23 tháng 6, 2011

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG FAVORIT CỦA QĐNDVN

Xe Bệ giá phóng của Hệ thống
Mai Thanh Hải Blog - "Hệ thống S-300PMU1+++ cùng khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E của Việt Nam đang được nâng cấp theo chuẩn của hệ thống phòng không Favorit. Đoàn tên lửa 61 (Đoàn S) ở Hà Nội và Đoàn tên lửa 93 ở TP.HCM chính là các khung của Favorit. Biên chế của Đoàn S là cấp Lữ đoàn Tên lửa phòng không cơ động chiến lược (tương tự Lữ phòng không hỗn hợp 236 hay 255 trước đây)" - Đó là tiết lộ về hệ thống khí tài phòng không hiện đại của Quân đội ta trên trang Quân sử Việt Nam, nhằm giới thiệu sức mạnh, khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của QĐNDVN.

Xin trân trọng giới thiệu.
--------------------------

HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM XA FAVORIT

Chuyển trạng thái chuẩn bị chiến đấu
Nhiệm vụ:

Hệ thống tên lửa phòng không Favorit được thiết kế để bảo vệ hiệu quả các mục tiêu quân sự, chính trị và lực lượng chiến đấu trọng yếu, chống lại mọi cuộc tập kích đường không, do lực lượng máy bay chiến đấu và các loại tên lửa hành trình chiến lược, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến thuật-chiến dịch, tên lửa đường đạn hoạt động trong tầng khí quyển và các loại vũ khí tấn công đường không khác của đối phương, tiến hành trong các tình huống chiến đấu phức tạp và có chế áp điện tử mạnh.

Hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh Favorit, là loại vũ khí phòng không tầm xa, cấu thành từ Tổ hợp các khí tài chiến đấu và phục vụ chiến đấu gồm: Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 cùng toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2, hay S-300PMU1+++, sử dụng các loại đạn tên lửa 48N6E2 và 48N6E, hoặc các đạn tên lửa 5V55R và 5V55K.
Xe Đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV

Nhờ ứng dụng các khí tài kết nối tiên tiến, tương thích với các hệ thống nhận diện bảo mật mặt đất và khí tài thông tin liên lạc, của các cấp chỉ huy chiến đấu, Hệ thống tên lửa phòng không Favorit có khả năng thích ứng và hoà nhập nhanh chóng, với hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến phòng không hiện hữu và phối hợp chiến đấu, với các hệ thống tên lửa phòng không đời cũ (như S-75, S-125 và S-200) trong thế trận phòng không của quốc gia bất kỳ.

Hệ thống S-300PMU1+++ cùng khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E của Việt Nam, đang được nâng cấp theo chuẩn của hệ thống phòng không Favorit. Đoàn Tên lửa 61 (Đoàn S) ở Hà Nội và Đoàn Tên lửa 93 ở TP. HCM chính là các khung của Favorit. Biên chế của Đoàn S là cấp Lữ đoàn Tên lửa phòng không cơ động chiến lược (tương tự Lữ phòng không hỗn hợp 236 hay 255 trước đây).
Xe Đài chiếu bắn (điều khiển) 30N6EV

Trong tương lai gần (khoảng 2015), mỗi Lữ đoàn này sẽ được trang bị tới 2 hoặc 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1+++. Hệ thống phòng không Favorit có tính chất phòng không cơ động, biên chế cấp Lữ đoàn, gồm 6 Tiểu đoàn Hỏa lực, 1 Tiểu đoàn Sở chỉ huy và 1 Tiểu đoàn Kỹ thuật.

Việt Nam trước đã mua 2 tổ hợp S-300PMU1++ để vận hành thử, nay đặt mua thêm 2-4 Tiểu đoàn mới, cùng khí tài chỉ huy và nâng cấp 2 Tiểu đoàn trước đây. Như vậy, nếu kể cả 2-4 Tiểu đoàn mới mua, thì ta có già nửa biên chế Lữ phòng không cơ động Favorit.

Trong thời gian tới, các Tiểu đoàn S-300PMU2 (cả mới mua lẫn nâng cấp này), có thể được biên chế phía Bắc 2 Tiểu đoàn thuộc Sư 361 và 363 (trục Hà Nội - Thanh Hoá); miền Trung 1 Tiểu đoàn thuộc Sư 375 (trục Huế-Đà Nẵng); phía Nam 1 Tiểu đoàn thuộc Sư 367 (trục Đồng Nai-Vũng Tàu).
Xe Bệ giá phóng

Trong thời bình, các Tiểu đoàn này được phân về các Sư đoàn Phòng không để làm lực lượng nòng cốt bảo vệ mục tiêu cố định. Khi có biến, thì tùy hướng mà các Tiểu đoàn này được huy động trong đội hình Lữ phòng không cơ động trực thuộc BTL Quân chủng.

Tương lai, ta có thể mua đủ 2 hệ thống Favorit cho phía Bắc và phía Nam, để làm lực lượng phòng không dự bị và cơ động chiến lược.


Cấu hình:

Hệ thống Favorit bao gồm: 1 Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và tối đa 6 Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 hay S-300PMU1+++.

Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 gồm các khí tài:

• Xe chỉ huy 54K6E2;
• Xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2;
• Các khí tài phục vụ chiến đấu;
• Khí tài phối thuộc khác.

Cấu hình cơ bản của mỗi tổ hợp S-300PMU2 bao gồm: Bộ khí tài chiến đấu, bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và các khí tài phối thuộc khác.
Hệ thống Khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6EV

Bộ khí tài chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:

• Một đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6EV;
• Không quá 12 xe mang phóng tự hành (loại xe mang phóng tự hành 5P85SE hoặc loại xe mang phóng tự hành có đầu kéo 5P85TE), mỗi xe mang 4 đạn tên lửa;
• Các đạn tên lửa phòng không loại 48N6E2, 48N6E (5V55R, 5V55K);
• Một xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2.

Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu của tổ hợp S-300PMU1+++ gồm:

• Bộ khí tài lưu giữ, chuyên chở và bảo đảm chiến đấu cho đạn tên lửa 82Ts6E2 (gồm xe chở thùng đạn 5T58E2, xe gá thùng đạn 22T6E2 cùng các trang thiết bị phụ trợ khác);
• Thùng chứa mô hình cắt nguyên cỡ của đạn 48N6E2.GVM và đạn huấn luyện 48N6E2UD;
• Bộ linh kiện thay thế cho các khí tài của tổ hợp S-300PMU1+++ và tài liệu hướng dẫn vận hành;
• Khối máy biến áp dùng nguồn điện lưới cung cấp cho các xe mang phóng và đài dẫn bắn.
Xe Trinh sát trận địa 1T12-2M-2

Bộ khí tài phối thuộc của tổ hợp S-300PMU1 gồm:

• Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6EV
• Xe đài nhìn vòng bắt thấp 76N6V (sẽ được trang bị);
• Xe tháp anten 40V6M (sẽ được trang bị);
• Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa.

Hệ thống tên lửa phòng không Favorit có thể được cung cấp kèm theo bộ khí tài mô phỏng chiến đấu ALTEK-300, nhằm phục vụ huấn luyện các kíp trắc thủ vận hành hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E2 và bộ khí tài chiến đấu của hệ thống tên lửa S-300PMU2.
Thông số kỹ thuật cơ bản:

Cự ly phát hiện mục tiêu (km): 300
Số mục tiêu có thể phát hiện cùng lúc (mục tiêu): tới 300
Số mục tiêu có thể bám sát tự động cùng lúc (mục tiêu) tới 100.

Tầm bắn hiệu quả (km):
- Mục tiêu bay (tối thiểu – tối đa): 3 – 200
- Mục tiêu đường đạn (tối thiểu -  tối đa): 5 – 40

Độ cao tác xạ tối thiểu/tối đa (km): 0,01/27
Tốc độ tối đa của mục tiêu (m/giây): 2.800.

Số mục tiêu có thể bị dẫn bắn cùng lúc (mục tiêu): tới 36
Số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc (đạn tên lửa): tới 72.
Thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao (giây): 7 – 11
Thời gian chuyển trạng thái từ chế độ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu (phút): 5

Thông tin thêm:

Hệ thống tên lửa phòng không có sử dụng các tổ hợp S-300PMU1, cùng các khí tài bảo đảm/phục vụ chiến đấu đồng bộ khác, được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Volkhov M6-M.

Trong khi hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU2 cùng các khí tài đồng bộ khác, được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Favorit, hoặc hệ thống sử dụng các tổ hợp S-300PMU3, được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không Triumf.

Giữa S-300P (cho hệ thống phòng không quốc gia) và S-300V (cho hệ thống phòng không lục quân) thì: S-300P chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất tĩnh (dân sự, chính trị), trước vũ khí tấn công đường không (như máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn hay á đường đạn kiểu Iskander hoặc các loại đạn pháo phản lực có/không điều khiển).

S-300V chủ yếu bảo vệ các mục tiêu có tính chất động, như các đội hình chiến đấu hay nơi tập kết binh vật lực ngoài chiến trường, trước vũ khí tấn công đường không và không gian, như tên lửa đường đạn cấp chiến thuật hay chiến thuật chiến dịch (còn gọi là tên lửa đường đạn chiến trường)...

Tính chất mục tiêu bảo vệ, tính chất vũ khí tiến công và môi trường phòng không quyết định sự khác biệt tiếp cận hệ thống giữa S-300P và S-300V.

12 nhận xét:

  1. Đọc bài thấy vui và yên tâm nhiều. Hum qua anh bạn mình có nói câu: chuyện đâu có đó, quả cũng có lý. VN tuy là tiểu quốc nhưng sức mạnh quân sự cũng như tinh thần chiến đấu bấy lâu có bao giờ ko là number one đâu.

    Trả lờiXóa
  2. Nghe có vẻ hay a Hải, nhưng thực tế S300 chưa từng tham chiến bao giờ. Thôi mua S400 cho chắc.

    Trả lờiXóa
  3. hehe nhìn thấy là muốn bấm nút quá!tớ mà được làm TBT á chắc chắn là tớ sẽ mua luôn một hạm đội và sắm vài chục em F35 cộng thêm vài lữ S400 và sau đó....xét công lao của đồng chí Mai Thanh Hải với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc quyết định tặng 01 biệt thự tại khu nghỉ dưỡng đảo Hải Nam .

    Trả lờiXóa
  4. Nhà thơ Tố Hữu hỏi "Việt Nam ơi, máu và hoa ấy
    Có đủ mai sau, thắm những ngày?" (Việt nam máu và hoa-http://tohuu.wordpress.com/2008/03/01/cac-t%E1%BA%ADp-th%C6%A1-t%E1%BB%91-h%E1%BB%AFu-mau-va-hoa/).
    Tay Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu nói đại ý VN ko thiếu xương máu chỉ thiếu súng đạn, tay này sai rồi bác Hải nhỉ. súng đạn VN cũng ko bao giờ thiếu.

    Trả lờiXóa
  5. Chiến thuật "chiến tranh nhân dân" đã áp dụng tốt ở 2 cuộc chiến chống Pháp và Mỹ. Tuy nhiên trên biển thì không được thành công bằng trên đất liền vì biển thì rộng, nhân dân trên biển thì ... không có. Hồi trước đội tàu không số của chúng ta đi trên biển (đường mòn Hồ Chí Minh trên biển) toàn xác định 50-50. Hoặc đến đích, hoặc cảm tử luôn chứ rất ít tàu bị phát hiện mà vẫn đến đích.
    Bây giờ, các nhà quân sự của ta chắc cũng sẽ có chiến thuật để gắn sức mạnh của nhân dân ta trên biển bằng nhiều cách nhưng mình thấy nổi bật là: hoặc hiện đại hẳn (đặc biệt có nhiều hỏa tiễn) hoặc tầm tầm (nếu cần thì cảm tử luôn). Với đội quân số lượng hùng hậu của TQ thì phải như thế chứ "sắm" toàn hàng "xịn" thì nước ta khó có tiềm lực đó.
    Thực ra quân đội nhân dân VN là đối thủ đáng gờm của mọi quân đội trên thế giới chứ không phải đùa đâu. Nhưng thông tin về quân sự bí mật thôi. Bí mật quân sự là một trong những yếu tố quyết định thành công của quân đội NDVN nói riêng và dân tộc nói chung. Chưa kể đến đội ngũ tình báo của VN cũng thuộc dạng thượng thừa chứ không phải vừa. Thực ra việc lấy lại Hoàng Sa đối với quân đội VN là không khó nhưng làm thế mang tiếng lắm - tầm 5 tiếng là xong (mình đã nghe lời tâm sự này của 1 chuyên gia cao cấp của Hải quân VN). Cao thủ của nghệ thuật Quân sự (và chính trị) là phải bắt kẻ thù trả lại mà tâm phục khẩu phục (nhưng có thể mất thời gian).
    Hiện tại, tầm cao chiến lược của VN về vấn đề Biển Đông đang đi đúng hướng và gặt hái không ít kết quả khả quan (mà chủ yếu bằng ngoại giao), đây là kết quả đáng mừng.
    Tuy vậy, trước một kẻ thủ truyền kiếp và hiếu chiến sặc mùi bành trướng + đại Hán, Dân tộc ta quyết không sợ. Lịch sử đã chứng minh như vậy và bây giờ, thế hệ chúng ta cũng sẽ như thế.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đề nghị truy thu toàn bộ số tiền của Vinashin về để mua vũ khí phòng thủ đất nước ,đảm bảo bọn Tàu đến 100 năm nữa cũng không dám gây sự với VN

    Trả lờiXóa
  7. To Viết Huy: Đoạn này của bác đúng là chém gió vãi linh hồn (bác hoặc người kể cho bác):" Thực ra việc lấy lại Hoàng Sa đối với quân đội VN là không khó nhưng làm thế mang tiếng lắm - tầm 5 tiếng là xong (mình đã nghe lời tâm sự này của 1 chuyên gia cao cấp của Hải quân VN). Cao thủ của nghệ thuật Quân sự (và chính trị) là phải bắt kẻ thù trả lại mà tâm phục khẩu phục (nhưng có thể mất thời gian). "
    Bác xem thử Hoàng Sa với Hải Nam và VN thì gần cái nào hơn. Bác nên nhớ Hải Nam có căn cứ Hải Quân cực lớn của Tàu khựa. Nên nếu mình có động tĩnh gì thì cũng không qua đc mắt của nó.
    Do đó bảo rằng dùng sức mạnh mà lấy đc trong 5 tiếng đồng hồ thì đúng là ngủ mơ.
    Còn nghĩ rằng chờ nó tự bưng HSa trả lại thì hết điều để nói với bác.

    Trả lờiXóa
  8. Còn nghĩ rằng chờ nó tự bưng HSa trả lại thì hết điều để nói với bác. --------------------------------------------------Có đấy bác à nếu Ta đổi tên thành TỈNH QUẢNG NAM

    Trả lờiXóa
  9. To bạn Nặc danh (gì mà phải giấu tên thế. hihihi): Thế theo bạn thì Hoàng Sa là mất vĩnh viễn àh? Sao lại bi quan thế cho nhụt nhuệ khí nam nhi ra (cứ nói lẽ sẽ lấy được nhưng mất thời gian đi có phải hay không?)
    Lý thuyết là họ mạnh hơn nhưng "mạnh chưa chắc đã thằng" thế mới gọi là nghệ thuật quân sự (cứ xem lại sự chênh lệch về quân sự của quân đội ta so với Mỹ + Ngụy thời đánh Mỹ là biết). Lý thuyết thì xe tăng của Bắc Việt không thể đâm cổng dinh độc lập nhưng nó đã xảy ra. Lý thuyết là không thể có tàu chở hàng của Bắc Việt chở súng đạn vào Nam thế nhưng nó vẫn xảy ra, lý thuyết là SamII không thể hạ được B52 nhưng ta cũng thịt được gần 80 chú (?),.....
    Việc chiếm lại Hoàng Sa là trong tầm tay của quân đội NĐND Việt Nam (chắc chắn đấy) nhưng giữ được nó là không thể (ý thứ 2 của chuyên gia Hải quân mà post truoc mình không nói ra)

    Trả lờiXóa
  10. Vũ khí gì đi nữa nhưng lòng người sợ hãi, không có ý quyết chiến thì cũng vứt đi.

    Trả lờiXóa
  11. Chào anh Hải minh đã tìm hiểu rất nhiều thông tin quân sự của việt nam. một lần lên mạng mình cố tìm đọc một thông tin nào đó. Hôm nay ghé qua blog của anh minh lại hiểu rõ hơn về tiềm lực quân sự của nước nhà. chúng ta có truyền thống dựng nước và giữ nước từ lâu đời tất cả mọi người dân thề hy sinh tất cả để bảo vệ tổ quốc giang sơn thêm vào với khí tài quân sự tiên tiến chắc chắn không có kẻ thù nào đánh chiếm được tổ quốc ta.
    anh cho em hỏi nha. VN minh liệu đã có hạm đội tàu ngầm chưa? em chỉ biết TT Nguyễn Tấn Dũng vừa ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm killo nhung phải đến 2013 mới có chiếc đầu tiên. Hiện tại minh có 2 chiếc mini mua của triều tiên thôi. nhưng chẳng thấy hình ảnh trên mạng. Minh mong sao kinh tế nước ta ngày một phát triển để chúng ta hiện đại háo quân sự đặc biệt là hải quân và không quân để bọn tàu khựa không còn hóng hách.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta có hệ thống tên lửa này quả vui, tuy nhiên nếu bạn nghĩ kỹ thì buồn lắm. Vì sao vây? Đơn giản chúng ta mua nghiên cứu để làm ra nó thì tốt. Còn khi mua thì bị hạn chế đầu đạn rồi, chiến tranh xảy ra chẳng lẽ phóng mấy quả tên lửa là thắng sao? Mua mang về liệu kịp không? có tiền không? Nhiều khi đối phương đàm phán làm ta mua cũng chẳng được nữa vậy thì lúc đó S300 cũng chỉ là đống sắt thôi. Khi tôi viết thế này, bản thân cũng thấy vô ích quá, muốn làm cái gì đó cho đất nước mà thông minh thì kém cỏi, tuổi cũng lớn, cũng thời mải mê học song chẳng đâu vào đâu cả, chỉ có một mớ lý thuyết thiếu thực tế. Tôi biết bản thân vây. nhưng không biêt làm thế nào hơn. Tôi mong các bạn trẻ cố gắng hơn, thăm gia nghiên cứu khoa học nhiều hơn để có các nhà khoa học cho đất nước. các bạn làm việc thực tế hơn đừng giống thế hệ đang đi chỉ giỏi lý thuyết, học thật nhiêu nhân văn mà thấy thiếu nhân văn chỉ cãi nhau lộn, rồi vỗ ngực tự nhận mình giỏi buồn lắm.

      Xóa