6 tháng 8, 2013

NƯỚC BIỂN TRƯỜNG SA, MẶN NHƯ MÁU

Giang Mèo FB - Hôm nay đi uống cà phê với anh bạn, tình cờ gặp một "Nhà báo trẻ", hiện đang làm việc ở một cơ quan Báo chí có tiếng nói (vì lý do tế nhị không tiện nêu tên).

Câu chuyện trà dư tửu hậu bắt đầu chưa lâu thì vô tình nhắc đến Trường Sa, "Nhà báo trẻ" quay sang hỏi anh bạn rằng:

- Hỏi thật anh chứ!. Trường Sa có gì hay không mà cứ phải đi. Em thì thấy vô nghĩa, mỗi người đi Trường Sa phải tiêu tốn vài chục triệu đồng, tiền đấy mà cho em đi Thái Lan chơi còn sướng hơn!..

Câu chuyện dường như rơi xuống vực thẳm, không còn gì để nói và "Nhà báo trẻ" nhanh chóng chuyển chủ đề sang việc viết bài "bênh", "đỡ" cho đơn vị nọ, cơ quan kia... với barem giá cả bao nhiêu...

Thực sự là bất ngờ với phát ngôn của "Nhà báo trẻ".

Nếu đây là ý kiến của một thanh niên bình thường, thì cũng đã khó nghe rồi, ấy thế mà lại được phát ra từ một người làm nghề "định hướng dư luận xã hội", tuyên truyền, giáo dục điều tốt đẹp của cuộc sống cho mọi người...

Hơn thế nữa, "Nhà báo trẻ" ấy còn công tác ở một tờ báo có tính lý luận, chiến đấu cao...

Rõ ràng là đang có một bộ phận "Nhà báo trẻ" bắt đầu làm nghề nhưng đã lệch lạc tư tưởng, mất phương hướng lập trường và có những lỗ hổng khó thể vá lấp trong tâm hồn.

Đừng nói đến chuyện đi rao giảng ra sao, định hướng ai, đấu tranh gì, khi mà chính trái tim mình không có được tình yêu cơ bản nhất, là yêu quê hương đất nước...

Xã hội hiện đại, không ít thanh niên có thể rồ dại lên vì một "hot boy" ngoại quốc, thức khuya dậy sớm, xoay sở bằng mọi cách để nhìn thấy thần tượng nước ngoài, rơi nước mắt vô chừng vì một ca sĩ trẻ ra đi...

Nhưng có khi hỏi họ về nguyên quán, về dòng họ, về gia đình thì lại mù tịt, hay cũng chẳng bận tâm, không mảy may rung động biết tin những người lính ngã xuống ngoài đảo xa để bảo vệ cho đất nước này, cho họ ngày ngày làm anh hùng trên bàn phím...

Chuyện thời cuộc, xã hội muôn vàn chẳng thể lạm bàn, bởi mỗi thời mỗi khác.

Nhưng không lẽ, những người "cầm bút đi chở đạo" còn đang loay hoay học làm nghề cho đúng, đã chệch hướng, đổi thay, mông lung vô định vậy sao... Thật đáng buồn!.

Có lẽ "Nhà báo trẻ" ấy sẽ chẳng bao giờ hiểu được: Không ở đâu nước biển mặn như ở Trường Sa.

Mặn như máu...
-------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả Trường Giang (Báo QĐND).
* Hình minh họa đã được đăng tải trên trang CLB ảnh Chiến sĩ.

11 nhận xét:

  1. Cảm ơn Mai Thanh Hải đã cho độc giả nhiều bài viết hay, chân thực.
    Phải chăng nền GD XHCN bao nhiêu năm đã lưu manh hóa con người để "Tham nhũng tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có"?
    Bài "Chú hải quân" trong SGK tiểu học đâu rồi? Các nhà soạn sách hãy trả lại cho các em!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết em đăng lại, có dẫn nguồn trên rồi bác ợ.

      Xóa
  2. Vâng đó là sự thật và bất công,xh Việt Nam bây giờ là vậy người ta bỏ tiền mua điểm thi chỉ để vào làm Phóng Viên nhà Báo để có cơ hội làm tiền các doanh ngiệp các Anh cứ hỏi các DN mà coi có đúng không?

    Trả lờiXóa
  3. Xin được tiếp lời tác giả bài viết như sau :

    Tình cờ ngày hôm qua tôi ngồi với 1 doanh nhân Việt Kiều đã đi thăm Trường Sa tháng Ba vừa qua và hẹn tôi chuyến đi năm tới .

    Những lời anh kể về chuyến đi ấy vẫn còn làm sống lưng tôi ớn lạnh và cay cay sống mũi nước mắt tắc nghẹn .

    Chính bức hình minh hoạ người quân nhân vừa chào kính vừa rấm rức khóc trong bài viết là một phần lời kể trong lễ truy điệu các anh hùng , tử sĩ, liệt sĩ đồng đội đã hi sinh đẫm máu, tức tửi vì biển đảo quê hương ở Gạcma .

    Điều gây " Lạnh sống lưng " vì giận dữ và đồng cảm là khi Đoàn đến gần các đảo của ta thì luôn có sóng ĐT di động của Vietel , nhưng khi làm lễ Truy Điệu thì đám tầu Hải Giám Trung Quốc lừng lững vây quanh và đột nhiên Vietel mất sóng , tất cả diện thoại di động đều bị gởi tin nhắn bằng tiếng Hoa những lời đe doạ , nhục mạ !!!!

    Người bạn kể tiếp là mặc dù trời gió lộng khá mát mẻ nhưng vị trưởng đoàn vẫn mồ hôi dầm dề trong suốt buổi lễ . Ông đã căng thẳng lo cho Đoàn vì e ngại bọn Trung Quốc nhả đạn bất ngờ vào 200 thường dân của Đoàn .

    Phần còn lại của câu chuyện là việc tàu bè vây các đảo của ta , công sự của Trung Quốc ở Gạc ma luôn áp đảo chúng ta về số lượng và kích thước. Sau cùng là sự hi sinh, gian khổ, căng thẳng , đơn độc của các chiến sĩ Việt Nam và đồng bảo cư trú trên đảo .

    Tuyến đầu biển đảo của chúng ta luôn được giữ bằng máu, mồ hôi và nước mắt của những người con Việt Nam và thân nhân họ qua mọi thời thế để chúng ta còn ngẩng mặt làm người Việt Nam . Người Việt trong và cả ngoài nước vẫn dõi mắt , góp lòng hổ trợ biển đảo , góp sức đấu tranh trên toàn thế giới cho biên cương Việt Nam , lẽ nào lạnh lòng , vô cảm quên chia sẻ , quan tâm????

    Tường Nguyễn

    Trả lờiXóa
  4. tại sao tác giả lại không đưa danh tính của tên này và nơi làm việc của hắn nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bời vì nêu danh tính thì chỉ phê phán được 1 người. Mà bây giờ có quá nhiều "nhà báo trẻ" như thế.

      Xóa
  5. Đâu chẳng vậy, có người tốt và loại thiếu lương tri, cơ hội. Đáng buồn là loại cơ hội lại nhiều quá không kể xiết. Đất Việt này, đâu chẳng thấm đẫm máu của lớp lớp người ngã xuống trong các cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  6. Rất đáng tiếc, với cung cách giáo duc, tuyên truyền, và đặc biệt là do 'một bộ phận không nhỏ' ngày càng đông dần lên, thì những thanh niên loại này, cũng càng ngày càng nhiều lên.
    Cách viết bài của Mai Thanh Hải, cũng là một tiếng chuông báo động cho các đồng chí X, và rất hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là bài của 3/ Trường Giang, PV Báo QĐND và em chỉ đăng lại thôi bác ợ.

      Xóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Rất đáng buồn là hiện nay co nhiều nhà báo khuyết tật về tâm hồn

    Trả lờiXóa