10 tháng 6, 2013

BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI "TRƯỜNG SA VÀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG KHÁNH HÒA" YẾU VỀ KIẾN THỨC?..

Mai Khuê - Sau 1 năm phát động, đã có 28 tác phẩm trong số 788 tác phẩm được trao giải trong cuộc thi này.

Nhưng việc trao giải nhì cho tác phẩm “Nhà giàn DK1” ở thể loại báo viết đã gây tranh cãi vì nhà dàn DK1 không thuộc Trường Sa càng không phải là “biển đảo quê hương Khánh Hòa”.

Trong khuôn khổ các hoạt động Festival biển Nha Trang 2013, chiều 10/6/2013, Ban Tổ chức Cuộc thi tác phẩm báo chí và sáng tác ca khúc về chủ đề “Trường Sa và biển đảo quê hương Khánh Hòa” đã trao giải thưởng cho 28 tác giả và nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải.

Qua 1 năm phát động (từ tháng 4/2012) cuộc thi nhận được 266 tác phẩm báo chí, 522 ca khúc từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và người Việt định cư ở nước ngoài.

Ở thể loại báo chí, hầu hết các giải đều được trao cho thể loại báo hình, trong đó có 1 giải nhất “Trường Sa đất Việt” của nhóm tác giả Minh Chương, Ngọc Hòa (Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa); 1 giải nhì “Ký sự biển đảo” của nhóm tác giả Trần Tuấn Hiệp, Hải Luận (Đài Truyền hình Việt Nam và Báo Biên phòng), 1 giải 3 “Trường sa - Nơi bình minh Tổ quốc” của nhóm tác giả Duy Lam, Ngọc Hòa, Hồng Quang (Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa)…

Cuộc thi đã trao 2 giải cho thể loại báo viết, trong đó tác phẩm báo viết: “Nhà giàn DK1” của tác giả Hoàng Thị Thùy (Báo điện tử VnExpress) đạt giải Nhì.

Đây chính là giải gây nhiều tranh cãi tại sao cuộc thi viết về “Trường Sa và biển đảo quê hương Khánh Hòa” lại cho tác phẩm viết về nhà dàn DK1.

Trong khi đó, về địa giới hành chính, nhà giàn DK1 là thềm lục địa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, không thuộc Trường Sa lại càng không thuộc “biển đảo quê hương Khánh Hòa” như thể lệ cuộc thi.

Ngoài ra BTC còn trao 1 giải khuyến khích cho một tác phẩm khác cũng về nhà giàn DK1.

Trả lời thắc mắc này, ông Lê Xuân Thân – Trưởng Ban tổ chức festival Biển Nha Trang 2013 (mà cuộc thi này là một hoạt động), cũng là người ký các quyết định trao giải cho biết: “Đó là chuyện của Ban Giám khảo, chúng tôi chưa nhận được phản hồi nào, chúng tôi sẽ xem lại…”.

Tác giả Hoàng Thị Thùy, đạt giải nhì với tác phẩm “Nhà dàn DK1” nói: “Nhà dàn không thuộc Trường Sa, em biết thể lệ cuộc có chủ đề rất hẹp “viết về Trường Sa và biển đảo quê hương Khánh Hòa” nhưng em cứ gửi dự thi vì tình yêu biển đảo!”.

Chiều cùng ngày, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (thuộc Bộ TN&MT), giảng viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội nói: “Nhà giàn DK1 là vùng thềm lục địa, thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và không thuộc Trường Sa. Cần phải hiểu và phân biệt rõ ràng về vấn đề này trong tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay”.

Mai Khuê

Ở thể loại sáng tác ca khúc, “Đồng hương Trường Sa của tôi” của tác giả Nguyễn Lê Tâm (Báo Công an nhân dân, TP. Hà Nội) đã đạt giải nhất duy nhất; 2 giải nhì thuộc về ca khúc “Biển chiều Nha Trang” của tác giả Vũ Thiết (Hà Nội), “Thiêng liêng Tổ quốc” của tác giả Phạm Hoàng Long, thơ: Việt Hùng (Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh). BTC cũng trao 4 giải ba và 7 giải khuyến khích cho các tác giả, ca khúc khác.

* Tiêu đề bài viết do MTH đặt, không phải nguyên bản của tác giả.

8 nhận xét:

  1. NHẬN THỨC KÉM VỀ CHÍNH TRỊ? Vâng. Chỉ "mỗi" thế thôi

    Trả lờiXóa
  2. Lại mắc bệnh thổi phồng, chính trị hóa, chụp mũ như cán bộ đảng, cán bộ tuyên giáo rồi. Chỉ là dốt kiến thức địa lý hành chính thôi. Cái gì mà chính trị, chính em ở đây?

    Trả lờiXóa
  3. Nhận thức kém về địa lý một tí thôi , chứ không phải kém về chính trị .
    Bà Rịa Vũng Tàu hay Trường Sa đều là biển đảo của Việt Nam .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhưng bọn 'nước lạ" nó đang mong như thế để biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp,nếu chúng ta đồng ý để kết quả như thế thì t oi toi cụ ạ.

      Xóa
  4. Không chỉ ở giải báo chí mà ở giải ca khúc, BGK cũng hết sức cẩu thả và mơ hồ, trong ca khúc "Đồng hương Trường Sa của tôi" (Lê Tâm-g1) cũng có câu "Biển Đông của tôi" là sai về mặt nhận thức. Biển đông không phải là của cá nhân ai cả, toàn bài g1ca từ vụng về không có sắc thái âm nhạc gây chú ý. Nếu so sánh thì bài giải nhì ( Thiêng liêng Tổ quốc còn hay hơn) Ban giám khảo chỉ có 4-5 ngày để chấm 522 bài, do đó rất cẩu thả, thậm chí không xem, không chấm bài mà chỉ cho điểm 1 số bài ( có thể do gửi gắm BGK), còn lại không chấm ( cả mấy trăm bài không có điểm, như NS Lê Quang chỉ chấm có 26 bài, trong đó vài bài cho điểm 8,9 còn lại bỏ ngỏ không chấm) hoặc cho điểm lấy lệ ( cả mấy trăm bài đề chỉ 5 điểm - như NS Trọng Đài và Phó Đức Phương ). Những bài đạt giải cao nhất suy ra toàn là những tên tuổi quen với BGK. Trong khi đó Ban Tổ chức bỏ ngỏ mặc kệ BGK, bài chỉ chấm 1 lượt cộng điểm và không có chung khảo, không có sự thẩm định chung. Có lẽ đây là chủ đề chung chung và do Ban tổ chức không cần chọn bài hay cho tỉnh cho TSa nên không quan tâm, chỉ tổ chức lấy lệ. Do vậy còn sót rất nhiều ca khúc hay và ý nghĩa hơn những bài đã đạt giải. Một sai lầm nữa của BTC là công bố trước BGK, ca khúc cho phổ biến trước và không cắt phách tên bài, nên dễ gây ra tiêu cực

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn Năc Danh nói sai rùi , tôi được biết tất cả những ca khúc gửi về dự thi " Trường Sa & biển đảo quê hương Khánh Hòa" lúc chấm đều mã hóa xóa tên tác giả, nên không thể biết tên của các tác giả dự thi được . Theo tôi tất cả các cuộc thi ,nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật thì chỉ là Tương Đối & điều đó là bình thường & kết quả của cuộc thi này cũng đã phẩn ánh đúng hiện trạng . Duy chỉ có buổi trao giải búi sùi quá....

      Xóa
    2. Bạn Nặc danh sau mới nói sai. Ca khúc nào cũng có mã số, nhưng chỉ cần tác giả nói tên ca khúc và 1 câu đầu thôi là vị GK được nhờ vả tìm ra ngay. Nếu không tin bạn cứ thử mà xem. Lẽ ra phải cắt cả tên bài ( điều này chỉ làm giảm bớt thôi chứ cũng không triệt để được) và chấm tập trung có sự giám sát của BTC và BTC phải thực sự tìm kiếm bài hát hay cho mình, từ đó cùng chọn với BGK thì mới đạt hiệu quả.

      Xóa
  5. Tổ chức các cuộc thi bây giờ chán lắm

    Trả lờiXóa