1 tháng 5, 2013

GIẢI PHÓNG SÀI GÒN HAY GIẢI PHÓNG TP.HỒ CHÍ MINH?..

Hình ảnh lưu trữ tại Bảo tàng Dệt may Nam Định, với chú thích "Thành phố Dệt trong ngày vui đại thắng". Mình đọc khẩu hiệu đằng sau, toát mồ hôi: Thời điểm 30/4, toàn nghe nói đến sự kiện giải phóng Sài Gòn và mãi hơn 1 năm sau, ngày 02/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam mới thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chả lẽ mãi hơn 1 năm sau, công nhân Dệt Nam Định mới biết đến sự kiện này, hay là họ "diễn lại" cảnh mừng chiến thắng, hoặc tất cả họ là Quốc hội, "hoạch định" sẵn tên phố, trước khi họp?.. (Nguồn hình: Việt Thắng Lê FB)

8 nhận xét:

  1. Bạn ơi! Cắc cơ chi cho mệt. Cái nước mình thì nó vẫn vậy, có bao giờ nghiêm túc được đâu. Lúc nào cũng như trò đùa ấy mà.

    Trả lờiXóa
  2. Từ khi ông cụ còn sống tw đã định tên tp là dư vậy rồi mà.

    Trả lờiXóa
  3. Hồi còn đi học phổ thông những năm 70 , tôi đã nghe chuyện Saigon là thành phố mang tên bác . Đại để ( hình như) khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ ở Nam Bộ thì có đoàn cán bộ miền Nam đề nghị gọi Saigon là tp HCM...các bác coi lại có đúng ko ?

    Trả lờiXóa
  4. Trả lời
    1. He he .. Comment của bạn mới nói đúng lý do làm cho MTH “toát mồ hôi” .. Khi được giải phóng vào cuối tháng 4.1975, TPHCM bi giờ vẫn còn mang tên là SG .. Vì vậy, khi cơ quan ngôn luận của Thành ủy TPHCM ra số đầu tiên một vài ngày sau đó đã được mang tên là báo SGGP và cái tên đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay !!!

      Dzậy thì, nếu cái khẩu hiệu trong tấm ảnh ghi là “TPHCM được hoàn toàn giải phóng” và được nhiệt liệt hoan hô thì lúc đó ai giải phóng thành phố mang tên Bác dzậy ?? Cái hớ hênh trong tấm băng rôn là ở chổ này ..

      Xóa
  5. MTH làm báo mà ngây ngô thật hay ngây ngô giả vậy? Từ 1954, Tố Hữu viết " Ta đi tới" đã định danh " Ai vô thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng". Từ đó, cái tên này đã đi vào sách vở, được dùng quen trước khi Quốc hội thống nhất đătỵ tên rất lâu.Đừng bắt chước mấy ông " dân chủ" thích tầm chương trích cú, bới bèo ra bọ chọc ngoáy vớ vẩn. Tiểu nhân lắm.Người tử tế, có tâm, có tầm muốn phản biện xã hội phải nhìn rộng, nói những điều đáng nói. Xin lỗi! Vì quý Hải mà nói như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác cho rằng “Từ 1954, Tố Hữu viết " Ta đi tới" đã định danh " Ai vô thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng". Từ đó, cái tên này đã đi vào sách vở, được dùng quen trước khi Quốc hội thống nhất đăt tên rất lâu..” Dzậy, xin được hỏi Tố Hữu được quyền định danh đó thay cho Quốc hội từ khi nào dzậy ???

      Trước tháng 07.1976, người ta có thể gọi SG bằng TPHCM trong các tác phẩm văn chương với ý nghĩa thân thương và nổi khao khát được gọi như thế nhưng trong mục đích tuyên truyền chính trị đòi hỏi tính chính xác thì không được phép … Bác có phận biệt được sự khác nhau này không ???

      Nếu không muốn để “mấy ông " dân chủ" thích tầm chương trích cú, bới bèo ra bọ chọc ngoáy vớ vẩn. “ thì ta đừng cho họ cái cơ hội đó … Bác đồng ý không

      Xóa
  6. Bạn đọc bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu cũng nói tên TP HCM.
    Ai đi Nam Bộ
    Tiền Giang, Hậu Giang
    Ai vô thành phố
    Hồ Chí Minh
    Rực rỡ tên vàng. ...
    Như vậy tên TP HCM đã có từ thời kháng chiến chống Pháp rồi.

    Trả lờiXóa