1 tháng 12, 2011

"CỨNG NHƯ BỌC BÌA CÁT TÔNG"...

Mai Tiến Nghị  - Bọn mình vào lính, toàn ở độ tuổi choai choai, đa phần chưa có người yêu. Thằng nào có người yêu, thì cùng lắm cũng chỉ được “thơm” vào má người yêu, một phát là cùng. Vì ngày ấy kiêng khem dữ lắm, chứ chả như bây giờ.

Tuổi choai choai là tuổi chưa thành “người lớn”, nhưng không còn trẻ con, đã thích con gái.

Đối với bọn mình, chưa có người yêu, nên chỉ biết phái nữ qua tưởng tượng. Lão Hưng, Trung đội trưởng đã có vợ, ngồi kể chuyện ngủ với vợ thế nào... sướng lắm!. Đầu tiên là đưa tay sờ ti, nào mềm, nào ấm, nào đầy đầy…

Bọn lính trẻ chúng mình há hốc mồm ngồi nghe. Khoái củ tỷ!...

Nhưng lão Xuân, Đại đội phó bảo: "Thằng Hưng nó bốc phét!. Nghe làm gì?. Nó như thế này thế này cơ… Nó rắn câng cẩng, nó mát rười rượi!…". Tức thật, chả biết đúng - sai, thật - giả thế nào...

Rồi tưởng tượng!.. Mà tưởng tượng hình dung gì, thì cũng qua cái hình cái bóng cụ thể: Đó là các nữ “anh nuôi”.

Đại đội mình có mấy cô "anh nuôi". Cũng không xinh. “Cằm cô Luận, trán cô Binh, tớ đem ghép lại thành hình Lê Nin”, “Đùi Na, má Dánh, mông Đào, nếu đem ghép vào quỷ dữ chạy xa”... Mình đặt ra câu ấy để trêu. Trêu thì trêu vậy nhưng vẫn thinh thích. Bởi vì cả Đại đội, hơn trăm thằng toàn đực rựa, có mỗi 5 cô khác giới…

Hay thử liều một phát?…

Nhưng lại sợ!. Nhỡ nó tát cho thì... nhục!. Vậy là theo đuôi các anh lớn, mạnh mồm kháo chuyện với nhau. Nhưng đến trước bọn "nữ anh nuôi" thì…ngọng cả đám.

Thằng Quốc trong Tiểu đội là thằng hung hãn nhất, chả biết sợ là gì. Quốc bảo: “Để tao!”. Hôm sau, Quốc ta cố ý lùi lại xếp hàng sau cùng khi ăn cơm.

Cũng nói thêm: Ngày ấy, ăn cơm ở sân kho Hợp tác xã, nghe "Keng!. Keng!" tiếng kẻng cơm khua, thì lính cầm bát đũa ra sân kho.

Cả Đại đội tập trung thành sáu hàng dọc, lần lượt 6 người theo hàng ngang tách ra, biên chế thành “mâm”. 3 "chị nuôi" ở trong cái cửa liếp chắn lưng chừng, đưa cho một xoong cơm, một xoong canh, một đĩa 4 ngăn đựng thức ăn.

Lính đứng ở ngoài liếp nhận lấy. Sau đó, cái biên chế “mâm” bê cả ra sân, tìm chỗ trống ngồi xổm ăn cơm, chứ không có nhà ăn như bộ đội bây giờ.

Đang ăn thì thấy thằng Quốc từ chỗ phát cơm canh, vừa chạy vừa vuốt mặt, mồm la oai oái. Canh rau muống rớt đầy tóc, bám lên mặt lên cổ…

Mọi người ngơ ngác. Chẳng hiểu tại sao.

Hỏi mấy “chị nuôi”, thì thấy mấy cô mặt lạnh... như kem quốc doanh, bảo: “Nhỡ tay!”.

Không thấy Quốc ra ăn cơm nữa. Mình chén xong, về đến nhà trọ thì hắn đã tắm xong.

Quốc thì thầm kể với mình: Hắn đợi ở hàng sau cùng, đến lượt hắn ta đến chỗ “chị nuôi” Dánh để nhận canh. Bằng hai tay, Dánh đưa xoong canh cho Quốc. Thay vì đỡ lấy xoong canh từ tay Dánh, hai tay hắn lại đưa ra bóp…vú “chị nuôi”.
Dánh bị bất ngờ, tức đỏ mặt, nhưng không thể bỏ soong canh xuống, vì vướng tay của thằng giời đánh đang…

Dánh lúng túng đến mấy giây. Và việc gì đến phải đến: Cả soong canh trút lên đầu thằng Quốc. Quốc vội bỏ tay khỏi ngực đối thủ và chạy biến.

Mình hỏi: “Thấy thế nào? Thích không?”.

Quốc ta đượt mặt:

- Chả ra cái đếch gì!. Cứng như bọc bìa cat tông. Khô khồ khồ. Mấy lão chỉ nói phét!..

Hi! Hi!...
----------------------------------------------------------------
* Chuyện này, bác Mai Tiến Nghị kể góp với Entry "Phụ tùng xích líp" của mình. Cảm ơn bác Mai Tiến Nghị và câu chuyện Mần tình phải bất thình lình của Cu Vinh (nhà văn Nguyễn Quang Vinh), đã dành thời gian để hưởng ứng cái mẩu ký ức be bé, vẫn in hằn trong đầu mình!. Cảm ơn các Đại ca rất nhiều!..


* Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

3 nhận xét:

  1. Các bác đúng dân nhà binh, phát nào ra phát nấy, hay phết!

    Trả lờiXóa
  2. Mình lính 68 Mậu -thân có quá trình cũng hơi bị lâu lâu trong đó .Đọc bài này các bạn tả sao thật thế hay.....văn hay mà dí dỏm nữa chúc mùng

    Trả lờiXóa
  3. Những năm tháng khó khăn, chị em không có mút để dùng, đành phải dùng bìa cát tông nên có cứng, sau cứng là mềm. Hi Hi .BD

    Trả lờiXóa