Khẩu đội pháo phòng không này, đang làm nhiệm vụ trực chiến, bảo vệ Thành phố Cảng quê mình, vào những ngày đạn bom ác liệt 1972. Nhìn bức hình do một phóng viên nước ngoài ghi lại, trong những ngày khói lửa, thấy rưng rưng nước mắt, nhớ lại quê hương - những người thân mình một thời máu lửa, gian khổ. Đưa hình này lên, để lưu lại và nhớ mãi, không bao giờ quên được lịch sử kiêu hùng trên mảnh đất Hải Phòng... |
Chắc đây là khẩu đội pháo thuộc c174 - Đoàn Thành Tô - Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng
Trả lờiXóaNgày đó MTH đang là một cậu bé sơ sinh được mẹ bế chạy xuống hầm tránh bom. Và do sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém, lại phải nằm dưới hầm đất lạnh như vậy nên bây giờ mới có hình hài như mọi người vẫn đang nhìn thấy.
Trả lờiXóaHồi đó cu Hải mới sinh, mới đi mấy bước, suốt ngày đòi bố ơi cho con cái catút ( võ đạn pháo)
Trả lờiXóaNhưng Cu Hải đã có được những bức ảnh cảm động
Những chiến sĩ của chúng ta kia, ai còn, ai mất
Đây là khung cảnh quen thuộc của các chiến sỹ pháo phòng không QĐNDVN cho đến tận ngày nay.
Trả lờiXóaMột khẩu pháo không lấy gì làm tối tân nhưng có hàng chục pháo thủ xung quanh. Các chiến sĩ đầu ngẩng cao, hiên ngang giữa đất trời. Hình ảnh đẹp, nhưng nói dại, chẳng may trúng bom hay tên lửa của địch thì đau thương lớn lắm.
Các loại pháo phòng không hiện đại bây giờ chủ yếu dùng khí tài, người điều khiển được giảm tối đa, và thường được bảo vệ chu đáo.
Mong rằng chúng ta sớm có những loại vũ khí như thế để bớt đi phần mạo hiểm cho người lính.
Oai hùng quá !
Trả lờiXóaNói với Hải nhé!Tấm hình này có phần chưa thật với tinh thần trực chiến,có những sai sót như sau:
Trả lờiXóaĐây là khẩu cao xạ 57li lúc trực chiến chỉ có 5 người thôi mà ở đây có tới 10 người.Trong chiến trận ngày đó quân số luôn luôn thiếu nên nhiều khi chỉ có 4 nữa mà thôi.Lúc đầy đủ nhất cho phép tối đa được tới 6 người vì vị trí pháo thủ số 5(tiếp đạn)thường rất mệt,có thể hoán đổi,nhưng không được ra nơi mâm pháo đâu.Đã từng là lính chiến phòng không chiến trường Khu 4 mình thấy bức ảnh thanh bình quá.Cánh đồng lúa trải mượt,công sự cỏ xanh rì,nền công sự được lát gạch sạch sẽ,pháo thủ áo quần mới sạch sẽ tinh tươm,không một vết rách,ống tay áo xắn gọn gàng(không cho phép xắn ống tay đâu trừ trường hợp bất khả kháng)
Các loại phaó PK từ 57 li trỏ lên 75,85,(90của mỹ),100ly đều có bộ phận đánh bằng khí tài,sau vài loạt đầu khá chính xác thì đều cắt vì lúc đó đội hình bay của đối phương thay đổi,khí tài không hiệu quả với lại ra đa điều khiển là miếng mồi ngon cho loại tên lửa dò và theo"Rắn đuôi kêu" của đối phương,trăm phát trăm trúng.Ở khu 4 vào khoảng năm 1977-1978 khí tài hầu như không còn sứ dụng vì lực lượng ta không còn theo mô hình đai đội tập trung mà theo ĐĐ phân tán nhỏ mỗi nơi vài ba khẩu ba,bốn nơi thành một cum đai đội.Vả lại do quân số thiếu hụt do hy sinh,bị thương mà khí tài thì cần phải có nhiều người hơn,máy nổ,ra đa,đường dẫn tín hiệu điều khiển nên bỏ luôn.Mặc dầu đánh bằng tay(không khí tài)nhưng lính ta bằng kinh nghiệm thực tế và vơi trí thông minh nên vẫn đánh rất hiệu quả.Thậm chí thời gian bảo vệ thành phố Vinh ban đêm bọn mình còn bắn theo tiếng dộng sau hai loạt ngắn vấn đánh trúng mục tiêu và dân quân đã bắt sống phi công bên dòng Lam đấy.
Vài dòng hoài niệm về một thời gian khổ hy sinh ác liệt và đầy hào hùng gửi vào trang của Hải,mong Hải thông cảm nhé
* Nguyễn Quang Vinh: Hồi chụp hình này, hình như nhà cháu... chưa sinh, nhưng cũng khoái cát tút lắm. Chả thế mà hồi nhỏ, gần nhà có 1 Trường bắn của Quân khu 3, suốt ngày nhà cháu ra đó xem bắn, nhặt cát tút và dĩ nhiên, lần nào về cũng được... ăn lươn.
Trả lờiXóa8 ND08:25: Rất đồng ý với phân tích của bác và đó là thực tế chiến đấu. Riêng nhà cháu, chú ý đến chi tiết cả kíp pháo thủ đeo phù hiệu đỏ chót, nghiêm chỉnh như đi duyệt binh. Hồi ấy, khó mà kiếm được phù hiệu như vậy, nhất là trong điều kiện chiến tranh...
08:25 xin đính chính một tí:đó là khoảng năm 1967-1968 vì bồi hồi,xúc động về những kí ức tuổi thanh xuân,có lúc rưng rưng nên gõ sai,mong Hải bỏ sửa dùm nhé.Tâm trạng lúc này vẫn còn như muốn nấc lên vì những hôm sau trận đánh bộ phận anh nuôi và các mẹ Hội PN gánh cơm ra trận địa,bát đĩa thừa mà quân số thiếu do đã thương vong,nghẹn ngào không nuốt được nhưng quyết không sợ.Cái giá để giành và giữ đất nước của Tổ tiên thật lớn lao không có gì sánh được.Rất yêu và quý Hải,lớp con cháu giờ đây mà vẫn nhớ tới một thời đã qua của thế hệ trước.Thân yêu
Trả lờiXóa