Mai Thanh Hải - Đầu tháng 2/2009, mình vẫn làm Báo Đại Đoàn kết nên trước sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, cũng "vặt tóc bứt tai" nghĩ cách để vừa tuyên truyền, nhắc lại được sự kiện này, vừa thoát ải cấm đoán - sợ run cầm cập của từ cấp trên mình đến cấp trên của cấp trên mình.
Nghĩ mãi, rồi cũng có cách: Tiếp cận vấn đề dưới góc độ... Văn học nghệ thuật. Thời buổi này, nói chuyện văn thơ ngày chiến tranh - bao cấp với kiểu "ôn nghèo kể khổ", hồi ức ồi iếc hoàn cảnh sáng tác thì quá là vô hại, chả Tuyên giáo - Quản lý Báo chí - A25 nào nó quan tâm đâu.
Hôm sau, mình đề xuất loạt bài và được Ban Biên tập OK khiến mình tất tưởi về chỉ đạo Phóng viên, CTV làm ngay cho có chất lượng và kịp đăng trước ngày 17/2/2009.
Mà rất lạ nhé, anh chị em khi biết ý tưởng - cách triển khai chủ đề của mình, ai cũng háo hức, triển khai đi địa phương - cơ sở làm ngay, với mỗi tâm nguyện "Mình mà không nói, chả ai nhớ và biết ngày 17/2/1979!".
Riêng mình, thậm chí còn ngồi xe đò, lên tận Yên Bái gặp tác giả bài thơ "Gửi em ở cuối Sông Hồng" để phỏng vấn, tìm hiểu và viết bài...
Loạt bài hoàn tất, mình thực hiện Biên tập 1, chỉnh sửa ngon lành từ cấp Ban theo quy trình và chuyển lên Ban Biên tập ký duyệt đăng, trong lòng vẫn hơi lăn tăn về kết quả duyệt đăng, nhưng vẫn tự an ủi: "Đã được đồng ý thực hiện rồi. Vả lại Ban Biên tập ít nhất cũng có người qua bộ đội, đánh nhau ở biên giới phía Bắc rồi nên không hèn như chỗ khác đâu!".
Loạt bài gửi đi, mấy ngày liền hỏi kết quả, đều nhận được câu trả lời: "Đang xem! Đang xem!". Cả tuần trôi qua, mấy anh chị em viết bài đều sôi sùng sục.
Sáng hôm đó, họp giao ban số báo giữa Ban Biên tập và lãnh đạo các Ban Nội dung. Mình hỏi thẳng: "Loạt bài viết có đăng không? Nguyên nhân tại sao?".
Nghe câu hỏi của mình, ông Thư ký Tòa soạn Nguyễn Quốc Khánh (nay đã lên chức và đang giữ ghế Phó Tổng Biên tập) ấp úng như ngậm hột thị: "Bài hay lắm! Hay lắm! Ý nghĩa lắm! Ý nghĩa lắm!" và mắt đảo như bi, cười lòe xòe với mọi người: "Nhưng để lúc khác đăng vậy nhé!. Bây giờ nhạy cảm lắm!". Còn đồng chí Tổng Biên tập Đinh Đức Lập thì lúc ấy, hình như đang bận cắm cúi ghi chép gì đấy, vào sổ tay...
Những ngày tháng 2 này, mình hay nhớ lại kỷ niệm về loạt bài không bao giờ được đăng tải trên báo và ý thức dân tộc cũng như trách nhiệm công dân - nhà báo của người đứng đầu cơ quan báo chí truyền thông.
Thế nhưng, rành mạch và rõ ràng hơn cả, mình nhớ tới lời thơ uất nghẹn của người lính trên tuyến đầu đánh trả quân xâm lược Trung Quốc, trong những ngày đầu nổ súng và về người viết những lời thơ ấy, bài thơ ấy đã góp phần làm nên lịch sử trong lòng những người Việt chân chính...
-------------------------------------
Trong tuyển tập "Văn học dân tộc và miền núi" do Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998, bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" được giới thiệu cùng 87 bài thơ của các tác giả khác. Tuy nhiên, những dòng giới thiệu về tác giả rất ngắn ngủi: "Dương Soái, dân tộc Kinh; tên khai sinh: Dương Văn Soái; sinh năm 1950; quê quán: tỉnh Hà Nam"...
Tôi lên biên giới phía Bắc tìm hiểu mới biết, tác giả của "Gửi em ở cuối sông Hồng" hiện đang là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái.
Xin số điện thoại và gọi xin gặp, ông bỏ cuộc liên hoan, ngồi đợi tôi và rưng rưng kể lại những cảm xúc đã viết thành bài thơ, được Nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc cho bài hát cùng tên, vẫn nguyên giá trị đến hôm nay.
Vần thơ từ trong lửa
Năm 1979, ông mới tròn 29 tuổi đời và đang công tác tại Đài Phát thanh - truyền hình Hoàng Liên Sơn (khi đó chưa tách 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái), sau khi đã phục vụ thời gian dài trong ngành địa chất và làm thơ, cộng tác với nhiều đầu báo, được khá nhiều giải thưởng về thơ ở cả tỉnh và Trung ương.
Hồi tưởng lại thời điểm tháng 2-1979, ông kể: Hồi đó đúng dịp sau Tết, ông mới đi công tác cả tháng trời tại các xã của mấy huyện vùng cao Văn Chấn. Mù Căng Chải, Nghĩa Lộ...
Mới về đến cơ quan vài ngày và viết xong bài phản ánh về công tác chuẩn bị vào vụ lúa Đông xuân, thì sáng 17/2/1979, ông nhận được tin quân Trung Quốc tấn công đồng loạt 6 tỉnh biên giới và ác liệt nhất là khu vực Lào Cai.
Cấp trên yêu cầu: "Phải có ngay bài phản ánh về tình hình" khiến lãnh đạo Đài cuống quýt tìm và rút cục phải gọi "cậu phóng viên trẻ, khoẻ, đi miền núi xa xôi - gian khổ nhiều hơn đi đường nhựa" lên động viên, giao nhiệm vụ "lên ngay biên giới".
Nhận lệnh, ông xách balô, đi nhờ xe bộ đội ngược lên Lào Cai. Buổi chiều 17/2 lên đường, tờ mờ sáng ngày 18/2/1979, ông đã có mặt tại huyện lỵ Cam Đường, Lào Cai (bấy giờ là Hoàng Liên Sơn).
Vừa chân ướt chân ráo, ông đã "dính đủ" trận pháo của đối phương và chứng kiến cảnh 1 chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ Trạm thu phát sóng của Đài Phát thanh bị thương nặng, máu loang đỏ cả nền đất, mấy giẻ xương sườn gãy vụn.
Hết trận pháo, ông đi bộ lên phía súng nổ và ngược dòng người sơ tán lên cây số 4. Ông cùng một số anh em bộ đội tìm ra tuyến trên và chứng kiến cảnh người dân gồng gánh tài sản, ngơ ngác - gào khóc tìm người thân con cái, trên mặt ai cũng biểu lộ sự ngỡ ngàng, không hiểu nổi những gì vừa mới và đang xảy ra ở mảnh đất họ đã "chôn nhau, cắt rốn"..
Đi đến khu vực Cty Dược thị xã Lào Cai, cách biên giới chừng 2 km, bộ đội ta ngăn lại, không cho ông đi tiếp dù có trình bày là phóng viên. Không thể quay lui, ông tìm đến Sở Chỉ huy Tiền phương (SCH) của mặt trận Hoàng Liên Sơn, lúc đó đang đóng tạm tại khu vực Cam Đường, thị xã Lào Cai để... xin vào vùng chiến sự.
Dẫu là "người nhà" nhưng ông vẫn không được phép vào khu vực chiến sự, chỉ được ở lại SCH lấy thông tin, viết bài. Cũng tại đây, ông đều đặn chuyển các tin bài về cho Đài tỉnh kịp thời phát sóng.
Loanh quanh ở SCH, cứ thấy bộ đội, dân quân từ mặt trận về tập trung, ông lại sán đến hỏi han, chi chép làm tư liệu viết bài.
"Kỷ niệm tôi không thể nào quên là gặp những chiến sĩ C117, Công an Vũ trang bảo vệ mục tiêu Thị uỷ rút về SCH thay quân!" - Nhà thơ Dương Soái nghẹn ngào: "Người ở tuyến dưới lên cứ tưởng đồng đội mình hy sinh hết. Khi gặp nhau cứ ôm nhau khóc, mặc cho máu từ các vết thương chảy ròng ròng!".
Các chiến sĩ Công an Vũ trang nói với ông: "Anh là Nhà báo, nói hộ với người thân của là chúng em vẫn sống và đang bảo vệ đất của mình!".
Những ngày ở SCH, nhà thơ Dương Soái đã chứng kiến cảnh các đơn vị bộ đội thay quân, đưa người bị thương về tuyến sau, đưa người còn khoẻ lên tuyến trước và các chiến sĩ tranh thủ gặp gỡ, nhắn nhủ ngay trước khi di chuyển.
Cũng chính ông thành người được bộ đội gửi gắm, nhắn nhủ nhiều nhất. Ai cũng nhờ ông gửi thư, đánh điện về báo tin cho gia đình: Người nhờ chuyển phong thư đã viết sẵn; người lại "bắt" ông ngồi đợi để xin mảnh giấy, cây bút ghi vài chữ về cho gia đình; có người quá vội, chỉ đưa ông mảnh giấy ghi địa chỉ người thân và nhờ "Anh cứ viết báo tin là em vẫn còn sống, vẫn chiến đấu!"; người nói sơ qua nội dung thư và nhờ ông... viết báo tin.
Rút cục, sau mấy ngày ở SCH, những lá thư bộ đội nhờ ông gửi hộ, được đựng đầy chặt chiếc túi 3 đồng, mậu dịch bán lúc bấy giờ.
Hôm rời Lào Cai về Yên Bái, trong lúc ngồi đợi tàu tại sân ga Phố Lu, ông mang thư của bộ đội ra sắp xếp lại: Thư đã có tem, địa chỉ cụ thể; chưa có tem; chưa có phong bì; chưa có nội dung...
Khi đã "phân loại" hàng trăm lá thư, ông ngỡ ngàng bởi hầu hết bộ đội ta đều quê ở các tỉnh nằm dọc theo bờ sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam...) và đa số thư đều gửi cho vợ, người yêu ở những địa phương nằm dọc sông Hồng.
Ngỡ ngàng và liên hệ đến tình hình chiến sự đầu thắng 2/1979, cảm nhận cái giá rét - gió mùa Đông Bắc hiện tại, nhớ màu nước sông Hồng quanh năm đỏ rực phù sa và tháng 2 đúng mùa con nước... ông quặn lòng nhớ tới vợ con ở Duy Tiên, Hà Nam cũng chung tâm trạng như hàng vạn, hàng triệu người vợ - người mẹ - người yêu khác, đang mong ngóng, lo lắng tin của chồng, con, người yêu nơi biên g...
Xúc động, Dương Soái ngồi bệt xuống sân ga Phố Lu viết bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" chỉ trong đúng 2 tiếng đồng hồ. "Vừa viết, nước mắt tôi vừa chảy ra giàn giụa!" - Ông đỏ hoe mắt và ngước mắt nhìn cây đào núi nở hồng rực ngoài cửa sổ.
Giữa đường hành quâ
Nhà thơ Dương Soái kể: Về thị xã Yên Bái, ông dành nửa ngày để ra bưu điện cây số 5 gửi điện, viết thư hộ lính và mua tem, phong bì "hoàn thiện" những lá thư chưa đủ "quy chuẩn". Hôm đó, thùng thư bưu điện cây số 5 đầy chật thư bộ đội do ông gửi và cô nhân viên bưu điện đã phải gom thêm bao tải..
Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" của Dương Soái mãi thời gian sau mới được đăng tải bởi ông lại tất tả ngược lên biên giới phía Bắc làm nhiệm vụ của phóng viên chiến trường.
Ngay sau khi được gửi đi, bài thơ đã được in ở rất nhiều báo, tạp chí và các tuyển tập thơ văn khác và trở thành bài thơ... truyền thống với bộ đội ta lúc đó.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, bài thơ mới trở nên nổi tiếng sau khi được Nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc với cái tên "Gửi em ở cuối sông Hồng". Dương Soái cũng chỉ biết "đứa con tinh thần" của mình... thành danh khi nghe lời nhắn của 1 người bạn: "Bài thơ được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát! Hay lắm!".
Vài năm sau, Dương Soái mới gặp Nhạc sĩ Thuận Yến tại nhà Giám đốc nhà máy Thủy điện Thác Bà, Yên Bái nhân dịp Nhạc sĩ lên công tác.
Nhà thơ rất xúc động khi được biết: Vừa lên đến Yên Bái, Nhạc sĩ Thuận Yến đã hỏi ngay địa chỉ của Dương Soái để tìm gặp cảm ơn và nói lời tri kỉ...
Mặc dù, Nhạc sĩ Thuận Yến đã không giữ nguyên một số câu chữ trong bài thơ của Dương Soái, nhưng vẫn giữ nguyên được hồn của bài thơ và thổi bùng vào trong đó sức sống mãnh liệt. Chẳng thế mà bài thơ - bài hát đó vẫn sống cho đến bây giờ.
Trong lời bình bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", tác giả Ngô Vĩnh Bình đã viết: "Tứ của bài thơ không có gì mới, nhưng lời thơ lại rất mới, rất thời sự và thật Việt Nam. Bài thơ cũng nói về nỗi nhớ của người ở đầu sông với người ở cuối sông nhưng là nỗi nhớ của người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương nơi quê nhà. Nỗi nhớ, niềm thương được biểu hiện bình dị, nhưng nỗi nhớ, niềm thương ấy cũng thật lãng mạn... Bài thơ đến với đông đảo bạn đọc không chỉ ở sự bình dị mà còn được chắp thêm cánh bởi giàu nhạc điệu và giàu chất dân ca".
------------------------------------------
Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh
Nghĩ mãi, rồi cũng có cách: Tiếp cận vấn đề dưới góc độ... Văn học nghệ thuật. Thời buổi này, nói chuyện văn thơ ngày chiến tranh - bao cấp với kiểu "ôn nghèo kể khổ", hồi ức ồi iếc hoàn cảnh sáng tác thì quá là vô hại, chả Tuyên giáo - Quản lý Báo chí - A25 nào nó quan tâm đâu.
Hôm sau, mình đề xuất loạt bài và được Ban Biên tập OK khiến mình tất tưởi về chỉ đạo Phóng viên, CTV làm ngay cho có chất lượng và kịp đăng trước ngày 17/2/2009.
Mà rất lạ nhé, anh chị em khi biết ý tưởng - cách triển khai chủ đề của mình, ai cũng háo hức, triển khai đi địa phương - cơ sở làm ngay, với mỗi tâm nguyện "Mình mà không nói, chả ai nhớ và biết ngày 17/2/1979!".
Riêng mình, thậm chí còn ngồi xe đò, lên tận Yên Bái gặp tác giả bài thơ "Gửi em ở cuối Sông Hồng" để phỏng vấn, tìm hiểu và viết bài...
Loạt bài hoàn tất, mình thực hiện Biên tập 1, chỉnh sửa ngon lành từ cấp Ban theo quy trình và chuyển lên Ban Biên tập ký duyệt đăng, trong lòng vẫn hơi lăn tăn về kết quả duyệt đăng, nhưng vẫn tự an ủi: "Đã được đồng ý thực hiện rồi. Vả lại Ban Biên tập ít nhất cũng có người qua bộ đội, đánh nhau ở biên giới phía Bắc rồi nên không hèn như chỗ khác đâu!".
Loạt bài gửi đi, mấy ngày liền hỏi kết quả, đều nhận được câu trả lời: "Đang xem! Đang xem!". Cả tuần trôi qua, mấy anh chị em viết bài đều sôi sùng sục.
Sáng hôm đó, họp giao ban số báo giữa Ban Biên tập và lãnh đạo các Ban Nội dung. Mình hỏi thẳng: "Loạt bài viết có đăng không? Nguyên nhân tại sao?".
Nghe câu hỏi của mình, ông Thư ký Tòa soạn Nguyễn Quốc Khánh (nay đã lên chức và đang giữ ghế Phó Tổng Biên tập) ấp úng như ngậm hột thị: "Bài hay lắm! Hay lắm! Ý nghĩa lắm! Ý nghĩa lắm!" và mắt đảo như bi, cười lòe xòe với mọi người: "Nhưng để lúc khác đăng vậy nhé!. Bây giờ nhạy cảm lắm!". Còn đồng chí Tổng Biên tập Đinh Đức Lập thì lúc ấy, hình như đang bận cắm cúi ghi chép gì đấy, vào sổ tay...
Những ngày tháng 2 này, mình hay nhớ lại kỷ niệm về loạt bài không bao giờ được đăng tải trên báo và ý thức dân tộc cũng như trách nhiệm công dân - nhà báo của người đứng đầu cơ quan báo chí truyền thông.
Thế nhưng, rành mạch và rõ ràng hơn cả, mình nhớ tới lời thơ uất nghẹn của người lính trên tuyến đầu đánh trả quân xâm lược Trung Quốc, trong những ngày đầu nổ súng và về người viết những lời thơ ấy, bài thơ ấy đã góp phần làm nên lịch sử trong lòng những người Việt chân chính...
-------------------------------------
DƯƠNG SOÁI VÀ "GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG"
Trong tuyển tập "Văn học dân tộc và miền núi" do Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998, bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" được giới thiệu cùng 87 bài thơ của các tác giả khác. Tuy nhiên, những dòng giới thiệu về tác giả rất ngắn ngủi: "Dương Soái, dân tộc Kinh; tên khai sinh: Dương Văn Soái; sinh năm 1950; quê quán: tỉnh Hà Nam"...
Tôi lên biên giới phía Bắc tìm hiểu mới biết, tác giả của "Gửi em ở cuối sông Hồng" hiện đang là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái.
Xin số điện thoại và gọi xin gặp, ông bỏ cuộc liên hoan, ngồi đợi tôi và rưng rưng kể lại những cảm xúc đã viết thành bài thơ, được Nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc cho bài hát cùng tên, vẫn nguyên giá trị đến hôm nay.
Vần thơ từ trong lửa
Năm 1979, ông mới tròn 29 tuổi đời và đang công tác tại Đài Phát thanh - truyền hình Hoàng Liên Sơn (khi đó chưa tách 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái), sau khi đã phục vụ thời gian dài trong ngành địa chất và làm thơ, cộng tác với nhiều đầu báo, được khá nhiều giải thưởng về thơ ở cả tỉnh và Trung ương.
Hồi tưởng lại thời điểm tháng 2-1979, ông kể: Hồi đó đúng dịp sau Tết, ông mới đi công tác cả tháng trời tại các xã của mấy huyện vùng cao Văn Chấn. Mù Căng Chải, Nghĩa Lộ...
Mới về đến cơ quan vài ngày và viết xong bài phản ánh về công tác chuẩn bị vào vụ lúa Đông xuân, thì sáng 17/2/1979, ông nhận được tin quân Trung Quốc tấn công đồng loạt 6 tỉnh biên giới và ác liệt nhất là khu vực Lào Cai.
Cấp trên yêu cầu: "Phải có ngay bài phản ánh về tình hình" khiến lãnh đạo Đài cuống quýt tìm và rút cục phải gọi "cậu phóng viên trẻ, khoẻ, đi miền núi xa xôi - gian khổ nhiều hơn đi đường nhựa" lên động viên, giao nhiệm vụ "lên ngay biên giới".
Nhận lệnh, ông xách balô, đi nhờ xe bộ đội ngược lên Lào Cai. Buổi chiều 17/2 lên đường, tờ mờ sáng ngày 18/2/1979, ông đã có mặt tại huyện lỵ Cam Đường, Lào Cai (bấy giờ là Hoàng Liên Sơn).
Vừa chân ướt chân ráo, ông đã "dính đủ" trận pháo của đối phương và chứng kiến cảnh 1 chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ Trạm thu phát sóng của Đài Phát thanh bị thương nặng, máu loang đỏ cả nền đất, mấy giẻ xương sườn gãy vụn.
Hết trận pháo, ông đi bộ lên phía súng nổ và ngược dòng người sơ tán lên cây số 4. Ông cùng một số anh em bộ đội tìm ra tuyến trên và chứng kiến cảnh người dân gồng gánh tài sản, ngơ ngác - gào khóc tìm người thân con cái, trên mặt ai cũng biểu lộ sự ngỡ ngàng, không hiểu nổi những gì vừa mới và đang xảy ra ở mảnh đất họ đã "chôn nhau, cắt rốn"..
Đi đến khu vực Cty Dược thị xã Lào Cai, cách biên giới chừng 2 km, bộ đội ta ngăn lại, không cho ông đi tiếp dù có trình bày là phóng viên. Không thể quay lui, ông tìm đến Sở Chỉ huy Tiền phương (SCH) của mặt trận Hoàng Liên Sơn, lúc đó đang đóng tạm tại khu vực Cam Đường, thị xã Lào Cai để... xin vào vùng chiến sự.
Dẫu là "người nhà" nhưng ông vẫn không được phép vào khu vực chiến sự, chỉ được ở lại SCH lấy thông tin, viết bài. Cũng tại đây, ông đều đặn chuyển các tin bài về cho Đài tỉnh kịp thời phát sóng.
Loanh quanh ở SCH, cứ thấy bộ đội, dân quân từ mặt trận về tập trung, ông lại sán đến hỏi han, chi chép làm tư liệu viết bài.
"Kỷ niệm tôi không thể nào quên là gặp những chiến sĩ C117, Công an Vũ trang bảo vệ mục tiêu Thị uỷ rút về SCH thay quân!" - Nhà thơ Dương Soái nghẹn ngào: "Người ở tuyến dưới lên cứ tưởng đồng đội mình hy sinh hết. Khi gặp nhau cứ ôm nhau khóc, mặc cho máu từ các vết thương chảy ròng ròng!".
Các chiến sĩ Công an Vũ trang nói với ông: "Anh là Nhà báo, nói hộ với người thân của là chúng em vẫn sống và đang bảo vệ đất của mình!".
Những ngày ở SCH, nhà thơ Dương Soái đã chứng kiến cảnh các đơn vị bộ đội thay quân, đưa người bị thương về tuyến sau, đưa người còn khoẻ lên tuyến trước và các chiến sĩ tranh thủ gặp gỡ, nhắn nhủ ngay trước khi di chuyển.
Cũng chính ông thành người được bộ đội gửi gắm, nhắn nhủ nhiều nhất. Ai cũng nhờ ông gửi thư, đánh điện về báo tin cho gia đình: Người nhờ chuyển phong thư đã viết sẵn; người lại "bắt" ông ngồi đợi để xin mảnh giấy, cây bút ghi vài chữ về cho gia đình; có người quá vội, chỉ đưa ông mảnh giấy ghi địa chỉ người thân và nhờ "Anh cứ viết báo tin là em vẫn còn sống, vẫn chiến đấu!"; người nói sơ qua nội dung thư và nhờ ông... viết báo tin.
Rút cục, sau mấy ngày ở SCH, những lá thư bộ đội nhờ ông gửi hộ, được đựng đầy chặt chiếc túi 3 đồng, mậu dịch bán lúc bấy giờ.
Hôm rời Lào Cai về Yên Bái, trong lúc ngồi đợi tàu tại sân ga Phố Lu, ông mang thư của bộ đội ra sắp xếp lại: Thư đã có tem, địa chỉ cụ thể; chưa có tem; chưa có phong bì; chưa có nội dung...
Khi đã "phân loại" hàng trăm lá thư, ông ngỡ ngàng bởi hầu hết bộ đội ta đều quê ở các tỉnh nằm dọc theo bờ sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam...) và đa số thư đều gửi cho vợ, người yêu ở những địa phương nằm dọc sông Hồng.
Ngỡ ngàng và liên hệ đến tình hình chiến sự đầu thắng 2/1979, cảm nhận cái giá rét - gió mùa Đông Bắc hiện tại, nhớ màu nước sông Hồng quanh năm đỏ rực phù sa và tháng 2 đúng mùa con nước... ông quặn lòng nhớ tới vợ con ở Duy Tiên, Hà Nam cũng chung tâm trạng như hàng vạn, hàng triệu người vợ - người mẹ - người yêu khác, đang mong ngóng, lo lắng tin của chồng, con, người yêu nơi biên g...
Xúc động, Dương Soái ngồi bệt xuống sân ga Phố Lu viết bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" chỉ trong đúng 2 tiếng đồng hồ. "Vừa viết, nước mắt tôi vừa chảy ra giàn giụa!" - Ông đỏ hoe mắt và ngước mắt nhìn cây đào núi nở hồng rực ngoài cửa sổ.
Giữa đường hành quâ
Nhà thơ Dương Soái kể: Về thị xã Yên Bái, ông dành nửa ngày để ra bưu điện cây số 5 gửi điện, viết thư hộ lính và mua tem, phong bì "hoàn thiện" những lá thư chưa đủ "quy chuẩn". Hôm đó, thùng thư bưu điện cây số 5 đầy chật thư bộ đội do ông gửi và cô nhân viên bưu điện đã phải gom thêm bao tải..
Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" của Dương Soái mãi thời gian sau mới được đăng tải bởi ông lại tất tả ngược lên biên giới phía Bắc làm nhiệm vụ của phóng viên chiến trường.
Ngay sau khi được gửi đi, bài thơ đã được in ở rất nhiều báo, tạp chí và các tuyển tập thơ văn khác và trở thành bài thơ... truyền thống với bộ đội ta lúc đó.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, bài thơ mới trở nên nổi tiếng sau khi được Nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc với cái tên "Gửi em ở cuối sông Hồng". Dương Soái cũng chỉ biết "đứa con tinh thần" của mình... thành danh khi nghe lời nhắn của 1 người bạn: "Bài thơ được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát! Hay lắm!".
Vài năm sau, Dương Soái mới gặp Nhạc sĩ Thuận Yến tại nhà Giám đốc nhà máy Thủy điện Thác Bà, Yên Bái nhân dịp Nhạc sĩ lên công tác.
Nhà thơ rất xúc động khi được biết: Vừa lên đến Yên Bái, Nhạc sĩ Thuận Yến đã hỏi ngay địa chỉ của Dương Soái để tìm gặp cảm ơn và nói lời tri kỉ...
Mặc dù, Nhạc sĩ Thuận Yến đã không giữ nguyên một số câu chữ trong bài thơ của Dương Soái, nhưng vẫn giữ nguyên được hồn của bài thơ và thổi bùng vào trong đó sức sống mãnh liệt. Chẳng thế mà bài thơ - bài hát đó vẫn sống cho đến bây giờ.
Trong lời bình bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", tác giả Ngô Vĩnh Bình đã viết: "Tứ của bài thơ không có gì mới, nhưng lời thơ lại rất mới, rất thời sự và thật Việt Nam. Bài thơ cũng nói về nỗi nhớ của người ở đầu sông với người ở cuối sông nhưng là nỗi nhớ của người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương nơi quê nhà. Nỗi nhớ, niềm thương được biểu hiện bình dị, nhưng nỗi nhớ, niềm thương ấy cũng thật lãng mạn... Bài thơ đến với đông đảo bạn đọc không chỉ ở sự bình dị mà còn được chắp thêm cánh bởi giàu nhạc điệu và giàu chất dân ca".
------------------------------------------
(Dương Soái)
Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh
Lào Cai, 1979
mai thanh hài ơi! những câu chữ bạn viết sao nó cứ bồi hồi da diết , nó cứa vào lòng người đọc những cảm xúc hồi tưởng và hào hùng của một thời quá khứ của lớp người u 60 như bọn tớ để bây giờ nhìn lại thấy mình hèn ... hay tại cuộc sốngbây giờ an phận rồi chăng... lòng tự hào dân tộc ta đâu... hay hào quang phủ bụi ....kỷ niệm....
Trả lờiXóamột ngày buồn ... mênh mang
Miệng cười nhưng nước mắt rưng rưng. Cảm ơn nhà thơ Dương Soái, nhạc sỹ Thuận Yến.
Trả lờiXóaMình rất thích và nghe bài hát này nhiều lần , mà hôm nay qua MTH mới biết tới Dương Soái và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Trả lờiXóaHồi ấy ,mình cũng hay gửi thư cho một người em ở cuối sông Đuống ,một nhánh của sông Hồng.
Bác ý ở Bắc Ninh phải không bác?
XóaĐúng thế ,bạn ạ , ở bờ Nam của "sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh".
XóaHồi ấy mình ở Lạng sơn.Tân binh Hà Bắc tăng cường cho mặt trận Cao Lạng từ 1978 khá đông.
Bài thơ hay , mà phổ nhạc chũng tuyệt vời. Thỉnh thoảng mình cũng ngân nga-biểu diễn , rồi cứ ngẫm nghĩ về cái chuyện nhạc trẻ,nhạc già ....
Trả lờiXóaCám ơn tác giả,tác phẩm .Tks MTH.
trước kia, lần đầu tiên em nghe bài này, bác hải ạ, một cảm giác bồi hồi, khó tả lắm, lúc đó chỉ ước ao mình là bộ đội ở biên cương và có người con gái nhỏ vẫn ngóng chờ mình nơi cuối sông với một tình yêu nồng nàn, lãng mạn. Bây giờ, thỉnh thoảng em vẫn hát bài đó trên các hội nghị, thấy lời thơ thật hay, thật ý nghĩa, sâu sắc. Cảm ơn MTH vì đã cho biết thêm thông tin về bài thơ. CZ
Trả lờiXóaMTH cho xin bài này về blog của mình nhé
Trả lờiXóanguyensonnam.wordpress.com
Nhờ đọc entry này mới biết chuyện nhắc về 17/2 bị coi là 'nhạy cảm' và bị chặn. Chuyện quá khứ nhạy cảm, chuyện hiện tại cũng nhạy cảm, vậy kênh nào để lớp trẻ biết ĐẦY ĐỦ những gì đã và đang xảy ra với vận mệnh đất nước để mà cùng gìn giữ chứ?
Trả lờiXóaNhớ cũng từng đọc một bài viết về tác giả viết bài thơ "GỬI EM..." này, anh nói khi viết "dòng sông ngầu lên sắc đỏ" là ngầu lên màu máu, vì cái cảm nhận chiến trường và máu còn ngay đó, nhưng Nhạc sĩ Thuận Yến khi phổ nhạc thành bài hát đã sửa đi một chút để nhẹ nhàng hơn.
Tình yêu quê hương,đất nước là đây chứ đâu ? Sao họ muốn chặn, muốn bịt. Thật không còn biết nói sao ?
Trả lờiXóaCám ơn nhà thơ Dương Soái.
Cám ơn nhạc sĩ Thuận Yến.
Bài viết của bác nhẹ nhàng mà thật cảm động, để lại nhiều suy tư. Cám ơn bác Hải.
Bác Hải ơi, bài này mà Bác thêm cái link hoặc post thêm bài hát nửa thì tuyệt vời lắm Bác àh.
Trả lờiXóaNỗi sợ hãi đã giết chết tư cách của họ, biến họ thành những con cừu ngoan ngoãn rồi. Bài báo hay thế, nhân văn thế, thấm đẫm tình yêu con người, quê hương, đất nước... vậy mà họ không dám cho đăng. Ôi cái từ "nhạy cảm" sao mà đáng sợ thế, nó đang giết dần, giết mòn niềm tin, sự sáng tạo, lòng yêu nước, ý chí phản kháng trước cái ác, cái xấu.
Trả lờiXóaMAI THANH HẢI LÀ CHIẾN SĨ CẦM BÚT DŨNG CẢM NHẤT VÀ CŨNG THƠ NHẤT!
Trả lờiXóaMời các bác thưởng thức bài hát:
Trả lờiXóahttp://clip.vn/watch/Gui-em-o-cuoi-song-Hong-Thuan-Yen,LD
Cảm ơn anh Hải.Người con dân Việt
Trả lờiXóaNgày xưa đã tranh cãi nhiều lắm rồi mà sao đến nay Hải còn viết "quân xâm lược Trung Quốc" hè ? Ai là quân xâm lược Trung Quốc ? Hay là "quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam" ?
Trả lờiXóaEm nge nhạc bài này lần đầu khoảng 1984, giai điệu thiết tha, bẵng đi một thời gian không nge lại, cách đây 2 năm nge lại thấy rất quen thuộc gần gũi...kể từ ấy lâu lâu lại nge lại.
Trả lờiXóaĐến hôm nay mới biết tác phẩm ra đời như thế nào, ý nghĩ của câu từ..cám ơn anh Hải rất nhiều. Anh cho phép em đăng lại trên blog của mình.
Cho tôi biết, cho tôi thêm yêu đất nước mình...
Trả lờiXóaHay quá bác Hải, qua nhà bác em biết thêm nhiều điều , đọc bài này mà cảm động rưng rưng
Trả lờiXóaBao nhiêu năm tháng ở quê nhà là bấy nhiêu thời gian em được nghe bài hát này và em vẫn còn thuộc lòng cho tới giờ. Hôm nay, sau mấy chục năm, lần đầu tiên đọc bài của bác Hải, em mới biết tác giả là ai và ra đời trong hoàn cảnh nào. Em lại càng kính trọng những người lính, trong đó có anh chị của em, đã hy sinh vì tổ quốc, để cho em và thế hệ sau này được sống trong hòa bình. Dù ở nơi nào, em vẫn yêu quê hương mình và em luôn tự hào là người Việt nam.
Trả lờiXóaUng ho bac Hai vo dieu kien!
Trả lờiXóaPhục bạn Hải quá, làm việc nhiều, viết bài hay, cảm động, rất thời sự và lách được cả luật "nhạy cảm". Tháng 2.79 mình đang học đại học cũng được điều đi làm phòng tuyến sông Cầu (Bắc Ninh). Lúc đó làm các hầm chiến đấu, giao thông ngầm và nổi, nhà chỉ huy... trong lòng núi, rất vất vả vì đá nhiều và cứng. Đợt đó mình cũng được giấy khen của Chủ tịch TP Hà Nội (nhưng tính trẻ con nên cầm vài hôm là đánh mất luôn). Tiếc là sau này lên thăm lại (chỉ sau 5 năm gì đó) thì các công trình của bọn mình bị đất lở phá hết. Nếu bây giờ TQ lại sang thì...
Trả lờiXóaMình thích rất nhiều bài hát sáng tác lúc đó. Đúng là không khí sôi sục làm văn chương nở rộ. Bài này và bài Chiến đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên là 2 bài mình nhớ mãi, giờ thỉnh thoảng lại tự lẩm bẩm hát 1 mình.
Cuộc sống mưu sinh ngày càng khổ cực ở nước mình làm cho con người không còn sức đâu mà nghĩ đến lịch sử nữa. Chỉ khi có chuyện mọi người mới quan tâm (và sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc). Do đó không nên trách mọi người không nhớ đến ngày này. Chỉ nên trách hệ thống chính trị và báo chí nước ta không nhắc thôi.
Mong Hải khỏe, an lành.
Lịch sử là một cuốn sách gồm các trang chẵn,lẻ, trang ngắn, trang dài, trang hay, trang dở ...nhưng là cuốn sách hoàn chỉnh không thể xé bỏ trang nào.Thời nay các trang đó không chỉ là các nguồn "chính thống" mà còn cả nguồn "không chính thống" như các trang web, blog...Và vì thế không nên quá buồn vì lịch sử vẫn được phản ảnh và lưu giữ. Nhưng sẽ vui hơn, tự hào hơn nếu các nguồn "chính thống" biểu lộ tình cảm, quan điểm.
Trả lờiXóaTrời ơi! Một bài báo hay như thế này mà họ có tình giấu, giấu, giấu. Chắc họ đọc xong thấy hay quá rồi giữ lại làm của riêng, chia sẻ dân ngu làm gì?
Trả lờiXóaCảm ơn BÁC HẢI!
Đọc bài thơ mà thấy nước mắt rưng rưng, thương những chiến sỹ ở biên cương, thương những nông dân đầm mình trong giá rét tháng 2... thương đất nước mình sao mãi không hết giặc!
Trả lờiXóaBài viết là sự kết tinh của thơ (Dương Soái), hình bóng của nhạc (tác giả Thuận Yến của bài hát quen thuộc mặc dù trong post này ko nghe được bài hát đó) và lòng căm thù của tác giả đối với lũ bành trướng. Bác Hải không viết từ nào "đao to búa lớn" về chí căm thù cả nhưng ai cũng sẽ nhận ra những mủi tên sắc lẹm, sẵn sàng xuyên thấu quân thù.
Trả lờiXóaEm kết nhất bức ảnh anh thanh niên lưng trần vác khẩu B40 - một hình tượng anh hùng và xả thân của hàng triệu thanh niên Việt Nam đã chiến đấu để bảo vệ tổ quốc mình.
Em thường xuyên vào blog của bác, đọc và thấy bác thẳng thắn và có cái TÂM . Em cứ thầm ước giá như chúng ta có nhiều nhà báo như bác thì tốt biết mấy ...
Trả lờiXóaCứ mỗi lần đọc bài viết về sự hào hùng của những người đi trước thì nước mắt mình lại rưng rưng... lại càng thấy yên quê hương mình hơn.
Trả lờiXóaMình ở Hà Nam, ở gần nhà của nhà thơ Dương Soái. Hiện tại, vợ và 2 người con của Dương Soái, chị lớn sinh năm 1980, anh thứ 2 sinh năm 1983 đang bị thần kinh từ lâu, sống tại Thôn Lỗ Hà, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, Tỉnh HÀ Nam. Mình chỉ nghe người lớn kể lại, nhà thơ này đã lênMình ở Hà Nam, ở gần nhà của vợ con nhà thơ Dương Soái. Hiện tại, vợ và 2 người con của Dương Soái, chị lớn tên Huyền sinh năm 1980, anh thứ 2 tên Sang sinh năm 1983 đều bị thần kinh từ lâu, sống tại Thôn Lỗ Hà, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, Tỉnh HÀ Nam. Từ Hồi bé Mình chỉ nghe người lớn kể lại, nhà thơ này đã lên Lào Cai sinh sống với vợ con mới từ lâu. Các bạn chỉ cần đến thôn Lỗ Hà hỏi thăm nhà Xuân Soái thì ai cũng biết. Hiện tại cuộc sống của 3 mẹ con họ rất khổ cực, chị Huyền do bị điên lang thang ngoài đường nên đã bị hãm hiếp, để lại đứa con rơi không rõ nguồn gốc. Lào Cai sinh sống với vợ con mới, còn
Trả lờiXóa