18 tháng 11, 2011

"TÁO QUỐC HỘI"

Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Tích xưa kể Trọng Cao, Phạm Lang đều lần lượt là chồng của Thị Nhi, vì số kiếp éo le, cả ba cùng chết trong lửa. Diêm Vương mới cho ba người thành thần. Dân gian gọi họ là vợ chồng Táo Quân.

Quốc hội nước ta ngày nay có ông Nguyễn Minh Hồng, ông Hoàng Hữu Phước, bà Nguyễn Thị Doan đầu óc u mê, lủ lỉ ngang ngửa nhau. Dân tình liền tác hợp cho ba người thành vợ chồng, gọi là Táo Quốc hội.
-------------------------------------
* Hình chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

VIỆC NHÀ!..

Hình như dịp cuối tháng 10 của năm 2005, mình có chuyện rất chán, nên xin cơ quan cho nghỉ vài hôm, khoác ba lô về quê. Lần nghỉ dài mệt mỏi ấy, đúng dịp sinh nhật mình (23/10), cả nhà quyết định... tổ chức sinh nhật cho mình - Chuyện lần đầu tiên trong nhà. Bố mình, thường thì rất phản đối những dịp sinh nhật sinh nhẽo, lễ lạt thế này, bởi bố bảo: "Toàn những chuyện hình thức". Nhưng đợt ấy, hình như bố biết cái thằng đàn ông như mình có chuyện rất buồn rầu, rất chán chường, nên rất tâm lý, rỉ tai tụi em mua bánh sinh nhật, bia - nước ngọt và cùng... đốt nến, mừng sinh nhật mình, hình như để mình vui. Có lẽ, đó là cuộc vui cuối cùng, đoàn tụ được cả nhà, bởi sau đó mấy tháng (đầu năm 2006), bố mình mất. Từ ngày đau buồn đó, bây giờ đã hơn 5 năm. Hôm nay, vợ chồng con cái mình về quê Hải Phòng, sang cát cho bố. Sáng mai, bố được chuyển sang ngôi nhà mới, giữa cánh đồng lúa xanh ngắt lộng gió, gối đầu lên Núi Voi thông xanh vi vút, thì thào ngày đêm. Từ đầu tháng, mình đã về quê cả tuần, cùng mẹ và các anh, chú bác xây cho bố ngôi nhà mới ấy. Ngôi nhà bố nằm, mình tạo cả khuôn viên rộng để trồng vào đó những cây hoa thật đẹp và có sức sống bất tử, để hàng tuần hàng tháng, dịp giỗ Tết, con cháu được quây quần bên bố, thắp nén nhang hoài niệm và lũ trẻ con chạy nhảy quanh ông, như ngày ông còn sống. Có như vậy, mình mới thanh thản và yên lòng bước trên cuộc đời gai chông này, cùng những người thân thiết, vai tựa bên nhau...

Đợt cuối tháng 10/2005, về quê nghỉ nhưng vẫn tí toáy chụp hình và ghi lại được hình bố mình đang lễ mễ bê thúng gạo vừa xát vào nhà, bên cạnh là đứa cháu ruột đang hò dô, cổ vũ "Cố lên ông ơi!"...

ĐUỔI NGƯ CHÍNH CHẠY... TÓE KHÓI.

Chuyện xảy ra cách đây không lâu, chừng vài ba tháng, nhưng cũng đủ để thấy sự khốc liệt của cuộc chiến giữ vững chủ quyền Tổ quốc trên biển Đông. Đơn giản thế thôi: Tàu Ngư chính của Tàu khựa phi vào vùng biển nước ta, ngay lập tức bị tàu "đa năng" của Hải quân (trông bình thường, vớ vẩn, không tua tủa súng pháo - thủy lôi, nhưng vỏ rất dày và mũi rất nhọn, phù hợp với việc... đâm va) phát hiện, kè bên "câu giờ" và thông báo cho tàu hiện đại của Cảnh sát Biển cơ động tới, thực hiện đẩy đuổi. Chuyện diễn ra như... trong phim, nhưng cũng đủ để thấy: Ngư chính Khựa đừng có tưởng Biển Đông là "ao làng" của mình và muốn làm gì cũng được. Lơ mơ là ăn đòn ngay: Nhẹ thì đâm va, nặng hơn chút nữa thì... Hì! Hì! Cái này xem hình và đoán, thì mới biết được. (Hình ảnh tường thuật, do một Sĩ quan Hải quân đi trên tàu quân sự ghi lại và kể trên Diễn đàn Phượt.com). Mình gọi câu chuyện này là "Đuổi Ngư chính chạy tóe khói", có được không nhỉ?..
Tàu "đa năng" tuy cũ kỹ của Hải quân Việt Nam, nhưng cũng kìm chân và chặn Ngư chính của Tàu khựa hiệu quả ra phết, tạo điều kiện cho tàu PT-400 của Cảnh sát Biển Việt Nam phăm phăm phi ra phát loa, đánh sóng đẩy đuổi.
2 tàu ta cùng đuổi tàu nó
Bé tý hon nhưng hơi bị nhanh nhẹn, bứt lên đuổi trộm cướp
Chặn đầu, bọc hậu khiến Ngư chính to xác cũng ngán, chuồn nhanh khỏi... hiện trường
Các tý hon đây - Tuy "mới sinh" nhưng hơi bị... nhiệt tình
Em tý hon thuộc dạng "hậu sinh khả úy"
Cũ kỹ thế này, nhưng đa năng và hiệu quả ra phết, cứ lừ lừ kèm bên và hùng hục đâm va
Cũ kỹ, thô sơ đến mức... dựng nhà lá sau đuôi, nhưng vẫn "thô sơ thắng hiện đại", khi uýnh lộn với quân trộm biển.

16 tháng 11, 2011

CÂY CÁC CỤ, CUỐI CÀ CĂN

Mai Thanh Hải - Lọ mọ xuống mãi tít chót Đất Mũi Ngọc Hiển - Năm Căn của tỉnh Cà Mau (gọi tắt là Cà Căn, cho gọn và... vần), cứ tưởng nơi heo hút này không có áp phích - khẩu hiệu như ở thành phố, đô thị, nhưng té ra không phải. 

Bằng chứng là đến mốc tọa độ, cô bé Hướng dẫn viên của Cty Du lịch Cà Mau, chỉ bãi đất trống ngay cạnh, khoe: "Đây là sân bay trực thăng, nơi đón một số đồng chí lãnh đạo đến thăm", khiến cả đoàn khách du lịch, đến từ mọi địa phương trong cả nước, đang hớn hở dạt dào với vóc dáng thiêng liêng Tổ quốc, phải thở dài đánh thượt: "Có gần 3 tiếng đi ca nô thôi mà!..".

Lóc cóc đi thêm mấy bước nữa, thấy ngay "bằng chứng để lại" của các cụ, khi đặt chân đến Đất Mũi Cà Mau. Mà lạ lắm nhé!. Có mỗi việc các cụ trồng cây, mà người ta cũng cắm biển khác nhau phân biệt.

Ví như, chỉ các cụ lãnh đạo cao nhất (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ), mới được lưu danh bằng chữ vàng, nền đỏ (gọi tắt là "cụ đỏ").

Duy nhất có cụ Trương Vĩnh Trọng (nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ), hình như được "đặc cách" có... tiêu chuẩn được như 4 cụ trên.

Còn lại, đều đồng hạng chữ trắng, nền xanh (gọi tắt là "cụ xanh"), cho dù đó là Ủy viên Bộ Chính trị như cụ Nguyễn Khoa Điềm, ra Đất Mũi trồng cây ngày 28/12/2004 (nhưng cây ngang dưới của khung biển ghi tên lại bị... gãy đôi).

Bù lại, các "cụ xanh" đều có cây ngang, đỡ dưới khung treo biển, chứ không trống hơ trống hoác, mỗi 2 chân cắm xuống như các "cụ đỏ".

Mình thành kính ngắm 4 "cụ đỏ", thấy cây của các cụ, cũng sum xuê - lơ thơ hơi bị khác nhau:

Cây cụ Nông Đức Mạnh (lúc đó là Tổng Bí thư), trồng ngày 28/12/2004, nhưng không sum xuê tươi tốt và xòe tán to rộng, hoành tráng như cây của Cụ Nguyễn Tấn Dũng (bây giờ vẫn là Thủ tướng Chính phủ), trồng sau đó những 3 năm (27/4/2007).

Cây cụ Nguyễn Phú Trọng (hồi đó là Chủ tịch Quốc hội) trồng ngày 8/12/2009, cũng tốt tươi, nhiều nhành lá hơn cây của cụ Nguyễn Minh Triết (hồi đó là Chủ tịch nước, nay đã nghỉ hưu), trồng trước đó những 10 tháng (23/2/2009)...

Mình ghi lại câu chuyện này, để nhớ kỷ niệm đến với Đất Mũi Cà Mau, tháng 11/2011:

Cây của cụ Nông Đức Mạnh
Cây của cụ Nguyễn Minh Triết
Cây của cụ Nguyễn Phú Trọng
Cây của cụ Nguyễn Tấn Dũng

TOÀN BÒ LÀ BÒ

Thu Hồng - Từ hôm xảy ra chuyện "Bé sơ sinh bị bắt cóc ở Hà Nội", không ngày nào mở báo ra, mà không chửi bậy.

Mất con, chưa hóa điên là may mắn lắm rồi.

Nhưng xung quanh bố mẹ đang quẫn trí kia, chả lẽ không còn một ai tỉnh táo (nhất là trong cái gia đình ấy), để lường định tình huống "kẻ bắt cóc sẽ phi tang bằng hình thức xấu nhất"?.

Giữa làm ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông, (kịp) thuê Luật sư kiện tụng Y Bác sĩ, kéo cả trăm người đến bắt đền Bệnh viện và lo lắng cho việc bảo vệ sinh mạng con mình... Gia đình kia đã chọn cách đầu.

Tìm được em bé rồi, đến lượt Công an khoe chiến công. Đầu không bằng đất cũng bằng... bã đậu, khi các chú khoe "lục tung Hà Nội lên tìm em bé", thay vì (nếu có tí nơ ron trong não), chỉ cần khoanh vùng xác định nghi phạm.
Ngàn vạn lần cảm ơn anh Taxi cung cấp tí tin, chứ không giờ này, hẳn các chú vẫn cong đít lục. Mả Ông Cụ, Số 7… cũng cương quyết không từ.

Đọc đến đoạn trinh thám: Cả đoàn các chú súng ống lúc lỉu, bao vây căn nhà chỉ có đứa bé 5 ngày tuổi và can phạm đang ngủ say như chết, bồng bé ra khỏi "khu vực cực kì nguy hiểm", rồi các chú mới xông vào, đánh thức "con ác phụ thấp bé nhẹ cân" dậy trước. Tiếp đó chĩa thẳng súng giữa mặt nó hô vang: "Giơ tay lên!. Hàng thì... xống, chống thì chết!". Mịa!. Ướt hết cả quần...

Nhìn mấy bức hình trong khuôn viên Bệnh viện, hôm tìm được em bé, mình nghĩ: Những ai bảo dân mình ( Hà Lội) vô cảm, nên ngắm nghía kĩ, rồi tự vặn nhỏ... volume.

Tức là toàn thể các loại Y Bác sĩ, Y tá y công, cộng với người nhà thăm nuôi, cộng với Phóng viên của hơn 700 tờ báo, cộng luôn các loại... bà sắp đẻ vừa đẻ vứt con nằm đó (dễ cũng đến hơn nghìn), nhào ra chia vui.

Cũng may, không mất tích thêm bé nào, nhân dịp cái sự vui tưng vui bừng, của đám đông kia.

Bò thế, làm chuồng kiểu gì để không mất?..
--------------------------------------------------
* Tít bài viết do MTH đặt lại, không phải tít nguyên bản của tác giả Thu Hồng.

CON GÁI SẮP ĐI LẤY CHỒNG

Phạm Ngọc Tiến - Chủ nhật này là dạm ngõ con gái lớn. Ngày cưới đã được ấn định: 15/12/2011. Vậy là sắp phải xa con. Mừng nhưng thấy hẫng hụt vô chừng. Sinh con vào đúng năm nghèo khó nhất, năm 1987.

Dạo đó khổ lắm. Được tiêu chuẩn 15 hộp sữa ông Thọ, mình mang đi bán để đổi lấy một hộp sữa bột Similac lại vớ phải hộp sữa dởm.

Đã thế còn làm mất luôn cái xe đạp. Ngẩn ngơ và buồn chán thấy mình đúng là thằng bố tồi. Và kém cỏi.

Con lớn lên gầy còm được nết ngoan hiền. Mình chả dạy dỗ gì con cả. Đứa sau cũng vậy. Chưa bao giờ bảo con phải thế này phải thế nọ. Chỉ ép chúng đọc sách. Bắt đầu từ trong bụng mẹ, mình đã kể cho chúng nghe câu chuyện về một con cá đen hắc mu ni. Chả là gần nhà mình có dòng Kim Nguu nước đen và thối. Cứ thế kể mỗi ngày cho đến khi nó vào lớp 1.

Câu chuyện bất tận mình chưa có thời gian để  viết lại mang in. Con thích lắm. Mỗi tội vì là ứng tác nên nhầm lẫn lung tung. Con lớn chịu nghe dù biết là nhầm chỉ thắc mắc nhưng con bé thì cương quyết bố bịa đặt không nghe nữa. Biết đọc là mình mua sách riêng cho mỗi đứa, tủ sách cũng riêng. Có điều chúng chẳng thích đọc những gì mình viết.

Ba bố con chơi với nhau như bạn. Không một lần mắng mỏ, không roi vọt. Mỗi lần bố say rượu, đứa lớn rồi đứa bé bò vào như đặc công để tiếp cận bố. Đứa mang chăn, đứa đặt bình nước lọc để bố khi nào tỉnh thức có cái uống rã rượu. Sau mỗi lần say mình ân hận bảo con từ giờ bố sẽ không như thế nữa.

Con bé im lặng. Con lớn thì cười bảo bố cứ uống cứ say cho đúng là bố đừng hứa, không thực hiện được đâu bố ơi vì bố thích rượu thế cơ mà. Mình biết ơn con.

Nhà mình có hai con gái. Cách nhau 12 năm. Đều tuổi Mão cả. Mình thích mèo, lấy cô vợ mèo đẻ hai con gái đều mèo. Nhìn đàn mèo quấn quýt mình nghĩ có lẽ đây là điều hạnh phúc nhất của mình. Lại nhớ đứa lớn dạo 6 tuổi một hôm ở lỳ trong toilet không ra. Sau thì biết nó ở trong đó làm thơ. Mình vẫn nhớ câu đầu: Chờ đợi bạn tôi chờ đợi bạn…Cười ngất bảo nhà mình không có mả thơ đâu con ơi. Nó không nghe cứ lặng lẽ làm nhưng chẳng bao giờ đưa cho mình xem nữa.

Mê văn nhưng đến lúc thi Đại học lại đột ngột quyết định con yêu nghề giáo. Nếu không dạy học thì làm bác sĩ chứ không đi theo nghề văn nghề báo của bố. Và trái khoáy làm sao nó chọn môn vật lý. Giờ đã đi dạy được 2 năm. Sắp đậu thạc sĩ nhưng nhất quyết chỉ dạy cấp 3. Mình biết là nó yêu trẻ. Cảm ơn con lắm lắm.

Mình lẽ ra chả nên viết những điều riêng tư này làm gì nhưng vì con gái cho phép post ảnh cưới của nó lên blog. Bảo, ảnh con họ tung lên mạng facebook bố ạ. Sao lại thế? Điều đó có trong hợp đồng. Bố thích cứ việc lấy. Vậy là mình sướng rên. Ngồi ngắm ảnh con thấy đã đời.

Nhưng rồi ý nghĩ phải xa con làm mình buồn. Buồn đến quắt queo gan ruột. Mình gạ gẫm nó bảo bố sẽ rất hẫng hụt cho nên năm đầu con về với bố mẹ một nửa thời gian. Nó đồng ý nhưng mình biết nó còn trách nhiệm nhà chồng điều đó sẽ khó thành hiện thực. Thấy nó tất bật soạn sửa cho đám cưới mình càng thấy chạnh lòng. Phức tạp thật mình là một kẻ mâu thuẫn mà.

Hồi tối nó đưa cho cái mẫu thiếp màu đỏ, mình bảo đừng màu đỏ con ạ, gắt lắm. Nó  gật gù bảo con thích màu xanh. Rồi hai bố con nói chuyện rì rầm như hồi nảo hồi nào đến giờ. Loanh quanh lại quay sang cái chương trình cơm thịt của blog ông Trần Đăng Tuấn.

Nó bảo con bận quá để đến khi cưới xong con nhờ bố mua cho  đám trẻ miền núi ít chăn. Mình sướng như vớ được vàng vội gạ. Bao nhiêu chiếc hả con, một trăm nhé. Nó vâng rất nhẹ. Một trăm cái chăn mà nó nói nhẹ như không khiến mình phải hỏi lại, con có tiền riêng à. Nó tỉnh bơ bảo con đi về nhà chồng biết bố đang bí nhưng thể nào chả cho con một ít tiền làm vốn bố nhể. Con sẽ lấy từ tiền đó.

Chao ôi con gái. Vậy là con đã trưởng thành. Bố sẽ rất buồn khi phải xa con. Rất buồn nhưng nỗi buồn quy luật này rồi cũng sẽ qua. Bố mong cho con được hạnh phúc. Nhớ đấy thi thoảng về nhà với bố.

Đêm buồn 16/11/2011

TƯỚNG HỮU ƯỚC, BỊ ĐẠI GIA "DŨNG LÒ VÔI" HẠ... GHẾ?.

Vào miền Nam nhiều, nhưng chả bao giờ mình xuống Bình Dương, thăm cái gọi là "Khu Du lịch - Bất động sản tâm linh Đại Nam Văn Hiến", theo lời mời của anh em thân dưới Đồng Nai, Bình Dương. Đơn giản vì mình đã 1 lần dại dột phóng xe chở vợ về nhìn "Công ty Trách nhiệm Hữu hạn... Chùa Bái Đính" (Ninh Bình) của ông Xây dựng Xuân Trường và cạch đến già, hết hồn rút kinh nghiệm "không bao giờ ngu thêm vì tội... tò mò". Thế nhưng hôm nay, đọc trang bác Văn Công Hùng, thấy mấy hình chụp ở Đại Nam, cười bò khi thấy hình chụp một số hình "Kính viếng" của các cụ lãnh đạo cao cấp, khi đến thăm Đại Nam và... lưu danh bằng bát hương, ở đây. Càng thấm thía "không đến là... chưa ngu" hơn, khi thấy hình chụp "bát hương" của bác Hữu Ước (Khi đó là Thiếu tướng Nhà văn, Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân và An ninh thế giới, Bộ Công an. Nay đã là Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, Bộ Công an), với lời "đề dẫn": "Tổng Biên tập Báo Công an TP. Hồ Chí Minh". Xin thưa với ông Dũng "lò vôi" (Chủ khu Đại Nam), là chức Tổng Biên tập Báo Công an TP. Hồ Chí Minh, chỉ tương đương cấp Phòng, trực thuộc Công an địa phương (TP. Hồ Chí Minh), chứ còn chức của bác Ước, to hơn nhiều, từ cấp bậc cho đến chức vụ. Quảng bá, PR, tự đánh bóng quan hệ quen biết thế này, xin chịu ông Dũng "lò vôi" - "Đại gia của Việt Nam".

NĂM 1973, MIỀN BẮC VẪN CÒN CHỢ GẠO

Bán - mua là hoạt động không thể thiếu được trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dù đó thuộc thời kỳ, chế độ nào. Mình nhớ hồi bao cấp, cả nhà mình cũng như  rất nhiều gia đình khác, đói đến mờ mắt, có được bát cơm trắng, dù đó là gạo viện trợ, để lâu trong kho, mốc đến xanh ngắt, ăn xốp xồm xộp, nhưng vẫn sướng rơn, hanh phúc và thèm được ăn lại, có đến cả tháng cả tuần. Hồi ấy, chuyện mua bán, tất cả mọi vật dụng - đồ ăn thức uống, đều được cấp phát theo chế độ phân phối và việc buôn bán đều bị cấm tiệt. Ấy thế mà, lần mò trên mạng, mình phát hiện tấm hình bán mua gạo rất tấp nập - sôi động, do phóng viên nước ngoài ghi lại. Xin được đăng tải, để chia sẻ với mọi người, về ký ức một thời.

15 tháng 11, 2011

TRẦN ĐĂNG TUẤN: "RỜI CHẬU CẢNH, CÂY RA NGOÀI ĐẤT BÃI"

Hôm nay, chạy từ sáng sớm lên Sơn La trong tình trạng biêng biêng, cũng chỉ vì dư âm của cuộc ngồi rượu - chuyện đêm qua, tại nhà bác Trần Đăng Tuấn. Chả là bác Huy Đức từ Sài Gòn ra, tối hôm trước, tụi mình đã lang thang, dặt dẹo cả đêm Hà Nội (thậm chí ngồi thu lu, ngoan hiền uống bia, xách từ trên xe xuống, dưới hiên Nhà hát Lớn, cũng bị Công an Phường đuổi như... đuổi tà). Hôm sau sấp ngửa tới cơ quan mới làm việc, chưa hết buổi chiều, bác Phạm Ngọc Tiến đã thông báo "Tối nay, anh Trần Đăng Tuấn kéo Huy Đức, Đào Tuấn, Mai Thanh Hải tới nhà ăn cơm, nhậu nhẹt và tất nhiên là uống rượu". Hẹn là 19 giờ tối đấy, nhưng mình về nhà, mệt quá nên lăn quay ra ngủ 1 phát. Mọi người gọi mấy lần, mới tỉnh dậy và sấp ngửa sang nhà bác Tuấn bên Hoàng Đạo Thúy. Đến nơi, mọi người đã bắt đầu cuộc nhậu. Mình bị bác Phạm Ngọc Tiến uýnh cho mấy phát rượu, can tội đến muộn. Hình như cùng hệ... đầu trọc, rất yêu thương và chia sẻ với nhau. Ngồi đến thời điểm sang ngày mới quá lâu, tụi mình phải chuồn về sớm, vì hôm sau (tức là hôm nay 15/11/2011), ai cũng có việc phải đi xa, dù bác Tuấn cứ kéo lại, bắt uống... đến sáng. Rất nhiều chuyện tụi mình được biết thêm, khi bác Tuấn rời bỏ chính trường, đi làm doanh nghiệp thoải mái - hào sảng theo nghĩa đích thực. Thế nhưng có mấy chuyện, mình phải ghi lại kẻo quên mất, là trong cuộc rượu, có rất nhiều cú điện thoại gọi đến, trao đổi về vụ "cơm có thịt" trên Trường Nội trú của bọn trẻ con Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái) và mô hình này, hình như sẽ được nhân rộng, thậm chí làm... hoành tráng hơn. Có lẽ, thời gian tới, mình sẽ nghe sự rủ rê của bác Tuấn, lang thang lượt phượt nhiều hơn, cho bọn trẻ con, đang đói cơm - thiếu áo ở những miền xa hun hút; chuyện khác cũng rất thú vị, đó là khi bài thơ "Có một ngày" của bác Tuấn (viết ngay trong đêm 3/11/2010, khi nhận Quyết định được thôi chức Phó Tổng Giám đốc VTV, theo đề nghị cá nhân) được công bố, trong đó có câu "Tết này có ai cho rượu ngoại? Càng thấu tình men lá rượu ngô trong", thì rất nhiều người đến thăm và tất nhiên... biếu toàn rượu ngoại, rất ngon. Đặc biệt hơn, từ lúc ý mới có những người, chả bao giờ le ve quanh bác Tuấn, bây giờ mới tìm đến, chơi thân... Câu chuyện "Rời chậu cảnh cây ra ngoài đất bãi. Đất cằn hơn và bãi rộng hơn" của bác Tuấn, hình như áp được vào hoàn cảnh của mấy anh em mình (trừ bác Phạm Ngọc Tiến), cũng rời bỏ nơi cây cảnh phân gio - thuốc sâu, ra với thiên nhiên bờ bãi... Có mấy tấm hình, mình tỷ mẩn ghi lại cuộc rượu, up lên kẻo quên mất, thì khổ!. Mình đang ở Quỳnh Nhai (Sơn La), lại say liêng biêng vì rượu ngô đồng bào và khí lạnh sương mây vùng cao...

Rượu nghiêng, nhưng người vẫn thẳng

Bác Phạm Ngọc Tiến (đầu tiên, từ phải qua) co chân rất hào sảng, khiến mọi người trong bàn nhậu... phục lăn

Bác Tuấn làm gì bác Phạm Ngọc Tiến thế?.
Ôsin Huy Đức bay ra từ Sài Gòn
Đào Tuấn, là học trò của bác Trần Đăng Tuấn, bên Học viện Báo chí Tuyên truyền

Đào Tuấn (đầu tiên, từ trái qua) và bác Phạm Ngọc Tiến đang... múa hay khoe tay đấy?

MỘC CHÂU, MÙA XUÂN ĐẾN SỚM

Vì hoa đào, hoa mận đã nở bừng ven QL6 lên Tây Bắc, đoạn qua thị trấn Mộc Châu (Sơn La). Đang hùng hục lái xe ven đường, thấy đẹp quá nên dừng lại chụp chút và đi tiếp. Tối ở Quỳnh Nhai, sẽ kể lại cùng mọi người.

14 tháng 11, 2011

"PHỤC VỤ CÁC BÁC ĐI HỌP"...

Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Có một dạo, mình phải đi thuê xưởng vẽ.

Mình hay chọn mấy xóm bụi để thuê nhà, một phần giá tiền thuê ở đây rẻ, nhưng cái chính là cư dân xóm dễ tính, bạn bè đến nhà mình tụ bạ nhậu nhẹt đêm hôm, cũng chẳng lo ai qua phê bình...

Trong cái xóm mà mình đến thuê xưởng vẽ, có rất nhiều cave ở mấy hàng karaoke, matxa thư giãn gần đó cũng thuê nhà.

Mình hay xưng hô với các em này là “bản mỗ”, rồi các em cũng quen mồm gọi luôn mình là “mỗ”, xưng “em”.

Thường thường, cứ trước Kỳ Quốc hội hay UBNDTP họp, hay vào dịp gì trọng đại, thì Công an lại đi “làm sạch” xóm.

Buổi tối, Công an Phường mang ô tô đến chốt đầu ngõ, Công an vào kiểm tra tạm trú tạm vắng nhà trọ, rồi nhân đấy gom cave và dân nghiện hút, tống lên xe, đưa về Phường.

Dân nghiện hút mà bị bắt về Phường thì rất sợ, vì có khi bị chuyển đi trại luôn.

Chứ còn các em cave mà bị bắt lên đây thì  giam một tối, sáng hôm sau, nếu có tiền nộp phạt, lại thả.

Công an tất nhiên cũng bắt các em viết cam kết không hành nghề, nhưng có lẽ chỉ cho đủ lệ.

Chỗ mình thuê nằm ở một ngã ba trong xóm, hướng đó có con đường nhỏ dẫn ra hồ, trèo qua bức tường thấp, là thoát ra vườn hoa, nên khi Công an Phường đi kiểm tra, dân chạy loạn lại chạy qua lối này.

Mỗi lần như thế, các em kéo nhau đi thành bầy, cười nói ríu rít, như hội. Chứ chả có vẻ gì lén lút, hốt hoảng của kẻ đi trốn.

Có khi những em vừa chạy thoát buổi tối, đến sáng hôm sau, lại hồn nhiên mang tiền lên Phường nộp phạt cho những em bị bắt.

Cũng có em tiếp viên karaoke trẻ, xinh, bị Công an giữ thì gọi điện cho giai đến chuộc, lúc được thả về em ấy kể:

- Tao gọi điện cho cả ba thằng, cho chắc. Mà thế nào, cả ba thằng cùng đến đưa tiền. May mà chúng nó không đụng nhau. Tao thu của mỗi thằng bốn trăm, nộp cho phường hai trăm rưởi, lãi gần một triệu. Lão Công an trực còn đùa tao: “Thu hoạch xong vụ này, là phải cảm ơn bọn anh đấy nhé”!..

Cũng có những em không sẵn tiền, cũng không có người chuộc, thì phải nhờ dịch vụ.

Chả là trong xóm có vài kẻ, nhân việc các em cave thỉnh thoảng bị gom, mà mở dịch vụ chuộc người.

Em nào chẳng may sa cơ, thì những kẻ ấy lên Phường bỏ tiền ra chuộc, rồi khi về các em trả dần, như cho vay bát họ, mà lãi cao.

Mình chứng kiến, có lần Công an Phường xuống xóm kiểm tra, một nhóm các em cave vừa đi làm về, thì gặp đám đồng nghiệp từ trong xóm chạy ra, hét toáng:
 - Mấy con kia!. Biến!. Biến!... Trên Thành phố chuẩn bị họp, nên Phường lại đi gom. Chúng mày về bây giờ là bị hót!.

Các em này nghe thế thì tất tả quay ra, vừa đi vừa ầm ĩ chửi “Địt mẹ Phường!”, “Địt mẹ Thành phố!”.

Một em trong tốp ấy, chắc là "lính mới", vừa chạy theo các đàn chị, vừa hỏi:

- Thế tại sao, cứ Thành phố họp thì Công an lại xuống bắt bọn mình hở chị?.

- Thì nó bắt mình về để... đi họp!.

- Bọn mình thì biết gì mà họp?. Cái chị này chắc bốc phét!..

- Ơ!. Ai thèm bốc phét?. Mà không biết họp như mày, thì người ta xếp vào... "phục vụ các bác đi họp"!.

- Tức là lại phải hát cùng á?.

Tiếng cười bốc lên re ré. Rồi một em nói:

- Lạy mẹ!. Nó trêu mẹ đấy!. Mẹ đã đi làm phò rồi, mà đầu còn... ngu thế!.


Cái em cave “lính mới” ấy, sau này mình có đôi lần hỏi chuyện, biết nhà em ở Lâm Đồng. Mình ngồi quán nước, nghe em kể:

- Mỗ à!. Dòng đời xô đẩy, nên em mới đi làm phò. Chứ hồi nhỏ, em học giỏi lắm, lại xinh và ngoan. Có lần ông Lý Thường Kiệt về thăm Trường, em còn được Trường phân công ra tặng hoa ông ấy!..

- Mày vừa nói, mày tặng hoa ông nào?. – Mình hỏi.

- Ông Lý Thường Kiệt í!.

- Mày mà tặng hoa ông Lý Thường Kiệt?.

- Ơ kìa!. Em nói điêu làm gì!. Như mỗ mà không biết ông Lý Thường Kiệt á?. Úi giời! Thời bọn em, ông ấy làm to lắm. To nhất nước mình…!

Mình phân vân một lúc, “à ờ” sực hiểu, nghĩ: Bác Võ Văn Kiệt nghe kể chuyện này xong, chắc cũng phải bật cười, rồi ngậm ngùi một chút…
---------------------------------
* Tít bài do MTH đặt lại. Tít nguyên bản của tác giả là "Chuyện vụ xóm bụi (1)".
* Hình cảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

"KỲ QUÁI THẾ GIỚI"

Thu Hồng - Dốt toán bẩm sinh, ngồi nguyên ngày tính mãi không ra cái này: Gửi 110.000 tin nhắn bầu chọn cho Vịnh Long vào Top 7 Kì quan Thế giới, ông Tuyển tốn hết bao nhiêu thời gian?..

Điên tiết, sáng nay đến cơ quan, tập hợp Phòng Kế toán lại phát lệnh: "Dừng toàn bộ công việc thường ngày. Anh chị phải giải cho ra bài toán kia cho tôi!". Kế toán trưởng chi tiền làm ngoài giờ, nếu trong 8 tiếng vẫn chưa tính xong.

Sau đây là bá cáo của Kế toán:

Giả thiết 1. Nếu Chúa đảo Tuần Châu không ăn ngủ đụ ị, bấm đủ 3 ca 24h/ngày, 1 tin nhắn hết 4 phút (3.3 phút là quãng nghỉ để nhắn tiếp theo quy định nhà mạng và 0.7 phút bấm nội dung), vị chi 1 ngày, Chúa nhắn được 360 tin. Với 110.000 tin, Chúa tốn hết 300 ngày 1 giờ và 20 phút.
Giả thiết 2. Chúa có ngừng nhắn để ăn ngủ đụ ị, thì lấy tổng số tin nhắn chia cho (lấy 15 nhân số giờ Chúa nhắn trong ngày), thì ra số ngày Chúa chi cho việc nhắn tin.

Không ai chống đối cuộc chơi (nhìn ở góc độ nào đó cũng thú vị và có ích), của cư dân mạng.

Nhưng khiến cả một... Cuốc gia, từ lão Tỷ phú tới phó thường dân, từ Quan Thượng thư tới đứa bé 5 tháng tuổi, thành những diễn-viên-hài-không-duyên, quả đúng là "vô tiền khoáng hậu".

Sâu xa của sự "vô tiền khoáng hậu" này, mình biết chỉ bắt đầu từ sở thích cá nhân của hai ba ông, quyền to đủ mức để phớt lờ lời can ngăn, hãy để sự kiện diễn ra theo đúng tầm vóc của nó, của Unesco Việt Nam.

Một chiều ngồi trong quán, nhìn dòng người đông đúc trôi qua, Giai xinh bảo: "Số đông kia không ai ý thức được mình đang bị điều khiển, chỉ bởi dăm ba người". Khi người chăn cừu còn mải mê trên Brokeback Mountain thì xứ mình, thượng tầng chỉ thuần là tầng áp mái thôi, giai mẹ ạ!..
---------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh trong bài viết chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

"HALONG BAY" VÀ "CAMDAIBAY"

Camdai bay: Thiên hạ bầu bán cho anh tưng bừng quá?. Chuẩn bị thành 1 trong 7 kỳ quan mới của hoàn cầu. Sướng nhé?.

Halong bay: Tôi đã cũ đâu mà cần mới?. Sung sướng chó gì!. Người ta đang kiếm ăn trên thân xác tôi!.

Camdai bay: Anh thế là hạnh phúc rồi!. Chứ như tôi, họ đái ngập đầu!.

Halong bay: Tôi cũng chả hơn anh. Họ ị, họ khạc nhổ, họ xả rác, phóng tinh và chôn lấp cả bao cao su.

Camdai bay: Khiếp! Thế mà anh vẫn trong xanh, long lanh phết nhỉ?.

Halong bay: Nhìn xa thôi. Trông gần thì tởm lắm!.

Camdai bay: Chả gì anh cũng sắp thành... Đệ Nhất Kỳ quan!.

Halong bay: Với tôi, Đệ nhất hay Đệ thất chả nghĩa lý mẹ!. Cái tôi cần là họ phải biết giữ gìn, nâng niu, làm sạch tôi!.

Camdai bay: Không cần làm mới?..

Halong bay: Đã bảo là tôi chưa bao giờ cũ cả!. Họ làm sao có thể làm mới tôi được!. Tôi là con của mẹ Thiên nhiên chứ có phải như cô Lý Nhã Kỳ đâu mà đi bơm mông, vá vú?.

Camdai bay: Cô ý đứng cùng anh, quả long lanh thêm bội phần!.

Halong bay: Thì cũng như anh Nguyễn Minh Hồng và chị Nguyễn Thị Doan thôi!. Cặp giời sinh này, nói như ông bạn tôi, iêu nhau thì hợp nhẽ!.

Camdai bay: Tôi không biết họ!.
Halong bay: Một ông Nghị trình Luật Nhà văn và một bà Phó Chủ tịch tuyên bố "dân chủ xứ ta gấp vạn lần bọn giãy chết"!.

Camdai bay: Tôi không quan tâm đến chính trị!.

Halong bay: Nhưng vấn đề là chính trị nó đang hiếp dâm tôi!. Cả một hệ thống. Từ Đảng, Đoàn đến Mặt trận.

Camdai bay: Anh sướng chứ?.

Halong bay: Không, tôi thấy đau và rát. Bởi chúng không... xuất tinh!.

Camdai bay: Thế chúng xuất gì?.

Halong bay: Xuất thô!. Hố! Hố!.

Camdai bay: Tiên sư anh!. Anh đang nói về khoáng sản?.

Halong bay: Thì tôi cũng là một dạng tài nguyên. Và tôi hơn những loại tài nguyên khác là vĩnh cửu!. Họ chỉ việc khai thác mà không cần phải lo mất đi hay tái tạo. Thế mà cũng chả nên hồn!.

Camdai bay: Í anh là họ không biết cách, không biết làm?.

Halong bay: Đúng thế!. Hãy để tôi như vốn có!. Đừng chạm vào tôi bởi bất cứ nhẽ gì. Giá trị của tôi tự lên tiếng!.


Camdai bay: Quảng bá cho anh cũng tốt chứ sao?.

Halong bay: Đã đành!. Vấn đề là cách họ làm!. Họ hiếp dâm tôi theo kiểu của một gã lực điền bại não!.

Camdai bay: Thôi anh!. Than trách làm gì!.

Halong bay: May là tôi không rên!. Nếu không, họ tưởng tôi sướng lắm!.

Camdai bay: Họ cực khoái là được rồi!. Bản chất của hiếp dâm là sự thỏa mãn và đạt được cực khoái của một bên!.

Halong bay: Tôi cứ ước họ và tôi iêu nhau chân thành, hiến dâng và làm tình tự nguyện!. Chứ đằng này...!!!

Camdai bay: Tình iêu nó xa xỉ và xa hoa lắm anh ơi!.

Halong bay: Nhưng ít ra họ cần tử tế!.

Camdai bay: Tử tế là gì, thưa anh?.

Halong bay: Là cấm đái bậy!.

Camdai bay: Mẹ anh!. Con rồng sập mà cứ đòi bay, là nhẽ đéo gì?.

Halong bay: Đó là tên hội nhập!. Tên cúng cơm tôi là Vịnh Hạ Long!.

Camdai bay: Tôi cũng đéo phải là Vịnh Camdai đâu!. Tên cúng cơm là... Cấm đái bậy!.

Halong bay: Khai nhỉ?.

Camdai bay: Vâng!. Thưa anh!. Hơi khai!.

Halong bay: Thôi!. Tôi đi lãnh giải đây!. Họ xướng danh rồi!.

Camdai bay: Vâng!. Anh đi!. Tôi cũng phải đi đái phát!. Mấy khi được đái lên mặt mình!...

Nguồn: Tuân Phẹt