Mai Thanh Hải - Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, cũng là ngày "Biên phòng toàn dân" (3/3/2013), tự dưng cứ lẩn mẩn nhớ về những ngôi nhà của người dân địa đầu Tổ quốc, sát vách đường biên, cùng Đồn - Trạm - Tổ Công tác Biên phòng bền gan canh mốc, giữ đất.
Những người dân đó, mới thực Biên phòng thứ 2, trên khắp dải biên cương...
Xóm Xéo Lủng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) nằm ngay chân cột cờ Lũng Cú. Từ cột cờ đi ra, khoảng gần 2km và thuộc khu vực đường biên, chứ không chung chung "khu vực biên giới" như toàn xã Lũng Cú.
Nhắc đến Xéo Lủng, chả phải Biên phòng Đồn Lũng Cú mà mọi người lính Biên phòng đều nhớ đến tinh thần kiên trung giữ đất, bám bản của già trẻ lớn bé thuộc hơn 30 hộ dân trong xóm, cùng với Bộ đội Biên phòng.
Hồi chưa hoàn tất việc phân giới cắm mốc, Xéo Lủng là địa bàn cực nóng, ngày đêm đối mặt với âm mưu cướp đất của lính Trung Quốc, từ bên kia biên giới.
Chỉ từ năm 1991 đến năm 1998, phía Trung Quốc đã 2 lần kéo đốt phá nhà cửa, dồn dân Xéo Lủng vào sâu trong đất Việt.
2 lần xóm bị đốt, nhưng người Xéo Lủng vẫn trở về dựng lại nhà cửa, quyết không rời bỏ đất cha ông, giữ lấy từng tấc đất Tổ quốc.
Đáng kể nhất là sự việc ngày 4/3/1992, Trung Quốc cho gần 30 lính, dân mang theo vũ khí xâm nhập vào xóm Xéo Lủng, ngang ngược tuyên bố đất Xéo Lủng là lãnh thổ của chúng rồi nổi lửa đốt phá, làm cháy rụi 18 ngôi nhà, hơn 3,5 tấn lương thực và nhiều tài sản khác của người dân.
Bây giờ, mốc đã cắm. Xóm Xéo Lủng có đến 3 cột mốc (426, 427, 428) nằm ngay đầu xóm, lần lượt giang tay chạy xuống sát bờ sông Nho Quế và căn nhà đầu tiên ở cái mỏm đất nhô ra đỉnh nhọn của Tổ quốc, nhìn bao quát 2 cánh trái - phải, bao quát 3 cột mốc địa đầu, là nhà Sùng Mý Mỉ.
Mỉ sinh năm 1981, hiện là Bí thư Chi bộ xóm, Ủy viên BCH Đảng bộ xã Lũng Cú.
Nhìn trẻ thế đấy, nhưng Mỉ đã có 2 nhóc tỳ lít nhít, vui vầy cùng cô vợ cũng người Mông, tên Sùng Thị Chúa, ngày ngày trông mốc đá biên cương.
Mình biết và chơi với Mỉ mấy năm rồi, chả nhớ nữa. Chỉ biết mỗi lần lên Đồng Văn, nếu không rẽ qua Lũng Cú, trèo lên Xéo Lủng với Mỉ, cứ bồn chồn - đau đáu thế nào ấy.
Nhớ có lần lên nhà chơi uống rượu, thấy Mỉ đánh vật với cái đài nối cả dãy pin Con thỏ to vật, nhằng nhịt dây cao su, mình tặng Mỉ trăm nghìn, dặn: "Mua cái đài mới của Việt Nam và chỉ nghe Đài Tiếng nói Việt Nam thôi nhé!".
Mỉ ngần ngừ: "Khó đấy" và khi nói mãi, Mỉ mới quyết tâm "Hôm nào xuống Hà Giang, mình sẽ tìm!".
Dặn thế thôi, chứ thừa biết ở đất nước mình, hàng Tàu xâm nhập đến tận nhà vệ sinh, kiếm hàng Việt khó hơn... leo mốc, việc phải dùng đồ Tàu ở cái nơi sát sạt Tàu, là chuyện cực kỳ bình thường.
Ấy thế nhưng Mỉ lại khác. Bẵng đi vài tháng, một buổi tối điện thoại mình nhấp nháy số Mỉ. Bên kia đầu dây, giọng gấp gáp: "Mình trả lại tiền anh Hải thôi. Không tìm thấy đài Việt Nam nói tiếng Việt Nam đâu. Cả Hà Giang không có, khó lắm!".
Giời ạ!. Hóa ra là cu cậu tìm khắp, để mua cái radio sản xuất tại Việt Phương Nam thật. Người Mông chúng mình, thật thà và chất phác, bao đời rồi chứ đâu phải hôm nay.
Lại có lần lên nhà, khi về bị cả xóm đến chơi, chuốc rượu ngô đến quắc cần câu, vậy mà Chúa, vợ Mỉ vẫn nằng nặc dúi vào tay miếng thịt lợn treo gác bếp nóng hổi, thơm nực bọc trong lá chuối rừng thơm chát: "Về Hà Nội chắc xa lắm. Phải mang đi ăn dọc đường thôi!".
Người Mông chúng mình, đã yêu ai là lo lắng cho nhau, như ruột thịt như chính bản thân miếng ăn, hớp nước cho mình.
Tết này lên Lũng Cú đúng dịp mồng 5, hoa cải vàng rực, hoa mận trắng tinh khôi khắp vùng đất địa đầu. Mỉ phóng xe máy xuống tận Trạm Biên phòng Lũng Cú, đưa cả nhà mình lên Xéo Lủng thăm bà con và tất nhiên, không thoát khỏi màn... uống rượu anh em.
Tết nay, nhà Mỉ thịt những 2 con lợn. Người xuôi mới lên, nghe nói vậy cứ tròn mắt: "Giàu thế á?".
Ớ á cái gì!. Thịt lợn ấy đều được cẩn thận xẻ ra thành miếng dài, treo trên gác bếp để ăn dần cả năm đấy.
Cứ đến bữa, lại rón rén cắt 1 miếng, nấu nhếu nháo với rau cải, thành canh có mùi thịt vị mỡ, nuốt với mèn mén dịp giáp hạt, cho đỡ cơn đói lòng...
Ở nơi địa đầu này, đến đất trồng rau cũng thiếu, phải tỉ mẩn tranh từng vốc đất với đá tảng sừng sững, cây ngô muốn sống cũng vắt vẻo thò rễ hút đá, lấy đâu ra thóc ra gạo mà ăn, như ở dưới xuôi?..
Thế nhưng vẫn phải sống, bền gan mà sống bởi đó là đất ông cha.
Trên khắp dải biên giới phía Bắc dài dằng dặc, đối tượng từ bên kia biên giới sang ta, đều vập mặt với bộ đội Biên phòng. Nhưng ở Xéo Lủng, Trạm Biên phòng Lũng Cú đóng ở phía sau, nên người gặp đầu tiên là các thành viên trong gia đình Sùng Mý Mỉ, từ bé lít nhít 3 tuổi cho đến bà mẹ, đã gần 70.
Ở nhà Mỉ, có 3 thứ để sẵn ở các đầu giường, bất di bất dịch.
Đó là chiếc đèn pin, cây gậy và con dao đi rừng.
Chiếc đèn pin dùng để soi thủng màn đêm tìm người lạ, khi chó sủa hướng dưới thung sâu.
Cây gậy, để gõ vào cột nhà, báo động cho cả xóm rùng rùng kéo đến, đánh đuổi người lạ.
Con dao rừng, để mỗi ngày xuống thăm cột mốc, phát cỏ chặt cây, le ve lá lấn lên thềm bê tông.
Đến nhà Sùng Mý Mỉ - Ngôi nhà cheo leo trên thửa đất như trên đỉnh vực, vươn ra nơi tận cùng thôn địa đầu Xéo Lủng: Đối mặt bên kia là đất Trung Quốc, xám xịt màu chết chóc, núi đồi trọc lốc như dậm dọa, lở loét đường sá, nhôm nhoam dọc ngang giống như công sự; hạ mắt xuống là vực sâu thăm thẳm, dòng sông Nho Quế xanh biếc và bé tý, như sợi chỉ khâu; ngước mắt lên, bầu trời cao xanh thăm thẳm, mây cuộn thành dải tròn như thể khói hương... mới cảm nhận rõ sự thiêng liêng đúng nơi địa đầu Tổ quốc.
Cũng từ những lần ngồi lặng trên sân nhà Mỉ, bên cạnh bà mẹ cặm cụi dệt vải, nhưng thi thoảng vẫn nhướn mắt bao quát bờ sông Nho Quế dưới thung sâu.
Nhìn bọn trẻ con luồn bờ rào ngay trên bờ đất, rúc rích cười sau tầng tầng hoa trắng cây mận góc sân nhà.
Nghe tiếng lục cục lợn đòi ăn khi vợ Mỉ khệ nệ bê cám, ra cái chuồng lợn, cũng nằm cheo leo trên đỉnh vực...
Mới thấy cái gia đình này, xóm Xéo Lủng này thực gắn bó máu thịt với đất đai ông cha và chấp nhận tất cả, để giữ cửa nhà - làng xóm.
Biên giới có thực toàn vẹn - vững bền, bên cạnh những người lính Biên phòng, là gấp bao nhiêu lần công sức, mồ hôi, gia tài và có khi cả máu, của những người dân, bao đời ăn ngủ, sinh sống, trông coi cột mốc, đường biên như gia đình Sùng Mý Mỉ, người dân xóm Xéo Lủng, nơi ngút ngàn vất vả, gian lao
------------------------------------------------------------------
* Nhân kỷ niệm 54 năm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2013) và 24 năm ngày Biên phòng Toàn dân (3/3/1989-3/3/2013), Chương trình Áo ấm biên cương đã trao tặng Cán bộ chiến sĩ Trạm Kiểm soát Biên phòng Lũng Cú 1 màn hình ti vi TOSHIBA 32inch (thay cho tivi cũ đã bị hỏng cách đây nửa năm).
Bên cạnh đó, Chương trình cũng tặng 10 áo khoác ấm, 10 đôi ủng, 10 mũ len cho 10 cháu bé của các gia đình thuộc thôn Xéo Lủng sinh sống sát cột mốc.
Thượng úy Nguyễn Vũ Quỳnh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Lũng Cú (Đồn Biên phòng Lũng Cú, BCHBP Hà Giang), thay mặt Chương trình Áo ấm biên cương, trao số quà này.
Những người dân đó, mới thực Biên phòng thứ 2, trên khắp dải biên cương...
Xóm Xéo Lủng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) nằm ngay chân cột cờ Lũng Cú. Từ cột cờ đi ra, khoảng gần 2km và thuộc khu vực đường biên, chứ không chung chung "khu vực biên giới" như toàn xã Lũng Cú.
Nhắc đến Xéo Lủng, chả phải Biên phòng Đồn Lũng Cú mà mọi người lính Biên phòng đều nhớ đến tinh thần kiên trung giữ đất, bám bản của già trẻ lớn bé thuộc hơn 30 hộ dân trong xóm, cùng với Bộ đội Biên phòng.
Hồi chưa hoàn tất việc phân giới cắm mốc, Xéo Lủng là địa bàn cực nóng, ngày đêm đối mặt với âm mưu cướp đất của lính Trung Quốc, từ bên kia biên giới.
Chỉ từ năm 1991 đến năm 1998, phía Trung Quốc đã 2 lần kéo đốt phá nhà cửa, dồn dân Xéo Lủng vào sâu trong đất Việt.
2 lần xóm bị đốt, nhưng người Xéo Lủng vẫn trở về dựng lại nhà cửa, quyết không rời bỏ đất cha ông, giữ lấy từng tấc đất Tổ quốc.
Đáng kể nhất là sự việc ngày 4/3/1992, Trung Quốc cho gần 30 lính, dân mang theo vũ khí xâm nhập vào xóm Xéo Lủng, ngang ngược tuyên bố đất Xéo Lủng là lãnh thổ của chúng rồi nổi lửa đốt phá, làm cháy rụi 18 ngôi nhà, hơn 3,5 tấn lương thực và nhiều tài sản khác của người dân.
Bây giờ, mốc đã cắm. Xóm Xéo Lủng có đến 3 cột mốc (426, 427, 428) nằm ngay đầu xóm, lần lượt giang tay chạy xuống sát bờ sông Nho Quế và căn nhà đầu tiên ở cái mỏm đất nhô ra đỉnh nhọn của Tổ quốc, nhìn bao quát 2 cánh trái - phải, bao quát 3 cột mốc địa đầu, là nhà Sùng Mý Mỉ.
Mỉ sinh năm 1981, hiện là Bí thư Chi bộ xóm, Ủy viên BCH Đảng bộ xã Lũng Cú.
Nhìn trẻ thế đấy, nhưng Mỉ đã có 2 nhóc tỳ lít nhít, vui vầy cùng cô vợ cũng người Mông, tên Sùng Thị Chúa, ngày ngày trông mốc đá biên cương.
Mình biết và chơi với Mỉ mấy năm rồi, chả nhớ nữa. Chỉ biết mỗi lần lên Đồng Văn, nếu không rẽ qua Lũng Cú, trèo lên Xéo Lủng với Mỉ, cứ bồn chồn - đau đáu thế nào ấy.
Nhớ có lần lên nhà chơi uống rượu, thấy Mỉ đánh vật với cái đài nối cả dãy pin Con thỏ to vật, nhằng nhịt dây cao su, mình tặng Mỉ trăm nghìn, dặn: "Mua cái đài mới của Việt Nam và chỉ nghe Đài Tiếng nói Việt Nam thôi nhé!".
Mỉ ngần ngừ: "Khó đấy" và khi nói mãi, Mỉ mới quyết tâm "Hôm nào xuống Hà Giang, mình sẽ tìm!".
Dặn thế thôi, chứ thừa biết ở đất nước mình, hàng Tàu xâm nhập đến tận nhà vệ sinh, kiếm hàng Việt khó hơn... leo mốc, việc phải dùng đồ Tàu ở cái nơi sát sạt Tàu, là chuyện cực kỳ bình thường.
Ấy thế nhưng Mỉ lại khác. Bẵng đi vài tháng, một buổi tối điện thoại mình nhấp nháy số Mỉ. Bên kia đầu dây, giọng gấp gáp: "Mình trả lại tiền anh Hải thôi. Không tìm thấy đài Việt Nam nói tiếng Việt Nam đâu. Cả Hà Giang không có, khó lắm!".
Giời ạ!. Hóa ra là cu cậu tìm khắp, để mua cái radio sản xuất tại Việt Phương Nam thật. Người Mông chúng mình, thật thà và chất phác, bao đời rồi chứ đâu phải hôm nay.
Lại có lần lên nhà, khi về bị cả xóm đến chơi, chuốc rượu ngô đến quắc cần câu, vậy mà Chúa, vợ Mỉ vẫn nằng nặc dúi vào tay miếng thịt lợn treo gác bếp nóng hổi, thơm nực bọc trong lá chuối rừng thơm chát: "Về Hà Nội chắc xa lắm. Phải mang đi ăn dọc đường thôi!".
Người Mông chúng mình, đã yêu ai là lo lắng cho nhau, như ruột thịt như chính bản thân miếng ăn, hớp nước cho mình.
Tết này lên Lũng Cú đúng dịp mồng 5, hoa cải vàng rực, hoa mận trắng tinh khôi khắp vùng đất địa đầu. Mỉ phóng xe máy xuống tận Trạm Biên phòng Lũng Cú, đưa cả nhà mình lên Xéo Lủng thăm bà con và tất nhiên, không thoát khỏi màn... uống rượu anh em.
Tết nay, nhà Mỉ thịt những 2 con lợn. Người xuôi mới lên, nghe nói vậy cứ tròn mắt: "Giàu thế á?".
Ớ á cái gì!. Thịt lợn ấy đều được cẩn thận xẻ ra thành miếng dài, treo trên gác bếp để ăn dần cả năm đấy.
Cứ đến bữa, lại rón rén cắt 1 miếng, nấu nhếu nháo với rau cải, thành canh có mùi thịt vị mỡ, nuốt với mèn mén dịp giáp hạt, cho đỡ cơn đói lòng...
Ở nơi địa đầu này, đến đất trồng rau cũng thiếu, phải tỉ mẩn tranh từng vốc đất với đá tảng sừng sững, cây ngô muốn sống cũng vắt vẻo thò rễ hút đá, lấy đâu ra thóc ra gạo mà ăn, như ở dưới xuôi?..
Thế nhưng vẫn phải sống, bền gan mà sống bởi đó là đất ông cha.
Trên khắp dải biên giới phía Bắc dài dằng dặc, đối tượng từ bên kia biên giới sang ta, đều vập mặt với bộ đội Biên phòng. Nhưng ở Xéo Lủng, Trạm Biên phòng Lũng Cú đóng ở phía sau, nên người gặp đầu tiên là các thành viên trong gia đình Sùng Mý Mỉ, từ bé lít nhít 3 tuổi cho đến bà mẹ, đã gần 70.
Ở nhà Mỉ, có 3 thứ để sẵn ở các đầu giường, bất di bất dịch.
Đó là chiếc đèn pin, cây gậy và con dao đi rừng.
Chiếc đèn pin dùng để soi thủng màn đêm tìm người lạ, khi chó sủa hướng dưới thung sâu.
Cây gậy, để gõ vào cột nhà, báo động cho cả xóm rùng rùng kéo đến, đánh đuổi người lạ.
Con dao rừng, để mỗi ngày xuống thăm cột mốc, phát cỏ chặt cây, le ve lá lấn lên thềm bê tông.
Đến nhà Sùng Mý Mỉ - Ngôi nhà cheo leo trên thửa đất như trên đỉnh vực, vươn ra nơi tận cùng thôn địa đầu Xéo Lủng: Đối mặt bên kia là đất Trung Quốc, xám xịt màu chết chóc, núi đồi trọc lốc như dậm dọa, lở loét đường sá, nhôm nhoam dọc ngang giống như công sự; hạ mắt xuống là vực sâu thăm thẳm, dòng sông Nho Quế xanh biếc và bé tý, như sợi chỉ khâu; ngước mắt lên, bầu trời cao xanh thăm thẳm, mây cuộn thành dải tròn như thể khói hương... mới cảm nhận rõ sự thiêng liêng đúng nơi địa đầu Tổ quốc.
Cũng từ những lần ngồi lặng trên sân nhà Mỉ, bên cạnh bà mẹ cặm cụi dệt vải, nhưng thi thoảng vẫn nhướn mắt bao quát bờ sông Nho Quế dưới thung sâu.
Nhìn bọn trẻ con luồn bờ rào ngay trên bờ đất, rúc rích cười sau tầng tầng hoa trắng cây mận góc sân nhà.
Nghe tiếng lục cục lợn đòi ăn khi vợ Mỉ khệ nệ bê cám, ra cái chuồng lợn, cũng nằm cheo leo trên đỉnh vực...
Mới thấy cái gia đình này, xóm Xéo Lủng này thực gắn bó máu thịt với đất đai ông cha và chấp nhận tất cả, để giữ cửa nhà - làng xóm.
Biên giới có thực toàn vẹn - vững bền, bên cạnh những người lính Biên phòng, là gấp bao nhiêu lần công sức, mồ hôi, gia tài và có khi cả máu, của những người dân, bao đời ăn ngủ, sinh sống, trông coi cột mốc, đường biên như gia đình Sùng Mý Mỉ, người dân xóm Xéo Lủng, nơi ngút ngàn vất vả, gian lao
------------------------------------------------------------------
* Nhân kỷ niệm 54 năm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2013) và 24 năm ngày Biên phòng Toàn dân (3/3/1989-3/3/2013), Chương trình Áo ấm biên cương đã trao tặng Cán bộ chiến sĩ Trạm Kiểm soát Biên phòng Lũng Cú 1 màn hình ti vi TOSHIBA 32inch (thay cho tivi cũ đã bị hỏng cách đây nửa năm).
Bên cạnh đó, Chương trình cũng tặng 10 áo khoác ấm, 10 đôi ủng, 10 mũ len cho 10 cháu bé của các gia đình thuộc thôn Xéo Lủng sinh sống sát cột mốc.
Thượng úy Nguyễn Vũ Quỳnh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Lũng Cú (Đồn Biên phòng Lũng Cú, BCHBP Hà Giang), thay mặt Chương trình Áo ấm biên cương, trao số quà này.