30 tháng 8, 2011

ĐÓN TẾT ĐỘC LẬP

Bán và thử, tại Cao Bằng
Mai Thanh Hải Blog - Ngày 2/9, dân ta dưới xuôi hớn hở bàn luận chuyện đi du lịch xa gần bởi được nghỉ, tính cả cuối tuần, được những 4 ngày. Ai ít tiền, kèn kẹt "ăn sắt ị xà beng" cũng tính chuyện dắt díu nhau về quê, hay chí ít cũng kéo nhau ra phố, vào công viên "ăn kem xem voi". Ở xuôi là thế, trên miền núi, ngày 2/9 bao năm nay, được gọi bằng cái tên khác, rất thân thương: Tết Độc lập. 
Can lớn can bé

Chả có tiền về Thủ đô, phố lớn mà đi dạo phố chơi công viên đâu, đồng bào chỉ có thú vui truyền thống nhất, là mặc quần áo đẹp, đến khu trung tâm của bản, thôn, xã, huyện để túm tụm nhau nhìn nhau, nghe loa phóng thanh công cộng hát oang oang những bài truyền thống; chí ít cũng ra đường ngắm người xe qua lại và rì rầm, thủ thỉ buôn dưa. Cả năm, mới có vài ngày mà!..

 Hôm rồi ngồi cà phê với tụi bạn, chúng đập đầu vặt tai nghĩ đề tài viết 2/9, vì năm nay, chả hiểu cấp trên chỉ đạo thế nào, mà các báo đều phải làm chuyên đề - chuyên trang hay "làm đậm" về ngày 2/9. Chả lẽ năm nào cũng "khai quật" mấy cụ nhân chứng lịch sử trèo rào vào Bắc Bộ Phủ, lo âm thanh - dựng kỳ đài cho Chính phủ mới, vác dao rựa - cuốc xẻng đuổi lính khố xanh chân yếu chạy tơi bời, cướp chính quyền ở cấp huyện...
Bé rót vào lớn

Tụi bạn hỏi mình: "Tư vấn đề tài". Mình liệt kê cả loạt "đề tài an toàn", đã được dùng mấy chục năm qua như: "Đổi thay trên quê hương...", "Tháng 9 năm ấy, tháng 9 năm nay", "Nhân chứng kể chuyện", "Những điều chưa biết về..."... khiến đứa nào đứa ấy lắc đầu quầy quậy: "Viết vậy bây giờ, có... ma nó đọc".

Ờ! Nếu vậy thì thử làm chủ đề khác xem. Ví như "Tinh thần Độc lập của ngày 2/9". Cả bọn mặt xám ngoét: "Viết vậy, không cẩn thận, ra Mỹ Đình ngồi chơi xơi nước cả ngày liền!".

Nếu to tát quá mà sợ, thì viết những điều bình dị đi. Ví như chủ đề: "Tết Độc lập ở vùng cao", xem đồng bào bao năm nay chờ đón và ăn cái Tết (duy nhất trên thế giới, chỉ Việt Nam ta có) xem sao?..
Bán cho bác Cựu chiến binh nhá

Với mình, cái Tết Độc lập của đồng bào thiêng liêng và chân thực lắm. Cả năm đầu tắt mặt tối trong góc rừng, nơi xó nhà, mảnh nương vắng... lại có 1 ngày để tụ họp, để gặp nhau, quý hơn việc được nhận vài cân gạo cứu trợ, mấy tấm tôn xi măng lợp nhà. Con người ta có thể đói cơm, rách áo thật đấy, nhưng không vì đói rách mà quên đi việc gặp gỡ, giao lưu và đó gọi là "đời sống tinh thần".

Năm nay (cũng giông giống bao nhiêu năm khác), trước ngày Tết Độc lập, những phiên chợ vùng cao hình như cũng đông đúc hơn, tấp nập hơn và ồn ào hơn. Phụ nữ thì tìm đến những hàng quần áo, đồ dệt, thổ cẩm để cọn những tấm áo, manh quần, vuông vải để diện trong ngày 2/9; đàn ông, chả hiểu sao lại đông hơn, tìm đến những hàng bán thuốc lào, rượu nấu, mua vài lít - vài can, mang về đợi ngày Tết Độc lập, mang ra đón khách hoặc quây quần, khề khà nói chuyện ruộng nương, chuyện Độc lập...

Trước ngày Tết Độc lập, có dịp đi vùng cao, lê la hàng rượu ở mấy chợ phiên và nghe chuyện đồng bào mua rượu, dành sẵn để chúc mừng ngày Tết, thấy cũng phải viết mấy dòng, về chuyện này:
-------------------------------------------------------------------------------------
Hoàng Su Phì, Hà Giang


Người Kinh cũng... thích

Vòi này bé quá

Chờ khách giữa trời mưa lạnh

Chấm mút

Hàng rượu trên đá

Rau và rượu

Vẫn phải dùng vòi

Xếp đều tăm tắp

Đong bằng cóng tre

Chắt từng ly từng tý

Thử rượu nhé

Thêm chén nữa nào

Thử một tý, ngon quá cơ

Chai bày la liệt

Vài nắp can này là say cả... chấy

Mang can về bản
--------------------------------------
* Bài viết có sử dụng một số hình ảnh đăng trên các mạng xã hội





7 nhận xét:

  1. "Còn giời, còn nước, còn non
    Còn cô bán rượu, anh còn say sưa"

    Trả lờiXóa
  2. Cựu bộ đội Trường sơn07:29:00 30 thg 8, 2011

    Nhà mình xách được mấy can về vậy, coi chừng men Tung Của à nha!

    Trả lờiXóa
  3. Ối các bác! Trên đấy ngô đầy, sao phải mua men Tung Của làm gì cho phí? Nhà cháu khoái nhất là rượu Ngô Hà Giang và rượu thóc của đồng bào trên ý. Uống say, nhưng không bao giờ đau đầu...

    Trả lờiXóa
  4. Nhìn những hình ảnh này làm mình lại nhớ khoảng thời gian dài sinh sống, trồng cafe cùng với người dân k'ho ở tít trong rừng sâu. không biết bây giờ họ đi đâu, về đâu, còn sống không hay đã khuất. Nhớ!!!

    Trả lờiXóa
  5. Bố khỉ, kiếm đâu mấy cái hình mới nhìn đã say...

    Trả lờiXóa
  6. Còn cô bán rượu ta còn say sưa

    Trả lờiXóa
  7. E thấy, nếu nói về cách thưởng thức các loại Tết, thì dân mình nên học hỏi Bà con dân tộc vùng miền núi phía Bắc. Dù cuộc sống thường nhật có (quá) nhiều khó khăn, nhưng cách họ tận hưởng ngày Tết, ai cũng có thể say liểng khiểng, đồ trang hoàng tùm lum từ nhà ra ngõ, chạm nhau tay bắt mặt mừng chả fong bao fong bì, cứ phải nói là sướng!

    E thik cách sống của ng miền núi, dù cs ở đó quá nhiều thiếu thốn, nhưng chơi thì lại ổn vô cùng!

    Trả lờiXóa