6 tháng 5, 2011

LẠ LÙNG: "TIẾN SĨ 6 THÁNG" LÊN LÀM... THỨ TRƯỞNG

"Tiến sĩ 6 tháng" Nguyễn Văn Ngọc (áo đen, bên phải)
Mai Thanh Hải Blog - Đó là ông Nguyễn Văn Ngọc, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Cuối năm 2010 vừa qua, cái tên "Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc" được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý bởi việc đi học, lấy Bằng Tiến sĩ chỉ diễn ra trong vòng... 6 tháng và bằng tiền Ngân sách Nhà nước. 

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: "Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử dụng... trong nước" và nghiêm khắc phê bình, yêu cầu ông Ngọc "rút kinh nghiệm sâu sắc". Tiếp đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015), diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23-10-2010, ông Nguyễn Văn Ngọc đã không được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, tất nhiên không thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo bởi không có tên trong Danh sách Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái  và tất nhiên, bị mất chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Ông Ngọc (ôm hoa) tại buổi chia tay lãnh đạo Yên Bái, nhận ghế mới

Không hiểu sao, hơn 6 tháng sau, ông Nguyễn Văn Ngọc được giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Doanh nghiệp Trung ương (tương đương Thứ trưởng), nhiệm kỳ 2010-2015. Việc điều động ông Ngọc vào chức vụ mới, được thực hiện theo nội dung Công văn số 519-CV/VTTU (5-4-2011) của Văn phòng Trung ương Đảng (Thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nhân sự Phó Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương).

Sáng 26-4-2011 vừa qua, tại Hà Nội, ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết định của Ban Bí thư, điều động ông Nguyễn Văn Ngọc đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
------------------------------------
BÁO CHÍ PHẢN ÁNH SỰ VIỆC CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN NGỌC

* Sự việc "lấy Bằng Tiến sĩ" trong vòng 6 tháng của ông Nguyễn Văn Ngọc được đăng tải trên Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh (26-7-2010) cụ thể như sau:

Từ năm 2006, cán bộ đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước, theo tinh thần của "Nghị quyết Thu hút nhân tài" của tỉnh Yên Bái sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn, luận án. Căn cứ vào chính sách này, năm 2008 ông Nguyễn Văn Ngọc đã đề xuất được đi học. Ngày 2-10-2008, Tỉnh ủy Yên Bái có quyết định số 878 cử ông Ngọc theo học khóa Đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Nam Thái Bình Dương (quyết định không ghi rõ trường ở đâu). Theo đó, ông Ngọc sẽ học tại trường này và bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Malaysia.

Trong khi chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phải kéo dài trên 2 năm, thì ông Ngọc chỉ cần 6 tháng đã lấy được Bằng Tiến sĩ. Cụ thể:

Tháng 3-2009, ông Ngọc báo cáo hoàn thành khóa học và đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí học tập. Điều này được thể hiện tại văn bản số 951 ngày 23-3-2009 của Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái gửi Sở Tài chính đề nghị vận dụng chính sách hỗ trợ cho ông Nguyễn Văn Ngọc. Công văn nêu rõ: “Toàn bộ kinh phí chương trình đào tạo MBA của Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà đồng chí Nguyễn Văn Ngọc (Phó Bí thư Tỉnh ủy) theo học là 17.000 USD. Đến nay, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đã hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ của Trường Đại học Nam Thái Bình Dương và được nhận bằng Tiến sĩ”.

Kèm theo đó là một thông báo bằng tiếng Anh của Trường Đại học Nam Thái Bình Dương (văn bản ghi tên trường là Southern Pacific University) ban hành ngày 9-4-2008 về việc khóa đào tạo MBA, có chi phí 17.000 USD. Đáng chú ý, trong thông báo này không có một chữ nào nhắc tới ông Nguyễn Văn Ngọc mà chỉ là một tờ thông báo đơn thuần về chương trình đào tạo của nhà trường.

Dù vậy, ngày 31-12-2009, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định 2104/QĐ-UBND hỗ trợ 74 triệu đồng cho ông Ngọc. Khoản tiền này gồm 50 triệu đồng theo chính sách thu hút Tiến sĩ và 24 triệu vận dụng chính sách khuyến khích đào tạo đối với cán bộ đi học Tiến sĩ (1 triệu/tháng). Tổng cộng 24 triệu/24 tháng.

Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng (kể từ khi có quyết định cử đi học), ông Ngọc đã hoàn thành khóa học và có bằng Tiến sĩ thì không hiểu 24 tháng học này được xác định như thế nào?.

Ông Phạm Văn Cường, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Đến nay (26-7-2010). ông Ngọc vẫn chưa nộp cho tỉnh bản sao bằng Tiến sĩ, cũng như chưa xuất trình bằng cấp chính thức.

Theo tìm hiểu của Tuổi trẻ, Trường Đại học Nam Thái Bình Dương mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học có tên là Southern Pacific University đã bị Tòa án Hawaii (Hoa Kỳ) ra phán quyết giải thể từ ngày 28-10-2003. Bằng cấp của trường này cũng không được Hoa Kỳ công nhận.

Bằng Thạc sĩ danh dự của Đại học IRVINE ghi tên ông Ngọc
* Cũng phản ánh sự việc này, Báo Dân trí cung cấp thêm thông tin như sau:

Thay vì nộp cho các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái bản sao Bằng Tiến sĩ được cấp tại Trường Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Nguyễn Văn Ngọc lại nộp 1 tấm Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học IRVINE, bang California (Hoa Kỳ) cấp từ... 10-4-2007 để lưu hồ sơ cán bộ.

Về tấm Bằng Thạc sĩ này, theo tìm hiểu Dân trí, ngày 2-7-2010, trên trang thông tin của TS. Mark A. Ashwill - nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế tại Việt Nam (IIE), ở địa chỉ http://markashwill.wordpress.com đã cảnh báo về Danh sách 20 trường Đại học không được công nhận bởi các Cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền của Mỹ (danh sách này có Đại học IRVINE - nơi cấp Bằng Thạc sĩ cho ông Ngọc). Phần lớn các Trường này đều là “Trường Đại học trực tuyến” (online universities)" và một số trường được xem là “lò sản xuất văn bằng” (diploma mills)" vì có rất ít, hoặc không có yêu cầu về học tập đối với người được cấp bằng.

* Với tiêu đề "Phó Bí thư Tỉnh ủy học giả, xin tiền thật", Báo Đất Việt còn phát hiện: Chưa nộp "Bằng Tiến sĩ" nhưng ông Nguyễn Văn Ngọc vẫn khăng khăng đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái bổ sung vào hồ sơ cán bộ, học vị mới của mình là... Tiến sĩ. Điều này rất vô lý bởi văn bằng duy nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhận được, chỉ là tấm "Bằng Thạc sĩ danh dự ngành Quản trị kinh doanh do Đại học IRVINE cấp.

* Diễn biến sự việc "Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc lấy Bằng Tiến sĩ trong vòng 6 tháng" được đăng tải  trên rất nhiều tờ báo khác như Báo Tiền phong, Báo Pháp luật xã hội ... Gọi đúng bản chất sự việc là "Hư danh và dối trá", Báo Lao động cho rằng: "Đây là một trường hợp hiếm hoi không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, lấy học vị Tiến sĩ chỉ bằng thời gian học một... Chứng chỉ Tin học" và đặt câu hỏi: "Hiện nay, tỉ lệ cán bộ nhà nước có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ  của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trên thế giới, trong đó có những quốc gia tiên tiến. Thế nhưng chất lượng quản lý, điều hành xã hội và phát triển kinh tế của chúng ta vẫn đang rất thấp so với họ. Tiến sĩ nhiều như vậy để làm gì?".

CÁC TRÍ THỨC, NHÀ KHOA HỌC LÊN TIẾNG

GS -Viện sĩ Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT):

"Cán bộ như thế thì quản được ai, nói ai nghe?.

GS-Viện sĩ Phạm Minh Hạc
... Nhà nước không yêu cầu công chức, viên chức phải có học hàm, học vị mới được làm lãnh đạo. Nhưng chuyện sính bằng cấp trong xã hội dẫn đến động cơ đổi tiền bạc lấy học hàm, học vị để kiếm địa vị, chức tước đã “mặc định” nhiều năm nay trong xã hội.

Tôi thấy buồn về chuyện cán bộ chủ chốt của địa phương mà lại đi đổi tiền, đổi tiền của nhà nước để lấy tấm bằng của ngôi trường mà không ai xác định rõ danh tính thế nào. Cán bộ, Đảng viên mà làm thế thì quản lý được ai, nói ai nghe. Điều đó thậm chí ảnh hưởng xấu đối với cả thế hệ trẻ.

Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. Bộ phải trực tiếp đứng ra giải quyết những tồn tại trên, phải rà soát lại chất lượng bằng cấp để đánh giá công bằng xem ai là người học thật, ai học giả.

Từ 2001 - 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn 10.000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả. Nhưng không hiểu sao vấn đề này lại chưa được công bố rộng rãi. Do vậy mới lại xuất hiện tình trạng quan chức bỏ tiền ra mua sắm bằng giả về trình cơ quan để được có chức tước...

GS - TS Phạm Tất Dong (Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương):

"Làm ô danh nhà khoa học chân chính".

... Sáng nay (29/7/2010- PV), tôi tham dự Hội đồng Phản biện Đề tài Quốc gia về Giáo dục trong kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế". Tại đây, câu chuyện quan chức học Bằng Tiến sĩ tại nước ngoài chỉ trong 6 tháng được đưa ra công khai, đã làm nóng bỏng và gây bức xúc cho tất cả hội trường.

Đây không phải trường hợp đầu tiên, mà nếu kiểm chứng lại sẽ có rất nhiều trường hợp tương tự. Tôi quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng vạn Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi cầm tấm Bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ ràng.

Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì “tên tuổi” của những Thạc sỹ, Tiến sĩ “dởm” này làm ô danh đội ngũ nhà khoa học chân chính...



GS Văn Như Cương (Ủy viên Hội đồng giáo dục Quốc gia):

"Đào tạo cho xong, lấy bằng cho có"
GS Văn Như Cương

... Trong xã hội hiện nay đang tồn tại xu thế trọng bằng cấp hơn thực tài. Người có bằng cấp thường được cân nhắc lên chức, có quyền cao chức trọng trong bộ máy lãnh đạo. Chính điều đó mới dẫn tới chuyện công chức, viên chức đua nhau đi học để có được cơ hội thăng tiến. Không đất nước nào đào tạo Tiến sĩ thời gian chỉ 6 tháng.

Theo tôi, đây chắc chắn là bằng giả và phải thu ngay. Đây là chuyện đào tạo cho xong, còn người làm bằng cấp thì cho có và không cần biết chất lượng của ngôi trường đó thế nào, miễn là kiếm được tấm bằng trình lãnh đạo.

Câu chuyện “học giả” mong có “chức thật” còn đau đớn hơn khi xã hội dễ dàng chấp nhận những người đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở những ngành nghề không liên qua đến chuyên môn của mình. Khi học xong, đem bằng về cất vào tủ. Còn cơ quan không biết sử dụng người học nhầm chỗ đó làm gì để phát huy hiệu quả.

GS-TS Nguyễn Minh Thuyết (Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTN và NĐ của Quốc hội): 

"Buồn vì thói hiếu danh hám lợi"

GS-TS Nguyễn Minh Thuyết
... Tôi thấy thật đáng buồn với những hành vi thể hiện thói hiếu danh hám lợi của những người đang giữ cương vị lãnh đạo. Từ thực tế này cũng phải xem lại chính sách sử dụng cán bộ của mình. Phải chăng chúng ta đang quá phiến diện, cực đoan, đề cao tiêu chuẩn bằng cấp mà không trân trọng thực tài. Bên cạnh đó cũng phải xem lại công tác giáo dục rèn luyện cán bộ như thế nào mà lại để một Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lại có những hành vi gian lận, lừa dối lãnh đạo, lừa dối nhân dân như vậy?.

Qua đây, tôi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện kiểm tra, rà soát chặt chẽ vấn đề mở rộng liên kết đào tạo, nhất là đối với các cơ sở đối tác nước ngoài. Tâm lý sính ngoại dường như cũng xuất hiện trong tư tưởng quản lý khiến lãnh đạo đề cao đối tác nước ngoài, ngay cả khi không rõ tư cách pháp nhân của họ như thế nào...

Nguồn: Báo Đất Việt

27 nhận xét:

  1. Báo chí lại có dịp lên tiếng rồi!

    Trả lờiXóa
  2. Thôi! Cố gắng lót dép hóng đi bác!

    Trả lờiXóa
  3. Bố của bạn Vừng thông cảm, bác Ngọc này hình như quen ngồi xổm từ bé! He! He!

    Trả lờiXóa
  4. Trường hợp 3-5 Bằng cấp nhưng... không biết nói 1 câu tiếng Anh thì hơi bị nhiều, không chỉ chú em Đinh Công Toản, Hải An, HP đâu ợ!

    Trả lờiXóa
  5. Bác chậm hiểu nói thế là sai quan điểm roài. Các bác trên sáng suốt lắm chứ. Hứ! Hứ! Hứ!

    Trả lờiXóa
  6. Không biết ông này chạy bao nhiêu tiền để lên chức đó vậy ! chỉ em "chạy" với !

    Trả lờiXóa
  7. Bộ GD-ĐT vừa công bố “Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục năm 2008-2020” ( Dân trí 2/11/2008)
    Đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ đến 2020 bằng ngân sách Nhà nước và hợp tác với các nước tiên tiến chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Khoảng 10.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo ở các đại học tốt nhất trong nước và đang có kế hoạch vươn lên đạt trình độ khu vực và quốc tế, 10.000 tiến sĩ khác sẽ được đào tạo ở nước ngoài.
    Xin chúc mừng đề án đã và đang là hiện thực của cuộc sống.
    Bác Hải nên nhắc các đ/c ngoài đảo và các công trình DK ngoài biển Đông nên nuôi thêm nhiều chó, mèo, lơn, gà, vịt ...để cải thiện đời sống nhé. Trong bờ kinh phí đào tạo còn khó khăn lắm!

    Trả lờiXóa
  8. Thôi, thôi các bác ơi! Chuyện đã qua rồi, nhắc đi nhắc lại mãi làm gì như nhai giẻ rách. Xấu chàng hổ ai, anh Ngọc cũng là người Việt ta. Thôi thì cũng là cái không may của chung chúng ta vậy.

    Trả lờiXóa
  9. chuyện thường ở huyện mà các bác nói làm gì cho mệt đầu có thay đổi được gì đâu.

    Trả lờiXóa
  10. Các bác nói dư lày, có lẽ nhà cháu cũng phải đi làm cái Tiến sĩ cho oách! Nhưng không hiểu thời giá leo thang thế này, cái Bằng ý lên hay xuống nhỉ, các bác?

    Trả lờiXóa
  11. Hên xui,có khi chuẩn bị tiền xong ngũ một đêm tới sáng giá nó vọt một cái thì mất công toi,thôi thì cứ làm cái việc mình đang làm cho yên thân
    -Chú làm ở viện bảo tàng
    -Cũng là công việc cách màng mà thôi

    Trả lờiXóa
  12. Vui vì blog nhiều bài hay, đáng...đọc! Thấy @MTH chịu khó đi, đi nhiều. Bài viết đề tài ko quá mới, nhưng cách nhìn khác lạ, ko "lối mòn", nhất là có những ví dụ minh họa sống động, khách quan.
    Chân thành chúc mừng chủ blog nhé!

    Trả lờiXóa
  13. Đoàn nam Sinh01:42:00 7 thg 5, 2011

    Tục ngữ có câu: Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài,... Ở đây Ngọc sẽ:...trở thành vô dụng. Các cụ thánh thật !
    Để yên hết chỗ quan ngồi,
    Đưa lên là để "hết xôi rồi..."về.
    "Ai ơi, ruộng đất bề bề,
    Cũng không bằng có một nghề..."(mua quan).

    Trả lờiXóa
  14. dốt mà đòi làm quan lớn..loại người này chỉ về chùi đít cho con và cho vợ....

    Trả lờiXóa
  15. Phát hiện của bác Hải rất có giá trị, không biết cấp trên sẽ xử lý ra sao đây?, hay lại để lâu rồi cho qua. Mà chắc chắn là vậy rồi, vu Vinashin to như vây, Quốc hội đòi phải xử lý mà người ta cũng ỉm đi cơ mà.

    Trả lờiXóa
  16. Mà cũng chẳng ngạc nhiên đâu. Nước ta nó thế!
    Bánh dâng cúng Tổ Tiên mà người ta còn "đệm xốp" thì diplom có hề chi. Chung qui chỉ tại...

    Trả lờiXóa
  17. Cảm ơn 4 bác nặc danh (rất yêu thương đấy) đã gửi cho tôi một số tư liệu quý về Thứ trưởng "Tiến sĩ 6 tháng" và một số trường hợp "tiền thật, học giả". Chân thành cảm ơn và mong có dịp mời các bác... bia hơi vỉa hè (nhưng rất ngon nhé)! Ke! Ke!

    Trả lờiXóa
  18. Hu! Hu! Cũng đành chiều bác Vinaleaks. Nhưng lần sau bác đừng bức xúc quá mà nói thế nhé! Nhà cháu bị sao là bắt đền bác đấy!

    Trả lờiXóa
  19. Khi biết được ông Nguyễn Văn Ngọc có được bằng TS chỉ trong vòng 6 tháng, nhìn lại mình, tôi thấy tôi dại quá: vì không chịu làm giống như ông Ngọc đã làm, để rồi phải mất gần 4 năm "lên bờ xuống ruộng", mà vẫn chưa lấy được cái "tờ sờ."

    Cách của ông Ngọc làm đã bị nhiều người "soi" rồi. Bây giờ ai có cách nào khác để lấy được cái tờ sờ trong vòng 1 năm không, chỉ tôi với! Nếu không, tôi sẽ lỡ đợt "quy hoạch" cán bộ sắp tới mất.

    Giúp tôi với!!!!

    beowulfvietnam

    Trả lờiXóa
  20. Mấy tay tiến sỹ dởm này ko biết có còn tí liêm xỉ nào ko nhỉ ? cũng may mà còn phát hiện ra . Nhục thật .

    Trả lờiXóa
  21. bằng tiến sĩ mà Mr Ngọc mua là bằng tào lao vì Trường này tào lao.
    Cái này mới ghê này.Mua bằng từ Trường đại học uy tín tại đây nè.Website tiếng Việt mới ghê chứ http://bangdaihoc.com
    Nghe nói đám Việt Kiều làm rất uy tín

    Trả lờiXóa
  22. Thật vớ vẩn.
    Tấm bằng như viên gạch gõ vào chốn quan trường, gõ xong rồi thì tấm bằng vất đi.

    Trả lờiXóa
  23. Việt Nam nó thế!

    Trả lờiXóa
  24. Ong Ngoc Can bo TƯ hoc 6 thang moi co bang tien sy the cung con la nguoi hoc ky day .Chu nhu UVBCT Tran Dai Quang chi toan BANG TAI CHUC con duoc hoi dong giao su Viet Nam phong la GIAO SU thi da sao dau !

    Trả lờiXóa
  25. Thì TS thành thiến sót chứ quan trọng gì đâu?

    Trả lờiXóa
  26. "Tôi quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng vạn Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi cầm tấm Bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ ràng." Bác cựu Trưởng ban khoa giáo đã nói thế là đúng tim rồi. Hàng vạn trong chưa đến một vạn ghế ngồi chóp bu... Chẳng nhẽ nói toẹt ràng tất cả.

    Trả lờiXóa