Bức hình này được corbis chú thích là chụp năm 1985, ven QL1A, đoạn qua tỉnh Quảng Trị. Nhìn vào bức hình, mình cũng thấy quen quen với phía bên kia đường là đoạn đường sắt dưới chân dải đất cao cao. Thế nhưng mình cũng băn khoăn là người chụp hình liệu có nhầm hay không, bởi đoạn QL1 đi qua Quảng Trị (thậm chí cả QL9 từ Đông Hà lên Khe Sanh), hình như chẳng có phía bên đường nào cao vậy. Đặc biệt, nếu trên địa bàn Quảng Trị, thì cả đống sắt ngời ngời này, bị cưa từ ngay sau chiến tranh, chứ không ở được đấy suốt chục năm. Bởi ai cũng biết, Quảng Trị là "đầu tàu" trong việc kiếm sắt vụn, từ dây thép gai đến vỏ đạn và thậm chí cả bom, cũng bị cưa xoèn xoẹt như gỗ, để lấy thuốc bán cho người phá đá, vỏ sắt gang cho đầu nậu thu mua... Thế nhưng, nhìn cảnh chú voi hờ hững đi qua xe tăng, mình lại chả hiểu thế nào nữa, bởi ở từ Gio Linh trở ra, lấy đâu ra chỗ nuôi voi (lại còn ngà quý giá) như thế này?.. Thế nhưng, dù thế nào chăng nữa, thì có 1 sự thật không thể phủ nhận: Mọi cuộc chiến tranh, dù với mục đích nào chăng nữa thì không những chỉ "hao tiền, tốn của", tận diệt "nhân tài,vật lực", mà còn phải trả giá bằng rất nhiều mạng sống, xương máu và kéo quốc gia tham gia, lùi lại rất nhiều năm so với sự phát triển của lịch sử, nhân loại. Và khi chiến tranh đã kết thúc, những cỗ máy gây ra chết chóc, rút cục cũng trở thành đần hiền, thậm chí còn thành phế phẩm, để cho những người sống sót rủ lòng thương hại, nhìn như thể phế tích. Liệu như vậy, có nên lặp lại những sự mất mát, để lại rơi nước mắt, lại xót thương và đau đớn đến suốt cuộc đời?.. Mình thích góc máy cảu người chụp, đúng thời điểm người quản tượng đội mũ cối (biết đâu, trước cũng khoác áo lính chiến), cưỡi trên lưng voi, lững thững ngang qua, trong chiều mưa phùn cuối năm. Với chú voi, cái động tác thõng vòi đến... chán, giống như hất hàm bảo xác tăng dưới vệ đường: "Tăng ơi, voi bảo tăng này...". Một tấm hình nói lên được biết bao điều, hết thảy đều có ý nghĩa... |
1985, độ phân giải của ảnh không thể cao như thế này đâu!
Trả lờiXóaTheo mình nghĩ thời điểm chụp không phải là cuối năm mà là đang mùa mưa, vì mặt đất sũng nước thế kia mà. Và chút ý riêng: Chiến tranh là cần thiết phải tránh (những thiệt hại do chiến tranh gây ra Hải đã nói rồi và mình cũng đồng ý như vậy), nhưng không phải lúc nào cũng tránh. Vì toàn vẹn lãnh thổ, vì độc lập của quốc gia, chúng ta vẫn cứ phải hy sinh.
Trả lờiXóaĐúng là vào khoảng thời gian đó , không phải chỉ một con nhưng cả một đoàn khỏang trên dưới một chục con đi dọc theo QL 1A từ Tây Nguyên đi ra Bắc .
Trả lờiXóaBác hải chỉ chổ cụ thể cho bà con đến cưa sắt về bán ạ, vừa có tiền mua gạo lại vừa làm sạch mỹ quan quốc lộ.
Trả lờiXóa* Bác Giang hồ núi: Cái bản dịch của gorbis nói vậy bác ợ, cũng chả biết sao nữa. Em chắc cũng là nước mưa lúc ý chụp...
Trả lờiXóa* ND06:32: Cả đàn voi ra Bắc, sự kiện này em chưa nghe nói đến. Nhưng em dự voi này cũng ở loanh quanh khu vực ý thôi, vì đi xa thì trên lưng phải chở nhiều đồ chứ.
* Nguyễn Tây Ninh: Chú không nói thì bây giờ, cả Quảng Trị cũng không còn mảnh sắt vụn nào nằm ngoài đường đâu. He! He!..
Đây là hình ảnh của một chiếc xe tăng của VNCH cũ bị bắn hỏng ở sát sân bay Ái tử, cạnh đường QL1, cách cầu Thạch hãn khoảng 1,5km về phía Bắc.
Trả lờiXóaGần đó ,cách khoảng 30 m ( phía sau chiếc xe )có 1 ngôi nhà nhỏ , chủ nhà đã nhanh tay rào cả chiếc xe tăng vào vườn của mình và rút ruột dần dần,và cho cắt cả nòng pháo bán phế liệu.Cho đến khi còn mỗi cái xác ngoài, bên QĐ mới chuyển di vào Huế trưng bày tại bảo tàng chiến tranh Huế.
Mình sống tại QT khá lâu - từ 1978-1988 nên biết rõ việc này, Bạn Nguyễn Tây Ninh đừng có mơ nữa nhá.
Sân bay Ái tử là sân bay dã chiến, khi chiến tranh xong thì phế liệu chiến tranh vô cùng tận. Nhưng chỉ khoảng 5-7 năm sau nó chỉ còn là bãi đất trống trơn.
Đầu tiên,dân ta nhặt phế liệu nhôm đồng,có khi có cả vàng. Sau đó là sắt phế liệu - nghe nói nòng súng xe tăng được giá lắm bởi làm được trục cán thép .Hết tất rồi thì nạy sân bê tông về làm móng nhà - bê tông dày 20 cm-hết sảy, UBND huyện Triệu hải cho huyện Đoàn Triệu hải khai thác đá bê tông này làm quỹ Đoàn- ngon hết chê. Thời này có : Lê Hữu Thăng - nguyên bí thư Huyện Đoàn nay là Phó CT tỉnh Q. trị , Hoàng Văn Quyết - nối gót Ông Thăng - nay là giám đốc sở 4T Q. trị ---- Cũng kiếm được 1 mớ .
Thời đó,kiếm được miếng cháo gạo là tốt rồi, vì toàn dân còn ăn khoai và sắn.
Đúng là Ku MT Hải - càng ngó,càng hay - cám ơn.
Không biết có phải tại Quảng TRị không, nhưng chắc chắn là QL 1A, phía xa xa có đường sắt & hệ thống thông tin đường sắt.
Trả lờiXóaTKS bác Quang Phong. Bác nói vậy, em mới tin đó là thật là nhớ ngay đến khu vực sân bay Ái Tử, giáp QL1A. Tin "thằng Tây chụp hình" roài bác ợ!. He! He!..
Trả lờiXóaBuồn một nỗi đây không phải là tăng Mỹ mà là một chiếc T54 của bộ đội mình
Trả lờiXóaHinh nhu day la doan ben huyen Trieu Phong hoac Hai lang y vi co 1 doan duong tau sat duong bo ma anh.nguoi chup dung theo huong Bac Nam anh o
Trả lờiXóanăm 85, 86 gì đó, tụi mình đang học cấp ba có rủ nhau đi xem voi trên đường từ cao nguyên ra miền bắc đấy.
Trả lờiXóa* Hai Chau: Bác xem kỹ chưa ợ? Có bác nào đã qua Tăng Thiết giáp thì giải đáp giùm nhà cháu với!
Trả lờiXóa* 15:26: Thì đúng là Quảng Trị mà
* 05:57: Bác kể chuyện xem voi Tây Nguyên ra miền Bắc đi...
Mình xem rất kỹ, nếu Bác không tin thi cứ lôi ảnh T54 ra xem và đối chiếu với 2 loai tăng chủ yếu của Mỹ - Ngụy trên chiến trường Việt Nam là M41 và M48
Trả lờiXóat34 chứ không phải t54
Trả lờiXóaĐây là T54 bác ợ.
Trả lờiXóaNhìn tháp pháo, nòng pháo thì con này là T54 của bộ đội ta.
Trả lờiXóaNhìn tháp pháo tròn, nòng pháo thì chắc chắn đây là T54(T54B). Không phải là T34 đâu(sau trận Khe Sanh, Làng Vây và Lào thì T34 ít được sử dụng do dễ toi), tháp pháo T34 cao và dồn ra phía trước. Càng không phải là M41 và M48, tháp pháo cao và vuông vức hơn.
Trả lờiXóaTheo em thì không phải đoạn đường sát sân bay Ái Tử đâu vì đường sắt không thể sát ngay cạnh quốc lộ như thế. Em nghĩ có thể đoạn bắt đầu từ thị xã Quảng Trị vào Hải Lăng. Đây chính là xe tăng T54 bác Hải ạ.
Trả lờiXóaHồi nhỏ em sống sát đường QL 9 đoạn cầu Tân Lâm, cây số 18 ấy. Những năm em học cấp 1, 2 từ 1981-1986, hai bên đường từ nhà em đi ngược lên điểm cao 241 (trại Carol), vẫn còn xác xe tăng, chủ yếu là M41 hay M48 gì đó. Bọn thanh niên trong xóm em ngoài giờ học thường đi đào tìm phế liệu, hôm nào đào được lốp xe hoặc la-răng coi như trúng lớn.
Ối Giời! Có các bác, nhà cháu mới biết xe tăng ấy là của quân ta đấy.
Trả lờiXóa* mr.Hien: Không comment vào Blog của bác được vì hạn chế trong thành viên nhóm.
t54 quân mình mà, chưa tan tành hi vọng là chỉ ăn đạn vào phần xích, mong 5 anh em trên đấy không sao
Trả lờiXóa