9 tháng 3, 2013

14/3/1988: ĐƯỢC MÍT TINH, ĐƯỢC TƯỞNG NIỆM


Mai Thanh Hải - Ngày 14/3 tới đây, đúng ngày chúng mình ngược Hà Giang, mang đồ ấm - đồ no gần 500 đứa học sinh miền biên giới.

Một ngày sẽ đầy bất ngờ - bỏ ích với nhiều bạn Tình nguyện viên trong Đoàn, mới biết và lần đầu tiên biết đến khái niệm biên giới - biên cương.

Thế nhưng cũng ngày ấy, có 64 bát hương trên bàn thờ Liệt sĩ cháy đỏ và hương hồn của 64 người lính, đã chìm xác xuống lòng biển Cô Lin - Gạc Ma (Trường Sa) cách đúng 25 năm, bởi lưỡi lê - đạn nhọn của lính Trung Quốc, sẽ lại quay quắt tìm đường về nhà.

Những ngày ấy cách đây 25 năm, cả nước sục sôi trong tiếng thét đòi trả máu, quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc và tâm trí mình, vẫn còn vang vọng tiếng cô phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam, đọc chậm trong nước mắt, tên những người lính ngã xuống và đanh thép từng câu chữ trong công hàm phản đối của Bộ Ngoại giao, Nước CHXHCNVN.

Thế nhưng, sau những ngày ấy, là gì?..
Sự im lặng có thể được hiểu là "vì đại cục chung", nhưng đối với lịch sử đó là sự quên lãng và với hương hồn người chết, đó là sự quay lưng, nhiều hơn vô vọng...

Với mình, chỉ mong ngày 14/3/2013 này, ai có ngang qua Cam Ranh thì dừng lại trước tượng đài Việt - Nga ngay cổng sân bay Cam Ranh, vào thắp hương và đọc tên những người đã ngã xuống, đúng ngày 14/3/1988 của 25 năm trước, cũng mãn nguyện lắm rồi...
-------------------------------------------------------------------------------------

(Nguồn: Một số hình của tác giả Nguyễn Viết THái)

5 nhận xét:

  1. Trần Khoa Thuấn07:15:00 10 thg 3, 2013

    Hải ơi, sửa lại là 25 năm trước nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Tháng 3 năm 1979, bọn Tàu - ăn - cướp buộc phải tuyên bố rút(cút) khỏi nước ta. Mình còn nhớ như in lời hát của nghệ sĩ Tiến Thành da diết buồn: Ngày anh đưa em về, núi rừng còn xanh quá. Những chiếc cầu giặc (Tàu) phá, những nếp nhà còn vương khói chơ vơ...Những thương binh nằm nghe em hát, nhớ một ngày chào mế noọng ra đi... Giặc chạy rồi thơm chín một mùa lê.
    Tháng 3 năm 1988, giặc Tàu - ăn - cướp đã nhẫn tâm tà sát những người lính trên đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Trước đó những năm 86,87 và sau đó 89 bọn ăn cướp còn hoành hành trên khắp giải biên giới phía Bắc. Ai có thể quyên những năm tháng đạn pháo của quân ăn cướp dội xuống khắp vùng cửa khẩu Thanh Thủy và thỉnh thoáng còn rơi vào tận thị xã (thành phố) Hà Giang. Biết bao người lính đã ngã xuống trong trận chiến khốc liệt này?
    Vâng, vì đại cục hay tiểu cục gì đấy mà những sự kiện trên cứ bị các phương tiện truyền thông (chính thống) lãng quên, lãng quên đến mức không thể chịu đựng được, lãng quên một cách có chủ ý, có bài bản và cứ như được chỉ đạo từ chính... bọn ăn cướp bên kia biên giới.
    Lịch sử chỉ có một. Nhưng viết lịch sử thì sẽ có nhiều.
    Những người chết bởi bọn ăn cướp, những người dân bị bọn ăn cướp hăm dọa hù dọa hàng ngày dứt khoát sẽ viết lại lịch sử. Và khi ấy, người dân cũng sẽ không quên cái sự lãng quên ô nhục kia đâu.
    Chúng ta hãy chờ xem. Lịch sử vốn công bằng.

    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ dẫu có vì đại cục, nhưng chắc chắn trong tương lai gần bọn Tàu nó cũng lại choảng mình để cướp tiếp cho mà xem. Không thể thiếu cảnh giác với dã tâm của chúng được. Phải nhắc nhở con em chúng ta hàng ngày để khỏi bị bất ngờ!

    Trả lờiXóa
  4. Cách đây 25 năm thì được "tụ tập đông người" để biểu thị lòng yêu nước còn bây giờ thì bị dẹp. Dân chủ giật lùi à?

    Trả lờiXóa
  5. nhìn những hỉnh ảnh các anh, các bác, các chú hồi đó gầy quá, ai nấy gầy đen nhỏ nhắn ... từ đó suy ra cuộc sống cực kỳ khó khăn, gần như bần cùng. Thằng Tàu nó nắm thời cơ rất tốt, khi nào VN khó khăn nhất, nó đánh, nó cướp!!!

    Trả lờiXóa