. Sao không cải cách để "dễ nhìn" như những panô quảng cáo thương mại cho dân còn chịu khó để mắt tới một tí.
Trả lờiXóaĐạn cối TQ nguy hiểm nhất và thâm nho nhất là có loại nổ ngay khi thả đạn vào nòng, còn bắn hụt tầm là do lính mình bớt liều phóng nên mới bị chứ đâu phải nhồi thuốc nổ vào quả đạn bị thiếu. Liều phóng cối hay pháo lính mình hay tiện đem ra mồi lửa, chỉ cần lấy nó dí vào hòn than là bốc lửa ngay. Tất cả các loại pháo hay cối đều có thể hụt tầm trong đời lính tôi đã nhiều lần chứng kiến pháo hoặc cối của ta hụt tầm.
Trả lờiXóaKhí hậu VN nóng và ẩm, không khô như Tàu hay Nga nên thuốc phóng thường không cháy hết, dẫn đến bắn hụt tầm. Mỗi lần tính phần tử bắn, tui đều phải tính thêm độ ẩm không khí và độ ẩm lô, liều thuốc.
Trả lờiXóaBắn yểm trợ bộ binh xung phong mà lấy bớt thuốc phóng có mà "đấm lưng bộ binh", "phe ta thắng quân mình" !!!
Khí tài pha trộn cũng "làm khó" phe ta không ít: Dùng máy đo LX (6000 ly giác) chỉnh hướng bắn cho cây 105 hay 155 của Mỹ (6400 ly giác) là cả 1 "nghệ thuật" của dân chỉ huy "đề-lô". Cũng may, nhờ ơn đảng ( hay là nhờ ơn nhúm chữ của ngụy còn sót lại trong đầu) đám lính "đề-lô" do tui huấn luyện chưa làm tui xấu hổ lần nào !
Đọc comment của bác ND, thích hơn... đọc bài viết chính. Bác kể dư lày, thật và sinh động hơn nhiều.
Trả lờiXóaMr DO hơi nhầm lẫn rồi.
Trả lờiXóaThời nhà Hồ, Hồ Nguyên Trừng từng chế tạo ra thuốc nổ.
Thời Tây Sơn những chiến thuyền, vũ khí cực kỳ đồ sộ, phong phú. Anh có thể đến bảo tàng Tây Sơn để thăm quan trực tiếp những vũ khí, hiện vật còn lưu lại. Có thể nói tàu còn hiện tại, khoa học hơn của Pháp. Súng thần công đặt 8 chiếc trên đủ 4 hướng của tàu. Vũ khí nhỏ như kiểu súng trường ngay từ thời Tây Sơn công nghệ sản xuất vũ khí của chúng ta đã rất phát triển rồi.
Một trong những yếu tố quan trọng làm nên một nhà Tây Sơn trăm trận trăm thắng đó chính là hệ thống vũ khí tiên tiến, hiện đại và thậm chí còn hơn phương Tây thời đó.
Cái chính là tư tưởng trọng hàng "ngoại" , khinh hàng nội . Ngày trước chống Pháp ta còn có bác Trần Đại Nghĩa và đội ngũ các nhà khoa học, nhưng giờ sau mấy chục năm "đổi mới" nên người ta đổi luôn tư duy : trọng hàng ngoại, khinh hàng nội. Hay nói cách tổng quát hơn: tinh thần tự lực tự cường thời chống Pháp nay đã hết , thay bằng tinh thần "dĩ hòa vi quí" , chẳng cần nghiên cứu, nghiên kiếc gì cho mất thời gian , cứ "nhập" về là (ăn) nhanh nhất.
Trả lờiXóaTất cả nội dung "chơi đểu" thực chất đều do tác giả nặn ra cho nó "sốc" cái tít. Vấn đề nhỏ này theo tui là như ri:
Trả lờiXóaTrong chiến tranh Việt Nam, do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cộng với điều kiện tác chiến của bộ đội ta vô cùng khó khăn dẫn đến việc vận chuyển, bảo quản súng đạn theo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất gian nan. Những khó khăn cơ bản đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả bắn của pháo cối các loại. Để khắc phục, ta đã tính toán lượng sửa bắn rất chi tiết cho từng loại súng, đạn; trong đó các lượng sửa về khí tượng, nhiệt độ của đạn ngòi liều được chú trọng hàng đầu. Theo tổng kết pháo binh chiến trường từ các tài liệu và từ các nhân chứng sống, việc hụt tầm của cối xảy ra rất ít, có một vài trường hợp không đáng kể đều xuất phát từ nguyên nhân trinh sát xác định vị trí trận địa bắn hoặc độ chuẩn ước lượng tầm bắn của pháo thủ mới trong quá trình vận động chiến đấu có sai số. Việc đạn nổ trong nòng nguyên nhân ở điều kiện bảo quản súng trong hành quân, chiến đấu dẫn đến nòng rỗ, vướng bùn đất từ đó đai định tâm trái phá không bịt kín hết khí thuốc phóng, kẹt đạn không biết lại thả tiếp theo khẩu lệnh điều chỉnh phương pháp bắn (ngày nay súng Thụy Điển là hàng "xịn" dù mới toanh cũng bị nếu vẫn mắc những sai sót ấy). Là người từng nhiều thâm niên với cái nghề pháo xe kéo và mang vác, tui khẳng định: Khi có điều kiện làm công tác chuẩn bị chiến đấu cơ bản (chuẩn bị tốt con người, súng đạn; chuẩn bị phần tử bắn đầy đủ, có đài quan sát sửa bắn...) thì dù khí tài hệ 60 hay 64 đều ứng dụng được và các trận đánh của pháo cối ta đều phát huy hiệu suất chiến đấu rất cao.
Ngày đó những loại vũ khí bộ binh ta được viện trợ từ khối XHCN đều rất tốt, đặc biệt tiểu liên, trung liên, đại liên, DKZ, SMPK12,7 và cối các cỡ xuất xứ từ Trung Quốc có chất lượng hàng đầu. Điều đó vẫn được chứng minh cho đến ngày nay.
Còn máy bay đa năng Su30MK, kể cả các loại vũ khí tối tân khác tất cả đều tùy thuộc vào túi tiền. Ta có ít tiền thì chất lượng máy bay của ta kém hơn Nga là điều đương nhiên (nó không khác gì các hãng taxi đặt hàng xe bây giờ). Chẳng có gì là lạ với điều đó cả.
Trước kia vũ khí của ta bắt buộc phải lệ thuộc viện trợ là điều đương nhiên, ai cũng có thể tư duy được lý do này.
Còn ngày nay với sự quan hệ rộng rãi của thời kỳ hội nhập chúng ta đang từng bước nghiên cứu phát triển công nghệ quốc phòng với phương châm cơ bản là "đi tắt, đón đầu". Có nhiều "nội dung" tự lực và cả hợp tác chuyển giao công nghệ ta đã thành công vượt xa hơn sự mong đợi, nhưng hiểu nôm na thì hình ảnh Việt Nam bây giờ là "làm bạn với tất cả vì mục đích hòa bình, phát triển thịnh vượng" cho nên không công bố bất cứ điều gì ngoài một số dự án quân sự mà LHQ có quy chế bắt buộc công khai.
Rứa thôi hè! Chào thân ái nghe!