Mai Thanh Hải - Rất thấm thía câu: "Cười như địa chủ được mùa ngô", khi mỗi chuyến đi, chứng kiến cảnh bọn lít nhít đang phong phanh áo rách, run cầm cập, được khoác mũ áo mới xúng xính và cười như nắc nẻ, má phính đỏ hồng.
Với 62 đứa (40 Mầm non, 22 Tiểu học) của điểm Trường Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái), cái câu này phải đổi chủ ngữ thành "đại địa chủ", bởi như lời cán bộ xã, giáo viên và phụ huynh thừa nhận: Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, lần đầu tiên đồng bào ở đây mới thấy áo mới, dày ấm và đẹp đến thế.
Chả thế mà lũ trẻ, khi được cô giáo Cúc dẫn qua đoạn hiên lớp học chênh vênh sườn núi, ra khoảnh đất bé tý, hiếm hoi được gọi là sân trường, mắt cứ tròn xoe nhìn đống áo - ủng xếp ngay ngắn, không đi nổi, khiến cô giáo phải hô đến rát họng, mới tập hợp được thành hàng ngay ngắn.
Thích nhất là lúc được mặc áo, đội mũ, đi ủng... đứa này sờ áo đứa khác, khoe màu này đẹp hơn màu kia, cứ rì rà rì rầm như tằm ăn rỗi, làm cô giáo cũng mê tơi, chả nỡ "dẹp trật tự"...
Chả thế mà lúc mặc áo xong, có phụ huynh đến đón con sớm. Đứng giữa đám trẻ xanh đỏ tím vàng, nhộn nhạo màu sắc, ngẩn ngơ tìm mãi không thấy con, đành thảng thốt gọi cô giáo để... đòi con, khiến tụi mình cười lăn lóc.
Mặc xong áo, ăn xong cơm, cả điểm Trường không đứa nào ngủ được, cô giáo Cúc đành cho chúng nó tự chơi, đỡ thèm "cơn" khoe áo mới.
Chả thế mà chúng nó chạy tung tăng khắp bản Háng Gàng, khoe tíu tít với mọi người, khiến bản Mông lưng chừng núi như có đám cưới, mổ nhiều con lợn và trên này, có áo mới, không cần lợn cưới, cũng cứ khoe...
Mọi sự ủng hộ và cập nhật, xin đọc tại: Chương trình Áo ấm biên cương
Nhận ủng hộ, tại các địa chỉ:
Chủ Tài khoản: MAI THANH HAI
Với 62 đứa (40 Mầm non, 22 Tiểu học) của điểm Trường Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái), cái câu này phải đổi chủ ngữ thành "đại địa chủ", bởi như lời cán bộ xã, giáo viên và phụ huynh thừa nhận: Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, lần đầu tiên đồng bào ở đây mới thấy áo mới, dày ấm và đẹp đến thế.
Chả thế mà lũ trẻ, khi được cô giáo Cúc dẫn qua đoạn hiên lớp học chênh vênh sườn núi, ra khoảnh đất bé tý, hiếm hoi được gọi là sân trường, mắt cứ tròn xoe nhìn đống áo - ủng xếp ngay ngắn, không đi nổi, khiến cô giáo phải hô đến rát họng, mới tập hợp được thành hàng ngay ngắn.
Thích nhất là lúc được mặc áo, đội mũ, đi ủng... đứa này sờ áo đứa khác, khoe màu này đẹp hơn màu kia, cứ rì rà rì rầm như tằm ăn rỗi, làm cô giáo cũng mê tơi, chả nỡ "dẹp trật tự"...
Chả thế mà lúc mặc áo xong, có phụ huynh đến đón con sớm. Đứng giữa đám trẻ xanh đỏ tím vàng, nhộn nhạo màu sắc, ngẩn ngơ tìm mãi không thấy con, đành thảng thốt gọi cô giáo để... đòi con, khiến tụi mình cười lăn lóc.
Mặc xong áo, ăn xong cơm, cả điểm Trường không đứa nào ngủ được, cô giáo Cúc đành cho chúng nó tự chơi, đỡ thèm "cơn" khoe áo mới.
Chả thế mà chúng nó chạy tung tăng khắp bản Háng Gàng, khoe tíu tít với mọi người, khiến bản Mông lưng chừng núi như có đám cưới, mổ nhiều con lợn và trên này, có áo mới, không cần lợn cưới, cũng cứ khoe...
TB: Ngay sau khi Đại diện Chương trình Áo ấm biên cương lên khảo sát việc xây dựng điểm Trường, kết hợp tặng quà (85 áo khoác, 40 ủng cho học sinh Háng Gàng, Pa Hủ) và có bài viết phản ánh đời sống, sinh hoạt, học tập của thầy và trò nơi đây, rất nhiều bạn đọc đã ngỏ ý được giúp riêng 5 điểm Trường của trong xã, để các cháu có tấm áo, đôi ủng, chiếc mũ mới đón Tết Nguyên đán.
Xét thấy điều kiện đặc biệt khó khăn của thầy trò xã Pá Hu, Ban Điều hành Áo ấm biên cương quyết định tổ chức 1 chuyến hàng, lên trao tận tay các học sinh ở toàn bộ 5 điểm Trường, với mức thụ hưởng như học sinh khu vực biên giới (trừ số lượng đã được nhận áo - ủng - mũ hôm khảo sát vừa qua): áo khoác chống lạnh; mũ len; ủng cao su; chăn bông; gối; vải bạt... và một số quần áo cũ đã qua sử dụng.
Do đặc thù của các điểm trường Pá Hu, ngoài số học sinh Mầm non - Tiểu học bán trú, còn có một số Mầm non 3-4 tuổi học Nội trú (đầu tuần gia đình trao học sinh cho giáo viên lo ăn ngủ các ngày trong tuần, cuối tuần mới từ trên núi xuống đón con) - chuyện không tưởng, chỉ xảy ra ở Trạm Tấu - nên cũng rất cần sự hỗ trợ về đồ dùng ăn uống, ngủ trưa và thực phẩm nấu bữa trưa cho các cháu.
Rất mong bạn đọc ủng hộ tiền để mua áo khoác, ủng cao su, mũ lên mới cho các cháu và đồ dùng sinh hoạt, ăn uống. Chúng tôi cũng xin tiếp nhận các thực phẩm phục vụ bữa ăn của các cháu (gạo - mì tôm, dầu ăn, đồ hộp, bánh kẹo, cá khô, mắm muối...).
Trân trọng cảm ơn mọi tấm lòng!.--------------------------------
Mọi sự ủng hộ và cập nhật, xin đọc tại: Chương trình Áo ấm biên cương
Nhận ủng hộ, tại các địa chỉ:
Chủ Tài khoản: MAI THANH HAI
Số Tài khoản: 68683388 001 (VND), 68683388 002 (USD), 68683388 003 (EUR).
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội
SWIF CODE: TPBVVNVX (dùng cho chuyển tiền từ nước ngoài về).
Hoặc có thể chuyển về Tài khoản của MẠC THANH HUYỀN (Phụ trách Tài Chính - Kế toán của Chương trình Áo ấm Biên cương):
- Mạc Thanh Huyền: Số Tài khoản 0011000093410, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) chi nhánh Trung ương
- Mạc Thanh Huyền: Số Tài khoản 10820538385013, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (TECHCOMBANK) chi nhánh Hoàn Kiếm
- Mạc Thanh Huyền: Số Tài khoản 101010004384952, Ngân hàng công thương Việt Nam (viettinbank) chi nhánh Đống Đa
Đề nghị các nhà hảo tâm ghi rõ nội dung chuyển tiền: "Ủng hộ học sinh Tram Tấu".
Xin trân trọng cảm ơn!.
*BAN ĐIỀU HÀNH VÀ ĐẠI DIỆN CHƯƠNG TRÌNH Ở CÁC VÙNG MIỀN - ĐỊA PHƯƠNG
CHỦ NHIỆM: Mai Thanh Hải
Tel: 0989.066.681-0917.500.550; Email: thanhhai2006@gmail.com; FB: Mai Thanh Hải
HÀ NỘI
1/ Ms.Mạc Thanh Huyền (NXB Giáo dục): 0913.045.678; FB: Gà Xinh
2/ Ms.Lê Nguyễn Thanh Thúy (Trưởng Ban Điện tử, Báo Sức khỏe và Đời sống, Bộ Ytế): 0912.224.091; FB: Lê Nguyễn Thanh Thúy
3/ Ms. Phạm Hà (Giáo viên Trường Mầm non Thượng Thanh, Hà Nội): 01687.499.257; FB: Phạm Hà
4/ Mr. Ngô Duy Khánh (ĐHBK Hà Nội): 0972.515.245; FB: Béo Binh Bét
TP. HỒ CHÍ MINH
1/ Mr.Bùi Ngọc Quang (Giám đốc Cty Cổ phần Điện hoa trực tuyến): 0989.501.719; FB: Ngọc Quang Bùi
2/ Ms. Võ Nguyệt Quỳnh, Cty Truyền thông Sài Gòn): 0903.133.611; FB: Võ Nguyệt Quỳnh
TP. HẢI PHÒNG
Ms.Lê Thanh Hằng (Cty Bưu chính Viettel): 01638.883.939; FB: Thạch Lựu Mộc
TP. ĐÀ NẴNG
Mr. Bùi Ngọc Vinh (Trưởng phòng Kinh doanh, Cty Toàn Cầu Xanh): 0904.046.899; FB: Bùi Ngọc Vinh
PHÚ THỌ
Ms. Nguyễn Kim Chi (Trưởng Ban Điện tử, Báo Phú Thọ): 0904.886.666; FB: Kim Chi Nguyễn
Trường PTCS xã Pá Hu!
Trả lờiXóaSao lại phổ thông cơ sở? có sự nhầm lẫn ở đây chăng!?
Chỉ có trường tiểu học (TH lớp 1 đến lớp 5), trường trung học cơ sở (THCS lớp 6 đến lớp 9, trường trung học Phổ thông(THPT lớp 10 đến 12)
Lần sau bác Hải cố mua áo made in Việt Nam nhé!
Trả lờiXóaNặc danh 13:16:00 nhìn cho kỹ. Toàn bộ áo đều do 1 doanh nghiệp may mặc VN tại Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội thực hiện. Ủng thì do doanh nghiệp VN bên Hưng Yên sản xuất.
XóaTội cu con bị thương ở chân quá, 1 chân lạnh, 1 chân băng bằng quần/ áo cũ. Và thương tất cả bọn trẻ vùng cao này,
Trả lờiXóaBác Hải: Tại áo VN mà kiểu dáng, chất liệu, màu sắc giống hàng bọn đó quá nên bạn Nặc danh tưởng lầm thôi mà, lần sau Bác note ngay từ đầu trang nha, nên ghi tên cụ thể doanh nghiệp hảo tâm vào bài viết Bác ạ, cũng là 1 cách để người Việt thêm mến yêu hàng Việt,
E. Xà bông!
Thật cảm kích việc làm này và thật sự xúc động trước những hình ảnh quá đẹp, quá dễ thương của các bé.
Trả lờiXóaXin được chia sẻ link này với các bạn của mình.
Cám ơn anh Hải.
VõQuếLan
Cảm ơn anh Hải và tấm lòng của mọi người. Em chỉ có một băn khoăn muốn chia sẻ cùng anh và Ban điều hành. Nếu có thể được, xin Nhóm điều hành hãy tận dụng cơ hội của Chương trình để sử dụng Hàng Việt Nam thì tốt quá. Cá nhân em, rất mong một doanh nghiệp may mặc trong nước có thể sẵn sàng nhận các đơn hàng này. Vài lời xàm tấu, kính anh! Chúc anh và nhóm điều hành một năm mới thành công và thịnh vượng. Chúc Chương trình hoàn thành sứ mệnh của mình. Thanks. @ Tokyo | Japan.
Trả lờiXóaXin lỗi anh Hải và mọi người, vì vội vàng nên không biết anh đã và đang sử dụng hàng Việt Nam. Thanks.
Trả lờiXóaTặng quần áo giầy tất cho bọn trẻ vùng cao là một ý tưởng quá tuyệt vời Bác Hải ạ. Nhưng mà những hình ảnh các con ăn cơm với muối thì bác xem hộ các con đi. Các con có tiền ăn hàng tháng rồi mà. Phải được ăn thịt, ăn trứng chứ...?
Trả lờiXóa