Chân không tất, giữa trời 3-4 độ C |
Trời càng về trưa, càng lạnh đến nhức óc. Đã thế, mưa còn đổ xuống ào ạt từ sáng, phụ họa thêm cho khí lạnh giữ cứng những giọt nước đọng trên lá, trên cây đóng thành băng...
Ngồi trong xe, bật điều hòa nóng, trùm hết các loại mũ khăn, áo khoác lụng thụng, nhưng vẫn run lẩy bẩy. Ngước mắt nhìn đồng hồ đo nhiệt độ, sững sờ: 3 độ C. Thảo nào mà rét đến vậy...
Dừng xe trước điểm Trường, đúng lúc mưa rào rào đổ xuống trận cuối, khiến ai cũng ướt lướt thướt.
Gần trưa, cả 3 lớp học của Trường đóng cửa kín mít, nhìn từ khe cử vào như nhìn vào... kho thóc, bởi mấy bóng điện thắp sáng bị... cháy sạch.
Thứ duy nhất để phân biệt kho thóc với lớp học là tiếng trẻ ê a hát hò, học bài theo tiếng vỗ tay lẹt đẹt - run run của cô giáo.
Chân đất giữa thời tiết 4 độ C |
Vào cái lớp học được ngăn đôi bằng tấm vải xanh, nửa bên này là lớp học - nửa kia là nơi họp hành, làm việc, tiếp khách của Ban Giám hiệu Trường Mầm non, sững sờ khi đẩy cửa, thấy hơn 20 lít nhít im lặng ngồi co ro, phong phanh áo mỏng, tím tái, run lẩy bẩy.
Nhất loạt chúng nó, đều khoanh tay trước ngực.
Không phải ngoan ngoãn chào khách, mà chúng khoanh tay, tự ủ ấm cho mình, chống cái lạnh.
Lạnh 3 - 4 độ C. Nền nhà gạch men tỏa hơi lạnh ngắt. Đi tất dày khự mà vẫn cảm nhận được hơi lạnh xuyên qua gan bàn chân, như đi trên đá lạnh. Thế nhưng tất cả bọn trẻ, đều diện chân trần trên nền đá lạnh ấy. Chỉ vài đứa có tất, mặc ấm - nghe nói là con em của cán bộ xã.
Cô giáo chúng nó bảo: "Chỉ vài đứa có ủng - dép, còn lại đi chân đất từ nhà đến trường!". Chỉ mấy tấm lót cao su xếp trong góc: "Sao không lót đệm cho các cháu đỡ lạnh chân?".
Trải đệm lót, cho các con đỡ lạnh |
Cô giáo ngắc ngứ: "Những tấm thảm của Cơm có thịt tài trợ đấy. Những chúng em tiết kiệm. Chỉ dùng khi đi ngủ, lót xuống sàn làm giường, cho các em ấm lưng!".
Giời ạ!. Tiếc của kiểu này thì quá là phản tác dụng. Rải hết ra, cho chúng nó đỡ lạnh chân. Hỏng mấy tấm này, có tấm khác ngay - Nói đi liền với làm. Mấy bạn trong đoàn bê hết cả đống cao su, lót xuống nền nhà và đẩy từng đứa khỏi cái tư thế ngất nghểu trên ghế gỗ, ngồi khoanh chân trên sàn lót ấm, chen vai nhau truyền hơi ấm.
Lẩn thẩn sờ vai từng đứa trẻ đang run lẩy bẩy, lòng bàn tay chợt rụt lại khi đến bé gái tóc bết vào mặt, môi tím ngắt. Giời ạ! Nó ướt như 1 con chuột.
Lao lên xe, mở balô bới tìm chiếc áo sạch duy nhất còn lại, thay cho chiếc áo khoác mỏng đã ướt sũng, nặng trịch nước mưa. Con bé đã bớt lạnh nhưng răng vẫn đánh lập cập.
Giời ơi! Cái áo của mình là áo ngắn tay mỏng, mặc trong phòng, sao đủ ủ ấm?.
Ầng ậc nước dâng trên mi mắt, chợt giãn ra khi bàn tay ai đó choàng lên con bé chiếc khăn màu tím, dài thượt như thể cái chăn ấm ôm chặt thân hình bé nhỏ.
Sùng Thị Súa (đầu tiên, phải qua) đã ấm áp trong áo - khăn |
Ngoái nhìn lại: Cô bạn có tên LaNa úp mặt vào tướng nức nở, cổ và đầu trống hoác, chẳng còn khăn.
Cô giáo Dền Thàng kể: Bé gái tên Sùng Thị Súa, 5 tuổi, nhà ở cách trường 2 quả đồi, người lớn đi bộ trong điều kiện thời tiết hanh khô, đường cực dễ đi cũng phải mất gần 1 tiếng đồng hồ.
Những ngày này, bé Súa phải dậy sớm, một mình đi học từ 6 giờ sáng và dính trời mưa, chả có chỗ nào trú, phải đội mưa đến trường, nên mới ướt lướt thướt, như hôm nay.
Ở cái lớp Mầm non 5 tuổi của Dền Thàng, mình cứ vẩn vơ bên cạnh 2 anh em Tráng A Chao (sinh năm 2004) và Tráng Thị Lan (sinh năm 2006). 2 anh em mặt tròn xoe, giống nhau như tạc và mắt chúng, lúc nào cũng buồn rười rượi, như chực khóc.
Anh Tráng A Chao và em Tráng Thị Lan (đầu tiên, trái qua) |
Những ngày này, 2 anh em cứ dắt nhau đến từng nhà trong bản ngủ nhờ, ăn nhờ và sống lờ nhờ, trong cuộc đời áo cơm rất thật.
Thật đến mức: Cu anh Tráng A Chao lẽ ra đã học lớp 1 rồi, nhưng các cô cũng đành để nó... "lưu ban" lại Mầm non, để đợi em, trông em và sáng chiều, lẫm chẫm dắt nhau kiếm từng miếng cơm, ngụm nước...
Mình đọc danh sách học sinh, thấy con bé Tráng Thị Lan sinh cùng ngày sinh với mình (23/10/2006). Gọi ngay điện thoại về nhà, nói chuẩn bị ít quần áo để gửi lên cho đứa bé.
Quay vào, đã thấy cô bạn Khanh - tình nguyện viên của Chương trình "Cơm có thịt", đang làm ở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, lúi húi đếm tiền đưa cho cô Hiệu trưởng. Thì ra Khanh sắm cho tụi trẻ con, mỗi đứa 1 đôi tất. 260 đứa lít nhít ở Dền Thàng là 260 đôi tất với tổng số tiền là 1.620.000 VND.
Các Tình nguyện viên Quỹ "Cơm có thịt" bàn việc chuyển hàng cho các bé |
Chưa kịp cảm ơn Khanh, điện thoại đã rung lên bần bật, Tiến sĩ Lê Việt Đức ở Thụy Sĩ, mới về thăm nhà tại Hà Nội, rủ rỉ đầu dây bên kia: "Hà Nội lạnh 9 độ, học sinh được nghỉ hết. Trên đấy trẻ con có nghỉ không ông?".
Mình nghèn nghẹn kể chuyện chân trần - áo mỏng Dền Thàng. Đầu dây bên kia lặng phắc một lúc, giọng Tiến sĩ Đức khàn lại: "Mai tôi bay sang kia rồi, cho tôi góp thêm 4 triệu đồng, để mua cho mỗi đứa Dền Thàng 1 đôi ủng, ông nhé!"...
Mình quay ra ngoài cửa. Nước chảy tràn trên má. Hình như nước mưa lạnh buốt?. Không phải! Hình như mình đã khóc. Khóc vì những thân phận áo cơm lít nhít vùng cao và khóc, cả vì những ấm áp mà bạn bè mình, đã sẻ chia với chúng, nơi cao vút - xa tít Dền Thàng...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lên Y Tý, Dền Thàng trong thời tiết có lúc lên đến 3 độ C |
Chân trần bọn trẻ |
Một miếng bánh, tấm áo để con tạm ấm lòng |
Chân đất, lạnh lắm con ơi |
Khoanh tay trước ngực, để chống rét |
Lớp 5 tuổi khác ở Dền Thàng, học trong nhà tranh, nền đất nên các con được... đi dép. Người lớn còn co vòi, nữa là... |
Cảm ơn anh Hải và các anh chị. Em cũng đang khóc đây. Hôm nào các anh chị quay lại Dền Thàng, em xin góp 1 ít hàng cho trẻ con trên đấy. Em sẽ email cụ thể đến anh..
Trả lờiXóaCuộc sống còn có những tấm lòng, những việc làm thật ý nghĩa... Cho phép tôi được đăng lại các bài viết của anh để mọi người được biết.
Trả lờiXóahttp://data4kid.wordpress.com/
Những chuyến đi như này, thật khó mà không một lần bật khóc.
Trả lờiXóaỞ "Nhật ký cơm có thịt" bên bác Tuấn có câu "Các đợt đi vùng cao thế này thăm trẻ con, ai tham gia, tôi e đều sẽ móc túi đến đồng cuối cùng". Vì lên đây ai cũng sẽ nghĩ đến một phép tính đơn giản: Một món quà tặng gấu bông, máy bay chạy pin... của một đứa trẻ dưới thành phố có thể đổi qua ba chiếc áo ủ ấm cho ba bé Sùng Thị Súa khỏi run lập cập mỗi ngày.
Cảm ơn Mai Thanh Hải vì bài viết. Đang bận thế mà vẫn ráng post bài.
Mong rằng sẽ có nhiều nhà hảo tâm biết đến nơi này để giúp các em nhỏ này qua cơn túng thiếu.
Trả lờiXóaCái bạn mặc áo đỏ ở lớp 5 tuổi trong ảnh cuối chắc con nhà cán bộ nên có vẻ thừa đủ ấm nhỉ :)
Trả lờiXóaCái bác này, đang khóc mà thấy bác K ngồi như Ninja thế không thể nhịn được cười. Nhưng dù sao cũng cảm ơn bác, mấy ngày nay khóc nhiều quá rồi, cười một cái để lấy tinh thần.
Trả lờiXóaEm không biết phải nói gì cả. Đang trong giờ làm việc lén vào đọc bài viết của anh mà mắt ầng ậc nước. Cùng là phận con người sao các bé lại chịu khổ nhiều đến vậy???
Trả lờiXóaHệ thống chính trị ở đó đâu nhỉ, có biết điều này không.
Trả lờiXóa* Nhà Sống nói đúng đấy. Những bé được mặc ấm, đi tất đều là con của cán bộ xã hoặc con các thấy cô giáo. Bà con mình thì chả có điều kiện mà sắm sửa, mặc ấm cho con đâu...
Trả lờiXóaXin phép anh cho em được đăng bài này trong facebook để bạn bè em cùng biết ạ! Em cảm ơn anh nhiều!
Trả lờiXóaAnh Hải à. Em cũng khóc đây. Em nghĩ anh nên lập một trang Facebook anh à, như thế mọi người dễ chia sẻ các bài viết tuyệt vời của anh.
Trả lờiXóaxin phép anh cho cóp bài này để gởi cho bạn bè. Khi nào có những chuyến đi như vậy anh vui lòng cho thông tin trên blog của anh.
Trả lờiXóaRất cảm động nhưng tôi không hiểu sao mà ở nơi rừng núi vây quanh mà cô giáo với phụ huynh không đốt bếp lò để sưởi cho các cháu.Nên trang bị những lò sưởi dốt củi, quá dễ mà.
Trả lờiXóacuối năm nào cũng có chương trình đóng góp từ thiện lên đến hàng trăm tỷ đồng...số tiền đó đi đâu hết cả rồi nhỉ..??? hỡi các ông mặt trận tổ quốc ơi các ông trốn đi đâu hết cả rồi nhỉ ????
Trả lờiXóaHôm nay mình đọc 2 bài, 01 trên trang VNExpress(http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2012/01/cu-dan-mang-phan-no-vi-nguoi-cha-bi-dam-chet-khi-tham-con/)và 01 bài này của anh Hải. Bài nào cũng làm mình rơi nước mắt. Sao còn nhiều sự bất công và cách đối xử nhau tàn nhẫn thế. Chúc anh Hải có nhiều sức khỏe để thực hiện nhiều hành động đẹp cho đời.
Trả lờiXóaChào Bác Hải,Bác cho tôi tham gia dự án giúp đỡ các cháu nhỏ ở KV này chút nhé.
Trả lờiXóaKha
Hoan ho nhg viec lam day y nghia & nhan ban
Trả lờiXóaĐây là điểm trường đã được chương trình cơm thịt của ông Trần Đăng Tuấn phủ thịt toàn bộ các điểm. Cũng là nơi được trang bị chăn ( 100 chiếc), thảm xốp ( 300m2), xoong nồi, bát đũa, áo len...đủ cho tất cả các cháu và các điểm trường nhưng cũng chả lại được với cái rét này. Tại sao lại không thể chuyển cho các cháu nghỉ đông và học hè nhỉ. Mai Thanh Hải thấy thế nào?
Trả lờiXóaĐau cho phận người Việt. Khóc cho tình người. Các em ở xa "mặt trời" quá nên không đủ ấm.
Trả lờiXóaBuồn quá bác Hải ơi!
Cám ơn các bạn đã làm ấm lòng các cháu nơi biên cương xa xôi. Hy vọng rằng lần sau sẽ gặp được Hải và góp một chút quà cho các cháu, nơi mình đã cống hiến những năm tuôi trẻ của mình để gìn giữ biên cương của tổ quốc.
Trả lờiXóaGởi hình ảnh lên cho các bác lãnh đạo nhà nước xem, các bác bận việc đại sự quá nên để dân thế này ah ( mà là trẻ con nữa mới đau xót ). Nên ủng hộ qua tin nhắn điện thoại giúp đỡ nhân dân vùng xa còn hơn bầu cái vịnh hạ long nhố nhăng.
Trả lờiXóato bác Nặc danh 17:14
Trả lờiXóaCác cô cũng có dùng chậu, cho than củi vào sưởi. Nhưng lúc đoàn bác Hải đến thì lại không làm. Chắc cũng lúi húi, không lo hết được. Gọi điện lên trách, các cô buồn lắm.
Bài viết rất súc động, cảm ơn ông nhà báo. Mà sao nước ta đã xây dựng thành công CNXH từ rất lâu rồi mà sao vẫn còn cảnh này nhỉ?
Trả lờiXóaTội nghiệp bọn trẻ quá. Không biết bọn trẻ con ở bên kia biên giới có khổ sở như thế không nhỉ?
Trả lờiXóaÔi Trẻ em như búp trên cành ...sao nhìn búp nào cũng muốn rớt nước mắt thế này
Trả lờiXóaKhóc nhưng mà vui ...
Trả lờiXóaThực sự là khó mà không rơi nước mắt trước những dòng viết này nhưng mà mình cũng thấy ấm lòng hơn trước cái rét căm căm vì các em phần nào đã đỡ lạnh và còn đó là nhưng con người tuyệt với lăn lộn đến với các em nơi nhiệt độ đủ để làm nước đóng băng.
Cảm ơn các anh các chị (xin được gọi như vậy)
Chúc các anh các chị và gia đính sức khỏe hạnh phúc.
chào mọi người.mình cũng không lạ lẫm gì với những hình ảnh của mọi người.mình là chủ nhiệm nhóm tình nguyện hướng về lào cai.chỉ chuyên làm những chương trình và giúp đỡ các nhóm tình nguyện về lào cai.quê mình ở Bát Xát.mọi người có thể liên hệ với mình theo sđt sau 01673032243.giúp đc mọi người đc gì tôi sẽ giúp hết mình
Trả lờiXóaƠi cái ông Phạm Ngọc Tiến này, nghỉ đông thì chúng nó ở nhà với ai, đến trường nếu chết rét còn có người biết chứ ở nhà khéo chết chả ai biết.
Trả lờiXóaĐọc mấy lần mà lần nào cũng ứa nước mắt. Nhưng coi cái hình cuối lại buồn cười. Bạn áo đỏ "con cán bộ, thừa đủ ấm" mà Nhà Sống Chậm nói, chắc phải 45-50 tuổi rồi, sao còn ngồi với các bé 5 tuổi.
Trả lờiXóaHAT oi, bạn áo đỏ là tài xế chở đoàn đi mà....
Trả lờiXóaĐọc bài viết thật hay, thật cảm động ...Nhìn bọn trẻ ... nghĩ tới con mình, trong đầu thoáng nghĩ nếu con mình rơi vào tình cảnh của bọn trẻ đó thì ...
Trả lờiXóaXin phép anh cho tôi được đăng bài viết này lên trang của tôi(http://vahanamok.blogspot.com) để mọi người cùng biết nhé ...
ôi dân tộc yêu thương vẫn còn những nơi khó khăn wa. nếu có chương trình nào mới bác Hải thông báo em biết với nha. Muống đóng góp chút gì cho cuộc sống.
Trả lờiXóaThuong qua cac chau nho vung cao. Cam on cac anh CCT. Nam moi chuc cac anh chi luon manh khoe de chuyen tai nhung tam long tu thien den voi cac chau.
Trả lờiXóa