Tấm hình này, hình như lại do phóng viên nước ngoài chộp được (vì đang lưu trữ trên trang Corbis) với chú thích "Công nhân Nguyễn Thị Liên, đọc báo Nhân dân cho các đồng nghiệp khác đang trong ca làm việc tại Nhà máy Dệt kim Hà Nội, vào ngày 13/2/1968". Nhìn tấm hình này, mình cảm động quá cơ: Ngày xưa, chắc Báo Nhân dân hay lắm, nên công nhân ta mới vừa làm việc, vừa có tai để nghe (bây giờ mà làm việc công xưởng mà mất tập trung kiểu này, đốc công Trung Quốc nó đổ keo 502 vào tay là còn nhẹ). Ngày xưa, Báo Nhân dân chắc cuốn hút lắm, nên cô "phát thanh viên không chuyên" Nguyễn Thị Liên mới chăm chú đọc và cuốn cả giấy làm loa, để truyền đạt đến người ở xa, không nghe rõ như vậy (bây giờ á! Vào CA Hoàn Kiếm, mượn cái loa pin Tàu của bác Phương Bích, có mà nghe rõ mồn một)... Thế nhưng nhìn kỹ mới thấy: Báo Nhân dân ngày xưa hay, có lẽ chỉ nguyên bản đen trắng và ngắn gọn 4 trang. Báo này bây giờ chả ai đọc, có lẽ vì in 4 màu và dày hơn gấp mấy trang (À mà bây giờ Báo Nhân dân hàng ngày, có mấy trang đấy nhỉ? Ai biết, chỉ mình biết với). Tấm hình này, Báo Nhân dân mà không đưa vào Phòng Truyền thống, thì nghe chừng hơi bị phí. He! He!.. |
Báo lề phải nói chung bây giờ ra chợ đến các quầy thuốc bắc là có nguyên tập,nguyên xêri muốn mua bao nhiêu cũng có
Trả lờiXóaĐây là một cách nhân bản. trong điều kiện cung không đủ cầu
Trả lờiXóabáo nhăn răng đúng là khác bây giờ . Bác có rảnh sưu tầm mấy bài đăng trên nhăn răng ngày xưa đăng lên, lại coi chừng bị xem là "không nắm vững đường lối".
Trả lờiXóaBắc Hàn vẫn còn chuyện đọc báo đảng cho công nhân trong giờ làm việc. Lên youtube đánh vào chữ North Korea mà xem, nhớ ngày xưa vô tả!
Trích từ anh MTH: "Ngày xưa, Báo Nhân dân chắc cuốn hút lắm, nên cô "phát thanh viên không chuyên" Nguyễn Thị Liên mới chăm chú đọc và cuốn cả giấy làm loa, để truyền đạt đến người ở xa, không nghe rõ như vậy..." (dừng)
Trả lờiXóaEm xin thưa anh Hải, thưa quý bác rằng:
Ngày trước còn nghèo, loa điện hoặc pin là một "xa xỉ phẩm" nên người ta tự "phát minh cải tiến" bằng đủ mọi cách anh Hải ạ. Nhìn vào tấm hình thì em đoan chắc chị Liên đang cầm một cái loa thiếc. Chỉ tiếc là người "sản xuất" cái loa thiếc này thuộc hạng thợ rất vụng cho nên chiếc loa méo mó, đồng thời cái vành loa còn "bavure" rất thô. Phần loa và "cái ống nói" được hàn nối với nhau bằng chì hoặc đồng (khả năng nối chì nhiều hơn). Em là dân trong nghề cơ khí nên chỉ thoáng nhìn là biết ngay.
Việc đọc báo không bởi vì nó hay, bổ ích mà lý do "thi đua", "quy định bắt buộc". Em nhớ lại năm học lớp 10 (hệ 12) năm 1978, mỗi sáng thứ hai hàng tuần thì thầy, cô chọn một học sinh có giọng tốt để đọc báo "Nhăn răng" cho cả lớp "học tập". Thường thì các tin tỉnh này đạt thành tích, vượt chỉ tiêu. Huyện nọ, xã kia tăng năng xuất. Công nhân nọ đạt danh hiệu "chiến sĩ thi đua". Em học sinh trường X trở thành "chiến sĩ nhặt giấy vụn" v.v... rất khôi hài, ấu trĩ mà ngày nay nhiều người không tin có một thời như thế !!!
Em nào mà "được" thầy, cô chỉ định đọc thì... méo mặt (nhưng vẫn phải vui vẻ nhận, thậm chí làm ra vẻ là hãnh diện nếu không muốn bị đem ra phê bình trong giờ sinh hoạt vào cuối tuần hichic...). Đọc xong thì mờ cả mắt, khản cả giọng và nhất là mệt vì thời đó đói lắm. Đọc cả bốn trang báo thì hết cả "năng lượng khoai mì, khoai lang" nên chỉ muốn xỉu thôi.
Em còn nhiều kỷ niệm "thời ấy" lắm. Nhất là cái năm em học lớp 11. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 bỗng dưng "răng" trở chứng cắn "môi" bật máu thì thông tri từ các cấp đưa xuống phải "quán triệt đường lối của đảng" là toàn dân chuẩn bị sẳn sàng. Khắp nơi đẻo gỗ làm chầy, lấy chầy làm... lựu đạn để "học quân sự"v.v... Nhiều chuyện kinh lắm quý bác ạ.
Hồi đó có một bài thơ của một cô bé viết ra mà chỉ thị trên đưa xuống bắt mọi học sinh phải học thuộc lòng. Nhân đây em xin đố các bác tên cô bé đó (giờ cũng thành phụ nữ sồn sồn rồi)là gì, và bài thơ có tên chi ???
Bác Hải và mọi người thích nghe chuyện em kể về thời ấy thì cứ ới lên, em sẳn sàng... nhớ lại kỷ niệm buồn.
-Em phương xa _ (KVC)
Ngày xưa nhớ quá ngày xưa
Trả lờiXóaNgày nay làm vậy xin thưa coi chừng
Đốc công tàu khựa phừng phừng
Đổ keo dán sắt ....Mồm bưng lấy mồm
Bạn "Nặc danh" nhớ nhầm thì phải, năm 1979 chưa có hệ 12 năm, mới chỉ có 10 năm thôi. tháng 2/1979 khi đài thông báo chiến tranh Biên giới, cả trường tôi đã cùng ký tên vào đơn tình nguyện ra chiến trường. Theo như tôi biết thì các trường ở Hà nội không có tiết mục đọc báo Nhân dân.
Trả lờiXóaTối nay mình sẽ hưởng ứng MTH một bài về đọc báo... Bây giờ đang viết...
Trả lờiXóa* ND03:16: Bác kể đi, viết hẳn thành bài cho oách và gửi email nhà cháu nhá! Nhà cháu đăng luôn.
Trả lờiXóa* Em đợi bài của bác Cua đây rồi.
* bác Trung Việt làm thơ hay quá
* Cô Xà bông xà phòng cứ chọc anh. Miu nhà anh vẫn bé tý, 10 tuổi mà!..
Tôi không nhớ là bài thơ tên gì, nhưng chỉ nhớ là bài thơ của một cô bé người Nga tên là Lê-na Bê-li-cờ-va, viết phản đối Tàu khựa xâm lược VN năm 79.
Trả lờiXóaCô phát thanh viên nhân dân xinh đáo để.Thời đó bọn mình ở Vinh lúc nào cũng sôi sùng sục như Tàu sắp vô tới Cửa Lò vậy
Trả lờiXóaBác Vinh sai rùi, ở miền Nam chưa bao giờ có hệ phổ thông 10 năm nhá. Chỉ có hệ bổ túc 10 năm dành cho các đại ca miền bắc vào Nam nhưng không học phổ thông, hệ 12 năm dành cho mấy thằng dân Miền Nam, và cũng có 1 hệ mà không biết gọi là hệ gì , đó là hệ bổ túc 2 năm 3 lớp dành cho con em cán bộ, chiến sĩ v.v.v.v. Hệ bổ túc 2 năm 3 lớp này cho ra lò toàn là nhân tài và học sinh hệ này không đóng tiền học phí, xây dựng , nói chung là miễn phí mọi khoản phí nhưng lại có lương. Học sinh trường này 100% tốt nghiệp và sau đó toàn là quan chức hẳn hoi nhá
Trả lờiXóaAnh Quang Vinh ạ, nhà em sống ở miền Nam (Nha Trang). Các bạn học hồi ấy từ Bắc vào trúng phải hệ 12 nên cũng chới với lắm. Thêm nữa, các bạn ý học tiếng Nga mà trong Nam thì học sinh ngữ Anh, Pháp. Cuối cùng thì ty giáo dục Phú Khánh (Khánh Hoà -Phú Yên) chỉ thị "linh động" : giờ ngoại ngữ là giờ "nhiệm ý", ai muốn học hay không thì tùy hichic...
Trả lờiXóatrên 30 năm rồi mà nhà em không quên đâu, không nhờ nhầm đâu anh Quang Vinh ơi
Gửi bạn "Nặc danh 11:16 ngày 02/12/2011"
Bài thơ mà Bộ GD bắt mọi học sinh các cấp, kể cả thầy cô học thuộc lòng có tên là "Họ cũng là người mà sao ác thế " của một cô bé học lớp 6 (tỉnh nào ???) viết (dài thoòng và ngô nghê lắm) đại ý lên án bọn bành trướng tàu khựa. Tên của cô bé thì nhà em không nhớ chính xác nhưng có thể là Trần Nguyễn Khánh Chi.
Nhà bác nào nhớ thì đính chính hộ em, thành thật cám ơn.
- Em phương xa _ (KVC)
Đúng rồi, anh nặc danh nói rất đúng , em còn nhớ có bài hát về bài thơ này nữa......
Trả lờiXóaMình cũng có một cái ảnh có hình báo Nhân Dân do phóng viên Nhật Bản chụp ở Quảng Bình đầu năm 1973, muốn gửi vào còm này nhưng trình kém nên phải gửi lên FB. Giới thiệu anh Hải tấm ảnh ấy theo đường dẫn này :
Trả lờiXóahttp://www.facebook.com/Trovevungdatlua#!/media/set/?set=a.2694376129290.2142015.1553167461&type=1
Ngày trước đọc báo Nhân dân như vậy cũng như bây giờ bắt các cụ phải mua báo. Mấy chục năm nữa nhìn lại, lại khen báo Nhân dân ngày trước hay
Trả lờiXóaQuê em cũng có ttờ báo y chang! là báo Hải Phòng, sờ lô gân của nó là Tiếng nói của đảng bộ và nhân dân Hải Phòng, hiii nhưng chẳng ma nào xem và mua, chỉ có các cơ quan phải mua ép thôi. Ngôn từ thì nhiều hôm buồn cười lắm ,tin thì cũ rích .không tin các Bác cứ mua thử mà xem( em và thằng em đồng nghiệp thì toàn lấy về toàn mới tinh cho mẹ nó gói hàng, và nhà em rán chả nem thì đựng cho ráo mỡ-rất tốt
Trả lờiXóaMấy năm cấp 3 (ngoài Bắc là hệ 10 năm-thực ra thêm lớp vỡ lòng nữa thì gọi 11 năm có lẽ chính xác hơn) trường quê tôi không có lệ tập trung đọc báo,nhưng tập quân sự (đội ngũ,bắn súng,ném lựu đạn...) thì từ lớp 9, đầu mỗi năm học 1 tuần.
Trả lờiXóaCó lẽ nhờ thế năm 78 đi CAVT bắn CKC bài 1 tôi chơi luôn 29 điểm,nhất đại đội huấn luyện tân binh (khoe 1 tí)...