23 tháng 7, 2013

KÝ ỨC "ĐÁNH TRẢ BỌN XÂM LƯỢC" TRONG TÀI LIỆU BIÊN PHÒNG

BPVN -... Từ sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiều đơn vị đã nêu cao tinh thần yêu nước, dũng cảm kiên cường truy quét bọn tàn quân ngụy, bọn Fulro và các bọn phản động khác, cùng với quân và dân địa phương giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội ở vùng biên giới mới giải phóng.

Cùng với các lực lượng khác, các đơn vị Biên phòng làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc đã liên tục chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Có những Đồn như Đồn Xa Mát anh hùng, suốt thời gian 400 ngày đêm chiến đấu liên tục với lực lượng địch đông gấp bội.

Hàng năm trời liên tục đơn vị phải sống dưới hầm hào, nắng nóng, mưa ướt, muỗi đốt… nhưng đơn vị vẫn kiên cường bám trụ, đầy khí phách anh hùng và tinh thần lạc quan cách mạng, cuối cùng đã chiến thắng vẻ vang.

Các đồn Biên phòng Phước Tân (Tây Ninh), Bu Prăng (Đắc Lắc), Phú Mỹ (Kiên Giang), Cầu Ván (Đồng Tháp), 649 (Gia Lai- Công Tum), là những tập thể anh hùng tiêu biểu cho truyền thống chiến đấu rất kiên cường dũng cảm của BĐBP ở biên giới phía Tây Nam.

Đặc biệt, trên tuyến biên giới phía Bắc, các Đồn Biên phòng đã cùng nhân dân và các lực lượng vũ trang tại chỗ đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược biên giới (2/1979), chặn đánh quyết liệt nhiều sư đoàn, quân đoàn của đối phương, tạo được thời cơ cho các lực lượng ở phía sau triển khai chiến đấu.

Đồn Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) - Đơn vị được tuyên dương Anh hùng lần thứ hai, đã dũng cảm chặn bước tiến của một sư đoàn địch có pháo binh và xe tăng yểm trợ, tiêu diệt 400 tên, bắn cháy xe tăng địch, bảo vệ cho hơn 200 đồng bào khỏi sa vào tay giặc;

Đồn Pò Hèn (Quảng Ninh) đã kiên cường chiến đấu đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của hơn 2.000 quân địch có pháo yểm trợ.

Tại đây, địch cậy thế đông gấp bội, kêu gọi các chiến sĩ ta đầu hàng, anh em ta quát ngay “Người Việt Nam không biết khuất phục, chúng mày sẽ chết”, tiếp đó 20 cán bộ, chiến sĩ còn lại xông lên dùng lưỡi lê, báng súng đánh giáp lá cà giành giật với địch từng đoạn chiến hào.

Đại đội II, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 16 ngay từ sáng 17/2/1979 đã chặn đánh quyết liệt đoàn xe tăng của địch hùng hổ chạy trên đường số 4, diệt 8 chiếc xe, bắn bị thương 4 chiếc, buộc số xe tăng còn lại phải tháo chạy về bên kia biên giới.

Nổi bật nhất là Đoàn Thanh Xuyên anh hùng, suốt một tháng trời chiến đấu liên tục đã nêu cao khí phách anh hùng, đánh 23 trận, diệt 2.255 tên, bắn cháy 6 xe tăng, thu nhiều vũ khí đạn dược, cứu được hàng trăm dân bị địch bao vây trong hang đá, đánh đuổi địch, bảo vệ được một kho 150 tấn lương thực, cấp cứu và nuôi dưỡng thương binh của các đơn vị bạn.

Vừa chiến đấu góp phần chặn bước tiến của quân thù ở tuyến đầu, các đơn vị BĐBP vừa tổ chức lực lượng về phía sau nắm tình hình bọn phản động, diệt và bắt hàng trăm tên địch tiếp tay cho kẻ thù gây tội ác, định nhen nhóm tổ chức gây bạo loạn, góp phần phá tan âm mưu nham hiểm của kẻ thù.

Noi gương “Sống, chiến đấu rực lửa anh hùng” của Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược bảo vệ Tổ quốc vừa qua, trong các đơn vị biên phòng đã xuất hiện nhiều tấm gương chói lọi mà tiêu biểu là các tập thể Anh hùng như: Đồn Pò Mã (Lạng Sơn), Đồn Tà Lùng, Sóc Giang (Cao Bằng), Đồn Pha Long (Hoàng Liên Sơn), Đồn Si Lờ Lầu, Ma Lù Thàng (Lai Châu)…

Các Anh hùng liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, Lộc Viễn Tài, Đỗ Chu Bỉ, Nông Văn Giáp…

Các đồng chí anh hùng Nguyễn Công Thuận, Hoàng Văn Khoáy, Lê Khắc Xuân, Lừu A Phừ, Tao Văn Tem, Tống Văn Kim, Nông Văn Phiao… đã nêu những tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kì đổi mới.

Những hình ảnh Đồn phó Đỗ Sĩ Họa, Đồn Pò Hèn (Quảng Ninh) bị thương 2 lần vẫn đi sát từng tổ chỉ huy và chiến đấu đánh giáp lá cà tiêu diệt địch;

Thượng sĩ Hoàng Tiến Cờ (Đồn Pò Hèn) đã dùng vũ thuật vật lộn với địch ngay tại chiến hào và lấy súng diệt địch;

Binh nhì Bùi Mạnh Hùng, Đồn Lũng Làn (Hà Tuyên) chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hết đạn dùng lưỡi lê đâm chết một tên khác, ôm đồng đội bị thương lăn xuống dốc để thoát khỏi tay giặc, khi bị thương tự rạch đùi lấy đạn ra để dễ dàng đi lại tiếp tục chiến đấu;

Liệt sĩ Nguyễn Đình Thuần, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 1 (Đoàn Thanh Xuyên), Võ Đại Huệ, Đại đội trưởng Đại đội II, Tiểu đoàn 3 (E16) bị thương nhiều lần vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, là những hình ảnh đẹp nhất trong muôn vàn hình ảnh chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ biên phòng trong việc đánh trả bọn xâm lược, bảo vệ biên giới của Tổ quốc"...

7 nhận xét:

  1. QĐNDVN anh hùng, bách chiến bách thắng, bảo vệ Tổ quốc.
    Lúc này là lúc nhân dân cần quân đội"của mình" bảo vệ. Kẻ thù của nhân dân còn ở sau lưng nữa!

    Trả lờiXóa
  2. Ôi, hào hùng quá!

    Từ sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiều đơn vị đã nêu cao tinh thần yêu nước, dũng cảm kiên cường truy quét bọn tàn quân ngụy, bọn Fulro và các bọn phản động khác, cùng với quân và dân địa phương giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội ở vùng biên giới mới giải phóng.

    Trả lờiXóa
  3. Sử VN thời hiện tại không có giai đoạn nầy.

    Trả lờiXóa
  4. Đọc xong cả bài, không thấy nhắc đến tên kẻ thù mà chúng ta đã chiến đấu , đó là Khme Đỏ ở phía Tây nam và quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc? Tại sao vậy?

    Trả lờiXóa
  5. Xin cúi mình cảm phục các anh đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng đễ bảo vệ biên giới phía Bắc, dạy cho bọn Tàu một bài học nhớ đời là Việt Nam không bao giờ khuất phục phương Bắc.

    Trả lờiXóa
  6. Phải công nhận Việt Nam giỏi mà anh hùng

    Trả lờiXóa
  7. Đoàn Thanh xuyên là Trung đòan 12 CAVT , được điều từ Cam-pu-chia ra Bắc năm 78. Anh Lê Đình Chinh, anh hùng đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Trung quốc xâm lược chính là quân của TĐ 12.
    Trung đoàn 16 khi đó là TĐ trẻ nhất mới lập của CAVT.
    Ngoài ra CAVT khi ấy còn Trung đoàn 600 ( Đoàn Tân trào) bảo vệ các mục tiêu nội địa.
    Đúng là một thời hào hùng chống giặc phương Bắc.

    Trả lờiXóa