12 tháng 1, 2013
11 tháng 1, 2013
NO VÀ ẤM, CHO VÙNG CAO
9 tháng 1, 2013
CHÀO THÀNH PHỐ, CHÚNG TÔI LÊN ĐƯỜNG
Mai Thanh Hải - Đến hôm nay, hành trình của 3 Đoàn Công tác ra thăm - tặng quà - chúc Tết, thay quân tại Quần đảo Trường Sa, ở cả 3 cánh Nam - Bắc - giữa suốt gần 1 tháng, đã đến được một số điểm đóng quân của bộ đội và đang chờ ngớt gió bão, để đến các điểm khác.
Gần Tết nào cũng thế, bao nhiêu năm nay rồi, cứ dịp người người gồng lưng - cuồng chân "kiếm nồi bánh chưng", lại đều đặn những chiếc tàu vận tải rời bến, hướng ra Trường Sa, dù dịp ấy bão gió có mạnh cỡ nào.
Ai đó ngây ngô hỏi: "Sao không để hết bão mới ra?", khiến người được hỏi thở dài: "Mùa mưa bão, lúc nào chả sóng to - gió lớn. Không mang hàng cho bộ đội, ngoài đấy còn gì là Tết!".
Và ngoài hàng Tết, quà Tết, hương vị Tết, những chuyến tàu còn chở cả những gương mặt tân binh trẻ măng, lún phún lông tơ, vừa hoàn thành khóa huấn luyện, lần đầu tiên ra đơn vị mới: Trường Sa và bên cạnh họ, còn có những gương mặt quen thuộc với Trường Sa, cũng xong khóa "huấn luyện lại", tiếp tục trở lại với đảo.
Ra Trường Sa những chuyến gần Tết đổi quân, thương lính mới vô cùng. Biển động cấp 6 cấp 7 là chuyện rất bình thường, sóng tràn mạn tàu, có khi trùm lên cả khoang chỉ huy, tàu có khi chổng đít lên giời, mũi cắm vào cả bức tường sóng, từ người đến lợn gà, đều quay mòng mòng, lộn lên nhào xuống, không còn sức để mà kêu khóc nữa. Sóng gió, đến quân nhân chuyên nghiệp Trường Sa còn gập người, gọi "Huệ ơi" bằng mật xanh mật vàng, đến bữa ăn chỉ run tay xin... cháy cơm và ai bị nằm trên giường tầng 2, đều phải buộc người vào thành giường, cho khỏi rơi xuống sàn, nữa là chiến sĩ mới tò te?..
Có chuyến mình ngất ngây chứng kiến:
Mấy cậu lính trẻ Nha Trang, ra đảo đúng dịp biển động lớn.
Ban đầu nằm trong phòng, chịu không nổi phải lê lết ra hành lang, mắc võng đu đưa.
Vẫn không chịu nổi, nghe ai đó xui: "Nằm ngoài boong, chỗ đầu mũi cho thoáng, đỡ say!", mấy đứa lại xoắn quẩy, lần lan can ra trải chiếu.
Cái khu đầu mũi tàu, mỗi dịp ra đảo mang hàng Tết thường là nơi để hàng, đủ từ gạo nước, lá dong, hoa quả cho đến nơi nhốt gà vịt, bò lợn.
Sóng to, vật nuôi cũng say, nằm bò trên mặt sắt, có bị lỏng chuồng, tung dây, người nhìn thấy cũng chịu, mặc cho chúng lăn lông nhông, vào tận phòng ở trong khoang.
Kết cục của việc "nằm ngoài boong cho thoáng" của mấy chàng lính mới, gần chỗ nuôi nhốt lợn gà, hôm sau mình nhìn thấy, vừa buồn cười vừa thương: Người và lợn nằm lẫn lộn, mê mệt như chết.
Ấy thế nhưng khi đã ra tới đảo, nghe còi tàu hú náo nức chào đảo, loa phóng thanh réo rắt: "Kính thưa các đồng chí, đảo chúng ta đang đến là đảo...", hòa cùng lời bài hát quen thuộc: "Nơi anh đến là đảo xa, nơi anh đến là Trường Sa", cùng tiếng hò reo của ai đó dậy sớm: "Nhìn thấy đảo rồi!...", là mọi mệt mỏi, say sóng lừ đừ tan biến sạch, tất cả bật dậy, chen vai bên thành tàu, say sưa ngắm đảo...
Và ấn tượng về những ánh mắt trẻ trung, đắm đuối ngắm đảo, với tất cả sự thiêng liêng - thân thuộc, cứ ghim chặt vào đầu mình, mỗi khi gần Tết, nghe náo nức bè bạn thì thào: "Đợt này tao ra Trường Sa!", run run giọng nói đầu dây bên kia: "Tớ lại đi tăng nữa!" và đọc - xem tin bài về chuyến hàng ra với Trường Sa...
Và lại vọng bên tai lời hát của những 18-20 má phính, lông mi cong, điệu đàng trong áo yếm - mũ dải trên cầu cảng Cam Ranh, khi tàu hú còi chào bến: "Gần nhau trong giây phút này/ Êm đềm hạnh phúc trong tay/ Nhìn nhau trao nhau nụ cười/ Qua đôi mắt xanh như màu mây... Gửi lại em ước mơ bên giảng đường/ Gửi lại em lúa ngô đang vào mùa/ Gửi lại em phố vui qua từng chiều/ Gửi lại em tiếng yêu ngọt ngào"...
Xin chào nhé!. Một mùa đổi quân đầy sóng gió. Những 18-20 căng đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, tình nguyện mang thân mình ra bảo vệ biên đảo: TRƯỜNG SA.
*****
Cập nhật danh sách các tập thể - cá nhân tham gia đóng góp, mua sắm một số đồ dùng phục vụ đời sống văn hóa - tinh thần của bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo vùng Đông Bắc, đặc biệt trong dịp Tết đến Xuân về (đọc bài trước: GỬI QUÀ TẾT CHO TRƯỜNG SA 2 hoặc Ở ĐÂY):
- Anh Nguyễn Kinh Kha, TGĐ Cty Rượu bia - Nước Giải khát AROMA (thương hiệu rượu VODKA MEN và SÂN ĐÌNH) cũng hứa: Cty sẽ đồng hành cùng Chương trình.
- Bạn Đỗ Hương Ly (Hàng Đào, Hoàn Kiếm, HN) và Phạm Thúy Hằng (Quán Sứ, Hoàn Kiếm, HN): 2.000.000 VND
Xin được cảm ơn những tấm lòng hướng về biển đảo, rất thiết thực và bình dị:
1/ PGS.TS Nguyễn Phương Tùng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam): 2.000.000 VND
2/ Chương trình Áo ấm Biên cương: 3.000.000 VND
3/ Một Doanh nghiệp giấu tên tại Hải Phòng hứa sẽ ủng hộ 10.000.000 VND.
MỌI TẤM LÒNG, XIN GỬI:
Mai Thanh Hải,
STK: 0011002663078, Sở Giao dịch, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK-VCB).
(Đề nghị ghi rõ: Gửi quà cho Bộ đội Hải quân Vùng 1).
Mọi sự ủng hộ sẽ dùng để mua các dàn nghe - nhìn (màn hình tivi, amply - tăng âm, đầu DVD karaoke, bộ loa, micro, đầu thu kỹ thuật số), máy thu thanh, bàn bóng... (theo danh mục cần thiết của BTL Vùng 1 Hải quân) và được chuyển theo tàu Hải quân, trao tận nơi cho các đơn vị ngoài đảo, kịp thời phục vụ cán bộ chiến sĩ Hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, đón Tết âm lịch vui tươi, ấm áp.
----------------------------------------------------
Nguồn hình ảnh: Thanh Duy - Văn Kỳ (Tuổi trẻ TP.HCM), Trọng Hải (QĐND) và 1 số PV trong các Đoàn Công tác ra thăm - làm việc - tặng quà Tết cho Quân và dân huyện đảo Trường Sa, đầu tháng 1/2013.
Gần Tết nào cũng thế, bao nhiêu năm nay rồi, cứ dịp người người gồng lưng - cuồng chân "kiếm nồi bánh chưng", lại đều đặn những chiếc tàu vận tải rời bến, hướng ra Trường Sa, dù dịp ấy bão gió có mạnh cỡ nào.
Ai đó ngây ngô hỏi: "Sao không để hết bão mới ra?", khiến người được hỏi thở dài: "Mùa mưa bão, lúc nào chả sóng to - gió lớn. Không mang hàng cho bộ đội, ngoài đấy còn gì là Tết!".
Và ngoài hàng Tết, quà Tết, hương vị Tết, những chuyến tàu còn chở cả những gương mặt tân binh trẻ măng, lún phún lông tơ, vừa hoàn thành khóa huấn luyện, lần đầu tiên ra đơn vị mới: Trường Sa và bên cạnh họ, còn có những gương mặt quen thuộc với Trường Sa, cũng xong khóa "huấn luyện lại", tiếp tục trở lại với đảo.
Ra Trường Sa những chuyến gần Tết đổi quân, thương lính mới vô cùng. Biển động cấp 6 cấp 7 là chuyện rất bình thường, sóng tràn mạn tàu, có khi trùm lên cả khoang chỉ huy, tàu có khi chổng đít lên giời, mũi cắm vào cả bức tường sóng, từ người đến lợn gà, đều quay mòng mòng, lộn lên nhào xuống, không còn sức để mà kêu khóc nữa. Sóng gió, đến quân nhân chuyên nghiệp Trường Sa còn gập người, gọi "Huệ ơi" bằng mật xanh mật vàng, đến bữa ăn chỉ run tay xin... cháy cơm và ai bị nằm trên giường tầng 2, đều phải buộc người vào thành giường, cho khỏi rơi xuống sàn, nữa là chiến sĩ mới tò te?..
Có chuyến mình ngất ngây chứng kiến:
Mấy cậu lính trẻ Nha Trang, ra đảo đúng dịp biển động lớn.
Ban đầu nằm trong phòng, chịu không nổi phải lê lết ra hành lang, mắc võng đu đưa.
Vẫn không chịu nổi, nghe ai đó xui: "Nằm ngoài boong, chỗ đầu mũi cho thoáng, đỡ say!", mấy đứa lại xoắn quẩy, lần lan can ra trải chiếu.
Cái khu đầu mũi tàu, mỗi dịp ra đảo mang hàng Tết thường là nơi để hàng, đủ từ gạo nước, lá dong, hoa quả cho đến nơi nhốt gà vịt, bò lợn.
Sóng to, vật nuôi cũng say, nằm bò trên mặt sắt, có bị lỏng chuồng, tung dây, người nhìn thấy cũng chịu, mặc cho chúng lăn lông nhông, vào tận phòng ở trong khoang.
Kết cục của việc "nằm ngoài boong cho thoáng" của mấy chàng lính mới, gần chỗ nuôi nhốt lợn gà, hôm sau mình nhìn thấy, vừa buồn cười vừa thương: Người và lợn nằm lẫn lộn, mê mệt như chết.
Ấy thế nhưng khi đã ra tới đảo, nghe còi tàu hú náo nức chào đảo, loa phóng thanh réo rắt: "Kính thưa các đồng chí, đảo chúng ta đang đến là đảo...", hòa cùng lời bài hát quen thuộc: "Nơi anh đến là đảo xa, nơi anh đến là Trường Sa", cùng tiếng hò reo của ai đó dậy sớm: "Nhìn thấy đảo rồi!...", là mọi mệt mỏi, say sóng lừ đừ tan biến sạch, tất cả bật dậy, chen vai bên thành tàu, say sưa ngắm đảo...
Và ấn tượng về những ánh mắt trẻ trung, đắm đuối ngắm đảo, với tất cả sự thiêng liêng - thân thuộc, cứ ghim chặt vào đầu mình, mỗi khi gần Tết, nghe náo nức bè bạn thì thào: "Đợt này tao ra Trường Sa!", run run giọng nói đầu dây bên kia: "Tớ lại đi tăng nữa!" và đọc - xem tin bài về chuyến hàng ra với Trường Sa...
Và lại vọng bên tai lời hát của những 18-20 má phính, lông mi cong, điệu đàng trong áo yếm - mũ dải trên cầu cảng Cam Ranh, khi tàu hú còi chào bến: "Gần nhau trong giây phút này/ Êm đềm hạnh phúc trong tay/ Nhìn nhau trao nhau nụ cười/ Qua đôi mắt xanh như màu mây... Gửi lại em ước mơ bên giảng đường/ Gửi lại em lúa ngô đang vào mùa/ Gửi lại em phố vui qua từng chiều/ Gửi lại em tiếng yêu ngọt ngào"...
Xin chào nhé!. Một mùa đổi quân đầy sóng gió. Những 18-20 căng đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, tình nguyện mang thân mình ra bảo vệ biên đảo: TRƯỜNG SA.
*****
Cập nhật danh sách các tập thể - cá nhân tham gia đóng góp, mua sắm một số đồ dùng phục vụ đời sống văn hóa - tinh thần của bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo vùng Đông Bắc, đặc biệt trong dịp Tết đến Xuân về (đọc bài trước: GỬI QUÀ TẾT CHO TRƯỜNG SA 2 hoặc Ở ĐÂY):
- Anh Nguyễn Kinh Kha, TGĐ Cty Rượu bia - Nước Giải khát AROMA (thương hiệu rượu VODKA MEN và SÂN ĐÌNH) cũng hứa: Cty sẽ đồng hành cùng Chương trình.
- Bạn Đỗ Hương Ly (Hàng Đào, Hoàn Kiếm, HN) và Phạm Thúy Hằng (Quán Sứ, Hoàn Kiếm, HN): 2.000.000 VND
Xin được cảm ơn những tấm lòng hướng về biển đảo, rất thiết thực và bình dị:
1/ PGS.TS Nguyễn Phương Tùng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam): 2.000.000 VND
2/ Chương trình Áo ấm Biên cương: 3.000.000 VND
3/ Một Doanh nghiệp giấu tên tại Hải Phòng hứa sẽ ủng hộ 10.000.000 VND.
MỌI TẤM LÒNG, XIN GỬI:
Mai Thanh Hải,
STK: 0011002663078, Sở Giao dịch, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK-VCB).
(Đề nghị ghi rõ: Gửi quà cho Bộ đội Hải quân Vùng 1).
Mọi sự ủng hộ sẽ dùng để mua các dàn nghe - nhìn (màn hình tivi, amply - tăng âm, đầu DVD karaoke, bộ loa, micro, đầu thu kỹ thuật số), máy thu thanh, bàn bóng... (theo danh mục cần thiết của BTL Vùng 1 Hải quân) và được chuyển theo tàu Hải quân, trao tận nơi cho các đơn vị ngoài đảo, kịp thời phục vụ cán bộ chiến sĩ Hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, đón Tết âm lịch vui tươi, ấm áp.
----------------------------------------------------
Nguồn hình ảnh: Thanh Duy - Văn Kỳ (Tuổi trẻ TP.HCM), Trọng Hải (QĐND) và 1 số PV trong các Đoàn Công tác ra thăm - làm việc - tặng quà Tết cho Quân và dân huyện đảo Trường Sa, đầu tháng 1/2013.
8 tháng 1, 2013
NGHỊ ĐỊNH "Ò Í E" LE VE "CHÓ MÈO CHÍNH CHỦ"...
Đào Tuấn - Quả bom “100 triệu” chạy công chức mà Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực quăng ra trong Kỳ họp HNDN TP, cuối cùng đã xịt ngóm.
29 đoàn Công tác Liên ngành rồng rắn, hoành tráng tổ chức kiểm tra kiểm đếm cuối cùng moi ra được mỗi một vị, dù là Huyện ủy viên, Trưởng phòng Giáo dục, với lỗi “sai phạm khi nâng điểm cho một thí sinh”.
Nói như Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Nguyễn Quyết Chiến: “Đương nhiên vị cán bộ này có liên quan đến chạy chức chạy quyền!”.
Nhưng có liên quan gì đến con số 100 triệu không thì…hậu xét.
Câu chuyện 100 triệu cho thấy nhiều điều hài hước: Đi làm cán bộ, ai cũng kêu không sống được bằng lương nhưng vẫn phải bỏ tiền trăm triệu để chạy vào nơi có đồng lương chết đói.
ĐBQH Bùi Thị An từng phát biểu: Nếu không xử lý được vấn đề (chạy chức chạy quyền) thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi những người đã chạy công chức nói riêng và chạy chức quyền nói chung là đã tính đến chuyện “kinh doanh”. Mà đã “kinh doanh” thì phải thu lợi nhuận, mà lợi nhuận ở đây là tìm lợi ích cá nhân trên cơ sở công việc được giao. Từ đó mục tiêu công việc là sẽ khác hẳn. Khi đó thật nguy hiểm cho Nhà nước...
Nhưng đó không còn là lời cảnh báo. Không còn là chuyện ở thì tương lai “khi đó” nào đó nữa.
Hôm qua, Nghị định 105 được ban hành với quy định khiến người đọc sửng sốt: Công chức chết, quan tài không được có ô kính.
Tại sao không được có, thì chịu?.
Và vì không tự giải thích nổi cho nên dân gian gọi đây là “Nghị định Quan tài”. Cho đồng bộ với bộ đôi Nghị định “Chó mèo chính chủ”.
Đôi khi, dân gian ngơ ngác hỏi nhau không rõ những Văn bản pháp quy này ban hành để làm gì khi: Chẳng hạn, có giời mới phân biệt được miếng thịt nào 8 tiếng, miếng thịt nào 9 tiếng?.
Dân gian, cũng đôi khi lại cảm thấy giữa “quan tài” và “ngực lép” có một điểm chung: Vừa không hợp lý, vừa không hợp pháp, vừa thiếu khả thi. Thực hiện cũng được mà không thực hiện thì cũng hòa cả làng.
Chẳng lẽ đây là việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho…công chức?.
Hôm nay, Báo Pháp luật TP.HCM đưa tin: Ở xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ thoát nghèo bằng việc phát cây (xoài, bơ- tổng trị giá 1,5 triệu đồng).
Lý do: Dù là chủ trương hỗ trợ trực tiếp, nhưng để tránh chuyện bà con nhận tiền rồi không trồng cây, sẽ khó thoát nghèo nên tiền được quy thành cây.
Hiềm một nỗi, chính các cán bộ biết rất rõ các hộ nghèo không có đất để trồng cây nhưng vẫn ép họ nhận.
Thế là các hộ nghèo nhận cây giống này về rồi để… chết khô!.
Có hộ không nhận, cán bộ còn “vận động” ký khống, ký thêm số lượng cây nhiều hơn thực nhận.
Và số tiền cán bộ xã Ea Kuêh đã tư túi khoảng 35 triệu đồng.
Dường như “Nghị định quan tài” hay việc “nhận cây về làm củi” ở Đắk Lắk, không hề là chuyện ngẫu nhiên với “quả bom 100 triệu” ở Hà Nội...
-----------
* Hình ảnh chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.
TÀU TRUNG QUỐC CHẶN HƠN 20 TÀU CÁ VIỆT NAM VÀO HOÀNG SA TRÚ BÃO
Trưa nay, 8-1, ông Phan Huy Hoàng cho hay, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh này cùng trung tâm Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao can thiệp việc phía Trung Quốc ngăn chặn nhiều tàu cá Quảng Ngãi vào trú tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo ông Hoàng, thời gian gần đây, tàu Trung Quốc ngang nhiên chặn đường vào tránh bão của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, chủ yếu hai đảo Bom Bay và Tri Tôn.
Trước đó, theo Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi xác nhận tại báo cáo số 07/PCLB&TKCN (ngày 7-1), tàu cá QNg 92366 TS/10LĐ, do ông Trần Bê (Nghĩa An, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, trong khi hành nghề lưới chuồng, thì bị hỏng máy.
Ngay sau đó, tàu này được tàu QNg 92912, do ông Cao Văn Thành (cùng ở Quảng Ngãi) cứu hộ, lai dắt vào đảo Bom Bay thuộc Hoàng Sa để tránh trú gió bão số 1 và sửa chữa.
Trên đường vào đảo, cả hai tàu Quảng Ngãi vấp phải sự truy cản của tàu Hải quân Trung Quốc, không cho vào trú tránh.
Hiện hai tàu cá kể trên đang neo đậu tại gần đảo Bom Bay, quần đảo Hoàng Sa, trong điều kiện có gió cấp 6, cấp 7.
Theo ông Phan Huy Hoàng, tổng cộng 20 tàu Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn vào trú tránh bão ở đảo Bom Bay trong cơn bão đầu năm 2013, phải chấp nhận lênh đênh ngoài khơi trong điều kiện thời tiết xấu.
"Không thể chấp nhận tình trạng này, tuy nhiên, với cấp độ của mình, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh chỉ còn cách báo cáo lên UBND tỉnh, nhờ Bộ ngoại giao can thiệp” – ông Hoàng nói.
Theo các ngư dân, tình trạng trên không phải mới xuất hiện mà từ nửa cuối năm 2012. Anh Lê Văn Chiến – thuyền trưởng tàu ĐNA 90315 cho biết, họ dùng cả vòi rồng, pháo khói để đẩy đuổi ngư dân Việt Nam.
Nam Cường
------------
* Hình ảnh minh họa, đã đăng trên các trang mạng xã hội, báo chí
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)