5 tháng 2, 2012

TRONG TRƯỜNG BÁO CHÍ, NGƯỜI TA ĐANG DẠY CÁI QUÁI GÌ

Thu Hồng - "Bây giờ trình độ Phóng viên, cũng như của Tổng Biên tập các Báo, ở mức kém không thể hơn được nữa" - Mình khoái câu này của blogger Giao quá. Chép về dù nó cũng chả đặc sắc gì so với hàng nghìn, hàng vạn câu, từ chê bai tới chửi bới sự dốt nát vô đối, của bọn Nhà báo bây giờ.

Tiếp nhận cả chục sinh viên đến thực tập, phát chán không buồn nghĩ: Trong trường Báo chí, người ta đang dạy cái quái gì, để ra lứa phế thải đến thế này?.

Chưa nói tới kiến thức gì cao xa, mình nói đơn giản như chuyện đi máy bay thôi.

Nếu đọc những gì các báo mạng viết, thì có thể khẳng định cả cái Tòa soạn ấy chưa từng đi bằng phương tiện này bao giờ.

Bởi đơn giản nhất như cái cửa thoát hiểm. Theo chỉ dẫn ghi công khai, tối thiểu phải 3 động tác, trong đó có 2 động tác mạnh, mới có thể bung ra được. Trong các chuyến bay quốc tế, những người không đủ sức khỏe như già yếu, trẻ em, không được ngồi ở hàng ghế có cửa thoát hiểm.

Vậy nhưng các Báo nhà ta (không ít lần mới kinh), tường thuật y sì lời mấy thằng mất dạy là "chỉ  vô tình bấm nhầm mỗi 1 cái nút là cửa nẻo văng ra". Cái đợt ầm ào bênh vực ông Võ sư Khương cũng vậy.

Luật Hàng không Mỹ xếp tất cả các hành động, hay lời nói không tuân thủ Tiếp viên trong các chỉ dẫn an toàn bay, vào tội đe dọa an toàn sống người khác. Nếu biết nơi mà chữ "sống" được đề cao tuyệt đối, thì  sẽ đoán ra mức phạt này cao thế nào.

Heyzaa!. Khen shit Mỹ cả ngày chưa hết thơm. Vậy bọn Nhà báo tương lai Mỹ, được học những gì trong trường?.

Trước tiên là về kĩ thuật của các thể loại Báo hình, báo nói, báo viết là thuần thục. Ví dụ như trong Studio thực hành môn Báo hình, sinh viên năm thứ 3 phải điều khiển không một lỗi máy quay, mix âm thanh, điều chỉnh chính xác đến từng li 48 cái đèn trên đầu hay, một lô xích xông các máy móc phương tiện nghiệp vụ khác.
Chương trình về kiến thức xã hội cực kì nặng. Triết học, Văn học nghệ thuật, Các xu hướng chính trị thế giới, Phong tục tập quán của các vùng lãnh thổ…

Ngoài giờ trên lớp, thường thường sinh viên phải tự học thêm từ 2 đến 3 tiếng/ngày. Mùa thi, 2 giờ sáng trong thư viện trường còn đông nghẹt sinh viên học bài.

Ngoài ra, tuy không được tính điểm nhưng được đánh thêm dấu cộng lợi thế khi tham gia các hoạt động như thể thao, đàn ca hát xướng, từ thiện…và đặc biệt làm cộng tác viên cho các Báo đài. Trong hay ngoài trường đều được tính như nhau.

Mỹ không có Luật Báo chí, nhưng tất cả những chế tài từ các Bộ luật liên quan đến Báo chí, đều bắt buộc phải học...
---------------------------------------------------
* Tít bài viết do MTH đặt lại, không phải tít nguyên bản của tác giả Thu Hồng.
* Hình ảnh bán báo tại miền Nam, trước 1975 và Hà Nội, trước 1986 chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

12 nhận xét:

  1. Báo chí cũng nằm trong tình trạng chung của GD và ĐT chứ làm sao mà tách riêng được.Đã xuống cấp cả hệ thống thì nó cũng xuống cấp theo mừ.Như cái bè rau muống giữa đầm thôi

    Trả lờiXóa
  2. Nói chuyện này thì cả năm không hết, bên tôi nhận nhân viên tốt nghiệp cao đẳng GTVT về ,mà bảo nhẩm 11x12 hết 3 phút đưa đáp số sai. Học ngành kỹ thuật còn vậy thì sv báo chí chắc cũng thế thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng rồi. Em thấy sinh viên báo chí ngày nay ngu lắm. E vừa rồi cũng nhận 3 đứa làm đệ tử kèm cặp. 1 thằng học lớp ảnh - khoa báo chí của Học viện Tuyên truyền. Thằng này ngu lắm, chụp ảnh cũng ko biết chụp. Bao nhiêu lần, toàn hỏng việc. Tệ đến nỗi, đi chụp ảnh đám cưới còn ko biết chụp. Nói nó, nó lại bảo e dùng potoshop chỉnh là được ngay. Viết bài thì dở ẹc. Câu cú linh tinh, chấm phảy ko có, viết quy chụp, nghe lời ng ta nói nhưng ko biết tách để mà viết... Đứa thứ 2 là con gái. Con này chỉ muốn nhanh nhanh lên gường, nghiệp vụ chỉ là thứ phụ. Một thằng nữa, quê Thanh Hoá, cũng trong tình trạng "ma cô" gọi bằng cụ. Ôi, nhớ thời mình đi giúp viêc cho các bác...

    Trả lờiXóa
  4. Ngu dân mới dễ sai bảo. Các cụ nói cấm có sai. Sinh viên báo chí cũng vậy thôi. Thầy giáo chúng nó, cả đời có viết được bài báo điều tra nào đâu, có bài phóng sự ra hồn nào đâu... Thì lên bục giảng làm sao có khả năng nói được, thực tế, mấy thằng "quan báo, thầy báo" đó chỉ nói phét là giỏi thôi. E thỉnh thoảng dạy nghề cho mấy thằng sinh viên học báo chí của mấy trường như Đại học KHXH & NV, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Cao đẳng PT & TH ở Hà Nam và Thường Tín. Trời ơi, cho chúng nó đi theo mà phát nhục và xấu hổ, các bác ạ. Mình phỏng vấn bà con nhân dân, hàng chục người đang cần mình chia sẻ thì thằng "đệ tử" ngồi bênh cạnh, kẹo cao su nhai nhồm nhoài, cười nói bỗ bã và vô duyên, thuốc lá đốt như bát nhang. Lúc đó, tôi chỉ muốn đấm vào mặt nó một phát. Nghiệp vụ thì ngu vãi, cái cần hỏi, cần viết thì nó không làm. Dường như chúng nó chỉ biết liệt kê, kể lể, không có quan điểm cá nhân, thể hiện bản lĩnh chính trị. Có lần tôi lại dạy 1 thằng khác, thăng này thì chỉ luôn thích ton hót, nịnh bợ quan chức, đi cùng mình, hắn quen biết được, sau đó một thời gian lại thấy nó quay lại gặp mấy thằng đó xin viết chân dung... Ôi, sự nghiệp 12 năm cầm bút của tôi nhiều lần chỉ muốn bỏ nghề vì thấy nhà báo bây giờ phần đa là hèn. 15 ngàn cái thẻ đó, may ra có khoảng 500 thẻ, chủ nhân của nó còn thực sự là còn vì nhân dân, vì chính nghĩa hoặ còn chút lương tâm con người, còn 14.500 thẻ, chủ yếu dựa vào danh tiếng của tờ báo để kiểm ăn thôi. Giai thì đi doạ nạt, chăn dắt. Gái thì lả lơi, đĩ thoã...

    Trả lờiXóa
  5. Thầy nào trò ấy thôi mà, than cái nỗi gì!

    Trả lờiXóa
  6. Nói thì động chạm các anh làm báo chứ nói thật giới phóng viên trẻ làm chúng tôi đâm nghi ngờ hết thảy những người cầm bút. Phóng viên gì mà kiến thức thì nông năng lực thì kém vậy mà cứ hãnh tiến, thật khổ!
    Cách đây không lâu có phóng viên đến gạ gẫm cơ quan tôi viết bài kiểu tự quảng cáo, sau khi viết xong thật là... ôi thôi! Dùng từ thì sai, viết câu thì trật ngữ pháp, nội dung thì không bám sát chủ đề, câu nọ đọ câu kia lộn tùng phèo! Báo chí đấy! Phóng viên đấy! Mà toàn là những người có bằng chứng nhận cử nhân báo chí và có thẻ phóng viên cả đấy nhé!
    Tủi cho báo chí cách mạng thời nay làm sao các bác ạ!

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Chí Thành08:08:00 6 thg 2, 2012

    Phụ trách đào đào chạy đi chạy lại, chạy lên chạy xuống trên bộ mới xin được chỉ tiêu cho các ngành học của trường, mà xin được rồi thì phải tuyển cho đủ chỉ tiêu nếu không đủ chỉ tiêu thì hạ chuẩn cho đủ chỉ tiêu chứ không sang năm bộ căt kinh phí thì hỏng hết kế hoạch nên chuyện này vẫn thường xảy ra ở huyện mà

    Trả lờiXóa
  8. ÔI giời ở cơ quan tôi thi tuyển các kỹ sư vào, 10 người thì có tới 9 là dạng COCC, mà dạng này cũng đâu chỉ thi xuông đâu, cũng có giá cả rõ ràng cả.
    Khi vào làm thì chẳng biết tí gì ,tin học ọ ẹ, làm một báo cáo công việc cũng không xong! Chán ơi là chán, chuên môn lại càng tệ thế mà năm nào cũng LĐTT 2 lần còn chuẩn bị học cảm tình nữa. Hết chịu nổi.
    nguyenmucar

    Trả lờiXóa
  9. Các bác chê sinh viên thực tập e tội cho họ quá, sao các bác không xem mấy ông cán bộ công tác mấy chục năm sắp về hưu rồi mà còn làm việc không đâu vào đâu đầy ngoài xã hội kìa. Từ quan cao cấp cho đến anh trưởng phòng, kiến thức cơ bản còn phải học lại nữa mà...

    Trả lờiXóa
  10. Dạy SV cách moi tiền bố mẹ và ra trường moi tiền thiên hạ

    Trả lờiXóa
  11. Trường Báo chí, dạy cái quái gì cho tốn cơm, vì ở ta giờ có nhiều người đọc báo đâu!

    Trả lờiXóa
  12. Các bạn nói chuyện nhà báo đời nay qua hay!! Đáng phục! Đáng phục!1

    Còn tôi thì biết cái khóa cao đẳng (không rỏ lắm)nghiệp vụ báo chí hồi 74- 76 gì đó, thì còn tởm. Không một ai bây giò còn làm báo, mà đều hưu non để làm đại gia, hoặc quan chức tuyên huấn cao cấp... Ngoại nhữ thỉ hình như không có.

    Trả lờiXóa