Mai Thanh Hải - Những chuyến đi biên giới phía Bắc, đã quen với cảnh đứa chị - thằng anh ngật ngưỡng địu em sau lưng hoặc cắp nách bế em trong lớp, vừa trông em vừa vất vưởng học bài, trong các lớp Tiểu học - THCS.
Thế nhưng hôm rồi, vào tận điểm trường Pá Hu (xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), chứng kiến cảnh 4 bé gái trong tổng số gần 20 đứa học sinh lớp 4, vừa phải ngồi học vừa líu ríu trông em, cho em ăn, dỗ em... mới thấm thía cái cảnh khổ nó cùng quẫn thế nào và càng khổ, cái tình chị em nó bền chặt đến chừng nào.
Thực ra, đích đến hôm đó của tụi mình là Háng Gàng thăm thẳm đỉnh núi phía trên Pá Hu.
Nhưng khốn nỗi, cái tính tò mò la đà cố hữu báo chí đã ăn vào máu mình cả chục năm nay, nên cứ đến đâu, thấy mấy mái nhà xiêu vẹo tựa vào nhau, ở giữa có cột cờ cũng vẹo xiêu, tung bay cờ đỏ, là ý rằng đó là điểm trường và y rằng, mình dừng lại xem chúng nó học ra làm sao.
Điểm trường có 2 phòng ghép, dành cho đủ 5 lớp học từ lớp 1 đến lớp 5. Mái lợp ngói fibro xi măng, tường bằng gỗ, nền đất, gió lùa... ngũ phía từ trên trời xuống, từ 4 vách vào, khiến bọn trẻ con ngồi run cầm cập, giữa thời tiết lạnh 14-15 độ C.
Rét!. Bọn trẻ cứ rúm ró, ngồi ken vai nhau trên mấy bàn đầu nên 4 đứa con gái bế - cõng em được thoải mái 2 đứa 2 đầu bàn, giữa theeng thang đặt 2 đứa em dưới 2 tuổi, phong phanh mỗi manh áo đứt cúc, chim cò tơ hơ, ngủ gật gù cùng bài học của chị.
Cô giáo Huyền, người tít dưới Văn Chấn kể: "Giáo viên Tiểu học kiêm luôn cả... Mầm non, khi em của học sinh ị tè, khóc lóc!" và buồn buồn: "Sáng đi học, bố mẹ chỉ có 1 bát cơm nhỏ cho vào cặp lồng, trơ khấc cho chị lo bữa trưa cùng em. Giáo viên lại phải góp tiền - góp gạo, đến bữa nấu thêm vài bát, để nuôi tụi... ăn theo ấy, cho chúng khỏi đói!"...
Thở dài bởi số lượng áo - ủng buộc sau xe, chỉ đủ cho số học sinh Háng Gàng đã có kế hoạch trước, không thừa ra 1 cái nào để khoác cho lũ trẻ.
Chợt à, bởi thói quen của thành viên Áo ấm: Cứ đi thực tế - khảo sát - triển khai Chương trình, là ai cũng phải xách theo 1 túi bánh kẹo, chia cho tụi lít nhít gặp dọc đường.
Sẻ một phần bánh kẹo, chia cho từng đứa trước mấy chục đôi mắt thèm thuồng của chúng, cô giáo bảo: "Chỉ dịp Lễ Tết, các em mới được tặng bánh kẹo do giáo viên tự mua", mình đành đưa lý do: "Sắp Noel rồi!. Chúc mừng Giáng sinh các con nhé!".
Mắt bọn trẻ càng xoe tròn đến tội nghiệp. Mãi rồi cũng có đứa hỏi: "Noel là gì hở chú, mà lại được ăn bánh kẹo thế này?"...
***************************
Thế nhưng hôm rồi, vào tận điểm trường Pá Hu (xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), chứng kiến cảnh 4 bé gái trong tổng số gần 20 đứa học sinh lớp 4, vừa phải ngồi học vừa líu ríu trông em, cho em ăn, dỗ em... mới thấm thía cái cảnh khổ nó cùng quẫn thế nào và càng khổ, cái tình chị em nó bền chặt đến chừng nào.
Thực ra, đích đến hôm đó của tụi mình là Háng Gàng thăm thẳm đỉnh núi phía trên Pá Hu.
Nhưng khốn nỗi, cái tính tò mò la đà cố hữu báo chí đã ăn vào máu mình cả chục năm nay, nên cứ đến đâu, thấy mấy mái nhà xiêu vẹo tựa vào nhau, ở giữa có cột cờ cũng vẹo xiêu, tung bay cờ đỏ, là ý rằng đó là điểm trường và y rằng, mình dừng lại xem chúng nó học ra làm sao.
Điểm trường có 2 phòng ghép, dành cho đủ 5 lớp học từ lớp 1 đến lớp 5. Mái lợp ngói fibro xi măng, tường bằng gỗ, nền đất, gió lùa... ngũ phía từ trên trời xuống, từ 4 vách vào, khiến bọn trẻ con ngồi run cầm cập, giữa thời tiết lạnh 14-15 độ C.
Rét!. Bọn trẻ cứ rúm ró, ngồi ken vai nhau trên mấy bàn đầu nên 4 đứa con gái bế - cõng em được thoải mái 2 đứa 2 đầu bàn, giữa theeng thang đặt 2 đứa em dưới 2 tuổi, phong phanh mỗi manh áo đứt cúc, chim cò tơ hơ, ngủ gật gù cùng bài học của chị.
Cô giáo Huyền, người tít dưới Văn Chấn kể: "Giáo viên Tiểu học kiêm luôn cả... Mầm non, khi em của học sinh ị tè, khóc lóc!" và buồn buồn: "Sáng đi học, bố mẹ chỉ có 1 bát cơm nhỏ cho vào cặp lồng, trơ khấc cho chị lo bữa trưa cùng em. Giáo viên lại phải góp tiền - góp gạo, đến bữa nấu thêm vài bát, để nuôi tụi... ăn theo ấy, cho chúng khỏi đói!"...
Thở dài bởi số lượng áo - ủng buộc sau xe, chỉ đủ cho số học sinh Háng Gàng đã có kế hoạch trước, không thừa ra 1 cái nào để khoác cho lũ trẻ.
Chợt à, bởi thói quen của thành viên Áo ấm: Cứ đi thực tế - khảo sát - triển khai Chương trình, là ai cũng phải xách theo 1 túi bánh kẹo, chia cho tụi lít nhít gặp dọc đường.
Sẻ một phần bánh kẹo, chia cho từng đứa trước mấy chục đôi mắt thèm thuồng của chúng, cô giáo bảo: "Chỉ dịp Lễ Tết, các em mới được tặng bánh kẹo do giáo viên tự mua", mình đành đưa lý do: "Sắp Noel rồi!. Chúc mừng Giáng sinh các con nhé!".
Mắt bọn trẻ càng xoe tròn đến tội nghiệp. Mãi rồi cũng có đứa hỏi: "Noel là gì hở chú, mà lại được ăn bánh kẹo thế này?"...
***************************
Tội bọn lít nhít quá
Trả lờiXóaThương đứt ruột anh Hải ơi
Cám ơn Bác Hải với những bài viết rất hay và đầy tình người như thế này. Chúc Bác chân cứng đá mềm luôn mạnh khỏe để đi nhiều và viết nhiều hơn nữa!
Trả lờiXóaChúc Mừng Giáng Sinh anh Hải! Chúc Áo Ấm Biên Cương một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh Phúc! Chúc các Cháu mau gặp được các Anh Chị Áo Ấm Biên Cương! Merry X Max!
Trả lờiXóaĐọc những dòng chữ của bạn viết , mắt tôi bổng thấy cay cay . Cám ơn bạn đã có tấm lòng nhân ái đến với các cháu thiếu nhi vùng cao . Mong rằng càng ngày càng có nhiều tấm lòng như bạn để sẻ chia phần nào sự đói nghèo , khó khăn đến với các cháu ....Chúc bạn một mùa Giáng Sinh an bình , hạnh phúc và thật nhiều sức khỏe để còn mang niềm vui và tiếng cười đến với bọn lít nhít .
Trả lờiXóalớp học này là quá ngon, có cửa kính, sàn lát gạch men, bàn học đánh dầu bóng
Trả lờiXóaTrên đời còn nhiều cảnh khổ
Trả lờiXóaCó đi thực tế mới hay
Suốt đời ở trong thành phố
Lương tâm chai cứng có ngày!
"Noel là gì hở chú?"
Trả lời các cháu sao đây?
Khi quà Noel không có
Chỉ còn "lời nói gió bay"!
Những bức ảnh này rồi đây chắc chắn được đưa vào trưng bày ở Bảo Tàng Quốc Gia 12 nghìn tỷ.
Trả lờiXóaAnh Hải ơi, cám ơn anh rất nhiều. Những bài anh viết làm chúng tôi cảm động lắm, suy nghĩ nhiều nữa về trách nhiệm của cộng đồng đối với những cô giáo và các em học sinh vùng cao.
Trả lờiXóaChúng tôi cũng đã từng nhừng cơn sẻ áo cho các thầy, các cô và các cháu vùng cao Bắc Kan, nhưng thấy mình vẫn không làm được gì nhiều cho họ.
Có lẽ đây là câu chuyện dài, để giải quyết nó cần đến cả hệ thống chứ không chỉ mong mỏi vào hảo tâm của người dân.
Hy vọng, anh Hải tiếp tục cống hiến cho cộng đồng thông qua các bài viết như thế này. Cũng qua đó, các nhà quản lý sẽ lay động con tim.
Xin chúc anh Hải mạnh khỏe, hạnh phúc và xin anh cho tôi ê baài này nhé.
Cám ơn anh rất nhiều.