5 tháng 5, 2012

LẦN ĐẦU SỜ TÍ

Thần Gió FB - Năm 1989, mình bộ đội, chưa yêu. Gái hơn mình 2 tuổi, đã có người yêu, sinh viên trường nọ.

Mình với Gái là bạn, thân thiết và vô tư, mày tao chí tớ ùm xọe.

Gái ở nội trú, còn mình mỗi dịp về Hà Nội là lượn vào chỗ Gái.

Tất nhiên là chỉ ở nhờ kí túc xá ấy thôi, với các bạn trai, bạn học cũ của mình lại là bạn cùng khóa của Gái.

Chơi dắt dây mà Gái cũng thương như mấy bạn học, tức là thỉnh thoảng cho ít tiền mua thuốc lào, lúc rủng rỉnh mới được bà bô viện trợ thì hào phóng "dâng hiến" bát phở hay cốc chè đỗ đen.

Gái cao hơn mình, tóc dầy và đen, hơi phi dê sóng lượn. Cho 6,5 điểm hình thể.

Người yêu Gái để ria đen nhánh, đi xe đạp mifa, nhà ở 36 phố phường.

Thời gian đầu chàng ria đen đạp xe vào trường thăm gái rồi hai người đi bộ sang đường tình yêu ở trường bên cạnh tâm sự.

Đấy là con đường tối tăm có rặng nhãn hai bên và dẫn vào một ngôi chùa.

Con đường huyền ảo với những tiếng rì rầm, khúc khích hoặc tiếng phì phò như kéo bễ.

Tinh tế hơn có thể nghe thấy tiếng bật của dây nịt pịch pịch, thường thì chỉ mình nhận ra được tiếng ấy lẫn trong tiếng ếch kêu.

Sau một thời gian thấy chàng để chiếc xe mầu cô ban ở lại cho gái. Tối thứ 7 gái đạp xe đi, sáng thứ hai mới về, mặt mũi bơ phờ, nhợt nhạt.

Tuy là dân ở lậu, nhưng mình như Cảnh sát Khu vực, nắm chắc "di biến động" của mấy trăm gái khóa ấy. Chả để làm đéo gì đâu, cho vui thôi.

Một đêm sáng trăng, thứ 7, mình lang thang làm đếch gì không nhớ lắm. Từ cổng trường vào đến kí túc xá cũng khá xa.

Mình nghe thấy tiếng líp xe tạch tạch đằng sau, ngoái cổ lại, mừng rỡ.

Dưới ánh trăng vàng, gái mặc chiếc áo sơ mi trắng nõn. Mái tóc loăn xoăn xõa ngang vai bay bay trước gió.

Mình sướng quá hô lên một câu rất ngu: “Đi đâu về thế”.

Nói rồi mình nhanh như cắt nhảy phóc lên xe, miệng hô tiếp: “Cho tao đi nhờ”. Miệng nói, tay ôm vào eo Gái.

Chiếc xe hơi loạng choạng rồi lấy lại được thăng bằng. Gái không nói gì.

Hai tay mình vẫn đặt trên eo Gái.

Mình cảm nhận được cạp quần gợn lên trong lòng bàn tay, tự nhiên lại liên hệ đến dây cooc xê nổi lên vai các gái.

Trai mới lớn toàn nghĩ tầm bậy tầm bạ.

Mình lại hô lên, nhưng âm lượng nhỏ hơn: “Cho tao sờ tí một cái nhé!”.

Gái  im lặng. Mải miết đạp xe.

Mình thử đưa tay lên cao hơn một tí. Gái không có phản ứng gì.

Mình quyết định mạnh mẽ hơn, đưa cả bàn tay chộp lấy phần nhô xa nhất của ngực.

Dưới lòng bàn tay của mình là một manh áo mỏng, dưới nữa là một lớp vải dày may chỉ đằn, cứng ngắc, có đầu nhọn gại gại vào gan bàn tay.

Mình chỉ chụp bàn tay lên như thế rồi giữ nguyên, phải đẩy trí tưởng tượng đi xa hơn nữa thì mới cảm nhận được dưới lớp vải đằn đấy có cái gì mềm mại hay ho.

Trí tưởng tượng kém chỉ thấy như miếng tích kê mông đít.

Gái vẫn im lặng, tiếng thở hơi mạnh, có thể vì phải đèo nặng.

Chỉ còn cách kí túc xá một đoạn ngắn, Gái bảo: “Mày bỏ tay ra đi, chúng nó nhìn thấy”.

Mình kéo tay về, thấy mình thật oai hùng.

Gái dắt xe vào cổng, mình rảo bước bên cạnh. Trên hành lanh, một vài đôi vẫn hôn nhau, trăng sáng nhìn thấy cả rau xanh rắt ở răng.

Gái bảo: “Đã buồn ngủ chưa, sang rặng nhãn chơi không?”.

Mình đang hân hoan chiến thắng, lại nghĩ đến chuyện lóc cóc một mình như lúc nãy thì buồn, nên trả lời: “Ừ, đợi tao tí. Để tao xem còn thằng nào thức, rủ đi cùng cho vui”.
Gái xì một tiếng, quay ngoắt người, hối hả dắt xe theo hướng khác, nói nhanh: “Thôi về ngủ đi”.

Mình nhìn theo bĩu môi: Đúng là đồ đàn bà, thay đổi như chong chóng.

Tiếng líp xe tạch tạch khuất dần.

Rồi theo năm tháng, mình cũng lớn hơn. Mình đã hiểu rằng, cái hôm đần lầu tì sớ ấy, mình đã bỏ lỡ đần lầu... nhịt đau.
------------------------------------
* Hình ảnh của thành viên Diễn đàn OF, chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

Ở BÌNH ĐỊNH CÓ... "ÙN TẮT GIAO THÔNG"

Hình này do bác Nguyễn Lê Bình Yên Blog chụp tại Bình Định. Xem xong, chỉ biết thở dài cho vốn tiếng Việt của những người làm công tác tuyên truyền, Văn hóa - thông tin của ta. Đi tới đâu, ngồi chỗ nào, cứ để ý tý là gặp đầy những kiểu khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền "chủ trương, đường lối, chính sách" nhưng sai toét về câu cú, chính tả, chữ nghĩa và nhất là, đọc xong chả hiểu họ viết cái gì?. Sao không "phổ cập tiếng Việt" cho những cán bộ VHTT này nhỉ?.

3 tháng 5, 2012

KHÔNG ĐÂU CÓ, NGOÀI VIỆT NAM

Cảnh: Ông ngồi trước ị thối, ông phía sau rửa rau này, được ghi lại trên sông Mê Kông, đoạn Cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang). Hình ảnh đã nói lên tất cả, không còn nói được gì thêm nữa, về vệ sinh môi trường - an toàn thực phẩm mà các bác nhà ta vẫn hô hào đều đặn, mỗi tháng mỗi năm ở mọi miền Tổ quốc (Nguồn hình: Viễn Sự FB).

VỞ HOÀNG SA DẠY CON CHỮ TRƯỜNG SA

Mai Thanh Hải - Đồ đoàn mình mang ra Trường Sa dịp này, ngoài vài chục thùng... rượu VodkaMen của lão Kinh Kha, để bộ đội bờ - tàu - đảo được biết hương vị rượu gạo nếp chính hiệu Hưng Yên - Miền Bắc xịn, là vài trăm cuốn vở Hoàng Sa - Trường Sa, in trang trọng câu nói của bác Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: "Chủ quyền Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm", cho bọn trẻ con trên đảo.

Cái khoản rượu, ban đầu cứ tưởng nan giải, té ra lại rất đơn giản vì lão Kinh Kha gọi điện thẳng vào Tổng Đại lý ở Nha Trang, Khánh Hòa chuẩn bị thùng xếp ngay ngắn, kèm theo mấy chục hộp ly uống rượu, tặng quân và dân trên đảo.

Chính quy và chu đáo như bộ đội, mà cũng phải tấm tắc khen, khi nhận được những thùng - ly "quà đặc biệt" của lão Kha - Gặp nhau chuyên hô hào mua Kilo bảo vệ biển đảo bằng món uống... tàu ngầm và suốt ngày chít chít nhắn tin ủng hộ Góp đá - Góp nước xây Trường Sa của Tuổi trẻ, Đất Việt.

Nan giải nhất là vài trăm cuốn vở. Mình hì hục chở xe máy ra đầu ngõ, chất lên thùng xe cơ quan.

Lên sân bay, đưa vào quầy thủ tục, cô nhân viên nhón đuôi bút bi khẽ khàng kiểm tra rồi nhất quyết: "Mang ra kia đóng gói ni lông, không thể để trong bao thế này được!". Chả chấp với bọn độc quyền, mất toi 100k tiền đóng gói.

Hì hục vác lại, đặt lên băng chuyền, cô bé mặt lạnh như đít bom, thủng thẳng: "Quá cước, đề nghị ra kia nộp tiền!".

Năn nỉ ỉ ôi, đưa lý do: "Quà gửi cho học sinh ngoài Trường Sa", mặt bé con càng lạnh: "Xa xôi gì! Quy định là quy định!". Lại nhớ đến hôm từ Lý Sơn về, làm thủ tục ở sân bay Đà Nẵng, TS Khảo cổ Nguyễn Hồng Kiên mang ít cát Hoàng Sa - nước biển Lý Sơn về đưa vào di tích cho trang trọng và tặng mọi người để "nuôi dưỡng ý thức chủ quyền Tổ quốc", nhưng nhân viên vẫn lắc đầu quầy quậy: "Cát Hoàng Sa chứ cát... Hoàng Gần thì cũng phải đóng quá cước!".

Ối Giời! Tiền quá cước bao vở, lên đến 400k... Cũng đành ngậm ngùi, chứ lằng nhằng, các bé con chuyển minh sang bay chuyến "So rì e nai" thì hỏng hết bánh kẹo...

Lên Trường Sa Lớn, mình gọi điện ngay cho cô giáo Nhung, để kiếm chỗ cất bao vở.

Nhung cuống quýt: "May quá, tụi học trò đang thiếu vở" và gọi đám lít nhít học sinh, đang phải nặn cười dưới giời nắng, cho các khách quý chụp hình, lại chia vở.

Em Lanh, bên Ngân hàng đi cùng Đoàn, thấy vậy cũng lật đật lôi ra 1 túi to truyện tranh in màu sặc sỡ, bảo: "Dưa góp" khiến cô giáo Nhung buột miệng: "Các Đoàn ra thăm, có lẽ không để ý nên tặng nhiều thứ quà, chả dùng được. Em toàn phải gọi điện vào đất liền, nhờ mua sách vở - giấy bút - đồ dùng học tập và gửi theo tàu cho học sinh!".

Nhìn lũ trẻ con à à nhận vở, sách truyện và líu ríu cắm đầu hít hà trang giấy, dán mắt vào tranh vẽ, mới thấy thương chúng nó, vượt qua mọi vất vả để học cái chữ, nơi thiếu thốn đủ bề, chả bao giờ dùng đến tiền, mua được hàng, quay đi quay lại toàn súng với đạn, tăng với pháo, bộ đội với dân quân...

Ai ra Trường Sa dịp tháng 5-6, nhớ mua tặng trước trẻ con trên 3 đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Song Tử Tây ít giấy vở, sách truyện, đồ dùng học tập nhé!.. Bởi hết tháng 6, biển lại động, đảo lại vắng như chùa Bà Đanh, chả khách khứa nào dám ra thăm sóng to gió lớn, trong khi lũ trẻ vẫn phải khai giảng, bước vào năm học mới 2012-2013 dịp tháng 9, như trong đất liền...

Xin cảm ơn những nhà hảo tâm ở TP.HCM, đã gửi vở Hoàng Sa cho học sinh Trường Sa...

Đây là vở Hoàng Sa
Mẹ con cô giáo Nhung đều thích
Xem trước có những truyện gì?
Em Lanh nói chuyện với cô giáo Nhung
Nào cùng khoe vở mới
Vở này đẹp hơn vở khác, cô nhỉ?
Chụp chung phát hình nào
Bàn giao sách vở, dụng cụ học tập dưới sự chứng kiến của Chính trị viên đảo

2 tháng 5, 2012

THƯỢNG ÚY HUÂN Ở ĐẢO LEN ĐAO

Mai Thanh Hải - Mình lên đảo chìm Len Đao (đọc thêm ở đây). Xuồng vừa gí hông bờ đảo bê tông, đám chó con lổn nhổn to bé đã sủa nhặng chào hỏi và rối rít theo mình lẩn nhanh vào phía bếp, hóng hớt: "Mang gì ăn không đấy?".

Trong bếp, cậu Thượng úy QNCN đang lúi húi cất nồi niêu, dọn dẹp lại cho sạch sẽ để khách lên thăm, khỏi phàn nàn và thương hại đời sống bộ đội gian lao vất vả.

Mở túi bảo quản, lôi ra ít đồ đã chuẩn bị sẵn: 5 chai Men to ghi chữ "Hàng biếu tặng - không bán" của lão Kinh Kha, 1 kg ớt tươi, 1 kg chanh tươi, cậu QNCN mắt sáng ngời: "Toàn những thứ, vài tháng nay chúng em thiếu".

Loanh quanh nửa tiếng, hết sạch mấy tầng nhà lô cốt đóng trên đảo chìm, bé tin hin quá cái lỗ mũi. Vừa xuống tầng 2, đã thấy cậu QNCN hùng hục lao đến, níu tay: "Anh về phòng em chơi tý!".

Ừ thì về thăm cái phòng bé tý, để vừa cái giường và cái bàn, được xây dựng theo kiểu vòng tròn, bao quanh cái lõi ngôi nhà.

Cậu Thượng úy QNCN tên Nguyễn Văn Huân, sinh năm 1973, quê Bắc Giang. Huân gắn bó với Trường Sa cũng đến mấy tăng, riêng với Len Đao - do đặc thù tiền tiêu, sát cánh cùng Cô Lin giáp mặt, trừng mắt với quân Trung Quốc đóng trên Gạc Ma, nên thời gian đi đảo của Huân và anh em, cũng dài hơn rất nhiều.

Ngồi "buôn dưa", mới thấy chung... hoàn cảnh: Đều 2 đứa con gái, nhưng con của Huân ít tuổi hơn gái yêu nhà mình rất nhiều. Con gái đầu tên Nguyễn Thùy Dung, sinh năm 2006, năm nay mới vào học lớp 1, giống như Khoai. Còn gái sau của Huân, tên Nguyễn Thùy Linh, sinh năm 2008.

Nghe chuyện của Huân, mới thấy thấm thía bản lĩnh Trường Sa, ở nơi giáp mặt với lưỡi lê, đạn nhọn của quân thù.
Thượng úy Huân nói chuyện với vợ con, qua những tấm hình

Đơn cử như chuyện riêng gia đình: Tháng 5/2011, Huân nhận nhiệm vụ ra công tác tại đảo Len Đao.

Tháng 6/2011, bố đẻ của Huân mất vì bệnh nặng.

Mặc dù là con cả, nhưng gia đình vẫn thống nhất không báo tin, để Huân yên tâm công tác.

Mãi vài tháng sau, linh tính và mơ ngủ, Huân cứ liên tục gọi điện gặng hỏi, người em của anh không đành lòng, mới buột miệng: "Bố mất rồi, anh ơi!".

Nghe tin bố mất, Huân lặng đi, mặt đanh lại, cũng lại giấu anh em, những mong mọi người không vì thấy chuyện buồn của đồng đội, mà ảnh hưởng tinh thần, trong những ngày báo động, ôm súng cả khi thức lẫn khi ngủ, trước những động thái khác lạ của địch bên đảo Gạc Ma và tàu hộ vệ tên lửa của chúng.

Mấy ngày liền xin gác thay, cho anh em khác nghỉ, mặt Huân đanh lại, già sắt khiến đồng đội sinh nghi gặng hỏi và rút cục cũng biết chuyện. Cả đảo lại đanh lại, gượng mở to mắt cho mi ướt khỏi lăn nước, làm mềm lòng nhau và cùng giúp Huân lập bàn thờ nhỏ, ngày ngày thắp hương cho bố, như thể 1 gia đình...

Vậy là từ ngày bố mất đến nay, Huân vẫn chưa có dịp về thăm nhà, thắp hương lên mộ bố.

Tất cả cũng chỉ vì nhiệm vụ, phải đối mặt với lũ cướp biển, đang hằm hè người nhái, lưỡi lê, ngay sát nách đảo nhỏ thân yêu.

Chia tay nhau, Huân kể với mình mà mắt cứ ngân ngấn: "Tụi em cũng quen rồi, tất cả việc hiếu hỉ - gia đình đều có vợ lo hết. Bố em trước cũng là bộ đội, nên cũng tha thứ cho em. Riêng vợ con, tối nào cũng gọi điện nói chuyện, nên cũng vơi đi nỗi nhớ!" và cười: "Con gái tình cảm, 2 đứa lại càng tình cảm anh nhỉ?"...

Đã cho nhau số điện thoại và dặn, khi nào về phép thì gặp nhau ở Bắc Giang hoặc Hà Nội, mà chưa biết đến khi nào...

May mà hôm rồi, có chị Hậu Khảo cổ đi đoàn TP. Hồ Chí Minh có ghé thăm đảo, mình nhờ chị Hậu mua cây thuốc lá gửi cho Huân và đồng đội, đêm đến, tin nhắn của Huân chấp chới từ đảo bay về, đậu nhẹ xuống điện thoại, thành tin nhắn: "Tối nay, cả đảo pha 1 ấm trà và hút nửa bao thuốc!". 

Viết mấy dòng cùng sẻ chia nỗi nhớ, có ai ở Bắc Giang, tiện đường ghé thăm cô giáo Tạ Thị Thanh Thủy (Giáo viên Trường THCS Hoàng Thanh, Hiệp Hòa, Bắc Giang) - vợ của Thượng úy Huân với.

Xin nhắn giúp với cô giáo Thủy là Thượng úy Huân vẫn khỏe và cuối giờ mỗi ngày, đều dành vài phút để gượng nhẹ vuốt ve gương mặt vợ con qua ảnh, được đặt cẩn thận trên bàn, đầu giường, phía ngoài xa đảo nhỏ Len Đao...

Nhắn giúp đến 2 con gái yêu là bố Huân sẽ sớm về với quê hương Hiệp Hòa, sẽ đưa mẹ cùng 2 con ra thắp hương cho ông Nội, đang thanh thản nằm, chờ con trai dưới ướt cỏ nghĩa trang...



NHỮNG CHUYỆN KHÓ CHỊU TRONG LỄ HỘI PHÁO HOA

Nguyễn Thế Thịnh FB - Cuộc thi trình diễn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng đã thành một thương hiệu mạnh, đẳng cấp quốc tế - điều này thì ai cũng thừa nhận (và tôi cũng đã viết trên báo).

Nhưng còn chuyện sau đây thì dành cho…Blog.

"TRÂN TRỌNG KÍNH GIỚI THIỆU"

Cái khó chịu đầu tiên mà ai ai cũng thấy và bức xúc nhưng Ban Tổ chức vẫn duy trì từ nhiều năm nay, đặc biệt là 2 đêm tình diễn pháo hoa vừa rồi. Đó là chuyện “trân trọng kính giới thiệu” một danh sách dài miên man từ ông lớn đến ông nhỏ, từ ông về hưu đến ông còn đương chức…

Thứ nhất, cụm từ “trân trọng kính giới thiệu” không biết do ai sáng chế ra, do ai quy định mà thật lạ lùng.

Trân trọng giới thiệu đã là trân trọng rồi, lại còn lại còn kính. “Trân trọng kính” có lẽ là thương quyền của Đà Nẵng.

Nghe nó vừa vô lý, vừa thấy tâm thế người giới thiệu (đơn vị giới thiệu) xu nịnh và bạc nhược.

Thứ hai, Lễ hội pháo hoa mọi người đi xem thì đi thôi, anh chỉ đến xem pháo hoa chứ làm gì đâu mà “trân trọng kính”.

“Trân trọng kính” đâu không biết, chứ dân tình các tỉnh, coi tivi nhờ “trân trọng kính giới thiệu” mà biết và chửi mấy ông quan đầu tỉnh, kiếm cớ bầu đoàn thê tử kéo đến Đà Nẵng coi pháo hoa.

Chẳng khác chi "lạy ông tôi ở bụi này"?. Cái này không biết vì long trọng mà kính giới thiệu hay Ban Tổ chức giới thiệu một phát cho năm sau nó hết đi!..

Cần phân biệt đây là Lễ hội Pháo hoa chứ không phải là Đại hội. Lễ hội thì ông Trưởng ban Tổ chức chỉ cần nói một câu: "Tôi xin tuyên bố, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2012 bắt đầu!". Vậy là xong, sao để cả vạn triệu người chờ mình “trân trọng kính” cho hết chừng đó người?. Có họ thì pháo hoa đẹp hơn à?..
VĂN NGHỆ CẤP…LÀNG

Trước các cuộc trình diễn pháo hoa đều có một Chương trình văn nghệ chào mừng trước khi truyền hình lên sóng. Đây là chương trình “độc quyền” của Nhà hát Trưng Vương - Đà Nẵng.

Bao nhiêu năm nay vẫn một mô típ cũ kỹ, có thể gọi chung là hát đoàn. Chừng đó người, mặc áo quần kiểu đó, đứng hát như thế, di chuyển như thế, vung tay như thế, hát bài như thế…

Trong lúc đó, âm nhạc thường trực đi lại cũng bài đó, bài đó

Vô cùng chướng.

Yêu Đà Nẵng thì ai cũng yêu, (tụi nhỏ đi coi pháo hoa còn mặc áo pull in chữ "I love DANANG" rất dễ thương), nhưng yêu kiểu chỉ biết có mình như thế này thì phản cảm.

Phản cảm thì người ta ghét, ghét thì làm hại Đà Nẵng.

Tôi rất thích bài: "Đà Nẵng!. Ơi tình người!" của ông Đình Thậm, nhưng mà bắt tôi nghe mãi thì tôi cũng điên lên, rồi lôi ông Thậm ra mà chửi!.

Vả lại, Đà Nẵng là một Thành phố trẻ trung, năng động, tại sao không có được một Chương trình Văn nghệ trẻ trung, hấp dẫn, đầy hơi thở cuộc sống hiện đại…khiến người ta phải đi sớm để xem chứ không phải Chương trình để giết thời gian như thế này?.

Văn nghệ "cây nhà lá vườn" vẫn có, nhưng nơi khác, không phải trong cuộc chơi mang tầm quốc tế!..

CHƯƠNG TRÌNH BIỂN ĐẢO HÁT NHẠC TÀU

Đây cũng là chuyện Văn nghệ nhưng tôi phải viết thành mục riêng.
Chương trình được MC Duy Hòa giới thiệu: "Chỉ đạo nghệ thuật: Thành ủy, HĐND, UBND TP Đà Nẵng…", nghe nó không giống ai.

Có cái gì đâu, chỉ là một Lễ hội, sợ gì đến nỗi phải lấy tập thể ra chịu trách nhiệm chung?..

Thế nhưng, đêm 30/4, đêm thứ hai lễ hội, MC giới thiệu “Chương trình Văn nghệ đặc sắc về Biển đảo” và người ta đã tự nhiên như nhiên biểu diễn một tiết mục hát múa nhạc Trung Quốc, lời Việt (của ai đó tôi không nhớ).

Biển đảo mà mang nhạc Trung Quốc ra hát thì chỉ có Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng mới cả gan và chỉ có chỉ đạo nghệ thuật tập thể nói trên mới dám duyệt!..

VỪA NHẬN KỶ NIỆM CHƯƠNG VỪA NHAI KẸO CAO SU

Trong chương trình trao kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ, người ta đọc tên người đại diện của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Arlines) - Đơn vị tài trợ vận chuyển.

Một cha bước lên sân khấu, mặt ngước lên trời nhai kẹo cao su nhóp nhép từ khi lên đến khi nhận rồi xuống, vẫn nhai…

Đồng ý nếu bị bệnh thối mồm thì nên nhai, nhưng không thể nhai trên sân khấu, trước hàng vạn người trực tiếp và hàng triệu người xem truyền hình.

Rất nhiều người chỉ vào anh này la ó (nhưng đông quá chắc cũng chẳng biết họ la cái gì nên cha này vẫn cứ nhai và ông Chủ tịch Thành phố vẫn bắt tay và trao kỷ niệm chương).
Không biết thằng cha này quê đâu, con cái nhà ai mà vô học và lếu láo quá thể.

Nó không chỉ lếu láo với ông Chủ tịch đang bắt tay nó, mà lếu láo với cả đơn vị nó đại diện, lếu láo với hàng vạn người dân.

Lúc đó tôi không nhớ tên và chức vụ, nhưng về tìm hiểu lại, cha này tên là Lê Hoàng Dũng, tân Giám đốc Văn phòng miền Trung của Vietnam Arlines.

Nghe đâu trước khi về Đà Nẵng, hắn là là Phó Chánh Văn phòng Đối ngoại của hãng này. Thế đó!..

NHỮNG MẢNH ĐỜI Ở SÀI GÒN (3)

(Nhật Quang) - Bà cụ bán vé số ở đường Nguyễn Huệ. Năm nay bà 85 tuổi, vẫn bán vé số, không con cái, nuôi chồng bị cụt 2 chân do trúng lựu đạn. Hằng ngày chủ vé số chở ra và bán đến tận tối, chủ chở về...

NHỮNG MẢNH ĐỜI Ở SÀI GÒN (2)

(Nhật Quang) -  Người đàn ông này quê ở Hà Tây, bán bắp dạo từ năm 1994. Mỗi ngày kiếm được khoảng 200k. Tiền thuê nhà mỗi tháng hết 500k. Anh có tới 5 đứa con, 3 đứa đã có chồng và đã có con. Đứa con út của anh đang học lớp 3.

NHỮNG MẢNH ĐỜI Ở SÀI GÒN (1)

(Nhật Quang) - Chị Bảy, quê ở Bình Phước, trọ ở Quận 4, bán bánh mì dạo ở khu vực trung tâm Sài Gòn, nuôi 2 con đang học lớp 9,lớp 10 trường dân lập Đức Trí.
Chị nói mỗi ngày kiếm được khoảng 70 - 80 ngàn, đủ sống qua ngày và nuôi 2 đứa con. Chị bảo ráng nuôi tụi nó học cho có con chữ, để đời bớt khổ, chị mù chữ nên giờ phải chịu cực.

1 tháng 5, 2012

XE CÔNG NÊN PHẢI CHƠI TRỘI?..

Thật là, mình rất thông cảm với một số chú xe công (công vụ) biển xanh đi công tác, tranh thủ nghỉ ngơi - vui chơi, bởi tóm lại thì ai cũng là người và càng là "đầy tớ của nhân dân", càng phải dưỡng sức, để phục vụ nhân dân. Thế nhưng, ở bãi biển Hải Hòa (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) ngày hôm qua (30/4/2012), không thể chấp nhận nổi khi đã là xe công, lại không... biết điều như một số chú 80B, 80A và biển xanh của khá nhiều tỉnh, cũng đến tắm biển - ăn nhậu ở Hải Hòa nhưng để xe trên đường, cho người đi xuống "ăn chơi nhảy múa", mà xe 17B-0448 này lại chơi trội, phi thẳng xuống bãi cát sát biển, cho người thân đi xuống tắm biển cho gần, trước con mắt khó chịu của hàng nghìn "ông bà chủ". Mà mình dự là ngày 30/4 và 1/5, rất ít xe công vụ đi "làm nhiệm vụ", mà phải chạy xuống biển để "làm nhiệm vụ tắm táp, ăn nhậu". Những chú 80B-80A này, sẽ công bố trong 1 chuyên đề riêng, nhưng riêng chú 17B-0448 này, thì đúng là hết... thuốc chữa. Ai ở Thái Bình, có biết xe này của ai không nhỉ?..

29 tháng 4, 2012

ĐỜI THƯỜNG TRONG DINH ĐỘC LẬP, NGÀY 30-4-1975

Xe đạp - điếu cày - quạt nan và sự thảnh thơi buổi trưa chiến thắng
Mai Thanh Hải Blog - Sách giáo khoa lịch sử và cả các phương tiện thông tin đại chúng, khi nhắc đến thời khắc bộ đội ta chiếm Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30-4-1975, suốt 36 năm qua, vẫn chỉ quay đi quay lại hình ảnh chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng và Đại đội trưởng Bùi Quang Thận (Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2) cắm cờ Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập. Thế nhưng ít ai biết rằng, ngay sau đó, các đơn vị xe tăng - thiết giáp - bộ binh cũng đã ào ạt đổ về, tập trung địa điểm này. Chiến thắng - Qua những hình ảnh thường thấy bao năm nay, là cờ hoa rợp trời, bộ đội mặc quần áo mới cóong, cấp hàm đỏ tươi, ngồi uy nghiêm trên thùng xe... Ít ai biết: Chiến thắng - Sau thời khắc 11h30 ngày 30-4-1975, tại Dinh Độc Lập là những giây phút đời thường, dung dị và rất đặc trưng của những anh bộ đội miền Bắc trẻ măng; là cái thở phào nhẹ nhõm sau 1 chặng đường hành quân vất vả, cái chết và sự sống cách nhau gang tấc; là quần áo rách bươm, nồng nặc mùi thuốc súng, lăn trên cỏ ngủ ngon lành như chưa bao giờ được ngủ; là tò mò ngắm nghía thành phố mới, người dân mới và những đồ vật, cảnh sắc mới quanh mình... Chiến thắng - Có nghĩa là hết chiến tranh, hết nổ súng, hết đổ máu và được nguyên vẹn trở về với quê hương, gia đình, người thân.

Xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh khác với hình ảnh ta vẫn thấy, do các phóng viên nước ngoài và phóng viên chiến trường ghi lại, ngay trong ngày 30-4-1975, tại Dinh Độc Lập:
Trước 11h30 phút, khi cờ 3 sọc vẫn còn trên nóc Dinh Độc Lập
Bộ binh tiến vào Dinh sau xe tăng

Sân trước của Dinh Độc lập, thời điểm 11h30 ngày 30-4-1975
Những người lính của chế độ cũ bỏ vũ khí đầu hàng
Sĩ quan Tăng Thiết giáp của chế độ cũ đầu hàng
Trước bậc thềm vào Dinh
Kíp chiến đấu xe tăng 879 trong sân Dinh
Ngồi nghỉ
Nhiều anh em trên 1 chiếc xe tăng
Lính trẻ vào Dinh
Nồi niêu xoong chảo cũng tiến về Dinh
Tay xách nách mang
Nơi rửa mặt và rửa chân lý tưởng (hình chụp trong Lễ Diễu binh, mừng chiến thắng 5-5-1975)